Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

THIẾT LẬP HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 150 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT LẬP HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên: PHAN THỊ HỒNG LAM
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2006 - 2010

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010


THIẾT LẬP HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN ĐỒNG NAI

Tác giả

PHAN THỊ HỒNG LAM

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư chuyên ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn


KS. NGUYỄN HUY VŨ
ThS. VŨ THỊ HỒNG THỦY

Tháng 7 năm 2010
Trang i


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành báo cáo này cần một quá trình thu thập tài liệu và
kiến thức lâu dài. Trong quá trình này tôi đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ và động viên từ Thầy Cô và bạn bè.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại
học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh cùng toàn thể Thầy Cô Khoa
Môi trường & Tài nguyên thuộc Trường ĐH Nông Lâm TP HCM đã
dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong 4 năm học Đại
học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Cô ThS. Vũ Thị Hồng
Thủy và Thầy Nguyễn Huy Vũ đã nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành Khóa luận Tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty cổ phần Sơn
Đồng Nai, KCN Biên Hòa I đã cho tôi thực hiện KLTN tại Công ty.

Phan Thị Hồng Lam

Trang ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Tên đề tài: “Thiết lập Hệ thống Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO

14001:2004 tại Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai”.
Thời gian nghiên cứu: Từ 17/01/2010 đến 30/6/2010.
Địa điểm nghiên cứu: Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai.
Nội dung:
Sự phát triển ngày càng cao của xã hội đã ảnh hưởng nhiều đến môi trường và
gây ra nhiều thách thức cần được con người can thiệp trên phạm vị toàn cầu. Bộ Tiêu
chuẩn ISO 14000 đã ra đời giúp con người giải quyết một cách hiệu quả công tác bảo
vệ môi trường ngày nay.
Công nghiệp sơn là một ngành công nghiệp lớn, có vai trò quan trọng đối với sự
phát triển của đất nước ta. Tuy nhiên, các vấn đề ô nhiễm môi trường phát sinh từ
ngành sơn tương đối lớn nhưng chưa được quan tâm giải quyết đúng mức. Vì vậy, áp
dụng Tiêu chuẩn ISO 14000 để thiết lập Hệ thống Quản lý môi trường là một yêu cầu
thiết yếu đối với Công nghiệp sơn hiện nay.
Từ xu hướng chung hiện nay, đê tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
• Tổng quan về hoạt động sản xuất và các vấn đề môi trường tại CTCP Sơn Đồng
Nai.
• Phân tích định hướng áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo ISO
14001:2004 với điều kiện hiện có của Công ty.
• Tìm hiểu, nhận dạng các khía cạnh môi trường và xác định các khía cạnh môi
truờng đáng kể tại Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai.
• Thiết lập hệ thống các văn bản hứơng dẫn vận hành cho hệ thống môi truờng
theo ISO 14001: 2004.
• Xác định những cải tiến cần thiết để thúc đẩy quá trình áp dụng ISO tại Công ty
Cổ phần Sơn Đồng Nai.

Trang iii


Các phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong đề tài: Phương pháp đánh giá
hiện trạng môi trường, phương pháp tham quan và khảo sát trực tiếp tại cơ sở sản xuất

và công ty, tiếp cận nguồn tài liệu từ các phòng, các phân xuởng bộ phận, tiếp xúc và
tìm hiểu qua công nhân, thu thập qua sách báo, internet.
Kết quả của đề tài là “Thiết lập Hệ thống Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai”.
Với kết quả nghiên cứu này, tôi hy vọng sẽ không những giúp ích cho Công ty
Cổ phần sơn Đồng Nai mà còn cho ngành Công nghiệp sơn trong nước trong công tác
bảo vệ môi trường theo Tiêu chuẩn ISO 14001:2004.

Trang iv


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP. HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

===oOo===

***************

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa : MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG


Họ và tên SV: PHAN THỊ HỒNG LAM

MSSV: 06149027

Khoá học: 2006 – 2010

Lớp : DH06QM

1. Tên đề tài: “Thiết lập Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004 tại Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai”.
2. Nội dung KLTN:
SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

• Tìm hiểu tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và tình hình áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới.
• Tổng quan và các vấn đề môi trường của Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai.
• Thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Sơn
Đồng Nai.

• Kết luận và kiến nghị.
3. Thời gian thực hiện: Từ tháng 3/2010 đến tháng 7/2010
4. Giáo viên hướng dẫn 1: KS. Nguyễn Huy Vũ
Giáo viên hướng dẫn 2: Th.S Vũ Thị Hồng Thủy
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày

tháng

năm 2010

Ngày 05 tháng 7 năm 2010


Ban chủ nhiệm khoa

Giáo viên hướng dẫn

KS. Nguyễn Huy Vũ
Trang v


MỤC LỤC
TRANG TỰA ................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ........................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................x
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................. ix
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ xiiii
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC .............................................................................. xiiiiii
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1
1.2
TÊN ĐỀ TÀI .................................................................................................1
1.3
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ........................................................................1
1.4
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.........................................................................2
1.5
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................2
1.6

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...........................................................................3
1.7
Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ..............................................................................3
1.8
GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................3
Chương 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...................4
2.1
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000 ...................4
2.1.1
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 .........................................................................4
2.1.1.1. Sự ra đời của Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ....................................................4
2.1.1.2. Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm hai nhóm tiêu chuẩn ............4
2.1.2
Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 ....................................................................5
2.2
TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001:2004 ...................................................5
2.2.1
Những thuận lợi và khó khăn trong áp dụng ISO 14001:2004................5
2.2.1.1 Thuận lợi .....................................................................................................5
2.2.1.2 Khó khăn .....................................................................................................6
2.2.2
Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 trên thế giới và Việt Nam ..............6
2.2.2.1 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 trên thế giới .......................................6
2.2.2.2 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 ở Việt Nam .......................................7
2.2.3
Bài học kinh nghiệm ................................................................................8
Chương 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN ĐỒNG NAI ................9
3.1
THÔNG TIN CHUNG .................................................................................9
3.2

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY .............9
Trang vi


3.3
SƠ ĐỒ TỐ CHỨC VÀ BỐ TRÍ NHÂN SỰ .............................................10
3.4
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH ...........................................10
3.4.1
Quy mô hoạt động..................................................................................10
3.4.2
Quy trình công nghệ sản xuất ................................................................11
3.4.2.1 Phân xưởng sơn 1_sản xuất sơn dầu và sơn nước ...................................11
3.4.2.2 Phân xưởng sản xuất bột trét tường ..........................................................14
3.4.3
Sản phẩm, hóa chất, nguyên liệu và thiết bị sử dụng ............................15
3.5
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY ....................................15
3.5.1
Các nguồn ô nhiễm ................................................................................15
3.5.1.1 Khí thải, bụi .............................................................................................15
3.5.1.2 Tiếng ồn ...................................................................................................16
3.5.1.3 Nước thải .................................................................................................16
3.5.1.4 Chất thải rắn. ...........................................................................................17
3.5.2
Kết quả khảo sát môi trường tại Công ty ...............................................17
3.6
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY .............................................18
3.6.1
Biện pháp quản lý các loại chất thải ......................................................18

3.6.1.2 Khí thải ..................................................................................................18
3.6.1.2 Tiếng ồn và nhiệt ...................................................................................19
3.6.1.3 Nước thải ...............................................................................................19
3.6.1.4 Chất thải rắn ...........................................................................................21
3.6.2
Quản lý và sử dụng nguyên liệu hóa chất ..............................................22
3.6.3
Vệ sinh an toàn sức khỏe lao động và phòng chống sự cố môi trường .22
3.7
LẬP KẾ HOẠCH CHO VIỆC ÁP DỤNG ..............................................23
3.7.1
Yêu cầu và xu hướng của thị trường hiện nay .......................................23
3.7.2
Quan điểm của Ban lãnh đạo Công ty ...................................................24
3.7.3
Quan điểm của cán bộ công nhân viên toàn Công ty ............................24
3.7.4
Quyết định..............................................................................................24
Chương 4 THIẾT LẬP HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRUỜNG ......................25
4.1
XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HTQLMT...................................................25
4.1.1
Phạm vi của HTQLMT ..........................................................................25
4.1.2
Thành lập ban ISO .................................................................................25
4.2
CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG ................................................................26
4.2.1
Nội dung của chính sách ........................................................................26
4.2.2

Phổ biến thực hiện các CSMT ...............................................................27
4.2.3
Kiểm tra lại chính sách ..........................................................................27
4.3
LẬP KẾ HOẠCH .......................................................................................28
Trang vii


4.3.1
Nhận diện các khía cạnh môi trường đáng kể .......................................28
4.3.1.1 Yêu cầu chung .......................................................................................28
4.3.1.2 Quy trình hướng dẫn nhận dạng các và xác định các KCMTĐK ..........28
4.3.1.3 Tài liệu và hồ sơ .....................................................................................33
4.3.2
Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác .................................................33
4.3.2.1 Yêu cầu chung .......................................................................................33
4.3.2.2 Quy trình xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác .............33
4.3.2.3 Lưu hồ sơ ...............................................................................................35
4.3.3
Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình .........................................................35
4.3.3.1 Xác định các mục tiêu, chỉ tiêu và xây dựng chương trình QLMT .......35
4.3.3.2 Triển khai thực hiện ...............................................................................36
4.3.3.3 Kiểm tra lại kết quả thực hiện................................................................36
4.3.3.4 Lưu hồ sơ ...............................................................................................36
4.4
THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH ................................................................36
4.4.1
Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn .......................................36
4.4.1.1 Yêu cầu chung .......................................................................................36
4.4.1.2 Quy trình thực hiện ................................................................................37

4.3.1.3 Lưu hồ sơ ...............................................................................................37
4.4.2
Năng lực đào tạo và nhận thức ..............................................................37
4.4.2.1 Yêu cầu chung .......................................................................................37
4.4.2.2 Quy trình thực hiện ................................................................................38
4.4.2.3 Lưu hồ sơ ...............................................................................................38
4.4.3
Trao đổi thông tin ..................................................................................38
4.4.3.1 Yêu cầu chung .......................................................................................38
4.4.3.2 Quy trình thực hiện ................................................................................39
4.4.3.3 Lưu hồ sơ ...............................................................................................40
4.4.4
Tài liệu hệ thống quản lý môi trường ....................................................40
4.4.5
Kiểm soát tài liệu ...................................................................................41
4.4.5.1 Yêu cầu chung .......................................................................................41
4.4.5.2 Quy trình thực hiện ................................................................................41
4.4.5.3 Lưu hồ sơ ...............................................................................................41
4.4.6
Kiểm soát điều hành (KSĐH) ................................................................42
4.4.6.1 Yêu cầu chung .......................................................................................42
4.4.6.2 Quy trình thực hiện kiểm soát điều hành ...............................................42
4.4.6.3 Lưu hồ sơ ...............................................................................................44
4.4.7
Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp ...........................44
Trang viii


4.4.7.1 Yêu cầu chung .......................................................................................44
4.4.7.2 Quy trình hướng dẫn chuẩn bị sẵn sàng ................................................44

4.4.7.3 Lưu hồ sơ ...............................................................................................44
4.5
KIỂM TRA VÀ HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC .......................................44
4.5.1
Giám sát và đo .......................................................................................44
4.5.1.1 Yêu cầu chung .......................................................................................44
4.5.1.2 Quy trình hướng dẫn công việc Giám sát và Đo ...................................45
4.5.1.3 Lưu hồ sơ ...............................................................................................45
4.5.2
Đánh giá sự tuân thủ ..............................................................................45
4.5.2.1 Yêu cầu chung .......................................................................................45
4.5.2.2 Quy trình đánh giá sự tuân thủ...............................................................45
4.5.2.3 Lưu hồ sơ ...............................................................................................46
4.5.3
Sự không phù hợp và hành động khắc phục, phòng ngừa .....................46
4.5.3.1 Yêu cầu chung .......................................................................................46
4.5.3.2 Quy trình xác định sự không phù hợp ...................................................46
4.5.3.3 Lưu hồ sơ ...............................................................................................47
4.5.4
Kiểm soát hồ sơ .....................................................................................48
4.5.4.1 Yêu cầu chung .......................................................................................48
4.5.4.2 Quy trình thực hiện ................................................................................48
4.5.4.3 Lưu hồ sơ ...............................................................................................48
4.5.5
Đánh giá nội bộ ......................................................................................49
4.5.5.1 Yêu cầu chung .......................................................................................49
4.5.5.2 Quy trình đánh giá nội bộ ......................................................................49
4.5.5.3 Lưu hồ sơ ...............................................................................................50
4.6
XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO ...................................................................50

4.6.1
Yêu cầu chung .......................................................................................50
4.6.2
Quy trình thực hiện ................................................................................52
4.6.3
Lưu hồ sơ ...............................................................................................52
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................53
5.1
KẾT LUẬN .................................................................................................53
5.2
KIẾN NGHỊ ................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................55
PHỤ LỤC ....................................................................................................................57
HÌNH ẢNH MINH HỌA .......................................................................................... 134

Trang ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)

CSMT

Chính sách môi trường

CTR

Chất thải rắn


CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

CTNH

Chất thải nguy hại

CTMT

Chương trình môi trường

CTCP

Công ty cổ phần

COD

Nhu cầu Oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

ĐDLĐ

Đại diện lãnh đạo

HTXLNT

Hệ thống xử lý nước thải

HTTL


Hệ thống tài liệu

HTQLMT

Hệ thống quản lý môi trường

HĐKPPN

Hành động khắc phục phòng ngừa

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

KCMT

Khía cạnh môi trường

KCMTĐK

Khía cạnh môi trường đáng kể

MSDS

Bảng thông tin an toàn hóa chất (Material Safety Data Sheet)

NC

Sự không phù hợp (Non-Conformity)


ÔNMT

Ô nhiễm môi trường

ÔNKK

Ô nhiễm không khí

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

PXSX

Phân xưởng sản xuất

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SS

Chất rắn lơ lửng (Suspended Solids)

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TĐMT


Tác động môi trường

Trang x


DANH MỤC HÌNH VẼ
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Tiêu chuẩn ISO 14000 ....................................................................................4 
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai .............................................10 
Hình 3.2 Quy trình sản xuất sơn nước .........................................................................12 
Hình 3.3 . Quy trình tạo chất làm đặc ..........................................................................12 
Hình 3.4 Quy trình sản xuất sơn dầu ...........................................................................14 
Hình 3.5 Quy trình sản xuất bột trét ...........................................................................15 
Hình 3.6 Quy trình hệ thống xử lý nước......................................................................20 
Hình 4.1 Quy trình hướng dẫn xác định các KCMT ...................................................29 
Hình 4.2 Quy trình thực hiện các yêu cầu pháp luật ...................................................34 

Trang xi


DANH MỤC BẢNG
BẢNG

HÌNH

Bảng 4. 1. Diễn giải quy trình xác định các KCMT ......................................................29

Bảng 4. 2. Diễn giải quy trình xác định các KCMT ......................................................30
Bảng 4. 3. Diễn giải quy trình thực hiện các yêu cầu pháp luật ....................................34
Bảng 4. 4. Quy trình xác định trách nhiệm và quyền hạn .............................................37
Bảng 4. 5. Quy trình đào tạo, đánh giá nhận thức .........................................................38
Bảng 4. 6. Quy trình hướng dẫn trao đổi thông tin .......................................................39
Bảng 4. 7. Diễn giải quy trình hướng dẫn thực hiện kiểm soát điều hành ....................42
Bảng 4. 8. Quy trình đánh giá sự tuân thủ .....................................................................45
Bảng 4. 9. Quy trình xác định sự không phù hợp và .....................................................46
Bảng 4. 10. Quy trình xác định sự không phù hợp.......................................................48
Bảng 4. 11. Quy trình đánh giá nội bộ ..........................................................................49
Bảng 4. 12. Quy trình xem xét HTQLMT .....................................................................52

Trang xii


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
TRANG

PHỤ LỤC 1 Chức năng các phòng ban .................................................... 57
PHỤ LỤC 2 Danh mục các thiết bị máy móc ........................................... 60
PHỤ LỤC 3 Danh mục chất thải nguy hại ............................................... 61
PHỤ LỤC 4 Kết quả khảo sát môi trường ................................................ 62
PHỤ LỤC 5 Đánh giá thực trạng chất CSMT tại Công ty ....................... 64
PHỤ LỤC 6A Thủ tục nhận dạng và xác định các KCMT ..................... 65
PHỤ LỤC 6B Nhận dạng các khía cạnh môi trường ............................... 68
PHỤ LỤC 6C Xác định các khía cạnh môi trường đáng kể ..................... 79
PHỤ LỤC 7A Danh mục văn bản pháp luật và các yêu cầu .................... 89
PHỤ LỤC 7B Bảng đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu pháp luật ............. 94
PHỤ LỤC 8A Xác định mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình xây dựng......... 95
PHỤ LỤC 8B Báo cáo thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu ............................... 104

PHỤ LỤC 9 Cơ cấu trách nhiệm thực hiện ........................................... 105
PHỤ LỤC 10A Chương trình đào tạo cho nhân viên ............................. 108
PHỤ LỤC 10B Phiếu đánh giá hiệu quả đào tạo cho nhân viên ............ 110
PHỤ LỤC 10C Phiếu yêu cầu đào tạo .................................................... 110
PHỤ LỤC 11 Chương trình thông tin liên lạc ........................................ 111
PHỤ LỤC 12A Thủ tục kiểm soát tài liệu .............................................. 113
PHỤ LỤC 12B Danh mục tài liệu ......................................................... 115
PHỤ LỤC 12C Phiếu kiểm soát tài liệu ................................................ 115
PHỤ LỤC 12D Phiếu phân phối tài liệu ................................................. 115
PHỤ LỤC 12E Phiếu báo thay đổi tài liệu ............................................. 115
PHỤ LỤC 13A Hướng dẫn kiểm soát điều hành ................................... 116
PHỤ LỤC 13B Phiếu kiểm tra việc thực hiện kiểm soát điều hành ....... 122
PHỤ LỤC 13C Một số biểu mẫu thực hiện hoạt động ........................... 122
Trang xiii


PHỤ LỤC 14A Thủ tục chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng .......... 123
PHỤ LỤC 14B Phiểu kiểm tra sự chuẩn bị sẳn sàng ............................. 125
PHỤ LỤC 14C Phiếu ghi nhận kết quả thực tập chuẩn bị...................... 125
PHỤ LỤC 14D Biên bản ghi nhận tình huống khẩn cấp ........................ 125
PHỤ LỤC 15A Kế hoạch đo và giám sát .............................................. 126
PHỤ LỤC 15B Bảng tổng hợp kết quả đo và giám sát ......................... 127
PHỤ LỤC 15C Danh mục các thiết bị đo chỉ tiêu môi trường ............... 127
PHỤ LỤC 16A Báo cáo hành động khắc phục phòng ngừa ................. 128
PHỤ LỤC 16B Phiếu theo dõi hành động khắc phục............................. 128
PHỤ LỤC 17A Thủ tục kiểm soát hồ sơ ................................................ 129
PHỤ LỤC 17B Danh mục hồ sơ ............................................................. 130
PHỤ LỤC 17C Phiếu kiểm soát hồ sơ .................................................... 130
PHỤ LỤC 17D Phiếu báo thay đổi hồ sơ ............................................... 130
PHỤ LỤC 18A Thủ tục đánh giá nội bộ................................................. 131

PHỤ LỤC 18B Lịch đánh giá nội bộ ...................................................... 133
PHỤ LỤC 18C Kế hoạch đánh giá nôi bộ .............................................. 133
PHỤ LỤC 18D Báo cáo đánh giá nội bộ ................................................ 133
PHỤ LỤC 18E Báo cáo tóm tắt đánh giá nội bộ .................................... 133

Trang xiv


Thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại CTCP Sơn Đồng Nai 

Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, khoa học và kỹ thuật thì vấn
đề cấp bách đặt ra đối với nhân loại chính là bảo vệ môi trường. Đó không chỉ là nhiệm
vụ của mỗi cá nhân mà còn là nhiệm vụ quan trọng của các tổ chức doanh nghiệp.
Việt Nam cũng đang trong giai đoạn hòa nhập vào tiến trình hội nhập kinh tế thế
giới nên vào bảo vệ môi trường cũng là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu
để giảm tác động đến môi truờng do các hoạt động của con nguời gây ra.
Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 đã và đang là một trong số
những lựa chọn có hiệu quả trong cân bằng và phát triển kinh tế và Bảo vệ Môi truờng.
ISO 14000 không chỉ đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật mà còn tạo đuợc lợi thế
cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và thế giới. Hệ thống quản lý
ISO 14000 được rất nhiều nước trên thế giới khuyến khích áp dụng và đã thu lại nhiều
kết quả cao. Tuy nhiên, việc áp dụng tiêu chuẩn QLMT này vào các tổ chức, doanh
nghiệp còn hạn chế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ thực tế, Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai đã xây dựng và áp dụng thành
công Hệ thống quản lý chất lựơng ISO 9001: 2000. Đây là một lợi thế lớn của Công ty để
xây dựng ISO 14000 một cách hiệu quả và kinh tế. Do đó, việc “Thiết lập Hệ thống

quản lý môi truờng theo ISO 14001: 2004 tại Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai” là một
việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
1.2 TÊN ĐỀ TÀI
“Thiết lập Hệ thống quản lý môi truờng theo ISO 14001: 2004 tại Công ty Cổ
phần Sơn Đồng Nai”
1.3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
• Tìm hiểu, đánh giá về hiện trạng QLMT tại Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai.
• Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý môi trường một cách có hệ thống theo
tiêu chuẩn ISO 14001: 2004.
Phan Thị Hồng Lam

Trang 1


Thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại CTCP Sơn Đồng Nai 

1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

• Tìm hiểu tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và tình hình áp dụng.
• Tổng quan và các vấn đề môi trường của Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai.
• Thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần
Sơn Đồng Nai.

• Kết luận và kiến nghị.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1 Phương pháp điều tra và thu thập số liệu
Khảo sát thực tế:
- Tham quan dây chuyền, quy trình sản xuất trong Công ty, tìm hiểu về công nghệ,
máy móc thiết bị.
- Phỏng vấn cán bộ, công nhân viên trong Công ty về tình hình hoạt động sản xuất,

kinh doanh, các vấn đề môi trường, an toàn lao động và PCCC..
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Những chuyên gia có kinh nghiệm, am hiểu và
tiêu chuẩn ISO 14001, về hệ thống quản lý môi trường…
Tham khảo tài liệu:
- Thu thập các tài liệu sẵn có của Công ty
9 Các báo cáo giám sát chất lượng môi trường định kỳ của Công ty
9 Các tài liệu về công nghệ xử lý chất thải, nước thải.
- Thu thập các thông tin, số liệu có liên quan đến bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và
HTQLMT theo ISO 14001:2004 qua sách báo, internet…
- Phương pháp sưu tầm, kế thừa có chọn lọc các tài liệu có sẵn của cơ quan quản lý,
các Công ty và chuyên ngành có liên quan.
1.5.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê số liệu: Với các số liệu trong báo cáo giám sát môi trường,
nhu cầu tiêu thu nguyên nhiên liệu và năng lượng.
- Phương pháp trọng số để xác định các KCMTĐK: Dựa vào các KCMT được xác
định tại Công ty xây dựng hệ thống các tiêu chí:
9 Tiêu chí đánh giá theo tình trạng:
Tình trạng bình thường – N (Normal).
Tình trạng bất thường – A (Abnormal).
Phan Thị Hồng Lam

Trang 2


Thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại CTCP Sơn Đồng Nai 

Tình trạng khẩn cấp – E (Emergency).
9 Tiêu chí đánh giá theo các yếu tố:
Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác.
Mức độ rủi ro đối với con người và các bên hữu quan.

Mức độ tác động tới môi trường đất, nước, không khí và tài nguyên thiên nhiên.
Hình ảnh uy tín của Công ty.
Tần suất xuất hiện khía cạnh
- Phương pháp đánh giá hiện trạng môi trường của Công ty.
- Sử dụng công cụ Excel để tính toán xác định các KCMTĐK.
- Sử dụng phần mềm Word để viết báo cáo, Power Point để trình bày báo cáo
1.6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
• Địa điểm: Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai.
• Thời gian thực hiện: Tháng 3 đến tháng 7 năm 2010.
• Đối tựơng:
- Các vấn đề môi trường liên quan đến các hoạt động sản xuất, hỗ trợ sản xuất, dịch
vụ của Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai.
- Tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 - Các quy định và hướng dẫn sử dụng.
1.7 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học: Tạo sự cân bằng và hoàn thiện hệ thống quản lý trong phát triển
kinh tế và bảo vệ môi trường nhằm hướng đến một nền kinh tế bền vững trong tương lai.
Ý nghĩa thực tiễn: Thiết lập thành công hệ thống ISO 14001: 2004 tại Công ty và
kết hợp với hệ thống ISO 9001: 2000 sẽ tiết kiệm được chi phí, quản lý đơn giản và tạo
lợi thế cạnh tranh cho Công ty trong tiến trình hội nhập quốc tế. Đồng thời, Công ty đã
góp phần vào việc bảo vệ môi trường
1.8 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ đưa ra các hướng dẫn thực hiện ban đầu khi thiết lập Hệ thống quản lý
môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 với các thủ tục quan trọng chứ không thiết
lập toàn bộ hệ thống tài liệu cho tất cả các hoạt động của Công ty.
Hơn nữa, đề tài chỉ thiết lập HTQLMT cho Công ty trên lý thuyết, có tham khảo
thực tế nên chưa tính toán được chi phí thực hiện cũng như chưa đánh giá được hiệu quả
áp dụng của các kế hoạch được nêu ra trong đề tài.
Phan Thị Hồng Lam

Trang 3



Thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại CTCP Sơn Đồng Nai 

Chương 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000
2.1.1 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000
2.1.1.1. Sự ra đời của Bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Năm 1992, ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế) đã cam kết thiết lập Tiêu chuẩn
quản lý môi trường quốc tế tại hội nghị thượng đỉnh tại Rio de Janeir.
Một loạt các công việc liên quan đến các Tiêu chuẩn môi trường được bắt đầu năm
1992 khi ISO thành lập Ủy ban kỹ thuật 207 là cơ quan sẽ chịu trách nhiệm xây dựng
HTQLMT quốc tế & các công cụ cần thiết để thực hiện hệ thống này.
Tiêu chuẩn ISO 14000 có thể áp dụng cho các Công ty, doanh nghiệp khu vực hành
chính hay tư nhân để quản lý tác động của họ đối với môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm,
liên tục cải thiện môi trường với sự cam kết của lãnh đạo và sự tham gia có ý thức của
mọi thành viên của cơ sở từ người sản xuất trực tiếp đến cán bộ quản lý.
2.1.1.2. Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm hai nhóm tiêu chuẩn
Hệ thống quản lý môi trường
(ISO 14001, ISO 14004)

Tiêu chuẩn về KCMT của Sản
phẩm (ISO 14060)

Đánh giá môi trường
(ISO 14010, ISO 14011, ISO

Nhãn môi trường

(ISO 14020, ISO 14021, ISO
14022, ISO 14023, ISO 14024)

Đánh giá hoạt động môi trường
(ISO 14021)

Đánh giá vòng đời sản phẩm
(ISO 14040, ISO 14041, ISO
14042, ISO 14043)

Tiêu chuẩn đánh giá tổ chức

Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm

Hình 2.1 Tiêu chuẩn ISO 14000
(Nguồn: />44D0/View/Thong-tin-chung_ISO_14000/)
Phan Thị Hồng Lam

Trang 4


Thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại CTCP Sơn Đồng Nai 

2.1.2 Tiêu chuẩn ISO 14001:2004
Tiêu chuẩn ISO 14001 là chứng nhận đầu tiên trong HTQLMT. Tiêu chuẩn ISO
14001 là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện và được triển khai bởi Tổ chức Tiêu chuẩn
Quốc tế (ISO).
Tiêu chuẩn ISO 14001 nhắm tới khả năng có thể áp dụng được cho tất cả các loại
hình tổ chức và để thích nghi với các điều kiện địa lý văn hóa, xã hội khác nhau. Mục
tiêu chung của cả hệ thống Tiêu chuẩn ISO 14001 và các tiêu chuẩn khác trong tập hợp

bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là nhằm hỗ trợ việc bảo vệ môi trường và ngăn ngừa ô nhiễm
trong sự hòa hợp với nhu cầu kinh tế xã hội.
ISO 14001 ứng dụng cho bất cứ tổ chức nào mong muốn cải thiện và chứng minh
hiện trạng môi trường của đơn vị mình cho các tổ chức khác thông qua sự hiện hữu của
một HTQLMT được chứng nhận.
Tiêu chuẩn ISO 14001 sẽ giúp cho mọi tổ chức xử lý các vấn đề môi trường một
cách hệ thống và do đó sẽ cải thiện được các tác động đối với môi trường.
2.2 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001:2004
2.2.1 Những thuận lợi và khó khăn trong áp dụng ISO 14001:2004
2.2.1.1 Thuận lợi
Về mặt thị trường:
- Đảm bảo với khách hàng, nhà đầu tư, công chúng và cộng đồng bằng chính cam kết
môi trường của tổ chức doanh nghiệp.
- Minh chứng cho việc tham gia vào việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.
- Tạo tiền đề để được cấp phép hoạt động và kinh doanh nội địa.
- Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường và cộng
đồng xung quanh.
Về mặt kinh tế:
- Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào.
- Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng.
- Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.
- Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý.
- Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên.
Phan Thị Hồng Lam

Trang 5


Thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại CTCP Sơn Đồng Nai 


- Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường.
- Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường.
- Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi trường.
- Làm việc an toàn.
- Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp.
- Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro hoặc tai nạn xảy ra.
Về mặt quản lý rủi ro:
- Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra.
- Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm.
- Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường.
Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:
- Được sự đảm bảo của bên thứ ba.
- Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.
- Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
2.2.1.2 Khó khăn
- Hầu hết các doanh nghiệp tuy ít nhiều quan tâm đến môi trường nhưng chưa thực hiện
quản lý theo hệ thống.
- Nhà nước đã có một số văn bản, chỉ thị hướng dẫn và khuyến khích các doanh nghiệp
áp dụng ISO 14000 nhưng thiếu giải pháp đôn đốc mạnh mẽ.
- Các cơ sở sản xuất phần lớn còn đang phải đương đầu với những khó khăn về sản
xuất, kinh doanh cơ sở của mình.
- Trình độ quản lý, công nghệ chưa cao đối với các doanh nghiệp nhỏ.
- Kiến thức về quản lý môi trường của doanh nghiệp còn hạn chế.
- Kinh phí cho việc triển khai áp dụng còn cao đối với các doanh nghiệp nhỏ.
2.2.2 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 trên thế giới và Việt Nam
2.2.2.1 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 trên thế giới
Tính đến cuối tháng 12/2008, có ít nhất 188.815 chứng chỉ ISO 14001:2004 được
cấp ở 155 quốc gia và nền kinh tế. Như vậy năm 2008 tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tăng

Phan Thị Hồng Lam


Trang 6


Thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại CTCP Sơn Đồng Nai 

lên là 34.243 ở 155 quốc gia và nền kinh tế so với năm 2007 là 154.572 trong 148 quốc
gia và nền kinh tế. Sự tăng trưởng này là 34% chứng chỉ so với 29% trong năm 2007.
Bảng 2.1 Mười quốc gia nhận chứng chỉ ISO nhiều nhất trên thế giới
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Quốc gia
China
Japan
Spain
Italia
United Kingdom
Koreo
Germany
USA

Sweden
Romania

Số lượng
39.195
35.573
16.443
12.922
9.455
7.133
5.709
4.974
4.478
3.884

(Nguồn: />2.2.2.2 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 ở Việt Nam
Hiện các tổ chức, doanh nghiệp trong nước chưa thật sự quan tâm và nhận thức
được tầm quan trọng của hệ Tiêu chuẩn QLMT nên còn bàn quan với chứng chỉ ISO
14001 bởi để áp dụng thành công tiêu chuẩn này các doanh nghiệp cần phải đầu tư cả về
tiền bạc lẫn thời gian. Chi phí để áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 tương đối cao đối với các
công ty vừa và nhỏ nên việc áp dụng ISO 14000 còn hạn chế ở Việt Nam.
Các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng thành công hệ thống này là Dệt Phong Phú,
Dệt Việt Thắng, Giày Thuỵ Khuê, INAX Giảng Võ... Honda, Ford, Suzuki, Sony,
Panasonic, Nidec Tosok, Nitto Denko, Yazaki, Esquel, Dona Victo Taekawang Vina,
Kem Kido’s, Unilever, Elida P/S & Unilever Best Foods, SC Johnson, Coat Phong Phu,
PPGM, Sika VN. Mitani, Thép Việt Úc, Vinamilk (một số nhà máy)….

Phan Thị Hồng Lam

Trang 7



Thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại CTCP Sơn Đồng Nai 

(Nguồn: />7B44D0/View/Thong-tin-chung_ISO_14000)
Hình 2.2 Các đơn vị được cấp chứng nhận ISO 14001:2004 ở Việt Nam
2.2.3 Bài học kinh nghiệm
Để xây dựng và áp dụng thành công HTQLMT cần:
- Nâng cao nhận thức & mối quan tâm của các doanh nghiệp, các tổ chức về tầm
quan trọng của bảo vệ môi trường.
- Tạo động lực thúc đẩy các tổ chức, doanh nghiệp tự nguyện tham gia xây dựng, cải
tiến & duy trì HTQLMT cho Tổ chức mình.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ môi trường có trình độ chuyện môn cao, dày dạn kinh
nghiệm. Cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời để có các biện pháp tối ưu và
hữu hiệu trong xây dựng, vận hành, cải tiến và duy trì thành công ISO 14001:2004.
- Một yếu tố quan trọng để xây dựng áp dụng thành công ISO 14001:2004 là các
doanh nghiệp phải có một nền tài chính vững chắc để cải thiện, duy trì và phát triển
ISO 14001:2004.

Phan Thị Hồng Lam

Trang 8


Thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại CTCP Sơn Đồng Nai 

Chương 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN ĐỒNG NAI

3.1 THÔNG TIN CHUNG

- Tên thường gọi: CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN ĐỒNG NAI.
- Tên giao dịch quốc tế: DONG NAI PAINT CORPORATION (DONAPACO).
- Địa chỉ: ĐƯỜNG 7 KHU CÔNG NGHIỆP BIÊN HÒA 1 , ĐỒNG NAI.
- Đại diện: Ông Vũ Đức Đan.
- Cán bộ phụ trách môi trường: Ông Trịnh Minh Trương.
- Điện thoại: 061.3836451

Fax: 061.3836091

- “Vốn điều lệ” 13.469.410.000 đồng. Trong đó: Nhà nước 30%, Cổ đông trong ngoài
Công ty 70%.
- Phạm vi lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất kinh doanh các sản phẩm về sơn, bột trét.
Hợp tác sản xuất sơn với các Công ty đối tác nước ngoài.
- Năng lực sản xuất: 10.000 tấn sản phẩm/năm. Công ty có 3 phân xưởng sản xuất (2
nhà xưởng tại khu công nghiệp Biên Hòa 1, 1 nhà xưởng ở khu công nghiệp AMATA).
Tổng diện tích nhà xưởng sản xuất hơn 5000m2.
3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai nguyên là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc sở
công nghiệp Đồng Nai. Thành lập ngày 23 /10/1987 với chức năng sản xuất kinh doanh
các sản phẩm sơn keo dùng trong công nghiệp xây dựng và dân dụng.
Năm 1992 kí hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Courtaulds Coatings Vương
quốc Anh để sản xuất sơn tàu biển, sơn giàn khoan dầu khí, sơn bảo vệ mang thương hiệu
International.
Năm 1997 Công ty là đơn vị đầu tiên trong ngành sơn tại Việt Nam áp dụng Hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-1994.
Hiện nay Công ty đang chuẩn bị xây dựng HTQLCL theo ISO 9001:2008.

Phan Thị Hồng Lam

Trang 9



Thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại CTCP Sơn Đồng Nai 

Thực hiện chủ trương cổ phần hóa của Nhà nước ngày 01/3/2000. Doanh nghiệp
chuyển sang Công ty Cổ phần theo quyết định số 4636/ QĐ-UBT của Ủy Ban Nhân Dân
Tỉnh Đồng Nai.
3.3 SƠ ĐỒ TỐ CHỨC VÀ BỐ TRÍ NHÂN SỰ
Sơ đồ tổ chức (Hình 3.1)
Chức năng các phòng ban (Phụ lục 1)
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC

BAN

Phó.GĐ

T.Phòng
T.Chính Kế Toán

T.Phòn
g Kinh
Doanh

Quản đốc
PX.Sơn 1


Quản đốc
PX.Sơn 2

T.Phòng
Cơ điện
XDCB

T.Phòng
KThuật
KCS-ĐN

TP TC Hành
chính

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai
3.4 HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH
3.4.1 Quy mô hoạt động
Tổng số CBCNV: 150 người.
- Số ca làm việc: 2 ca (7 giờ 15 phút đến 11 giờ 15 phút và 12 giờ 15 phút đến 16
giờ).
- Nhu cầu sử dụng điện: 14.100 KW/tháng (sử dụng điện lưới quốc gia).
- Nhu cầu sử dụng nước: 30 m3/ngày (sử dụng nước cấp thủy cục).
Phan Thị Hồng Lam

Trang 10


×