Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 5 KỲ ĐẦU (2011-2015) XÃ NHỊ BÌNH - HUYỆN HÓC MÔN - TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 5 KỲ ĐẦU (2011-2015)
XÃ NHỊ BÌNH - HUYỆN HÓC MÔN - TP.HCM

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

NGUYỄN CHÍ LINH
06124064
DH06QL
2006 – 2010
Quản Lý Đất Đai

TP.Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2010



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUY HOẠCH

NGUYỄN CHÍ LINH

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011-2015)
XÃ NHỊ BÌNH - HUYỆN HÓC MÔN - TP.HCM

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đặng Trung Thành
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Địa chính
Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

Ký tên: ………………………………

Tháng 8 năm 2010


LỜI CẢM ƠN
Kính thưa Ban Giám Hiệu cùng toàn thể quý Thầy Cô
trường Đại học Nông Lâm TPHCM. Lời đầu tiên, em xin chân
thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, quý Thầy Cô Khoa
QLĐĐ & BĐS đã cho em có được như ngày hôm nay.
Qua thời gian học tập và rèn luyện tại trường, em đã
được quý Thầy Cô tận tình dạy dỗ, truyền đạt từ những kiến
thức cơ bản nhất cho đến những kiến thức chuyên môn cùng
những kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống.
Em cũng xin chân thành cảm ơn:

ThS. Đặng Trung Thành đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ
em hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này.
Các anh, chị ở phòng Địa chính xã Nhị Bình đã cung cấp
các tài liệu cần thiết để em hoàn thành bài báo cáo này.
Do kinh nghiệm còn hạn chế và thời gian có hạn nên đề
tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận
được sự góp ý của quý Thầy Cô cùng các bạn để đề tài của em
được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc Ban Giám Hiệu cùng quý
Thầy Cô được dồi dào sức khỏe để tiếp tục sự nghiệp trồng
người.




TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Chí Linh, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản,
Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm
kỳ đầu (2011-2015) xã Nhị Bình - huyện Hóc Môn - TP.HCM”
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đặng Trung Thành, Phòng Quy hoạch và phát triển,
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Địa chính Trường Đại học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh.
Quá trình khai thác sử dụng đất đai luôn gắn liền với quá trình phát triển xã hội. Xã
hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao, trong khi đó đất đai lại có giới
hạn và ngày càng trở nên quý giá. Chính vì vậy mà việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và
bền vững luôn là nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải cân nhắc kỹ càng và hoạch định theo định
hướng quy hoạch một cách có khoa học.
Hóc Môn là một huyện nằm về phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, huyện có vị
trí thuận lợi để phát triển công nghiệp và đô thị hóa, đồng thời cũng là địa bàn thích hợp

để có những dự án thu hút người dân nội thành ra sinh sống. Nhị Bình là một xã thuộc
huyện Hóc Môn cách khá xa trung tâm huyện, khoảng 10km. Mặc dù là một xã nông
nghiệp nhưng do xã Nhị Bình nằm trong vùng có tốc độ đô thị hóa cao, dân cư tăng nhanh
do thành phần nhập cư không tổ chức đã gây nhiều phức tạp cho công tác quản lý nhà
nước, nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, đặc biệt là tài nguyên đất.
Xuất phát từ tầm quan trọng này, em xin tiến hành thực hiện đề tài: “Quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã
Nhị Bình - huyện Hóc Môn - TP.HCM”
Mục tiêu của đề tài này là: “Đánh giá thực trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai của
địa phương, xây dựng phương án sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5
năm 2011 - 2015 một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả. Từ đó làm căn cứ cho việc
chuyển mục đích sử dụng đất, giao, thuê, thu hồi đất theo các nội dung của công tác quản
lý Nhà nước về đất đai”. Bằng cách thu thập và kế thừa những tài liệu hiện có và qua các
điều tra thực tế, tiến hành phân tích, so sánh và thảo luận chuyên gia để đánh giá thực
trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tiềm năng đất đai. Tiếp đó là xác định
phương hướng, mục tiêu sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất và đề
ra các giải pháp để thực hiện quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất của xã Nhị Bình.
Đề tài được thực hiện từ tháng 04/2010 – 06/2010 tại xã Nhị Bình. Trong quá trình
thực tập đã thu thập được các tài liệu, số liệu sau: số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất xã Nhị Bình năm 2005, phương hướng phát triển của xã trong
giai đoạn từ năm 2010 – 2015,....
Từ các kết quả thu thập được đã thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010,
bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
đầu 2011-2015 cho xã Nhị Bình qua đó giúp UBND xã có cơ sở để xây dựng và phát triển
xã theo chiều hướng tích cực đã định trước.


MỤC LỤC
Giấy xác nhận
Lời cảm ơn

Tóm tắt
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu, biểu đồ, bản đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................ 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN ........................................................................................................ 3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................... 3
1. Cơ sở khoa học .......................................................................................................... 3
2. Cơ sở pháp lý ............................................................................................................ 4
3. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................... 5
II. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................................... 5
III. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN .............................. 5
1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 5
2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 5
3. Quy trình thực hiện ................................................................................................... 6
PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................... 7
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA XÃ NHỊ BÌNH ........................................................................................................ 7
1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................... 7
2. Tài nguyên thiên nhiên .............................................................................................. 8
3. Thực trạng môi trường .............................................................................................. 9
4. Đánh giá chung ....................................................................................................... 10
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ............................................... 10
1. Tăng trưởng kinh tế ................................................................................................. 10
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..................................................................................... 11
3. Thực trạng phát triển các ngành .............................................................................. 11
4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập .................................................................. 13
5. Thực trạng phát triển khu dân cư ............................................................................ 15
6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội .................................. 15
7. Xây dựng chính quyền, quốc phòng, an ninh ......................................................... 19

8. Đánh giá tổng hợp thực trạng kinh tế xã hội ........................................................... 20
III. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ........................................................ 20
1. Trước Luật Đất đai năm 1993 ................................................................................. 20
2. Luật Đất đai năm 1993 đến nay .............................................................................. 21


3. Công tác thi hành Luật Đất đai năm 2003 .............................................................. 21
IV. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI NĂM 2010 .................................................. 24
1. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất đai ........................................... 24
2. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của việc sử dụng đất; tính hợp lý
của việc sử dụng đất; những tồn tại trong việc sử dụng đất........................................ 27
V. BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI ......................................................................... 29
1. Thời kỳ 2000 - 2005 ................................................................................................ 29
2. Thời kỳ 2005 - 2010 ................................................................................................ 30
VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QHSDĐĐ KỲ TRƯỚC .............................. 32
VII. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI .................................................................... 34
1. Sự cần thiết của công tác đánh giá tiềm năng đất đai ............................................. 34
2. Đánh giá tiềm năng đất đai theo từng loại đất, mục đích sử dụng .......................... 34
3. Khái quát chung về tiềm năng đất đai của địa phương ........................................... 35
VIII. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ................................................... 36
1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ quy hoạch ............................... 36
2. Phương án quy hoạch sử dụng đất ........................................................................ 38
3. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất .................................. 49
4. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất............................................................................. 50
5. Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu ................................................................................ 52
6. Các biện pháp, giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .. 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 58
I. KẾT LUẬN................................................................................................................. 58
II. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 58
Tài liệu tham khảo

Danh sách phụ lục


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CP: Chính phủ
UBND: Ủy ban nhân dân
NĐ-TT-CT-HD-QĐ: Nghị định - Thông tư - Chỉ thị - Hướng dẫn - Quyết định
HĐBT: Hội đồng bộ trưởng
TN-MT: Tài nguyên - Môi trường
QHSDĐĐ: Quy hoạch sử dụng đất đai
QH-KHSDĐĐ: Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất đai
KT-XH: Kinh tế - xã hội
ĐVT: Đơn vị tính
TM-DV: Thương mại - Dịch vụ
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
CN-TTCN: Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
SXKD: Sản xuất kinh doanh
MR - DT: Mở rộng - diện tích
STT - LĐ: Số thứ tự - Loại đất
THCS: Trung học cơ sở
PTTH: Phổ thông trung học
TCQLRĐ: Tổng cục Quản lý ruộng đất
GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
VAC: Vườn - ao - chuồng
CNH-HĐH: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
ĐKTN: Điều kiện tự nhiên
VAT: Thuế giá trị gia tăng


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Tổng hợp các yếu tố khí hậu ................................................................................... 8
Bảng 2: Phân loại và thống kê diện tích các đơn vị đất ....................................................... 9
Bảng 3: Diễn biến diện tích gieo trồng giai đoạn 2005-2009 ............................................ 11
Bảng 4: Diễn biến vật nuôi giai đoạn 2005-2009 ............................................................... 12
Bảng 5: Bảng giá trị tổng sản lượng nông - lâm - ngư nghiệp ........................................... 12
Bảng 6: Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp .................................................................... 13
Bảng 7: Tình biến động dân số ........................................................................................... 13
Bảng 8: Cơ cấu lao động theo ngành nghề ......................................................................... 14
Bảng 9: Các nguồn thu nhập chính của các hộ năm 2009 .................................................. 15
Bảng 10: Hiện trạng hệ thống giao thông chính xã Nhị Bình ............................................ 16
Bảng 11: Hiện trạng hệ thống thủy lợi chính xã Nhị Bình ................................................. 17
Bảng 12: Hiện trạng các cơ sở giáo dục - đào tạo .............................................................. 17
Bảng 13: Hiện trạng cơ sở y tế ........................................................................................... 18
Bảng 14: Thống kê các loại bản đồ đã sử dụng .................................................................. 22
Bảng 15: Diện tích và cơ cấu sử dụng đất năm 2010 xã Nhị Bình .................................... 24
Bảng 16: Diện tích và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2010 .................................... 25
Bảng 17: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 ............................................ 26
Bảng 18: Diện tích, cơ cấu đất chưa sử dụng năm 2010 .................................................... 27
Bảng 19: Biến động đất đai thời kỳ 2000-2005 ................................................................. 29
Bảng 20: Biến động đất đai thời kỳ 2005 - 2010 ............................................................... 30
Bảng 21: Kết quả thực hiện QHSDĐĐ kỳ trước ............................................................... 32
Bảng 22: Một số chỉ tiêu phát triển của xã Nhị Bình ...................................................... 37
Bảng 23: Dự báo dân số xã Nhị Bình đến năm 2020 ......................................................... 41
Bảng 24: Diện tích đất phân bổ theo phương án đề xuất ................................................... 43
Bảng 25: Diện tích, cơ cấu các loại đất năm 2020 ............................................................. 44
Bảng 26: Hệ thống giáo dục trong kỳ quy hoạch ............................................................... 47
Bảng 27: Các dự án quy hoạch khu dân cư đến 2020 ..................................................... 49
Bảng 28: Các công trình thực hiện của năm 2011-2012 ................................................. 53
Bảng 29: Các công trình thực hiện của năm 2012-2013 ................................................. 53
Bảng 30: Các dự án thực hiện của năm 2013-2014 ......................................................... 54

Bảng 31: Các dự án thực hiện của năm 2014-2015 ....................................................... 555

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Cơ cấu lao động theo ngành nghề ..................................................................... 14
Biểu đồ 2: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2010...................................................... 24
Biểu đồ 3: Cơ cấu sử dụng đất đến năm 2020 .................................................................... 46


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Chí Linh

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nước ta, vấn đề đất đai luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Hiến pháp
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại chương II điều 18 quy định
“Đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước thống nhất và
quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có
hiệu quả”.
Quá trình khai thác sử dụng đất đai luôn gắn liền với quá trình phát triển xã hội.
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao, trong khi đó đất đai lại
có giới hạn và ngày càng trở nên quý giá. Chính vì vậy mà việc sử dụng đất tiết kiệm,
hiệu quả và bền vững luôn là nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải cân nhắc kỹ càng và
hoạch định theo định hướng quy hoạch một cách có khoa học.
Luật Đất đai năm 2003, tại Điều 23, 24, 25, 26 quy định trách nhiệm, nội dung,
thẩm quyền lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong hai năm gần đây,
nhằm xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng
đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) gắn với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ
đã ban hành Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 Quy định bổ sung về Quy
hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Bộ TN-MT
đã ban hành Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 Quy định chi tiết việc

lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và Thông tư số
06/2010/TT-BTNMT ngày 15/03/2010 Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật lập và
điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Hóc Môn là một huyện nằm về phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, huyện có
vị trí thuận lợi để phát triển công nghiệp và đô thị hóa, đồng thời cũng là địa bàn thích
hợp để có những dự án thu hút người dân nội thành ra sinh sống. Nhị Bình là một xã
thuộc huyện Hóc Môn cách khá xa trung tâm huyện, khoảng 10km. Mặc dù là một xã
nông nghiệp nhưng do xã Nhị Bình nằm trong vùng có tốc độ đô thị hóa cao, dân cư
tăng nhanh do thành phần nhập cư không tổ chức đã gây nhiều phức tạp cho công tác
quản lý nhà nước, nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, đặc biệt là tài
nguyên đất.
Xuất phát từ tầm quan trọng này, được sự đồng ý của khoa Quản lý Đất đai và
Bất động sản cùng UBND xã Nhị Bình, em xin tiến hành thực hiện đề tài: “Quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (20112015) xã Nhị Bình - huyện Hóc Môn - TP.HCM”
Mục tiêu:
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai của địa phương, xây dựng
phương án sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 - 2015 một
cách hợp lý, khoa học và hiệu quả.
- Làm căn cứ cho việc chuyển mục đích sử dụng đất, giao, thuê, thu hồi đất theo
các nội dung của công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
-1-


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Chí Linh

- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường do QHSDĐĐ mang lại.
Đối tượng nghiên cứu: toàn bộ diện tích tự nhiên theo loại đất và theo đối tượng
quản lý trên địa bàn xã Nhị Bình.

Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: toàn bộ diện tích tự nhiên của xã Nhị Bình - huyện Hóc Môn theo
ranh giới hành chính đã định.
- Thời gian quy hoạch: đến năm 2020 và kế hoạch 2011 - 2015.
- Thời gian: thực hiện đề tài trong 4 tháng (từ tháng 4 đến tháng 8/2010).

-2-


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Chí Linh

PHẦN 1: TỔNG QUAN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở khoa học (Một số khái niệm):
a. Đất đai và hệ thống phân loại đất đai
- Đất đai là một vùng không gian được xác định, trong đó bao gồm đặc trưng về
thổ quyển, thạch quyển, thủy quyển, khí quyển, sinh quyển trong vùng không gian đó.
Đất đai còn đặc trưng cho yếu tố quản trị, hoạt động của con người từ quá khứ đến
hiện tại và kỳ vọng cho tương lai.
Quỹ đất đai của một quốc gia, một vùng hay một địa phương là toàn bộ diện tích
đất đai nằm trong một phạm vi ranh giới của quốc gia, vùng hay địa phương đó. Quỹ
đất đai hình thành một cách khách quan gắn liền với quá trình hình thành đất, với lịch
sử ra đời trong quá trình sử dụng đất của con người. Quỹ đất đai cũng được phân bố
một cách tự nhiên gắn liền với phân bố các vùng lãnh thổ. Mặt khác, trong quá trình sử
dụng đất do những nhu cầu sử dụng khác nhau, quỹ đất đai cũng được hình thành bởi
con người nhằm điều chỉnh và bố trí lại đất đai theo mục đích sử dụng.
Sự thay đổi cơ cấu quỹ đất đai trong tổng thể quỹ đất đai của một vùng, một lãnh
thổ có ý nghĩa quan trọng, nói lên những xu thế phát triển của đất nước trong quá trình

phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời thể hiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội và ứng
dụng vào sản xuất.
b. Quy hoạch và sử dụng đất đai
Quy hoạch ta có thể hiểu chính là việc xác định một trật tự nhất định bằng những
hoạt động như: phân bố, xắp xếp, bố trí, tổ chức, ...
Đất đai là một phần lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoanh đất, vạc đất, mảnh đất,
miếng đất,...) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới được
tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, chế độ nước,
nhiệt độ ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý hoá tính...) tạo ra những điều kiện
nhất định cho việc sử dụng đất vào các mục đích khác. Như vậy, để sử dụng đất cần
phải làm quy hoạch đây là quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm xác định ý
nghĩa mục đích của từng phần lãnh thổ và đề xuất những phương hướng sử dụng đất
đai hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm nhất. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đối tượng
của các mối quan hệ sản xuất trong các lĩnh vực sử dụng đất đai. Nó giữ vai trò rất
quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nó gắn chặt chẽ với quá trình phát triển kinh
tế xã hội. Đất đai là địa điểm, là nền tảng, là cơ sở cho mọi hoạt động phát triển kinh tế
xã hội của đất nước. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai sẽ là một hiện tượng kinh tế xã
hội thể hiện đồng thời ở tính chất: kinh tế (bằng hiệu quả sử dụng đất), kỹ thuật (các
tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật: điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoan định, xử lý
số liệu...) và pháp chế (xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất nhằm
đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo pháp luật).
Qua phân tích ta có thể định nghĩa: Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các
-3-


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Chí Linh

biện pháp kinh tế kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng quản lý đất

đai nói chung, đất đai nông thôn nói riêng một cách hợp lý, đầy đủ và khoa học và có
hiệu quả cao nhất thông qua việc tính toán, phân bổ quỹ đất cho các ngành, cho các
mục đích sử dụng, cho các tổ chức và cá nhân sử dụng đất đai nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế - xã hội và tạo điều kiện bảo vệ đất đai, môi trường sinh thái.
Như vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các
quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích
cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ
chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản
xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường.
Từ đó, ta thấy việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện tự
nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng
lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các
ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết của mình; xác
lập ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai; làm cơ sở để tiến
hành giao cấp đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục
vụ nhu cầu dân sinh, văn hoá - xã hội.
2. Cơ sở pháp lý
- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
- Luật Đất đai năm 2003.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ
hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ Quy định bổ
sung về Quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.
- Quyết định số 22/QĐ-BTNMT ngày 17/12/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Quyết định số 23/QĐ-BTNMT ngày 17/12/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng

đất.
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ TNMT Quy định
chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/03/2010 của Bộ TNMT Quy định về
Định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
-4-


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Chí Linh

- Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17/3/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3. Cơ sở thực tiễn
- Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng của UBND xã Nhị
Bình từ năm 2005 – 2009.
- Báo cáo Hội nghị Đảng bộ của Đảng ủy xã Nhị Bình nhiệm kỳ 2005 – 2010 và
báo cáo dự thảo nhiệm kỳ 2011 – 2015.
- Các đề án quy hoạch, xây dựng, hạ tầng của xã.
- Số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2010, bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2010, bản đồ địa chính.
- Các tài liệu về dân số, kinh tế - xã hội, sản xuất có liên quan trên địa bàn.
II. Khái quát địa bàn nghiên cứu
Nhị Bình là một xã thuộc huyện Hóc Môn nằm khá xa trung tâm huyện, cách thị
trấn Hóc Môn khoảng 10 km về phía Đông. Diện tích tự nhiên toàn xã là 853,38 ha
chủ yếu là diện tích đất sản xuất nông nghiệp (chiếm 64,89% diện tích tự nhiên). Xã

giáp sông Sài Gòn với điều kiện đất đai màu mỡ, sinh vật phong phú. Xã có hệ thống
sông rạch chằng chịt khoảng 70 km tạo nên cảnh quan đẹp, không khí trong lành thuận
lợi cho việc du lịch và nghỉ dưỡng.
III. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN
1. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, phân tích đánh giá, tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên, KT-XH của địa phương.
- Đánh giá tiềm năng đất đai; sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm
năng sẵn có, với xu hướng phát triển, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng
đất kỳ trước.
- Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất và xây dựng phương án quy
hoạch sử dụng đất chi tiết; phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường để lựa chọn
phương án hợp lý; xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu.
- Xác định các biện pháp cải tạo, bảo vệ đất và môi trường; các giải pháp tổ chức
thực hiện QH-KHSDĐ của xã.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra: dùng thu thập số liệu thực địa; thu thập tài liệu, số liệu,
bản đồ,… cần thiết cho việc thực hiện đánh giá biến động đất đai.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: tổng hợp xây dựng các bảng biểu QHSDĐĐ
theo quy định, đánh giá tiềm năng đất đai cho nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng; xử
lý các số liệu, tài liệu điều tra, thu thập và viết báo cáo tổng hợp.

-5-


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Chí Linh


- Phương pháp dự báo: dự báo dân số, nhu cầu sử dụng đất các tổ chức cá
nhân,…
- Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến của lãnh đạo địa phương, cũng như các
chuyên gia,….
- Phương pháp định mức: trên cơ sở quy định về định mức sử dụng đất các công
trình phi nông nghiệp do Bộ TN-MT qui định tính toán quỹ đất sử dụng cho các
ngành, lĩnh vực.
- Phương pháp kế thừa: bản đồ hiện trạng sử dụng đất, các bảng biểu thống kê
đất đai,….
- Phương pháp bản đồ: ứng dụng phần mềm công nghệ trong phân tích, xử lý,
biên tập và xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
3. Quy trình thực hiện
Vận dụng quy trình hướng dẫn QHSDĐĐ của Bộ Tài Nguyên - Môi Trường theo
Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ TNMT Quy định chi tiết
việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã gồm các bước sau:
- Bước 1: Điều tra, thu thập các thông tin, dữ liệu và bản đồ liên quan đến địa bàn
nghiên cứu.
- Bước 2: Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí
hậu; hiện trạng sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm
năng đất đai của xã Nhị Bình.
- Bước 3: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.
- Bước 4: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.
- Bước 5: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

-6-


Ngành Quản lý Đất đai


SVTH: Nguyễn Chí Linh

PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ
HỘI CỦA XÃ NHỊ BÌNH
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý:
Nhị Bình là một xã nông nghiệp có diện tích tự nhiên 853,38 ha. Xã gồm có 4 ấp:
1, 2, 3 và 4. Là một địa phương có truyền thống cây ăn trái lâu đời với nhiều chủng
loại cây ăn trái đã được trồng ở đây từ lâu như: măng cụt, sầu riêng, dâu, bưởi, xoài,

Xã Nhị Bình là một xã nằm ở phía Đông của huyện Hóc Môn. Về đường bộ có
Tỉnh lộ 12 (Đường Bùi Công Trừng) dài 5 km đi qua (nối liền xã Đông Thạnh - Huyện
Hóc Môn và phường Thạnh Lộc - Quận 12). Về đường thủy có sông Sài Gòn bao bọc
ở phía Đông và phía Bắc. Ngoài ra còn có nhiều sông, rạch nhỏ chằng chịt.
Tứ cận xã như sau:
- Phía Đông giáp với huyện Thuận An - tỉnh Bình Dương được bao bọc bởi sông
Sài Gòn.
- Phía Tây giáp xã Đông Thạnh - huyện Hóc Môn.
- Phía Nam giáp phường Thạnh Xuân, Thạnh Lộc - Quận 12.
- Phía Bắc một phần giáp với xã Bình Mỹ - huyện Củ Chi, phần còn lại giáp với
huyện Thuận An - tỉnh Bình Dương.
1.2. Địa hình - địa mạo:
Xã Nhị Bình là một vùng bưng trũng, khá bằng phẳng, độ chênh cao giữa các
vùng trong xã không quá 0,5m. Độ cao trung bình 0,5 - 1m so với mặt nước biển. Vì
vậy vào mùa mưa lũ (từ tháng 9 đến tháng 11) nhất là lúc triều cường, mực nước sông
rạch dâng cao, nhiều chỗ cao hơn mặt lộ nên gây hiện tượng ngập úng. Tuy nhiên, do
bị ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều (trong 1 ngày sẽ có 2 lần triều dâng và rút) của
sông Sài Gòn khá mạnh nên sự ngập úng không kéo dài.
1.3. Khí hậu:

Xã Nhị Bình nằm trong khu vực mang đặc điểm chung của khí hậu vùng Đông
Nam Bộ - khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nhiệt độ cao đều quanh năm, ít
gió bão không có mùa đông lạnh, thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung đặc biệt là
sản xuất nông nghiệp với các cây trồng chính rất điển hình.
Do nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, khí hậu nóng
ẩm quanh năm.
- Nhiệt độ cao đều trong năm từ 25,70C - 28,80C, nhiệt độ trung bình tối cao
không quá 350C (29,30C - 350 C) nhiệt độ trung bình tối thấp không dưới 200C (20,10C
- 220C).
-7-


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Chí Linh

- Số giờ nắng trong tháng từ 160 - 270h.
- Độ ẩm không khí bình quân trong năm khoảng 79,5% (mùa mưa 80%, mùa khô
74,5%) lượng bốc hơi là 1.168mm. Trong năm có 2 mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa
khô.
- Lượng mưa ở đây tương đối cao bình quân/năm là 1979mm. Mùa mưa: kéo dài
từ tháng 5  11, mưa tập trung, lượng mưa lớn, trong 7 tháng chiếm khoảng 90% tổng
lượng mưa cả năm.
- Hướng gió chủ đạo là gió Tây Nam vào mùa mưa tức từ tháng 5 đến tháng 11
với tốc độ trung bình 3,6m/s. Vào mùa khô thì hướng gió chủ yếu là Đông Bắc với tốc
độ trung bình 2,4m/s.
Bảng 1: Tổng hợp các yếu tố khí hậu
STT

Chỉ tiêu


Cao nhất

Thấp nhất

Trung bình

o

1

Nhiệt độ ( C)

36,00

20,00

27,55

2

Lượng mưa (mm)

2.718

1.392

1.979

3


Độ ẩm (%)

90,00

65,00

79,50

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Hóc Môn, 2009)

1.4. Thuỷ văn:
Xã Nhị Bình được bao bọc bởi sông Sài Gòn phía Bắc và phía Đông. Còn lại ở
phía Tây và phía Nam cũng được bao bởi các con rạch nhỏ như Rạch Tra, Rạch Bà
Mển, Rạch Gòn và Rạch Cầu Võng. Ngoài ra còn có hệ thống kênh rạch chằng chịt
trải đều trên toàn xã. Vì có điều kiện thuỷ văn đặc biệt như vậy nên xã Nhị Bình chịu
ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều của sông Sài Gòn, mỗi ngày xuất hiện 2 lần nước
lên và nước xuống, triều cường thường xảy ra vào tháng 9 đến tháng 11 với mực nước
cao nhất là 1,30m, là mùa thường gây lũ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông
nghiệp. Khi hồ Dầu Tiếng xả lũ kết hợp với mưa to và triều cường đã làm cho khu vực
này bị ngập nước, để chống lại sự ngập nước bà con nơi đây đã cơi bờ, bao bọc vườn
và dọc theo đường đi. Tuy sự ngập úng không kéo dài nhưng vẫn ảnh hưởng đến sản
xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Vào mùa nắng nhờ có sự điều tiết của hồ
Dầu Tiếng nên chất lượng nước đã được cải thiện, ít bị mặn và bị phèn hơn.
2. Tài nguyên thiên nhiên
2.1. Tài nguyên đất:
Đất đai là nguồn tài nguyên đóng vai trò quan trọng cho xã hội loài người, có vị
trí cố định, giới hạn về không gian và vô hạn về thời gian sử dụng. Đồng thời chất
lượng đất đai không đồng nhất trên mọi khu vực. Để phương án QHSDĐĐ thiết thực,
mang tính khả thi cao thì phải quản lý chặt chẽ quỹ đất về số lượng cũng như chất

lượng.
Qua quá trình điều tra thì xã Nhị Bình có hai loại đất chính: đất phèn tiềm tàng và
đất phù sa trên nền phèn còn lại là đất sông suối mặt nước.
-8-


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Chí Linh

Bảng 2: Phân loại và thống kê diện tích các đơn vị đất
Hệ thống phân loại đất Việt Nam
STT

Hệ thống phân loại đất
FAO UNESCO

hiệu

Diện
tích
(ha)

Tỷ lệ
(%)

Tên đất


hiệu


1

Đất phèn tiềm tàng, phèn
trung bình

Sp

Proto Thionic
Fluvisols

GLtp

263,50

30,88

2

Đất phèn tiềm tàng, phèn ít

Sip

Eutric Fluvisols

FLa

386,80

45,33


3

Đất phù sa trên phèn tiềm
tàng

Pp

Thionic Fluvisols

Flt

129,80

15,21

4

Đất sông suối mặt nước

73,28

8,58

Tổng cộng

Tên đất

853,38 100,00


(Nguồn: QHSDĐĐ huyện Hóc Môn đến năm 2010)

- Nhóm đất phèn tiềm tàng: phân bố ở nửa phía Tây của xã. Nhóm đất này có
những đặc tính sau: tầng mặt 40 - 50cm, độ pH từ 4,5 - 5,0. Hàm lượng chất hữu cơ
cao. Các độc tố tầng mặt ở mức trung bình, nhưng lại khá cao ở tầng dưới.
- Nhóm đất phù sa trên nền phèn: phân bố ở nửa phía Đông của xã và các vùng
giáp với sông Sài Gòn. Tầng đất mặt tương đối dày trên 40 cm, độ pH từ 4,5 - 5,0.
Thành phần cơ giới từ thịt pha sét đến sét nên thoát nước chậm.
2.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: do địa bàn xã có sông Sài Gòn và nhiều con rạch trải đều
trên toàn xã, vì vậy đã mang đến cho Nhị Bình một trữ lượng nước dồi dào được phân
bố đều trên toàn xã, tạo nên ưu thế trong sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt cho dân cư,
và tạo cảnh quan môi trường phục vụ cho việc xây dựng các khu vui chơi giải trí, khu
du lịch sinh thái ven sông,….
- Nguồn nước ngầm: đóng một vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội
của địa phương. Tuy nguồn nước mặt phân bố rộng khắp nhưng chất lượng nước lại bị
nhiễm phèn đáng kể. Do đó, nhiều hộ gia đình và các cơ sở sản xuất phải tự khoan
giếng và khai thác khá nhiều nguồn nước ngầm để giải quyết những khó khăn thiếu hụt
về nguồn nước sinh hoạt. Hiện tại, xã đã xây dựng các trạm bơm để phục vụ nguồn
nước sạch cho bà con. Tuy chưa đủ sức để đáp ứng cho nhu cầu của toàn xã (phần lớn
phục vụ cho các hộ ven đường Bùi Công Trừng) nhưng đã phần nào giải quyết được
nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của nhân dân.
3. Thực trạng môi trường
Do có hệ thống thuỷ văn khá đặc biệt cộng với trong tương lai hệ thống bờ bao
sông Sài Gòn đang được xây dựng sau khi hoàn thành sẽ điều hoà được lượng nước
mặt của toàn xã, Nhị Bình có cảnh quan thiên nhiên xanh, đẹp, không khí trong lành,
với truyền thống, tập quán hiếu khách của người dân địa phương lại khá gần trung tâm
-9-



Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Chí Linh

thành phố và giao thông thuận lợi,… nên xã có thể thành lập các khu vui chơi giải trí,
khu du lịch sinh thái, khu biệt thự nhà vườn phục vụ cho nhu cầu giải trí, thư giãn của
cư dân thành phố và các vùng lân cận.
Trên địa bàn xã hiện nay tuy chưa có bãi rác nhưng đã có đội ngũ thu gom rác
thải dân lập (hoạt động 2 lần/ngày). Tỷ lệ hộ dân đăng ký đổ rác là 50,26 %.
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và quá
trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Xã Nhị Bình đã và đang có biến đổi
mạnh mẽ, dân số tăng nhanh, hệ thống cơ sở hạ tầng đang được mở rộng … do đó nhu
cầu về đất đai với nhiều mục đích khác nhau cũng từ đó mà tăng theo. Chính những
điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cảnh quan và chất lượng môi trường. Vì
vậy, cùng với việc khai thác địa phương cần có những biện pháp bảo vệ, duy trì môi
trường sinh thái bền vững.
4. Đánh giá chung
Nhìn chung địa phương có những thuận lợi và khó khăn sau:
- Thuận lợi:
+ Với địa hình khá bằng phẳng, cảnh quan thiên nhiên thuận lợi cùng với vị trí
địa lý khá lý tưởng, gần trung tâm thành phố nên xã Nhị Bình rất thuận lợi cho việc
phát triển ngành du lịch.
+ Hệ thống thuỷ văn của xã có sông Sài Gòn bao bọc ở phía Tây và phía Bắc
nên đây là nguồn nước ngọt dồi dào phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
ngoài ra còn rất thuận lợi cho giao thông đường thuỷ.
- Khó khăn:
+ Xã Nhị Bình có 2 loại đất chủ yếu là đất phù sa trên nền phèn và đất phèn
tiềm tàng nên có nền địa chất công trình yếu, do đó muốn xây dựng trên nền đất này
cần phải đầu tư cho việc gia cố nền móng rất tốn kém.
+ Do xã Nhị Bình bao bọc bởi sông Sài Gòn và nhiều sông rạch khác nên chịu

ảnh hưởng thuỷ triều của các sông rạch này gây nên ngập úng vào mùa nước lớn.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Tăng trưởng kinh tế
Trong giai đoạn 2005 - 2010 UBND xã đã xác định và có những mục tiêu phát
triển chung để hoàn thành nhiệm vụ kinh tế xã hội đề ra cụ thể là: “Tiếp tục giữ vững
thế ổn định chính trị, tập trung hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng “Nông nghiệp - dịch vụ - thương mại - tiểu thủ công nghiệp”
phát triển nâng cao trình độ dân trí, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, xây
dựng xã giàu đẹp văn minh”. Cho nên trong những năm gần đây cùng với sự phát triển
kinh tế của thành phố và huyện, nền kinh tế xã Nhị Bình đã có những tăng trưởng khá.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.

- 10 -


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Chí Linh

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế trong những năm qua của xã Nhị Bình là “Nông nghiệp - dịch vụ thương mại - tiểu thủ công nghiệp”, thực tế Nhị Bình là một xã thuần nông nghiệp, tỷ
trọng các ngành khác rất thấp, đặc biệt là ngành công nghiệp chiếm không đáng kể (đa
phần là tiểu thủ công). Trong tương lai cơ cấu kinh tế của xã được quy hoạch là “Nông
nghiệp - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp gắn liền với du lịch sinh thái tự nhiên”.
3. Thực trạng phát triển các ngành
3.1. Nông nghiệp
a. Trồng trọt
Trong những năm qua ngành trồng trọt không được ổn định. Hiện nay, do bị ảnh
hưởng chế độ bán nhật triều của sông Sài Gòn gây nên hiện tượng ngập úng cục bộ
xảy ra ở một số khu vực, mặt khác là do giá cả bấp bênh, giá trị kinh tế thấp nên người

dân đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lúa chuyển sang trồng các loại cây
khác có giá trị kinh tế cao hơn đặc biệt là rau muống, cỏ để nuôi bò sữa, hoa….
Bên cạnh đó, việc thi công tuyến đê bao bờ hữu sông Sài Gòn kéo dài trong
nhiều năm dẫn đến việc gây úng ngập nhiều khu vực. Hậu quả, diện tích cây ăn trái
(đặc biệt là các loại cây đặc sản) và cây hoa lài giảm mạnh. Việc mất diện tích cây ăn
trái đặc sản ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện xây dựng các dự án du lịch sinh
thái nhà vườn (do các loại trái như măng cụt, sầu riêng,… có thời gian sinh trưởng khá
dài tầm từ 1520 năm).
Trong khi diện tích cây lúa, cây hoa lài bị giảm thì diện tích cây rau các loại lại
tăng đáng kể, năm 2005 là 202 ha và hiện nay đã lên tới 450 ha. Trong đó chủ yếu là
tăng diện tích rau muống còn các loại rau khác hầu như tăng không đáng kể.
Ngoài ra, với việc được tham quan học tập mô hình nuôi trồng có hiệu quả nên
người dân cũng dần chuyển sang trồng hoa kiểng. Diện tích hoa kiểng cũng tăng đáng
kể, năm 2005 diện tích là 7 ha nhưng đến nay đã là 25 ha, tăng 18 ha.

STT

Bảng 3: Diễn biến diện tích gieo trồng giai đoạn 2005-2009
(Đvt: ha)
Năm
So sánh năm
2005
2009
2005
với 2009
Cây trồng

1

Lúa


70

0

-70

2

Lài

100

30

-70

3

Rau các loại

202

450

+248

4

Cây ăn trái


50

37

-13

5

Cây kiểng

7

25

+18

6

Mía

5

3

-2

7

Vườn tạp


310

310

0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết KT-XH giai đoạn 2005-2010 xã Nhị Bình)
- 11 -


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Chí Linh

b. Chăn nuôi
Trong những năm qua địa phương đã chú trọng tới việc lựa chọn con giống nên
ngành chăn nuôi cũng đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ. Qua đó mang lại giá
trị kinh tế và giải quyết việc làm cho nông dân. Đàn heo hàng năm tăng đều, còn đàn
bò sữa giảm do nguồn thức ăn không ổn định. Sau dịch cúm gia cầm năm 2005, trong
xã chỉ còn nuôi gia cầm dạng nhỏ lẻ. Đặc biệt, hiện nay trong xã còn có một hộ với mô
hình nuôi trùng quế khoảng 2.000m2. (bảng 4)
Bảng 4: Diễn biến vật nuôi giai đoạn 2005-2009
( Đvt: con)
STT

Năm
Vật nuôi

1


Heo

2



2005

So sánh năm
2005 với 2009

2009

6.571

10.047

+3.476

961

850

-111

(Nguồn: Báo cáo tổng kết KT-XH giai đoạn 2005-2010 xã Nhị Bình)

c. Thủy sản
Diện tích đất thủy sản giảm 7,43 ha. Nguyên nhân do người dân thực hiện việc

chuyển đổi theo chiều hướng có lợi cho họ. Diện tích còn lại tuy ít nhưng người dân
biết kết hợp nuôi và kinh doanh (câu cá giải trí) cũng đem lại thu nhập đáng kể.
Bảng 5: Bảng giá trị tổng sản lượng nông - lâm - ngư nghiệp
( Đvt: triệu đồng)
STT

Năm

2005

Ngành

2009

So sánh năm
2005 với 2009

1

Trồng trọt

12.787

16.140

+3.353

2

Chăn nuôi


16.455

21.977

+5.522

3

Thủy sản

216

252

+36

29.458

38.369

+8.911

Tổng cộng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2005-2010 xã Nhị Bình)

3.2. Thương mại dịch vụ
Ngành TM - DV ở địa phương tuy có phát triển nhưng vẫn còn chậm. Trong xã
hiện chỉ có 1 chợ nhỏ với lượng hàng hoá ngày càng phong phú. Ngoài ra còn có 160

hộ kinh doanh cá thể chủ yếu là buôn bán lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân
trên địa bàn xã với doanh thu hàng năm đạt trên 19 tỷ đồng.
3.3. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Do định hướng cơ cấu kinh tế của xã Nhị Bình là “Nông nghiệp - dịch vụ thương mại - tiểu thủ công nghiệp” nên không tập trung phát triển ngành công nghiệp,
chỉ duy trì các cơ sở, xí nghiệp sản xuất không gây ô nhiễm, hiện có 28 cơ sở xí nghiệp
nhỏ đóng trên địa bàn thu hút 850 lao động, trong đó có khoảng 350 lao động là người
- 12 -


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Chí Linh

địa phương. Các cơ sở trên chủ yếu tập trung ở ấp 1 và ấp 4 với ngành nghề chính là
các ngành nghề thủ công như: mộc, thạch cao, may, giấy, đồ điện gia dụng,…. Một số
cơ sở, xí nghiệp tiêu biểu. (Bảng 6)
Bảng 6: Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Số
TT

Cơ sở CN-TTCN

Vị trí

Diện tích
(m2)

Số lao động
(người)


1

Cơ sở nhang

Ấp 1

2.000

50

2

Cơ sở bóng đèn

Ấp 1

7.000

120

3

Công ty may thêu

Ấp 1

8.072

150


4

Cơ sở thạch cao

Ấp 1

1.500

25

5

Xưởng gỗ

Ấp 1

2.000

100

6

Cơ sở đá mài

Ấp 2

1.000

20


7

Cơ sở giấy tái sinh

Ấp 3

500

10

8

Cơ sở nước mắm

Ấp 3

700

15

9

Cơ sở giày da

Ấp 3

1.000

15


10

Công ty dược thú y

Ấp 4

12.045

50

11

Xí nghiệp bao bì

Ấp 4

2.807

30

12

Cơ sở sx guốc

Ấp 4

1.500

30


(Nguồn: UBND xã Nhị Bình, 2010)
4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
4.1. Dân số
Dân số xã Nhị Bình trong những năm gần đây có tốc độ phát triển tương đối cao.
Do việc di dân từ nơi khác đến. Năm 2005 dân số của xã là 8.519 người. Tính đến
ngày 01/04/2010 dân số của toàn xã là 11.026 người với 2928 hộ, trung bình 3 - 4
người/hộ. Mật độ dân số là 1.292 người/km2. Toàn xã có 4 ấp, nhìn chung dân cư phân
bố khá đồng đều giữa các ấp, đặc biệt dân cư phân bố khá dày tại ấp 3.
Bảng 7: Tình biến động dân số
STT

Năm

Số hộ (hộ)

Nhân khẩu (người)

1

2005

1.987

8519

2

2010

2.928


11.026

(Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2005-2010 xã Nhị Bình)

4.2. Lao động và việc làm
Tổng số lao động được giải quyết việc làm mới qua 5 năm là 1084 trường hợp. Qua
thống kê đến tháng 4/2010 tổng số lao động trong xã là 7.339 người chiếm 66,6% tổng
dân số toàn xã.
- 13 -


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Chí Linh

Dựa vào bảng cơ cấu lao động của toàn xã ta thấy số lao động chủ yếu là các
nghề sử dụng lao động tay chân như: cơ sở đá mài, nhang, giày da, chế biến gỗ, may
mặc,… và có một lượng khá lớn lao động trong xã đi làm trong các khu công nghiệp ở
các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai và các khu công nghiệp ở Thành phố Hồ
Chí Minh chiếm tỉ lệ cao nhất là 61%, lao động nông nghiệp là 35% trong khi đó lao
động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ chỉ chiếm 4%. Qua
đó cho thấy cần phải mở rộng quy mô của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và thương
mại - dịch vụ để có thể thu hút nguồn lao động, tăng giá trị của ngành CN-TTCN và
TM-DV trên địa bàn.
Bảng 8: Cơ cấu lao động theo ngành nghề
Ngành
kinh tế

STT


Số người

Tỉ lệ (%) so với
tổng số lao động

1

Nông nghiệp

2.571

35

2

CN-TTCN

2.367

32

3

TM-DV

310

4


4

Lao động khác

2.091

29

7.339

100

Tổng cộng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2005-2010 và phương hướng 2010 xã Nhị Bình)

4%

29%

Nông nghiệp
CN-TTCN
TM-DV
Lao động khác

32%

35%

Biểu đồ 1: Cơ cấu lao động theo ngành nghề

4.3. Thu nhập
Vì xã Nhị Bình là một xã nông nghiệp và chỉ có các nghề thủ công nên mức thu
nhập của nhân dân trong địa bàn không cao. Hiện toàn xã có 955/2.928 hộ có thu nhập
dưới 12 triệu đồng/người/năm chiếm 32,62%.
- 14 -


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Chí Linh

Bảng 9: Các nguồn thu nhập chính của các hộ năm 2009
STT

Nguồn thu nhập

Doanh thu
(Triệu đồng)

1

Trồng trọt

11.946

2

Chăn nuôi

21.977


3

Thủy sản

4

Kinh doanh

35.888

5

Tiền lương

8.916

252

Tổng cộng

78.979

(Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2005-2010 và phương hướng 2010 xã Nhị Bình)

4.4. Dân tộc và tôn giáo:
Xã Nhị Bình có 2 dân tộc chính là người Kinh và người Hoa đang sinh sống trên địa
bàn, trong đó đa số là người Kinh chiếm 99,80%, người Hoa chỉ có khoảng 0,2%.
Theo thống kê năm 2010, trên địa bàn xã hiện có 2 tôn giáo chính là Phật giáo
chiếm 70% và Thiên chúa giáo 16%, còn lại theo đạo khác hoặc thờ ông bà. Nhìn

chung các tôn giáo tại địa bàn chỉ mang tính chất tín ngưỡng chứ không ảnh hưởng
đến tình hình quản lý nhà nước.
5. Thực trạng phát triển khu dân cư
Dân cư chủ yếu tập trung dọc theo các tuyến đường Bùi Công Trừng, ngoài ra
phân bố tập trung đông tại các khu vực quanh chợ Nhị Bình. Hiện nay trên địa bàn xã
vẫn còn có nhiều khu dân cư tự phát chưa có hệ thống cấp thoát nước, đường đi lại
nhỏ, môi trường bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt. Do đó việc quy hoạch khu dân cư
cho địa bàn xã là việc làm thiết thực trong những năm tới đây. Hiện nay các đơn vị đầu
tư đang xúc tiến các dự án cụm dân cư.
6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
6.1. Giao thông
Hệ thống đường bộ của toàn xã dài khoảng 47 km (kể cả những hẻm nhỏ).
Hiện tại hệ thống giao thông đường bộ của xã khá yếu kém, mặc dù đường Bùi
Công Trừng ngang 9m, dài 5.000m, nhựa thâm nhập đã được nâng cấp. Đây là con
đường giao thông huyết mạch nối liền xã Nhị Bình với xã Đông Thạnh, Huyện Hóc
Môn và phường Thạnh Lộc, Quận 12. Bên cạnh đó đang hoàn thiện tuyến liên xã
Đông Thạnh-Nhị Bình ngang 9m, dài 2.700m, nhựa thâm nhập.
Các con đường còn lại đa số là đường cấp phối sỏi đỏ, mặt đường còn nhỏ và kết
cấu yếu so với yêu cầu vận tải chuyên chở hàng hóa và đi lại của người dân nên cần
sớm nâng cấp nhựa hoá trong tương lai. (Bảng 10)

- 15 -


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Chí Linh

Bảng 10: Hiện trạng hệ thống giao thông chính xã Nhị Bình
Tên đường

(Điểm đầu - điểm cuối)

STT
1

Liên xã Đông Thạnh - Nhị Bình

2

Chiều
Chiều
dài(m) rộng(m)

Diện tích
( m2 )

Loại đường

2.700

9

Út Đó

550

6

3.300 Cấp phối sỏi đỏ


3

Đường 3 Gò

950

6

5.700 Cấp phối sỏi đỏ

4

Đường 6 Dô

1.000

6

6.000 Cấp phối sỏi đỏ

5

Đường Đình Bình Nhan

1.400

6

8.400 Bê tông nhựa


6

Hai Răng - cầu Nhum Ngoài

800

6

4.800 Cấp phối sỏi đỏ

7

Nhà Chiến

300

6

1.800 Cấp phối sỏi đỏ

8

Cây khế - Ngã tư Đình

950

6

5.700 Cấp phối sỏi đỏ


9

Năm Danh - Năm Tý

750

6

4.500 Cấp phối sỏi đỏ

10

Nhà Vuông - Tư Hía

2.000

6

12.000 Cấp phối sỏi đỏ

11

Tư Hía - Bà Hồng 20

700

6

4.200 Cấp phối sỏi đỏ


12

Cầu Ba Diên - Sông Bà Hồng

650

6

3.900 Cấp phối sỏi đỏ

13

Cầu Cụt - Cầu Kinh

900

6

5.400 Cấp phối sỏi đỏ

14

Đường Dựa Khạp

550

6

3.300 Cấp phối sỏi đỏ


15

Đường Gia Long

600

6

3.600 Cấp phối sỏi đỏ

16

Đường ngã 4 Ký Ná - S.Sài Gòn

500

6

3.000 Cấp phối sỏi đỏ

17

Đường nhà Hoà Tý

600

6

3.600 Cấp phối sỏi đỏ


18

Ngã 3 Cây khế - Cầu Tư Thị

2.200

6

13.200 Cấp phối sỏi đỏ

19

Đường 5 Triên

750

6

4.500 Cấp phối sỏi đỏ

20

Đường xã mới - Cây khế

1.050

6

6.300 Bê tông nhựa


21

Đường Cây khế - cầu 10 Mậu

950

6

5.700 Cấp phối sỏi đỏ

22

Đường Tư Phụng - Sông Bà Hồng

500

6

3.000 Cấp phối sỏi đỏ

23

Bùi công Trừng - Sông Bà Hồng

450

6

2.700 Cấp phối sỏi đỏ


24

Bùi Công Trừng ( Tỉnh lộ 12)

5.000

9

Tổng cộng

25.800

24.300 Bê tông nhựa

45.000 Bê tông nhựa
183.900

(Nguồn: UBND xã Nhị Bình, 2010)
6.2. Hệ thống thuỷ lợi:
Do xã Nhị Bình có hệ thống sông rạch chằng chịt như vậy nên rất thuận lợi cho
việc người dân trong xã sử dụng nguồn nước từ các kênh rạch tự nhiên.

- 16 -


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Chí Linh

Bảng 11: Hiện trạng hệ thống thủy lợi chính xã Nhị Bình

STT

Tên rạch

1

Rạch Bà Hồng

2

Rạch Cầu Võ

3

Chiều dài (m)

Chiều rộng (m)

3.600

40

750

10

Rạch Nhum

1.720


21

4

Rạch Rỗng Lự

1.100

30

5

Rạch Cầu Mển

1.950

30

6

Rạch Gòn

3.190

20

7

Rạch Cầu Võng


1.320

30

8

Rạch Tra

950

80

9

Sông Sài Gòn

5.290
(Nguồn: UBND xã Nhị Bình, 2010)

6.3. Giáo dục đào tạo:
Những năm vừa qua với những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới,
Đảng và Nhà nước tập trung đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo về các mặt: đào
tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất được tăng cường, khang
trang hơn đảm bảo phục vụ tốt cho yêu cầu học tập của các em học sinh.
Bảng 12: Hiện trạng các cơ sở giáo dục - đào tạo
STT Bậc học

Số
điểm


Tên trường

Tổng diện
tích( m2 )

Số học
sinh( hs )

1

Mầm Non

Mẫu giáo Sơn Ca 3

2

1.441

167

2

Tiểu học

Võ Văn Thặng

4

4.455


850

3

THCS

Đặng Công Bỉnh

1

4.374

450

10.270

1.467

Tổng cộng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết KT-XH giai đoạn 2005-2010 xã Nhị Bình)

Công tác giáo dục và đào tạo được chú trọng, hiện trên địa bàn xã có 01 trường
mẫu giáo, 01 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở, 06 cơ sở mầm non ngoài
công lập thu hút khoảng hơn 1500 em học sinh. Bên cạnh đó, việc phổ cập giáo dục
cũng được chú trọng. Tỷ lệ phổ cập các cấp tuy đạt nhưng không bền vững, số học
sinh bỏ học chiếm tỷ lệ trung bình là 9,7%. Do Nhị Bình là xã vùng sâu vùng xa của
huyện Hóc Môn nên cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn chưa đáp ứng kịp thời cho công
tác xã hội hoá giáo dục trên địa bàn. Hiện nay quỹ đất dành cho giáo dục của xã là
1,05 ha chiếm 2,23 % diện tích đất chuyên dùng và 0,12% diện tích tự nhiên toàn xã,

con số này quá nhỏ so với nhu cầu của học sinh trên địa bàn xã. Với những nỗ lực của
địa phương, trong giai đoạn 2005 - 2010 đã đạt được những kết quả sau:
- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ và chỉ tiêu đã được đề ra.
- 17 -


×