Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ CẦN THƠ CÔNG SUẤT 1000 M3/NGÀY ĐÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ THÚY NGÂN

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ CẦN THƠ
CÔNG SUẤT 1000 M3/NGÀY ĐÊM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ THÚY NGÂN

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ CẦN THƠ
CÔNG SUẤT 1000 M3/ NGÀY ĐÊM

Ngành: Kỹ thuật môi trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS.LÊ HOÀNG NGHIÊM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Cảng Hàng Khơng Quốc Tế Cần Thơ, cơng suất 1000 m3/ngđ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HCM

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
===oOo===

HIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên:

Nguyễn Thò Thúy Ngân

Lớp: DH06MT

MSSV: 06127079

Họ và tên giáo viên hướng dẫn: TS.Lê Hồng Nghiêm
1. NGÀY GIAO LUẬN VĂN: 15 - 03 - 2010
2. NGÀY HỒN THÀNH LUẬN VĂN: 30 - 06 - 2010
3. TÊN ĐỀ TÀI
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Cảng Hàng Khơng Quốc Tế Cần Thơ,
cơng suất 1000 m3/ngày đêm

4. NỘI DUNG THỰC HIỆN
- Lập bản thuyết minh tính tốn gồm:
 Giới thiệu Cảng Hàng Khơng Quốc Tế Cần Thơ
 Tổng quan về thành phần, tính chất và đặc trưng nước thải Cảng Hàng
Khơng Quốc Tế Cần Thơ.
 Xây dựng phương án cơng nghệ xử lý nước thải cho trạm xử lý nước thải
sinh hoạt Cảng Hàng Khơng Quốc Tế Cần Thơ đạt tiêu chuẩn loại B
QCVN 14: 2008 (2 phương án)
 Tính tốn các cơng trình đơn vị theo các phương án đề xuất.
 Tính tốn kinh tế và so sánh lựa chọn phương án.
 Xây dựng phương án vận hành và bảo trì hệ thống xử lý.
- Bố trí cơng trình và vẽ mặt bằng tổng thể trạm xử lý theo phương án chọn.
- Vẽ sơ đồ mặt cắt cơng nghệ (theo nước, theo bùn, cao độ cơng trình).
- Vẽ sơ đồ bố trí đường ống cho trạm xử lý
- Vẽ chi tiết 05 cơng trình đơn vị hồn chỉnh.
Ngày 22 tháng 12 năm 2009
Giáo viên hướng dẫn

TS.Lê Hồng Nghiêm

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Ngân

iii


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ, công suất 1000 m3/ngđ

LỜI CẢM ƠN
Khi luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành cũng là lúc kết thúc quá trình
học tập ở giảng đường đại học của tôi.Để có thể hoàn thành được luận văn này

ngoài nổ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình
của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Lê Hoàng Nghiêm đã tận tâm hướng
dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cám ơn các thầy, các cô trong Khoa Môi Trường đã dạy
dỗ,chỉ bảo em trong suốt thời gian học tại trường Đại Học Nông Lâm.
Đồng thời, em xin cảm ơn Ban giám đốc tổng cty cảng hàng không miền
nam cùng anh Nguyễn Ngọc Minh Sơn đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện để em
hoàn thành tốt luận văn này.
Cuối cùng, con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ và gia đình đã động
viên, tạo điều kiện cho con trong suốt quá trình học tập, thực hiện luận văn này.
Dù đã nỗ lực hết mình nhưng với khả năng, kiến thức và thời gian có hạn
nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện luận văn.
Kính mong quý thầy cô chỉ dẫn thêm, giúp em hoàn thiện thêm vốn kiến
thức còn thiếu của mình để em có thể tự tin bước vào đời.
Tp Hồ Chí Minh, 07/2010
Nguyễn Thị Thúy Ngân

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Ngân

iv


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ, công suất 1000 m3/ngđ

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu:“Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Cảng Hàng
Không Quốc Tế Cần Thơ, công suất 1000 m3/ngàyđêm” được tiến hành từ
15/03/2010 đến 30/06/2010
Dựa vào đặc tính của nước thải sinh hoạt của nhà ga Cảng Hàng Không Quốc Tế

Tân Sơn Nhất với các thông số: BOD5, COD, SS, N, P làm thông số đầu vào đề ra
phương án xử lý cho nhà ga Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ.
Trong khóa luận tốt nghiệp này, đề xuất 2 phương án xử lý với những công nghệ
tham khảo từ các HTXLNT sinh hoạt đang vận hành trong nước và ngoài nước với
hiệu quả xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ môi trường.
Phương án 1: Nước thải sinh hoạt từ các khu vực trong “Cảng hàng không quốc
tế Cần Thơ” theo mạng lưới thoát nước dẫn đến bể thu gom nước thải, riêng nước
thải từ nhà bếp được qua bẫy mỡ trước khi nhập cùng với dòng nước thải từ nhà vệ
sinh về bể thu gom. Sau đó qua lắng I, Anoxic, Aerotank, lắng II và nước thải được
khử trùng bằng Clo tại bể khử trùng trước khi đỗ vào cống thoát nước.
Phương án 2 : tượng tự phương án 1, nhưng sử dụng bể MBBR – công nghệ bùn
hoạt tính kết hợp với màng thay thế cho bể Anoxic và Aerotank.
Qua tính toán thiết kế, phân tích về mặt kỹ thuật, kinh tế và vận hành đã lựa
chọn phương án 1 với lý do :
-

Đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B theo QCVN 14: 2008 và
TCVN 5945:2005

-

Tính khả thi cao.

-

Vận hành đơn giản.
Từ phương án lựa chọn triển khai bố trí công trình và mặt bằng tổng thể trạm xử

lý; công nghệ; mặt cắt theo nước, bùn và chi tiết công trình đơn vị lên bản vẽ.
Xây dựng phương án vận hành và bảo trì hệ thống xử lý đã chọn.


SVTH: Nguyễn Thị Thúy Ngân

v


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ, công suất 1000 m3/ngđ

MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ................................................................................................................... i
Nhiệm vụ luận văn…………………………………………………………………ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................ iii
Tóm tắt khóa luận.................................................................................................... iv
Mục lục..................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... ix
Danh sách các bảng .................................................................................................. x
Danh sách các hình.................................................................................................. xi
Chương 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu khóa luận ............................................................................................ 2
1.3. Nội dung khóa luận ........................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa thực tiễn và kinh tế xã hội của đề tài ................................................... 3
1.4.1.Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 3
1.4.2. Ý nghĩa kinh tế xã hội .................................................................................... 3
1.5. Phương pháp thực hiện...................................................................................... 4
1.6. Đối tượng và phạm vi đề tài .............................................................................. 4
Chương 2.TỔNG QUAN VỀ CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ CẦN THƠ.5
2.1 Giới thiệu cảng hàng không quốc tế Cần Thơ ................................................... 5
2.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 5

2.1.2. Điều kiện tự nhiên và môi trường .................................................................. 5
2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên khí hậu .......................................................................... 5
2.1.2.2. Đặc điểm thủy văn ...................................................................................... 6
2.1.3. Địa hình .......................................................................................................... 6
2.2. Các nguồn phát sinh ô nhiễm môi trường ......................................................... 6

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Ngân

vi


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ, công suất 1000 m3/ngđ

2.2.1. Nước thải ........................................................................................................ 6
2.2.2. Khí thải ........................................................................................................... 7
2.2.3. Tiếng ồn – rung .............................................................................................. 7
2.2.4. Chất thải rắn ................................................................................................... 7
2.3. Lưu lượng, thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt CHKQTCT ............... 8
2.3.1. Lưu lượng nước thải ....................................................................................... 8
2.3.2. Thành phần và tính chất nước thải ............................................................... 10
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT ... 12
3.1. Các phương pháp xử lý nước thải ................................................................... 12
3.2. Các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt được áp dụng. ................................ 13
Chương 4. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ 18
4.1. Thành phần tính chất nước thải và yêu cầu..................................................... 18
4.1.1. Tiêu chuẩn xử lý........................................................................................... 18
4.1.2. Tính chất nước thải ...................................................................................... 18
4.1.3. Mức độ cần thiết xử lí nước thải .................................................................. 19
4.1.4. Một số yêu cầu khác của Cảng Hàng Không quốc tế Cần Thơ ................... 19
4.1.5. Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý ........................................................... 19

4.2. Căn cứ lựa chọn phương án ............................................................................ 19
4.3. Đề xuất phương án .......................................................................................... 20
4.3.1. Phương án 1.................................................................................................. 20
4.3.2. Phương án 2.................................................................................................. 23
4.4. Tính toán công trình đơn vị ............................................................................. 25
4.4.1. Phương án 1.................................................................................................. 25
4.4.1.1. Bẫy mỡ ...................................................................................................... 25
4.4.1.2. Song chắn rác ............................................................................................ 25
4.4.1.3. Bể thu gom ................................................................................................ 25
4.4.1.4. Bể điều hòa ................................................................................................ 26
4.4.1.5. Bể lắng I .................................................................................................... 27
4.4.1.6. Anoxic ....................................................................................................... 27

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Ngân

vii


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ, công suất 1000 m3/ngđ

4.4.1.7. Aerotank .................................................................................................... 28
4.4.1.8. Bể lắng II ................................................................................................... 29
4.4.1.9. Bể khử trùng .............................................................................................. 30
4.4.1.10. Bể nén bùn............................................................................................... 30
4.4.1.11. Bể chứa bùn............................................................................................. 31
4.4.2. Phương án 2.................................................................................................. 31
4.4.2.1. Bể MBBR .................................................................................................. 31
4.4.2.2. Bể lắng II ................................................................................................... 32
4.4.2.3 Bể nén bùn.................................................................................................. 33
4.4.2.4. Bể chứa bùn............................................................................................... 34

4.5. Tính toán chi phí ............................................................................................. 34
4.5.1. Cơ sở tính toán ............................................................................................. 34
4.5.2. Phương án 1.................................................................................................. 34
4.5.3. Phương án 2.................................................................................................. 35
4.6. Lựa chọn phương án........................................................................................ 35
4.7. Quản lý và vận hành hệ thống xử lý ............................................................... 36
4.7.1. Giải pháp và các chỉ tiêu kỹ thuật ................................................................ 36
4.7.2. Giai đoạn khởi động hệ thống sinh học ....................................................... 39
4.7.3. Quản lý vận hành hàng ngày ........................................................................ 40
4.7.3.1. Quản lý vận hành toàn hệ thống................................................................ 40
4.7.3.2. Quản lý vận hành hệ thống sinh học ......................................................... 40
4.7.3.3. Quản lý vận hành bể lắng .......................................................................... 41
4.7.4. Sự cố và biện pháp khắc phục ...................................................................... 42
4.7.5. Kỹ thuật an toàn ........................................................................................... 44
4.7.6. Bảo trì ........................................................................................................... 44
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 46
5.1. Kết luận ........................................................................................................... 46
5.2. Kiến nghị ......................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 47

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Ngân

viii


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ, công suất 1000 m3/ngđ

PHỤ LỤC .............................................................................................................. 48

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Ngân


ix


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ, công suất 1000 m3/ngđ

DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
BOD5

: Nhu cầu oxy sinh hóa 5 (Biochemical Oxygen Demand)

COD

: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

DO

: Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen)

F/M

: Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio)

HTXLNT

: Hệ thống xử lý nước thải

MLSS

: Chất rắn lơ lửng trong hỗn dịch (Mixed Liquor Suspended

Solids)

SS

: Cặn lơ lửng (Suspended Solids)

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN 14: 2008

: Tiêu chuẩn về chất lượng nước – nước thải sinh hoạt – Giới hạn
ô nhiễm cho phép.

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

CHK

: Cảng Hàng Không

CNXLNT

: Công nghệ xử lý nước thải

TXLNT

: Trạm xử lý nước thải


VSV

: Vi sinh vật

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Ngân

ix


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ, công suất 1000 m3/ngđ

DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Tiêu chuẩn thải nước các khu dịch vụ thương mại, công sở, giải trí. ........ 8
Bảng 2.2: Lưu lượng nước thải sinh hoạt CHK Quốc Tế Cần Thơ. .......................... 9
Bảng 2.3: Đặc tính nước thải sinh hoạt của nhà ga CHK Quốc Tế Tân Sơn Nhất. .10
Bảng 3.1: Một vài phương pháp xử lý nước thải theo quy trình xử lý cơ học, hóa
học, sinh học..............................................................................................................12
Bảng 3.2: Tính chất của nước thải sinh hoạt KCX Tân Thuận ................................14
Bảng 3.3:Tiêu chuẩn thải ra của nước thải sinh hoạt KCX Tân Thuận ...................14
Bảng 3.4: Thành phần nước thải đầu vào của THXLNT khách sạn Caravelle ........15
Bảng 3.5: Chất lượng nước thải đầu ra của HTXLNT khách sạn Caravelle ............15
Bảng 3.6: Cơ sở lựa chọn phương pháp xử lý nước thải bằng sinh học ..................17
Bảng 4.1: Tính chất nước thải của nhà ga Cảng Hàng Không .................................18
Bảng 4.2: Hiệu suất xử lý của phương án 1 .............................................................22
Bảng 4.3: Hiệu suất xử lý của phương án 2 .............................................................24


SVTH: Nguyễn Thị Thúy Ngân

x


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ, công suất 1000 m3/ngđ

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH

TRANG

Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt KCX Tân Thuận ...14
Hình 3.2: Sơ đồ HTXL nước thải khách sạn Caravelle ...........................................15
Hình 3.3: Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước thải sinh hoạt Bình Hưng Hòa ...........16
Hình 3.4: Trạm xử lý nước thải thành phố Ottawa- Canada ....................................16
Hình 4.1: Sơ đồ công nghệ phương án 1 ..................................................................20
Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ phương án 2 ..................................................................51

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Ngân

xi


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ, công suất 1000 m3/ngđ

Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Hòa nhập với xu thế ngày càng phát triển của thế giới, Việt Nam chúng ta cũng
đang trong giai đoạn đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hệ thống
Cảng Hàng Không đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là cầu
nối giữa các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước và khu vực, tạo đà cho sự hội
nhập toàn cầu hóa trong tương lai với nền kinh tế thế giới. Trong những năm gần
đây cùng với chính sách mở của và đổi mới do Đảng ta khởi xướng, ngành Hàng
Không Dân Dụng Việt Nam, đặt biệt là hệ thống Cảng Hàng Không đã được đầu tư
khá lớn, tạo sự thay đổi quan trọng cả về tầm vóc và diện mạo. Các Cảng Hàng
Không không ngừng được đầu tư xây dựng mới với những cơ sở hạ tầng và trang
thiết bị phục vụ bay hiện đại. Nhưng đồng thời gây ô nhiễm môi trường, tác động
đến cảnh quan môi trường và điều kiện sống của con người.
Như chúng ta đã biết môi trường và ô nhiễm môi trường là một vấn đề được các
nước trên thế giới quan tâm khá đặc biệt. Bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề
toàn cầu, là quốc sách của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Môi trường và các ảnh
hưởng của nó tới con người đang diễn biến theo chiều hướng xấu đi.
Môi trường ở Việt Nam cũng đang ở mức báo động. Có thể nói việc bảo vệ môi
trường ở Việt Nam chỉ mới trong giai đoạn đầu, phần lớn các quy trình và thiết bị
công nghệ còn lạc hậu, sản xuất gia tăng nhưng môi trường chưa được chú trọng.
Chính điều này đã dẫn đến sự xuống cấp liên tục của môi trường: ô nhiễm môi
trường nước, không khí, đất.

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Ngân

1


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ, công suất 1000 m3/ngđ

Trong giai đoạn hiện nay, Cảng Hàng không Quốc tế Cần Thơ được đầu tư xây

dựng để đảm nhận vai trò vận chuyển hành khách và hàng hóa từ vùng Đồng Bằng
Sông Cửu Long đi các thành phố trong nước và các quốc gia trong khu vực. Và do
đặc điểm loại hình kinh doanh nên phát sinh ra một lượng nước thải sinh hoạt khá
lớn. Chính vì thế mà việc nghiên cứu, xây dựng các biện pháp giảm thiểu chất ô
nhiễm, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường khu vực xung quanh là yêu cầu
rất cần thiết, nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành hàng không nói
riêng và sự phát triển đất nước nói chung.
Góp một phần nhỏ trong công cuộc lớn lao đó, trong phạm vi hạn hẹp của luận
văn em xin chọn đề tài “Xử lý nước thải sinh hoạt cho nhà ga Cảng Hàng Không
Quốc Tế Cần Thơ”.
1.2 Mục tiêu khóa luận
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần
Thơ, công suất 1000m3/ngày đêm đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN14:2008 và
TCVN 5945:2005 đối với nguồn tiếp nhận loại B
1.3 Nội dung khóa luận
-

Lập bản thuyết minh tính toán bao gồm:
 Giới thiệu Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ


Tổng quan về thành phần, tính chất và đặc trưng nước thải Cảng Hàng
Không Quốc Tế Cần Thơ



Xây dựng phương án công nghệ xử lý nước thải cho trạm xử lý nước thải
sinh hoạt Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ đạt tiêu chuẩn xả thải loại B
QCVN14:2008 và TCVN5945:2005( 2 phương án)
 Tính toán các công trình đơn vị theo các phương

án đề xuất
 Tính toán kinh tế và so sánh lựa chọn phương án

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Ngân

2


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ, công suất 1000 m3/ngđ

 Xây dựng phương án vận hành và bảo trì hệ
thống xử lý
-

Bố trí công trình và vẽ mặt bằng tổng thể trạm xử lý theo các phương án chọn

-

Vẽ sơ đồ mặt cắt công nghệ ( theo nước , theo bùn, cao độ công trình)

-

Vẽ sơ đồ bố trí đường ống cho trạm xử lý

-

Vẽ chi tiết 05 công trình đơn vị hoàn chỉnh
1.4 Ý nghĩa thực tiễn và kinh tế xã hội của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài mang tính thực tiễn vì sẽ đề xuất thiết kế một hệ thống xử lý nước thải

cho Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ nhằm góp phần bảo vệ môi trường đối với
hoạt động của cảng và các hạng mục liên quan, góp phần đưa ngành hàng không
tham gia bảo vệ môi trường với các ngành nghề khác phù hợp với các nghị quyết
của Đảng và Nhà nước cũng như các quy định khuyến cáo của các tổ chức bảo vệ
môi trường trên thế giới nói chung và của Tổ chức hàng không dân dụng thế giới
ICAO nói riêng.
1.4.2 Ý nghĩa kinh tế xã hội
Sản lượng hành khách và hàng hóa qua các CHK ngày càng tăng qua mỗi năm
đồng thời các tác động môi trường theo đó cũng sẽ tăng lên. Việc nghiên cứu sẽ
giúp kiểm soát và giảm thiểu tác động môi trường do hoạt động của cảng đối với
khu vực xung quanh cũng như sức khỏe của những cư dân xung quanh, góp phần
làm hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
CHK là cửa ngõ đầu tiên đón tiếp du khách quốc tế khi đến với Việt Nam. Vì
vậy, môi trường tại CHK sẽ đem lại ấn tượng ban đầu cho du khách về hiện trạng
môi trường của đất nước.
Do đó, cần đề xuất phương án thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Cảng Hàng
Không Quốc Tế Cần Thơ.

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Ngân

3


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ, công suất 1000 m3/ngđ

1.5 Phương pháp thực hiện
Trong quá trình thực hiện, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập thông tin, tài liệu, số liệu về hệ thống
xử lý nước thải và các chỉ tiêu về chất lượng nước.
 Phương pháp toán học: thống kê và tính toán các số liệu thu thập được (sử

dụng phần mềm Microsoft Excel, công cụ Word để soạn thảo văn bản, công
cụ Autocad để lập bản vẽ thiết kế.
 Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dựa trên các tiêu chí:
- Dựa trên cơ sở động học của các quá trình xử lý cơ bản, kết hợp các chỉ tiêu chất
lượng nước đầu vào, yêu cầu chất lượng nước đầu ra của hệ thống xử lý.
- Tổng hợp số liệu, lựa chọn công nghệ phù hợp.
- Tính toán thiết kế.
- Tính toán kinh tế.
1.6 Đối tượng và phạm vi đề tài
Thiết kế thực hiện cho nhà ga Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ.
Do Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ đang trong giai đoạn xây dựng chưa đi
vào hoạt động hoàn toàn nên số liệu tính chất nước thải đầu vào của hệ thống sẽ
được dựa trên tính chất nước thải của Cảng Hàng Không Quốc Tế Tân Sơn Nhất, và
thành phần nước thải sinh hoạt để thiết kế cho Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần
Thơ. (Nguồn: theo Metcalf and Eddy (2004), WasterwaterEngineerin Treament).

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Ngân

4


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ, công suất 1000 m3/ngđ

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ
CẦN THƠ
2.1 Giới thiệu cảng hàng không quốc tế Cần Thơ
2.1.1 Vị trí địa lý
Dự án “Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ ” là công trình xây dựng cấp 1
nhóm A được xây dựng trong phạm vi phường Trà Nóc-Quận Bình Thủy- Thành

phố Cần Thơ nằm dọc theo sông Hậu Giang với tổng diện tích sàn xây dựng
20.800m2


Nhà ga gồm 2 cao trình: tầng trệt là khu vực dành cho khách đến và tầng một
là khu vực dành cho khách đi



Các công trình phụ: trạm xử lý nước cấp, nước thải, trạm điện, nhà hàng, nhà
xe ngoại trường bố trí xung quanh nhà ga
- Phía đông của Cảng hàng không cách sông Hậu Giang 700m
- Phía Bắc cách rạch Trà Nóc 500m
- Phía Tây giáp với rạch Chùa

2.1.2 Điều kiện tự nhiên và môi trường
2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên khí hậu
CHK Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu đồng bằng sông Cửu Long.
Nhiệt độ trung bình: 26,60C

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Ngân

5


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ, công suất 1000 m3/ngđ

Nhiệt độ Max trung bình: 34,40C
Vận tốc gió trung bình: 3,5m/s
Vận tốc gió trung bình cao nhất: 4,0m/s

Số giờ nắng trung bình năm: 1556,6 h. Trung bình tháng: 129,7 h/tháng.
Lượng mưa trung bình/năm: 1946 mm
Số ngày mưa trung bình/năm : 189 ngày
2.1.2.2 Đặc điểm thủy văn
Cốt ngập lũ cao nhất trong 27 năm gần đây (1977-2003): 1,95m (2000)
Cốt ngập lũ ở tần xuất 10% là 1,3m
Cốt ngập lũ ở tần xuất 1% là 2,00m
Kết quả khảo sát thăm dò và đo mực nước ngầm tại các hố khoan cho thấy mực
nước ngầm xuất hiện ở độ sâu từ 0,7m đến 0,9m. Nước ngầm trong khu vực khảo
sát tàng trữ và lưu thông chủ yếu trong lớp cát phía trên.
2.1.3 Địa hình
Sân bay Cần Thơ nằm trên vùng đất tương đối bằng phẳng, độ dốc nền đất phổ
biến từ 0,5% đến 2%. Địa hình thấp, cao độ tự nhiên từ 1,72 m đến 2,1 m vị trí địa
lý của sân bay nằm dọc theo sông Hậu Giang.
2.2 Các nguồn phát sinh ô nhiễm môi trường
2.2.1 Nước thải
Nước thải tạo ra bao gồm các nguồn:
-

Nước mưa chảy tràn: nước mưa trên mái và xung quanh khu

vực nhà ga, mức độ ô nhiễm từ lượng nước này không nhiều, biện pháp
duy nhất có thể là hạn chế rơi vải dầu nhớt và các chất thải khác trong
khu vực nhà ga.
-

Nước thải từ hoạt động vệ sinh máy móc: nước thải từ công tác

vệ sinh máy móc, nhà xưởng chứa một hàm lượng chất rắn lơ lửng cao và
dầu mỡ…


SVTH: Nguyễn Thị Thúy Ngân

6


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ, công suất 1000 m3/ngđ

-

Chủ yếu là nước thải sinh hoạt bao gồm các loại nước thải sau

khi phục vụ các nhu cầu: vệ sinh, tắm rửa, từ các khu căn tin, nhà bếp ….
có hàm lượng chất rắn lơ lửng, BOD, nitơ, phốtpho, dầu mỡ, coliform…
với những đặc trưng gây ô nhiễm hữu cơ cao
2.2.2 Khí thải
Khí thải trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động phát sinh từ các nguồn:
- Khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển trong sân bay
- Khí thải từ hoạt động các phương tiện giao thông ra vào khu vực sân bay
2.2.3 Tiếng ồn – rung
Ô nhiễm do ồn, rung cũng là các nguồn gây ô nhiễm quan trọng và có thể gây ra các
ảnh hưởng xấu đến môi trường và trước tiên là sức khoẻ con người do hoạt động
trong môi trường có tiếng ồn lớn.
-

Tiếng ồn, rung phát sinh khi máy bay cất, hạ cánh.

-

Tiếng ồn từ khu vực băng tải hàng hóa.


-

Từ hoạt động của máy phát điện (chỉ hoạt động khi mất điện).

2.2.4 Chất thải rắn
Hiện tại, CHK Cần Thơ chưa khai thác hết công suất nên chưa thống kê được tổng
lượng chất thải rắn thải ra trong ngày. Vì vậy, sử dụng phương pháp dự đoán dựa
trên tài liệu nghiên cứu từ các sân bay Changi, Phú Đông, Bắc kinh, lượng rác thải
tại nhà ga cho một hành khách từ 0,23kg/khách đến 0,3 kg/khách và 0,15-0,17
kg/khách ở trên máy bay (tùy theo chuyến bay dài hay ngắn). Tại sân bay Tân Sơn
Nhất, khối lượng rác thải tại nhà ga tính theo hành khách trung bình là 0,29 kg/hành
khách và trên máy bay là 0,16 kg/ngày. Vậy có thể tính toán dự báo tổng lượng chất
thải rắn sinh ra trong ngày tại CHK Cần Thơ vào năm 2030 là: 3,4 tấn/ngày. Toàn
bộ lượng chất thải này sẽ được thu gom và tập kết về trạm ép rác kín sau đó được
đơn vị bên ngoài thu gom và chở đi xử lý.

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Ngân

7


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ, công suất 1000 m3/ngđ

Đối với chất thải nguy hại: trong hoạt động hàng không thì chất thải nguy hại chủ
yếu là giẻ lau bảo trì máy móc thiết bị, lon dầu, nhớt của máy móc thiết bị, bóng
đèn, mực in, pin, ắc quy…Lượng chất thải này được ký kết hợp đồng với đơn vị bên
ngoài để thu gom xử lý.
2.3 Lưu lượng, thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt CHKQTCT
2.3.1 Lưu lượng nước thải

Lượng nước thải sinh hoạt CHK được xác định theo tiêu chuẩn thải nước tính trên
đầu người sử dụng hệ thống. Tiêu chuẩn thải nước thường lấy theo tiêu chuẩn cấp
nước thường 65 – 80 % số lượng nước cấp đi qua đồng hồ các cơ quan, bệnh viện,
trường học, khu thương mại, khu giải trí…; 65% áp dụng cho nơi nóng, khô, nước
cấp dùng cả cho việc tưới cây cỏ. Tiêu chuẩn thải nước được trình bày ở bảng 2.1
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn thải nước các khu dịch vụ thương mại, công sở, giải trí.
Đối tượng thải nước
Sân bay
Quán bar
Quầy ăn uống nhanh
Siêu thị, cửa hàng bách hóa
Khách sạn
Xưởng giặt

Đơn vị tính

Tiêu chuẩn thải nước
( lít/ngày)

l/hành khách.ngày

8-15 (11)

l/khách.ngày

4-19 (11)

l/nhân viên.ngày

38-61 (49)


khách

4-11 (8)

nhân viên
phòng vệ sinh
nhân viên
khách

30-45 (38)
1500-2300 (1900)
30-57 (38)
150-300 (190)

nhân viên

30-49 (38)

Máy

1700- 2500 (2100)

Tay

170-210 (190)

Văn phòng

Nhân viên


26-61 (49)

Nhà vệ sinh công cộng

Khách

11-23 (19)

Món ăn

8-15 (11)

Khách

30-38 (34)

Nhà hàng ăn uống

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Ngân

8


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ, công suất 1000 m3/ngđ

Rạp hát, cung Hội nghị

Chỗ


8-15 (11)

Giường bệnh

Bệnh viện
Trường học ( ban ngày)

470-910 (630)

Nhân viên

19-57 ( 38)

Sinh viên

19-76 ( 50)

Trường học (ban ngày) có phục
vụ ăn uống; phòng tập TDTT có

57-110 (95)
Sinh viên

nhà tắm
Bể bơi
Khu bảo tàng, triển lãm

Khách

19-45 (38)


Nhân viên

30-45 (38)

Khách

15-30 (19)

Ghi chú: Các giá trị trong ngoặc là các trị thường gặp.
(Nguồn: Theo US EPA, 2002. On-site Wastewater treatment Systems Manual)
Lưu lượng nước thải sinh hoạt của nhà ga CHK Quốc Tế Cấn Thơ cần phải xử
lý được tính theo tiêu chuẩn thải nước bảng 2.1 và được trình bày ở bảng 2.2
Tính toán chi tiết xem mục A.1 - Phụ lục 1
Bảng 2.2: Lưu lượng nước thải sinh hoạt CHK Quốc Tế Cần Thơ.
Stt

Mục đích sử dụng

Số người

Lưu lượng thải

Lưu lượng thải

l/người.ngày

l/ngày

1


Hành khách

24600

11

2

Thân nhân đưa đón

14760

19

280440

200

19

3800

24600

8

196800

3


Nhà vệ sinh công cộng cho
taxi, tài xế xe khách, xe bus

270600

4

Quầy ăn nhanh

5

Nhân viên quầy ăn nhanh

400

38

15200

6

Nhân viên văn phòng

300

49

14700


64860

Tổng lưu lượng

781540

Tổng số người

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Ngân

9


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ, công suất 1000 m3/ngđ

Chọn hệ số an toàn: 25%
 Như vậy lưu lượng nước thải sinh hoạt của nhà ga Cảng Hàng Không
Quốc Tế Cần Thơ cần phải xử lý: Qthải = 1000m3/ngđ
2.3.2 Thành phần và tính chất nước thải
Nước thải của nhà ga “CHK Quốc Tế Cần Thơ” theo căn cứ qui định hiện
hành, qua khảo sát và thu thập nhiều số liệu về chất lượng nước thải của các bến
cảng, nhà ga và khu tập trung đông dân cư tương tự, loại nước thải này với những
đặc trưng gây ô nhiễm các chất hữu cơ, vô cơ và vi sinh vật.Cụ thể đặt tính nước
thải của nhà ga CHK Quốc Tế Tân Sơn Nhất được trình bày ở bảng 2.3.
Bảng 2.3: Đặc tính nước thải sinh hoạt của nhà ga CHK Quốc Tế Tân Sơn Nhất.
S

Thông số ô nhiễm

Đơn vị


Chỉ số đo lường

1

pH

-

6.0 - 8.0

2

BOD5

mg/l

140 - 225

3

COD

mg/l

200 - 350

4

Chất rắn lơ lửng


mg/l

150 - 240

5

N tổng

mg/l

70- 80

6

P tổng

mg/l

5-8

7

Dầu mỡ ĐTV

mg/l

19 - 45

8


Tổng coliforms

No/100ml

2,5. 107 - 4.107

tt

Nguồn: Theo Tổng công ty Cảng Hàng Không miền nam, 2010.
Thành phần tính chất của nước thải được xác định bằng phân tích hóa lý, vi sinh.
 Thành phần vật lý
Theo trạng thái vật lý, các chất bẩn trong nước thải được chia thành:
-

Các chất không hòa tan ở dạng lơ lửng, kích thước lớn hơn 10-4mm,

có thể ở dạng huyền phù, nhũ tương hoặc dạng sợi, giấy, vải …

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Ngân

10


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ, công suất 1000 m3/ngđ

-

Các tạp chất bẩn dạng keo với kích thước hạt trong khoảng10-4-


106mm
-

Các chất bẩn dạng tan có kích thước nhỏ hơn 10-6mm, có thể ở dạng

phân tử hoặc phân li thành ion.
-

Nước thải thường có mùi hơi khó chịu khi vận chuyển trong cống sau

2 – 6 giờ sẽ xuất hiện khí hydrosunfua (H2S).
 Thành phần hóa học
-

Các chất hữu cơ trong nước thải chiếm khoảng 50 - 60% tổng các

chất. Các chất hữu cơ này bao gồm chất hữu cơ thực vật: cặn bã thực vật, rau,
hoa quả, giấy … và các chất hữu cơ động vật: chất thải bài tiết của người ...
Các chất hữu cơ trong nước thải theo đặc tính hóa học gồm chủ yếu là protein
(chiếm 40 – 60%), hydratcacbon (25 – 50%), các chất béo, dầu mỡ (10%). Urê
cũng là chất hữu cơ quan trọng trong nước thải. Nồng độ các chất hữu cơ
thường được xác định thông qua chỉ tiêu BOD, COD, nitơ , phốtpho.
-

Các chất vơ cơ trong nước thải chiếm 40 - 42% gồm chủ yếu: cát, đất

sét, các axit, bazơ vô cơ,… Nước thải chứa các hợp chất hóa học dạng vô cơ
như sắt, magie, canxi, silic, nhiều chất hữu cơ sinh hoạt như phân. Nước thải
vừa xả ra thường có tính kiềm, nhưng dần dần trở nên có tính axit vì thối rữa.
 Thành phần vi sinh, vi sinh vật

Trong nước thải còn có mặt nhiều dạng vi sinh vật: vi khuẩn, vi rút, nấm, rong
tảo, trứng giun sán… Trong số các dạng vi sinh vật đó, có thể có cả các vi trùng gây
bệnh.Về thành phần hóa học thì các loại vi sinh vật thuộc nhóm các chất hữu cơ.

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Ngân

11


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ, công suất 1000 m3/ngđ

CHƯƠNG 3
CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH
HOẠT
3.1 Các phương pháp xử lý nước thải
Phân loại các phương pháp xử lý nước thải theo đặc tính của quy trình xử lý gồm :
 Xử lý cơ học.
 Xử lý hóa học.
 Xử lý sinh học.
Hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh có thể gồm một vài công trình đơn vị trong các
công đoạn xử lý cơ học, hóa học, sinh học và xử lý bùn cặn.
Bảng 3.1: Một vài phương pháp xử lý nước thải theo quy trình xử lý cơ, hóa học,
sinh học
Quy trình xử lý
Cơ học

Các công đoạn có thể áp dụng
Lắng cặn
Tách rác
Lọc qua lưới lọc

Làm thoáng
Lọc qua lớp vật liệu lọc, lọc qua màng
Tuyển nổi và vớt bọt

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Ngân

12


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Cảng Hàng Không Quốc Tế Cần Thơ, công suất 1000 m3/ngđ

Hóa học

Oxi hóa – khử: Clo hóa, Ozon hóa, làm thoáng, điện giải, UV
Trung hòa bằng dung dịch axit hoặc kiềm
Keo tụ tạo bông

Sinh học

 Xử lý hiếu khí
- Sinh trưởng dính bám

- Bùn hoạt tính
+ Bể Aeroten thông thường

+ Lọc sinh học

+ Cấp từng bậc

+ Aeroten tiếp xúc


+ Tăng cường

+ Lọc sinh học kết hợp làm
thoáng

+ Mương oxy hóa

+ Đĩa sinh học

+ Từng mẽ (SBR)

+ Tiếp xúc lơ lửng

+ Khử Nitơ

 Xử lý yếm khí
+ Bể UASB
+ Bể lọc yếm khí
+ Bể tự hoại, bể lắng 2 vỏ
+ Hồ yếm khí
+ Ổn định cặn trong môi trường yếm khí – bể metan

3.2 Các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt được áp dụng.
 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt KCX Tân Thuận
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty trách nhiệm hữu hạn Furukawa
(Khu chế xuất Tân Thuận, Quận 7 Tp HCM, Việt Nam) lưu lượng nước thải là
600m3/ngày đêm có các tính chất như sau:

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Ngân


13


×