Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VILIS 2.0 XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI PHÖÔØNG THAÏNH XUAÂN QUAÄN 12 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VILIS 2.0 XÂY DỰNG
CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI PHƯỜNG THẠNH XUÂN
QUẬN 12 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

SVTH : NGUYỄN THÀNH NHƠN
MSSV : 06124086
Lớp

: DH06QL

Ngành: Quản lý đất đai

-TP. Hồ Chí Minh, Tháng 8 năm 2010-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUY HOẠCH

NGUYỄN THÀNH NHƠN

“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VILIS 2.0 XÂY DỰNG
CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI PHƯỜNG THẠNH XUÂN


QUẬN 12 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Bùi Văn Hải
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh)

(Ký

tên:…………………………………………………)

Trang II


-Tháng 8 năm 2010-

Trang III


/L& P  Q
Con xin cảm ơn ba mẹ ngời đà tận tụy, chắt
chiu, nuôi dỡng 3 chị em con nên ngời. Để 3 chị
em con có đợc nh ngy hôm nay.
Em xin cảm ơn tập thể thầy cô Trờng ĐH
Nông Lâm TP.HCM, đặc biệt l quý thầy cô Khoa
Quản lý đất đai & Bất động sản đà tận tình truyền
đạt kiến thực, giúp em vững tin trên con đờng tơng
lai phía trớc.
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Bùi
Văn Hải đà tận tình hớng dẫn, chỉ bảo em thực hiện
đề ti ny.
Em xin chân thnh cảm ơn anh Nguyễn Xuân

Trờng, cùng tập thể anh, chị Trung tâm Cơ sở dữ
liệu v Hệ thống thông tin - Trung tâm Viễn Thám
Quốc Gia đà tạo điều kiện tốt nhất trong suốt quá
trình thực tập.
Do kiến thức v thời gian hạn chế, nên không
tránh khỏi sai xót. Mong đợc sự đóng góp của quý
thầy cô v các bạn.

Xin Chân Thnh Cảm Ơn
ĐH Nông Lâm TP.HCM, ngy 20/08/2010
Sinh viên
Nguyễn Thnh Nh¬n

Trang IV


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thành Nhơn, Khoa Quản lý đất đai và Bất
động sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài:“Ứng dụng phần mềm Vilis 2.0 xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
Phường Thạnh Xuận Quận 12 Thành phố Hồ Chí Minh”
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Bùi Văn Hải, Bộ môn Quy Hoạch, Khoa Quản lý
đất đai và Bất động sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP, Hồ Chí Minh.
Nội dung tóm tắt của báo cáo:

Xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính là một vấn đề hết sức cần thiết trong công
tác quản lý nhà nước về đất đai. Qua công tác xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính
giúp các nhà quản lý nắm bắt đầy đủ các thông tin liên quan đến đất đai để thiết lập
mối quan hệ giữa nhà nước và chủ sử dụng đất, là cơ sở pháp lý để nhà nước quản lý
đất đai một cách thường xuyên và bảo vệ quyền sở hữu đất đai của người dân.

Trong giai đoạn hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang áp dụng, bổ
sung nhiều phần mềm để áp dụng đồng bộ cho cả nước. Tp.HCM là đang tiến hành
xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai cho toàn thành phố; phần mềm Vilis 2.0 được
lựa chọn để đáp ứng nhu cầu này.
Phường Thạnh Xuân thuộc Quận 12, có nhiều biến động về đất đai. Chính vì
vậy địi hỏi trong cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai, những biến động về đất đai
phải được lưu trữ, cập nhật thường xuyên để bảo đảm độ chính xác, kịp thời của nguồn
thơng tin nhạy cảm này. Để làm được điều này nhất thiết phải áp dụng khoa học công
nghệ vào trong quản lý nhằm tiết kiệm nhân lực, tiền của đồng thời đồng bộ hóa, thống
nhất cách thức quản lý thơng tin đất đai trên phạm vị toàn quốc theo quy định của Bộ
Tài nguyên và Môi trường.
Kết quả đạt được:
- Chuẩn hóa 77 tờ bản đồ địa chính phường Thạnh Xn
- Chuyển thơng tin thuộc tính của thửa đất từ FAMIS để kết xuất với dữ liệu
bản đồ tạo CSDL tích hợp
- Tích hợp hồ sơ địa chính vào phần mềm Vilis 2.0.
- Ứng dụng Vilis 2.0 vào kê khai đăng ký cấp GCN, cập nhật chỉnh lý biến
động, truy vấn dữ liệu.
- In sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Đánh giá khả năng ứng dụng của phần mềm và an toàn bảo mật dữ liệu.

Trang V


Trang VI


Mục lục
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1

PHẦN I: TỔNG QUAN ..................................................................................................2
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:....................................................................2
I.1.1. Cơ sở khoa học: ..............................................................................................2
I.1.2. Cơ sở pháp lý: ................................................................................................7
I.1.3. Cơ sở thực tiễn: ...............................................................................................8
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu ...............................................................................8
I.2.1. Điều kiện tự nhiên: .........................................................................................8
I.2.2. Tài nguyên thiên nhiên: ..................................................................................9
I.2.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: ........................10
I.2.4. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội: ............................................................10
I.2.5. Tình hình quản lý đất đai: .............................................................................10
I.3. Nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiêm cứu và quy trình thực hiện:..........11
I.3.1. Nội dung nghiên cứu: ...................................................................................11
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................12
I.3.3. Phương tiện nghiên cứu: ...............................................................................12
I.3.4. Giới thiệu phần mềm sử dụng trong quá trình nghiên cứu: ..........................12
I.3.5. Quy trình thực hiện ......................................................................................17
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................................18
II.1. Đánh giá nguồn dữ liệu thu thập: .......................................................................18
II.1.1. Dữ liệu bản đồ: ............................................................................................18
II.1.2. Dữ liệu thuộc tính: .......................................................................................18
II.1.3. Đánh giá chung:...........................................................................................18
II.2. Chuẩn hố bản đồ địa chính: ..............................................................................18
II.2.1. Quy định về phân lớp bản đồ địa chính gốc: ...............................................18
II.2.2. Quy định kỹ thuật chỉnh lý biến động bản đồ số:........................................19
II.2.3. Chuẩn hóa bản đồ: .......................................................................................20
II.3. Chuyển dữ liệu vào Vilis 2.0: ............................................................................28
II.3.1. Xây dựng dữ liệu thuộc tính bằng SQL: .....................................................28
II.3.2. Quản trị dữ liệu đồ họa bằng Arcsde:..........................................................30
II.3.3. Chuyển dữ liệu bản đồ vào Vilis 2.0: ..........................................................31

II.3.4. Cấu hình phần mềm Vilis 2.0. .....................................................................33
II.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu: .....................................................................................39
II.4.1. Ứng dụng phần mềm Vilis 2.0 vào nhập, quản lý, truy vấn dữ liệu HSĐC.
................................................................................................................................39

Trang VII


II.4.2. Đánh giá khả năng ứng dụng của phần mềm và khả năng an toàn bảo mật
dữ liệu:....................................................................................................................48
II.4.3. Sự khác biệt giữa Vilis 2.0 và Vilis 1.0:......................................................49
II.4.4. Ghi nhận những khó khăn, vướng mắc: ......................................................51
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ...........................................................................................52
1. KẾT LUẬN............................................................................................................52
2. KIẾN NGHỊ: ..........................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Trang VIII


Danh sách các chữ viết tắt
HSĐC:

Hồ sơ địa chính.

GCN:

Giấy chứng nhận.


GCNQSDĐ:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

VPĐKQSDĐ:

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

UBND

Ủy ban nhân dân

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

SDĐ

Sử dụng đất

BĐĐC

Bản đồ địa chính

CSDL

Cơ sở dữ liệu

QLĐĐ


Quản lý đất đai

Trang IX


Danh sách các hình
Hình 1: Giao diện Microstation ở các lớp tạo vùng ......................................................20
Hình 2: Cửa sổ Change Element Attributes ..................................................................20
Hình 3: Thanh cơng cụ Primary tools............................................................................21
Hình 4: Thanh cơng cụ Modify Element .......................................................................21
Hình 5: Thanh cơng cụ Change Text Attributes............................................................21
Hình 6: Kết nối với cơ sở dữ liệu ..................................................................................22
Hình 7: Tự động tìm, sửa lỗi .........................................................................................22
Hình 8: Cửa sổ thơng báo lỗi .........................................................................................22
Hình 9:Tạo vùng ............................................................................................................23
Hình 10: Cửa sổ tạo vùng ..............................................................................................23
Hình 11: Gán dữ liệu từ nhãn ........................................................................................23
Hình 12: Sửa bảng nhãn thửa ........................................................................................24
Hình 13: Kiểm tra Topology .........................................................................................25
Hình 14: Bảng thơng báo lỗi topology ..........................................................................25
Hình 15: Kiểm tra thửa trùng ........................................................................................26
Hình 16: Kiểm tra tiếp biên ...........................................................................................26
Hình 17: Giao diện sau khi mở Famisview.exe ............................................................27
Hình 18: kết nối với SQL Server2005 ...........................................................................28
Hình 19: Tạo một cơ sở dữ liệu LIS ..............................................................................28
Hình 20: Các Table trong CSDL LIS ............................................................................30
Hình 21: Cài đặt SDE ....................................................................................................31
Hình 22: Tạo một CSDL SDE .......................................................................................31
Hình 23: Thiết lập kinh tuyến trục ................................................................................32
Hình 24: Kết nối CSDL SDE ........................................................................................32

Hình 25: Chuyển dữ liệu vào Vilis 2.0 ..........................................................................33
Hình 26: Giao diện cấu hình đăng nhập phân hệ quản trị người sử dụng. ....................34
Hình 27: Đăng nhập kết nối CSDL ...............................................................................34
Hình 28: Giao diện sau khi đăng nhập ..........................................................................35
Hình 29: Giao diện khi đăng nhập. ................................................................................35

Trang X


Hình 30:Cấu hình CSDL thuộc tính. .............................................................................36
Hình 31: Cấu hình CSDL bản đồ ..................................................................................36
Hình 32: Cấu hình đơn vị triển khai ..............................................................................38
Hình 33: Giao diện khi đăng nhập thành cơng. .............................................................38
Hình 34: Giao diện kê khai chủ sử dụng/sở hữu ...........................................................40
Hình 35: Giao diện kê khai thửa....................................................................................41
Hình 36: Giao diện Cấp GCN .......................................................................................41
Hình 37: Tạo sổ địa chính .............................................................................................42
Hình 38: In sổ địa chính ................................................................................................42
Hình 39: Giao diện mẫu sổ địa chính ............................................................................43
Hình 40: Tạo sổ mục kê.................................................................................................43
Hình 41: In sổ mục kê ...................................................................................................43
Hình 42: Giao diện in sổ mục kê ...................................................................................44
Hình 43: Tạo sổ cấp giấy chứng nhận ...........................................................................44
Hình 44: In sổ cấp giấy chứng nhận. .............................................................................44
Hình 45: Giao diện tìm kiếm đối tượng theo thuộc tính ...............................................47
Hình 46:Giao diện tìm kiếm giấy chứng nhận ..............................................................47

Danh sách các bảng
Bảng 1: Mô tả các đơn vị đất phường Thạnh Xuân. .......................................................9
Bảng 2: Quy định phân lớp BĐĐC gốc.........................................................................18

Bảng 3: Quy định phân lớp chỉnh lý biến động BĐĐC số ............................................19

Danh sách các sơ đồ
Sơ đồ 1:Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.....................................................17
Sơ đồ 2: Quy trình đăng ký ...........................................................................................39

Trang XI


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thành Nhơn

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự tiến bộ nhanh chóng và sự xâm nhập sâu rộng của khoa học trong lĩnh vực
sản xuất, kinh tế, đời sống xã hội khoa học đang góp phần chuyển biến to lớn vào quá
trình chuyển biến kinh tế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin với những phần mềm
chuyên dụng sẽ giúp cho quá trình quản lý đất đai hiệu quả, chính xác, lưu trữ và xuất
nhập dữ liệu một cách an tồn, nhanh chóng.
Tuy nhiên, việc ứng dụng cơng nghệ trong quản lý thông tin đất đai chưa thực
sự đồng bộ, thống nhất và cịn ở trình độ thấp, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Một số địa
phương còn quản lý hồ sơ sổ sách, bản đồ giấy cồng kềnh, khó khăn cho việc quản lý,
lưu trữ, xử lý và truy cập thông tin.
Phường Thạnh Xuân thuộc Quận 12, có nhiều biến động về đất đai. Chính vì
vậy địi hỏi trong cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai, những biến động về đất đai
phải được lưu trữ, cập nhật thường xuyên để bảo đảm độ chính xác, kịp thời của nguồn
thông tin nhạy cảm này. Để làm được điều này nhất thiết phải áp dụng khoa học công
nghệ vào trong quản lý nhằm tiết kiệm nhân lực, tiền của đồng thời đồng bộ hóa, thống
nhất cách thức quản lý thông tin đất đai trên phạm vị tồn quốc theo thơng tư số
09/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài ngun và Mơi trường.

Từ sự cần thiết và tính hiệu quả cao của việc ứng dụng công nghệ vào công tác
quản lý đất đai, được sự phân công của Khoa Quản lý đất đai và Bất động sản, tôi thực
hiện đề tài: “Ứng dụng phầm mềm Vilis 2.0 xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Phường
Thạnh Xuân Quận 12 Thành phố Hồ Chí Minh ”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề taøi;
Mục tiêu tổng quát của đề tài là ứng dụng phần mềm Vilis 2.0 xây dựng một cơ
sở dữ liệu địa chính hồ sơ đất đai hồn chỉnh, thống nhất, đồng bộ, quản lý, lưu trữ,
cung cấp và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính hiệu quả nhằm tăng cường và
hiện đại hóa cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai và hỗ trợ cải cách hành chính.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
Xây dựng một cơ sở dữ liệu địa chính dựa trên tích hợp dữ liệu khơng gian địa
chính và dữ liệu thuộc tính địa chính được lập, tổ chức lưu trữ và quản lý theo công
nghệ cơ sở dữ liệu để phục vụ cho quản lý đất đai.
Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài thực hiện trên phường Thạnh Xuân.
- Đề tài thực hiện trong 4 tháng từ 20/4/2010 đến ngày 20/8/2010.

Trang 1


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thành Nhơn

PHẦN I
TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
I.1.1. Cơ sở khoa học:
1. Hồ sơ địa chính:

Hồ sơ địa chính gồm Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ
theo dõi biến động đất đai và bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính dạng số:
Lập theo đơn vị hành chính
Lập, chỉnh lý theo đúng trình tự thủ tục, hình thức, quy cách đối với mỗi loại tài
liệu.
Hồ sơ địa chính phải đảm bảo tính thống nhất:
- Giữa bản đồ, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động.
- Giữa bản gốc, và các bản sao của HSĐC
- Giữa HSĐC với GCN và hiện trạng sử dụng đất.
Trách nhiệm lập HSĐC
Sở Tài Nguyên và Môi Trường chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo lập và nghiệm
thu xác nhận HSĐC ở địa phương.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh chịu trách nhiệm lập bản đồ, sổ
địa chính, sổ mục kê gốc và sao làm 2 bản cho VPĐK cấp huyện và UBND cấp xã,
Lập và theo dõi biến động đất đai.
Văn phòng đăng ký cấp tỉnh được phép thuê tổ chức tư vấn thực hiện lập bản đồ
địa chính, sổ mục kê đất đai.
Trường hợp trích đo thì VPĐK cấp tỉnh chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng
trước khi sử dụng.
Phân cấp quản lý hồ sơ địa chính:
Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở TN&MT quản lý; HSĐC gốc;
Tài liệu liên quan của đối tượng thuộc thẩm quyền cấp GCN của cấp tỉnh (Bản lưu
GCN, hồ sơ xin cấp GCN, hồ sơ xin đăng ký biến động của cấp tỉnh).
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng TN&MT quản lý HSĐC
(bản sao); tài liệu liên quan của đối tượng thuộc thẩm quyền cấp GCN của cấp huyện
(bản lưu GCN hồ sơ xin cấp GCN, hồ sơ xin đăng ký biến động, GCN thu hồi, bản
trích sao HSĐC đã chỉnh lý).
Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý các tài liệu: bản sao HSĐC, bản trích sao
HSĐC đã chỉnh lý.


Trang 2


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thành Nhơn

2. Hệ thống sổ bộ:
a. Sổ địa chính:
Sổ địa chính là sổ lưu trữ những thông tin về người sử dụng đất, các thửa đất
của người đó đang sử dụng và tình trạng sử dụng đất của người đó.
Sổ địa chính được lập để quản lý việc sử dụng của người sử dụng và để tra cứu
các thơng tin đất đai có liên quan đến từng người sử dụng đất. Sổ được lập theo đơn vị
hành chính của xã, phường, thị trấn.
Nội dung sổ địa chính bao gồm:
Người SDĐ: Tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu, quyết định thành
lập tổ chức, giấy đăng ký kinh doanh của tổ chức kinh tế, giấy phép đầu tư của nhà đầu
tư nước ngoài.
Các thửa đất của người SDĐ: mã thửa, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích
sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc, số GCN đã được cấp.
Các ghi chú về thửa đất và quyền SDĐ: giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa
vụ tài chính chưa thực hiện, tình trạng đo lập BĐĐC, những hạn chế về quyền sử dụng
đất.
Những biến động trong quá trình sử dụng đất bao gồm: thay đổi về thửa
đất, chủ sử dụng, chế độ sử dụng, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng, về GCN.
b. Sổ mục kê đất đai
Sổ mục kê được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường để thể hiện tất cả
các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất.
Sộ mục kê đất đai được lập để quản lý thửa đất, tra cứu các thông tin về thửa

đất và phục vụ cho thống kê, kiểm tra đất đai. Sổ được lập theo đơn vị hành chính xã,
phường thị trấn trong q trình đo vẽ BĐĐC.
Nội dung của sổ mục kê đất đai bao gồm:
Thửa đất: thứ tự thửa, tên chủ sử dụng hoặc người được giao đất để quản lý,
diện tích, mục đích sử dụng, những ghi chú về thửa đất.
Đối tượng có chiếm đất nhưng khơng tạo thành thửa đất hoặc có hành lang bảo
vệ an tồn như: đường giao thơng, hệ thống thủy lợi. Khu vực đất chưa sử dụng khơng
có ranh giới thửa đất khép kín trên bản đồ: tên đối tượng. diện tích trên bản đồ, trường
hợp đối tượng khơng có tên thì phải đặt tên hoặc ghi ký hiệu trong quá trình đo lập
BĐĐC.
c. Sổ theo dõi biến động:
Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ lưu trữ những biến động về sử dụng đất
trong quá trình sử dụng.
Sổ theo dõi biến động bao gồm: Tên và địa chỉ người đăng ký biến động, thời
điểm đăng ký biến động, số thứ tự thửa đất có biến động, nội dung biến động về sử
dụng đất trong quá trình sử dụng.
Sổ theo dõi biến động đất đai được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường,
thị trấn; do văn phòng đăng ký quyền SDĐ và cán bộ địa chính cấp xã, phường, thị
trấn lập và quản lý.
Trang 3


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thành Nhơn

d. Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Sổ cấp GCNQSDĐ là sổ được lập để lưu trữ thông tin về các GCN đã được cấp.
Nội dung ghi trong sổ cấp GCNQSDĐ tương tự nội dung ghi trong GCNQSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người SDĐ, cho từng thửa
đất theo mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất do Bộ TN&MT phát hành.
Sở Tài nguyên và Môi trường lập và quản lý sổ cấp GCN đối với tổ chức, cơ sở
tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp mua nhà gắn liền với
đất ở), tổ chức nước ngồi, cá nhân nước ngồi, phịng TN-MT lập và quản lý sổ cấp
GCN đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài được mua nhà gắn liền với đất ở; lập và gửi một bộ hồ sơ cho UBND xã, thị
trấn, một bộ cho văn phòng ĐKQSDĐ trực thuộc để theo dõi việc giao nhận
GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân đối với người sử dụng đất nộp đơn xin cấp
GCNQSDĐ tại UBND xã, thị trấn và văn phịng ĐKQSDĐ.
Sổ cấp GCN đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với đất ở được lập theo đơn vị hành
chính xã, phường, thị trấn; sổ cấp GCN đối với tổ chức, cơ sở tơn giáo, người Việt
Nam định cư ở nước ngồi (trừ trường hợp mua nhà gắn liền với đất ở), tổ chức nước
ngoài, cá nhân nước ngoài được lập theo đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
Bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được lập theo Quy định về Giấy
chứng nhận ban hành kèm theo Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01 tháng 11
năm 2004, Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21 tháng 7 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; bản lưu Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
và quyền sử dụng đất ở theo quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm
1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị; bản sao
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định tại Nghị
định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở được gọi chung là bản lưu Giấy chứng nhận.
3. Hệ thống bản đồ địa chính:
a. Bản đồ địa chính:
Bản đồ địa chính là sự thể hiện bằng số hoặc các vật liệu như giấy diamat. Hệ
thống các thửa đất của các chủ sử dụng hoặc các yếu tố địa lý khác được quy định cụ
thể theo một hệ thống không gian, thời gian nhất định và theo sự chi phối của pháp

luật.
b. Bản đồ số địa chính:
Bản đồ địa chính số là sản phẩm bản đồ được số hoá, thiết kế, biên tập, lưu trữ
và hiển thị trên hệ thống máy tính và các thiết bị điện tử, bản đồ địa chính số có thơng
tin nội dung tương tự như bản đồ địa chính giấy nhưng nó được lưu trữ dưới dạng số
và hiển thị dưới dạng hình ảnh bản đồ.
c. Nội dung của bản đồ địa chính:
Thửa đất: vị trí, hình thể, kích thước, diện tích, mục đích sử dụng, thứ tự.
Trang 4


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thành Nhơn

Hệ thống thuỷ văn: sông, kênh, rạch, suối.
Hệ thống thuỷ lợi: hệ thống dẫn nước, đê, đập, cống.
Hệ thống giao thông: hệ thống đường, cầu.
Khu vực đất chưa sử dụng khơng có ranh giới khép kín.
Mốc giới, địa giới hành chính các cấp, mốc giới, chỉ giới quy hoạch, mốc giới
và ranh giới hành lang an tồn cơng trình.
Ranh giới hành chính, mốc giới hành chính: địa giới quốc gia, địa giới cấp
Tỉnh, Huyện, Xã, mốc giới hành chính các điểm ngặt của đường địa giới.
Các yếu tố địa vật có ý nghĩa định hướng.
Yếu tố địa hình: thể hiện dáng đất bằng đường đồng mức hoặc ghi chú độ cao.
Điểm toạ độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh.
Trường hợp thửa đất quá nhỏ hoặc cần xác định rõ ranh giới thửa đất thì lập sơ
đồ thửa đất kèm theo BĐĐC thể hiện chính xác hơn về ranh giới thửa đất, hình dạng,
kích thước, chiều dài cạnh thửa đất, toạ độ đỉnh thửa đất, diện tích chiếm dụng của tài
sản gắn liền với đất, địa giới hành chính, chỉ giới quy hoạch, ranh giới hành lang an

tồn cơng trình.
Bản đồ địa chính được lập trước khi tổ chức đăng ký quyền SDĐ và hoàn thành
sau khi được Sở TN-MT xác nhận. Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng của thửa đất
thể hiện trên BĐĐC được xác định theo hiện trạng SDĐ. Khi cấp GCN mà ranh giới,
diện tích, mục đích SDĐ có thay đổi thì văn phịng đăng ký quyền SDĐ thuộc Sở TNMT phải chỉnh sửa thống nhất với GCN được xét cấp.
d. Phân cấp lập và quản lý BĐĐC:
Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo khảo sát, đo đạc, lập và quản lý BĐĐC
trong phạm vi cả nước.
Ủy ban nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc
khảo sát, đo đạc, lập và quản lý BĐĐC của địa phương.
Bản đồ địa chính được quản lý lưu trữ tại cơ quan QLĐĐ của tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương; quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh, ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn.
e. Mục đích thành lập BĐĐC:
Bản đồ địa chính ở các tỷ lệ 1:500, 1:1 000, 1:2 000, 1:5 000, 1:10 000 và
1:25 000, là tài liệu quốc gia, được thành lập nhằm mục đích sau:
Làm cơ sở cho việc giao đất, thực hiện đăng ký đất, thu hồi đất, cấp
GCNQSDĐ nói chung và GCN quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đơ thị nói
riêng.
Xác nhận hiện trạng, thể hiện biến động của các loại đất trong từng đơn vị hành
chính cấp xã.
Làm cơ sở thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết tranh chấp đất đai.
f. Cơ sở toán học thành lập BĐĐC:
Để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai, đặc biệt là sử dụng hệ thống thơng tin đất
đai, bản đồ địa chính trên toàn lãnh thổ phải thống nhất về cơ sở tốn học và đảm bảo
độ chính xác.
Trang 5


Ngành Quản Lý Đất Đai


SVTH: Nguyễn Thành Nhơn

Bản đồ địa chính được thành lập trên cơ sở hệ toạ độ, độ cao nhà nước và phép
chiếu hiện hành, lưới chiếu hình trụ với múi chiếu 30, hệ toạ độ quốc gia VN-2000, đối
với bản đồ thành lập trước đây theo hệ toạ độ HN-72 thì phải chuyển về hệ toạ độ
quốc gia VN2000, cơ sở lưới khống chế mặt phẳng của bản đồ địa chính là lưới toạ độ
nhà nước các cấp, lưới địa chính cơ sở, địa chính cấp 1;2.
Mật độ điểm khống chế phụ thuộc vào tỷ lệ đo vẽ bản đồ, khi đo vẽ ở khu vực
đô thị thì 25-30 điểm đối với bản đồ tỷ lệ 1:500 và 10 điểm đối với bản đồ tỷ lệ 1km2.
g. Hệ toạ độ VN-2000.
Căn cứ vào quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/07/2000 của Thủ tướng
chính phủ thì trên lãnh thổ Việt Nam hệ toạ độ VN-2000 sẽ thay thế cho hệ toạ độ
HN-72, được áp dụng thống nhất trên toàn quốc cho tất cả các loại tư liệu đo đạc - bản
đồ.
Hệ toạ độ VN-200 có các thơng số sau:
Elipsoid WGS – 84 tồn cầu với kích thước:
Bán trục lớn: a=6375.173m
Độ dẹt: f=1-2983257223563.
Điểm gốc tọa độ quốc gia: điểm N00, đặt tại Viện nghiên cứu địa chính, trên
đường Hồng Quốc Việt, Hà Nội.
Lưới chiếu toạ độ phẳng cơ bản: lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM.
h. Tỷ lệ bản đồ địa chính:
Bản đồ địa chính được thành lập theo tỷ lệ từ 1:200 đến 1:5 000, việc lựa chọn
tỷ lệ bản đồ căn cứ vào các yếu tố sau:
Loại đất cần đo vẽ bản đồ: Đất nông nghiệp, lâm nghiệp diện tích thửa lớn thì
tỷ lệ nhỏ, đất ở và đất đơ thị thì tỷ lệ lớn vì yêu cầu độ chính xác cao hơn.
Yêu cầu về độ chính xác của tỷ lệ bản đồ cũng là một yếu tố quan trọng để lựa
chọn tỷ lệ bản đồ. Muốn thể hiện diện tích đến dm2, m2 thì lựa chọn tỷ lệ 1:200, 1:500.
Nếu chỉ cần độ chính xác 10m2 thì chọn tỷ lệ 1:5000.

Khả năng kinh tế kỹ thuật của đơn vị cũng là yếu tố cần tính đến vì tỷ lệ đo
càng lớn thì chi phí càng lớn.
i. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác QLĐĐ:
Hiện nay, tại nhiều địa phương đang sử dụng các phần mềm để lập và quản lý
cơ sở dữ liệu bản đồ và HSĐC như: Cabdb, Cescdata, CesMap, Autocad…Đã đáp ứng
được phần nào yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai của địa phương. Tuy nhiên vẫn
còn tồn tại nhiều bất cập như: khuôn dạng dữ liệu chưa thống nhất, chưa tích hợp được
nhiều ứng dụng để phục vụ cho công tác quản lý đất đai vào một phần mềm. Để thực
hiện q trình hiện đại hố trong quản lý nhà nước ở các địa phương, trong đó có cơng
tác quản lý nhà nước về đất đai, chúng ta cần tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ
và HSĐC theo một khuôn dạng thống nhất trên cả nước. Theo đó, cơng tác quản lý lưu
trữ truy xuất, cập nhật, chuyển đổi và liên kết dữ liệu địa chính được hiệu quả hơn
nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Trang 6


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thành Nhơn

4. Cơ sở dữ liệu địa chính:
Cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm dữ liệu bản đồ địa chính và dữ liệu thuộc
tính địa chính.
a. Dữ liệu bản đồ địa chính được lập để mô tả các yếu tố gồm tự nhiên có liên
quan đến việc sử dụng đất bao gồm các thơng tin:
- Vị trí, hình dạng, kích thước, tọa độ đỉnh thửa, số thứ tự, diện tích, mục đích
sử dụng của các thửa đất;
- Vị trí, hình dạng, diện tích của hệ thống thủy văn gồm sơng, ngịi, kênh, rạch,
suối; hệ thống thủy lợi gồm hệ thống dẫn nước, đê, đập, cống; hệ thống đường giao

thông gồm đường bộ, đường sắt, cầu và các khu vực đất chưa sử dụng khơng có ranh
giới thửa khép kín;
- Vị trí, tọa độ các mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới và
chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốc giới và ranh giới hành lang bảo vệ an tồn cơng
trình;
- Điểm tọa độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh.
b. Dữ liệu thuộc tính địa chính được lập để thể hiện nội dung của Sổ mục kê
đất đai, Sổ địa chính và Sổ theo dõi biến động đất đai quy định tại Điều 47 của Luật
Đất đai bao gồm các thông tin:
- Thửa đất gồm mã thửa, diện tích, tình trạng đo đạc lập bản đồ địa chính;
- Các đối tượng có chiếm đất nhưng khơng tạo thành thửa đất (khơng có ranh
giới khép kín trên bản đồ) gồm tên gọi, mã của đối tượng, diện tích của hệ thống thủy
văn, hệ thống thủy lợi, hệ thống đường giao thông và các khu vực đất chưa sử dụng
khơng có ranh giới thửa khép kín;
- Người sử dụng đất hoặc người quản lý đất gồm tên, địa chỉ, thông tin về
chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, văn bản về việc thành lập tổ chức;
- Tình trạng sử dụng của thửa đất gồm hình thức sử dụng, thời hạn sử dụng,
nguồn gốc sử dụng, những hạn chế về quyền sử dụng đất, số hiệu Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đã cấp, mục đích sử dụng, giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ
tài chính về đất đai;
- Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng gồm những thay đổi
về thửa đất, về người sử dụng đất, về tình trạng sử dụng đất.
I.1.2. Cơ sở pháp lý:
Căn cứ Luật Đất đai được Quốc Hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghóa
Việt Nam khoá IX thông qua ngày 26/11/2003 có hiệu lực vào ngày 01/07/2004.
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi
hành Luật đất đai.
Thơng tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 về việc hướng
dẫn lập chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính.
Quyết định số: 08/2008/QĐ-BTNMT Ban hành Quy phạm thành lập bản đồ địa

chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000

Trang 7


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thành Nhơn

Căn cứ Quyết định số 5946 /QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2009 của uỷ
ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về duyệt phương án và kinh phí cơng tác “Xây
dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Hồ Chí Minh”.
Thực hiện Kế hoạch số 62 /KH-TNMT-QLBĐ ngày 05 tháng 01 năm 2010
của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh về Kế hoạch Xây dựng cơ
sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Hồ Chí Minh và Kế hoạch số 01 /KHCSDLHTTT ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Trung tâm Cơ sở dữ liệu và Hệ thống
thông tin-Trung tâm Viễn thám Quốc gia về Kế hoạch triển khai chi tiết công tác
“Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Hồ Chí Minh”.
I.1.3. Cơ sở thực tiễn:
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai là việc hoàn chỉnh bộ HSĐC cho phù
hợp với quy định hiện hành của nhà nước.
Những thơng tin thay đổi ngồi thực địa sẽ nhanh chóng cập nhật, chỉnh lý trên
BĐĐC số và hệ thống sổ bộ theo đúng quy định của Bộ TN&MT. Đây là bước hết sức
cần thiết, làm cơ sở cho việc quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai
phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu
I.2.1. Điều kiện tự nhiên:
a. Vị Trí địa lý:
Phường Thạnh Xn có địa hình chạy dài theo trục đường Hà Huy Giáp nối
quận Gị Vấp và huyện Hóc Mơn nên đây là điều kiện thuận lợi cho phường trong việc
giao lưu và phát triển kinh tế.

Địa giới hành chính phường như sau:
- Phía Đơng giáp: phường Thạnh Lộc - Quận 12.
- Phía Tây giáp : phường Thới An - Quận 12.
- Phía Nam giáp : phường 15 và phường 13 - Quận Gị Vấp.
- Phía Bắc giáp : xã Nhị Bình và xã Đơng Thạnh - Huyện Hóc Mơn
Phường Thạnh Xn nằm về phía Đơng Bắc của Quận 12 có diện tích tự nhiên
968,5898 ha, dân số 24489 nhân khẩu.
b. Khí hậu
Nằm trong vành đai khí hậu Tp.HCM nên khí hậu phường Thạnh Xuân cũng
mang đậm nét đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11. Lượng mưa trung bình hàng năm là
883mm/năm. Số ngày mưa trung bình 159 ngày. Mùa mưa tập trung vào các tháng
6,7,8,9,10 chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau. Lượng mưa rất thấp chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm.
Nhiệt độ trung bình là 280C. Biên động nhiệt đơ dao động giữa ngày và đêm
vào khoảng 50C đến 80C. Trong mùa khơ năm 2004 do ảnh hưởng của đợt nắng nóng
kéo dài nên nhiệt đô cũng tăng thêm 10C – đến 20C. Tổng tích ơn cả năm là 9,67740C.

Trang 8


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thành Nhơn

Gió với hai hướng gió chủ đạo là gió Đơng Nam và gió Tây Nam, trong mùa
mưa thịnh hành là gió Tây Nam, tần suất 66%, tổng độ gió trung bình là 3m/s, mạnh
nhất là 22,6m/s.
c. Địa hình:
Địa hình chủ yếu là vùng trũng thấp hơn các vùng khác. Phường có địa chất

cơng trình cấu tạo là nền đất phù sa cổ, thành phần chủ yếu là cát, cát pha thường có
màu nâu sức chịu tải đất yếu.
d. Thủy văn:
Nguồn nước mặt khá dồi dào do gần sơng Sài Gịn hệ thống kênh mương len
lỏi trong khu dân cư mực nước ngầm áp nông cách mặt đất từ 0,5 – 1,5cm.
I.2.2. Tài nguyên thiên nhiên:
a. Tài Nguyên đất:
Được cấu tạo trên nền đất phù sa cổ, thành phần chủ yếu là cát, cát pha. Có tầng
canh tác (AC) là thịt nhẹ do chịu ảnh hưởng chế độ bán nhiệt trên sơng Sài Gịn.
Thường xuyên ngập nước nên có hiện tượng nhiễm mặn và nhiễm phèn nhẹ vào mùa
nắng.
Bảng 1: Mô tả các đơn vị đất phường Thạnh Xuân.
S
T
T

Phân loại theo Việt Nam

hiệu

Tên đất

Phân loại theo Fao

hiệu

Tên đất

Tổng diên tích tự nhiên
1


XV

Đất xám bạc màu

2

St

Đất phèn tiềm tàng

3

Sh

Đất phèn phát triển

Diện tích
(ha)

(%)

968,5898

100,0

Dystric-Haplic Acrisols

39,3109


4,06

FLTp Stagni – Protothionic Fluvisols

24,9873

2,58

904.2916

93.36

Acd
Flto

Orthithionic Fluvisols

(Nguồn: Phịng Tài ngun Mơi trường Quận 12)
b. Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt dồi dào gần sông Sài Gòn, hệ thống kênh mương dẫn nước
rộng khắp rất thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.
Nguồn nước ngầm nông, phong phú ảnh hưởng phèn rất nhẹ giúp người dân
khai thác phục vụ đời sống hàng ngày không cần qua khâu xử lý.
c. Cảnh quan môi trường.
Cùng với mối quan tâm hàng dầu của lãnh đạo thành phố là vấn đề ô nhiễm.
Trong nhưng năm gần đây do mật độ dân cư tăng nhanh. Sự phát triển của các ngành
chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản làm cho nguồn nước mặt có chiều hướng xấu.
Vấn đề xây dựng nhà ở chiếm một số lượng lớn đất nông nghiệp làm cho đất nông
nghiệp trong những năm gần đây giảm liên tục. Tình trạng xây dựng trái phép phá vỡ
quy hoạch làm ảnh hưởng mỹ quan đô thị.


Trang 9


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thành Nhơn

I.2.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:
a. Thuận lợi:
Có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển nền kinh tế với các thế mạnh về nông
nghiệp, dịch vụ và cơng nghiệp.
Các yếu tố đất đai, khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, năng
suất một số cây trồng chính tăng, tình hình sản xuất được đầu tư đa dạng gắn với
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp với thổ nhưỡng của
vùng về số lượng và qui mô.
Nguồn nước mặt dồi dào thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản như: ba ba, cá
sấu và các loại cá khác.
Cơ sở hạ tầng được chú trọng phát triển.
b. Hạn chế:
Địa hình trũng, sức chịu tải đất yếu nhỏ hơn 1,3/cm2 gây nhiều khó khăn trong
việc xây dựng cơ sở hạ tầng.
Khí hâu phân hóa hai mùa rõ rệt nên thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nhẹ vào
mùa nắng, ngập úng vào mùa mưa.
Tốc độ đơ thị hóa nhanh cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp. Nên dẫn đến tình
trạng ơ nhiễm mơi trường, nhất là mơi trường nước.
I.2.4. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội:
a. Nông nghiệp:
Về trồng trọt: diện tích đất nơng nghiệp giảm.
Về chăn ni: ảnh hưởng tình hình dịch bệnh ở gia cầm nên người dân vẫn còn

ngần ngại trong việc tái đầu tư, hoặc chỉ đầu tư ở mức độ cầm chừng, Một số hộ có
kinh tế khá đã mạnh dạng đầu tư khá tốt đàn bò sữa nâng tổng số đàn bò lên cao hơn
200 con. Với lượng sữa bình quân đạt 17-18 kg/con/ngày.
b.Thương mại dịch vụ:
Hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ chủ yếu tập trung ơ các trục đường
chính trong cụm dân cư và hợp tác xã phường Thạnh Xuân. Các loại hàng hóa phong
phú đa dạng hơn về chủng loại nhưng chủ yếu vẫn là hàng tiêu dùng.
c. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Về công nghiệp phường Thạnh Xuân chỉ có một số nhà máy nằm rải rác thuộc
khu phố 1 sản xuất ở qui mô nhỏ.
I.2.5. Tình hình quản lý đất đai:
a. Trước Luật Đất đai 1993:
Phường Thạnh Xuân chưa được thành lập có địa giới hành chính thuộc xã
Thạnh Lộc, Huyện Hóc Mơn.
Trong giai đoạn này công tác quản lý và sử dụng đất đai cịn lỏng lẽo chỉnh lí
biến động khơng thường xun và gặp nhiều khó khăn. Thị trường bất động sản chưa
được nhà nước cơng nhận. Vẫn cịn một số hạn chế như: cán bộ địa chính cấp xã
huyện chưa ổn định, trình độ chun mơn giới hạn chưa thật sự là bộ phận tham mưu
cho cấp lãnh đạo.
Trang 10


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thành Nhơn

b. Sau Luật Đất đai 1993 đến nay:
Thực hiện chỉ thị 364/CT-TTG của thủ tướng chính phủ và nghị định 58/NĐCP của chính phủ về việc điều chỉnh lại ranh giới hành chính của các đơn vị.
Ngày 01-04-1997 Quận 12 được thành lập theo nghị định số 03/CP ngày 06-011997 của chính phủ và ngày 01-01-1997 phường Thạnh Xuân cũng được thành lập
theo quyết định 03/QĐ-UB. Quận 12 có ranh giới hành chính như sau:

Phía Bắc giáp huyện Hóc Mơn
Phía Đơng giáp Tỉnh Bình Dương, Thủ Đức.
Phía Tây giáp Huyện Bình Chánh và một phần Hóc Mơn
Phía Nam giáp: Quận Tân Bình, Quận Gị Vấp, Quận Bình Thạnh
Hiện nay ranh giới hành chính của phường Thạnh Xuân và các phường lân cận
được xác định rõ. Gần đây nhất là công tác đo mới bản đồ địa chính được đo vẽ trên
nền địa chính, do đồn đo đạc Bộ Quốc Phịng thực hiện và có giá trị sử dụng.
Cơng tác lập và quản lý quy hoạch: hàng năm phường đều tiến hành lập kế
hoạch sử dụng đất, báo cáo tình hình quản lý quy hoạch cho các cơ quan hữu quan kịp
điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế.
I.3. Nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và quy trình thực
hiện:
I.3.1. Nội dung nghiên cứu:
Đánh giá nguồn dữ liệu thu thập
Chuẩn hóa bản đồ địa chính.
Chuẩn hóa cơ sở tốn học.
Chuẩn hóa bản đồ.
Chuẩn hóa dữ liệu thuộc tính.
Chuyển đổi dữ liệu sang Vilis 2.0.
Gộp bản đồ địa chính thành phường (Shapefile) để kiểm tra hình thể và dữ
liệu thuộc tính. Kiểm tra tất cả tờ bản đồ đã tạo vùng chưa.
Kiểm tra thửa trùng bằng FamisOverlay.exe.
Kiểm tra tiếp biên bản đồ bằng FamisView.exe.
Cài đặt SQL hệ quản trị cơ sở dữ liệu, xây dựng CSDL thuộc tính trong SQL.
Cài đặt ArcSDE, quản trị cơ sở dữ liệu bản đồ (sde).
Cài đặt Gis-Transformation, chuyển dữ liệu bản đồ vào Vilis 2.0.
Cài đặt Vilis 2.0, cấu hình phân hệ quản trị người dùng, đặng nhập.
Xây dựng cơ sở dữ liệu:
Ứng dụng phần mềm Vilis 2.0 vào kê khai đăng ký, quản lý, truy vấn dữ liệu
HSĐC.

Đánh giá khả năng ứng dụng của phần mềm (ưu, nhược điểm), an toàn cơ sở
dữ liệu và giải pháp công nghệ
Sự khác biệt Vilis 2.0 với Vilis 1.0.
Trang 11


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thành Nhơn

I.3.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp bản đồ: Ứng dụng phương pháp bản đồ để tiến hành chỉnh lý
biến động, đo đạc khoảng cách,diện tích các thửa đất.
- Phương pháp thống kê: Thu thập tư liệu, số liệu, bản đồ sẵn có của phường,
gồm các báo cáo, tài liệu liên quan được lưu trữ trong máy tính, thống kê số lượng bản
đồ địa chính và số lượng mỗi loại sổ trên địa bàn. Đây là bước quan trọng quyết định
tính chính xác và đầy đủ của hệ thống thông tin.
- Phương pháp so sánh: So sánh với phần mềm khác để đánh giá ưu điểm,
nhược điểm của phần mềm Vilis 2.0.
- Phương pháp phân tích tổng hợp:Phân tích tổng hợp các nguồn dữ liệu thu
thập được.
- Phương pháp kế thừa: được áp dụng trên cơ sở chọn lọc các nội dung có giá
trị cho ứng dụng trong đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp tốn học: sử dụng các cơng cụ tốn học, các phương pháp toán
học trong trong đo vẽ chỉnh lý biến động trên bản đồ
I.3.3. Phương tiện nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài nghiên cứu cần sử dụng các phương tiện sau:
Hệ điều hành: Window XP
Hệ thống Phần cứng:
- Intel Core 2 Dou E7300 (2,66GHz)

- Ram 2G
I.3.4. Giới thiệu phần mềm sử dụng trong quá trình nghiên cứu:
a. Phầm mềm Microstation:
Microstation là phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD) của tập đoàn
INTERGRAPH. Microstation là phầm mềm đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng quản
lý các đồi tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ. Microstation còn được dùng làm
nền cho các ứng dụng khác như: Geovec, Irasb, Irasc, MRF Clean, MFSC, MRF Flag,
Famis.
Các cơng dụng chính của Microstation như: thiết kế đối tượng dạng điểm,
đường và dạng Pattern mà rất nhiều phương pháp trình bày bản đồ được coi là rất khó
sử dụng đối với nhiều phần mềm khác (Mapinfo, Autocad, Coreldraw…) lại giải quyết
một cách dễ dàng trong Microstation, ngoài ra các file dữ liệu bản đồ cùng loại được
tạo dựa trên nền một file chuẩn (seed file) được định nghĩa đầy đủ các thông số tốn
học bản đồ, hệ thống đơn vị đo được tính theo giá trị thực ngồi thực địa làm tăng tính
chính xác và thống nhất giữa các file bản đồ, số hóa các đối tượng trên nền bản đồ
khác hoặc trên ảnh, sửa lỗi, biên tập và trình bày bản đồ.
Ngồi ra, Microstation cịn cung cấp cơng cụ nhập, xuất (Import, Export) dữ
liệu đồ họa giữa các phần mềm.

Trang 12


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thành Nhơn

b. Phần mềm Famis:
Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and Cadastral
Maping Intergrated Software – FAMIS) là phần mềm trong hệ thống phầm mềm chuẩn
thống nhất trong ngành địa chính phục vụ cho lập bản đồ và HSĐC.

Famis có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý
BĐĐC số. Phầm mềm đảm nhiệm công việc từ khi đo vẽ cho đến khi hoàn chỉnh hệ
thống BĐĐC số.
Chức năng của phần mềm Famis được chia thành 2 nhóm lớn:
1. Chức năng làm việc với CSDL trị đo.
Quản lý khu đo: FAMIS quản lý các số liệu đo theo khu đo. Một đơn vẽ hành
chính có thể được chia thành nhiều khu đo. Số liệu đo trong 1 khu có thể lưu trong 1
hoặc nhiều file dữ liệu. Người dùng có thể tự quản lý toàn bộ các file dữ liệu của mình
một cách đơn giản, tránh nhầm lẫn.
Thu nhận số liệu trị đo:Trị đo được lấy vào theo những nguồn tạo số liệu phổ
biến nhất ở Việt Nam hiện nay :
-Từ các sổ đo điện tử ( Electronic Field Book ) của SOKKIA, TOPCON.
-Từ Card nhớ.
-Từ các số liệu đo thủ công được ghi trong sổ đo.
-Từ phần mềm xử lý trị đo phổ biến SDR của DATACOM.
Xử lý hướng đối tượng : Phần mềm cho phép người dùng bật / tắt hiển thị các
thông tin cần thiết của trị đo lên màn hình. Xây dựng bộ mã chuẩn. Bộ mã chuẩn bao
gồm hai loại mã : Mã định nghĩa đối tượng và mã điều khiển. Phần mềmcó khả năng
tự động tạo bản đồ từ trị đo qua quá trình xử lý mã.
Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo: FAMIS cung cấp hai phương
pháp để hiển thị, tra cứu và sửa chữa trị đo.
Phương pháp 1: qua giao diện tương tác đồ họa màn hình. Người dùng chọn
trực tiếp từng đối tượng cần sửa chữa qua hiển thị của nó trên màn hình.
Phương pháp 2 : qua bảng danh sách các trị đo. Mỗi một trị đo tương ứng với
một bản ghi trong bảng này.
Công cụ tính tốn : FAMIS cung cấp rất đầy đủ, phong phú các cơng cụ tính
tốn : giao hội ( thuận nghịch), vẽ theo hướng vng góc, điểm giao, dóng hướng, cắt
cạnh thửa .v.v. Các công cụ thực hiện đơn giản, kết quả chính xác. Các cơng cụ tính
tốn rất phù hợp với các thao tác đo vẽ mang đặc thù ở Việt nam.
Xuất số liệu: Số liệu trị đo có thể được in ra các thiết bị ra khác nhau : máy in,

máy vẽ. Các số liệu này cóng có thể xuất ra dưới các dạng file số liệu khác nhau để có
thể trao đổi với các hệ thống phần mềm khác như SDR.
Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ: Các đối tượng bản đồ được sinh ra qua
tự động xử lý mã hoặc do người sử dụng vẽ vào qua vẽ trị các điểm đo. FAMIS cung
cấp công cụ để người dùng dễ dàng lựa chọn lớp thông tin bản đồ cần sửa chữa và các
thao tác chỉnh sửa trên các lớp thông tin này.

Trang 13


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thành Nhơn

2. Chức năng làm việc với CSDL bản đồ địa chính.
Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau :
- Từ cơ sở dữ liệu trị đo. Các đối tượng bản đồ ở bên trị đo được đưa thẳng vào
bản đồ địa chính.
- Từ các hệ thống GIS khác. FAMIS giao tiếp với các hệ thống GIS khác qua
các file dữ liệu. FAMIS nhập những file sau : ARC của phần mềm ARC/INFO ( ESRIUSA), MIF của phần mềmMAPINFO ( MAPINFO - USA). DXF ,DWG của phần
mềm AutoCAD (AutoDesk – USA), DGN của phần mềm GIS OFFICE
(INTERGRAPH - USA ).
-Từ các công nghệ xây dựng bản đồ số : FAMIS giao tiếp trực tiếp với một số
công nghệ xây dựng bản đồ số hiện đang được sử dụng ở Tổng cục Địa chính như :
ảnh số ( IMAGE STATION), ảnh đơn ( IRASC, MGE-PC), vector hoá bản đồ
(GEOVEC MGE-PC).
Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn. FAMIS cung cấp bảng phân
loại các lớp thông tin của bản đồ địa chính. Việc phân lớp và cách hiển thị các lớp
thơng tin tuân thủ theo qui phạm của tổng cục địa chính.
Tạo vùng, tự động tính diện tích. Tự động sửa lỗi. Tự động phát hiện các lỗi

c ̣òn lại và cho phép người dùng tự sửa. Chức năng thực hiện nhanh, mềm dẻo cho
phép người dùng tạo vùng trên một phạm vi bất kỳ. Cấu trúc file dữ liệu tuân theo theo
đúng mơ hình topology cho bản đồ số vector.
Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tượng bản đồ. Các chức năng này thực hiện
dựa trên thị mạnh vẽ đồ họa sẵn có của MicroStation nên rất dễ dùng, phong phú, mềm
dẻo, hiệu quả.
Đăng ký sơ bộ ( qui chủ sơ bộ ). Đây là nhóm chức năng phục vụ công tác qui
chủ tạm thời. Gán, hiển thị, sửa chữa các thơng tin thuộc tính được gắn với thửa.
Thao tác trên bản đồ địa chính. Bao gồm các chức năng tạo bản đồ địa chính từ
bản đồ gốc. Tự động vẽ khung bản đồ địa chính. Đánh số thửa tự động.
Tạo hồ sơ thửa đất. FAMIS cho phép tạo các loại hồ sơ thông dụng vẽ thửa đất
bao gồm : hồ sơ kỹ thuật thửa đất, trích lục, giấy chứng nhận. Dữ liệu thuộc tính của
thửa có thể lấy trực tiếp qua quá tŕnh qui chủ tạm thời hoặc móc nối sang lấy trong cơ
sở dữ liệu hồ sơ địa chính.
Xử lý bản đồ : FAMIS cung cấp một số phép xử lý, thao tác thông dụng nhất
trên bản đồ.
-Nắn bản đồ, chuyển từ hệ thống toạ độ này sang hệ thống tọa độ khác theo các
phương pháp nắn affine, porjective.
-Tạo bản đồ chủ để từ trường dữ liệu. Xây dựng các bản đồ theo phân bậc số
liệu.
-Kết hợp các phương pháp phân bậc trong bản đồ học và khả năng biểu diễn (
tô màu) của MicroStation, chức năng này cung cấp cho người dùng một công cụ rất
hiệu quả làm việc với các loại bản đồ chuyên đề khác nhau.

Trang 14


×