Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TẠI KHU CÔNG NGHỆ CAO QUẬN 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VÀ
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TẠI KHU
CÔNG NGHỆ CAO QUẬN 9

Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ THANH YẾN
Ngành : QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2006 - 2010

Tháng 7/2010


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tại
Khu Công nghệ cao Quận 9

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TẠI KHU CÔNG NGHỆ CAO
QUẬN 9

Tác giả

TRẦN THỊ THANH YẾN

Luận văn kỹ sư
Chuyên ngành: Quản lý môi trường & Du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN VINH QUY



Tháng 7 năm 2010

SVTH: Trần Thị Thanh Yến

GVHD: TS.Nguyễn Vinh Quy
i


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tại
Khu Công nghệ cao Quận 9

Bộ Giáo Dục & Đào Tạo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

===000===

************

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa:

MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN


Ngành:

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI

Họ & tên sinh viên:

TRẦN THỊ THANH YẾN

Mã số sinh viên:

06157235

Khóa học:

2006 – 2010

1. Tên KLTN: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường và đề xuất biện pháp
giảm thiểu tác động tại Khu Công nghệ cao Quận 9
2. Nội dung KLTN:
™ Khảo sát hiện trạng môi trường và các biện pháp quản lý môi trường tại
Khu Công nghệ cao Quận 9.
™ Đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động của Khu Công nghệ cao và
dự báo tác động của Khu Công nghệ cao Quận 9.
™ Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động và nâng cao chất lượng môi
trường tại Khu Công nghệ cao Quận 9.
3. Thời gian thực hiện:
Bắt đầu: 01/03/2010

Kết thúc: 30/06/2010


4. Họ & tên giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Vinh Quy
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày tháng năm 20010
Ban chủ nhiệm khoa

Ngày tháng năm 2010
Giáo viên hướng dẫn

TS.Nguyễn Vinh Quy

SVTH: Trần Thị Thanh Yến

GVHD: TS.Nguyễn Vinh Quy
ii


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tại
Khu Công nghệ cao Quận 9

LỜI CẢM TẠ
Với thời gian học tập tại trường và thực tập tại Ban quản lý Khu Công nghệ cao
Quận 9 đã mang lại cho tôi những kiến thức, cũng như những kinh nghiệm thực tế về
chuyên ngành của mình, bước đầu dẫn tôi hướng tới công việc mới và chuẩn bị trở thành
một người lao động mới của xã hội.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã
tạo những điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học của mình.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Môi Trường & Tài Nguyên - Trường Đại
học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những
kinh nghiệm thực tiễn quý báu.

Đặc biệt, xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy – Tiến sĩ Nguyễn
Vinh Quy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Xin gởi đến Ban lãnh đạo Ban quản lý Khu Công nghệ cao Quận 9, các anh chị
trong Ban quản lý lời biết ơn chân thành, đặc biệt là các anh chị trong Phòng quản lý Qui
hoạch, Xây dựng & Môi trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý
báu và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực tập và làm luận văn.
Xin được gởi lời cảm ơn sâu sắc đến cha mẹ và gia đình đã luôn ở bên động viên
giúp đỡ tôi cả về tinh thần và vật chất, chăm sóc và nuôi dạy, cho tôi có điều kiện học
hành như ngày hôm nay.
Cuối cùng, tôi xin được gởi lời cảm ơn chân thành đến tập thể lớp DH06DL, các
bạn, các anh chị đi trước đã cùng chia sẻ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian tôi học tập
và thực hiện đề tài.
TP. HCM, ngày 10 tháng 7 năm 2010

Trần Thị Thanh Yến

SVTH: Trần Thị Thanh Yến

GVHD: TS.Nguyễn Vinh Quy
iii


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tại
Khu Công nghệ cao Quận 9

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu ″Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường và đề xuất biện
pháp giảm thiểu tác động tại Khu Công nghệ cao Quận 9″ được tiến hành tại Khu Công
nghệ cao Quận 9, thời gian thực hiện từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 7 năm 2010.

Đề tài được tiến hành dựa trên các phương pháp: tham khảo tài liệu, khảo sát thực
địa, xử lý và phân tích số liệu, hỏi ý kiến chuyên gia, phương pháp so sánh. Đề tài thực
hiện nhằm nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động của Khu Công nghệ
cao Quận 9, từ đó đề ra các biện pháp giảm thiểu tác động và nâng cao chất lượng môi
trường tại Khu Công nghệ cao.
Trên cơ sở điều tra, khảo sát và thu thập số liệu thực tế tình hình hoạt động, hiện
trạng môi trường của Khu Công nghệ cao Quận 9 từ đó phân tích, đánh giá ảnh hưởng
đến môi trường tự nhiện và môi trường kinh tế - xã hội do hoạt động của Khu Công nghệ
cao và dự báo mức độ xả thải trên cơ sở quy hoạch phát triển Khu Công nghệ cao. Dựa
trên những phân tích, đánh giá ảnh hưởng môi trường, dự báo mức độ xả thải và công tác
quản lý môi trường tại Khu Công nghệ cao Quận 9; đề tài đưa ra những đề xuất: biện
pháp tổ chức – quản lý, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, biện pháp nâng cao nhận thức bảo
vệ môi trường, biện pháp giám sát môi trường nhằm giảm thiểu tác động và nâng cao chất
lượng môi trường tại Khu Công nghệ cao Quận 9.

SVTH: Trần Thị Thanh Yến

GVHD: TS.Nguyễn Vinh Quy
iv


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tại
Khu Công nghệ cao Quận 9

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa............................................................................................................................ i
Phiếu giao nhiệm vụ KLTN ............................................................................................. ii
Lời cảm tạ ........................................................................................................................ iii
Tóm tắt ............................................................................................................................. iv

Mục lục ............................................................................................................................. v
Danh sách các chữ viết tắt và ký hiệu ............................................................................ vii
Danh sách các bảng ....................................................................................................... viii
Danh sách các hình .......................................................................................................... ix
Chương 1.MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ............................................................. 1
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................... 2
1.4 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................. 2
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2
Chương 2.TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHỆ CAO VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP................................................................... 4
2.1 TỔNG QUAN VỀ KCNC ...................................................................................... 4
2.1.1 Khái niệm KCNC ............................................................................................. 4
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của KCNC...................................................................... 5
2.1.3 Quy hoạch các khu chức năng trong KCNC ................................................... 6
2.2 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KCN ................................................... 7
2.3 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KCN ......................................................... 8
Chương 3.KHÁI QUÁT VỀ KHU CÔNG NGHỆ QUẬN 9 VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG ....................................................................................................................... 12
3.1 KHÁI QUÁT VỀ KCNC QUẬN 9 ...................................................................... 12
3.1.1 Vị trí ............................................................................................................... 12
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển..................................................................... 12
3.1.3 Quy hoạch các phân khu chức năng trong KCNC ......................................... 13
3.1.4 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự trong KCNC ................................................ 16
3.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA KCNC............................................................ 17
3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KCNC........................................................ 20
3.3.1 Môi trường không khí .................................................................................... 20
SVTH: Trần Thị Thanh Yến


GVHD: TS.Nguyễn Vinh Quy
v


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tại
Khu Công nghệ cao Quận 9

3.3.1.1 Nguồn phát sinh....................................................................................... 20
3.3.1.2 Chất lượng môi trường không khí ........................................................... 21
3.3.2 Môi trường nước ............................................................................................ 22
3.3.2.1 Nước mặt ................................................................................................. 22
3.3.2.2 Nước thải ................................................................................................. 23
3.3.3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại ................................................................. 25
3.4 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG CỦA
KCNC ......................................................................................................................... 26
3.4.1 Ảnh hưởng đến môi trường không khí........................................................... 26
3.4.2 Ảnh hưởng đến môi trường nước ................................................................... 27
3.4.3 Ảnh hưởng do chất thải rắn ............................................................................ 32
3.4.4 Ảnh hưởng đến sinh vật ................................................................................. 33
3.4.5 Ảnh hưởng đến môi trường đất ...................................................................... 34
3.4.6 Ảnh hưởng đến môi trường kinh tế - xã hội .................................................. 34
3.5 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KCNC ............... 36
3.5.1 Cơ cấu tổ chức................................................................................................ 36
3.5.2 Biện pháp quản lý môi trường được áp dụng tại KCNC ............................... 37
3.5.2.1 Bố trí vị trí và phân cụm các ngành trong KCNC ................................... 37
3.5.2.2 Các biện pháp .......................................................................................... 37
Chương 4.ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG .................................. 41
4.1 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC - QUẢN LÝ .................................................................. 41
4.2 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG .................................... 42
4.2.1 Đối với môi trường......................................................................................... 42

4.2.1.1 Môi trường không khí ............................................................................. 42
4.2.1.2 Môi trường nước thải............................................................................... 43
4.2.1.3 Môi trường chất thải rắn .......................................................................... 43
4.2.2 Đối với các doanh nghiệp .............................................................................. 44
4.2.3 Các biện pháp khác ........................................................................................ 44
4.3 BIỆN PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG................. 45
4.4 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ................................................. 45
Chương 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 47
5.1 KẾT LUẬN........................................................................................................... 47
5.2 KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 49
PHỤ LỤC

SVTH: Trần Thị Thanh Yến

GVHD: TS.Nguyễn Vinh Quy
vi


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tại
Khu Công nghệ cao Quận 9

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
TP.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

KCNC:

Khu Công nghệ cao


KCN:

Khu Công nghiệp

UBND:

Ủy ban nhân dân

TN&MT:

Tài nguyên và Môi trường

R&D:

Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

TSS:

Tổng rắn lơ lửng

COD:

Nhu cầu oxy hóa học

BOD5:


Nhu cầu oxy sinh hóa 5 ngày

DO:

Nồng độ oxy hòa tan

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

SVTH: Trần Thị Thanh Yến

GVHD: TS.Nguyễn Vinh Quy
vii


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tại
Khu Công nghệ cao Quận 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Quy hoạch sử dụng đất các khu chức năng trong KCNC .............................. 15
Bảng 3.2: Danh sách các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCNC .......................... 18
Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí trong KCNC ............... 21
Bảng 3.4: Kết quả môi trường không khí tại một số điểm ngoài Khu CNC .................. 21
Bảng 3.5: Kết quả phân tích nước mặt khu vực Suối Cái – Xuân Trường .................... 22

Bảng 3.6: Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm không khí trong KCNC ......................... 27
Bảng 3.7: Dự báo tải lượng nươc thải của KCNC.......................................................... 29
Bảng 3.8: Nồng độ các chất ô nhiễm của KCNC và sông Gò Công .............................. 29
Bảng 3.9: Giá trị giới hạn các chất ô nhiễm theo QCVN ............................................... 30
Bảng 3.10: Tải lượng tối đa chất ô nhiễm sông Gò Công có thể tiếp nhận ................... 30
Bảng 3.11: Tải lượng ô nhiễm có sẵn trong sông Gò Công ........................................... 31
Bảng 3.12: Tải lượng ô nhiễm của một chất ô nhiễm từ KCNC .................................... 32
Bảng 3.13: Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của sông Gò Công .......................... 32
Bảng 3.14: Số người trong độ tuổi lao động của Quận 9 qua các năm .......................... 35
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu khí hậu địa phương ............................................................... 43

SVTH: Trần Thị Thanh Yến

GVHD: TS.Nguyễn Vinh Quy
viii


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tại
Khu Công nghệ cao Quận 9

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình quản lý KCN ...................................................................................... 9
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức Ban quản lý KCN TP.HCM .................................................... 10
Hình 3.1: Bản đồ quy hoạch các phân khu chức năng trong KCNC .............................. 14
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức KCNC TP.HCM ...................................................................... 17
Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức quản lý môi trường trong KCNC ............................................ 36
Hình 3.4: Sơ đồ nguyên tắc hệ thống thoát nước thải KCNC ........................................ 39
Hình 3.5: Sơ đồ công nghệ xử lý của nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCNC ... 40

SVTH: Trần Thị Thanh Yến


GVHD: TS.Nguyễn Vinh Quy
ix


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tại
Khu Công nghệ cao Quận 9

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Quận 9 là quận được tách ra từ Quận Thủ Đức cũ, nằm ở cửa ngõ phía Đông
TP.HCM. Quận 9 có vị trí thuận lợi: tiếp giáp với Quận 2, Quận Thủ Đức, tỉnh Đồng Nai.
Vì vậy, Quận 9 đang được chú ý và đầu tư nhiều dự án quy hoạch phát triển với định
hướng đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp, thương mại dịch vụ.
Nhiều dự án đã và đang phát triển trong địa bàn Quận như: dự án trung tâm y tế Quận 9,
dự án sân golf phường Long Trường, dự án KCN Phú Hữu, dự án KCNC TP.HCM – là
một trong hai KCNC của cả nước…
Quá trình phát triển đó kéo theo sự phát triển của hàng loạt các loại hình kinh tế xã hội. Trong đó, nổi bật nhất là các hoạt động công nghiệp. Các hoạt động này thường
mang lại những lợi ích to lớn về kinh tế và xã hội, nhưng đồng thời cũng có thể nảy sinh
những vấn đề môi trường ở các mức độ khác nhau. Và đề tài “Nghiên cứu đánh giá ảnh
hưởng môi trường và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tại KCNC Quận 9” nhằm
đánh giá các ảnh hưởng môi trường do hoạt động của KCNC và có những biện pháp kịp
thời để bảo vệ môi trường trong KCNC và khu vực.
1.2 MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài sẽ thực hiện với các mục tiêu như sau:
- Khái quát về hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường tại KCNC
Quận 9, từ đó đánh giá những ảnh hưởng môi trường do hoạt động của KCNC.

SVTH: Trần Thị Thanh Yến


GVHD: TS.Nguyễn Vinh Quy
1


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tại
Khu Công nghệ cao Quận 9

- Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động và nâng cao chất lượng môi
trường tại KCNC.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đáp ứng các mục tiêu đề ra, đề tài sẽ tiến hành thực hiện một số nội dung sau:
- Nghiên cứu tổng quan về các KCNC làm rõ khái niệm, chức năng nhiệm vụ của
KCNC.
- Nghiên cứu các vấn đề môi trường tại các KCN và công tác quản lý môi trường
tại các KCN để so sánh với hiện trạng của KCNC.
- Nghiên cứu tổng quan về KCNC Quận 9, khảo sát thu thập số liệu thực tế về hiện
trạng môi trường tại KCNC để đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động của KCNC.
- Tìm hiểu về Ban quản lý KCNC, các biện pháp bảo vệ môi trường đang được
thực hiện tại KCNC và hiệu quả của công tác quản lý môi trường của KCNC.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động và nâng cao chất lượng môi trường tại
KCNC.
1.4 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do có nhiều hạn chế về nhân và vật lực nên đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu những
ảnh hưởng môi trường do hoạt động của KCNC trong giai đoạn 1 với diện tích 300 ha.
Địa điểm: KCNC Quận 9, TP.HCM.
Thời gian nghiên cứu: đầu tháng 3/2010 đến cuối tháng 6/2010.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài, những phương pháp nghiên cứu sau đây được sử
dụng:

- Phương pháp tham khảo tài liệu: thu thập, tham khảo các số liệu, tài liệu có liên
quan từ các báo cáo của các cơ quan, các tổ chức và các số liệu có liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
SVTH: Trần Thị Thanh Yến

GVHD: TS.Nguyễn Vinh Quy
2


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tại
Khu Công nghệ cao Quận 9

- Phương pháp khảo sát thực địa: khảo sát các khu vực trong KCNC nhằm đem lại
những kết quả chính xác và rút ra những nhận xét riêng cho bản thân về vấn đề nghiên
cứu.
- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: từ các số liệu thu thập được xem xét, tìm
hiểu và lựa chọn nhằm đưa ra số liệu chính xác và có ý nghĩa làm cơ sở giải quyết vấn đề.
- Hỏi ý kiến chuyên gia: hỏi ý kiến những chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh
vực nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: đánh giá ảnh hưởng trên cơ sở các văn bản và tiêu chuẩn
môi trường Việt Nam.

SVTH: Trần Thị Thanh Yến

GVHD: TS.Nguyễn Vinh Quy
3


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tại
Khu Công nghệ cao Quận 9


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHỆ CAO VÀ CÁC VẤN ĐỀ
MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
2.1 TỔNG QUAN VỀ KCNC
2.1.1 Khái niệm KCNC
KCNC là một khu kinh tế - kỹ thuật được xây dựng và phát triển trên cơ sở công
nghệ cao, có tính chất đặc biệt nhằm tập trung thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời huy
động các nguồn lực trong nước về khoa học và công nghệ cao, hình thành một lực lượng
sản xuất hiện đại, kết hợp có hiệu quả giữa sản xuất kinh doanh với nghiên cứu, tiếp thu,
chuyển giao, phát triển công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công
nghiệp công nghệ cao, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo động lực thúc
đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. KCNC được quan niệm gần như là
một “tiểu đô thị đặc biệt”. Điều kiện thành lập KCNC là:
- Phù hợp với chính sách của Nhà nước về phát triển công nghệ cao, công nghiệp
công nghệ cao;
- Có quy mô diện tích thích hợp, địa điểm thuận lợi về giao thông và liên kết với
các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có trình độ cao;
- Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thuận lợi đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghiên cứu,
ứng dụng, phát triển công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao; ươm tạo doanh nghiệp công
nghệ cao; sản xuất thử nghiệm sản phẩm công nghệ cao; cung ứng dịch vụ công nghệ cao;
có nhân lực và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp.

SVTH: Trần Thị Thanh Yến

GVHD: TS.Nguyễn Vinh Quy
4


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tại

Khu Công nghệ cao Quận 9

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của KCNC
Chức năng của KCNC bao gồm: khu sản xuất công nghệ cao, khu nghiên cứu, khu
đào tạo, vườn ươm công nghệ, khu nhà ở chuyên gia, các công trình thương mại dịch vụ
và hỗ trợ kỹ thuật, công trình phục vụ công cộng, các khu công viên cây xanh, hệ thống
đường sá và công trình kỹ thuật hạ tầng đồng bộ.
KCNC có các nhiệm vụ sau đây:
- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao; ươm
tạo công nghệ cao; ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất sản phẩm công nghệ
cao; cung ứng dịch vụ công nghệ cao;
- Liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nhân lực
công nghệ cao, sản xuất sản phẩm công nghệ cao;
- Đào tạo nhân lực công nghệ cao;
- Tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm công nghệ cao từ kết quả nghiên
cứu, ứng dụng công nghệ cao;
- Thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động công
nghệ cao;
- Làm đầu mối hợp tác liên kết tìm ra thị trường kinh doanh, các ứng dụng công
nghệ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo phương thức sản xuất sản phẩm công
nghệ cao và chuyển giao cho các doanh nghiệp thực hiện;
- Tiến hành các hợp tác liên kết nghiên cứu khoa học công nghệ với các doanh
nghiệp xây dựng nguồn nhân lực công nghệ cao, đào tạo đội ngũ chuyên viên khoa học và
công nghệ nhằm phục vụ cho nghiên cứu, thiết kế, sản xuất của các ngành công nghệ cao,
phục vụ cho ứng dụng ươm tạo, chuyển giao công nghệ;

SVTH: Trần Thị Thanh Yến

GVHD: TS.Nguyễn Vinh Quy
5



Đề tài: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tại
Khu Công nghệ cao Quận 9

- Thu hút tập hợp lực lượng cán bộ chuyên viên khoa học trong nước và nước
ngoài để nghiên cứu và triển khai các chương trình, dự án, đề tài khoa học và công nghệ
theo nhu cầu thị trường.
2.1.3 Quy hoạch các khu chức năng trong KCNC
Quy hoạch KCNC mang tính chất đặc biệt về môi trường sống và đáp ứng các điều
kiện cao cho công tác nghiên cứu khoa học và sản xuất trình độ cao. Nhìn trên tổng thể,
đây là một khối thống nhất, chặt chẽ và liên hoàn với các khâu nghiên cứu, trao đổi tiếp
nhận thông tin công nghệ, trực tiếp sản xuất. Cùng lúc gắn kết với công tác đào tạo đội
ngũ làm công tác khoa học công nghệ chuyên sâu; công nhân có tay nghề kỹ thuật cao.
Quy hoạch đảm bảo tốt khả năng hội nhập vào cảnh quan chung của khu vực. Tận
dụng tối đa những điều kiện thiên nhiên ưu đãi nhằm khai thác phục vụ cho nhu cầu đòi
hỏi cao về các loại hình ở - nghỉ ngơi – du lịch giải trí tại chỗ.
™ Khu CNC có 4 thành phần chính gồm:
1. Các doanh nghiệp sản xuất công nghệ cao
Doanh nghiệp công nghệ cao phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc danh mục sản phẩm công nghệ cao được
khuyến khích phát triển. Sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển là sản
phẩm công nghệ cao được tạo ra từ công nghệ thuộc danh mục công nghệ cao được ưu
tiên đầu tư phát triển và đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có tỷ trọng giá trị gia tăng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm;
- Có tính cạnh tranh cao và hiệu quả kinh tế - xã hội lớn;
- Có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế sản phẩm nhập khẩu;
- Góp phần nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia;

SVTH: Trần Thị Thanh Yến


GVHD: TS.Nguyễn Vinh Quy
6


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tại
Khu Công nghệ cao Quận 9

- Tổng chi bình quân của doanh nghiệp trong ba năm liền cho hoạt động nghiên
cứu và phát triển được thực hiện tại Việt Nam phải đạt ít nhất 1% tổng doanh thu hằng
năm, từ năm thứ tư trở đi phải đạt trên 5% tổng doanh thu;
- Doanh thu bình quân của doanh nghiệp trong ba năm liền từ sản xuất công nghệ
cao phải đạt ít nhất 60% trong tổng doanh thu hằng năm, từ năm thứ tư trở đi phải đạt
70% trở lên;
- Số lao động của doanh nghiệp có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp
thực hiện nghên cứu và phát triển phải đạt ít nhất 5% tổng số lao động;
- Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản
xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam;
trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn
của tổ chức quốc tế chuyên ngành.
2. Cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo
Tiến hành nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao bao gồm các lĩnh vực nghiên cứu
áp dụng công nghệ cao của thế giới và Việt Nam.
3. Các cơ sở dịch vụ
- Các cơ sở dịch vụ được tổ chức dước dạng cơ quan sự nghiệp của Ban quản lý
KCNC hoặc dạng doanh nghiệp.
- Tổ chức hệ thống dịch vụ trong KCNC: dịch vụ chuyển giao công nghệ, dịch vụ
kỹ thuật, dịch vụ tư vấn đầu tư.
- Đặt đại lý, văn phòng chi nhánh các cơ quan, tổ chức dịch vụ bên ngoài trong khu
như: dịch vụ hải quan, xuất nhập khẩu, kiểm toán, bảo hiểm…

- Cung cấp nhà ở, nơi lưu trú, tiên ích công cộng.
4. Ngoài ra, KCNC còn có:
- Cây xanh: nghỉ ngơi giải trí và môi trường cảnh quan thích hợp cho khu vực.

SVTH: Trần Thị Thanh Yến

GVHD: TS.Nguyễn Vinh Quy
7


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tại
Khu Công nghệ cao Quận 9

- Khu ở: phục vụ đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học.
2.2 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KCN
Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc
hội, tỉ lệ các KCN có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có
nơi chỉ đạt 15 - 20%, như Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số KCN có xây dựng hệ
thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến
nay, mới có 60 KCN đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số KCN
đã vận hành) và 20 KCN đang xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình quân mỗi ngày, các
khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải
độc hại khác.
Hầu hết, các KCN được xây dựng bám đường quốc lộ và nằm sát khu dân cư nên
tình trạng ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi. Ô
nhiễm môi trường qua khói, bụi và nguồn nước thải chưa qua xử lý được thải trực tiếp ra
môi trường ngày càng trầm trọng
Hầu hết, các KCN không có trạm xử lý chất thải tập trung. Mức độ đầu tư xử lý
cục bộ các nguồn ô nhiễm không khí của các nhà máy trong KCN còn rất thấp, cộng với
tình trạng ô nhiễm do giao thông vận tải gây ra, làm cho môi trường không khí tại một số

KCN đã có dấu hiệu ô nhiễm.
2.3 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KCN
Nhằm tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung và
quản lý môi trường nói riêng tại các KCN; mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiến
hành thành lập một Ban quản lý KCN theo qui định của Thủ tướng chính phủ. Ban quản
lý KCN hoạt động độc lập dưới sự chỉ đạo của UBND cấp tỉnh và sự hướng dẫn chuyên
môn nghiệp vụ của Bộ TN&MT, các Bộ, Ban ngành liên quan theo hình 2.1.

SVTH: Trần Thị Thanh Yến

GVHD: TS.Nguyễn Vinh Quy
8


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tại
Khu Công nghệ cao Quận 9

Chính phủ

Các Bộ

UBND cấp tỉnh

UBND
cấp huyện

Bộ TN&MT

Sở TN&MT


Ban Quản lý
KCN

Các đơn vị sự
nghiệp trực thuộc

Bộ máy giúp việc

Hình 2.1: Mô hình quản lý KCN
Chú thích:

Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ hỗ trợ

Ban quản lý gồm Trưởng ban, một số Phó Trưởng ban, có bộ máy giúp việc.
Trưởng ban do chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó Trưởng ban
do chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban.
Trưởng ban có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ban quản lý, chịu trách
nhiệm trước UBND cấp tỉnh và pháp luật về hoạt động và hiệu quả hoạt động của KCN.
Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý bao gồm: bộ máy giúp việc (văn phòng, các phòng
chuyên môn, nghiệp vụ và đại diện Ban quản lý tại KCN); các đơn vị sự nghiệp trực
thuộc thực hiện các nhiệm vụ công ích công cộng, dịch vụ hỗ trợ đầu tư, kinh doanh cho
SVTH: Trần Thị Thanh Yến

GVHD: TS.Nguyễn Vinh Quy
9


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tại
Khu Công nghệ cao Quận 9


nhà đầu tư trong KCN và các tổ chức khác phù hợp với tình hình phát triển KCN và
nhiệm vụ, quyền hạn của từng loại Ban quản lý theo qui định hướng dẫn của Bộ nội vụ và
qui định của pháp luật. Trong đó, Phòng Quản lý môi trường là đơn vị trực thuộc Ban
quản lý có chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo Ban quản lý thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường. Cơ cấu tổ chức Ban quản lý KCN tại TP.HCM theo sơ đồ
hình 2.2.
BAN QUẢN LÝ
KCN

P.quản
lý đầu


P.quản
lý xây
dựng

P.quản
lý môi
trường

P.quản
lý lao
động

P.đại diện BQL
tại khu vực
Thủ Đức


P.quản
lý xuất
nhập
khẩu

Các
trung
tâm,
dịch vụ
kh

P.đại diện BQL
tại khu vực Bình
Chánh

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức Ban quản lý KCN TP.HCM
Quản lý môi trường ở các KCN bao gồm những nội dung chính sau:
- Xem xét các vấn đề môi trường trong công tác hoặc giai đoạn quy hoạch phát
triển KCN;
- Thẩm định về mặt môi trường các dự án thành lập KCN, các dự án đầu tư vào
KCN;
-Thẩm định, thanh tra hoạt động bảo vệ môi trường và giám sát chất lượng môi
trường của các nhà máy trong KCN;
- Quan trắc chất lượng môi trường bên ngoài hàng rào các KCN;
SVTH: Trần Thị Thanh Yến

GVHD: TS.Nguyễn Vinh Quy
10



Đề tài: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tại
Khu Công nghệ cao Quận 9

- Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về môi trường và xử phạt hành chính về lĩnh
vực bào vệ môi trường và các quy phạm về môi trường…
Theo đánh giá của Cục Bảo vệ Môi trường (Bộ TN&MT), hiện nay lực lượng cán
bộ chuyên trách về môi trường của các cơ quan quản lý môi trường KCN còn quá mỏng,
không đáp ứng được yêu cầu giám sát như mong muốn. Bên cạnh đó, ý thức về môi
trường của các doanh nghiệp nhìn chung còn thấp, nhiều nơi còn hoạt động mang tính
chất đối phó hơn là tự giác. Vì vậy, hiệu quả quản lý môi trường KCN hiện nay nhìn
chung là chưa cao.

SVTH: Trần Thị Thanh Yến

GVHD: TS.Nguyễn Vinh Quy
11


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tại
Khu Công nghệ cao Quận 9

Chương 3
KHÁI QUÁT VỀ KHU CÔNG NGHỆ QUẬN 9 VÀ CÁC VẤN ĐỀ
MÔI TRƯỜNG
3.1 KHÁI QUÁT VỀ KCNC QUẬN 9
3.1.1 Vị trí
KCNC Quận 9, có tổng diện tích 913 ha, cách trung tâm thành phố 15 km. KCNC
nằm ở giữa 43 KCN, Khu chế xuất của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, sát Ðại học
Quốc gia TP.HCM là lợi thế lớn để phát triển.
KCNC nằm giáp trục xa lộ Hà Nội, thuộc các phường Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A,

Tăng Nhơn Phú B, Long Thạnh Mỹ và Hiệp Phú – Quận 9, TP.HCM.
Phía Tây Bắc giáp trục đường Hà Nội (trên tổng chiều dài 1,6 km).
Phía Đông – Đông Bắc giáp trục đường vành đai ngoài của thành phố.
Phía Tây giáp khu vực dân cư hiện hữu.
Phía Nam giáp sông Rạch Chiếc, Rạch Trau Trảu và đường nối vành đai trong tới
vành đai ngoài thành phố.
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 24/10/2002, Thủ tướng đã kí quyết định số 145/2002/QĐ_TTg thành lập
KCNC và quyết định số 146/2002/QĐ_TTg thành lập Ban quản lý KCNC Quận 9.
Năm 2003, KCNC đã ký thỏa thuận khung với tập đoàn HP.

SVTH: Trần Thị Thanh Yến

GVHD: TS.Nguyễn Vinh Quy
12


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tại
Khu Công nghệ cao Quận 9

Năm 2004, thành lập trung tâm nghiên cứu và triển khai KCNC, nơi có nhiệm vụ
nghiên cứu và đưa vào thực tiễn các sản phẩm công nghệ cao do Việt Nam tạo ra.
Năm 2005, cấp phép cho dự án đầu tư 500 triệu đô la Mỹ của tập đoàn Nidec và
thành lập Trung tâm đào tạo KCNC.
Năm 2006, kêu gọi thành công dự án 1 tỷ đô la Mỹ của tập đoàn Intel, dự án kiểm
định và hoàn thiện chip lớn nhất trên thế giới của Tập đoàn Intel đã tạo ra bước ngoặt lớn
trong quá trình phát triển KCNC.
Năm 2008, khánh thành 3 phòng thí nghiệm thuộc trung tâm R&D KCNC: phòng
thí nghiệm Nano, phòng thí nghiệm vi mạch bán dẫn, phòng thí nghiệm cơ khí chính xác
và tự động hóa góp phần phát huy năng lực nội sinh về công nghệ cao của thành phố.

Năm 2009, khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy xử lý nước thải với công
suất 5.000 m3/ngày.đêm.
Sau bảy năm hoạt động và định hình, tính đến ngày 29/12/2009, KCNC Quận 9 thu
hút 38 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đăng ký 1,729 tỷ USD. Trong đó 17
dự án về vi điện tử và công nghệ thông tin, 6 dự án lĩnh vực tự động, 7 dự án về dịch vụ
công nghệ cao, 2 dự án đào tạo. Hiện Ban quản lý đang xem xét cấp phép cho 5 dự án với
tổng vốn 171 triệu USD. KCNC đã thu hút được một số tập đoàn có tiếng trên thế giới
vào đầu tư như Intel, Jabil Circuit của Mỹ, Sonion của Ðan Mạch, Nidec của Nhật Bản...
Lớn nhất là dự án Intel, chiếm gần 60% tổng vốn đăng ký đầu tư hiện nay tại KCNC.
3.1.3 Quy hoạch các phân khu chức năng trong KCNC
Quy hoạch các phân khu chức năng trong KCNC dựa vào sự hình thành từ ba bộ
phận cơ bản:
- Các doanh nghiệp sản xuất công nghệ cao và các cơ sở dịch vụ hỗ trợ sản xuất
công nghệ cao.
- Các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ và các đơn vị đào tạo; bồi dưỡng nhân
lực cho các ngành nghề công nghệ cao.
SVTH: Trần Thị Thanh Yến

GVHD: TS.Nguyễn Vinh Quy
13


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tại
Khu Công nghệ cao Quận 9

- Các cơ sở nhà ở, phục vụ nghỉ ngơi, giải trí và dịch vụ các loại cho các đối tượng
hoạt động trong KCNC TP.HCM.
Quy hoạch các phân khu chức năng trong KCNC được thể hiện chi tiết qua hình
3.1 và bảng 3.1.


Hình 3.1: Bản đồ quy hoạch các phân khu chức năng trong KCNC

SVTH: Trần Thị Thanh Yến

GVHD: TS.Nguyễn Vinh Quy
14


Đề tài: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tại
Khu Công nghệ cao Quận 9

Bảng 3.1: Quy hoạch sử dụng đất các khu chức năng trong KCNC
Toàn khu
Giai đoạn 1
Quy mô 913,1633 ha
Quy mô 326,09224 ha
STT
Mục đích sử dụng đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ
Diện tích
Tỷ lệ (%)
(%)
(ha)
A
Đất các khu chức năng của KCNC
1
Khu sản xuất công nghệ cao
314,36
36,04

114,84
38,13
2
Khu nghiên cứu – phát triển và
96,05
11,01
34,09
11,32
đào tạo
3
KCN phụ trợ; hậu cần
19,44
2,23
- KCN phụ trợ
14,07
- Tiểu khu hậu cần
5,37
4
Khu bảo thuế
54,76
6,28
5
Khu quản lý – dịch vụ công
33,33
3,82
20,76
6,89
nghệ cao
- Trung tâm quản lý điều hành
11,65

11,65
- Khu dịch vụ thương mại và hổ
21,68
9,11
trợ kỹ thuật
6
Khu nhà ở
61,24
7,02
33,62
11,16
- Dịch vụ công công khu ở
6,57
6,57
- Khu ở chuyên gia
54,67
27,05
7
Khu cây xanh – mặt nước
176,85
20,28
55,11
18,30
8
Giao thông – bãi đậu xe KCNC
108,93
12,50
42,30
14,05
9

Khu xử lý hạ tầng kỹ thuật đầu
7,20
0,83
0,42
0,14
mối
Tổng cộng
872,17
100,00
301,14
100,00
B
Đất của các dự án khác nằm trong ranh 913,1633 ha
10 Khu tái định cư
18,76
11 Khu di tích Bến Nọc
2,55
12 Khu vực đường Hà Nội
1,23
13 Khu vực xử lý ranh đường vành
4,66
2,42
đai đi Nhơn Trạch
14 Khu vực đường Bưng Ông
3,94
Thoàn
15 Khu vực đường Vành đai trong
7,06
16 Xử lý ranh ảnh hưởng đến nạo
2,80

vét đường thủy
Tổng cộng toàn khu
913,16
326,09
Nguồn: Phòng quản lý Qui hoạch, Xây dựng & Môi trường (2010)

Quy mô sử dụng đất phát triển KCNC toàn bộ giai đoạn 1 là 326,09 ha, trong đó có
301,14ha thuộc KCNC và 24,95 thuộc các dự án nằm trong ranh giới của KCNC.

SVTH: Trần Thị Thanh Yến

GVHD: TS.Nguyễn Vinh Quy
15


×