Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT 10 GIỐNG DƯA LEO (Cucumis sativus L.) TẠI XUÂN LỘC – ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.96 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ
NĂNG SUẤT 10 GIỐNG DƯA LEO (Cucumis sativus L.) TẠI
XUÂN LỘC – ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên: TRẦN TRỌNG THỤC
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2006 - 2010

Tháng 8 năm 2010


SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ
NĂNG SUẤT 10 GIỐNG DƯA LEO (Cucumis sativus L.) TẠI
XUÂN LỘC – ĐỒNG NAI

Tác giả

TRẦN TRỌNG THỤC

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
TS. PHẠM THỊ MINH TÂM


Tháng 8 năm 2010
i


LỜI CẢM TẠ

Xin khắc ghi công ơn của gia đình luôn là nguồn động viên là điểm tựa vững chắc
cho tôi trên con đường học tập.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
-

Cô Phạm Thị Minh Tâm đã động viên, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ ra

những sai sót kịp thời cho tôi sữa chữa để tôi có thể hoàn thành tốt bài luận văn tốt
nghiệp này.
-

Kỹ sư Nguyễn Thị Liễu, Giám Đốc, Phó Giám Đốc và các cô chú, anh chị

trong công ty Việt Nông đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ, hướng dẫn tôi tận tình trong
suốt quá trình thực tập tại công ty.
-

Các thầy cô trong trường đã truyền đạt những kiến thức kinh nghiệm đáng

quý, Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi học tập.
-

Các bạn lớp DH06NH đã luôn bên cạnh ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn


luận văn này.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 08 năm 2010
Trần Trọng Thục

ii


TÓM TẮT
Đề tài “So sánh sự sinh trưởng, phát triển và năng suất 10 giống dưa leo F1 tại
Xuân Lộc – Đồng Nai” được thực hiện từ tháng 03 đến 06/2010, với 10 giống: 6AO,
64Z, 3347, Hunter 1.0, 702, 26002, 26044, 26011, AAO, 15AO. Giống 702 là giống
đối chứng. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, một
yếu tố, 3 lần lập lại.
Thí nghiệm nhằm tuyển chọn những giống sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất
cao, phẩm chất tốt, đồng thời phù hợp với điều kiện sản xuất, thị hiếu của người dân ở
miền Nam.
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Các giống có khả năng sinh trưởng tốt hơn giống 702 (đc) là: nhóm trái ngắn có
giống 64Z, 6AO; nhóm trái dài có giống 26002, 26044.
Các giống có thời gian phát dục ngắn hơn giống 702 (đc) là các giống thuộc
nhóm trái ngắn: 6AO, 64Z, 3347.
Khả năng chống chịu của các giống đối với bệnh khảm đều cao hơn giống 702
(đc).
Các giống có năng suất thực tế và năng suất thương phẩm cao hơn giống 702
(đc) là: nhóm trái ngắn có giống 3347; nhóm trái dài có giống Hunter 1.0, 26002.
Ưu thế lai chuẩn: các giống đạt ưu thế lai chuẩn về năng suất thương phẩm gồm:
6AO, 3347, Hunter 1.0, 26002, 26011. Theo lí thuyết của Phạm Văn Duệ thì các giống
3347, Hunter 1.0, 26002, 26011 có thể đưa vào sản xuất.

Phẩm chất trái của giống 702 (đc) vẫn đạt cao nhất và tương đương với giống
702 (đc) là giống 15AO. Tuy nhiên không có sự khác biệt nhiều với giống 702 (đc) là
giống 3347 và Hunter 1.0.
Dựa vào các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh,
năng suất, chất lượng sản phẩm chọn ra được các giống: Hunter 1.0 đạt năng suất
(48,89 tấn/ha), phù hợp thị hiếu người dân vùng Đồng Nai và miền Đông Nam bộ;
giống 3347 đạt năng suất (49,96 tấn/ha), phù hợp với thị hiếu miền tây, công ty có thể
trồng thử nghiệm ở các tỉnh miền Tây.
iii


MỤC LỤC
TRANG TỰA ..................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iv
DANH SÁNH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................... ix
Chương 1: MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1

Đặt vấn đề .........................................................................................................1

1.2

Mục tiêu ............................................................................................................2

1.3


Yêu cầu .............................................................................................................2

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
2.1

Nguồn gốc .........................................................................................................3

2.2

Diện tích và năng suất của dưa leo ...................................................................3

2.3

Thành phần dinh dưỡng trong dưa leo..............................................................4

2.4

Đặc điểm thực vật học ......................................................................................4

2.4.1

Hệ rễ ..........................................................................................................4

2.4.2

Thân ...........................................................................................................5

2.4.3

Lá ...............................................................................................................5


2.4.4

Hoa ............................................................................................................5

2.5

Yêu cầu ngoại cảnh ...........................................................................................6

2.5.1

Nhiệt độ .....................................................................................................6

2.5.2

Ánh sáng ....................................................................................................7

2.5.3

Nước ..........................................................................................................7

2.5.4

Đất và dinh dưỡng .....................................................................................7

2.6

Các thời kì sinh trưởng, phát triển của dưa leo.................................................7

2.6.1


Thời kỳ nẩy mầm ......................................................................................7

2.6.2

Thời kỳ cây con .........................................................................................8

2.6.3

Thời kỳ bắt đầu ra hoa ...............................................................................8
iv


2.6.4

Thời kỳ ra hoa rộ .......................................................................................8

2.6.5

Thời kỳ già cỗi...........................................................................................8

2.7

Tiêu chuẩn của một giống tốt ...........................................................................8

2.8

Giới thiệu về ưu thế lai chuẩn ...........................................................................9

2.8.1


Định nghĩa .................................................................................................9

2.8.2

Đặc điểm của ưu thế lai .............................................................................9

2.8.3

Cơ sở di truyền của ưu thế lai .................................................................10

2.9

Thị hiếu của người sản xuất đối với đặc tính giống dưa leo được trồng ở vùng

Đồng Nai ....................................................................................................................10
2.10 Thị hiếu của người tiêu dùng đến đặc tính giống dưa leo ..............................10
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................11
3.1

Giới thiệu về các giống thí nghiệm.................................................................11

3.2

Thời gian, địa điểm khu thí nghiệm................................................................11

3.3

Điều kiện chung trong thời gian làm thí nghiệm ............................................11


3.3.1

Điều kiện đất đai......................................................................................11

3.3.2

Điều kiện khí hậu thời tiết .......................................................................12

3.4

Phương pháp ...................................................................................................12

3.4.1

Bố trí thí nghiệm .....................................................................................12

3.4.2

Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................14

3.5

Quy trình kỹ thuật ...........................................................................................16

3.6

Xử lý số liệu ....................................................................................................18

Chương 4: Kết quả và thảo luận ................................................................................19
4.1


Thời kỳ cây con ..............................................................................................19

4.2

Các chỉ tiêu sinh trưởng ..................................................................................20

4.2.1

Động thái tăng chiều cao cây của các giống thí nghiệm .........................20

4.2.2

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống thí nghiệm ..................22

4.2.3

Động thái ra cành cấp một của các giống thí nghiệm .............................24

4.3

Các chỉ tiêu phát dục.......................................................................................26

4.3.1

Thời gian phát dục của các giống thí nghiệm .........................................26

4.3.2

Tỷ lệ đậu trái của các giống thí nghiệm ..................................................28


4.4

Tình hình sâu bệnh hại của các giống thí nghiệm ..........................................29
v


4.5

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống thí nghiệm ........30

4.6

Ưu thế lai chuẩn của các giống thí nghiệm ....................................................33

4.7

Phẩm chất trái của các giống thí nghiệm ........................................................35

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................38
5.1

Kết luận ...........................................................................................................38

5.2

Đề nghị ............................................................................................................40

TÀI LIỆU KHAM KHẢO ..........................................................................................41
PHỤ LỤC .....................................................................................................................43


vi


DANH SÁNH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Viết đầy đủ/ Ý nghĩa
1

CV

Hệ số biến động (Coefficient of Variation)

2

ĐC

Đối chứng

3

FAO

Food and Agriculture Organization

4

LSD

Sự khác biệt tối thiểu có ý nghĩa (Least Significant Differences)


5

NSLT

Năng suất lý thuyết

6

NSTP

Năng suất thương phẩm

7

NSTT

Năng suất thực tế

8

NSG

Ngày sau gieo

9

NT

Nghiệm thức


10

TLTB

Trọng lượng trung bình

11

TB

Trung bình

12

TGBQ

Thời gian bảo quản

13

STT

Số thứ tự

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Năng suất (tấn/ha) dưa leo của một số nước từ năm 2002 – 2008 (faostat,
2010) ................................................................................................................................4

Bảng 3.1: Điều kiện đất đai ...........................................................................................12
Bảng 3.2: Các yếu tố khí hậu, thời tiết ..........................................................................12
Bảng 4.1: Thời gian (ngày sau gieo - NSG) và tỉ lệ nẩy mầm (%) của các giống thí
nghiệm (Đồng Nai, 2010) ..............................................................................................19
Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây) của các giống thí nghiệm
(Đồng Nai, 2010) ...........................................................................................................20
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/ngày) của các giống thí nghiệm
(Đồng Nai, 2010) ...........................................................................................................23
Bảng 4.4: Động thái ra cành cấp một (cành/cây) của các giống thí nghiệm (Đồng Nai,
2010) ..............................................................................................................................25
Bảng 4.5: Thời gian phát dục của các giống thí nghiệm (Đồng Nai, 2010)..................26
Bảng 4.6: Tỷ lệ đậu trái (%) của các giống thí nghiệm (Đồng Nai, 2010) ...................29
Bảng 4.7: Tình hình gây hại của sâu, bệnh hại (%) của các giống thí nghiệm (Đồng
Nai, 2010) ......................................................................................................................30
Bảng 4.8: Số trái TB/cây (trái), TLTB một trái (g), TLTB trái/cây (kg) của các giống
thí nghiệm (Đồng Nai, 2010).........................................................................................31
Bảng 4.9: Năng suất (tấn/ha) các giống thí nghiệm (Đồng Nai, 2010) .........................32
Bảng 4.10: Giá trị ưu thế lai về NSTT của các giống thí nghiệm (Đồng Nai, 2010)....34
Bảng 4.11: Giá trị ưu thế lai về NSTP của các giống thí nghiệm (Đồng Nai, 2010) ....35
Bảng 4.12: Các đặc tính về phẩm chất trái của các giống thí nghiệm (Đồng Nai, 2010)
.......................................................................................................................................36

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1: Các giống dưa leo thí nghiệm 55 NSG.............................................................43
Hình 2: Cây dưa leo bị bệnh khảm của giống 702 (đc) .................................................43
Hình 3: Các giống dưa leo triển vọng ...........................................................................44
Biểu đồ 4.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây ........................................................64

Biểu đồ 4.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây .............................................................64
Biểu đồ 4.3: Khả năng ra cành cấp một.........................................................................65
Biểu đồ 4.4: Năng suất thực tế, năng suất thương phẩm, năng suất lí thuyết ...............65

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1

Đặt vấn đề
Rau là bộ phận của những cây hàng năm, cây hai năm và cây thân thảo lâu năm

dùng để ăn, là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mọi người
bởi rau chứa một lượng lớn những chất dinh dưỡng rất cần cho cơ thể. Từ xưa ông bà
ta đã biết khai thác nguồn rau phong phú, có sẵn trong thiên nhiên làm nguồn thức ăn.
Rau giúp tinh thần thoải mái, cơ thể cân đối, nhiều loại rau là nguồn dược liệu quý, mỹ
phẩm tuyệt vời. Ngành sản xuất rau mang lại thu nhập rất cao cho người sản xuất rau,
có giá trị xuất khẩu. Đặc biệt điều kiện nước ta rất thích hợp trồng rau và nghề trồng
rau xuất hiện nước ta rất sớm (Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2005).
Dưa leo, một loại rau ăn trái, thuộc họ bầu bí, giữ vai trò quan trọng trong sản
xuất rau của nhiều nước. Đây là cây rau truyền thống, đã được trồng lâu đời trên thế
giới và trở thành thực phẩm thông dụng của nhiều nước (Tạ Thu Cúc và Ctv, 2000).
Dưa leo là loại cây trồng phổ biến nhất sau cà chua và dưa hấu (Prohens và Nuez,
2008). Dưa leo chứa nhiều nước, vitamin và khoáng chất có tác dụng đắp mặt rất tốt,
dưa leo còn có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, thải độc, lợi tiểu, giảm cân. Ngoài ra
dưa leo còn có khả năng hổ trợ điều trị AIDS do ở đầu quả dưa leo có chứa chất
cucurbitacin có khả năng kích thích công năng miễn dịch của cơ thể (vietbao.vn,
2008).

Trong thời đại hội nhập hiện nay thì giống cây trồng là vấn đề quan trọng trong
phát triển nông nghiệp. Theo Phan Thanh Kiếm (2006) giống là tư liệu sản xuất không
thể thay thế, sử dụng giống thích hợp là biện pháp nhanh nhất, kinh tế nhất để tăng
năng suất cây trồng, quyết định phẩm chất nông sản, hạn chế thiệt hại do thiên tai, sâu
bệnh. Vì vậy việc tìm ra một bộ giống tốt phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, phù
hợp với điều kiện sản xuất của từng địa phương là cần thiết.
Xuất phát từ nhu cầu sản xuất trên, đề tài: “so sánh sự sinh trưởng, phát triển và
năng suất 10 giống dưa leo tại Xuân Lộc – Đồng Nai” đã được tiến hành.
1


1.2

Mục tiêu
Tìm ra các giống F1 tiềm năng có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và năng

suất cao, phẩm chất ngon, phù hợp với điều kiện sản xuất và thị hiếu người tiêu dùng
của miền Nam.
1.3

Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất

và năng suất. Đánh giá ưu thế lai chuẩn, tình hình sâu bệnh hại, các đặc tính, phẩm
chất trái của các giống thí nghiệm.

2


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Nguồn gốc
Nhiều quan điểm cho rằng dưa leo (Cucumis sativus L.) có nguồn gốc ở Việt

Nam (Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2005). Dưa leo có nguồn gốc từ Trung
Quốc, Ấn Độ và Trung Cận Đông (Prohens và Nuez, 2008). Cũng có ý kiến cho rằng
dưa leo có nguồn gốc ở Nam Á và được trồng trọt khoảng 3.000 năm nay (Tạ Thu Cúc
và ctv, 2000). Theo Vũ Đình Hoà và ctv (2005) thì Ấn Độ là trung tâm khởi nguyên
của dưa leo. Còn theo Trần Thị Ba (2009) dưa leo được biết ở Ấn Độ cách nay hơn
3.000 năm, sau đó được lan truyền dọc theo hướng Tây Châu Á, Châu Phi và miền
Nam Châu Âu, được trồng ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ 6 và hiện nay được trồng rộng
rãi khắp nơi trên thế giới.
2.2

Diện tích và năng suất của dưa leo
Dưa leo là giống cây mang lại giá trị kinh tế lớn trong số các loại rau trồng trên

toàn thế giới. Hiện nay, dưa leo là một trong những giống rau được trồng rộng rãi nhất
và đây là một trong số ít những loài cây có hoa được xác định chuỗi gen thành công, là
loại cây trồng thứ 7 được xác định chuỗi gen sau các loại cây trồng quan trọng như lúa
và các giống nho (Linh Chi, 2010).
Từ thời kỳ La Mã, dưa leo có giá trị và được trồng dưới mái che, thế kỷ 13 dưa
leo được đưa đến nước Anh. Columbus đã gieo và trồng những giống dưa leo trong
chuyến du lịch đường biển lần thứ hai của ông (Tạ Thu Cúc, 2005).
Theo Food and Agriculture Organization _ FAO (2006), diện tích trồng dưa leo
năm 2005 trên toàn thế giới khoảng 2.483.200 ha, năng suất trung bình (TB) 16,84
tấn/ha và tổng sản lượng đạt khoảng 41.807.840 tấn. Tổng giá trị nhập khẩu dưa leo
của thế giới trong năm 2004 khoảng 1,2 tỷ USD và xuất khẩu tương đương 1,3 tỷ

USD. Các nước có diện tích trồng và năng suất dưa leo các loại cao là Trung Quốc
(1,5 triệu ha; 17,1 tấn/ha), Nhật Bản (606.500 ha; 46,41 tấn/ha), Mỹ (1,2 triệu ha, 14,4
tấn/ha), Thái Lan (195.800 ha; 7,93 tấn/ha). Các nước có giá trị xuất khẩu dưa leo
đứng đầu thế giới là Hà Lan (347,89 triệu USD), Tây Ban Nha (337,97 triệu USD).
3


Năng suất dưa leo của một số nước từ năm 2002 – 2008 trình bày ở bảng 2.1
Bảng 2.1: Năng suất (tấn/ha) dưa leo của một số nước từ năm 2002 – 2008
(faostat, 2010)
Tên nước

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Anh

435,50


557,97

472,31

499,17

500,00

479,61

475,00

Pháp

147,89

149,20

152,83

185,64

173,86

178,08

184.83

Trung Quốc


18,47

18,52

17,00

17,10

17,07

16,97

16,59

Đức

72,36

65,07

68,32

67,15

73,06

75,90

76,68


Nhật Bản

50,64

48,52

49,12

50,35

47,97

49,98

49,98

Mỹ

18,77

18,12

27,01

27,21

30,78

29,95


34,98

Úc

76,97

77,89

84,55

89,45

87,37

95,61

100,66

Tây Ban Nha

66,64

80,35

74,13

61,62

78,50


76,55

75,71

Hà Lan

658,05

672,93

698,23

697,31

733,33

716,67

713,33

Ở Việt Nam: Diện tích trồng dưa leo hàng năm khoảng 26.000 ha, đạt sản
lượng 320.000 tấn. Xấp xỉ 1/4 sản lượng (khoảng 80.000 tấn) được chế biến cho xuất
khẩu, phần còn lại cho tiêu dùng trong nước (nongnghiep.vn, 2009)
2.3

Thành phần dinh dưỡng trong dưa leo
Giá trị dinh dưỡng trong 100g ăn được của dưa leo gồm: nước 95 g, hàm lượng

vitamin và chất khoáng: canxi: 23 mg, phốt pho: 27 mg, sắt: 1 mg, Caroten: 0,3 mg;
vitamin B1: 0,03 mg, B2: 0,04 mg, PP: 0.1 mg, vitamin C: 5 mg. Ngoài ra dưa leo còn

chứa các chất như: protit: 0,8 g, gluxit: 3 g , xenlulo: 0,7 g, tro: 0,5 g, calo: 16 (Phạm
Hữu Nguyên, 2007).
2.4

Đặc điểm thực vật học

2.4.1 Hệ rễ
Hệ rễ ưa ẩm, không chịu khô hạn, cũng không chịu ngập úng, có thể ăn sâu
dưới tầng đất 1m, rễ nhánh và rễ phụ phát triển theo điều kiện đất đai. Hệ rễ phân bố
tầng đất sâu từ 0-30 cm, nhưng hầu hết rễ tập trung ở tầng đất 15 - 20 cm. Sau mọc 5 6 ngày rễ phụ phát triển (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000).

4


Thời kỳ cây con rễ sinh trưởng yếu, k0hả năng chống chịu với điều kiện bất
thường kém, nếu cây bị hạn hoặc bị úng, nồng độ chất dinh dưỡng cao, hệ rễ sẽ bị khô
đen và bị thối. Khả năng sinh trưởng mạnh, yếu của rễ phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt
độ, độ ẩm đất và thời gian bảo quản (TGBQ) hạt giống (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000).
2.4.2 Thân
Thân cây dưa leo thuộc loại leo bò, thân mảnh, nhỏ, chiều cao thân phụ thuộc
chủ yếu vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kĩ thuật chăm sóc (Tạ Thu Cúc và ctv).
Căn cứ vào chiều cao của cây có thể phân chia thành 3 nhóm :
Loại lùn

chiều cao cây từ 0,6 – 1 m

Loại TB

chiều cao cây >1 – 1,5 m


Loại cao

chiều cao cây >1,5 đến 2 – 3 m, có loại cao 4 – 5 m

Trên thân có cạnh, có lông cứng và ngắn, đường kính thân là một chỉ tiêu quan
trọng đánh giá tình hình của cây. Đối với giống trung bình và giống muộn đường kính
đạt gần 1 cm là cây sinh trưởng tốt (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000).
Trên thân chính thường phân cành, nhưng cũng có nhiều loại dưa leo hoàn toàn
không phân cành. Sự phân cành còn phụ thuộc vào nhiệt độ ban đêm. Thân trên lá
mầm và lóng thân trong điều kiện ẩm độ cao có thể thành lập nhiều rễ bất định (Trần
Thị Ba, 2009).
2.4.3 Lá
Lá dưa leo gồm có lá mầm và lá thật, 2 lá mầm mọc đối xứng qua trục thân.
Lá mầm có hình trứng, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và dự đoán tình hình sinh
trưởng của cây. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng 2 lá mầm là chất lượng
giống, khối lượng hạt giống, dinh dưỡng trong đất, độ ẩm đất và nhiệt độ (Tạ Thu Cúc
và ctv, 2000).
Lá thật có 5 cánh, chia thùy nhọn hoặc có dạng chân vịt; có dạng lá tròn, trên lá
có lông cứng, ngắn (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000).
2.4.4 Hoa
Hoa dưa leo có màu vàng, đường kính từ 2 – 3 cm, có hoa đơn tính cùng gốc (monoecious)
nhưng hoa cái chiếm ưu thế, đôi khi xuất hiện dạng hình đơn tính khác gốc (dioecious). Trong
quá trình phát triển, dưa leo còn sản sinh dạng hình hoa cái và hoa lưỡng tính cùng gốc

5


(gynomonoceious). Tuy vậy hoa dưa leo chủ yếu là hoa đơn tính cùng gốc (Tạ Thu Cúc,
2000).


Sự xuất hiện của hoa cái sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiệt độ, chế độ chiếu
sáng, chất dinh dưỡng và nồng độ CO2. Nhiệt độ 18 ± 60C, thời gian chiếu sáng 10 –
11 giờ/ngày, nồng độ CO2 thích hợp, dinh dưỡng đầy đủ thì hoa cái xuất hiện sớm và
nhiều. Nếu nhiệt độ cao, thời gian chiếu sáng dài (> 14 giờ/ ngày) hoa cái ra muộn và
ở vị trí cao (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000).
2.4.5 Trái
Trái dưa leo thường thuôn dài, trái có ba múi, hạt dính vào giá noãn. Hình dạng,
độ dài, khối lượng, màu sắc sai khác rất lớn, sự sai khác đó chủ yếu do giống (Tạ Thu
Cúc và ctv, 2000).
Màu sắc của hầu hết các giống dưa leo màu xanh, xanh vàng, khi chín vỏ trái
thường nhẵn hoặc có gai. Màu xanh khi chín thương phẩm thường phù hợp với thị
hiếu của nhiều người tiêu dùng. Sau khi hái vỏ chuyển màu vàng nhanh là nhược điểm
lớn của giống (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000). Trái dưa leo chứa hạt màu trắng ngà, TB có
từ 200 – 500 hạt/trái (Trần Thị Ba, 2009).
Trong sản xuất dưa leo thường xuất hiện những hiện tượng trái dị hình, trái phát
triển không cân đối, đó là do sự biến đổi quá mạnh trong thời kì phôi thai (Tạ Thu Cúc
và ctv, 2000).
2.5

Yêu cầu ngoại cảnh

2.5.1 Nhiệt độ
Dưa leo thuộc nhóm ưa nhiệt, nhiệt độ ngày thích hợp cho dưa tăng trưởng là
300C và nhiệt độ ban đêm 18 – 210C (Trần Thị Ba, 2009).
Dưa leo yêu cầu đất ấm áp để nẩy mầm, nhiệt độ bình thường tối thiểu từ 10 –
180C. Nhiệt độ tối thiểu cho dưa leo nẩy mầm là 15,50C, nhiệt độ tối đa là 40,50C,
nhiệt độ thích hợp là > 15,5 – 350C. Hầu hết các giống dưa leo đều qua giai đoạn xuân
hóa ở nhiệt độ 20 – 220C (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000).
Dưa leo cũng như các cây trong họ bầu bí rất mẫn cảm với sương giá đặc biệt là
nhiệt độ thấp dưới 00C, có tuyết và khi nhiệt độ về ban đêm trong khoảng từ 3 – 40C.

Vì vậy, dưa leo và các loài bầu bí yêu cầu khí hậu ấm áp và khô ráo để sản xuất (Tạ
Thu Cúc và ctv, 2000).
6


2.5.2 Ánh sáng
Dưa leo thuộc nhóm cây yêu cầu thời gian chiếu sáng ngày ngắn, độ dài chiếu
sáng cho cây sinh trưởng, phát dục tốt là 10 – 12 giờ/ ngày, cường độ chiếu sáng thích
hợp nhất là 15.000 – 17.000 lux (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000).
2.5.3 Nước
Dưa leo là cây kém chịu hạn và chịu úng. Hai yếu tố ngoại cảnh lượng mưa và
độ ẩm cùng với nhiệt độ cao là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cây trong họ bầu
bí nhiễm bệnh ở lá và thân cành (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000).
Yêu cầu về độ ẩm đất của dưa leo rất lớn. Đất khô hạn sẽ làm hạt mọc chậm,
thân lá sinh trưởng kém, đặc biệt khi thiếu nước nghiêm trọng sẽ xuất hiện trái dị hình,
cây bị bệnh virút (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000).Thiếu nước còn làm dưa tích luỹ chất
cucurbitaxin làm trái đắng (Trần Thị Ba, 2009).
Khi hạt nẩy mầm yêu cầu lượng nước bằng 50 % khối lượng hạt. Thời kì thân
lá sinh trưởng mạnh đến ra hoa cái cần độ ẩm đất 70 – 80 %, thời kỳ ra trái rộ và trái
phát triển yêu cầu độ ẩm cao > 80 – 90 % (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000).
2.5.4 Đất và dinh dưỡng
Cây dưa leo ưa thích đất đai màu mỡ, giàu chất hữu cơ, đất tơi xốp, độ pH từ
5,5 – 6,8 và tốt nhất từ 6 – 6,5. Dưa leo được trồng trên đất thịt nhẹ hay đất cát pha sẽ
cho năng suất cao và chất lượng trái tốt. Đất trồng các cây trong họ bầu bí phải luân
canh triệt để, tốt nhất là luân canh với cây trồng nước (cây lúa nước) (Tạ Thu Cúc và
ctv, 2000).
Thời kì đầu dưa leo cần nhiều đạm và lân, cuối thời kì cây không cần đạm. Dưa
leo rất nhạy cảm với dinh dưỡng trong đất vì thế lúc trồng nên bón thúc nhiều lần hơn
là bón tập trung (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000).
2.6


Các thời kì sinh trưởng, phát triển của dưa leo

2.6.1 Thời kỳ nẩy mầm
Thời kỳ nẩy mầm được tính từ khi gieo đến khi cây có 2 lá mầm, thời kỳ này
yêu cầu nhiệt độ cao, hạt nẩy mầm ở nhiệt độ từ 12oC trở lên, nhiệt độ thích hợp nhất
từ 25 – 30oC (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000).

7


2.6.2 Thời kỳ cây con
Thời kỳ cây con được tính từ khi cây có hai lá mầm đến khi cây có 4 – 5 lá thật,
trong thời kỳ này, bộ rễ phát triển mạnh cả chiều sâu lẫn bề rộng, bộ phận trên mặt đất
phát triển chậm, thân mọc thẳng, chưa phân cành, lóng thân ngắn. Thời kỳ này kết hợp
vun xới, bón thúc và tưới giữ ẩm để kích thích bộ rễ mọc mạnh, thúc đẩy sự phát triển
của thân (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000).
2.6.3 Thời kỳ bắt đầu ra hoa
Thời kỳ này được tính từ khi cây có từ 4 – 5 lá thật đến khi cây ra hoa cái đầu
tiên. Thân cây từ trạng thái mọc thẳng chuyển sang trạng thái bò leo và phát triển
mạnh. Các nhánh, tua cuốn được hình thành liên tục, tốc độ ra lá nhanh và kích thước
lá lớn. Hoa đực ra nhiều và hoa cái đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Ở thời kỳ này thường
xảy ra hiện tượng lốp, cành lá ra nhiều nhưng ít nụ, ít hoa nếu chăm sóc không đúng
kỹ thuật (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000).
2.6.4 Thời kỳ ra hoa rộ
Thời kỳ ra hoa rộ được tính từ khi cây có hoa cái đầu tiên đến khi ra trái rộ, có
thể thu hoạch lứa trái đầu tiên. Ở thời kỳ này bộ rễ phát triển mạnh, thân và lá mọc
nhiều, hoa trái ra tập trung yêu cầu nước và dinh dưỡng phải đầy đủ. Vì vậy, bón thúc
hợp lý, kịp thời và thu hoạch đúng độ chín là biện pháp làm tăng năng suất (Tạ Thu
Cúc và ctv, 2000).

2.6.5 Thời kỳ già cỗi
Thời kỳ già cỗi được tính từ khi cây có trái rộ đến khi cây tàn, thân lá phát triển
kém dần rồi dừng hẳn, hoa trái ít, trái bé và có hình dạng không bình thường, trái hay
bị đèo. Do đó, phải chăm sóc kỹ để duy trì sự làm việc của bộ lá, kéo dài thời gian thu
hoạch để đạt năng suất cao (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000).
2.7

Tiêu chuẩn của một giống tốt
Theo Phan Thanh Kiếm (2006) thì tiêu chuẩn của giống tốt là giống:
- Năng suất cao: Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất vì mục đích của người sản

xuất là để thu được năng suất cao. Giống không chỉ cho năng suất cao mà cần có hệ số
kinh tế cao. Ngoài yếu tố năng suất cao, giống tốt phải là giống cho năng suất ổn định,
nghĩa là ngay trong những mùa gặp các yếu tố bất lợi (như hạn, rét) giống này vẫn cho
thu hoạch tốt hơn các giống khác.
8


- Phẩm chất tốt
Tuỳ mục đích và nhu cầu sử dụng mà tạo ra những giống có phẩm chất khác
nhau. Nhu cầu và mục đích sử dụng thay đổi theo thời gian. Phẩm chất nông sản phản
ánh : chất lượng dinh dưỡng, chất lượng chế biến, chất lượng mẫu mã hàng hoá.
- Chống chịu tốt: Ngoài tính chống chịu trong những điều kiện bất lợi, phải có
những giống phù hợp trong những điều kiện canh tác đặc thù: giống chịu hạn, giống
chịu phèn, giống chịu mặn, giống chịu úng, giống chịu rét.
- Thời gian sinh trưởng phù hợp: Mỗi vùng sản xuất yêu cầu bố trí cơ cấu luân
canh xen canh, gối vụ khác nhau nên giống phải phù hợp với cơ cấu cây trồng của
vùng.
- Phù hợp với trình độ và phương thức canh tác nhất định: Phải có giống phù
hợp với mức độ đầu tư khác nhau ở những điều kiện cho phép khác nhau, phương thức

gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch khác nhau.
Theo Phạm Văn Duệ (2005) thì: năng suất của giống mới muốn được công
nhận phải cao hơn giống đang dùng trong sản xuất ít nhất là 10 – 15 %. Giống có tính
chống chịu sâu bệnh tốt và sạch sâu bệnh, lâu thoái hoá.
2.8

Giới thiệu về ưu thế lai chuẩn

2.8.1 Định nghĩa
Thuật ngữ ưu thế lai dùng để chỉ con lai đời F1 hơn bố mẹ một hoặc nhiều tính
trạng, đặc tính (Phan Thanh Kiếm, 2006).
Ưu thế lai chuẩn dùng để chỉ % con lai F1 hơn giống sản xuất đại trà trong
vùng dùng làm đối chứng (đc) chuẩn (Phan Thanh Kiếm, 2006).
2.8.2 Đặc điểm của ưu thế lai
Theo Phan Thanh Kiếm (2006) thì đặc điểm của ưu thế lai chuẩn là:
- Ưu thế lai mạnh ở đời F1 và giảm dần qua các thế hệ sau.
- Hầu hết các tính trạng có ưu thế lai dương và với ưu thế lai dương con lai có
giá trị lớn hơn bố mẹ.
- Ở một số tính trạng như thời gian sinh trưởng của một số cây xuất hiện ưu thế
lai âm. Với ưu thế lai âm, con lai biểu hiện xấu hơn bố mẹ, thậm chí xấu hơn bố mẹ
thấp nhất.

9


2.8.3 Cơ sở di truyền của ưu thế lai
Theo Vũ Đình Hoà và ctv (2005) thì cơ sở di truyền của ưu thế lai là:
- Giả thuyết tính trội: theo giả thuyết tính trội, ưu thế lai là kết quả tác động và
tương tác của alen trội có lợi. Dị hợp tử không cần thiết chừng nào bố mẹ của con lai
có tối đa số alen trội có lợi tác động tích luỹ các gen trội có lợi.

- Giả thuyết siêu trội: dị hợp tử là cần thiết để tạo nên ưu thế lai. Trạng thái dị
hợp tử vượt hiệu ứng của gen trội; kiểu hình của thể dị hợp tử ưu việt hơn kiểu hình
thể đồng hợp: Aa > AA hoặc aa.
- Cơ sở phân tử về ưu thế lai: Sự tham gia của nhiều tương tác hai locus là cơ sở
di truyền của tính trạng số lượng và ưu thế lai, phần lớn các locus tính trạng số lượng
có quan hệ với suy thoái cận huyết và ưu thế lai đều có liên quan tới tương tác giữa các
locus và 90% locus tính trạng số lượng đóng góp vào ưu thế lai là siêu trội.
2.9

Thị hiếu của người sản xuất đối với đặc tính giống dưa leo được trồng ở

vùng Đồng Nai
Theo số liệu điều tra của công ty Việt Nông (2010), người sản xuất ở vùng
Đồng Nai ưu chuộng giống dưa cho năng suất cao, khả năng kháng bệnh cao, đặc biệt
là bệnh do virut, có sức phát triển tốt, độ phân cành cao, khả năng cho trái sớm, tỉ lệ
bông cái trên cây cao và đậu trái nhiều. Về phẩm chất trái, người sản xuất ưa chuộng
dưa leo có độ đồng đều trái cao, chiều dài khoảng 17 – 20 cm, trọng lượng (P) 200 –
250 g/trái, đường kính 3,5 – 4 cm, màu xanh trung bình, giòn ngon, bảo quản được lâu.
Hiện nay, 702 là giống lai F1 đáp ứng được yêu cầu này.
2.10

Thị hiếu của người tiêu dùng đến đặc tính giống dưa leo
Theo số liệu điều tra của công ty Việt Nông (2010) thì:
Tuỳ theo vùng miền thị hiếu của người tiêu dùng có sự thay đổi
+ Thị trường miền Bắc và miền Trung thì người tiêu dùng ưu chuộng dưa leo

trái dài (> 20 cm), to và màu xanh vừa đến xanh đậm, trái giòn ngon.
+ Thị trường miền Đông Nam Bộ chuộng dưa trái dài 16 – 19cm, đường kính
trung bình 3,5 – 4cm, giòn ngon.
+ Đối với thị trường miền Tây chuộng trái có chiều dài trung bình 14 – 16cm,

trái đồng đều, giòn, ngọt.

10


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Giới thiệu về các giống thí nghiệm
Giống 6AO, giống 64Z, 15AO, AAO là giống lai F1 của công ty giống Việt

Nông.
Giống 26011, 26002, 26044, 3347, Hunter 1.0 là giống lai F1 nhập của công ty
EWSC.
Giống đối chứng: giống 702 là giống lai F1 của công ty EWSC.
• Ưu điểm: Sức phát triển mạnh. Thời gian thu hoạch sớm 32 – 34 NST, hoa cái
nhiều, dễ đậu trái và cho trái gốc nhiều. Trái màu đẹp, chiều dài từ 18 – 20 cm, đường
kính từ 4 – 4,5 cm, trái giòn, ngon, ngọt, bảo quản được lâu, độ đồng đều trái cao. Khả
năng kháng bệnh khá.
• Khuyết điểm: Hiện nay giống này dễ mẫm cảm với virus, trái giàn trên thường
bị biến dạng, cành nhánh còn hạn chế.
Chọn giống này làm đối chứng vì: giống này hiện nay là giống trồng chính của
địa phương, đáp ứng được yêu cầu của thị trường về màu sắc, chiều dài, độ giòn, độ
ngọt nhưng có những khuyết điểm như trên.
3.2

Thời gian, địa điểm khu thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 3/2010 đến tháng 6/2010, tại Công ty giống


Việt Nông, 62A, tỉnh lộ 763, ấp 1, xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
3.3

Điều kiện chung trong thời gian làm thí nghiệm

3.3.1 Điều kiện đất đai
Đất khu thí nghiệm thuộc đất thịt sét pha cát, đất có pH thấp. Đạm và kali tổng
số trung bình, lân tổng số cao; đạm, lân và kali dễ tiêu nghèo; hàm lượng Ca và Mg
trao đổi thấp. Cần bón nhiều vôi để cải thiện pH đất, phân hữu cơ để tăng khả năng
trao đổi các cation trong đất. Cần bón nhiều đạm, lân, kali để tăng hàm lượng N-P-K
trao đổi trong đất (bảng 3.1).

11


Bảng 3.1: Điều kiện đất đai
Thành phần
cơ giới

pH

(%)
Cát

Thịt

Sét

H2O


62,33

11,67

26,00

5,40

Chất tổng số

C

Chất dễ tiêu

(%)

(%)

0,67

(ppm)

Cation trao
đổi
meq/100g

N

P


K2O

NH4+

P2O5

K+

Ca2+

Mg2+

0,09

0,53

0,09

27,0

19,00

69,33

4,28

1,67

(Nguồn: Phòng phân tích nông nghiệp, nông trường Thọ Vực)
3.3.2 Điều kiện khí hậu thời tiết

Bảng 3.2: Các yếu tố khí hậu, thời tiết

Tháng
/2010

Nhiệt
độ TB
(0C)

Nhiệt

Nhiệt

độ cao

độ thấp

nhất

nhất

(0C)

(0C)

Ẩm độ
TB
(%)

Ẩm độ

nhỏ
nhất

Lượng

Tổng số giờ

mưa TB

nắng

(mm)

(giờ)

(%)

3

27,9

34,7

19

71

53,6

116


266

4

28,5

36

22,1

72

50,3

90

277

5

27,6

39,9

22

75

51


69

199

(Nguồn: Trạm trắc quan khí tượng huyện Xuân Lộc, Long Khánh, Đồng Nai)
- Nhiệt độ trung bình trong các tháng dao động từ 27,6 – 28,50C. Nhiệt độ trung
bình các tháng rất thích hợp cho dưa leo sinh trưởng, phát triển.
- Ẩm độ trung bình từ 71 – 75 %, nhìn chung ẩm độ trung bình trong các tháng
thí nghiệm thấp, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của dưa leo.
- Lượng mưa trung bình trong các tháng từ 69 – 116 mm. Nhìn chung lượng
mưa trung bình trong các tháng thí nghiệm thấp, thấp là tháng 5 (69 mm).
- Số giờ nắng của các tháng từ 199 – 266 giờ, cao nhất là tháng 4 (266 giờ),
thấp nhất là tháng 5 (199 giờ).
3.4

Phương pháp

3.4.1 Bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm đơn yếu tố, được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu
nhiên 10 nghiệm thức (NT), 3 lần lập lại.
12


- 10 NT là 10 giống như sau:
NT 1: Giống 6AO
NT 2: Giống 64Z
NT 3: Giống 3347
NT 4: Giống Hunter 1.0
NT 5: Giống 702 (đc)

NT 6: Giống 26002
NT 7: Giống 26044
NT 8: Giống 26011
NT 9: Giống AAO
NT 10: Giống15AO
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Chiều biến thiên

LLL 1

-

LLL 2

LLL 3

NT 4

NT 9

NT 7

NT 7

NT 1

NT 2

NT 2


NT 7

NT 6

NT 5

NT 6

NT 10

NT 9

NT 3

NT 3

NT 3

NT 4

NT 8

NT 8

NT 5

NT 4

NT 10


NT 8

NT 9

NT 1

NT 5

NT 5

NT 6

NT 2

NT 1

13


- Qui mô thí nghiệm
Diện tích ô thí nghiệm: 1,2 m x 6 m = 7,2 m2
Số ô thí nghiệm: 10 x 3 = 30
Diện tích thí nghiệm : 7,2 x 10 x 3 = 216 m2
Diện tích bảo vệ: 30 m2
Tổng diện tích khu thí nghiệm : 246 m2
3.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi
™

Giai đoạn cây con


Theo dõi tất cả các cây của các giống thí nghiệm
- Thời gian nẩy mầm (ngày sau gieo – NSG): tính từ khi gieo đến khi có 50 %
hạt trên một nghiệm thức nẩy mầm.
- Thời gian cây ra lá thật theo từng giống (NSG): tính từ khi gieo đến khi có 50
% hạt trên một NT có lá thật (lá thật là lá nhìn thấy rõ được cuống lá và phiến lá)
™

Các chỉ tiêu sinh trưởng

Chọn 5

cây ngẫu nhiên liên tiếp/ô

thí nghiệm của từng nghiệm thức. Cứ 5 ngày đo đếm một lần, các cây này được đánh
số cho tiện theo dõi.
- Chiều cao cây (cm/cây): được đo từ vết sẹo của 2 lá mầm đến đỉnh của ngọn.
- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/ngày) = {(chiều cao đo được lần
sau) – (chiều cao đo lần trước)}/5
- Khả năng phân cành cấp I (cành/cây): đếm tất cả các cành cấp I (Cành cấp I là
những cành được hình thành từ nách lá trên thân chính).
™

Các chỉ tiêu phát dục

Thời gian phát dục
- Ngày ra nụ (NSG) : 50 % số cây/ô xuất hiện nụ đầu tiên.
- Ngày ra hoa (NSG) : 50 % số cây/ô xuất hiện hoa cái đầu tiên.
- Ngày ra trái (NSG): 50 % số cây/ ô ra trái.
- Ngày bắt đầu thu hoạch (NSG): 50 % số cây/ô cho thu hoạch.

- Ngày kết thúc thu hoạch (NSG): tỉ lệ đèo của một NT trên một lần lập lại > 50
%.
- Tỷ lệ đậu trái/cây (%) = (số quả TB/cây) / (số hoa cái TB/cây) x 100
14


™

Tình hình sâu bệnh hại

Ghi nhận tình hình sâu bệnh trên đồng ruộng và tính tỷ lệ sâu bệnh hại.
- Tỷ lệ sâu hại: So sánh mức độ xuất hiện sâu hại ở 10 giống và quy ước
+: Xuất hiện ít; ++: Xuất hiện trung bình; +++: Xuất hiện nhiều
- Tỷ lệ bệnh hại (%) = (số cây bệnh hại) / (tổng số cây theo dõi)} x 100
™

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Số trái TB/cây (trái/cây) = (Tổng số trái của 5 cây theo dõi qua các lần thu
hoạch) / 5.
- TLTB trái/cây (kg/cây) = (Tổng trọng lượng trái của 5 cây theo dõi qua các
lần thu hoạch)/5.
- TLTB 1 trái (g/trái) = (TLTB trái/cây) /(Số trái TB/cây).
- Năng suất ô thí nghiệm (kg/m2) = Tổng khối lượng các trái thu được trên mỗi
ô thí nghiệm qua các lần thu hoạch.
- Năng suất thực tế (NSTT, tấn/ha) = {Năng suất ô thí nghiệm (kg) / diện tích ô
thí nghiệm (m2)} x 10
- Năng suất lý thuyết (NSLT, tấn/ha) = {Trọng lượng trung bình (TLTB) trái /
cây (kg) x Số cây/ha (cây)}/1000.
- Tỷ lệ trái đèo % = Trọng lượng dưa đèo trên ô thí nghiệm (kg) / Trọng lượng

trái trên ô thí nghiệm x 100.
- Năng suất thương phẩm (NSTP, tấn/ha) = Tổng khối lượng NSTT (tấn/ha) x
Tỷ lệ đèo
™

Ưu thế lai chuẩn
SH % =

F1 − S
X 100
S

Trong đó:
SH: Ưu thế lai chuẩn
F1: Đời con
S: giống làm đối chứng

15


×