Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ ViLISLẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2010QUẬN 6 – TP. HCMTỈ LỆ 1:2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.46 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ ViLIS
LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2010
QUẬN 6 – TP. HCM
TỈ LỆ 1:2000

Sinh viên thực hiện : LÊ HUỲNH THẠCH THẢO
Mã số sinh viên

: 05151032

Lớp

: DH06C

Ngành

: Công nghệ Địa chính

Tháng 8 năm 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN


BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH



LÊ HUỲNH THẠCH THẢO

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ ViLIS
LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2010
QUẬN 6 – TP. HCM
TỈ LỆ 1:2000

Giáo viên hướng dẫn: Ths. LÊ NGỌC LÃM
Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM
Ký tên:


LỜI CẢM ƠN
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cha, Mẹ đã có công sinh thành và nuôi
dưỡng con nên người, là chỗ dựa vững chắc cho con trong suốt cuộc đời, luôn luôn
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho con học tập và mở mang kiến thức.
Xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô khoa Quản Lý Đất Đai và Thị
Trường Bất Động Sản trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã dạy
dỗ và truyền đạt cho em những kiến thức quí báu trong suốt quá trình học tập tại
trường. Trong đó em xin chân thành cám ơn đến Thạc sỹ Lê Ngọc Lãm, dưới sự
hướng dẫn trực tiếp và tận tình giúp đỡ của thầy đã giúp cho đề tài tốt nghiệp của
em được hoàn thành.
Xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường Thành phố Hồ Chí Minh; các cô chú, anh chị thuộc Phòng Tài nguyên –
Môi Trường Quận 6; các anh chị thuộc Trung tâm Cơ sở dữ liệu và Hệ thống
Thông tin (Trung tâm Viễn thám – Bộ Tài nguyên và Môi trường). Đặc biệt là gửi

lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Phó phòng Quản lý đo
đạc bản đồ (Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh) đã tạo điều
kiện tốt nhất và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại cơ quan.
Xin cám ơn tập thể lớp DH06DC đã giúp đỡ tôi trong suốt bốn năm học tập
tại trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Dù đã cố gắng hết sức nhưng đề tài vẫn không tránh khỏi sai sót, mong nhận
được sự đóng góp ý kiến chân thành của thầy cô cùng các bạn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả những tình cảm và sự giúp đỡ
hết sức quý giá đó.
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Lê Huỳnh Thạch Thảo


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Lê Huỳnh Thạch Thảo, lớp DH06DC, Khoa Quản lý Đất Đai &
Bất Động Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ ViLIS LẬP BẢN ĐỒ
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2010 QUẬN 6 – TP. HCM”.
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Lê Ngọc Lãm.
Quản lý Nhà nước đối với đất đai là một hoạt động không thể thiếu đối với mỗi
địa phương trên toàn quốc. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, đất đai được sử
dụng vào các mục đích khác nhau như: Sản xuất kinh doanh, an ninh quốc phòng, sản
xuất nông lâm nghiệp. Việc gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa nhanh làm cho quỹ đất
của địa phương luôn bị biến động. Thực hiện Chỉ thị số 618/CT-TT ngày 15/5/2009
Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 22/2009/CT-UBND ngày 14/12/2009 Ủy ban nhân
dân thành phố ban hành về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng
đất năm 2010.
Quận 6 là địa phương đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được chọn thí điểm
ứng dụng phần mềm ViLIS vào công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai dạng số và hệ

thống sổ bộ hồ sơ địa chính, về cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai, về quá trình
tác nghiệp và nâng cao công tác quản lý điều hành của hệ thống chính quyền các
cấp… Từ đó việc cập nhật biến động vào ViLIS từ năm 2005 đến nay được thực hiện
một cách thường xuyên, tạo nên một lớp dữ liệu biến động đất đai làm cơ sở để lập
bản đồ HTSDĐ năm 2010, kết hợp sử dụng phần mềm Microstation để biên tập bản
đồ.
Từ những thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Ứng dụng phần mềm
MicroStation và ViLIS lập bản đồ HTSDĐ năm 2010 Quận 6 – Tp. Hồ Chí Minh”.
Nội dung nghiên cứu trọng tâm của đề tài:
- Ứng dụng ViLIS để xuất lớp dữ liệu biến động đất đai làm cơ sở lập bản đồ
HTSDĐ năm 2010.
- Ứng dụng phần mềm Microstation để biên tập bản đồ HTSDĐ.
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu bản đồ;
phương pháp thống kê; phương pháp bản đồ; phương pháp chuyên gia; phương pháp
kế thừa; phương pháp ứng dụng phần mềm Microstation và ViLIS để lập bản đồ
HTSDĐ quận 6 năm 2010.
Kết quả thu được là đã xây dựng thành công bản đồ HTSDĐ quận 6 năm 2010
nhằm quản lý quỹ đất được sử dụng đúng theo qui hoạch, theo định hướng phát triển
kinh tế – xã hội trên toàn thành phố nói chung và trên địa bàn quận 6 nói riêng.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................... 1
PHẦN I: TỔNG QUAN ..................................................................................... 2

I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ......................................................................2
I.1.1. Cơ sở khoa học ...................................................................................................2
1. Khái quát về bản đồ HTSDĐ .............................................................................2
2. Các phương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ ......................................................3
3. Nội dung bản đồ HTSDĐ dạng số được chia thành 7 nhóm lớp.........................4

I.1.2. Cơ sở pháp lý ......................................................................................................4
I.1.3. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................5
I.1.4. Quy trình chung thành lập bản đồ HTSDĐ cấp phường, quận theo Quyết định số
22 của Bộ Tài nguyên và Môi trường .................................................................7
I.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ..........................................................................12
I.2.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................. 12
1. Vị trí địa lý ......................................................................................................12
2. Đặc điểm khí hậu ............................................................................................ 12
3. Đặc điểm địa hình ........................................................................................... 12
I.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................................12
1. Đặc điểm kinh tế ............................................................................................. 12
2. Đặc điểm xã hội .............................................................................................. 13
I.3. Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện ..................................13
I.3.1. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 13
I.3.2. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu........................................................... 13
I.3.3. Quy trình thực hiện ........................................................................................... 15
I.4. Giới thiệu các phần mềm ứng dụng ......................................................................15
I.4.1. Phần mềm ViLIS............................................................................................... 15
I.4.2. Phần mềm MICROSTATION ...........................................................................16
I.4.3. Phần mềm FAMIS ............................................................................................ 17
I.4.4. Phần mềm LusMap ........................................................................................... 17

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................... 19

II.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai tại địa bàn quận 6....................................19
II.1.1. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng.................................................19
II.1.2. Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng ................................................21
II.1.3. Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng được giao để quản lý............................ 22
II.1.4. Biến động đất đai giai đoạn 2005 – 2010 ......................................................... 22
II.2. Cơ sở dữ liệu để thành lập bản đồ HTSDĐ quận 6 năm 2010 ............................. 23

II.2.1. Dữ liệu biến động được xuất ra từ phần mềm ViLIS: .......................................23
1. Xuất dữ liệu biến động bản đồ từ ViLIS sang famis ........................................25
2. Xuất dữ liệu thuộc tính từ ViLIS sang famis....................................................31
II.2.2. Cập nhật dữ liệu biến động từ sổ dã ngoại lên bản đồ địa chính: ......................33
II.3. Chuẩn hoá lại hệ thống BĐĐC có biến động....................................................... 34
II.4. Cập nhật biến động lên bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2005 cấp phường.............35
II.5. Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất quận 6 năm 2010....................................37
II.5.1. Xây dựng các yếu tố tổng hợp, biên tập bản đồ ................................................37


II.5.2. Dựa vào các yếu tố trên tiến hành tổng hợp bản đồ các phường theo đúng quy
định thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất...................................................38
II.5.3. Biên tập yếu tố cơ sở toán học, biểu đồ cơ cấu .................................................42
II.5.4. Tạo vùng hiện trạng cho bản đồ .......................................................................44
II.5.5. Biên tập tứ cận.................................................................................................46
II.5.6. Tạo chú giải và sơ đồ vị trí trên bản đồ hiện trạng:..........................................47
II.5.7. Hoàn thành bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho quận 6 năm 2010 .....................47
II.5.7. Hoàn thành bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho quận 6 năm 2010 .....................48
II.6. So sánh hiệu quả phương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ bằng phần mềm
MicroStation với MapInfo ................................................................................48

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 50


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HTSDĐ
CSDL
HSĐC
BĐĐC
MĐSDĐ

ĐTSDĐ
TKĐĐ
QHSDĐ
GCN
GCNQSDĐ
BTNMT
UBND

Hiện trạng sử dụng đất
Cơ sở dữ liệu
Hồ sơ địa chính
Bản đồ địa chính
Mục đích sử dụng đất
Đối tượng sử dụng đất
Thống kê đất đai
Quy hoạch sử dụng đất
Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Ủy ban nhân dân


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 01: Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ HTSDĐ................... 3
Bảng 02: Diện tích đất theo mục đích sử dụng 2010.................................. 19
Bảng 03: Biến động theo MĐSDĐ giai đoạn 2005 – 2010 ........................ 22
Bảng 04: Quy định về thông tin biến động bản đồ..................................... 34
Bảng 05: Bảng màu quy định thành lập bản đồ HTSDĐ và QHSDĐ ........ 38
Biểu đồ 1: Biểu cơ cấu đất phi nông nghiệp .............................................. 40
Sơ đồ 1: Quy trình thành lập bản đồ HTSDD cấp phường......................... 7

Sơ đồ 2: Quy trình ứng dụng Microstation và ViLIS thành lập bản đồ HTSDĐ
Quận 6 năm 2010 -2015


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Huỳnh Thạch Thảo

ĐẶT VẤN ĐỀ
Quản lý Nhà nước đối với đất đai là một hoạt động không thể thiếu đối với mỗi
địa phương trên toàn quốc. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, đất đai được sử
dụng vào các mục đích khác nhau như: Sản xuất kinh doanh, an ninh quốc phòng, sản
xuất nông lâm nghiệp. Việc gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa nhanh làm cho quỹ đất
của địa phương luôn bị biến động. Vậy, làm thế nào để quản lý đất đai hiệu quả và
chặt chẽ nhất nhằm đảm bảo quyền sở hữu Nhà nước đối với đất đai?_Đây là câu hỏi
đặt ra cho các cấp chính quyền mà trực tiếp là các nhà quản lý đất đai.
Theo đó yêu cầu việc kiểm kê đất đai năm 2010 phải xác định được hiện trạng
diện tích tự nhiên của các đơn vị hành chính, hiện trạng quỹ đất đang quản lý, sử dụng,
quỹ đất đã đưa vào sử dụng nhưng còn để hoang hoá, quỹ đất chưa sử dụng; đánh giá
đúng thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất, tình hình biến động đất đai, tình hình
thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; tình hình thực hiện đo
đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính; đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất.
Thực hiện Chỉ thị số 618/CT-TT ngày 15/5/2009 Thủ tướng Chính phủ và Chỉ
thị số 22/2009/CT-UBND ngày 14/12/2009 Ủy ban nhân dân thành phố ban hành về
việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010. Trong đó,
quận 6 là một quận có sự biến động về đất đai, có nhiều khó khăn trong việc quản lý
và sử dụng đất nên cùng với các quận, huyện trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh,
quận 6 đã triển khai đến các phường để tham gia công tác kiểm kê và lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất năm 2010 trên toàn địa bàn quận nhằm quản lý quỹ đất được sử

dụng đúng theo địa lý, theo định hướng phát triển kinh tế – xã hội trên toàn thành phố
nói chung và trên địa bàn quận 6 nói riêng.
- Mục tiêu nghiên cứu:
Ứng dụng phần mềm Microstation và ViLIS lập bản đồ HTSDĐ phục vụ công
tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và nghiên cứu hoạch định chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, trên cơ sở đề xuất và thực hiện các chính sách quản lý và sử dụng đất
có hiệu quả và bảo vệ tốt tài nguyên môi trường đất.
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp
phường, quận.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Giới hạn về không gian: lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 được
thực hiện trên địa bàn quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Giới hạn về thời gian: Đề tài được thực hiện trong vòng 04 tháng từ ngày
15/03/2010 đến ngày 15/07/2010.

Trang 1


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Huỳnh Thạch Thảo

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
I.1.1. Cơ sở khoa học:
1. Khái quát về bản đồ HTSDĐ:
a. Khái niệm:
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất theo
quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai

và được lập theo đơn vị hành chính các cấp, vùng địa lý tự nhiên – kinh tế và cả nước.
Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, trung
thực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thành lập bản đồ.
Khoanh đất là đơn vị cơ bản của bản đồ hiện trạng sử dụng đất, được xác định
trên thực địa và thể hiện trên bản đồ bằng một đường bao khép kín. Trên bản đồ
HTSDĐ tất cả các khoanh đất đều phải xác định được vị trí, hình thể, loại đất theo
hiện trạng sử dụng của khoanh đất đó.
Loại đất trên bản đồ HTSDĐ được xác định theo mục đích sử dụng đất.
Mục đích sử dụng đất được xác định tại thời điểm thành lập bản đồ.
Trường hợp khoanh đất đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển
MĐSDĐ hoặc đã đăng ký chuyển MĐSDĐ nhưng tại thời điểm thành lập bản đồ chưa
sử dụng theo mục đích mới thì loại đất được xác định theo MĐSDĐ mà Nhà nước đã
giao, đã cho thuê, đã cho phép chuyển mục đích sử dụng hoặc đã đăng ký chuyển
MĐSDĐ.
Trên bản đồ HTSDĐ loại đất được biểu thị bằng các ký hiệu tương ứng trong
“Ký hiệu bản đồ HTSDĐ và bản đồ QHSDĐ” do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành.
Đối với khoanh đất có nhiều mục đích sử dụng thì thể hiện mục đích sử dụng
chính của khoanh đất.
Khi thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và thực hiện các công việc có liên
quan đến bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải tuân theo các quy định trong Quy định về
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (quyết định 22/2007/QĐ-BTNMT ngày
17/12/2007 của Bộ tài nguyên và Môi trường) và các quy định khác có liên quan.
b. Yêu cầu kỹ thuật đối với bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ HTSDĐ:
Bản đồ nền phải được thành lập theo quy định tại Quyết định số 83/2000/QĐTTg ngày 12/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng Hệ qui chiếu và Hệ tọa độ
quốc gia Việt Nam; Quyết định số 05/2007/QĐ-BTNMT ngày 27/2/2007 về sử dụng
hệ thống tham số tính chuyển giữa Hệ tọa độ Quốc tế WGS-84 và hệ tọa độ quốc gia
Việt Nam-2000.
- E-líp-xô-ít qui chiếu WGS-84 với kích thước:
+ Bán trục lớn: 6.378.137 m;

+ Độ dẹt: 1/298, 257223563.
- Lưới chiếu bản đồ:
Trang 2


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Huỳnh Thạch Thảo

+ Sử dụng lưới chiếu hình nón đồng góc với 2 vĩ tuyến chuẩn 110 và 210 để
thành lập các bản đồ nền tỷ lệ 1:1.000.000 cho toàn lãnh thổ Việt Nam;
+ Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 60 có hệ số điều
chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9996 để thành lập các bản đồ nền có tỷ lệ
từ 1:500.000 đến 1:25.000;
+ Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 30 có hệ số điều
chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9999 để thành lập các bản đồ nền có tỷ lệ
từ 1:10.000 đến 1:1.000.
- Kinh tuyến trục của bản đồ nền cấp phường quy định tại Phụ lục số 01
Tỷ lệ của bản đồ nền được lựa chọn dựa vào: kích thước, diện tích, hình dạng
của đơn vị hành chính; đặc điểm, kích thước của các yếu tố nội dung hiện trạng sử
dụng đất phải biểu thị trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Tỷ lệ của bản đồ nền cũng là
tỷ lệ của bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định trong bảng 01.
Bảng 01: Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Đơn vị thành lập bản đồ

Tỷ lệ bản đồ

Qui mô diện tích tự nhiên (ha)

Cấp phường


1:1.000
1:2.000
1:5.000
1:10.000

Dưới 120
Từ 120 đến 500
Trên 500 đến 3.000
Trên 3.000

Cấp quận

1:5.000
1:10.000
1:25.000

Dưới 3.000
Từ 3.000 đến 12.000
Trên 12.000

Khi diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính xấp xỉ dưới hoặc trên của khoảng
giá trị qui mô diện tích trong cột 03 của Bảng 01 thí được phép chọn tỷ lệ bản đồ lớn
hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định tại Bảng 01
Độ chính xác chuyển vẽ các yếu tố nội dung cơ sở địa lý từ các bản đồ tài liệu
sang bản đồ nền phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung bản đồ không vượt quá ± 0,3
mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền;
- Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung bản đồ không được vượt quá ± 0,2
mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền.

2. Các phương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ:
- Thành lập bản đồ HTSDĐ theo phương pháp sử dụng BĐĐC hoặc BĐĐC gốc.
- Thành lập bản đồ HTSDĐ theo phương pháp hiện chỉnh bản đồ HTSDĐ kỳ
trước.
- Thành lập bản đồ HTSDĐ theo phương pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay,
hoặc ảnh chụp từ vệ tinh có độ phân giải cao đã được nắn chỉnh thành sản phẩm
ảnh trực giao.
Ngoài 3 phương pháp chính trên thì còn một số phương pháp khác nữa để thành
lập bản đồ HTSDĐ. Tuy nhiên, theo những tài liệu hiện có tại địa bàn quận 6 để thành
Trang 3


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Huỳnh Thạch Thảo

lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 thì bản đồ HTSDĐ năm 2005 (thành lập
từ BĐĐC số thời kỳ trước) kết hợp với bản đồ dã ngoại đã được điều tra, cập nhật, bổ
sung là phù hợp với phương pháp hiện chỉnh bản đồ HTSDĐ kỳ trước.
Do đó bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 cấp phường tại quận 6 sẽ được
thành lập theo phương pháp hiện chỉnh bản đồ HTSDĐ kỳ trước. Bản đồ HTSDĐ cấp
quận năm 2010 sẽ được thành lập bằng cách tổng hợp từ bản đồ HTSDĐ cấp phường.
3. Nội dung bản đồ HTSDĐ dạng số được chia thành 7 nhóm lớp:
- Nhóm lớp cơ sở toán học gồm: khung bản đồ, lưới kilomet, lưới kinh vĩ tuyến,
chú dẫn, trình bày ngoài khung và các nội dung có liên quan;
- Nhóm lớp địa hình gồm: dáng đất, các điểm độ cao;
- Nhóm lớp thủy hệ gồm: thủy hệ và các đối tượng có liên quan;
- Nhóm lớp giao thông gồm: các yếu tố giao thông và các đối tượng có liên
quan;
- Nhóm lớp địa giới hành chính gồm: đường biên giới, địa giới hành chính các

cấp;
- Nhóm lớp ranh giới và các ký hiệu loại đất gồm: ranh giới các khoanh đất;
ranh giới các khu đất khu dân cư nông thôn, khu công nghệ cao, khu kinh tế; ranh
giới các nông trường, lâm trường, các đơn vị quốc phòng, an ninh; ranh giới các
khu vực đã quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã triển khai cắm
mốc trên thực địa; các ký hiệu loại đất;
- Nhóm lớp các yếu tố kinh tế, xã hội: mỗi nhóm lớp được chia thành các lớp
đối tượng. Mỗi lớp có thể gồm một hoặc vài đối tượng có cùng tính chất, mỗi đối
tượng được gắn một mã (code) riêng và thống nhất trên bản đồ.
I.1.2. Cơ sở pháp lý:
- Căn cứ Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng
bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Căn cứ Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ngày 17/12/2007 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất.
- Căn cứ Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17/12/2007 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ
quy hoạch sử dụng đất.
- Căn cứ Chỉ thị số 618/CT-TTG ngày 15/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010;
- Căn cứ Chỉ thị số 22/2009/CT-UBND ngày 14/12/2009 của Ủy ban nhân dân
thành phố về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2010;
- Căn cứ kế hoạch 192/KH-BCĐ-TNMT ngày 11/01/2010 của Ban chỉ đạo
kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 thành phố
về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 trên
địa bàn thành phố;
Trang 4



Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Huỳnh Thạch Thảo

- Căn cứ hướng dẫn 193/HD-BCĐ-TNMT ngày 11/01/2010 của Ban chỉ đạo
kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 thành phố
về thực hiện Tổng Kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2010 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Căn cứ Quyết định 2374/QĐ-UBND ngày 27/05/2010 của Ủy ban nhân dân
thành phố về việc duyệt phương án và kinh phí công tác “Kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp 2010 thành phố Hồ Chí Minh”.
I.1.3. Cơ sở thực tiễn:
Quận 6 là địa phương đầu tiên của TPHCM được chọn thí điểm ứng dụng phần
mềm ViLIS vào công tác xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cấp giấy chứng nhận nhà, đất
cho người dân và được đánh giá đạt được bước tiến quan trọng trong tiến trình cải
cách nền hành chính công theo hướng hiện đại.
Hiệu quả từ chủ trương ứng dụng thí điểm này được thể hiện qua nhiều lĩnh
vực, trong đó rõ nét nhất là về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai dạng số và hệ thống sổ
bộ hồ sơ địa chính, về cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai, về quá trình tác
nghiệp và nâng cao công tác quản lý điều hành của hệ thống chính quyền các cấp…
Quận 6 có 14 phường với tổng số bản đồ địa chính là 674 tờ. Trong nhiều năm
qua, việc quản lý được thực hiện qua hệ thống phân lớp thông tin thành nhiều lớp, thể
hiện qua các thông số dữ liệu về thuỷ văn, giao thông, ranh thửa, số hiệu thửa, loại đất
theo Luật Đất đai năm 1993, diện tích thửa đất tính theo bản đồ số, tên chủ sử dụng,
địa chỉ…
Hiện trạng dữ liệu hồ sơ trên được quản lý bằng nhiều phần mềm khác nhau
(GM - Landreg, GCN38, Excel, PXD), dẫn đến quy trình cấp giấy chứng nhận nhà,
đất, đăng ký và quản lý biến động đất đai theo một môi trường phần mềm thống nhất,
đảm bảo các yêu cầu về an toàn và bảo mật dữ liệu...

Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý đất đai trên địa bàn đảm bảo tính
thống nhất, hiện đại, hiệu quả và phục vụ người dân được tốt hơn, UBND quận 6 đã
đưa phần mềm ViLIS vào ứng dụng tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Quá trình thực hiện đã từng bước bảo đảm được tính thống nhất trong quản lý
dữ liệu địa chính và chuẩn hoá, thống nhất các chức năng chuyên môn nghiệp vụ về
cung cấp đồng bộ các thao tác xử lý bản đồ địa chính, về kê khai đăng ký cấp giấy
chứng nhận nhà, đất, quản lý biến động đất đai mà mục tiêu chương trình đề ra.
Từ đó, công tác quản lý đất đai trên địa bàn được thuận lợi hơn, đồng thời rút
ngắn được một nửa thời gian trong quy trình cấp mới và cấp đổi giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất; cấp mới và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền
sử dụng đất ở; đăng bộ quyền sử dụng đất; giao dịch bảo đảm quyền sở hữu nhà ở và
quyền sử dụng đất ở, kiểm tra bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở…
Đây được coi là bước đột phá trong tiến trình cải cách thủ tục hành chính phù
hợp với trình độ quản lý của hệ thống chính quyền các cấp và yêu cầu phục vụ người
dân một cách tốt nhất. Trong tương lai, khi phần mềm ViLIS được ứng dụng rộng rãi,
lợi ích mà người dân được hưởng sẽ là tiết giảm về chi phí hành chính, thời gian đi lại
(chỉ ngồi ở nhà lên mạng là biết rõ thông tin), cung cách phục vụ, nắm bắt thông tin
kịp thời…
Trang 5


Ngành: Công nghệ Địa chính
-

SVTH: Lê Huỳnh Thạch Thảo

Trên cơ sở những lợi ích và hiệu quả mả ViLIS mang lại tôi tiến hành
thực hiện đề tài “Ứng dụng phần mềm Microstation và ViLIS lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2010 Quận 6 – Thành phố Hồ Chí Minh”
Hiện trạng diện tích tự nhiên sau kiểm kê đất đai năm 2010 được so

sánh, đối chiếu với hồ sơ địa giới hành chính, phục vụ giải quyết dứt
điểm tranh chấp về địa giới hành chính.

Trang 6


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Huỳnh Thạch Thảo

I.1.4. Quy trình chung thành lập bản đồ HTSDĐ cấp phường, quận theo Quyết
định số 22 của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
1. Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp phường được thực
hiện theo các bước:
Xác định yêu cầu
kỹ thuật

Chuẩn bị nội nghiệp

Bản đồ trích đo

Bản đồ hiện trạng
SDĐ năm 2005

Các tài liệu bản đồ
khác

Điều tra bổ sung
ngoại nghiệp
Chuyển vẽ bản đồ


Cập nhật biến động
vào cơ sở dữ liệu đã
được chuẩn hoá

Biên tập bản đồ HTSDĐ

Các
nhóm
lớp
thông tin bản đồ nền

Chú dẫn,sơ đồ vị trí

Bản đồ HTSDĐ cấp phường

Các bảng biểu

Báo cáo thuyết minh

Kiểm tra nghiệm thu
Giao nộp sản phẩm

Sơ đồ 01: Quy trình thành lập bản đồ HTSDĐ cấp phường năm 2010
Trang 7


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Huỳnh Thạch Thảo


Bước 1: Xác định các yêu cầu kỹ thuật – lập dự toán kinh phí.
- Thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu.
- Nghiên cứu đặc điểm, tình hình đơn vị hành chính cần thành lập bản đồ.
- Xác định các yêu cầu kỹ thuật – dự toán công trình.
Bước 2: Công tác chuẩn bị nội nghiệp.
- Xác định các loại bản đồ, tài liệu sử dụng; nhân sao các tài liệu được chọn để
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: bản đồ địa chính, bản trích đo địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất kỳ trước...(sau đây gọi chung là bản đồ tài liệu).
- Kiểm tra cơ sở toán học của bản đồ; nắn chuyển bản đồ và bình đồ ảnh về hệ
tọa độ VN-2000 (theo bản đồ nền).
- Nhân sao bản đồ nền, bản đồ tài liệu.
- Lập kế hoạch thực hiện chi tiết.
- Vạch tuyến khảo sát thực địa.
- Xây dựng các chỉ dẫn kỹ thuật.
- Trường hợp thành lập bản đồ bằng hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất
kỳ trước, cần thực hiện một số công việc nội nghiệp trước khi làm công tác ngoại
nghiệp.
- Bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý theo các tài liệu thu thập
được lên bản sao bản đồ hiện trạng sử dụng đất kỳ trước.
- Bổ sung, điều chỉnh các yếu tố về địa giới hành chính (nếu có) theo hồ sơ, tài
liệu về điều chỉnh địa giới hành chính.
- Bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất theo các tài liệu
thu thập được lên bản sao.
- Kiểm tra kết quả bổ sung, chỉnh lý nội nghiệp.
Bước 3: Công tác ngoại nghiệp.
a. Chỉnh lý, bổ sung bản đồ nền.
Thực hiện theo bước 3: công tác ngoại nghiệp phần lập kiểm kê.
Công tác ngoại nghiệp: dùng bản đồ nền và file dã ngoại (sổ dã ngoại) đối
soát trên thực địa.

- Điều tra, đối soát, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý đã thay
đổi hoặc mới xuất hiện lên bản sao bản đồ nền (các yếu tố về giao thông, thủy hệ, địa
hình…).
- Điều tra, đối soát, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố về địa giới hành chính đã thay
đổi hoặc mới xuất hiện căn cứ vào bản đồ, hồ sơ địa giới hành chính và các văn bản
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thành lập đơn vị hành chính mới, điều chỉnh
địa giới hành chính. Trường hợp trên bản đồ nền, trên bản đồ tài liệu mà đường ranh
giới hành chính biểu thị không phù hợp với các văn bản pháp qui về đường địa giới
hành chính phải chỉnh sửa lại đường địa giới hành chính theo đường quy định và báo
cáo trong thuyết minh bản đồ. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa đường địa giới hành
chính theo bản đồ, hồ sơ địa giới hành chính và đường địa giới hành chính đang quản
Trang 8


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Huỳnh Thạch Thảo

lý ở địa phương mà chưa được giải quyết thì phải thể hiện cả hai loại đường địa giới
hành chính trên bản đồ theo quy định.
- Yêu cầu phải xác định được những thay đổi trên thực địa so với bản đồ và sổ
dã ngoại về chủ sử dụng (đối với đất của tổ chức), mục đích sử dụng đất, đo vẽ các
trường hợp có biến động về ranh thửa đất (thay đổi đối tượng sử dụng đất, thay đổi
mục đích sử dụng đất).
- Trường hợp phải đo vẽ, nếu không đủ thời gian,và dụng cụ, cho phép đo thủ
công, tính toán sơ bộ để thống kê (các trường hợp biến động chưa pháp lý).
- Khoanh ranh đất theo từng mục đích sử dụng cho từng loại đối tượng, tuy
nhiên với đối tượng là tổ chức thì ranh khoanh theo từng tổ chức sử dụng đất.
b. Điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung hiện trạng sử
dụng đất lên bản đồ tài liệu. Trường hợp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

cấp xã năm 2010 theo phương pháp hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất kỳ
trước lưu ý:
- Trên cơ sở kết quả bổ sung nội nghiệp trên bản sao bản đồ hiện trạng sử dụng
đất kỳ trước, tiến hành điều tra, đối soát, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố địa giới hành
chính ở thực địa để thể hiện đúng theo hồ sơ pháp lý và thực tế quản lý về địa giới
hành chính. Nếu phát hiện có sự mâu thuẫn giữa địa giới hành chính theo hồ sơ địa
giới hành chính và thực tế quản lý của địa phương mà chưa được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền giải quyết thì trên bản đồ phải thể hiện cả hai loại đường địa giới hành
chính.
- Điều tra, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý đã thay đổi hoặc
mới xuất hiện lên bản sao BĐHT sử dụng đất năm 2005.
- Điều tra, bổ sung, chỉnh lý các biến động về hiện trạng sử dụng đất lên bản
sao bản sao bản đồ hiện trạng sử dụng đất kỳ trước.
- Điều tra, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung khoanh đất theo nhóm đối
tượng người sử dụng đất lên bản sao bản sao bản đồ hiện trạng sử dụng đất kỳ trước.
Bước 4: Chỉnh sửa, chuyển vẽ kết quả điều tra, bổ sung thực địa lên bản đồ
nền dạng số để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Gồm các nội dung công việc:
- Kiểm tra, tu chỉnh kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý ngoài thực địa;
- Chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất đã được điều tra, bổ
sung, chỉnh lý ngoại nghiệp:
+ Chuyển vẽ các nội dung bổ sung, chỉnh lý ngoại nghiệp các yếu tố cơ sở địa
lý, các yếu tố về địa giới hành chính lên bản đồ nền
+ Chuyển vẽ các nội dung điều tra, bổ sung, chỉnh lý ngoại nghiệp trên bản
đồ địa chính, bản trích đo địa chính, bản đồ địa chính cơ sở lên bản đồ nền
+ Chuyển vẽ kết quả điều vẽ, khoanh vẽ, đo đạc bổ sung trên bình đồ ảnh
hàng không, viễn thám về các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất lên bản đồ nền (
nếu có)
+ Chuyển vẽ kết quả cập nhật, bổ sung, chỉnh lý các biến động hiện trạng sử
dụng đất lên bản đồ hiện trạng sử dụng đất kỳ trước.

Trang 9


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Huỳnh Thạch Thảo

Bước 5: Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010
- Cập nhật biến động vào cơ sở dữ liệu đã được chuẩn hoá
Chuyển tất cả các kết quả đã được cập nhật biến động trên bản đồ nền vào cơ
sở dữ liệu quản lý đất đai cấp phường và hoàn thiện thành cơ sở dữ liệu hiện trạng sử
dụng đất năm 2010 ( Phần chuẩn hóa bản đồ đã được thể hiện trong phương án Xây
dựng Cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Hồ Chí Minh.)
- Biên tập các yếu tố nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất, gồm:
+ Nhóm lớp cơ sở toán học gồm: khung bản đồ, lưới kilômét, lưới kinh vĩ
tuyến, chú dẫn, trình bày ngoài khung và các nội dung có liên quan.
+ Nhóm lớp địa hình gồm: dáng đất, các điểm độ cao.
+ Nhóm lớp thủy hệ gồm: thủy hệ và các đối tượng có liên quan.
+ Nhóm lớp giao thông gồm: các yếu tố giao thông và các đối tượng có liên
quan.
+ Nhóm lớp địa giới hành chính gồm: đường biên giới, địa giới hành chính các
cấp, mốc biên giới, mốc địa giới hành chính.
+ Nhóm lớp ranh giới và các ký hiệu loại đất gồm: ranh giới các khoanh đất;
ranh giới các khu đất khu dân cư nông thôn, khu công nghệ cao, khu kinh tế; ranh giới
các nông trường, lâm trường, các đơn vị quốc phòng, an ninh; ranh giới các khu vực
đã quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã triển khai cắm mốc trên thực
địa; các ký hiệu loại đất.
+ Nhóm lớp các yếu tố kinh tế, xã hội.
+ Biên tập biểu đồ cơ cấu sử dụng đất.
Bước 6: Hoàn thiện, in bản đồ.

- Kiểm tra kết quả biên tập bản đồ.
- Tính diện tích, so sánh diện tích với các biểu thống kê, kiểm kê diện tích đất
đai.
- Hoàn thiện và in bản đồ.
Bước 7: Viết thuyết minh bản đồ.
- Tuân theo quy định viết báo cáo thuyết minh trong Quy định thành lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất.
- Báo cáo những tồn tại, biện pháp xử lý liên quan xác định địa giới hành chính.
- Báo cáo những vướng mắc trong quá trình thi công và biện pháp xử lý.
- Báo cáo những vướng mắc còn tồn tại.
Bước 8: Kiểm tra nghiệm thu.
Căn cứ Quy định thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, Thông tư số
05/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và
Hướng dẫn này để tiến hành kiểm tra kỹ thuật ngoại nghiệp, nội nghiệp, nghiệm thu
sản phẩm theo quy định.
Việc kiểm tra, nghiệm thu cần tiến hành đồng thời với công tác kiểm tra,
nghiệm thu sản phẩm kiểm kê diện tích đất đai của các đơn vị hành chính.
Trang 10


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Huỳnh Thạch Thảo

Bước 9: Giao nộp sản phẩm.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (in trên giấy).
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số, khuôn dạng *.DGN, lưu trên đĩa CD.
- Bản đồ tài liệu dạng số; khuôn dạng *.DGN, lưu trên đĩa CD.
- Bản sao bản đồ nền, bản đồ địa chính, địa chính cơ sở, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất năm 2005 đã được đối soát, bổ sung, chỉnh lý ngoài thực địa.

- Thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất in trên giấy và dạng số.
- Hồ sơ kiểm tra nghiệm thu.
2. Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp quận được thực hiện
theo các bước:
Bước 1: Xác định các yêu cầu kỹ thuật – dự toán công trình.
- Đánh giá sơ bộ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp
dưới trực tiếp, phân loại tài liệu.
- Xác định các yêu cầu kỹ thuật của việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp.
Bước 2: Công tác chuẩn bị.
- Chuẩn bị bản đồ nền cấp quận.
- Tập hợp bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của các đơn vị hành chính
cấp dưới trực tiếp, bao gồm cả bản đồ giấy và số.
- Kiểm tra số lượng, chất lượng bản đồ hiện trạng sử dụng đất các đơn vị hành
chính cấp dưới trực tiếp.
- Lập kế hoạch thực hiện chi tiết.
Bước 3: Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Bổ sung, chỉnh lý yếu tố nội dung cơ sở địa lý trên bản đồ nền (nếu có).
- Kiểm tra, hoàn thiện bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 các đơn vị hành
chính cấp dưới về cơ sở toán học, địa giới hành chính và các yếu tố nội dung của bản
đồ; tiếp biên, xử lý các mâu thuẫn, sai sót về nội dung, nhất là về địa giới hành chính.
- Tổng quát hóa các nội dung về hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ hiện trạng sử
dụng đất cấp dưới để chuyển lên bản đồ nền của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp
trên; mức độ tổng quát hóa nội dung được thực hiện theo tỷ lệ bản đồ cần thành lập và
chỉ thực hiện đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng trực quan (treo tường).
- Chuyển vẽ các yếu tố nội dung từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp dưới đã
được tổng quát hóa lên bản đồ nền.
- Đối với cơ sở dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất, không thực hiện tổng
quát hóa nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp dưới mà thực hiện tích hợp đầy
đủ nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp dưới vào dữ liệu bản đồ hiện trạng sử

dụng đất cấp trên.
- Biên tập, trình bày bản đồ.
Bước 4: Hoàn thiện và in bản đồ.
- Kiểm tra kết quả biên tập bản đồ.
- Hoàn thiện và in bản đồ.
Trang 11


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Huỳnh Thạch Thảo

- Viết báo cáo thuyết minh bản đồ.
Bước 5: Kiểm tra, nghiệm thu, giao nộp sản phẩm.
- Kiểm tra, nghiệm thu.
- Đóng gói và giao nộp sản phẩm.
Việc thẩm định, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm kết quả kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Thông tư
số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
I.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu:
I.2.1. Điều kiện tự nhiên:
1. Vị trí địa lý:
Quận 6 là quận ven nội thành, bao gồm 14 phường mang số từ 1-14 nằm ở phía
Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phía Bắc ngăn cách với quận Tân Bình và quận 11 bởi rạch Lò Gốm, đường
Tân Hóa và đại lộ Hồng Bàng.
- Phía Đông giáp ranh với quận 5 dọc theo đường Nguyễn Thị Nhỏ và đường
Ngô Nhân Tịnh.
- Phía Nam ngăn cách với quận 8 bởi sông Bến Nghé

- Phía Tây giáp ranh với quận Bình Tân, có ranh giới là đường An Dương
Vương.
Trên địa bàn quận 6 có 36 ngôi chùa, 01 tịnh xá Nam Tông, 10 tịnh xá Khất Sĩ,
11 tịnh xá Hoa Tông, 06 tịnh thất và 03 ngôi cổ miếu. Trong đó, tiêu biểu nhất là: chùa
Giác Hải, chùa Kiển Phước, chùa Từ Ân....
2. Đặc điểm khí hậu:
Quận 6 thuộc thành phố Hồ Chí Minh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa
nóng ẩm, với đầy đủ các đặc trưng của vùng khí hậu miền Đông Nam Bộ. Đặc điểm
nắng nhiều, mưa tập trung theo mùa.
Nhiệt độ không khí tương đối cao, nhưng chênh lệch trung bình giữa các tháng
ít.
3. Đặc điểm địa hình:
Địa hình bằng phẳng với độ cao trung bình 3m, phù hợp cho việc xây dựng các
công trình và hạ tầng cơ sở.
I.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:
1.Đặc điểm kinh tế:
Hiện quận 6 đang chú trọng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và đã tạo sự chuyển biến tích
cực cho việc phát triển kinh tế. Các ngành công nghiệp có thế mạnh như cao su,
plastic, da, thuộc da, dép xốp, may mặc với các ưu thế về vốn, mặt bằng đã không
ngừng đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng, thay đổi mẫu
Trang 12


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Huỳnh Thạch Thảo

mã mặt hàng phù hợp với yêu cầu thị trường, qua đó giá trị tổng sản lượng không
ngừng tăng lên và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu toàn ngành.

Theo thông tin từ website quận, năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu
thủ công trên địa bàn quận là 2.170,3 tỷ đồng, đạt 101,8% kế hoạch, tăng 12,03% so
với năm 2008. Doanh thu thương mại - dịch vụ là 11.434 tỷ đồng, đạt 141,99 % kế
hoạch, tăng 19% so năm 2008. Tổng thu ngân sách Nhà nước là 275,8 tỷ đồng, đạt
109,55% kế hoạch, tăng 25,7% so với năm trước, trong đó tình hình thu thuế đã có
chuyển biến tích cực, tổng thu đạt 252,5 tỷ đồng, bằng 100,27% kế hoạch năm, tăng
33,96% so với cùng kỳ năm trước.
2. Đặc điểm xã hội:
Trong những năm qua, quận luôn chú ý phát triển sự nghiệp giáo dục và đào
tạo. Hàng năm quận luôn có sự đầu tư cho việc xây dựng mới trường lớp, nâng cấp
trường học, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề đội ngũ giáo viên từ đó chất lượng
học sinh ngày càng được nâng cao.
Trong năm 2009 tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học đạt 99,97%, cao hơn năm học trước
0,07%; tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 98,4%, cao hơn tỷ lệ chung của thành phố 0,9%,
cho thấy chất lượng đào tạo các bậc học đã được nâng lên.
Hiện trong toàn Quận hệ mầm non có 16 trường, hệ phổ thông cơ sở có 25
trường tiểu học và trung học cơ sở, hệ bổ túc văn hóa 1 trường.
Hệ thống y tế của quận bao gồm các trung tâm y tế phường, Trung tâm y tế dự
phòng và Bệnh viện quận 6. Bệnh viện Quận 6 nằm về phía Tây Bắc của Quận, trong
Cư xá Phú Lâm B phường 13, quận 6 phía Bắc là đường Bà Hom. Tổng diện tích:
2.891,8 m2, với 100 giường bệnh.
I.3. Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện:
I.3.1. Nội dung nghiên cứu:
1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai tại địa bàn quận 6.
2. Cơ sở dữ liệu để thành lập bản đồ HTSDĐ năm 2010.
3. Xuất dữ liệu biến động từ ViLIS.
4. Chuẩn hóa lại hệ thống BĐĐC.
5. Thành lập bản đồ HTSDĐ năm 2010 cấp phường, quận.
6. So sánh hiệu quả phương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ bằng phần mềm
Microstation với phương pháp truyền thống.

I.3.2. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu:
1. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu, bản đồ:
Điều tra thu thập tất cả các số liệu biến động đất đai, số liệu thống kê qua các
năm, các tài liệu bản đồ liên quan để thành lập bản đồ HTSDĐ. Ngoài ra còn thu thập
các văn bản pháp lý về đất đai của Chính phủ, của Bộ và các ban ngành có liên quan.

Trang 13


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Huỳnh Thạch Thảo

Phương pháp thống kê:
Thống kê các thông tin về dữ liệu thuộc tính của thửa đất để cập nhật vào bản
đồ. Từ các số liệu, tài liệu, bản đồ thu thập được tiến hành thống kê các số liệu theo
bảng biểu và biểu đồ.
- Phương pháp bản đồ:
Là phương pháp thành lập và biên tập bản đồ HTSDĐ theo đúng quy phạm và
ký hiệu của bản đồ HTSDĐ. Các yếu tố nội dung của bản đồ hiện trạng được thể hiện
theo đúng cơ sở toán học của bản đồ, đúng theo các chuẩn quy định về hệ quy chiếu,
khuôn dạng dữ liệu, về tổ chức và phân lớp thông tin các đối tượng.
- Phương pháp chuyên gia:
Trong quá trình thực hiện đề tài đã tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn và
cán bộ trong Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Tài
nguyên và Môi trường Quận 6, Trung tâm Cơ sở dữ liệu và Hệ thống Thông tin (Trung
tâm viễn thám – Bộ Tài nguyên và Môi trường) giúp cho công tác biên tập, xử lý và
cập nhật số liệu mang tính khoa học, khách quan.
- Phương pháp kế thừa:

Kế thừa các báo cáo thuyết minh, các tài liệu liên quan đến việc xây dựng bản
đồ HTSDĐ.
- Phương pháp ứng dụng phẩn mềm Microstation và ViLIS.
2. Phương tiện nghiên cứu:
Hệ thống phần mềm thực hiện:
- Hệ điều hành Win 7
- Phần mềm Microsoft Office
- Phần mềm Microstation
- Phần mềm Famis
- Phần mềm LusMap
- Phần mềm ViLIS
-

Trang 14


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Huỳnh Thạch Thảo

I.3.3. Quy trình thực hiện:

Bản đồ HTSDĐ
cấp phường năm
2005
(*.dgn)

HSĐC được cập
nhật biến động
trong ViLIS


Tổng hợp – kết xuất
dữ liệu biến động

Điều tra dã ngoại

Chỉnh lý biến
động trên bản đồ

Chuyển dữ liệu
biến động sang
Famis

Bản đồ HTSDĐ năm
2010 quận 6
Sơ đồ 02: Quy trình ứng dụng Microstation và ViLIS thành lập bản đồ HTSDĐ
quận 6 năm 2010
I.4. Giới thiệu các phần mềm ứng dụng:
I.4.1. Phần mềm ViLIS:
Được sự chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, phần mềm ViLIS đã được áp
dụng triển khai thí điểm tại Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh vào
năm 2005, qua đó đã thấy được tính hiệu quả của phần mềm trong công tác thành lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 các cấp, tiến đến thúc đẩy thực hiện công tác
quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng thời để tăng cường hiện đại hóa công tác quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và
Môi trường đã ra Quyết định số 221/QĐ-BTMMT ngày 14/02/2007 về việc sử dụng
thống nhất phần mềm hệ thống thông tin đất đai, trong đó quy định phần mềm hệ
thống thông tin đất đai ViLIS (Việtnam Land Information System )là phần mềm được
sử dụng thống nhất tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất các cấp trên toàn quốc.
Trang 15



Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Huỳnh Thạch Thảo

Mục đích của phần mềm ViLIS là xây dựng một mô hình đăng ký đất đai hiện
đại, dựa trên các công nghệ tiên tiến. Theo khía cạnh kỹ thuật, một mô hình đăng ký
đất đai hiện đại đòi hỏi cần có:
- Một cơ sở dữ liệu địa chính đầy đủ và chính xác;
- Một tập các quy trình xử lý các giao dịch đất đai rõ ràng và có tính chuẩn;
- Một hệ thống phần mềm, phần cứng phục vụ cho quá trình tác nghiệp;
- Một đội ngũ các cán bộ được đào tạo, có kiến thức chuyên môn vững vàng
cũng như sử dụng thành thạo các công cụ tiên tiến được trang bị.
Phần mềm ViLIS là một hệ thống phần mềm bao gồm nhiều mô đun khác nhau,
mỗi mô đun cung cấp các nhóm các công cụ để thực hiện một nội dung của công tác
quản lý đất đai khác nhau.
- Mô đun quản lý bản đồ địa chính và Cơ sở toán học của bản đồ;
- Mô đun quản lý cơ sở dữ liệu địa chính: bản đồ địa chính chính quy và hồ sơ
địa chính
- Mô đun Kê khai đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ và GCN quyền sở hữu nhà
ở và quyền sử dụng đất ở.
- Mô đun Cập nhật và quản lý biến động đất đai
- Mô đun quản lý cấp phép xây dựng và cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
- Mô đun chuẩn hóa và quản lý các giao dịch đất đai và quá trình xử lý, luân
chuyển hồ sơ.
Phần mềm ViLIS cung cấp một môi trường làm việc thống nhất, được quy trình
hóa và kiểm soát chặt chẽ, cho phép liên thông giữa các bộ phận xử lý nghiệp vụ khác
nhau, tăng cường khả năng quản lý hồ sơ và các giao dịch đất đai, hỗ trợ trực tiếp cải

cách hành chính trong quản lý đất đai.
Phần mềm ViLIS có giao diện bằng tiếng Việt và gần gũi với chuyên môn đồng
thời cung cấp qui trình làm việc, một trong những ưu điểm nổi bật của ViLIS, giúp
đơn giản hóa sử dụng phần mềm và tránh được những nguyên nhân chủ quan khi khai
thác sử dụng phần mềm.
I.4.2. Phần mềm MICROSTATION:
Là một phần mềm trợ giúp thiết kế và là môi trường đồ hoạ rất mạnh, cho phép
xây dựng, quản lý các đối tượng đồ hoạ thể hiện các yếu tố bản đồ.
Ưu điểm cơ bản của Microstation là cho phép lưu các bản đồ và bản vẽ thiết kế
theo nhiều hệ thống toạ độ khác nhau, khả năng thiết kế đồ hoạ mạnh với các chức
năng đa dạng cho phép thao tác nhanh với các dạng dữ liệu đồ hoạ không gian. Ngoài
ra còn làm môi trường để chạy các phần mềm hữu ích trong thành lập bản đồ như:
IRASB, IRASC, MGE, GEOVEC, Microsrtation còn có một giao diện đồ hoạ bao
gồm nhiều cửa sổ, thực đơn, bảng công cụ và nhiều chức năng khác rất tiện lợi cho
người sử dụng. Các công cụ của Microstation được sử dụng để số hoá các đối tượng
trên nền ảnh (raster), sửa chữa bản đồ. Microstation còn cung cấp công cụ nhập, xuất
(import, export) dữ liệu đồ hoạ từ các phần mềm khác.
Trang 16


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Huỳnh Thạch Thảo

Thực đơn và các chức năng cơ bản của Microstation
- Thực đơn trong Mirostation
+ New: Tạo file mới, dùng để mở một file mới.
+ Open: Mở file làm việc, chọn đường dẫn đến file cần mở.
+ Save: Ghi file vào chính file đang mở.
+ Save as: Ghi file đang mở vào đĩa từ và lấy một tên khác.

+ Close: Đóng file đang làm việc.
+ Import: Nhập dữ liệu đồ hoạ vào trong Microstation có phần đuôi DXF.
+ Export: Xuất một file đồ hoạ *.dgn chuyển sang file *.dxf để tiện giao diện
với các phần mềm khác.
- Bảng công cụ trong Microstation
+ LINE- Đường: Dùng để vẽ các đoạn thẳng và vẽ đường gồm nhiều đoạn
thẳng liên tiếp.
+ POLYGON- Vùng khép kín
+ Hình tròn và ELLIP
+ TEXT- Chữ
+ MODIFY ELEMENT: Cho phép thay đổi hình dạng hay kích thước của mỗi
yếu tố bằng cách thay đổi vị trí các đỉnh.
+ VIEW CONTROL: cửa sổ quan sát.
+ SNAP MODE: Cho phép truy bắt đối tượng
+ FENCE: Là một hình khép kín do người sử dụng tự xác định để làm việc với
các yếu tố hiển thị trên bản vẽ.
I.4.3. Phần mềm FAMIS:
Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và thành lập BĐĐC (File Work and Cadastral
Mapping Intergrated – Famis), phần mềm này chạy trên nền của Microstation, nằm
trong hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ
và HSĐC có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý
BĐĐC số. Phần mềm có khả năng thực hiện các công đoạn từ xử lý các số liệu đo
ngoại nghiệp đến hiệu chỉnh BĐĐC số, liên kết với dữ liệu HSĐC để dùng một dữ liệu
thống nhất.
Các chức năng của phần mềm Famis được chia thành 2 nhóm lớn:
- Các chức năng làm việc với CSDL trị đo.
- Các chức năng làm việc với CSDL BĐĐC.
I.4.4. Phần mềm LusMap:
Phần mềm LusMap là phần mềm hỗ trợ xác định các loại hình sử dụng đất phục
vụ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp phường. Theo quy định hiện hành, sản

phẩm bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp phường dạng số được lưu trữ dưới dạng file
*.DGN của phần mềm Microstation.

Trang 17


×