Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LA NGÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
-W X -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001:2004
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LA NGÀ

Sinh viên thực hiện: TRỊNH XUÂN HOẠCH
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2006 – 2010

Thành phố Hồ Chí MinhTháng 7/2010


XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001:2004
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LA NGÀ

Tác giả:

TRỊNH XUÂN HOẠCH

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn:
ThS.VŨ THỊ HỒNG THỦY



-Thành phố Hồ Chí MinhTháng 7/2010


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP. HCM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
===oOo===

***************

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa : MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Họ và tên SV: TRỊNH XUÂN HOẠCH

MSSV: 06149018

Khoá học: 2006 – 2010

Lớp : DH06QM

1. Tên đề tài: “Xây dựng và hướng dẫn vận hành hệ thống quản lý môi trường
theo ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần mía đường La Ngà”.
2. Nội dung KLTN:
SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:


Tìm hiểu tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và tình hình áp dụng tại Việt Nam và trên
thế giới.


Tổng quan và các vấn đề môi trường của Công ty Cổ phần mía đường La Ngà.


Thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ
phần mía đường La Ngà.
Đánh giá sơ lược khả năng áp dụng ISO 14001:2004 vào công ry cổ phần mía

đường La Ngà


Kết luận và kiến nghị.

3. Thời gian thực hiện: Từ tháng 3/2010 đến tháng 7/2010
4. Giáo viên hướng dẫn 1: Th.S Vũ Thị Hồng Thủy
Giáo viên hướng dẫn 2:
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày

tháng

năm 2010

Ban chủ nhiệm khoa

Ngày 05 tháng 7 năm 2010

Giáo viên hướng dẫn

ThS. VŨ THỊ HỒNG THỦY


Xây dựng hướng dẫn vận hành hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại công ty cổ phần mía đường La Ngà

LỜI CẢM ƠN
Em xin gởi lời biết ơn chân thành đến:
Cô Vũ Thị Hồng Thủy đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Em
thực hiện tốt Khóa luận tốt nghiệp này.
Ban lãnh đạo công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà, các Cô Chú, Anh Chị đặc biệt là Anh Hải,
Chú Đông, Chú Kim, Chú Tiễn, đã nhiệt tình giúp đỡ Em trong suốt quá trình thực tập tại
công ty.
Các Thầy Cô giáo của khoa Môi Trường và Tài Nguyên, trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ
Chí Minh đã truyền đạt cho Em những kiến thức quý báu và tận tình giúp đỡ Em trong suốt 4
năm học vừa qua.
50 Thành Viên trong Tổ ấm DH06QM đã luôn sát cánh bên mình trong suốt những năm học
đã qua.
Mặc dù Khóa luận đã hoàn thành, song do kiến thức còn hạn chế và thời gian tiếp xúc thực tế
quá ngắn nên báo cáo này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy Em rất mong được sự
quan tâm góp ý của các Thầy Cô và các Cô Chú tại công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà.
Em xin chân thành cảm ơn !
Tp. HCM ngày 12 tháng 06 năm 2010
Sinh viên
Trịnh Xuân Hoạch

GVHD: Th.S VŨ THỊ HỒNG THỦY

SVTH: TRỊNH XUÂN HOẠCH


i


Xây dựng hướng dẫn vận hành hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại công ty cổ phần mía đường La Ngà

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Để tìm hiểu việc thiết lập HTQLMT theo ISO 14001 cho một doanh nghiệp cụ
thể, đồng thời tạo ra nền tảng cơ bản cho việc xây dựng HTQLMT tại công ty Cổ Phần
Mía Đường La Ngà nhằm giúp công ty giảm chi phí và cải thiện hiệu quả trong công tác

bảo vệ môi trường, Tôi quyết định thực hiện Khóa luận tốt nghiệp:“Xây dựng hướng
dẫn vận hành hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 tại công ty Cổ
Phần Mía Đường La Ngà”. Khóa luận gồm 6 chương với nội dung cơ bản như sau:
Chương 1 - Mở đầu: Giới thiệu mục đích nghiên cứu; phạm vi nghiên cứu;
phương pháp nghiên cứu và giới hạn của đề tài.
Chương 2 - Giới thiệu sơ lược về tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 và 14001:
Giới thiệu sự ra đời của tiêu chuẩn; nội dung; cấu trúc của tiêu chuẩn và những lợi ích
thu được khi áp dụng tiêu chuẩn, giới thiệu tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001
trên Thế Giới và Việt Nam; những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn.
Chương 3 - Giới thiệu chung về công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà: Giới
thiệu những thông tin cơ bản về công ty, lịch sử hình thành và phát triển của công ty,
lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quy trình sản xuất và các vấn đề môi trường phát sinh tại
công ty.
Chương 4 - Xây dựng các nội dung hướng dẫn quản lý môi trường theo tiêu
chuẩn ISO 14001 cho công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà: Hướng dẫn các bước
xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty Cổ Phần Mía Đường La
Ngà.
Chương 5– Đánh giá sơ bộ khả năng áp dụng ISO 14000 vào công ty Cổ
Phần Mía Đường La Ngà: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của công ty khi áp

dụng Tiêu Chuẩn ISO 14001; đánh giá sơ bộ khả năng áp dụng tiêu chuẩn của công
ty.
Chương 6 – Kết luận và kiến nghị: Đưa ra các kết luận và kiến nghị về việc
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà.

GVHD: Th.S VŨ THỊ HỒNG THỦY

SVTH: TRỊNH XUÂN HOẠCH

ii


Xây dựng hướng dẫn vận hành hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại công ty cổ phần mía đường La Ngà

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN .............................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................. vii
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................. viii
Chương 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.................................................................................2
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................2
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................2
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................3
1.6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................................3
Chương 2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14000
VÀ 14001 .......................................................................................................................4
2.1. HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14000 ..............................4

2.1.1. Sự ra đời của bộ TC ISO 14000 .....................................................................4
2.1.2. Nội dung của bộ TC ISO 14000.....................................................................4
2.1.3. Cấu trúc của bộ TC ISO 14000 ......................................................................5
2.2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14001 ..........................................6
2.2.1. Nội dung của TC ISO 14001 .............................................................................6
2.2.2. Các lợi ích thu được từ việc áp dụng ISO 14001...............................................7
2.3: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG ISO 14001 .............8
2.3.1. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001.....................................8
2.3.2. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG ISO 14001 .....10
Chương 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CP MÍA ĐƯỜNG LA NGÀ...13
3.1. TỔNG QUAN .....................................................................................................13
3.1.1. Những thông tin cơ bản ................................................................................13
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển...................................................................14
GVHD: Th.S VŨ THỊ HỒNG THỦY

SVTH: TRỊNH XUÂN HOẠCH

iii


Xây dựng hướng dẫn vận hành hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại công ty cổ phần mía đường La Ngà

3.1.3. Cơ cấu tổ chức tại công ty ...............................................................................14
3.1.4. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh ......................................................................14
3.1.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây .......15
3.2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP MÍA ĐƯỜNG LA NGÀ.........16
3.2.1. Thiết bị máy móc dùng trong các phân xưởng ................................................16
3.2.2. Nguyên liệu đầu vào ........................................................................................16
3.2.3. Quy trình sản xuất ............................................................................................16
3.3. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRUỜNG PHÁT SINH TẠI CÔNG TY .........................17

3.3.1. Nước thải ......................................................................................................17
3.3.2. Khí thải .........................................................................................................17
3.3.3. Chất thải rắn .................................................................................................17
3.3.4. Ô nhiễm do nhiệt, tiếng ồn, chấn động rung ................................................18
3.3.5. Khả năng gây cháy nổ ..................................................................................18
Chương 4 XÂY DỰNG CÁC NỘI DUNG HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG THEO ISO 14001 TẠI CÔNG TY CP MÍA ĐƯỜNG LA NGÀ ..........19
4.1. XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HTQLMT VÀ THÀNH LẬP BAN ISO .............19
4.1.1. Phạm vi của HTQLMT ................................................................................19
4.1.2. Thành lập ban ISO .......................................................................................19
4.2. XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG ...................................................20
4.2.1. Thực trạng tại công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà ...................................20
4.2.2. Hướng dẫn bước đầu xây dựng CSMT tại công ty ......................................20
4.3. NHẬN DIỆN CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG ...........................................22
4.3.1. Thực trạng tại công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà ...................................22
4.3.2. Hướng dẫn bước đầu thực hiện ....................................................................22
4.4. CÁC YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ CÁC YÊU CẦU KHÁC ...........................27
4.4.1. Thực trạng tại công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà ...................................27
4.4.2. Hướng dẫn bước đầu thực hiện ....................................................................28
4.5. XÂY DỰNG MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH ........................29
4.5.1. Thực trạng tại công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà ...................................29
4.5.1. Hướng dẫn bước đầu thực hiện ....................................................................29
4.6. XÁC ĐỊNH NGUỒN LỰC, VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN .31
GVHD: Th.S VŨ THỊ HỒNG THỦY

SVTH: TRỊNH XUÂN HOẠCH

iv



Xây dựng hướng dẫn vận hành hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại công ty cổ phần mía đường La Ngà

4.6.1. Thực trạng tại công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà ...................................31
4.6.2. Hướng dẫn bước đầu thực hiện ....................................................................31
4.7. NĂNG LỰC, ĐÀO TẠO, NHẬN THỨC ..........................................................32
4.7.1. Thực trạng tại công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà ...................................32
4.7.2. Hướng dẫn bước đầu thực hiện ....................................................................32
4.8. TRAO DỔI THÔNG TIN ...................................................................................37
4.8.1. Thực trạng tại công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà ...................................37
4.8.2. Hướng dẫn bước đầu thực hiện ....................................................................37
4.9. LẬP TÀI LIỆU CỦA HTQLMT ........................................................................39
4.9.1. Thực trạng tại công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà ...................................39
4.9.2. Hướng dẫn bước đầu thực hiện ....................................................................40
4.10. KIỂM SOÁT TÀI LIỆU – HỒ SƠ ...................................................................41
4.10.1. Thực trạng tại công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà .................................41
4.10.2. Hướng dẫn bước đầu thực hiện ..................................................................41
4.11. KIỂM SOÁT ĐIỀU HÀNH ..............................................................................43
4.11.1. Thực trạng tại công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà .................................43
4.11.2. Hướng dẫn bước đầu thực hiện ..................................................................43
4.12.CHUẨN BỊ SẴN SÀNG VÀ ỨNG CỨU TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP .........45
4.12.1. Thực trạng tại công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà .................................45
4.12.2. Hướng dẫn bước đầu thực hiện ..................................................................45
4.13.GIÁM SÁT, ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ...........48
4.13.1. Thực trạng tại công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà .................................48
4.13.2. Hướng dẫn bước đầu thực hiện ..................................................................48
4.14. ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU PHÁP LUẬT ........................50
4.14.1. Thực trạng tại công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà .................................50
4.14.2. Hướng dẫn bước đầu thực hiện ..................................................................51
4.15. ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ ........................................................................................52
4.15.1. Thực trạng tại công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà .................................52

4.15.2. Hướng dẫn bước đầu thực hiện ..................................................................52
4.16. SỰ KHÔNG PHÙ HỢP, HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC .................................54
4.16.1. Thực trạng tại công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà .................................54
GVHD: Th.S VŨ THỊ HỒNG THỦY

SVTH: TRỊNH XUÂN HOẠCH

v


Xây dựng hướng dẫn vận hành hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại công ty cổ phần mía đường La Ngà

4.16.2. Hướng dẫn bước đầu thực hiện ..................................................................54
4.17. XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO..........................................................................56
4.17.1. Thực trạng tại công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà .................................56
4.17.2. Hướng dẫn bước đầu thực hiện ..................................................................56
Chương 5 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ISO 14000 VÀO
CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LA NGÀ .......................................................59
5.1. NHỮNG THUẬN LỢI KHI ÁP DỤNG HTQLMT THEO ISO 14001 VÀO
CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LA NGÀ .......................................................59
5.2. NHỮNG KHÓ KHĂN GẶP PHẢI KHI ÁP DỤNG HTQLMT THEO ISO
14001 VÀO CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LA NGÀ ..................................60
5.3. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HTQLMT THEO ISO 14001
VÀO CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LA NGÀ .............................................60
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................65
6.1. KẾT LUẬN.........................................................................................................66
6.2.KIẾN NGHỊ .........................................................................................................66

GVHD: Th.S VŨ THỊ HỒNG THỦY


SVTH: TRỊNH XUÂN HOẠCH

vi


Xây dựng hướng dẫn vận hành hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại công ty cổ phần mía đường La Ngà

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1.A : Hồ sơ công ty ...................................................................................... 13
Bảng 3.1.B : Tổng hợp tình hình sản xuất của nhà máy sản xuất đường La Ngà.... 15
Bảng 4.3: Tổng hợp các KCMT môi trường có ý nghĩa tại công ty ........................ 24
Bảng 4.7 : Chương trình đào tạo tại công ty Cổ phần mía đường La Ngà .............. 35
Bảng 4.9: Các cấp tài liệu của HTQLMT ................................................................ 40
Bảng 4.11 : Phân công trách nhiệm trong thực hiện điều khoản “kiểm soát điều hành”
.................................................................................................................................. 45

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 : Mô hình PDCA………………………………………………………….7

GVHD: Th.S VŨ THỊ HỒNG THỦY

SVTH: TRỊNH XUÂN HOẠCH

vii


Xây dựng hướng dẫn vận hành hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại công ty cổ phần mía đường La Ngà

DANH MỤC VIẾT TẮT

BOD

:

Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)

BVMT

:

Bảo vệ môi trường

COD

:

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

CSMT

:

Chính sách môi trường

CTMT

:

Chương trình môi trường


CTR

:

Chất thải rắn

CTRNH :

Chất thải rắn nguy hại

CNV

:

Công Nhân Viên

CSDS

:

Bảng thông tin an toàn và sử dụng hóa chất (Chemical Safety Data

ĐDLĐ

:

Đại diện lãnh đạo

EU


:

Liên minh châu Âu



:

Giám đốc

Sheet)

HTQLCL :

Hệ thống quản lý chất lượng

HTQLMT:

Hệ thống quản lý môi trường

HTTL

Hệ thống tài liệu

:

HTXLNT :

Hệ thống xử lý nước thải


ISO

:

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

KCN

:

Khu công nghiệp

MSDS

:

Bảng dữ liệu an toàn hóa chất (Material Safety Data Sheet)

PCCC

:

Phòng cháy chữa cháy

SS

:

Chất rắn lơ lửng (Suspendid Solids)


TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNMT

:

Tài nguyên môi trường

WTO

:

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization).

GVHD: Th.S VŨ THỊ HỒNG THỦY

SVTH: TRỊNH XUÂN HOẠCH

viii


Xây dựng hướng dẫn vận hành hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại công ty cổ phần mía đường La Ngà

Chương 1
MỞ ĐẦU


1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ta đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với việc
Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế mở cửa theo cơ chế thị trường nên nước ngoài
đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều do đó các xí nghiệp, doanh nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp…đang càng ngày càng mọc lên, song song
với việc đó là việc chúng ta đang ngày càng làm tăng áp lực cho môi trường làm cho
môi trường ô nhiễm. Hơn thế nữa do việc mở cửa nên sẽ làm cho các doanh ngiệp
trong nước chịu sự cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài. Đứng trước thực
trạng đó thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những biện pháp, những chính sách phù
hợp để vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ được môi trường và tiếp tục nâng vị thế cạnh
tranh, đứng vững được trên thị trường và một trong những công cụ hiệu quả hiện nay
đó là xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004. Đối với công ty Cổ
Phần Mía Đường La Ngà là một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất thực phẩm hiện là một trong những ngành chịu nhiều sự cạnh tranh hơn nữa máy
móc và thiết bị của công ty hiện đã xuống cấp, công nghệ sản xuất đã cũ nên việc cạnh
tranh trong thời buổi hiện nay gặp nhiều khó khăn vì vậy để nâng cao vị thế cạnh tranh
trên thị trường thì việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 tại
công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà là rất cần thiết.
Chính vì thế tôi đã quyết định thực hiện đề tài tốt nghiệp : “Xây dựng hướng dẫn
vận hành hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 tại công ty Cổ Phần Mía
Đường La Ngà”.

GVHD: Th.S VŨ THỊ HỒNG THỦY

SVTH: TRỊNH XUÂN HOẠCH

1


Xây dựng hướng dẫn vận hành hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại công ty cổ phần mía đường La Ngà


1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
• Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà.
• Nghiên cứu các giải pháp quản lý môi trường một cách có hệ thống theo tiêu chuẩn
ISO 14000.
• Tổng quan về các nội dung và yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
và ISO 14001 : 2004
• Xây dựng hệ thống tài liệu quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004
tại công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà.

1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
• Nghiên cứu các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và khả năng áp dụng để
quản lý môi trường trong các doanh nghiệp tại Việt Nam.
• Tổng quan hoạt động sản xuất và thực trạng quản lý môi trường tại công ty Cổ
Phần Mía Đường La Ngà
• Xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn vận hành hệ thống môi trường theo theo
ISO 14001:2004 tại công ty. Nhận dạng các khía cạnh môi trường và xác định các
khía cạnh môi trường đáng kể tại công ty.
• Đánh giá khả năng áp dụng ISO 14001:2004 tại công ty.
• Xác định những cải thiện cần thiết để thúc đẩy quá trình áp dụng HTQLMT
theo ISO 14001:2004 tại công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà.

1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
• Phương pháp tham khảo tài liệu.
• Phương pháp đánh giá nhanh hiện trạng môi trường.
• Phương pháp phỏng vấn, khảo sát trực tiếp tại công ty.
• Phương pháp thống kê tổng hợp phân tích số liệu.

GVHD: Th.S VŨ THỊ HỒNG THỦY


SVTH: TRỊNH XUÂN HOẠCH

2


Xây dựng hướng dẫn vận hành hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại công ty cổ phần mía đường La Ngà

1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
• Các vấn đề môi trường liên quan đến các hoạt động sản xuất, hỗ trợ sản xuất, dịch
vụ của công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà.
• Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 – Các quy định và hướng dẫn sử dụng.
• Địa điểm: Tại công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà Km35, Quốc lộ 20, Xã La Ngà,
Huyện Định Quán, Tỉnh Đồng Nai
• Thời gian: Từ 03/2009 đến 06/2009.
• Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động, quá trình và sản phẩm ở công ty Cổ Phần
Mía Đường La Ngà có khả năng phát sinh khía cạnh môi trường

1.6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
• Đề tài này xây dựng hệ thống quản lý môi trường cho công ty tại Nhà máy sản xuất
đường và Nhà máy cơ khí ( Do hai nhà máy này cùng nằm trong một khu vực và có
quan hệ mật thiết với nhau hơn nữa khi xây dựng thành công ở 2 nhà máy này thì
các nhà máy còn lại chỉ việc áp dụng. ngoài ra do vấn đề tài chính của công ty nếu
xây dựng một lúc sẽ gặp khó khăn)
• Đề tài chỉ đưa ra các hướng dẫn thực hiện các thủ tục quan trọng khi đi vào xây
dựng và vận hành HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 .


Đề tài chỉ xây dựng HTQLMT cho công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà trên lý
thuyết có tham khảo thực tế chứ không có thời gian triển khai thực hiện nên các
mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình môi trường chưa tính toán được chi phí thực hiện

và có tính khả thi chưa cao. Hơn nữa, vì chưa áp dụng thực tế nên cũng chưa đánh
giá được hiệu quả áp dụng của các kế hoạch được nêu ra trong đề tài.

GVHD: Th.S VŨ THỊ HỒNG THỦY

SVTH: TRỊNH XUÂN HOẠCH

3


Xây dựng hướng dẫn vận hành hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại công ty cổ phần mía đường La Ngà

Chương 2
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TIÊU CHUẨN
QUỐC TẾ ISO 14000 VÀ 14001

2.1. HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14000
2.1.1. Sự ra đời của bộ TC ISO 14000


ISO: Tổ chức Quốc Tế về Tiêu chuẩn hóa thành lập năm 1947.



Hệ thống Quản lý chất lượng theo ISO 9000 (1987) .



Thành lập nhóm nghiên cứu môi trường (1991) .




BS 7750: Tiêu chuẩn quản lý môi trường Anh (1992) .



Tiểu ban kỹ thuật ISO TC 207 được thành lập (6/1993).



BS 7750 được xem xét sửa đổi .



Ban hành ISO 14001, ISO 14004 (01/10/1996) .



Ban hành ISO 14010, 14011, 14012 (01/11/1996) .



Năm 1997: Ban hành gia đình bộ tiêu chuẩn ISO 14000 .



Tháng 11 năm 2004 ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 14000:2004.

2.1.2. Nội dung của bộ TC ISO 14000
ISO 14000 có một số nội dung chính sau:

• Cung cấp cho các tổ chức những yếu tố của hệ thống quản lý chất lượng MT
• Thực hiện, duy trì và cải tiến HTQLMT cho các KCN, Khu chế xuất.
• Chứng nhận về sự quản lý của HTQLMT.
GVHD: Th.S VŨ THỊ HỒNG THỦY

SVTH: TRỊNH XUÂN HOẠCH

4


Xây dựng hướng dẫn vận hành hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại công ty cổ phần mía đường La Ngà

2.1.3. Cấu trúc của bộ TC ISO 14000
Hiện tại, bộ tiêu chuẩn của gia đình ISO 14000 được chia thành các phần như sau:
• Nhóm tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng môi trường bao gồm:
o ISO 14001: Hệ thống quản lý môi trường – quy định thủ tục để cấp chứng nhận
và hướng dẫn sử dụng. ISO 14004: Hệ thống quản lý môi trường - Hướng dẫn
chung về nguyên tắc, hệ thống và hỗ trợ kỹ thuật.
• Nhóm tiêu chuẩn về đánh giá môi trường bao gồm:
o ISO 14010: Hướng dẫn đánh giá môi trường – Nguyên tắc chung
o ISO 14011: Hướng dẫn đánh giá môi trường – Thủ tục đánh giá – Đánh giá hệ
thống quản lý môi trường.
o ISO 14012: Hướng dẫn đánh giá môi trường – Chuẩn cứ trình độ đối với
chuyên gia đối chứng môi trường.
o ISO 14015: Đánh giá tại chỗ về môi trường.
• Nhóm tiêu chuẩn về cung cấp nhãn môi trường bao gồm:
o ISO 14020: Các mục đích và nguyên tắc của việc cấp nhãn môi trường.
o ISO 14020 – 14024: Mô tả nguyên lý cấp nhãn sinh thái.
o ISO 14021: Cấp nhãn môi trường, tự công bố và khai báo – các thuật ngữ và
định nghĩa.

o ISO 14022: Cấp nhãn môi trường – Các ký hiệu cấp nhãn môi trường.
o ISO 14023: Thử nghiệm và phương pháp đánh giá.
o ISO 14024: Cấp nhãn môi trường – Các chương trình của cán bộ môi trường.
Hướng dẫn về nguyên tắc, về thực hành và các thủ tục xác nhận của chương
trình đa tiêu chuẩn.
• Nhóm tiêu chuẩn về công tác đánh giá môi trường bao gồm:
o ISO 14031: Đánh giá công tác môi trường của hệ thống quản lý và mối liên
quan của nó tới môi trường.
GVHD: Th.S VŨ THỊ HỒNG THỦY

SVTH: TRỊNH XUÂN HOẠCH

5


Xây dựng hướng dẫn vận hành hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại công ty cổ phần mía đường La Ngà

• Nhóm tiêu chuẩn về đánh giá chu trình chuyển hóa bao gồm:
o ISO 14040: Quản lý môi trường – Đánh giá chu trình chuyển hóa. Các nguyên
tắc chung và hướng dẫn.
o ISO 14041: Quản lý môi trường – Đánh giá chu trình chuyển hóa. Phân tích
kiểm kê.
o ISO 14041 – 14044: Thiết lập phương pháp để đánh giá vòng đời sản phẩm.
o WG4: Quản lý môi trường – Đánh giá chu trình chuyển hóa. Đánh giá tác động.
o WG5: Quản lý môi trường – Đánh giá chu trình chuyển hóa. Đánh giá việc cải
tiến.
• Nhóm tiêu chuẩn về thuật ngữ và định nghĩa:
o ISO 14050: Các thuật ngữ và định nghĩa.
o WG1: Các vấn đề môi trường trong các tiêu chuẩn sản phẩm.
o ISO 14060: Hướng dẫn về cách tập hợp các vấn đề môi trường trong tiêu chuẩn

sản phẩm.

2.2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14001 – QUY ĐỊNH VÀ
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
2.2.1. Nội dung của TC ISO 14001
ISO 14001 là một tiêu chuẩn quản lý chung, không nêu ra các yêu cầu thực hiện,
phương thức giải quyết cụ thể mà chỉ tập trung giải quyết các vấn đề quản lý môi
trường. Nội dung chính của ISO 14001 được thể hiện qua mô hình sau:

GVHD: Th.S VŨ THỊ HỒNG THỦY

SVTH: TRỊNH XUÂN HOẠCH

6


Xây dựng hướng dẫn vận hành hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại công ty cổ phần mía đường La Ngà

LẬP KẾ HOẠCH (P)
- Chính sách môi trường.
- Khía cạnh môi trường.
- Các yêu cầu pháp luật.
- Mục tiêu, chỉ tiêu,
chương trình môi trường.

THỰC HIỆN (D)
- Cơ cấu trách nhiệm.
- Đào tạo.
- Thông tin liên lạc.
- Tư liệu quản lý môi

trường.
- Kiểm soát tài liệu.
- Kiểm soát hoạt động.

CẢI TIẾN LIÊN TỤC

HÀNH ĐỘNG KPPN (A)
- Phân tích nguyên nhân
- Thực hiện hành động
KPPN
- Giám sát việc thực
hiện HĐKP

KIỂM TRA (C)
- Kiểm tra/đo đạc.
- Đánh giá sự tuân thủ
- Kiểm soát hồ sơ.
- Đánh giá nội bộ.
- Xác định sự không phù
hợp

Hình 2.1 : Mô hình PDCA

2.2.2. Các lợi ích thu được từ việc áp dụng ISO 14001
• Đối ngoại:
o Tạo niềm tin đối với khách hàng và các bên hữu quan.
o Nâng cao hình ảnh & uy tín của doanh nghiệp trên thị trường .
o Tạo được mối quan hệ tốt với các tổ chức bảo vệ môi trường và các cơ quan
quản lý nhà nước
o Được hưởng các ưu đãi khác

GVHD: Th.S VŨ THỊ HỒNG THỦY

SVTH: TRỊNH XUÂN HOẠCH

7


Xây dựng hướng dẫn vận hành hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại công ty cổ phần mía đường La Ngà

• Đối nội:
o Nâng cao hiệu quả nhờ hoạt động cải tiến liên tục.
o Tối ưu hóa các quá trình .
o Tiết kiệm tài nguyên (nguyên, nhiên liệu...)
o Giảm chi phí xử lý cuối đường ống (do giảm lượng chất thải) .
o Tạo được niềm tin với các thành viên về sự phát triển bền vững của doanh
nghiệp .
o Nhân viên được làm việc trong một môi trường an toàn .
o Môi trường sinh thái tốt đồng nghĩa với điều kiện sản xuất kinh doanh tốt .
o Tăng cường hiệu suất nội bộ .
o Cải thiện mối quan hệ với cộng đồng dân cư và các cơ quan hữu quan.
o Tăng cường sức khoẻ nhân viên, thúc đẩy nề nếp làm việc tốt, Xây dựng các
mối quan tâm về môi trường cho nhân viên.
o Tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực và giảm chi phí khắc phục sự
cố môi trường.

2.3: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG TIÊU
CHUẨN ISO 14001
2.3.1. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001

2.3.1.1. Trên thế giới

ISO 14000, với tiêu chuẩn chủ đạo ISO 14001. Chỉ trong một thập kỷ, ISO
14001 đã trở thành chuẩn mực quốc tế về hệ thống quản lý môi trường, được áp dụng
ở 155 quốc gia và hoàn toàn hòa nhập với nền kinh tế toàn cầu.
Tính đến cuối tháng mười hai năm 2008, có ít nhất 188815 chứng chỉ ISO 14001:2004
được cấp ở 155 quốc gia và nền kinh tế. Như vậy năm 2008 tiêu chuẩn ISO
14001:2004 tăng lên là 34243 ở 155 quốc gia và nền kinh tế so với năm 2007 là 154

GVHD: Th.S VŨ THỊ HỒNG THỦY

SVTH: TRỊNH XUÂN HOẠCH

8


Xây dựng hướng dẫn vận hành hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại công ty cổ phần mía đường La Ngà

572 trong 148 quốc gia và nền kinh tế. Sự tăng trưởng này là 34% chứng chỉ so với
29% trong năm 2007.
Theo thống kê năm 2008, 10 nước có số chứng nhận ISO 14000 cao nhất là:

STT

Số chứng nhận

Quốc Gia

ISO 14000

1


Trung Quốc

39195

2

Nhật Bản

35573

3

Tây Ban Nha

16443

4

Italia

12922

5

Vương Quốc Anh và bắc Ireland

9455

6


Hàn Quốc

7133

7

Đức

5709

8

Mỹ

4974

9

Thụy Điển

4478

10

Rumani

3884

Nguồn : />
2.3.1.2. Tại Việt Nam.

Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001:1996 đã được cấp lần đầu tiên vào năm 1998
(2 năm sau khi tiêu chuẩn ISO 14001:1996 ra đời) và từ đó đến nay, số lượng tổ chức
áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên. Thời gian đầu,
các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là các công ty nước ngoài hoặc
liên doanh với nước ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản các tập đoàn như: Honda, Toyota,
Panasonic, Canon, Yamaha…
các tổ chức trong nước cũng đã nhận thức được tầm quan trọng trong công tác bảo
vệ môi trường và họ cũng đã có những chiến lược trong việc áp dụng ISO 14001. Hầu
hết các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty xi măng như Xi măng Hoàng
Thạch, Bỉm Sơn, Hoàng Mai… cũng đều đã, đang và trong quá trình xây dựng hệ
thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Gần đây, một loạt khách sạn
thành viên thuộc Tập đoàn Saigon Tourist cũng đã được chứng nhận ISO 14001.
GVHD: Th.S VŨ THỊ HỒNG THỦY

SVTH: TRỊNH XUÂN HOẠCH

9


Xây dựng hướng dẫn vận hành hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại công ty cổ phần mía đường La Ngà

2.3.2. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG TIÊU
CHUẨN ISO 14001
2.3.2.1. Thuận lợi
• Mang lại nhiều lợi ích
Tiêu chuẩn ISO 14001 mang lại khá nhiều lợi ích như đã trình bày ở trên, việc áp
dụng HT ISO 14001 đã trở thành động lực lớn thúc đẩy các doanh nghiệp tự nguyện
tham gia.



Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn
Hệ thống pháp luật quy định về bảo vệ môi trường ở nước ta từ năm 1993 đến

nay đã phát triển cả nội dung lẫn hình thức ngày càng có chế tài mạnh hơn ( Thí dụ
như hiện nay đã ban hành 1 số quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ).
• Việc tăng cường sử dụng những tiêu chuẩn quốc tế tự nguyện
Việc sử dụng những tiêu chuẩn quốc tế đặc biệt là hệ thống tiêu chuẩn ISO đã
được tăng cường hơn trước. Thỏa thuận chung về thuế quan và mậu dịch (General
Aggreemenon Tariffs and Trade – GATT) đã chính thức tạo điều kiện thuận lợi cho
việc sử dụng những tiêu chuẩn quốc tế thông qua thõa thuận về các hàng rào kỹ thuật
đối với thương mại.
• Sự kiện gia nhập WTO và kết quả tất yếu phải áp dụng ISO 14001 tại Viêt Nam
Các doanh nghiệp muốn vươn ra thị trường quốc tế thì buộc phải cải tiến, nâng
cao hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, con đường tất yếu cho hội
nhập kinh tế thị trường thế giới là phải qua ISO 14000.


Sức ép từ các công ty đa quốc gia
Việc gia tăng số lượng các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam kéo theo đó là

các yêu cầu ngày càng gia tăng về tay nghề công nhân, trình độ chuyên môn hóa, yêu
cầu về chất lượng, môi trường và trách nhiệm xã hội. Hiện có những tập đoàn đa quốc
gia yêu cầu các nhà cung cấp/ nhà thầu của mình phải đảm bảo vấn đề môi trường
GVHD: Th.S VŨ THỊ HỒNG THỦY

SVTH: TRỊNH XUÂN HOẠCH

10



Xây dựng hướng dẫn vận hành hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại công ty cổ phần mía đường La Ngà

trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, và chứng chỉ ISO 14001 như sự bảo
đảm cho các yếu tố đó


Sự quan tâm của cộng đồng
Trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng năm

2020 cũng chỉ rõ “mục tiêu đến năm 2010: 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được
cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”, định
hướng tới năm 2020 “80% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận
đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”. Định hướng này sẽ tạo tiền đề
cho các Cấp, các Ngành, các Địa phương xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường cho
mình để từ đó thúc đẩy việc áp dụng ISO 14001 trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian vừa qua, nhiều hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của
các tổ chức, doanh nghiệp cũng đã bị người dân, báo chí và các cơ quan chức năng
phát hiện, thậm chí có doanh nghiệp đã phải tạm thời đóng cửa. Điều này cũng đã thể
hiện một mức độ quan tâm đặc biệt lớn từ phía cộng đồng.

2.3.2.2. Khó khăn
• Vấn đề nhận thức
Các tổ chức, doanh nghiệp trong nước chưa thật sự quan tâm và nhận thức được
tầm quan trọng của hệ tiêu chuẩn Quản lý môi trường, chưa thực hiện nghiêm túc, Có
tư tuởng cho rằng HTQLMT chỉ áp dụng cho những nhà máy, công ty lớn, những công
ty đa quốc gia chứ không áp dụng cho những cơ sở dịch vụ, những công ty vừa và nhỏ.
• Mạng lưới tư vấn, chứng nhận và hành lang pháp lý còn nhiều hạn chế
Nhà nước đã có một số văn bản, chỉ thị hướng dẫn và khuyến khích các doanh
nghiệp áp dụng ISO 14001 nhưng lại thiếu các giải pháp đôn đốc mạnh mẽ. Mặc dù
đội ngũ chứng nhận ở Việt Nam đã phát triển khá mạnh, nhưng đội ngũ chuyên gia

còn thiếu kinh nghiệm thực tế, khi tiến hành đánh giá còn thiếu công bằng, thiếu trung
thực...
Hiện nay nhà nước và cơ quan quản lý chưa có chính sách gì cụ thể để hỗ trợ các
tổ chức/ doanh nghiệp trong việc áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001.
GVHD: Th.S VŨ THỊ HỒNG THỦY

SVTH: TRỊNH XUÂN HOẠCH

11


Xây dựng hướng dẫn vận hành hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại công ty cổ phần mía đường La Ngà

Việc áp dụng ISO 14001 cho tới nay vẫn chịu áp lực chính là từ phía khách hàng và
các bên hữu quan. Nếu đem bài toán phân tích chi phí lợi ích ra áp dụng ở đây và trong
khi những khoản đầu tư đó không đem lại những hiệu quả rõ nét hơn nữa bên cạnh
những lợi ích về tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, thì rõ ràng những lợi ích đó
chưa đủ để thuyết phục các tổ chức/ doanh nghiệp áp dụng ISO 14001.


Kết hợp mục tiêu môi trường trong mục tiêu phát triển chung
Việc thiết lập mục tiêu môi trường và đề ra các biện pháp để đạt được mục tiêu

đó là yêu cầu rất quan trọng trong tiêu chuẩn ISO 14001.Tuy nhiên việc xác định mục
tiêu một cách phù hợp và hiệu quả lại là vấn đề nhiều tổ chức còn hạn chế. Một số tổ
chức sau một thời gian triển khai áp dụng ISO 14001 đã đạt được mục tiêu môi trường
của mình đề ra, sau đó lại lúng túng không biết đưa ra mục tiêu gì sau khi đã đạt được
mục tiêu cũ.



Hiệu quả công tác đánh giá nội bộ chưa cao
Đánh giá nội bộ là một hoạt động bắt buộc và cần được triển khai định kỳ nhằm

tìm ra các cơ hội để cải tiến nâng cao hiệu quả của hệ thống QLMT. Tuy nhiên việc
triển khai đánh giá nội bộ cuả nhiều tổ chức gặp khó khăn trong việc lựa chọn đánh giá
viên đủ năng lực, trình độ. Quá trình đánh giá nhiều khi vẫn mang tính hình thức.
• Chi phí tăng
Để áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 14001, các doanh nghiệp cần phải đầu tư
cả về tiền bạc lẫn thời gian. Thời gian tối thiểu để tiến hành áp dụng các tiêu chuẩn bắt
buộc của ISO 14001 là 8 tháng. Và chi phí để áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 lên đến
hàng trăm triệu đồng, tùy theo quy mô sản xuất, loại hình sản xuất, số lượng công
nhân của doanh nghiệp. Các chi phí có liên quan bao gồm:
o Chi phí cho việc xây dựng và duy trì một HTQLMT.
o Chi phí tư vấn.
o Chi phí cho việc đăng ký với bên thứ ba.
Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là nhỏ và vừa nên ít doanh nghiệp dám đầu tư
hàng trăm triệu đồng để thực hiện tiêu chuẩn ISO 14001.
GVHD: Th.S VŨ THỊ HỒNG THỦY

SVTH: TRỊNH XUÂN HOẠCH

12


Xây dựng hướng dẫn vận hành hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại công ty cổ phần mía đường La Ngà

Chương 3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
MÍA ĐƯỜNG LA NGÀ


3.1. TỔNG QUAN
3.1.1. Những thông tin cơ bản
Bảng 3.1.A: Hồ sơ công ty :
Tên giao dịch

Công Ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà

Tên tiếng anh

Langa sugar cane and sugar Joint stock Company

Trụ sở chính

- Km35, Quốc lộ 20, Xã La Ngà, Huyện Định Quán,
Tỉnh Đồng Nai

Điện thoại

84 061 3853055

Fax

84 061 3853057

Văn phòng

- 547 Minh Phụng , Phường 10, Quận 11, TPHCM.

TPHCM


- Điện thọai/ Fax : 84.8.2641292

Vốn điều lệ

82 tỷ

Mã số thuế

3600454635

Tài khoản số

102010000263452 - Ngân Hàng Công Thương Đồng
Nai

GVHD: Th.S VŨ THỊ HỒNG THỦY

SVTH: TRỊNH XUÂN HOẠCH

13


Xây dựng hướng dẫn vận hành hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại công ty cổ phần mía đường La Ngà

3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
• Công ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà là một doanh nghiệp Nhà Nước thành lập
năm 1984, chuyển mô hình thành công ty cổ phần từ ngày 01 tháng 04 năm 2000 .
• Công ty Cổ phần Mía Đường La Ngà có vùng nguyên liệu (cây mía) ổn định, tập
trung, hàng năm thu mua đưa vào chế biến từ 300.000 - 350.000 tấn mía cây.
• Công ty hiện có :

o 03 Nông trường sản xuất mía trực thuộc cung cấp trên 45% nguyên liệu hàng
năm cho Nhà máy chế biến.
o Nhà máy chế biến mía đường 2.500 tấn mía cây/ ngày, công suất chế biến
đường tinh luyện 180 tấn/ ngày, hàng năm cung cấp cho thị trường 40.000 đến
50.000 tấn đường các loại như đường tinh luyện (RE), đường kính trắng cao
cấp, đường kính trắng, đường mơ.
o Nhà máy sản xuất ván dăm 7.000M 3 sản phẩm các loại /năm.
o Nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh 5.000 tấn phân các loại/ năm.
o Nhà máy cơ khí phục vụ gia công sửa chữa và lắp đặt thiết bị trong và ngoài
công ty.
o Trại thực nghiệm với diện tích trên 100 ha, cung cấp từ 2500 – 4000 tấn mía
giống / năm.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức tại công ty: (Xem Phụ Lục 3.1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý tại
công ty cổ phần mía đường La Ngà )

3.1.4. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
o Công nghiệp đường.
o Chế biến nông lâm sản.
o Sản xuất phân bón vi sinh tổng hợp.
o Trồng trọt và chăn nuôi.
o Sản xuất và cung ứng giống cây, giống con.
GVHD: Th.S VŨ THỊ HỒNG THỦY

SVTH: TRỊNH XUÂN HOẠCH

14



×