Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SXSH ÁP DỤNG CHO CÔNG TY SẢN XUẤT THỦY TINH MALAYA – VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.08 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯƠNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SXSH ÁP
DỤNG CHO CÔNG TY SẢN XUẤT THỦY TINH
MALAYA – VIỆT NAM

SVTH:

NGUYỄN VŨ NGỌC THỦY

Ngành:

Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Niên khóa: 2006 - 2010

Tháng 07/ 2010


NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SXSH ÁP
DỤNG CHO CÔNG TY SẢN XUẤT THỦY TINH
MALAYA – VIỆT NAM

Tác giả

NGUYỄN VŨ NGỌC THỦY

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư


ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI

Giáo viên hướng dẫn:

TS. NGUYỄN VINH QUY

Tháng 07/2010


Bộ Giáo Dục & Đào Tạo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

===000===

************

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa:

MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Ngành:


Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái

Họ & tên sinh viên:

NGUYỄN VŨ NGỌC THỦY

Mã số sinh viên:

06157176

Khóa học:

2006 - 2010

1. Tên KLTN: Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng
cho công ty sản xuất thủy tinh Malaya – Việt Nam
2. Nội dung KLTN:
™ Nghiên cứu quy trình, tình hình sản xuất tại công ty bao gồm: xác định
quy trình công nghệ; nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu; tình trạng thiết
bị máy móc; số lượng, chủng loại sản phẩm của công ty.
™ Nhận diện và đánh giá các vấn đề môi trường nảy sinh do hoạt động sản
xuất thủy tinh của công ty.
™ Nghiên cứu, xác định, phân tích nguyên nhân phát sinh các dòng thải
dựa trên quy trình sản xuất của công ty.
™ Đề xuất và lựa chọn thực hiện các giải pháp SXSH phù hợp với tình hình
sản xuất của công ty.
3. Thời gian thực hiện:
Bắt đầu: 01/03/2010

Kết thúc: 30/06/2010


4. Họ & tên giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Vinh Quy
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày

tháng

năm 2010

Ngày

Ban chủ nhiệm khoa

tháng năm 2010

Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Vinh Quy
2


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và làm khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ và hướng dẫn rất nhiệt tình từ phía gia đình, thầy cô, bạn bè và các cô
chú, anh chị làm việc tại công ty sản xuất thủy tinh Malaya – Việt Nam. Và với vốn
kiến thức nhận được cùng với những kinh nghiệm thực tế về chuyên ngành của mình,
bước đầu hướng tôi đến công việc mới của mình trong tương lai, một người lao động
mới của xã hội.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên, trường ĐH
Nông Lâm TP.HCM đã tận tình truyền dạy cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm

thực tiễn quý báu trong suốt thời gian học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn thầy – Tiến sỹ Nguyễn Vinh Quy đã tận tình hướng dẫn
tôi trong suốt thời gian thực hiện KLTN.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty sản xuất thủy tinh Malaya – Việt
Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành khóa luận. Đặc biệt, cảm ơn
các anh chị, cô chú phòng Bảo đảm chất lượng đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, cung
cấp cho tôi nhiều kiến thức thực tiễn bổ ích.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ba – mẹ và gia đình, luôn luôn ở bên
cạnh ủng hộ và động viên tôi cả về tinh thần và vật chất, tạo mọi điều kiện để tôi có
thể an tâm học tập.
Xin chân thành cảm ơn mọi người.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 07 năm 2010

NGUYỄN VŨ NGỌC THỦY

iv


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng cho
công ty thủy tinh Malaya – Việt Nam” được tiến hành tại công ty TNHH Malaya –
Việt Nam, thực hiện từ tháng 03 năm 2010 đến tháng 07 năm 2010.
Ngành sản xuất bao bì thủy tinh là ngành sản xuất nhiều chủng loại từ các loại bao bì
cho ngành giải khát, bia, thực phẩm, dược phẩm… Cùng với sự phát triển, những thay
đổi trong xu thế tiêu dùng cùng ảnh hưởng đến sự thay đổi trong bao bì đóng gói. Do
đó, hiện nay, các loại bao bì thủy tinh cũng có nhiều hình dáng, màu sắc và cách phối
màu của các chi tiết nhỏ nhất thay đổi theo thị hiếu của khách hàng và sở thích trong
cuộc sống.
Với sự phát triển lớn mạnh của ngành sản xuất thủy tinh thì vấn đề môi trường

cũng như môi trường lao động là vấn đề bức xúc của ngành, do đó cần có những biện
pháp quản lý môi trường thích hợp trên cơ sở điều kiện kinh tế, kỹ thuật phù hợp.
Đề tài thực hiện nhằm nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và áp dụng
SXSH cho các công đoạn tiếp nhận nguyên liệu, cân và trộn phối liệu. Đề tài đã đưa ra
được 23 giải pháp, trong đó có 14 giải pháp thực hiện ngay, 9 giải pháp cần nghiên
cứu thêm. Hầu hết các giải pháp có chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hơn nữa, khi áp dụng các giải pháp SXSH thì lượng nguyên liệu, nước, và năng được
điện giảm đáng kể, đồng thời nâng cao nhận thức của công nhân trong vấn đề bảo vệ
môi trường.

v


Mục lục
Chương 1: ........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................1
1.3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................2
1.3.1. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................2
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................2
2.1. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN......................................................4
2.1.1. Khái niệm SXSH ...........................................................................................4
2.1.2. Các lợi ích và rào cản của SXSH về kinh tế và môi trường ..........................4
2.1.3. Các nguyên tắc, kỹ thuật và phương pháp thực hiện SXSH .........................6
2.2. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG SXSH TẠI VIỆT NAM ...........................................9
Chương 3: ......................................................................................................................12
KHÁI QUÁT CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỦY TINH MALAYA VIỆT NAM ....................................................................................................................12
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG .......................................................................................12

3.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TIỂN ................................................12
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY .....................13
3.3.1. Cơ cấu tổ chức nhà máy ..............................................................................13
3.3.2. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ ..................................................................14
3.3.3. Hoạt động sản xuất ......................................................................................15
3.4. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TẠI CÔNG TY ..........................................................................................................18
3.4.1. Hiện trạng môi trường tại công ty ...............................................................18
3.4.2. Công tác bảo vệ môi trường tại công ty ......................................................21
Chương 4: ......................................................................................................................23

vi


ĐỀ XUẤT, LỰA CHỌN VÀ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH
HƠN CHO CÔNG ĐOẠN CÂN VÀ TRỘN PHỐI LIỆU CỦA CÔNG TY THỦY
TINH MALAYA – VIỆT NAM....................................................................................23
4.1. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
SẢN XUẤT SẠCH HƠN ..........................................................................................23
4.1.1. Sơ đồ dòng quy trình công nghệ..................................................................23
Mô tả quy trình: .....................................................................................................24
4.1.2. Cân bằng vật liệu và năng lượng .................................................................25
4.1.3. Xác định mức tiêu hao tại công đoạn sản xuất ............................................25
4.1.4. Phân tích nguyên nhân phát sinh dòng thải và đề xuất cơ hội SXSH .........26
4.2. SÀNG LỌC CÁC GIẢI PHÁP ..........................................................................28
4.2.1. Phân loại và sàng lọc các giải pháp SXSH..................................................28
4.2.2. Đánh giá sơ bộ các giải pháp SXSH ...........................................................30
4.3. ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA GIẢI PHÁP ..............................................32
4.3.1. Mô tả các giải pháp SXSH ..........................................................................32
4.3.2. Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật của giải pháp ...................................34

4.3.4.Đánh giá tính khả thi về mặt môi trường của giải pháp ...............................36
4.3.5. Lựa chọn các giải pháp và sắp xếp các thứ tự thực hiện các giải pháp .......37
4.4. THỰC HIỆN VÀ DUY TRÌ CÁC GIẢI PHÁP SXSH .....................................39
4.4.1. Thành lập nhóm sản xuất sạch hơn .............................................................39
4.4.2. Kế hoạch thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn ..................................40
Chương 5: ......................................................................................................................42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................42
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................42
5.2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................44
PHỤ LỤC 1: .................................................................................................................45
ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI VỀ MẶT KINH TẾ CỦA CÁC GIẢI PHÁP SXSH
.......................................................................................................................................45

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện SXSH của một số ngành tại Việt Nam ............................10
Bảng 3.1: Chỉ tiêu kỹ thuật sản xuất trung bình của Nhà máy Thủy Tinh Khánh Hội và
Công ty MVG ................................................................................................................13
Bảng 3.2: Bảng thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất .....................................................17
Bảng 3.3: Nhu cầu sử dụng nguyên liệu của nhà máy ..................................................18
Bảng 3.4: Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí ...................................................19
Bảng 3.5: Nồng độ khí thải tại nguồn thải ....................................................................20
Bảng 3.6: Nồng độ bụi và hơi khí trong khu vực sản xuất ............................................20
Bảng 3.7: Độ ồn khu vực sản xuất ................................................................................20
Bảng 3.8: Đặc tính nước thải tại công ty MVG.............................................................21
Bảng 4.1: Cân bằng vật liệu cho công đoạn nấu thủy tinh ............................................25
Bảng 4.2: Xác định mức tiêu hao tại công đoạn sản xuất .............................................25

Bảng 4.3: Định mức tiêu hao tại công đoạn sản xuất ....................................................26
Bảng 4.4: Nguyên nhân phát thải và các cơ hội sản xuất sạch hơn ..............................26
Bảng 4.5: Sàng lọc các giải pháp SXSH .......................................................................28
Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả sàng lọc giải pháp SXSH .................................................30
Bảng 4.7: bảng đánh giá sơ bộ các giải pháp SXSH: ....................................................31
Bảng 4.8: Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật của giải pháp ....................................34
Bảng 4.9: Đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế của gải pháp........................................35
Bảng 4.10: Tiêu chí đánh giá về mặt môi trường ..........................................................36
Bảng 4.11: Lựa chọn các giải pháp SXSH ....................................................................38
Bảng 4.12: Kế hoạch thực hiên các giải pháp SXSH ....................................................40

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ các bước thực hiện SXSH .....................................................................7
Hình 2.2: Sơ đồ thể hiện phân loại các nhóm giải pháp SXSH.......................................8
Hình 3.1: sơ đồ cơ cấu tổ chức tại công ty MVG ..........................................................14
Hình 3.2: Sơ đồ sản xuất thủy tinh tại công ty MVG ....................................................15
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình công nghệ chi tiết cho công đoạn cân, trộn phối liệu ..................24

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SXSH: Sản xuất sạch hơn
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
CB-CNV: Cán bộ - Công nhân viên
TN&MT: Tài nguyên và Môi trường

ix



Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho công ty sản xuất thủy tinh Malaya – Việt Nam

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, vấn đề môi trường đã và đang nhận được sự quan
tâm sâu sắc của giới truyền thông, các cơ quan chức năng và nhân dân trên toàn thế
giới. Các hoạt động sản xuất công nghiệp đã thải ra một lượng lớn các chất gây ô
nhiễm (khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại…) là nguyên nhân chính
dẫn đến ô nhiễm môi trường. Ngành sản xuất thủy tinh có những đóng góp đáng kể
cho nên kinh tế nước nhà, từ những cơ sở nhỏ kinh doanh theo hộ gia đình cho đến
những công ty có quy mô lớn với công suất trên 150 tấn thủy tinh/ ngày. Bên cạnh
những mặt tích cực do ngành sản xuất thủy tinh mang lại cho nền kinh tế, thì trong quá
trình sản xuất ngành còn thải ra môi trường những chất gây ô nhiễm nghiêm trọng như
khói thải phát sinh từ quá trình nấu thủy tinh, hơi dung môi từ khâu in chai, nước thải
từ quá trình xử lý khói thải…
Vấn đề đặt ra cho ngành sản xuất thủy tinh là làm sao nâng cao được năng suất
sản xuất, giảm áp lực về việc sử dụng lao động, giảm thất thoát nguyên nhiên liệu,
tăng thêm giá trị về kinh tế và tăng khả năng cạnh trạnh trên thị trường, đồng thời cũng
từng bước giảm bớt các áp lực cho môi trường.
Sau quá trình tìm hiểu tại công ty thủy tinh Malaya – Việt Nam, nhận thấy được
tầm quan trọng của nền kinh tế cũng như vấn đề môi trường nảy sinh mà quá trình sản
xuất thủy tinh mang lại tôi đã lựa chọn và nghiên cứu thực hiện đề tài: “Nghiên cứu và
đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng cho công ty thủy tinh Malaya – Việt
Nam”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu:
Š Khái quát tình hình sản xuất thực tế của công ty sản xuất thủy tinh Malaya – Việt
Nam (MVG).


Nguyễn Vũ Ngọc Thủy

1


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho công ty sản xuất thủy tinh Malaya – Việt Nam

Š Phát họa được tình hình tiêu thụ tài nguyên, nhiên liệu tại công ty, từ đó xác định
được nguyên nhân gây lãng phí trong quá trình sản xuất
Š Hạn chế và giảm thiểu các tác động đến môi trường, rủi ro đến con người.
Š Đảm bảo hiệu quả kinh tế cho công ty.
1.3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu bao gồm các nội dung chính sau:
Š Tổng quan về công ty thủy tinh Malaya – Việt Nam.
Š Tổng quan về sản xuất sạch hơn.
Š Khảo sát hiện trạng sản xuất và các vấn đề môi trường tại công ty MVG bao gồm:
xác định quy trình công nghệ, nhu cầu sử dụng nguyên liệu, tình trạng thiết bị máy
móc, nhận diện và phân tích nguyên nhân phát sinh dòng thải…
Š Đánh giá hiện trạng sản xuất và đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn tại công ty
MVG.
Š Xây dựng chương trình thực hiện và duy trì các giải pháp SXSH.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tại được nghiên cứu tại Công ty TNHH Thủy tinh Malaya – Việt Nam – Số
76 đường Tôn Thất Thuyết, Quận 8, Tp Hồ Chí Minh. Đây là công ty chuyên sản xuất
bao bì thủy tinh cung cấp cho các ngành sản xuất bia, rượu, nước giải khát, ngành
dược phẩm …
Do hạn chế thời gian nên đề tài nghiên cứu chỉ nghiên cứu và đánh giá tiềm
năng thực hiện sản xuất sạch hơn tại công đoạn cân, trộn phối liệu và nấu thủy tinh, từ
đó đề ra những giải pháp sản xuất sạch hơn cụ thể áp dụng cho tình hình thực tế tại

công ty.

1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu được thực hiện bằng những phương pháp sau:
Š Điều tra, phỏng vấn các đối tượng có liên quan.
Š Khảo sát thực địa: thu thập dữ liệu có liên quan đến quy trình sản xuất thủy tinh,
hiện trạng môi trường và công tác bảo vệ môi trường tại công ty.
Š Phương pháp tổng hợp tài liệu: xem xét, phân tích, tổng hợp tài liệu có sẵn.

Nguyễn Vũ Ngọc Thủy

2


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho công ty sản xuất thủy tinh Malaya – Việt Nam

Š Phương pháp thống kê: dữ liệu và số liệu thu thập được chọn lọc và thống kê dưới
dạng bảng biểu nhằm thuận lợi cho việc so sánh và xử lý.

Nguyễn Vũ Ngọc Thủy

3


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho công ty sản xuất thủy tinh Malaya – Việt Nam

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN
2.1.1. Khái niệm SXSH

Theo chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) thì SXSH được
định nghĩa “SXSH là áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường
đối với quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả sinh thái và
giảm thiểu rủi ro đến con người và môi trường”. (Viện TN & MT Tp.HCM, 1999)
Š Đối với quá trính sản xuất: SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên lieu và năng
lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và toàn bộ độc tính của các
chất nguy hại tại nguồn.
Š Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu
trình sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
Š Đối với dịch vụ: SXSH đưa các yếu tố môi trường vào trong thiết kế và phát triển
dịch vụ.
Mặc dù hiện nay có nhiều khái niệm “SXSH”,”Giảm thiểu chất thải”, “Phòng
ngừa ô nhiễm”, nhưng trên thực tế những khái niệm này đều có chung ý nghĩa, mục
tiêu cốt lõi là phòng ngừa ô nhiễm tại nguồn.
Ở Việt Nam, khái niệm SXSH được đưa vào từ năm 1996 và từ tháng 11/1998 có dự
án Trung tâm SXSH Việt Nam. Từ đó cho đến nay, đã thực hiện được 17 dự án quốc
tế về SXSH và phòng ngừa ô nhiễm công nghiệp với hơn 60 doanh nghiệp tham gia.
2.1.2. Các lợi ích và rào cản của SXSH về kinh tế và môi trường
2.1.2.1. Các lợi ích
SXSH là 1 công cụ “4 trong 1” vừa là công cụ quản lý, công cụ kinh tế, công cụ
môi trường và là công cụ để cải thiện chất lượng, nó có ý nghĩa với tất cả các doanh
nghiệp, không kể quy mô nhỏ hay lớn, cũng không kể định mức tiêu thụ nguyên liệu,
năng lượng, nước nhiều hay ít. Hiện nay các doanh nghiệp đều có tiềm năng giảm
lượng tài nguyên tiêu thụ từ 10-15% mà không cần đầu tư lớn.
Nguyễn Vũ Ngọc Thủy

4


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho công ty sản xuất thủy tinh Malaya – Việt Nam


a.

Về mặt môi trường

Š Liên tục cải thiện môi trường làm việc, giảm thiểu rủi ro, nguy hiểm cho công
nhân.
Š Giảm lượng và độc tính của chất thải tại nguồn.
Š Giảm các tác động môi trường trong suốt vòng đời sản phẩm.
Š Tuân thủ các quy định về môi trường tốt hơn.
Š Bảo toàn các nguồn tài nguyên và năng lượng thông qua các kỹ thuật tái sinh,
tái chế và tái sử dụng.
b.

Về mặt kinh tế

Š Giảm chi phí nguyên vật liệu, năng lượng.
Š Giảm chi phí xử lý chất thải.
Š Tiết kiệm chi phí xử lý cuối đường ống.
Š Giảm chi phí cho việc vận chuyển chất thải.
Š Cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty.
Š Cải thiện chất lượng sản phẩm.
Š Tăng tính cạnh tranh trên thị trường do giảm giá thành sản phẩm.
c.

Các lợi ích khác

Š Cải thiện hình ảnh của công ty
Š Có được các cơ hội và thị trường mới tốt hơn
Š Là con đường để tiếp cận các nguồn tài chính

2.1.2.2. Các rào cản:
Š Trở ngại thuộc về nhận thức:
Thái độ bàng quan, thiếu trách nhiệm trong quản lý mặt bằng sản xuất và vấn
đề môi trường. Thái độ chống đối với sự thay đổi do sợ thất bại hay sợ những gì họ
không hiểu rõ, từ đó mất khả năng kiểm soát quá trình và làm giảm năng suất.
Š Trở ngại thuộc về kỹ thuật:
+ Năng lực kỹ thuật bị hạn chế: đa số công nhân, thậm chí người quản lý trong
công ty thường làm việc dựa trên kinh nghiệm tích lũy. Họ thiếu các kỹ năng cơ bản
về quản lý, kỹ thuật nhằm kiểm soát và cải tiến công nghệ.
+ Hạn chế về công nghệ: Đa số các công nghệ cũ, truyền thống được công ty
cải tiến bởi quá trình “thử và sai” mà không có phân tích về công nghệ, điều này làm

Nguyễn Vũ Ngọc Thủy

5


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho công ty sản xuất thủy tinh Malaya – Việt Nam

cho việc sử dụng thiết bị không được hiệu quả, không ở mức tối ưu. Do đó, vẫn phát
sinh nhiều chất thải.
Š Trở ngại thuộc về kinh tế:
+ Thiếu kế hoạch, chính sách đầu tư đặc biệt: thể hiện thông qua việc thiếu
phân tích kinh tế đối với các chi phí và lợi ích trực tiếp dễ thấy, thiếu lựa chọn các chỉ
tiêu đầu tư, thiếu kế hoạch đầu tư vào từng dự án.
+ Các nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm: là hạn chế sự thúc đẩy việc xác định và
thực hiện các giải pháp SXSH.
Š Trở ngại thuộc về chính phủ:
Ảnh hưởng đến việc ra quyết định bao gồm ngăn cản hay khuyến khích công ty
tham gia vào việc áp dụng SXSH:

+ Các chính sách công nghiệp: sự thay đổi chính sạch hoặc thiếu các chính sách
khen thưởng, khuyến khích khi doanh nghiệp áp dụng SXSH.
+ Các chính sách môi trường: các cơ quan chức năng có khuynh hướng bắt
buộc các cơ sở sản xuất thực hiện hệ thống giới hạn tiêu chuẩn xả thải môi trường mà
không có hướng dẫn về việc giảm phát thải. Vì vậy, các doanh nghiệp thường áp dụng
các biện pháp “Kiểm soát cuối đường ống” hơn là áp dụng biện pháp SXSH.
2.1.3. Các nguyên tắc, kỹ thuật và phương pháp thực hiện SXSH
a.

Các nguyên tắc của SXSH

Sản xuất sạch hơn yêu cầu
Š Thay đổi thái độ
Š Thực hiện quản lý môi trường có trách nhiệm
Š Từng bước cải thiện công nghệ hiện có
Š Thúc đẩy thay đổi công nghệ, chuyển sang sử dụng các cộng nghệ mới hơn,
sạch hơn.
b.

Kỹ thuật và phương pháp thực hiện SXSH

Để có thể áp dụng SXSH, doanh nghiệp phải có một bản chi tiết về quy trình
sản xuất, cũng như thiết bị sản xuất hay còn gọi là đánh giá SXSH. Đánh giá SXSH là
công cụ có thể giúp nhận ra việc sử dụng nguyên liệu không hiệu quả, việc quản lý
chất thải kém …bằng cách tập trung, chú ý vào các khía cạnh môi trường và quá trình
sản xuất công nghiệp. Có nhiều phương pháp thực hiện SXSH, tuy nhiên trong thời

Nguyễn Vũ Ngọc Thủy

6



Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho công ty sản xuất thủy tinh Malaya – Việt Nam

gian qua, tại Việt Nam vẫn luôn áp dụng theo phương pháp sáu bước được thể hiện
trong hình 2.1:

1. KHỞI ĐỘNG

6. DUY TRÌ CÁC
GIẢI PHÁP SXSH

5. THỰC HIỆN CÁC
GIẢI PHÁP SXSH

SẢN
XUẤT
SẠCH
HƠN

2. PHÂN TÍCH CÁC
BƯỚC CÔNG NGHỆ

3. ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP SXSH

4. LỰA CHỌN CÁC
GIẢI PHÁP SXSH

Hình 2.1: Sơ đồ các bước thực hiện SXSH

2.1.4. Phân loại các giải pháp SXSH
Có thể áp dụng SXSH bằng cách áp dụng công nghệ mới, cải tiến kỹ thật… hay
chỉ đơn thuần là thay đổi thái độ, quan điểm bản than. Hiện nay đã có 9 giải pháp tiếp
cận SXSH và được chia thành 3 nhóm chính: giảm chất thải tại nguồn, tuần hoàn và
cải tiến sản phẩm. Các giải pháp được thể hiện cụ thể ở hình 2.2:

Nguyễn Vũ Ngọc Thủy

7


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho công ty sản xuất thủy tinh Malaya – Việt Nam

CÁC GIẢI PHÁP SXSH

Giảm thiểu chất
thải tại nguồn
Quản lý nội vi
Kiểm soát quá
trình tốt hơn

Cải tiến sản
phẩm
Thay đổi sản phẩm
Thay đổi bao bì

Tuần hoàn

Tận thu và tái sử
dụng tại chỗ

Tạo ra sản phẩm
phụ

Thay đổi nguyên
liệu
Cải tiến thiết bị
Thay đổi công
nghệ

Hình 2.2: Sơ đồ thể hiện phân loại các nhóm giải pháp SXSH
™

Giảm chất thải tại nguồn: về cơ bản, SXSH là giải quyết tận gốc vấn đề ô

nhiễm.
o

Quản lý nội vi: là giải pháp đơn giản nhất của SXSH, không đòi hỏi chi phí đầu

tư và có thể thực hiện ngay sau khi xác định được giải pháp (QLNV có thể khắc phục
các điểm rò rỉ, đóng van nước hay các thiệt bị không cần thiết tránh tổn thất).
o

Kiểm soát quá trình tốt hơn: đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hóa về

mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của quá trình
sản xuất như nhiệt độ, thời gian, pH, tốc độ… cần được giám sát và duy trì càng gần
điệu kiện tối ưu càng tốt.
o


Thay đổi nguyên liệu: là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các

nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn.

Nguyễn Vũ Ngọc Thủy

8


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho công ty sản xuất thủy tinh Malaya – Việt Nam

o

Cải tiến thiết bị: là thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít hơn. Việc

cải thiện thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, tối ưu hóa kích thước kho chứa, bảo
ôn bề mặt nóng/lạnh, hoặc thiết kế, cải thiện các bộ phận cần thiết trong thiết bị.
o

Công nghệ sản xuất mới: là việc lắp đặt các thiết bị hiện đại và hiệu quả hơn.

Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn so với các giải pháp khác, nên cần được
nghiên cứu cẩn thận.
™

Tuần hoàn là có thể tuần hoàn lại các loại dòng thải không thể tránh được trong

khu vực sản xuất hoặc có thể bán ra như một loại sản phẩm phụ.
o


Tận thu và tái sử dụng tại chỗ là việc thu thập “chất thải” để sử dụng lại cho quá

trình sản xuất.
o

Tạo ra các sản phẩm phụ là việc thu thập, xử lý các dòng thải để chúng có thể

trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho cơ sở sản xuất mới.
™

Cải tiến sản phẩm là cải thiện chất lượng sản phẩm để giảm thiểu ô nhiễm. Đó

có thể là thay đổi sản phẩm hay là thay đổi bao bì sản phẩm.
o

Thay đổi sản phẩm là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với các sản

phẩm đó. Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể đem lại tiết kiệm tiêu thụ nguyên liệu
o

Các thay đổi về bao bì là làm sao giảm thiểu bao bì sử dụng nhưng vẫn bảo vệ

được sản phẩm.
2.2. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG SXSH TẠI VIỆT NAM
Từ năm 1996 đến nay, số lượng doanh nghiệp áp dụng SXH không ngừng tăng
lên. Năm 2003, có 41 doanh nghiệp triển khai hoạt động SXSH. Tính đến 2006 đã có
299 doanh nghiệp tại 30 địa phương triển khai áp dụng SXSH. Trong đó, Tp.HCM là
địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng doanh nghiệp thực hiện SXSH, với 40 doanh
nghiệp. (Nguyễn Vinh Quy, 2006).
Kêt quả thực hiện SXSH của một số ngành được thể hiện cụ thể ở bảng 2.1:


Nguyễn Vũ Ngọc Thủy

9


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho công ty sản xuất thủy tinh Malaya – Việt Nam

Bảng 2.1: Kết quả thực hiện SXSH của một số ngành tại Việt Nam
Ngành

Thời gian
thực hiện

Cơ sở nhuộm Nhất trí

Dệt

Thực
phẩm và
đồ uống

Công ty Dệt lụa Nam Định

Đầu tư
USD

2000

73.950


1999

8900

Lợi ích hằng năm
Tăng 8% sản phẩm chất
lượng cao, giảm 8% tỷ lệ xử
lý lại, giảm 63% nguyên liệu
(thuốc nhuộm), giảm 13%
điện, và 14,3% nhiên liệu
Hàng năm giảm phát thải 4
tấn thuốc nhuộm, 88 tấn khí
nhà kính và 1,2 tấn SO2 ra
môi trường
Tăng 6% sản phẩm chất
lượng cao, giảm 3% tỷ lệ xử
lý lại và giảm 16,208m3 nước
/ năm
Giảm 20% hoá chất sử dụng,
25% thuốc nhuộm, 8% điện
và 9% nhiên liệu tiêu thụ
Hàng năm giảm phát thải
514kg thuốc nhuộm và 10
tấn khí nhà kính ra môi
trường

Công ty dệt nhuộm Sài Gòn

2000


1000

Công ty thực phẩm Thiên Hương

1998

4200

Tiết kiệm khoảng 49000USD
Giảm 68% lượng nước thải,
30-35% tải lượng ô nhiễm
hữu cơ và giảm lượng đáng
kể khí thải

Xí nghiệp Chế biến hàng Xuất khẩu
Cầu Tre

2000

250

Tiết kiệm 8900USD
Giảm 48% lượng nước tiêu
thụ (từ 44,5 m3 / tấn mực
xuống 23 m3/tấn) và giảm
thời gian chế biến 1 tấn sản
phẩm từ 4 giờ xuống 2.5 giờ.
Hàng tháng giảm 200 lit clo
tiêu thụ


Xí nghiệp chế biến thủy đặc sản
Nam Ô

2000

36

Tiết kiệm 5000USD
Giảm lượng nguyên liệu tiêu
thụ: 8% cá đổng cờ, 1,5%
các đổng xộp, 3.1% các sơn
đỏ và 20.5% lượng điện tiêu
thụ

Công ty giấy Vĩnh Huệ

2001

420.000

Tiết kiệm 844.000USD.
Tiết kiệm 20% điện năng,
16% dầu và 20% than. Giảm
42% nước thải và 70% COD

Nguyễn Vũ Ngọc Thủy

10



Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho công ty sản xuất thủy tinh Malaya – Việt Nam

Xí nghiệp giấy Mai Lan

2000

8000

Tiết kiệm 82000 USD
Tăng 4% sản lượng, giảm
5% sản phẩm xử lý lại, giảm
13% nguyên liệu, 23% nước,
19% điện và 16% dầu FO
tiêu thụ
Giảm 4% nước thải, 35%
phát tán khí, 20% thành phần
xơ sợi trong nước thải

Công ty giấy Linh Xuân

1999

20500

Tiết kiệm 51000 USD
Giảm 45% nước thải, 35%
tải lượng ô nhiễm hữ cơ,
20% phát thải khí và 30%
chất thải rắn


Công ty Cổ phần Dây lưới thép
Nam Định

2000

16.500

Tiết kiệm 357.000USD. Tiết
kiệm 5 điện năng, và15%
than. Giảm 15% các chất gây
ô nhiễm không khí, 20% chất
thải rắn.
Giảm 39% sản phẩm chât sản
lượng kém chất lượng

Giấy và
bột giấy

Kim loại

Công ty TNHH Hải Long

Các
ngành
khác

Công ty ở Cần Thơ

Với dây chuyền sản xuất mới,

công ty mất thêm 5% nguyên
liệu tiêu thụ, nhưng giảm được
42% axit acetic, 100% borat,
25% Javen, 35% kiềm và giảm
được đáng kể lượng điện, nước
và than tiêu thụ (ước tính 216
triệu đồng)

2000

20.000

2001

-

Tiết kiệm 33.000USD. Tiết
kiệm 50% lượng dầu và 19%
lượng điện.

2001

-

Tiết kiệm 38.000USD. Tiết
kiệm 0,1% lượng hóa chất

2001

-


Tiết kiệm 249.000USD. Tiết
kiêm 2% Cliner, 14% thạch
cao và 7% lượng điện tiêu
thụ

Nguồn: Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (2002)

Nguyễn Vũ Ngọc Thủy

11


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho công ty sản xuất thủy tinh Malaya – Việt Nam

Chương 3
KHÁI QUÁT CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỦY
TINH MALAYA - VIỆT NAM
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG
Tên công ty: Công ty TNHH Thủy tinh Malaya – Việt Nam
Tên viết tắt: MVG
Tên giao dịch: Malaya – Việt Nam Glass Limited
Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất bao bì thủy tinh
Diện tích xây dựng: 33000m2
Diện tích nhà máy: 23100m2
Địa chỉ: 76 Tôn Thất Thuyết, Quận 4, Tp. Hồ CHí Minh
Điện thoại: 9404439 – 9404282 – 9404996 – 9404149
Fax: 9404293 – 9404294
Website: www.mvg.vn
3.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TIỂN

Nhà máy thủy tinh Khánh Hội, tiền thân của công ty TNHH Malaya – Việt
Nam (MVG) là nhà máy hàng đầu trong ngành sản xuất bao bì thủy tinh cho ngành
Rượu, Bia, Nước giải khát tại Việt Nam. Sản phẩm được cung cấp gần như độc quyền
trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong những năm 1976 -1993. Từ khi nhà nước Việt Nam
thực thi chính sách mở cửa vào năm 1985, đời sống kinh tế ngày càng ổn định và phát
triển, do đó nhu cầu bao bì thủy tinh cho các ngành Bia, Rượu, Nước giải khát cũng
như các ngành thực phẩm khác đòi hỏi ngày càng cao về số lượng và chất lượng.
Với năng lực hạn chế cùng với kỹ thuật công nghệ lạc hậu của nhà máy thủy
tinh Khánh Hội lúc bấy giờ đã không còn khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Sự
quyết định liên doanh với một công ty nước ngoài của Ban Giám Đốc nhà máy trong
bối cảnh lúc đó là cần thiết và đúng đắn, thu hút được vốn đầu từ nước ngoài nhằm

Nguyễn Vũ Ngọc Thủy

12


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho công ty sản xuất thủy tinh Malaya – Việt Nam

thỏa mãn được nhu cầu của xã hội và đồng thời nâng cao được trình độ sản xuất bao bì
thủy tinh tại Việt Nam.
Công ty TNHH Thủy tinh Malaya – Việt Nam là công ty liên doanh sản xuất
bao bì thủy tinh được liên kết giữa Công ty Bia Sài Gòn (là đơn vị chủ quản của Thủy
tinh Khánh Hội) với Công ty Malaya Glass Berhad của Malaya theo giấy phép đầu tư
số 701/GP, được Ủy ban Nhà nước về hợp tác đầu tư cấp ngày 26/3/1993. Công ty có
vốn đầu tư 25 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 15.47 triệu USD. Phía đối tác Việt
Nam góp 30% vốn pháp định và chủ yếu bằng quyền sử dụng đất.
Tháng 12/1994: khởi công xây dựng nhà máy.
Tháng 3/1995: chính thức hoạt động, nhà máy chỉ có một lò năng suất 160
tấn/ngày, ba máy tạo hình và hai máy in.

Năm 1996 – 1998: đầu tư thêm hai máy in, tổng dòng in là bốn dòng.
Năm 2000: thêm một máy tạo hình, tất cả có bốn máy tạo hình và bốn dòng in,
nâng vốn đầu tư lên 29 triệu USD.
Hiện nay, nhà máy có một lò công suất 176 tấn/ngày, bốn máy tạo hình, bốn
dòng in, với số vốn là 30 triệu USD.
Bảng 3.1: Chỉ tiêu kỹ thuật sản xuất trung bình của Nhà máy Thủy Tinh Khánh
Hội và Công ty MVG
Chỉ tiêu so sánh

Đơn vị

Nhà máy Thủy Tinh Khánh Hội

Công ty MVG

1. Công suất nấu
2. Định mức tiêu
hao dầu FO
3. Thành phẩm
4. Hiệu suất
5. Số lượng lao
động

Tấn/24h
l/tấn

90
620 - 650

160

120 - 180

tấn/24h
%
Người

50 - 60
55 - 70
600

135 - 145
85 - 95
505

Nguồn: Công ty MVG (2008)
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
3.3.1. Cơ cấu tổ chức nhà máy
Tổng số lao động tại công ty hiện nay là 531 người, trong đó có 4 người nước
ngoài nắm giữ các vị trí chủ chốt trong công ty.
Cơ cấu nhân sự chia thành 2 khối: khối văn phòng và khối sản xuất.
Nguyễn Vũ Ngọc Thủy

13


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho công ty sản xuất thủy tinh Malaya – Việt Nam

• Khối văn phòng
• Khối sản xuất
Sơ đồ tổ chức nhân sự tại công ty: hình 3.1:

Ngoài sơ đồ tổ chức chính của công ty, ở mỗi phân xưởng đều có sơ đồ bố trí
nhân sự cụ thể riêng cho từng phân xưởng.
BAN GIÁM ĐỐC

GĐ NHÀ MÁY

GĐ NHÂN SỰ

KHỐI VĂN PHÒNG

GĐ SẢN XUẤT

GĐ LÒ VÀ
CÂN TRỘN

GĐ KIỂM TRA
CHẤT LƯỢNG

GĐ BẢO ĐẢM
CHẤT LƯỢNG
GĐ BẢO TRÌ

Hình 3.1: sơ đồ cơ cấu tổ chức tại công ty MVG
3.3.2. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ
Công ty MVG có nhiệm vụ chủ yếu:
Cung cấp vỏ chai cho các nhà sản xuất và chế biến thực phẩm trong nước như:
Công ty Bia Sài Gòn, Công ty nước giải khát IBC, Công ty Cocacola, Công ty nước
suối Vĩnh Hảo, Nestle…
Cung cấp bao bì thủy tinh các loại cho các ngành khác như: mỹ phẩm, dược
phẩm, thuốc trừ sâu…


Nguyễn Vũ Ngọc Thủy

14


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho công ty sản xuất thủy tinh Malaya – Việt Nam

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty thủy tinh Malaya – Việt Nam chủ yếu
là các nước châu Á như: Hong Kong, Đài Loan, Philippinnes, Trung Quốc, Singapore,
Malaysia…
3.3.3. Hoạt động sản xuất
3.3.3.1. Quy trình sản xuất của nhà máy
Nguyên liệu chính trong sản xuất thủy tinh là cát biển, mảnh, và Soda (Na2So4).
Công ty thủy tinh Malaya – Việt Nam áp dụng dây chuyền công nghệ sản xuất liên tục,
các dây chuyền công nghệ có liên hệ trực tiếp với nhau, khi một khâu ngưng sản xuất
sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của toàn dây chuyền.
Nhân lực được bố trí làm việc theo ca để đảm bảo sản xuất 24/24.
Trong sản xuất thủy tinh, không có sản phẩm dở dang, nghĩa là hoặc là thành
phẩm, hoặc là phế phẩm. Sản phẩm hỏng bị loại ra từ khâu: lò nấu, máy tạo hình, máy
kiểm tra chai và chai bể đều được thu hồi nấu lại. Sơ đồ tóm tắt quy trình nấu thủy tinh
thể hiện ở hình 3.2:

Nguyên liệu
Cân trộn
phối liệu
Nấu thủy
tinh
Tạo hình
sản phẩm

Đóng gói
sản phẩm
Hình 3.2: Sơ đồ sản xuất thủy tinh tại công ty MVG

Cân trộn nguyên liệu:
Nguyên liệu dùng để sản xuất bao bì thủy tinh gồm các thành phần chính như: cát,
đá vôi, soda Ash, mảnh thủy tinh vụn…sau khi được kiểm tra và xử lý sẽ được các gàu
tải đưa lên các silo đặt trên cao. Sau đó được đưa vào máy cân trôn bằng hệ thống cân

Nguyễn Vũ Ngọc Thủy

15


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho công ty sản xuất thủy tinh Malaya – Việt Nam

tự động. Premix (thành phần tạo màu sản phẩm) được nhập trực tiếp vào máy trộn
không qua băng tải để tránh thất thoát (do thành phần nhỏ).
Nguyên liệu sau khi phối trôn qua băng tải sẽ được đưa lên silo chứa trước khi vào
lò nấu. Khâu cân trộn đặt biệt quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng mẻ thủy tinh nên
đã được điều khiển tự động thông qua chương trình được cài đặt trên máy tính.
Nấu chảy phối liệu:
Phối liệu sau khi trộn xong đươc băng tải chuyển đến silo của lò nấu thủy tinh, tại
đây phối liệu được nạp vào trong lò bằng máy nạp liệu với tốc độ đảm bảo theo yêu
cầu công suất kéo nhằm đảm bảo đủ lượng thủy tinh lỏng cung cấp cho khâu tạo hình
sản phẩm.
Nhiệt độ trung bình trong lò nấu khoảng 1400 – 16000C tuỳ thuộc vào loại thủy
tinh nâu hay trắng. Thủy tinh lỏng sẽ được dẫn đến khâu tạo hình thông qua các máng
dẫn thủy tinh. Công ty MVG có một lò nấu thủy tinh với công suất 175 tấn thủy tinh
lỏng/ 24 giờ.

Khâu tạo hình sản phẩm:
Thủy tinh sau khi ra khỏi lò nấu sẽ được đưa đến bể phân phối, sau đó được dẫn
qua 4 máng dẫn và nhờ cơ cấu cấp giọt tạo thành giọt thủy tinh cung cấp cho 4 máy
tạo hình sản phẩm với tốc độ phù hợp với tốc độ vận hành của máy. Giọt thủy tinh sau
khi cắt sẽ rơi theo kênh dẫn vào khuôn sơ hình.
Tại công ty MVG sử dụng cả hai công nghệ tạo hình là:
Công nghệ tạo hình theo kiểu thổi – thổi: dùng để sản xuất các dạng chai miệng hẹp
như: bia, nước giải khát…
Công nghệ tạo hình theo kiểu ép – thổi: dùng để sản xuất các chai miệng rộng như:
hủ, ly, tách…
Máy hoạt động bằng khí nén thông qua chương trình bằng máy tính.
Xử lý bề mặt công đoạn nóng: Sản phẩm sau khi được tạo hình vẫn còn nóng
đỏ sẽ được phủ một hợp chất thiếc làm tăng độ bền của bề mặt sản phẩm và làm giảm
các vết nứt trên sản phẩm trong quá trình sản phẩm di chuyển vào lò hấp thông qua
cầu chuyền chai, cầu chuyền hướng chai và máy đùa chai.
Khâu hấp chai:

Nguyễn Vũ Ngọc Thủy

16


×