Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA 05 GIỐNG ĐẬU PHỘNG TRỒNG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2010 TRÊN ĐẤT XÁM HUYỆN GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.44 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
-------# "-------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG
SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA 05 GIỐNG ĐẬU PHỘNG
TRỒNG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2010 TRÊN ĐẤT XÁM
HUYỆN GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN TRẦN QUANG VŨ
Ngành
: Nông Học
Khóa
: 2006 – 2010

Tháng 08/ 2010


SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG
SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA 05 GIỐNG ĐẬU PHỘNG
TRỒNG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2010 TRÊN ĐẤT XÁM
HUYỆN GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH

Tác giả

NGUYỄN TRẦN QUANG VŨ


(Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Nông Học)

Giáo viên hướng dẫn:
KS. PHAN GIA TÂN

Tháng 08 năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
đến:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh. Ban Chủ nhiệm
khoa Nông Học, cùng tất cả Thầy Cô đã tận tình giảng dạy, giúp tôi có được kiến thức
trong suốt quãng đường học Đại học.
Thầy Phan Gia Tân, giảng viên chính Bộ môn Cây công nghiệp – Khoa Nông
Học Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bản khóa luận này.
Anh Tốt và chị Phượng ở xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh đã cho
tôi mượn đất và hết lòng giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập.
Con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba – Mẹ, người đã sinh thành, nuôi
dưỡng và giáo dục con nên người.
Cảm ơn tất cả các bạn cùng lớp đã luôn bên tôi trong suốt quá trính học tập,
động viên và chia sẻ khó khăn trong thời gian thực tập.

TP.Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2010
Nguyễn Trần Quang Vũ

iii



TÓM TẮT
NGUYỄN TRẦN QUANG VŨ, Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, tháng
8/2010. Đề tài “So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất

lượng của 05 giống đậu phộng trồng vụ Xuân hè năm 2010 trên đất xám
huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh”.
Giáo viên hướng dẫn: KS. Phan Gia Tân
Đề tài được thực hiện từ ngày 21/02/2010 đến ngày 26/05/2010, tại xã Hiệp
Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố
(Randomized Complete Block Design) gồm 05 nghiệm thức tương ứng 05 giống đậu
phộng và 3 lần lặp lại. Diện tích ô cơ sở 5 m x 4 m = 20 m2. Tổng diện tích các ô thí
nghiệm là 300 m2. Tổng diện tích khu thí nghiệm (kể cả các dãy bảo vệ) là 660 m2.
Trên nền phân gồm: vôi bột (CaO) 1tấn/ha, phân chuồng 5 tấn/ha. Phân hóa học được
bón theo công thức 30 kg N – 90 kg P2O5 – 90 kg K2O tính trên ha. Khoảng cách gieo
25 cm x 15 cm x 2 hạt/hốc (mật độ 533.333 cây/ha).
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
¾ 05 giống đậu đều có khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Trong đó, đáng chú ý
03 giống VD2, VD99-19 và L23 so với giống đối chứng.
¾ Giống L23 tương đối ít bị sâu bệnh, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất
trong 05 giống đậu thí nghiệm.
¾ Giống có hàm lượng lipid cao nhất là VD2, có hàm lượng protein cao nhất là
MD7 nhưng giống có phẩm chất tốt nhất là L23 so với giống đối chứng.
Tóm lại, L23 là giống đậu tốt nhất qua so sánh tuyển chọn trong 05 giống đậu
thí nghiệm, kế đến là giống VD2.

iv


MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ iii
TÓM TẮT....................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ..................................................................... ix
Chương 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
1.2 Mục đích của đề tài ................................................................................................. 2
1.3 Yêu cầu của đề tài ................................................................................................... 2
1.4 Giới hạn của đề tài .................................................................................................. 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
2.1 Giới thiệu về cây đậu phộng ................................................................................... 3
2.2 Tình hình sản xuất đậu phộng trên thế giới và Việt Nam....................................... 6
2.3Tình hình nghiên cứu về giống đậu phộng trong và ngoài nước ........................... 10
2.4 Một số giống đậu phộng được trồng phổ biến ở Việt Nam .................................. 11
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ................................ 12
3.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm ......................................................................... 12
3.1.1 Địa điểm thí nghiệm........................................................................................ 12
3.1.2 Thời gian thí nghiệm ....................................................................................... 12
3.2 Đặc điểm khu vực thí nghiệm ............................................................................... 12
3.2.1 Đặc điểm đất nơi thí nghiệm ........................................................................... 12
3.2.2 Đặc điểm khí hậu thời tiết ............................................................................... 12
3.3 Vật liệu thí nghiệm ............................................................................................... 13
3.3.1 Giới thiệu các giống đậu thí nghiệm ............................................................... 13
3.3.2 Phân bón.......................................................................................................... 13
3.3.3 Thuốc bảo vệ thực vật ..................................................................................... 14
3.4 Phương pháp thí nghiệm ....................................................................................... 14
3.4.1 Kiểu bố trí thí nghiệm ..................................................................................... 14
v



3.4.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................................... 16
3.5 Phương pháp lấy mẫu và các chỉ tiêu theo dõi ..................................................... 17
3.5.1 Cách lấy mẫu................................................................................................... 17
3.5.2 Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................................... 17
3.5.3 Xử lý số liệu và phân tích thống kê ................................................................ 19
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................. 20
4.1 Tỷ lệ nảy mầm của 05 giống đậu phộng thí nghiệm ............................................ 20
4.2 Thời gian sinh trưởng và phát triển ...................................................................... 21
4.3 Kết quả so sánh về khả năng sinh trưởng và phát triển ........................................ 22
4.3.1 Chiều cao cây và tốc độ vươn cao .................................................................. 22
4.3.2 Khả năng phân cành và tỷ lệ cành hữu hiệu ................................................... 24
4.3.3 Động thái và tốc độ ra lá ................................................................................. 25
4.3.4 Khả năng ra hoa .............................................................................................. 26
4.3.5 Tổng số nốt sần và nốt sần hữu hiệu ............................................................... 27
4.4. Tình hình sâu bệnh gây hại chính ........................................................................ 28
4.5 Mức độ đổ ngã của 05 giống đậu thí nghiệm ....................................................... 29
4.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ....................................................... 29
4.6.1 Số trái chắc, trái non và trái lép ...................................................................... 29
4.6.2 Trọng lượng 100 trái, 100 hạt và tỷ lệ hạt/trái ................................................ 30
4.6.3 Số hạt/trái của 05 giống đậu thí nghiệm ......................................................... 31
4.6.4 Năng suất của 05 giống đậu thí nghiệm .......................................................... 32
4.7 Phẩm chất hạt của 05 giống đậu thí nghiệm ......................................................... 33
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 36
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 36
5.2 Đề nghị .................................................................................................................. 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSB

: Chỉ số bệnh

CV

: Hệ số biến thiên (Coefficient of variation)

Đ/c

: Đối chứng

ĐVT

: Đơn vị tính

FAO

: Tổ chức Nông – Lương Liên hiệp quốc

ICRISAT

: Viện Nghiên cứu cây trồng quốc tế cho vùng bán khô hạn
(International Crops Research Institute for the Semi-Arid
Tropics)


NSG

: Ngày sau gieo

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

P

: Trọng lượng

Prob

: Giá trị xác xuất

TLB

: Tỷ lệ bệnh

TN

: Thí nghiệm

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích đậu phộng của một số nước trên thế giới các năm 2005 – 2008 .... 7
Bảng 2.2: Sản lượng đậu phộng của một số nước trên thế giới các năm 2005 – 2008 .. 7
Bảng 2.3: Diện tích đậu phộng của các vùng ở Việt Nam.............................................. 8
Bảng 2.4: Sản lượng đậu phộng của các vùng ở Việt Nam ............................................ 8
Bảng 2.5: Diện tích đậu phộng ở một số tỉnh trồng nhiều nhất ...................................... 9
Bảng 2.6: Năng suất đậu phộng ở một số tỉnh trồng nhiều nhất .................................... 9
Bảng 2.7: Sản lượng đậu phộng ở một số tỉnh trồng nhiều nhất .................................. 10
Bảng 3.1: Kết quả phân tích đất nơi thí nghiệm ........................................................... 12
Bảng 3.2: Kết quả một số yếu tố khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm ............. 13
Bảng 3.3: Lịch canh tác áp dụng trong thí nghiệm ....................................................... 15
Bảng 4.1: Kết quả so sánh tỷ lệ nảy mầm của 05 giống đậu thí nghiệm ...................... 20
Bảng 4.2: So sánh thời gian sinh trưởng và phát triển của 05 giống đậu thí nghiệm ... 21
Bảng 4.3: So sánh động thái tăng trưởng chiều cao cây của 05 giống đậu thí nghiệm 22
Bảng 4.4: So sánh tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở 05 giống đậu thí nghiệm......... 23
Bảng 4.5: So sánh về tổng số cành và cành hữu hiệu trên cây của 05 giống đậu thí
nghiệm ........................................................................................................................... 24
Bảng 4.6: So sánh về biến thiên lá xanh/cây của 05 giống đậu thí nghiệm ................. 25
Bảng 4.7: So sánh về biến thiên tốc độ ra lá của 05 giống đậu thí nghiệm .................. 26
Bảng 4.8: So sánh khả năng ra hoa của 05 giống đậu thí nghiệm ................................ 26
Bảng 4.9: So sánh về tổng số nốt sần và nốt sần hữu hiệu trên cây của 05 giống đậu thí
nghiệm ở 30 và 60 ngày sau gieo .................................................................................. 27
Bảng 4.10: So sánh về mật độ của một số sâu hại chính ở 05 giống đậu thí nghiệm... 28
Bảng 4.11: So sánh về khả năng cho trái của 05 giống đậu thí nghiệm ....................... 29
Bảng 4.12: So sánh về trọng lượng 100 trái, 100 hạt, tỷ lệ hạt/trái của 05 giống đậu thí
nghiệm ........................................................................................................................... 30
Bảng 4.13: So sánh khả năng cho trái của 05 giống đậu thí nghiệm ............................ 31
Bảng 4.14: So sánh năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của 05 giống đậu thí
nghiệm ........................................................................................................................... 32

Bảng 4.15: So sánh phẩm chất hạt của 05 giống đậu thí nghiệm ................................. 33
Bảng 4.16: Sơ bộ tính toán chi phí đầu tư cho 1 ha đậu phộng thí nghiệm.................. 34
Bảng 4.17 : So sánh tổng chi phí đầu tư trên 1 ha của 05 giống đậu thí nghiệm ......... 35
Bảng 4.18: Sơ bộ hạch toán hiệu quả đầu tư trên 1 ha của 05 giống đậu thí nghiệm .. 35
viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 3.1: Toàn cảnh khu thí nghiệm ........................................................................... 16
Hình P1: Nốt sần trên rễ ở giống đậu VD2 ................................................................. 38
Hình P2: Rầy mềm phá hại trên lá đậu phộng............................................................. 38
Hình P3: Ấu trùng của bọ rùa (thiên địch của rầy mềm) ............................................ 39
Hình P4: Bệnh đốm nâu trên lá đậu phộng ................................................................. 39
Hình P5: Trái và hạt của giống đậu VD2 và giống đối chứng .................................... 40
Hình P6: Trái và hạt của giống đậu VD99-19 và giống đối chứng ............................. 40
Hình P7: Trái và hạt của giống đậu L23 và giống đối chứng ..................................... 41
Hình P8: Trái và hạt của giống đậu MD7 và giống đối chứng ................................... 41
Biểu đồ 1: So sánh động thái tăng trưởng chiều cao cây của 05 giống đậu thí nghiệm
...................................................................................................................................... 42
Biểu đồ 2: So sánh về biến thiên lá xanh/cây của 05 giống đậu thí nghiệm ............... 42
Biểu đồ 3: Tổng số nốt sần và nốt sần hữu hiệu của 05 giống đậu thí nghiệm ........... 43
Biểu đồ 4: So sánh năng suất thực tế của 05 giống đậu thí nghiệm ............................ 43

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây đậu phộng (Arachis hypogaea L.) – còn gọi là “cây lạc”, là một trong

những cây công nghiệp ngắn ngày có hiệu quả kinh tế cao. Cây đậu có ý nghĩa lớn
trong hệ thống canh tác, xen canh, luân canh tăng vụ góp phần cải tạo, sử dụng hiệu
quả và bền vững nguồn tài nguyên đất.
Đậu phộng là cây lấy dầu béo quan trọng, được sử dụng như một loại thực
phẩm giàu dinh dưỡng. Hạt đậu phộng có thành phần dinh dưỡng cao. Vì vậy đậu
phộng được dùng để chế biến nhiều món ăn phục vụ đời sống con người.
Bên cạnh vai trò là thực phẩm thiết yếu của con người, đậu phộng cũng rất có ý
nghĩa đối với ngành chăn nuôi. Bánh dầu là nguyên liệu cần thiết trong công nghiệp
chế biến thức ăn gia súc.
Ngoài ra, đậu phộng còn có khả năng cải tạo và tăng độ phì nhiêu cho đất rất tốt
do bộ rễ có khả năng cộng sinh với vi khuẩn nốt sần cố định đạm Rhizobium vigna.
Cùng với cây mía và sắn, cây đậu phộng là một trong những cây công nghiệp
thế mạnh của tỉnh Tây Ninh ở vùng Đông Nam Bộ.
Đậu phộng cũng như các cây trồng khác, giống là một yếu tố quyết định trong
việc tăng năng suất và sản lượng đậu phộng. Hiện nay, việc phát triển diện tích tự phát,
thiếu chiến lược trong chọn tạo giống và qui hoạch vùng trồng đậu phộng hợp lý, cùng
với việc nông dân sử dụng giống cũ, lẫn tạp nên năng suất đậu phộng chưa cao và
thiếu ổn định, chất lượng và độ đồng đều chưa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Chính vì vậy,
việc chọn ra những giống đậu phộng có năng suất cao, phẩm chất tốt để đưa vào thâm
canh ở địa phương luôn được quan tâm. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành
thực hiện đề tài “So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất
lượng của 05 giống đậu phộng trồng vụ Xuân hè năm 2010 trên đất xám huyện
Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh”.

1


1.2 Mục đích của đề tài
Qua so sánh đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng
của 05 giống đậu phộng thí nghiệm sẽ chọn ra được giống đậu tốt, có thể đưa vào sản

xuất thâm canh mang lại hiệu quả kinh tế cao trong việc trồng đậu phộng ở huyện Gò
Dầu, tỉnh Tây Ninh nói riêng và các tỉnh vùng miền Đông Nam Bộ nói chung.
1.3 Yêu cầu của đề tài
Trong thời gian thí nghiệm 03 tháng từ ngày 21/02 đến 26/05/2010 cần đạt các
yêu cầu sau:
¾ Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng và khả
năng chống chịu sâu bệnh của 05 giống đậu tham gia thí nghiệm.
¾ So sánh đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và phẩm chất của
05 giống đậu tham gia thí nghiệm.
¾ Qua phân tích thống kê và sơ bộ so sánh đánh giá hiệu quả kinh tế trồng 05
giống đậu phộng thí nghiệm sẽ rút ra kết luận về giống đậu tốt có triển vọng có thể đưa
vào sản xuất ở địa phương.
1.4 Giới hạn của đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn chỉ có 03 tháng trên nền đất xám bạc màu và
chỉ trồng trong một vụ Xuân hè năm 2010 nên kết quả của thí nghiệm chỉ có ý nghĩa
bước đầu. Đề tài cần được tiếp tục thực hiện trên nhiều giống ở nhiều vùng với các
thời vụ khác nhau nhằm rút ra kết luận chính xác và đầy đủ hơn.
Ngoài ra, do phần kinh phí còn hạn chế nên không phân tích được mẫu đất sau
khi thí nghiệm. Đồng thời còn nhiều chỉ tiêu chưa được theo dõi như: chỉ số diện tích
lá, số lượng rễ cùng với độ ăn sâu và ăn lan của rễ của các giống đậu phộng thí nghiệm
cũng làm hạn chế kết luận của thí nghiệm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây đậu phộng
2.1.1 Phân loại cây đậu phộng
Vị trí phân loại:

Ngành: Spermatophytae (Thực vật có hoa)
Lớp: Dycotyledonae (Song tử diệp)
Lớp phụ: Rosidae
Bộ đậu: Fabalese
Họ đậu: Fabaceae
Họ phụ: Papilionaceae (Cánh bướm)
Giống: Arachis
Loài: Arachis hypogaea L.
2.1.2 Nguồn gốc và phân bố
¾ Nguồn gốc
Cây đậu phộng (Arachis hypogaea L.) có nguồn gốc ở phía Nam Bolivia, Tây
Bắc Argentina, Nam Mỹ. Năm 1977, E.G.Squier đã tìm thấy những chiếc lọ đựng đầy
đậu phộng trong các ngôi mộ cổ Ancon gần thủ đô Lima của Pêru ở dọc bờ biển phía
Tây của Nam Mỹ. Niên đại của những ngôi mộ này có từ 1500 – 1200 năm trước
Công Nguyên.
Theo các nhà sử học, người Inca – thổ dân Nam Mỹ đã trồng cây đậu phộng
dọc theo duyên hải Pêru với tên “ynchis”.
Theo Garcilaso de la Vega (1609), người Tây Ban Nha gọi những cây đậu
phộng trồng ở Peru là “mani”. Nhưng theo ghi chép đầu tiên của thuyền trưởng
Gorzalo Fernandez, ông chính là người đầu tiên phổ biến tên “mani” của cây đậu
phộng.

3


¾ Phân bố
Từ vùng nguyên sản của cây đậu phộng ở Nam Mỹ, qua nhiều con đường khác
nhau cây đậu phộng được đưa đi trồng khắp thế giới và nhanh chóng thích ứng với
những vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Đặc biệt cây đậu phộng được trồng phổ biến ở
các nước Châu Phi và vùng nhiệt đới Châu Á.

2.1.3 Đặc điểm thực vật học
™ Rễ
Rễ cây đậu phộng là rễ cọc, gồm một rễ chính ăn sâu và hệ rễ bên rất phát triển,
rễ tập trung ở tầng đất mặt sâu khoảng 30 cm.
Trên rễ cây đậu phộng có nhiều nốt sần, đây là một kiểu cộng sinh giữa cây đậu
phộng và vi khuẩn nốt sần cố định đạm nòi Rhizoboum vigna. Nốt sần xuất hiện khi
cây đậu được 4 – 5 lá.
™ Thân và cành
Cây đậu phộng có dạng thân thảo, màu xanh hoặc tím. Ở giai đoạn cây con,
thân đậu phộng có dạng tròn và đặc ruột. Lúc cây đẻ nhánh đến thu hoạch thân có cạnh
và rỗng ruột. Chiều cao thân khoảng từ 15 – 75 cm, những giống đậu có thân trung
bình 30 – 40 cm thường được ưa chuộng.
Thân đậu có 15 – 20 lóng, chiều dài của lóng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi
nước, dinh dưỡng, mùa vụ. Trên thân đậu phộng có nhiều lông trắng giúp cây chịu hạn
và hạn chế tác hại của các loại rầy mềm.
Đậu phộng có khả năng phân cành rất mạnh, phân cành từ 2 lá tử diệp. Cặp
cành thứ 1 và 2 cặp cành phụ là những cặp cành hữu hiệu nhất, các cành này sản sinh
60 % số trái thu hoạch.
™ Lá
Đậu phộng có 2 loại lá: lá mầm và lá thật. Lá mầm xuất hiện từ lúc đậu nảy
mầm và có nhiệm vụ nuôi cây trong 10 ngày đầu tiên, sau đó 2 lá mầm nhỏ lại và rụng.
Lá thật đậu phộng thuộc loại lá kép, mỗi lá có từ 3 – 6 lá chét (thường 4 lá
chét). Số lá trên cây thay đổi tùy theo tình trạng dinh dưỡng, nước, giống và kỹ thuật
canh tác. Đậu phộng có khoảng 50 – 80 lá thật trên cây.

4


™ Hoa
Đậu phộng có hoa ngầm dưới đất không nở nhưng vẫn cho trái. Trên thân, từ

nách lá hoa mọc thành chùm có 2 – 7 hoa, cánh hoa màu vàng. Hoa đậu phộng gồm
các phần chính: Lá bắc, đài hoa, tràng hoa, bộ nhị đực và bộ nhụy cái.
Đậu phộng là cây tự thụ phấn, hoa nở khoảng từ 6 đến 10 giờ sáng nhưng sự
thụ phấn đã diễn ra trước khi nở. Sau khi hoa nở được 5 – 6 ngày, thư đài bắt đầu đâm
thẳng hướng xuống đất, khi vào trong đất thì thư đài quay ngang với mặt đất và phát
triển thành trái.
™ Trái
Trái đậu có dạng hình kén, dài 1 – 8 cm, ngang 0,5 – 2,7 cm. Một đầu trái dính
với tia (khi khô trở thành cuống trái), đầu kia là mỏ trái (mỏ trái hơi cong), phần thắt
lại ngăn cách hạt gọi là eo. Vỏ trái chiếm 20 – 30 % trọng lượng trái.
Trái đậu phộng hình thành từ ngoài vào trong. Ở giai đoạn vỏ trái hình thành, tế
bào nhu mô của vỏ quả chiếm hầu hết khoang trái. Giai đoạn hình thành hạt, hạt càng
lớn vỏ trái càng mỏng đi. Khi hạt chín mặt trong vỏ trái chuyển từ màu trắng sang màu
nâu, đây là một trong những cơ sở để xác định thời điểm thu hoạch đậu phộng.
™ Hạt
Hạt đậu phộng có nhiều hình dạng: tròn, dài, tam giác (do hạt đậu phộng bị
chèn ép nhau trong ngăn chứa). Một trái có từ 1 – 5 hạt.
Trọng lượng 100 hạt giúp xác định kích thước và độ lớn của hạt. Trọng lượng
100 hạt của đậu hạt nhỏ khoảng từ 35 – 39 g, hạt trung bình: 40 – 54 g, hạt lớn: 55 –
70 g, hạt rất lớn: 70 – 90 g, hạt khổng lồ: trên 90 g.
2.1.4 Giá trị sử dụng
Đậu phộng là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, đồng thời là
một loại thực phẩm có vai trò quan trọng trong bữa ăn hàng ngày. Toàn bộ cây đậu
phộng đều được sử dụng, chủ yếu là hạt. Hạt đậu phộng có giá trị dinh dưỡng rất cao:
47 – 54 % chất béo, khoảng 26 % protein, chứa 16 loại amino acid thiết yếu, sinh tố và
chất khoáng.
Từ lâu, con người đã sử dụng đậu phộng như một nguồn thực phẩm quan trọng,
dùng chế biến các món ăn (luộc, rang, làm mứt, bánh kẹo, chè đậu, làm nước chấm).

5



Trong chăn nuôi, bánh dầu, cám vỏ và thân lá đậu phộng là thành phần quan
trọng trong khẩu phần thức ăn gia súc. Thân lá xanh của cây đậu phộng có thành phần
dinh dưỡng không kém gì các loại cỏ chăn nuôi khác.
Khi công nghệ thực phẩm phát triển, nhiều sản phẩm được chế biến từ hạt đậu
phộng: bơ đậu phộng, dầu phộng, chao, sữa đậu phộng và các sản phẩm khác từ đậu
phộng.
Vỏ trái trộn với phân chuồng làm phân hữu cơ, thân lá có thể làm phân xanh.
2.2 Tình hình sản xuất đậu phộng trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản xuất đậu phộng trên thế giới
Đậu phộng được trồng phổ biến ở nhiều nước, thích hợp ở những khu vực nhiệt
đới và cận nhiệt đới trong khoảng 40 vĩ độ Bắc – 40 vĩ độ Nam. Hiện nay, trên 130
quốc gia và vùng lãnh thổ có trồng và canh tác cây đậu phộng với diện tích khác nhau.
Hơn 35 năm qua, Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ là 03 cường quốc dẫn đầu về sản xuất
đậu phộng (sản xuất 70 % đậu phộng trên toàn thế giới).
™ Theo thống kê của Tổ chức Nông – Lương Liên hiệp quốc (FAO) năm 2008:
Châu Á là khu vực có diện tích trồng đậu phộng (54,26 triệu ha) và sản lượng
(24,5 triệu tấn) lớn nhất thế giới (chiếm hơn 50 % diện tích và hơn 60 % sản lượng đậu
phộng trên toàn thế giới). Trong đó, Ấn Độ (6,85 triệu ha) và Trung Quốc (4,62 triệu
ha) là 2 nước có diện tích trồng đậu phộng lớn nhất.
Châu Phi là châu lục có diện tích trồng và sản lượng đậu phộng lớn thứ 2 sau
Châu Á, với diện tích 10,05 triệu ha và sản lượng đạt 10,5 triệu tấn. Hai nước có diện
tích lớn nhất là Nigeria (2,3 triệu ha) và Senegal (0,67 triệu ha).
Châu Mỹ có diện tích trồng lớn thứ 03, với diện tích 1,1 triệu ha. Đồng thời là
châu lục có năng suất đậu phộng cao nhất thế giới (3,09 tấn/ha). Mỹ là nước có diện
tích trồng đậu phộng lớn ở châu lục này với 483.599 ha.
Châu Đại Dương có diện tích trồng đậu phộng là 17.647 ha với sản lượng
22.487 tấn.
Châu Âu có diện tích trồng đậu phộng là 10.551 ha và có năng suất (0,87

tấn/ha) thấp nhất thế giới.

6


Diện tích và sản lượng đậu phộng của một số nước trên thế giới được trình bày
ở 02 bảng 2.1 và 2.2.
Bảng 2.1: Diện tích đậu phộng của một số nước trên thế giới các năm 2005 – 2008
Quốc gia

Diện tích (ha)
2005

2006

2007

2008

Ấn Độ

6.736.000

5.615.100

6.292.000

6.850.000

Trung Quốc


4.684.628

3.980.323

3.967.969

4.622.522

Nigeria

2.187.000

2.224.000

2.230.000

2.300.000

Sudan

961.380

594.583

597.917

953.781

Senegal


772.305

594.264

607.195

670.000

Indonesia

720.526

706.753

660.480

636.229

Myanmar

684.000

730.000

650.000

650.000

Mỹ


659.240

489.270

483.599

609.870

Việt Nam

269.600

246.700

254.300

256.000

24.010.726

21.522.948

22.365.760

24.590.076

Thế giới

Bảng 2.2: Sản lượng đậu phộng của một số nước trên thế giới các năm 2005 – 2008

Quốc gia

Sản lượng (tấn)
2005

2006

2007

2008

7.993.300

4.863.500

9.182.500

7.338.000

14.395.479

12.809.561

13.079.363

14.341.075

3.478.000

3.825.000


3.835.600

3.900.000

Sudan

520.000

555.000

564.000

716.000

Senegal

703.373

460.481

331.195

646.964

Indonesia

1.467.000

1.470.000


1.384.400

773.797

Myanmar

931.000

1.023.000

1.000.000

1.000.000

2.208.930

1.575.980

1.696.728

2.335.050

489.300

462.500

510.000

533.800


38.289.862

33.031.653

37.816.142

38.201.265

Ấn Độ
Trung Quốc
Nigeria

Mỹ
Việt Nam
Thế giới

7


2.2.2 Tình hình sản xuất đậu phộng tại Việt Nam
Diện tích và sản lượng đậu phộng của các vùng ở Việt Nam được trình bày ở
bảng 2.3 và 2.4.
Bảng 2.3: Diện tích đậu phộng của các vùng ở Việt Nam (ĐVT: 1000 ha)
Năm

Vùng

2005


2006

2007

2008

269,6

246,7

254,5

256,0

Đồng bằng sông Hồng

37,6

33,0

34,7

34,5

Trung du và miền núi phía Bắc

42,8

41,6


44,2

50,8

116,0

107,1

111,2

107,2

Tây Nguyên

24,5

23,1

21,0

19,9

Đông Nam Bộ

34,8

29,9

29,8


29,7

Đồng bằng sông Cửu Long

13,9

12,0

13,6

13,9

Cả nước

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2009)
Bảng 2.4: Sản lượng đậu phộng của các vùng ở Việt Nam (ĐVT: 1000 tấn)
Năm

Vùng

2005

2006

2007

2008


489,3

462,5

510,0

533,8

Đồng bằng sông Hồng

79,7

73,7

78,0

82,5

Trung du và miền núi phía Bắc

64,0

60,1

70,2

86,7

186,0


184,8

204,0

204,2

Tây Nguyên

33,8

33,1

32,9

32,2

Đông Nam Bộ

85,4

75,0

82,0

84,9

Đồng bằng sông Cửu Long

40,4


35,8

42,9

43,3

Cả nước

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2009)
Năm 2005, diện tích trồng đậu phộng ở Việt Nam đạt kỷ lục với 269,9 nghìn
ha. Năm 2006, diện tích (246,7 nghìn ha) giảm so với năm 2005, nhưng từ năm 2006
đến nay diện tích liên tục tăng. Hiện nay, đậu phộng được trồng ở khắp các vùng ở
Việt Nam, song diện tích và sản lượng phân bố không đều giữa các khu vực.

8


Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là vùng có diện tích trồng đậu
phộng lớn nhất cả nước với 107,2 nghìn ha (2008). Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
có diện tích thấp nhất là 13,9 nghìn ha (2008).
Diện tích trồng phân bố không đều nên sản lượng đậu phộng giữa các vùng
cũng khác nhau. Năm 2008, vùng có sản lượng đậu phộng cao nhất là Bắc Trung Bộ
và Duyên hải miền Trung (204,2 nghìn tấn), kế đến là Trung du và miền núi phía Bắc
(86,7 nghìn tấn), Đông Nam Bộ (84,9 nghìn tấn).
Bảng 2.5: Diện tích đậu phộng ở một số tỉnh trồng nhiều nhất (ĐVT: 1000 ha)
Năm
Tỉnh


2005

2006

2007

2008

Nghệ An

27,2

23,3

24,4

23,4

Tây Ninh

23,4

20,9

21,3

21,8

Hà Tĩnh


21,7

20,3

20,5

20,6

Thanh Hoá

18,4

16,2

16,8

15,6

Bắc Giang

10,9

9,7

10,1

12,6

Đắk Lắk


12,4

11,7

9,5

8,8

Quảng Nam

8,9

9,6

10,6

10,4

Hà Nội

9,2

7,9

8,1

8,3

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2009)
Những tỉnh có diện tích trồng đậu phộng lớn nhất năm 2008 là: Nghệ An (23,4

nghìn ha), Tây Ninh (21,8 nghìn ha), Hà Tĩnh (20,6 nghìn ha) (bảng 2.5).
Bảng 2.6: Năng suất đậu phộng ở một số tỉnh trồng nhiều nhất (ĐVT: tấn/ha)
Tỉnh

Năm
2005

2006

2007

2008

Tây Ninh

2,996

3,062

3,315

3,390

Long An

2,602

2,556

2,949


2,683

Bình Định

2,026

2,243

2,039

2,543

Đắk Nông

1,854

2,156

2,172

2,235

Nghệ An

1,673

1,979

2,172


2,226

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2009)
9


Những tỉnh có năng suất đậu cao nhất năm 2008 là: Tây Ninh (3,39 tấn/ha ),
Long An (2,683 tấn/ha), Bình Định (2,543 tấn/ha) (bảng 2.6).
Bảng 2.7: Sản lượng đậu phộng ở một số tỉnh trồng nhiều nhất (ĐVT: 1000 tấn)
Tỉnh

Năm
2005

2006

2007

2008

Tây Ninh

70,1

64,0

70,6

73,9


Nghệ An

45,5

46,1

53,0

52,1

Hà Tĩnh

35,8

37,3

36,9

44,6

Thanh Hóa

29,3

23,6

29,4

28,8


Long An

22,9

18,4

23,0

22,0

Bắc Giang

20,6

16,6

19,1

25,8

Bình Định

15,6

16,6

18,7

23,4


Đắk Nông

15,2

16,6

18,9

19,0

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2009)
Những tỉnh có sản lượng đậu phộng cao nhất năm 2008 là: Tây Ninh (73,9
nghìn tấn), Nghệ An (52,1 nghìn tấn), Hà Tĩnh (44,6 nghìn tấn) (bảng 2.7).
2.3 Tình hình nghiên cứu về giống đậu phộng trong và ngoài nước
2.3.1 Tình hình nghiên cứu về giống đậu phộng trên thế giới
Năm 2001 – 2004, các nhà khoa học của Viện ICRISAT đã chọn ra được giống
Streeton có khả năng hạn chế nguy cơ nhiễm aflatoxin, dựa trên khả năng kháng lại sự
xâm nhiễm của nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus – tác nhân sản sinh
aflatoxin khi xâm nhập vào trái, hạt đậu phộng.
2.3.2 Tình hình nghiên cứu về giống đậu phộng tại Việt Nam
Năm 1975, Lê Song Dự đã chọn tạo ra giống Sen lai (75/23) từ cặp lai Mộc
Châu trắng và Trạm Xuyên. Giống Sen lai cho năng suất 1,6 – 1,8 tấn/ha, trọng lượng
100 hạt từ 53 – 56 g.
Năm 1995, Lê Song Dự – Đại học Nông nghiệp I đã tạo ra giống V79 bằng
cách dùng tia Rơnnghen gây đột biến trên giống Bạch sa. Giống V79 có năng suất
trung bình 2,8 tấn/ha, trọng lượng 100 hạt từ 48 – 51 g, chịu hạn tương đối khá.

10



2.4 Một số giống đậu phộng được trồng phổ biến ở Việt Nam
Giống là một trong các yếu tố quyết định năng suất cây trồng. Trong những
năm gần đây, công tác sưu tập giống, nhập nội giống, lai giống hữu tính, tuyển chọn
dòng thuần luôn được chú trọng. Nhiều giống đậu phộng có năng suất cao và phẩm
chất tốt đã được đưa vào sản xuất.
Vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ có các giống đậu: L08,
L02, L05, MD7, L14, L18, L12, LVT.
Các tỉnh Nam Trung Bộ trồng phổ biến các giống đậu: V79, BG78, 1660, 4239,
giống Bạch sa và Sen lai.
Các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên trồng các
giống đậu: HL25, HL28, L08, L14, các giống VD (VD1, VD2, VD5), đậu Nù, đậu Lì.

11


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm
3.1.1 Địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí tại xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
3.1.2 Thời gian thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trong 03 tháng từ ngày 21/02/2010 đến 26/05/2010
3.2 Đặc điểm khu vực thí nghiệm
3.2.1 Đặc điểm đất nơi thí nghiệm
Đất nơi bố trí thí nghiệm thuộc loại đất xám có thành phần cơ giới thịt pha cát,
thoát nước tốt, nhưng nghèo dinh dưỡng. Địa hình tương đối bằng phẳng. Đất được
trồng lúa và hoa màu trước khi thí nghiệm. Cỏ dại chủ yếu là cỏ mần ri, cỏ chỉ.
Đất chua, cần phải bón vôi.
Kết quả phân tích đất nơi thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Kết quả phân tích đất nơi thí nghiệm
Độ

Thành phần cơ
giới (%)

sâu
(cm)

pH

Cát

Thịt

Sét

H2O

KCl

55

26,5

18,2

6,75

4,42


Chất tổng số
N

P2O5

Mùn

Chất dễ tiêu
+

K2O

NH

%

P2O5

Cation trao đổi
+

K

(mg/100g đất)

Ca2+

Mg2+


(meq/100g đất)

030

0,043

0,017

0,018

1,12

2,28

5,64

5,06

0,48

0,15

(Mẫu đất được phân tích tại Trung tâm Công nghệ và quản lý môi trường & tài
nguyên, Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh tháng 07/2010).
3.2.2 Đặc điểm khí hậu thời tiết
Yếu tố khí hậu có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển và khả năng cho
năng suất. Những thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa đều ảnh hưởng đến các thời kỳ
sinh trưởng và phát triển của cây đậu phộng.
Nhiệt độ trung bình hàng tháng biến động từ 27,4 – 30,3 0C và có xu hướng
tăng dần từ tháng 02 (27,4 0C) đến tháng 05 (30,3 0C). Nhiệt độ trung bình hàng tháng

tương đối cao phù hợp cho các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây đậu phộng.

12


Ẩm độ không khí tương đối thấp, biến động không lớn từ 71 – 75 %. Tháng 03
có ẩm độ thấp nhất (71 %) và cao nhất là tháng 05 (75 %).
Lượng mưa có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất đậu phộng, là yếu tố khí hậu
tác động đến ẩm độ đất, ẩm độ không khí, tổng lượng bốc hơi. Từ tháng 2 đến tháng 5,
lượng mưa có sự biến động lớn từ 0 – 146 mm. Tháng 2 không mưa và lượng mưa
tháng 3 rất thấp nên có ảnh hưởng đến giai đoạn mọc mầm và phát triển thân lá (tính
cả giai đoạn phát triển thư đài). Tháng 5 có lượng mưa cao nhất là 146 mm, trong thời
gian này cây đậu phộng đang ở giai đoạn chín, mưa nhiều dễ làm đổ ngã, dễ thối trái
và làm hạt nảy mầm ngoài đồng.
Khí hậu thời tiết trên địa bàn huyện Gò Dầu trong thời gian thí nghiệm được
trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2: Kết quả một số yếu tố khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm
Nhiệt độ (0C)
Tháng Trung

Lượng mưa

Ẩm độ

Số giờ nắng

Bốc hơi

(mm/tháng)


(%)

(giờ/tháng)

(mm/tháng)

Tối

Tối

bình

cao

thấp

2

27,4

36,0 21,4

0

73

250,7

138,0


3

29,0

37,2 22,4

8,2

71

274,8

182,0

4

30,0

37,3 23,9

19,7

72

230,9

160,7

5


30,3

37,5 25,0

146,0

75

254,1

143,0

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Tây Ninh, 2010)
3.3 Vật liệu thí nghiệm
3.3.1 Giới thiệu các giống đậu thí nghiệm
Giống đậu phộng: L23, VD99-19, VD2, MD7 sử dụng trong thí nghiệm được
mua từ Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu; giống đậu Lì được trồng phổ biến ở địa
phương.
3.3.2 Phân bón
9 Vôi (CaO): 1000 kg/ha. Trong TN sử dụng 30 kg vôi.
9 Phân chuồng: 5000 kg/ha. Trong TN sử dụng 150 kg phân chuồng hoai mục.
9 Thạch cao: 500 kg/ha. Trong TN sử dụng 15 kg thạch cao.
9 Phân hóa học: được bón theo công thức: 30 kg N – 90 kg P2O5 – 90 kg K2O

13


-

Urea (46 % N): 65,2 kg/ha. Trong TN sử dụng 2 kg phân Urea.


-

Super lân (16 % P2O5): 562,5 kg/ha. Trong TN sử dụng 17 kg phân
super lân.

-

Kali Clorua (60 % K2O): 150 kg/ha. Trong TN sử dụng 4,5 kg phân
Kali Clorua (KCL).

3.3.3 Thuốc bảo vệ thực vật
9 Dual gold 960 EC: Thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm
9 Sherpa 25 EC: Thuốc trừ sâu sinh học
9 Rovral 50 WP: Xử lý hạt giống trước khi gieo (liều lượng 3 g/kg hạt giống)
9 Anvil 5 SC: Phòng trừ bệnh đốm lá, gỉ sắt
3.4 Phương pháp thí nghiệm
3.4.1 Kiểu bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên
(Randomized Complete Block Design) đơn yếu tố 03 lần lặp lại, gồm 05 nghiệm thức
tương ứng với 05 giống đậu phộng. Trong đó, giống đậu Lì địa phương được chọn làm
giống đối chứng.
™ Mã hóa các nghiệm thức:
NT1

: L23

NT2

: VD99-19


NT3

: Đậu Lì (Đ/c)

NT4

: VD2

NT5

: MD7

™ Quy mô thí nghiệm:
-

Thí nghiệm gồm: 5 NT x 3 lần lặp lại = 15 ô cơ sở

-

Diện tích ô thí nghiệm: 5 m x 4 m = 20 m2

-

Khoảng cách giữa các ô: 0,5 m

-

Khoảng cách giữa các lần lặp lại: 1 m


-

Tổng diện tích ô thí nghiệm: 15 ô x 20 m2 = 300 m2

-

Tổng diện tích toàn khu thí nghiệm (kể cả các dãy bảo vệ): 660 m2

14


Bảng 3.3 Lịch canh tác áp dụng trong thí nghiệm
STT

Loại công việc

Ngày thực hiện so

Nội dung công việc

với ngày gieo
1

Làm cỏ, bón vôi, cày đất

-12

Làm cỏ, bón toàn vôi 1
tấn/ha, cày lật đất bằng máy


2

San bằng mặt ruộng

-2

San bằng mặt ruộng

3

Phân lô thí nghiệm

-1

Đo và phân chia ô thí

Bón lót: phân chuồng

nghiệm, rải phân chuồng 5

+1/2N+1/3P2O5+1/3K2O

tấn/ha và rải đều phân hóa
học trên các ô

4

Gieo hạt

0


Dùng dây căng thẳng, gieo

(21/2/2010)

hạt vào chỗ đã đánh dấu,
khoảng cách là 25 cm x 15
cm, 2 hạt/hốc

5

Phun thuốc trừ cỏ

+1

Dual gold 960 EC
6

Trồng dặm

Phun thuốc đều trên các ô,
liều lượng 0,75 – 1 lít/ha

+7

Trồng dặm vào chỗ cây
không nảy mầm để bảo đảm
mật độ

7


Bón thúc đợt 1:

+15

1/2N+1/3P2O5+1/3K2O
8

Bón thúc đợt 2: thạch

theo hàng, vun gốc lần 1
+30

cao +1/3P2O5+1/3K2O
9

Phòng trừ sâu bệnh

Dùng cuốc làm cỏ, bón phân
Làm cỏ bằng tay, bón phân
theo hàng, vun gốc lần 2

+35 đến +70

Phun thuốc (Khi mật độ sâu
có 3 – 4 con/m2, tỉ lệ bệnh
trên 10 %)

10


Thu hoạch

+94

Nhổ cây, tách trái, phơi, cân
và tính năng suất

15


3.4.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

1

4

2

3
(Đ/c)

5

REP 2

5

3
(Đ/c)


1

4

2

2

1

4

5

3
(Đ/c)

REP 3

Hàng bảo vệ
Ghi chú: 1, 2, 3, 4, 5: các nghiệm thức
REP 1, REP 2, REP 3: các lần lặp lại.
Đ/c: đối chứng
Khoảng cách giữa các ô: 0,5 m
Khoảng cách giữa các khối: 1 m

Hình 3.1: Toàn cảnh khu thí nghiệm
16

Chiều biến thiên


REP 1

Hàng bảo vệ

Hàng bảo vệ

Hàng bảo vệ


×