Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT DỰ ÁN SÂN GOLF SEA LINKS MŨI NÉ – VIỆT NAM” CÔNG SUẤT 110M3/NGÀY.ĐÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
-

-

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

“THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
DỰ ÁN SÂN GOLF SEA LINKS MŨI NÉ – VIỆT NAM”
CÔNG SUẤT 110M3/NGÀY.ĐÊM

SINH VIÊN THỰC HIỆN

: TRẦN HOÀNG ÁNH TRANG

MSSV

: 05127106

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

: TS. LÊ QUỐC TUẤN

KHOÁ

: 31

TP. HCM -07/2010



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------ OoO ------

------ OoO ------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Khoa

: Môi trường và Tài nguyên

Ngành

: Kỹ thuật Môi Trường

Lớp: ĐH05MT

Họ và tên : Trần Hoàng Ánh Trang

MSSV:05127106

1. Tiêu đề luận văn
“Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án sân golf Sea Links Mũi Né
– Việt Nam, công suất 110 m3/ngày đêm”
2. Nhiệm vụ

- Thu thập số liệu
- Đề xuất công nghệ xử lý
- Tính toán thiết kế hệ thống xử lý
- Trình bày thuyết minh tính toán
- Trình bày bản vẽ thiết kế
3. Ngày giao nhiệm vụ luận văn:
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ luận văn:
5. Họ tên người hướng dẫn: TS. Lê Quốc Tuấn
Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua bộ môn.
Ngày …..tháng….. năm…….
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH

( Ký và ghi rõ họ tên)

PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN
Người duyệt (chấm sơ bộ)………………………......
Đơn vị……………………………………………….
Ngày bảo vệ…………………………………………
Điểm tổng kết……………………………………….
Nơi lưu trữ luận văn………………………………...

(Ký và ghi rõ họ tên)


“Thiết kế Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án sân golf Sea Links Mũi Né - Việt Nam, công
suất 110 m3/ngày. đêm”

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM,
tôi đã bỏ qua cơ hội để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp của mình theo đúng khoá học
2005-2009. Với sự kiên trì và giúp đỡ của gia đình, thầy cô bạn bè, cùng với những
anh chị nơi công ty tôi thực tập, cho đến hôm nay tôi đã hoàn thành khoá luận tốt
nghiệp của mình.
Lời đầu tiên tôi kính chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông
Lâm và Ban chủ nhiệm khoa Môi trường và Tài nguyên cùng với các thầy cô đã cho
tôi thêm cơ hội để thực hiện khoá luận này.
Cảm ơn Tổng giám đốc công ty Cổ phần Đầu tư - Thương mại - Dịch vụ -Tư vấn
Khoa học & Kỹ thuật Tấn Phát đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập vừa qua.
Và hơn hết, kính cảm ơn thầy TS. Lê Quốc Tuấn đã hướng dẫn tận tình để tôi
hoàn thành tốt khoá luận như ngày hôm nay.
Cuối cùng xin kính gửi lời cảm ơn này đến gia đình, bạn bè luôn ủng hộ và động
viên tôi để tiếp tục bài luận văn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
Trần Hoàng Ánh Trang

SVTH: Trần Hoàng Ánh Trang

1


“Thiết kế Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án sân golf Sea Links Mũi Né - Việt Nam, công
suất 110 m3/ngày. đêm”

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài: “Thiết kế Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án sân golf
Sea Links Mũi Né - Việt Nam, công suất 110 m3/ngày. đêm” đạt tiêu chuẩn xả thải
QCVN 14:2008/BTNMT, cột A.
NỘI DUNG KHOÁ LUẬN:

Mô tả tổng quan:
- Giới thiệu về ngành du lịch ở Việt Nam và Bình Thuận
- Mô tả tác động của nước thải sinh hoạt từ hoạt động của ngành kinh doanh du
lịch (Nhà hàng, khách sạn, khu nghĩ dưỡng, khu du lịch, biệt thự, …)
- Giới thiệu các phương pháp xử lý nước thải
- Giới thiệu một số công nghệ xử lý nước thải
Giới thiệu về dự án sân golf Sea Links Mũi Né - Việt Nam
Đề xuất hai phương án thiết kế: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho
150 phòng của khách sạn 5 sao và 34 căn biệt thự cao cấp của dự án sân golf Sea
Links Mũi Né - Việt Nam, công suất 110 m3/ngày. đêm” đạt QCVN 14:
2008/BTNMT, cột A, k=1,0 trước khi tái sử dụng để tưới cây
-

Phương án 01:
+ Nước thải sinh hoạt → Song chắn rác →Bể gom →Bể điều hoà →Bể
Aerotank →Bể Lắng đứng →Bể khử trùng →Bể chứa sau xử lý →Nguồn tiếp
nhận: tưới cây

-

Phương án 02:
+ Nước thải sinh hoạt → Song chắn rác → Hố bơm →Bể điều hoà →Bể
SBR →Bể Trung gian →Bể khử trùng →Bể chứa sau xử lý →Nguồn tiếp nhận:
tưới cây

Tính toán chi tiết:
- Chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải và giá thành xử lý cho 01 m3 nước
thải cho 02 phương án thiết kế và lựa chọn phương án thiết kế chính là phương án 01
Lập bản vẽ thiết kế: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho 150 phòng của khách sạn
5 sao và 34 căn biệt thự cao cấp của dự án sân golf Sea Links Mũi Né - Việt Nam,

công suất 110 m3/ngày. đêm.

SVTH: Trần Hoàng Ánh Trang

2


“Thiết kế Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án sân golf Sea Links Mũi Né - Việt Nam, công
suất 110 m3/ngày. đêm”

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ 1
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ 2
MỤC LỤC ...................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. 4
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... 6
CHƯƠNG I MỞ ĐẦU .................................................................................................. 7
CHƯƠNG II: MÔ TẢ TỔNG QUAN .......................................................................10
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH DU LỊCH Ở VIỆT NAM VÀ BÌNH THUẬN ............10
2.2 MÔ TẢ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC THẢI SINH HOẠT ........................................12
2.3 GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DU LỊCH................17
2.4 GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DU LỊCH .............25
CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN SÂN GOLF ............................................36
3.1 THÔNG TIN CHUNG: ...........................................................................................36
3.2 NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC VÀ XẢ NƯỚC THẢI ...........................................37
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ…………………………48
4.1 CƠ SỞ LỰACHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ: ..........................................................47
4.2 ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ: ......................................................................................48
Phương án 1: .............................................................................................................48

Phương án 2: .............................................................................................................51
4.3 TÍNH TOÁN - THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ:.............................................................53
4.3.1 Phương án 1 .....................................................................................................53
4.3.2 Phương án 2 .....................................................................................................56
4.4 DỰ TOÁN KINH TẾ ..............................................................................................58
4.4.1 Phương án 1: (Tính toán chi tiết xem phần PL) ..............................................58
4.4.1 Phương án 2: (Tính toán chi tiết xem phần PL) ..............................................58
4.5 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ:................................................................58
CHƯƠNG V KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ..................................................................59
5.1 KẾT LUẬN .............................................................................................................59
5.2 ĐỀ NGHỊ: ................................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................59
PHỤ LỤC .....................................................................................................................61

SVTH: Trần Hoàng Ánh Trang

3


“Thiết kế Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án sân golf Sea Links Mũi Né - Việt Nam, công
suất 110 m3/ngày. đêm”

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích thấm lọc cần thiết tính cho một người mà hệ thống thoát nước
phục vụ, m2/người
Bảng 2.2: Cơ sở lựa chọn phương pháp xử lý nước thải bằng sinh học
Bảng 2.3: Tính chất nước thải đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý resort Novela
Bảng 2.4: Tính chất nước thải khách sạn - nhà hàng Bình Minh
Bảng 2.5: Tính chất nước thải của Hệ thống xử lý resort Allezboo
Bảng 2.6: Tính chất nước thải của Hệ thống xử lý resort D’An Nam:

Bảng 3.1: Bảng kết quả phân tích nước thải trạm xử lý số 2 dự án Sea Links Mũi Né Việt Nam
Bảng 3.2: Bảng kết quả phân tích nước thải tại hố gas dự tính thu gom về trạm số 5 dự
án Sea Links Mũi Né - Việt Nam
Bảng 4.1: Hiệu suất xử lý phương án 1
Bảng 4.2: Hiệu suất xử lý phương án 2
Bảng 4.3: Thông số SCR (Phương án 1)
Bảng 4.4: Thông số Bể Gom:(Phương án 1)
Bảng 4.5: Thông số Bể Điều hoà (Phương án 1)
Bảng 4.6: Thông số Aerotank (Phương án 1)
Bảng 4.7: Thông số Bể Lắng đứng (Phương án 1)
Bảng 4.8: Thông số Bể Khử trùng (Phương án 1)
Bảng 4.9: Thông số Bể chứa sau xử lý (Phương án 1)
Bảng 4.10: Thông số Bể chứa bùn (Phương án 1)
Bảng 4.11: Thông số Bể điều hoà (Phương án 2)
Bảng 4.12: Thông số SBR (Phương án 2)
Bảng 4.13: Thông số Bể Trung gian (Phương án 2)
Bảng 4.14: Thông số Bể Khử trùng (Phương án 2)
Bảng 4.15: Thông số Bể chứa sau xử lý (Phương án 2)
Bảng 4.16: Thông số bể chứa bùn (Phương án 2)
Bảng 4.17: Bảng so sánh phương án thiết kế

SVTH: Trần Hoàng Ánh Trang

4


“Thiết kế Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án sân golf Sea Links Mũi Né - Việt Nam, công
suất 110 m3/ngày. đêm”

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Vùng biển Khu du lịch Mũi Né
Hình 2.2: Ô nhiễm từ nước thải du lịch
Hình 2.3: Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại
Hình 2.4: Bể sinh học có vật liệu dạng sợi ngập trong nước
Hình 2.5: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của resort Novela
Hình 2.6: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của khách sạn Bình Minh
Hình 2.7: Hệ thống xử lý nước thải Khách sạn Bình Minh
Hình 2.8: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của resort Allezboo
Hình 2.9: Công nghệ Hệ thống xử lý nước thải resort Allezboo
Hình 2.10: Công nghệ Hệ thống xử lý nước thải resort D’ An Nam
Hình 2.11: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của resort D’An Nam
Hình 3.1: Dự án Sân golf Sea Links Mũi Né - Việt Nam
Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải cho 04 trạm xử lý: Trạm 1, Trạm 2, Trạm
3, Trạm 4
Hình 4.1: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải Phương án 1
Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải Phương án 2

SVTH: Trần Hoàng Ánh Trang

5


“Thiết kế Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án sân golf Sea Links Mũi Né - Việt Nam, công
suất 110 m3/ngày. đêm”

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

Nhu cầu oxi sinh hoá (Biochemical Oxygen Demand)


COD

Nhu cầu oxy hoá học (Chemical Oxygen Demand)

SS

Chất rắn lơ lửng (Suspendid Solid)

TDS

Tổng rắn hòa tan (Total Dissolved Solid)

TSS

Tổng rắn lửng (Total Suspendid Solid)

N

Hàm lượng Ni tơ

P

Hàm lượng Phospho

F/M

Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio)

MLSS


Chất rắn lơ lửng trong hỗn dịch (Mixed Liquor Suspended Solids)

HTXLNT

Hệ thống xử lý nước thải

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

SCR

Song chắn rác

LCR

Lưới chắn rác

TP

Thành phố


ABS

Chất tẩy tổng hợp (Alkyl benzen sunfonat)

UV

Tia cực tím

SVTH: Trần Hoàng Ánh Trang

6


“Thiết kế Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án sân golf Sea Links Mũi Né - Việt Nam, công
suất 110 m3/ngày. đêm”

Chương I: MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay môi trường là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều nước trên thế giới,
không chỉ là những nước phát triển mà còn ở những nước đang kém phát triển. Hòa
mình với sự phát triển song song với thời đại đó là sự tàn phá môi trường vì sự lạm
dụng quá mức tài nguyên vốn có cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch vui
chơi giải trí dưới nước, trên bờ,… Và đến một lúc nào đó môi trường sẽ tác động
ngược lại sự phát triển này.
Việt Nam với chiều dài giáp biển Đông nên hoạt động du lịch diễn ra rất mạnh
mẽ và đang phải đối mặt với các nguồn chất thải ô nhiễm như rác thải sinh hoạt, bụi,
mùi hữu cơ phân hủy,… đặc biệt là nước thải.
Với mệnh danh là “thủ đô resort”, vùng biển dọc tỉnh Bình Thuận ngày càng trở
nên ô nhiễm trầm trọng, việc xây dựng bể xử lý nước thải không còn là vấn đề xa lạ
với các khu du lịch, resort, nhà hàng, khách sạn, khu nhà biệt thự cao cấp,… nhưng để

bể xử lý đi vào vận hàng tốt và đảm bảo đúng tiêu chuẩn xả thải lại là vấn đề.
Vì thế để thay đổi ý nghĩ của những nhà kinh doanh du lịch cũng như vận hành
bể xử lý nước thải tốt cùng với những mặc có lợi cho hoạt động tham quan nghỉ dưỡng
của du khách cũng như bảo vệ môi trường; và trước hết là bảo đảm vệ sinh mỹ quan
cho môi trường biển và ven biển, đáp ứng chiến lược kinh doanh lâu dài, ổn định của
ngành du lịch địa phương có lợi thế về biển và bãi biển đẹp như Phan Thiết. Với nhu
cầu bức thiết của thực tế và áp dụng những kiến thức đã học từ phía nhà trường, tôi
tiến hành tìm hiểu và thực hiện đề tài : “Thiết kế Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
cho dự án sân golf Sea Links Mũi Né - Việt Nam, công suất 110 m3/ngày. đêm”
Đây là đề tài mang tính thiết thực và rất có ý nghĩa.
1.2 MỤC TIÊU KHOÁ LUẬN
- Thu thập số liệu nước thải đầu vào của một vài khu du lịch dọc theo bờ biển
khu Mũi Né - Phan Thiết - Tiến Thành và của dự án sân golf Sea Links Mũi Né – Việt
Nam để làm cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp xử lý hiệu quả và hợp lý nhất, đáp
ứng những thông số cho tính toán công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt.
- Đề xuất các phương pháp xử lý nước thải phù hợp

SVTH: Trần Hoàng Ánh Trang

7


“Thiết kế Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án sân golf Sea Links Mũi Né - Việt Nam, công
suất 110 m3/ngày. đêm”

- Tính toán thiết kế HTXLNT, tính kinh tế giá thành cho 1m3 nước thải xử lý.
1.3 NỘI DUNG KHOÁ LUẬN
- Giới thiệu tổng quan ngành kinh doanh dịch vụ du lịch và các hoạt động phát
sinh chất thải
- Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt

- Thu thập số liệu công nghệ xử lý nước thải đầu vào của một vài khu du lịch dọc
theo bờ biển khu Mũi Né - Phan Thiết - Tiến Thành và của dự án để làm cơ sở cho
việc đưa ra các biện pháp xử lý hiệu quả và hợp lý nhất, đáp ứng những thông số cho
tính toán công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt.
- Giới thiệu công nghệ xử lý của dự án Sân golf Sea Links Mũi Né - Việt Nam
- Đề xuất các phương pháp xử lý nước thải phù hợp
- Tính toán kỹ thuật và kinh tế cho từng phương pháp xử lý
- So sánh lựa chọn phương án thích hợp để xây dựng HTXLNT sinh hoạt công
suất 110m3/ngày.đêm cho dự án
- Lập bản vẽ thiết kế cho HTXLNT
1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Tham khảo tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Báo cáo đánh giá tác
động môi trường bổ sung, Báo cáo xin phép xả thải nước thải sinh hoạt vào nguồn
nước của dự án Sân golf Mũi Né - Việt Nam
- Khảo sát thực địa tại dự án, và một vài khu du lịch
- Tham quan hệ thống xử lý nước thải một số khu du lịch ven biển khu Mũi Né Phan Thiết - Tiến Thành
- Tham khảo số liệu của các khu du lịch
- Tham khảo và nghiên cứu các tài liệu khoa học được công bố sử dụng cho việc
thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khách sạn, khu du lịch
1.5 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
- Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải của một vài khu du lịch dọc theo bờ biển
khu Mũi Né - Phan Thiết - Tiến Thành
- Quy mô đề tài chỉ thiết kế 01 Trạm HTXLNT của dự án sân golf Sea Links Mũi
Né - Việt Nam cho 150 phòng khách sạn 5 sao và 34 căn biệt thự cao cấp của dự án ,
công suất 110 m3/ngày. đêm.
SVTH: Trần Hoàng Ánh Trang

8



“Thiết kế Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án sân golf Sea Links Mũi Né - Việt Nam, công
suất 110 m3/ngày. đêm”

- Đối tượng xử lý: là xử lý nước thải sinh hoạt.
1.6 Ý NGHĨA KHOÁ LUẬN
- Đề tài là thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khách sạn, khu nhà biệt
thư nhà hàng, nhưng cũng áp dụng được cho cả các khu du lịch vì tính hiệu quả, đem
lại lợi ích cho hoạt động kinh doanh du lịch và mỹ quan.
- Áp dụng cho những công trình xả thải có quy mô hoạt đông nhỏ và vừa.

SVTH: Trần Hoàng Ánh Trang

9


“Thiết kế Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án sân golf Sea Links Mũi Né - Việt Nam, công
suất 110 m3/ngày. đêm”

Chương II: MÔ TẢ TỔNG QUAN
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH DU LỊCH Ở VIỆT NAM VÀ BÌNH THUẬN
2.1.1 Ở Việt Nam
Việt Nam với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng truyền thống lịch sử văn
hoá lâu đời đã tạo nên đất nước của biển cả những tiềm năng du lịch dồi dào phong
phú. Với địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, ảnh hưởng bởi hai mùa khí hậu rõ rệt:
mùa mưa và mùa nắng; chiều dài của bờ biển dài hơn chiều dài của đất nước là 3.260
km cùng với khoảng 20 bãi tắm nổi tiếng như Trà Cổ, Hạ Long, Đồ Sơn, biển Đà
Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Phan Thiết,… Và, với bề dày lịch sử hơn 4.000 năm
cùng 54 dân tộc chung sống hoà thuận, mỗi dân tộc đều có nền văn hoá riêng tạo nên
bức tranh muôn màu muôn vẻ có giá trị kiến trúc lịch sử gợi sự tò mò cho du khách
khi ghé thăm. Cùng đó là những vùng đất hoang sơ, những khu rừng quốc gia nổi

tiếng, bộ sưu tập động thực vật phong phú: như rừng Cúc Phương, rừng Quốc gia Cát
Bà,… Nguồn nước nóng thiên nhiên: suối khoáng Hội Vân (Bình Định), suối khoáng
Vĩnh Hảo (Bình Thuận), suối khoáng Kim Đôi (Hoà Bình),… Tất cả những điều đó
làm cho nhu cầu du lịch ở Việt Nam rất phát triển.
Theo số liệu thống kê cho thấy về ngành du lịch ở Việt Nam, khách quốc tế đến
Việt Nam vào năm 2008 là 4.253.740 lượt, so với năm 2000 là 2.140.100. Tăng 0,6 %
năm 2007, và gấp 2 lần năm 2000, và đến năm 2010 thì con số lên 6 triệu lượt khách
làm cho doanh thu của du lịch Việt Nam tăng lên đáng kể.
Và để đáp ứng được nhu cầu đó thị trường Việt Nam không ngừng mở rộng, cơ
cấu Việt Nam đuợc đa dạng hoá với nhiều sản phẩm hấp dẫn, phong phú hơn tạo ra
nhiều công ăn việc làm cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo cũng như góp
phần thay đổi kinh tế của đất nước.
Tuy nhiên để đảm bảo chiến lược phát triển du lịch bền vững cùng với sự phát
triển về môi trường và xã hội, nhiệm vụ hàng đầu cần thực hiện đối với một nước du
lịch là hạn chế tối đa việc xả thải chất thải trực tiếp vào môi trường, trong đó có chất
thải rắn, khí thải, và đặc biệt là nước thải chiếm một phần rất quan trọng cho hoạt động
kinh doanh du lịch.

SVTH: Trần Hoàng Ánh Trang

10


“Thiết kế Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án sân golf Sea Links Mũi Né - Việt Nam, công
suất 110 m3/ngày. đêm”

2.1.2 Ở Bình Thuận
Bình Thuận thuộc vùng duyên hải cực Nam Trung bộ, cách TP. HCM khoảng
200km. Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, phía Đông giáp biển Đông. Bình thuận có tài nguyên phong

phú đa dạng là yếu tố để phát triển du lịch; và đây là một ngành kinh tế còn khá non
trẻ, tuy nhiên có tốc độ phát triển nhanh và đang dần trở thành một ngành kinh tế quan
trọng trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh Bình Thuận.
Cảnh quan Bình thuận được đánh giá là đẹp và hấp dẫn với bờ biển dài 192km có
nhiều danh lam thắng cảnh như: Đồi cát bay Mũi Né; Mũi điện Kê Gà - Hàm Thuận
Nam; bãi đá nhiều màu Cổ Thạch, Cù lao Câu ở huyện Tuy Phong,… Bình Thuận còn
có hệ sinh thái động thực vật rất phong phú, đặc biệt là các khu bảo tồn tự nhiên, các
khu rừng đặc dụng; các đặc thù rừng nhiệt đới ven biển với nhiều loại gỗ quý, nhiều
loại động thực vật đã đưa vào sách Đỏ. Tài nguyên và hệ sinh thái của rừng, núi với
quần thể động vật phong phú, cũng là một trong những tiềm năng thế mạnh của Bình
Thuận trong tương lai.
Trong đó về mặt vị trí xếp theo góc độ du lịch có thể nói TP. Phan Thiết là giao
điểm của các trung tâm du lịch lớn trong vùng: Nha Trang – Ninh Chữ - Đà lạt, Bà rịa
Vũng Tàu và phụ cận. Đây cũng chính là một trong những lợi thế rất quan trọng để
đầu tư kinh doanh du lịch có hiệu quả. TP. Phan Thiết là nơi tụ họp tương đối đa dạng
và phong phú các tài nguyên du lịch cả về tự nhiên lẫn nhân văn, trong đó là những bãi
biển sạch chan hoà ánh nắng như: Đồi Dương, bãi biển Rạng tại phường Hàm Tiến,
bãi sau Mũi Né đến Hòn Rơm, Khu phố Long Sơn - Suối Nước. Ngoài ra những cảnh
quan du lịch hấp dẫn như: khu du tích Dục Thanh, Đình Làng Đức Nghĩa, Tháp Chàm
Poshanư,… Tất cả những yếu tố trên tạo cho TP.Phan Thiết một sức hút mạnh mẽ đối
với các đối tượng khách du lịch trong nước và quốc tế hiện tại cũng như trong tương
lai.
Để tạo những điều kiện tốt nhất thu hút khách du lịch tại TP.Phan Thiết, các nhà
hàng khách sạn, resort, khu biệt thư cao cấp,… lần lượt mọc lên với cơ sở phục vụ tiện
nghi, hiện đại nằm dọc ven biển Phan Thiết – Mũi Né - Tiến Thành.

SVTH: Trần Hoàng Ánh Trang

11



“Thiết kế Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án sân golf Sea Links Mũi Né - Việt Nam, công
suất 110 m3/ngày. đêm”

Hình 2.1 Vùng biển Khu du lịch Mũi Né

2.2 MÔ TẢ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC THẢI SINH HOẠT TỪ HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÀNH KINH DOANH DU LỊCH (Nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng,
khu du lịch, biệt thự, …)
2.2.1 Thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt từ hoạt động của ngành kinh
doanh du lịch:
- Thành phần nước thải sinh hoạt từ các hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách
sạn, khu du lịch, khu biệt thự,… (gọi tắt: nước thải du lịch) bao gồm các chất hữu cơ,
vơ cơ và vi sinh vật.
2.2.1.1 Thành phần hoá học
- Các chất hữu cơ trong nước thải du lịch chiếm khoảng 50 - 60% tổng các chất,
bao gồm chất hữu cơ thực vật (cặn bã thực vật, rau, hoa quả, giấy,…) và các chất hữu
cơ động vật (chất thải bài tiết của người, động vật,...). Theo đặc tính hoá học thì các
chất này chủ yếu là protein (chiếm 40 – 60%), hydratcacbon (25 – 50%), các chất béo,
dầu mỡ (10%), Urê. Nồng độ các chất hữu cơ thường được xác định thông qua chỉ tiêu
BOD, COD, SS. Ngoài ra nước thải còn có các chất hoạt động bề mặt, điển hình như
chất tẩy tổng hợp (Alkyl bezen sunfonat- ABS) rất khó xử lí bằng phương pháp sinh
học và gây nên hiện tượng sủi bọt trong các trạm xử lí nước thải và trên mặt nước
nguồn tiếp nhận nước thải.
- Các chất vơ cơ trong nước thải chiếm 40 - 42% gồm chủ yếu: cát, đất sét, các
axit, bazơ vơ cơ,… Hợp chất hóa học dạng vô cơ có trong nước thải như sắt, Magie,
Canxi, Silic,… Nước thải vừa thải ra thường có tính kiềm, nhưng dần dần trở nên có
tính axit vì thối rữa.
2.2.1.2 Thành phần Sinh học (vi sinh)
Trong nước thải còn có mặt nhiều dạng vi sinh: vi khuẩn, vi rút, nấm, rong tảo,

trứng giun sán,… Trong số các dạng vi sinh đó, có thể có cả các vi trùng gây bệnh, ví
dụ: vi khuẩn Ecoli gây bệnh lỵ, thương hàn,… có khả năng gây thành dịch bệnh.
SVTH: Trần Hoàng Ánh Trang

12


“Thiết kế Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án sân golf Sea Links Mũi Né - Việt Nam, công
suất 110 m3/ngày. đêm”

2.2.1.3 Thành phần hoá lý
Khi xét đến các quá trình xử lí nước thải du lịch ngoài các thành phần hữu vô cơ,
quá trình xử lí còn phụ thuộc vào trạng thái hóa lí mà chủ yếu là độ phân tán của các
hạt chất thải. Các chất chứa trong nước thải được chia thành 4 nhóm phụ thuộc vào
kích thước hạt:
-

Nhóm 1: gồm các tạp chất phân tán thô, không tan ở dạng lơ lửng, nhũ tương,

bọt. Kích thước hạt của nhóm 1 nằm trong khoảng 10-1-10-4mm. Chúng cũng có thể là
chất vô cơ, hữu cơ, vi sinh vật,… và hợp cùng với nước thải thành hệ dị thể không bền
và trong điều kiện xác định, chúng có thể lắng xuống dưới dạng cặn lắng hoặc nổi lên
trên mặt nước, hoặc tồn tại ở trạng thái lơ lửng trong khoảng thời gian nào đó. Do đó,
các chất chứa trong nhóm này có thể dễ dàng tách ra khỏi nước thải bằng phương pháp
trọng lực.
-

Nhóm 2: gồm các chất phân tán dạng keo với kích thước hạt của nhóm này nằm

trong khoảng 10-4-10-6mm. Chúng gồm 2 loại keo: keo ưa nước và keo kị nước.

+ Keo ưa nước được đặc trung bằng khả năng liên kết giữa các hạt phân tán với
nước. Chúng thường là những chất hữu cơ có trọng lượng phân tử lớn: hydratcacbon
(xenlulo, tinh bột), protit (anbumin, hemoglobin,…).
+ Keo kị nước (đất sét, hydroxyt sắt, nhôm, silic,…) không có khả năng liên kết
như keo ưa nước.
Thành phần các chất keo có trong nước thải chiếm 35-40% lượng các chất lơ
lửng. Do kích thước nhỏ bé nên khả năng tự lắng của các hạt keo là khó khăn. Vì vậy,
để các hạt keo có thể lắng được, cần phá vỡ độ bền của chúng bằng phương pháp keo
tụ hóa học hoặc sinh học.
-

Nhóm 3: gồm các chất hòa tan có kích thước hạt phân tử nhỏ hơn 10-7mm. Chúng

tạo thành hệ một pha còn gọi là dung dịch thật. Các chất trong nhóm 3 rất khác nhau
về thành phần. Một số chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất nước thải: độ màu, mùi, BOD,
COD,… được xác định thông qua sự có mặt các chất thuộc nhóm này và để xử lí
chúng thường sử dụng biện pháp hóa lí và sinh học.
-

Nhóm 4: gồm các chất trong nước thải có kích thước hạt nhỏ hơn hoặc bằng

108mm (phân tán ion). Các chất này chủ yếu là axit, bazơ và các muối của chúng. Một

SVTH: Trần Hoàng Ánh Trang

13


“Thiết kế Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án sân golf Sea Links Mũi Né - Việt Nam, công
suất 110 m3/ngày. đêm”


trong số đó như các muối amonia, phosphat được hình thành trong quá trình xử lí sinh
học.
(Nguồn: Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân. Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp-Tính
toán thiết kế công trình. NXB ĐH Quốc Gia)

2.2.2 Ảnh hưởng của nước thải du lịch:
2.2.2.1 Ảnh hưởng của chất hữu cơ đến sinh vật thuỷ sinh:
Theo cơ chế thông thường các chất hữu cơ tiêu thụ lượng oxygen trong nước sẽ
bị phân huỷ sinh học, làm giảm lượng oxy trong nước. Và lượng chất hữu cơ này tồn
tại nhiều trong nước thải du lịch là loại dễ phân huỷ có 3 nhóm chất: protêin,
hydrocacbon và chất béo. Protein là polyme của acid amin, là nguồn dinh dưỡng chính
cho vi sinh vật. Hidrocacbon là các chất đường bột và xenlulozo rất dễ phân huỷ bởi vi
sinh vật. Chất béo ít tan vi sinh vật phân huỷ chậm hơn; Và nhóm chất khó phân huỷ
như các chất hữu cơ có vòng thơm, đa vòng ngưng tụ, các hợp chất clo hữu cơ,
phospho hữu cơ,… Hầu hết các chất này đều có tính độc đối với sinh vật và con người.
Khả năng hấp thụ các chất hữu cơ cần có một lượng oxy cao. Sự thiếu hụt oxy
dưới nước làm giảm hệ sinh thái dưới nước (tôm cá, các loại thuỷ sinh,…) Theo đó,
với sự phân huỷ các chất hữu cơ độc hại của các loài thuỷ sinh bị chết nếu bị ảnh
hưởng lâu dài nghiêm trọng đến cuộc sống môi trường nước.
2.2.2.2 Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng trong nước thải du lịch:
Nước thải du lịch từ nhà hàng trong quá trình chế biến thức ăn hay trong thức ăn
dư thừa có chứa hàm lượng Nitơ (N), Phospho (P) là chất dinh dưỡng thích hợp cho
các loại thuỷ sinh phát triển như vi khuẩn, nấm nước, tảo, thực vật nổi,... Thể hiện rõ
khi tồn tại nhiều chất dinh dưỡng trong nước là sự phát triển sinh khối hệ phiêu sinh,
các loại tảo que, tảo xanh, tảo mộc. Sự phân huỷ các hợp chất hữu cơ có trong nước,
làm giảm hàm lượng oxy hoà tan, giảm độ trong của nước làm các loài sinh vật sống
trong nước bị thiếu oxy hoặc do ăn phải các loại tảo độc. Sự phát triển quá mức của
các loài tảo tạo thành màng chắn ngăn oxy vào trong nước, phát sinh các mùi hôi khó
chịu.

Nước chứa N thường tồn tại dưới dạng hợp chất hữu cơ, amoniac, dạng oxy hoá
nitric, nitrat. Nếu nước chứa hầu hết các chất này thì nước bị ô nhiễm. Nitrat (NH3)
trong nước gây độc cho cá và các sinh vật khác trong nước. Nếu có hợp chất N mà chủ
yếu là nitrit thì nước bị ô nhiễm trong một thời gian dài hơn. Còn là nitrat thì chứng tỏ
SVTH: Trần Hoàng Ánh Trang

14


“Thiết kế Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án sân golf Sea Links Mũi Né - Việt Nam, công
suất 110 m3/ngày. đêm”

nước có quá trình phân huỷ kết thúc. Tuy nhiên, nitrat chỉ bền trong điều kiện hiếu khí,
còn ở điều kiện kỵ khí hay thiếu khí hàm lượng nitrat ở trong nước cao sẽ gây độc cho
con người, vì có sự chuyển hoá nitrat thành nitrit khi gặp điều kiện thuận lợi trong cơ
thể.
Phospho có nhiều trong phân người và thực phẩm, trong nước tồn tại dưới dạng
ortho phosphat, muối phosphat của các acid phosphoric H2PO4-, HPO42-, PO43- từ tôm
cá thối rửa, từ các chất tẩy rửa, ... Bản thân phosphat không gây hại cho môi trường,
nhưng quá cao trong nước làm nước “nở hoa” và làm giảm chất lượng trong nước.
2.2.2.3 Ảnh hưởng của chất rắn lơ lửng:
Chất rắn lơ lửng có trong nước gây đục nước, ảnh hưởng về mặt cảnh quan, gây
bồi lắng, hạn chế ánh sáng chiếu vào nước, cản trở quá trình quang hợp của các phiêu
sinh trong nước, cản trở quá trình phát triển thuỷ sinh.
2.2.2.4 Ảnh hưởng của chất tẩy rửa đến môi trường:
Nhà hàng khách sạn, resort sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa với mục đích: giặt giũ,
rửa dọn, vệ sinh,… Đây là những chất hoá học hữu cơ bền vững và có độc tính cao đối
với con người.
Xà phòng là muối của những acid béo bậc cao, được sử dụng như tác nhân làm
sạch. Xà phòng thường có pH>7, dễ phá vỡ các sợi có nguồn gốc từ protein động vật.

Xà phòng vào hệ thống của nước thải làm thay đổi pH của nước tạo bọt ván và làm
giảm khả năng hoà tan oxy trong nước thải. Nó còn có khả năng sát khuẩn nhẹ, một
phần nào đó kìm hãm sự sinh trưởng của sinh vật trong nước. Nói chung xà phòng
không phải là tác nhân cơ bản gây ô nhiễm nguồn nước mà là tác nhân ảnh hưởng đến
năng suất làm việc của hệ thống xử lý nước thải.
Chất tẩy rửa thường là chất hoạt động bề mặt, thêm chất phụ gia cùng với một số
chất độc khác. Chất hoạt động bề mặt khi vào nước tạo huyền phù dưới dạng keo bền
vững, giảm hoạt tính của màng sinh học cũng như trong bùn hoạt tính. Và các chất tẩy
rửa khi có trong nước thải tạo ra khối bọt lớn trong nước, giảm khả năng khuếch tán
oxy vào nước và gây cảm giác khó chịu. Như vậy chất tẩy rửa là nguồn gây ô nhiễm
đáng quan tâm, bản thân nó ít độc đối với con người và động vật, nhưng gây ô nhiễm
nước làm giảm chất lượng nước, và làm cho thực vật ít phát triển.
SVTH: Trần Hoàng Ánh Trang

15


“Thiết kế Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án sân golf Sea Links Mũi Né - Việt Nam, công
suất 110 m3/ngày. đêm”

2.2.2.5 Ảnh hưởng của vi sinh trong nước thải du lịch đối với con người
Trong nước thải khách sạn, khu du lịch,… số lượng vi sinh vật rất lớn (khoảng
5

10 -109 tế bào/ml), ngoài việc đóng vai trò làm sạch các chất hữu cơ có trong nước
thải chúng còn dùng làm chất nuôi tế bào vi khuẩn khi kết hợp với một số chất khoáng
khác. Nước thải du lịch (nước đen) từ các nhà vệ sinh, các hầm chứa phân có nhiều
loại vi trùng gây bệnh như Ecoli, coliform, vi trùng thương hàn, vi trùng tả lị, trứng
giun sán,… khi dòng nước thải này đưa đến nguồn tiếp nhận phục vụ sinh hoạt góp
phần gây bệnh cho con người như như động vật qua đường tiêu hoá, vệ sinh như bệnh

thương hàn, tả lị,… các bệnh liên quan đến đường ruột.
Hình 2.2 Ô nhiễm từ nước thải du lịch

a) Nước thải chưa qua xử lý xả ra từ nhà hàng
TP.Phan Thiết

b) Nước thải gây mùi và phát triển bèo, tảo Hồ
Điều Hoà TP. Phan Thiết

Tóm lại, tác động của nguồn chất thải nào cũng có sự ảnh hưởng nhưng nhiều
hay ít thì còn tuỳ thuộc vào nguồn nước và khả năng tự làm sạch của nó. Sự pha loãng,
xáo trộn nước thải với nguồn tiếp nhận cũng như sự kết hợp với các hợp chất hoá chất
khác sự hoạt động của vi sinh vật góp phần làm sạch nguồn nước. Nhưng nước thải
với nồng độ cao, và với lưu lượng lớn liên tục thì khả năng tự làm sạch về môi trường
không còn nữa. Nếu nước thải chưa qua xử lý, sẽ bị ứ đọng phân huỷ gây mùi hôi thối
ảnh hưởng đến sinh vật cũng như hoạt động văn hoá của con người. Vì vậy, việc xây
dựng hệ thống xử lý nước thải cho hoạt động kinh doanh du lịch (nhà hàng, khách sạn,
khu du lịch, khu biệt thự cao cấp,… ) là hết sức cần thiết.

SVTH: Trần Hoàng Ánh Trang

16


“Thiết kế Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án sân golf Sea Links Mũi Né - Việt Nam, công
suất 110 m3/ngày. đêm”

2.3 GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DU LỊCH
2.3.1 Các phương pháp xử lý:
2.3.1.1 Cơ học (vật lý):

Xử lý cơ học là quá trình không làm thay đổi tính chất hóa học và sinh học của
nước thải khi đi qua đó, nhằm tách các chất lơ lửng, chất rắn dễ lắng ra khỏi nước thải,
nâng cao chất lượng và hiệu quả của các bước xử lý tiếp theo và là bước ban đầu cho
xử lý sinh học.
Đối với nước thải ngành du lịch thì xử lý này thường sử dụng các thiết bị và công
nghệ như: song chắn rác, lưới chắn rác (SCR, LCR), bể vớt dầu (bể tách dầu mỡ), bể
lắng đợt một, bể lắng cát, bể lắng ngang, lắng ly tâm,…
- Song chắn rác, lưới chắn rác: (SCR, LCR)
Thường được đặt trước công trình xử lý nước thải, trước trạm bơm trên đường
tập trung nước thải chảy vào hố gom, nhằm bảo vệ bơm không bị rác làm nghẹt. Rác
được lấy bằng thủ công, hay bằng các thiết bị tự động hoặc bán tự động và được thu
gom vận chuyển đến bãi chôn lấp định kỳ.
- Bể tách dầu mỡ :
Được sử dụng để loại bỏ và vớt ván dầu, mỡ và các chất hoạt động bề mặt gây
cản trở cho quá trình oxy hóa và khử màu.
- Bể lắng cát
Tách ra khỏi nước thải các chất bẩn vô cơ có trọng lượng riêng lớn như xỉ than,
cát,… chủ yếu là cát. Trong trạm xử lý nước thải, nếu cát không được tách khỏi nước
thải, có thể ảnh hưởng lớn đến các công trình phía sau như cát lắng lại trong các bể
gây khó khăn cho công tác lấy cặn (lắng cặn trong ống, mương,…) làm mài mòn thiết
bị, rút ngắn thời gian làm việc của bể methane do phải tháo rửa cặn ra khỏi bể.
- Bể lắng đợt 1:
+ Loại bỏ các chất rắn lắng được mà các chất này có thể gây nên hiện tượng bùn
lắng trong nguồn tiếp nhận.
+ Tách dầu, mỡ hoặc các chất nổi khác.
+ Giảm tải trọng hữu cơ cho công trình xử lý sinh học phía sau. Bể lắng đợt 1 khi
vận hành tốt có thể loại bỏ 50  70% SS, và 25  40% BOD5.
- Bể lắng đợt 2:
SVTH: Trần Hoàng Ánh Trang


17


“Thiết kế Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án sân golf Sea Links Mũi Né - Việt Nam, công
suất 110 m3/ngày. đêm”

Nhiệm vụ lắng các bông cặn có khả năng liên kết và có nồng độ lớn trên
1.000mg/l. Tốc độ lắng của bể phụ thuộc vào nồng độ cặn. Thời gian lắng và tải trọng
bùn trên một đơn vị diện tích bề mặt là những thông số quyết định. Đó là những thông
số và đặc tính của bùn hoạt tính ở bể Aeroten dùng để thiết kế bể lắng đợt 2.
2.3.1.2 Hoá học
Phương pháp xử lý hóa học là đưa các chất hoá học vào nước thải nhằm gây phản
ứng nào đó để tác động với các tạp chất bẩn biến đổi hóa học, tạo thành chất khác dưới
dạng cặn hoặc chất hòa tan nhưng không độc hại hay gây ô nhiễm môi trường. Xử lý
hóa học nhằm nâng cao chất lượng của nước thải để đáp ứng hiệu quả xử lý của các
công đoạn sau đó.
Phương pháp xử lý hóa học thường được áp dụng để xử lý nước thải công nghiệp.
Đối với nước thải sinh hoạt, xử lý hóa học thường chỉ dùng hóa chất để khử trùng.
Khử trùng nước thải nhằm mục đích phá hủy, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh
nguy hiểm chưa được hoặc không thể khử bỏ trong quá trình xử lý nước thải.
Khử trùng nước thải có nhiều phương pháp. Hiện nay những phương pháp hay
được sử dụng là:
- Dùng clo hơi qua thiết bị định lượng clo.
- Dùng hypoclorit – canxi dạng bột – Ca(ClO)2 – hòa tan trong thùng dung dịch
3  5% rồi định lượng vào bể tiếp xúc.
- Dùng hypoclorit natri, nước javel NaClO.
- Dùng clorua vôi, CaOCl2.
- Dùng ozon thường được sản xuất từ không khí bằng máy tạo ozon đặt trong nhà
máy xử lý nước thải. Ozon sản xuất ra được dẫn ngay vào bể hòa tan và tiếp xúc.
- Dùng tia cực tím (UV) do đèn thủy ngân áp lực thấp sáng ra. Đèn phát tia cực

tím đặt ngập trong dòng chảy nước thải.
Trong các phương pháp trên, khi khử trùng nước thải người ta hay dùng clo nước
tạo hơi và các hợp chất của clo vì clo là hóa chất được các ngành công nghiệp dùng
nhiều và có sẵn trên thị trường, giá thành chấp nhận được, hiệu quả khử trùng cao.
2.3.1.3 Sinh học
Xử lý sinh học là phương pháp dùng vi sinh, chủ yếu là vi khuẩn để phân hủy
sinh hóa các hợp chất hữu cơ, biến các hợp chất có khả năng thối rữa thành các chất ổn
SVTH: Trần Hoàng Ánh Trang

18


“Thiết kế Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án sân golf Sea Links Mũi Né - Việt Nam, công
suất 110 m3/ngày. đêm”

định với sản phẩm cuối cùng là cacbonic, nước và các chất vô cơ khác. Nhằm loại bỏ
cặn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ, các chất độc hại, vi khuẩn và vi rút gây bệnh đến
nồng độ cho phép theo tiêu chuẩn xả và nguồn tiếp nhận. Và được tiến hành sau giai
đoạn xử lý cơ học.
Phương pháp xử lý sinh học có thể chia ra làm hai loại: xử lý hiếu khí và xử lý kỵ
khí trên cơ sở có oxy hòa tan và không có oxy hòa tan.
Những công trình xử lý sinh hóa phân thành 2 nhóm:
- Quá trình xử lý trong điều kiện tự nhiên: cánh đồng tưới, bãi lọc, hồ sinh học,…
Quá trình xử lý diễn ra chậm, chủ yếu vào oxy và vi sinh có ở trong đất và nước. Do
đó, những công trình này đòi hỏi diện tích lớn và thời gian xử lý dài.
- Những công trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo là: bể lọc sinh học
(Biophin), bể làm thoáng sinh học (Aeroten), đĩa quay sinh học, SBR,… Do có sự tính
toán, tác động của con người và máy móc nên quá trình xử lý diễn ra nhanh hơn,
cường độ mạnh hơn, diện tích công trình nhỏ hơn.
Đa phần nước thải du lịch đòi hỏi hạn hẹp về diện tích xây dựng HTXLNT để tạo

cảnh quan và thu hẹp hạng mục công trình; do đó, công trình xử lý sinh học trong điều
kiện nhân tạo thường được sử dụng nhiều hơn.
Quá trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo có thể đạt mức hoàn toàn (xử lý
sinh học hoàn toàn) với BOD giảm tới 90 – 95% và không hoàn toàn với BOD giảm
tới 40 – 80%.
Các công trình xử lý sinh học:
- Bể tự hoại: với hai chức năng là lắng nước thải và phân huỷ cặn là một công trình

xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản.

SVTH: Trần Hoàng Ánh Trang

19


“Thiết kế Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án sân golf Sea Links Mũi Né - Việt Nam, công
suất 110 m3/ngày. đêm”

Hình 2.3: Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại

(Nguồn: PGS.TS Hoàng Văn Huệ, PGS.TS Trần Đức Hạ, 2002. Thoát nước Tập II Xử lý nước thải. NXB Khoa
Học và Kỹ thuật. Trang 450)

Bể Aeroten:
Bể xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học hiếu khí. Nước thải sau xử lý cơ học
còn chứa các thành phần hữu cơ ở dạng hoà tan và các chất lơ lửng đi vào bể
Aerotank. Các chất lơ lửng thường là các chất rắn và các chất hữu cơ chưa hoà tan, và
các chất này là nơi bám vào để cư trú, sinh sản và phát triển dần thành các hạt bông
cặn của các vi khuẩn bám. Các hạt này to dần lên và lơ lửng trong nước. Vì thế xử lý
nước thải trong bể Aerotank còn được gọi là quá trình xử lí với sinh trưởng lơ lửng của

quần thể vi sinh vật. Các bông cặn cũng là bông bùn hoạt tính có màu nâu sẫm, bùn
xốp chứa nhiều vi sinh có khả năng oxy hóa và khoáng hóa các chất hữu cơ chứa trong
nước thải. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng làm sạch nước thải của Aeroten:
+ Lượng oxy hòa tan trong nước: để đảm bảo hiệu quả cao có khả năng oxy hoá
các chất hữu cơ cho bể Aerotank, oxy phải cung cấp đầy đủ, liên tục cần thiết cho vi
sinh vất hiếu khí trong bùn hoạt tính hoạt động. Lượng oxy đựơc cung cấp vào hệ
thống có nhiều cách như: làm thoáng cơ học, thổi, sục khí nén, hoặc kết hợp cả hai, và
lượng oxy được coi là đủ khi nước thải ra khỏi bể lắng sau bể sinh học (bể lắng 2) có
nồng độ oxy hòa tan là 2 mg/l.
+ Thành phần chất dinh dưỡng: chủ yếu là Cacbon (cơ chất hoặc chất nền được
thể hiện bằng BOD) – chất bẩn hữu cơ dễ bị phân hủy hoặc bị oxy hóa bởi vi sinh vật.

SVTH: Trần Hoàng Ánh Trang

20


“Thiết kế Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án sân golf Sea Links Mũi Né - Việt Nam, công
suất 110 m3/ngày. đêm”

Ngoài ra còn có hai thành phần khác: Nitơ (NH 4 ) và Phospho (ở dạng muối Phosphat)
là những chất dinh dưỡng tốt nhất cho vi sinh vật. Vi sinh vật phát triển còn cần tới
một loạt các chất khoáng khác như: Mg, K, Ca, Mn, Fe, Mn, Co,… Thường các
nguyên tố này ở dạng ion đều có mặt trong nước thải, không những đủ đáp ứng cho
nhu cầu sinh lý của vi sinh vật mà trong nhiều trường hợp còn quá dư thừa. Lượng
chất dinh dưỡng cung cấp để nuôi vi sinh hoạt động tốt vửa đủ, nếu dư hoặc thiếu đều
ảnh hưởng đến vi sinh và tỷ lệ các chất dinh dưỡng cần thiết là BOD:N:P = 100:5:1.
Tuy nhiên đa số, thành phần chất dinh dưỡng ở nước thải sinh hoạt đã đạt được tỷ lệ
này. Nồng độ các chất hữu cơ có trong nứơc thải có thể dùng bể Aerotank xử lý BOD
khoảng 500mg/l.

Đối với những loại nước thải có độc tính đối với các loại sinh vật cần tiến hành
xác định chất độc và có phương pháp xử lý thích hợp. Nước thải có độc tính là kim
loại nặng, các chất độc hữu cơ, … tiến hành phân tích và có biện pháp xử lý riêng như:
hấp phụ, trao đổi ion,… sau đó mới xử lý sinh học
+ Độ pH: ảnh hưởng nhiều đến các quá trình hóa sinh của vi sinh vật, quá trình
tạo bùn và lắng. pH thích hợp cho xử lý nước thải ở Aeroten là 6,5  8,5. Trong thời
gian cuối, nước thải trong Aeroten có pH chuyển sang kiềm, có thể là các hợp chất
Nitơ được chuyển thành NH3 hoặc muối amon. Nồng độ muối vô cơ thích hợp trong
xứ lý sinh học không quá 10g/l.
+ Nhiệt độ: ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sống của vi sinh vật. Nhiệt độ không
chỉ ảnh hưởng đến chuyển hóa của vi sinh vật mà còn ảnh hưởng nhiều đến quá trình
hòa tan oxy vào nước cũng như khả năng kết hợp lắng của các bông cặn bùn hoạt tính.
Nhiệt độ xử lý nước thải chỉ trong khoảng 6  370C, tốt nhất là 15  350C.
+ Nồng độ các chất lơ lửng (SS): Nếu các chất lơ lửng ở dạng huyền phù, nồng
độ không quá 100mg/l thì nên sử dụng bể lọc sinh học là thích hợp; nếu nồng độ
không quá 150mg/l thì xử lý bằng Aeroten cho hiệu quả phân hủy các chất hữu cơ
nhiễm bẩn là cao nhất. Với chất lượng chất rắn lơ lửng cao thường làm ảnh hưởng tới
hiệu quả xử lý. Vì vậy, đối với những nước thải có hàm lượng chất rắn lơ lửng quá cao
cần phải qua lắng 1 trong giai đoạn xử lý sơ bộ một cách đầy đủ để có thể loại bỏ vẩn
cặn lớn và một phần chất rắn lơ lửng.
+ Thời gian lưu nước trong bể Aeroten là từ 1  8 giờ, không quá 12 giờ.
SVTH: Trần Hoàng Ánh Trang

21


“Thiết kế Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án sân golf Sea Links Mũi Né - Việt Nam, công
suất 110 m3/ngày. đêm”

Yêu cầu chung của các bể Aeroten là đảm bảo bề mặt tiếp xúc lớn giữa không

khí, nước thải và bùn.
- Bể Aerotank dính bám
Bể Aerotank dính bám là một loại bể Aerotank cải tiến. Cấu tạo và chức năng của
bể Aerotank dính bám cũng giống bể Aerotank bùn hoạt tính. Bên trong bể Aerotank
có các vật liệu làm giá thể tiếp xúc cho các vi sinh vật dính bám và phát triển, các vi
sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O
làm giảm nồng độ bẩn trong nước thải.
- Vật liệu dính bám thường làm từ chất liệu plastic, dạng sợi hay dạng hạt, dạng tấm
xếp chồng lên nhau.
Hình 2.4 Bể sinh học có vật liệu dạng sợi ngập trong nước

(Ảnh: Bể sinh học có vật liệu ngập trong nước - DNTN Nước mắm Phan thiết - Mũi Né)

- Bể Sinh học từng mẻ: SBR (Equencing Biological reactor)
Bể SBR dạng công trình xử lý nước thải sinh học bằng bùn hoạt tính hoạt động
theo từng mẻ thường được áp dụng trong điều kiện nước thải không ổn định. Nhằm xử
lý hàm lượng SS, BOD, các chất hữu cơ và vô cơ có trong nước và có thể khử được
Nitơ, Photpho do điều chỉnh quá trình hiếu khí, thiếu khí, và kị khí trong bể bằng việc
thay đổi chế độ cung cấp khí.
Bể làm việc theo từng mẻ kế tiếp nhau và thực hiện theo 5 bước:
- Làm đầy nước
- Cung cấp oxy
- Quá trình lắng tĩnh để tách lớp bùn
- Tháo phần nước sạch để xử lý
- Xả bùn dư

SVTH: Trần Hoàng Ánh Trang

22



“Thiết kế Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án sân golf Sea Links Mũi Né - Việt Nam, công
suất 110 m3/ngày. đêm”

Ưu điểm:
+ Thiết kế đơn giản, không cần xây bể điều hoà và bể lắng riêng biệt nên tiết kiệm
40% diện tích xây dựng và trên 30% khối lượng bêtông.
+ Giảm chi phí vận hành do xử lý mà không cần bơm bùn hoạt tính tuần hoàn
+ Bể xử lý linh hoạt: Hiếu khí, thiếu khí, kỵ khí trong 1 chu kì, nên xử lý tốt Nitơ,
Photpho
+ Thời gian xử lý có thể điều chỉnh được
+ Hiệu quả xử lý có độ tin cậy và linh hoạt
Nhược điểm:
+ Công suất xử lý mẻ nhỏ
+ Khi vận hành: phải theo dõi thường xuyên và đòi hỏi trình độ
- Giếng thấm:
Giếng thấm là một công trình trong đó nước thải được xử lý bằng phương pháp
lọc qua lớp cát, sỏi và oxy hoá kỵ khí các chất hữu cơ được hấp thụ trên lớp cát sỏi đó.
Nước thải sau khi xử lý thấm vào đất. Do thời gian lưu nước lại trong đất lâu, các loại
vi khuẩn gây bệnh bị tiêu diệt gần hết.
Để đảm bảo cho giếng hoạt động bình thường, nước thải phải được xử lý bằng
phương pháp lắng trong bể tự hoại hoặc bể lắng 2 vỏ. Giếng thấm cũng được sử dụng
khi mực nước ngầm trong đất sâu hơn 1,5 m để đảm bảo được hiệu quả thấm lọc cũng
như không gây ô nhiễm môi trường nước dưới đất. Các loại đất phải dễ thấm nước, từ
34 đến 208l/m2.ngày
Giếng thấm có hình tròn trên mặt bằng, đường kính tối thiểu 1,2 m; được xây
dựng bằng gạch hoặc bê tông cốt thép. Và cũng có thể lắp đặt bằng các ống giếng,
thành giếng bê tông bề dày tối thiểu 100 mm, có đổ bê tông móng vững chắc.
Diện tích giếng thấm dựa vào loại đất, và loại đối tượng thoát nước
Bảng 2.1 Diện tích thấm lọc cần thiết tính cho một người mà hệ thống thoát nước

phục vụ, m2/người
Loại đất

Lượng nước hấp
thụ lớn nhất
trong 24h (l/m2)

Nhà ở q = 200
l/ngđ

Hộ gia đình
q = 100 l/ngđ

Trường học
q = 65 l/ngđ

205
163
102
45

0,93
1,4
2,3
3,7

0,23
0,37
0,6
0,93


0,14
0,23
0,37
0,6

Cát thô và sỏi
Cát mịn
Cát pha sét
Sét lẫn nhiều cát hoặc sỏi

SVTH: Trần Hoàng Ánh Trang

23


×