Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUYHOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG XOÀI TRÊN ĐỊA BÀNHUYỆN CAM LÂM – TỈNH KHÁNH HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 77 trang )

Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Ánh Phượng

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)
ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG XOÀI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CAM LÂM – TỈNH KHÁNH HÒA

SVTH

:

TRẦN THỊ ÁNH PHƯỢNG

MSSV

:

06151058

LỚP


:

DH06DC

KHÓA

:

2006 – 2010

NGÀNH :

Công Nghệ Địa Chính

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2010

- Trang 1 -


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Ánh Phượng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH
------------------

TRẦN THỊ ÁNH PHƯỢNG


ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)
ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG XOÀI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CAM LÂM – TỈNH KHÁNH HÒA

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Ngô Minh Thụy
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)

- Trang 2 -


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Ánh Phượng
- Tháng 7 năm 2010 -

Để được như hôm nay, ngoài nổ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình của mọi người.
Đầu tiên, con xin cảm ơn ba mẹ đã sinh thành và tận tụy
nuôi dưỡng con khôn lớn nên người.
Em xin cảm ơn quý thầy, cô giáo trường Đại học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh nói chung và quý thầy, cô giáo Khoa Quản lý đất
đai & Bất động sản nói riêng, đã tận tâm giảng dạy cho em nhiều
kiến thức thật hữu ích và quý giá.
Em xin đặc biệt cảm ơn thầy Ngô Minh Thụy - giảng viên
Khoa Quản lý Đất Đai & Bất động sản đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp.
Đồng cảm ơn các cô, chú, anh, chị ở TrungTâm Nghiên
Cứu Và Ứng Dụng Công Nghệ Địa Chính đã hỗ trợ và giúp đỡ em
trong suốt thời gian thực tập.

Cám ơn các bạn lớp DH06DC luôn động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và thời gian thực hiện đề tài tốt
nghiệp.
Và do hiểu biết còn hạn chế, thời gian thực tập còn ngắn
nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng
góp ý kiến của Thầy Cô và các bạn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, 15 tháng 7 năm 2010
Trần Thị Ánh Phượng

- Trang 3 -


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Ánh Phượng

TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ánh Phượng, chuyên ngành Công nghệ Địa
chính, Khoa Quản lý Đất Đai & Bất động sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh.
Đề tài: “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS – Geographical
Information Systems) đánh giá đất đai phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất
trồng xoài trên địa bàn huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa”.
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Ngô Minh Thụy, Bộ môn Chính sách Pháp luật,
Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản, trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chính Minh.
Công tác điều tra, đánh giá đất đai được xem là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong việc bố trí sử dụng đất nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu
quả sử dụng đất đai phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

Cam Lâm là một huyện mới được thành lập, ở đây có các cây trồng có giá trị cao
phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng như mía, mì, xoài…trong đó xoài là cây trồng đặc
thù của vùng đất này. Do đó đánh giá đất nhằm phục vụ công tác quy hoạch sử dụng
đất trồng xoài được xem là nhiệm vụ cần thiết.
Nghiên cứu của đề tài được thực hiện nhằm ứng dụng công nghệ của hệ thông tin
địa lý GIS đánh giá khả năng thích nghi đất đai của cây xoài và đề xuất phương án sử
dụng đất đai trồng xoài một cách có hiệu quả, hỗ trợ quy hoạch sử dụng đất nông
nghiệp nói riêng và quy hoạch sử dụng đất nói chung. Đề tài đã đạt được những kết
quả sau:
- Đề xuất mô hình đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho cây xoài áp dụng
cho huyện Cam lâm tỉnh Khánh Hòa.
- Xác định được tổng diện tích thích nghi trồng xoài là 12.030,5 ha trong đó
3.518,25 ha diện tích thích nghi theo phân cấp “thích nghi nhất” (S1) và 8.512,25ha
diện tích thích nghi theo phân cấp “thích nghi trung bình” (S2) chủ yếu phân bố trên
địa bàn các xã Cam Hải Tây, Cam Thành Bắc, Cam Hiệp Nam, Cam Phước Tây và TT
Cam Đức.

- Trang 4 -


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Ánh Phượng

- Đề tài cũng đề xuất hướng mở rộng vùng trồng xoài tại các xã Cam Hiệp
Nam, Cam Phước Tây, Cam Thành Bắc, TT Cam Đức riêng Cam Hải Tây giữ nguyên
diện tích và cần phải áp dụng các biện pháp cải tạo đất hợp lý.

- Trang 5 -



Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Ánh Phượng

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................... 1
PHẦN I: TỔNG QUAN....................................................................................................... 14
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 14
I.1.1 Cơ sở khoa học .................................................................................................... 14
I.1.1.2. Các nguyên tắc trong đánh giá đất đai........................................................... 15
I.1.1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu đánh giá đất đai .......................................... 15
I.1.1.4. Quy trình các bước thực hiện đánh giá đất đai .............................................. 18
1.1.1.5. Khái quát về công nghệ GIS......................................................................... 20
I.1.1.6. Phần mềm Arcview GIS ............................................................................... 26
I.1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 26
I.1.2.1. Tình hình ứng dụng GIS trên thế giới ........................................................... 26
I.1.2.2. Tình hình ứng dụng GIS ở Việt Nam ............................................................ 27
1.1.3. Khái quát chung về cây xoài ............................................................................... 32
1.1.3.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây xoài .......................................... 33
1.1.3.2. Tình hình phát triển cây xoài trên cả nước.................................................... 35
1.1.3.3. Tình thình phát triển cây xoài trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa .......................... 35
1.1.3.4. Tình tình phát triển cây xoài tại địa bàn huyện ............................................. 35
I.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ................................................................................ 36
I.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 38
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 39
II.1 Điều kiện tự nhiên, KT - XH ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất và phát triển của
cây xoài ........................................................................................................................... 39
II.1.1 Điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên ........................................................ 39
II.1.1.1. Địa hình, địa mạo ........................................................................................ 39

II.1.1.2 .Khí hậu ....................................................................................................... 40
II.1.1.3 .Thuỷ văn ..................................................................................................... 40
II.1.1.4. Tài nguyên biển........................................................................................... 40
II.1.1.5. Tài nguyên nước ......................................................................................... 41
II.1.1.6. Tài nguyên rừng .......................................................................................... 41
II.1.1.7. Tài nguyên khoáng sản................................................................................ 41
II.1.1.8. Tài nguyên đất............................................................................................. 42
II.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội với vấn đề sử dụng đất của huyện ............. 45
II.1.2.1.Tình hình phát triển kinh tế .......................................................................... 45
II.1.2.2. Thực trạng xã hội ........................................................................................ 47
II.1.3. Cảnh quan môi trường........................................................................................ 47
II.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ....................................... 48
II.1.5. Hiện trạng sử dụng đất của huyện ...................................................................... 49
II.1.6. Sơ lược hiện trạng trồng xoài ............................................................................. 50
II.2. Ứng dụng GIS đánh giá đất đai phục vụ công tác quy hoạch trồng xoài sử dụng mô
hình dữ liệu raster ............................................................................................................ 51
- Trang 6 -


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Ánh Phượng

II.2.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích nghi đất đai của cây xoài ..... 51
II.2.2 Phân cấp thích nghi cho các yếu tố...................................................................... 56
II.2.3 Mô hình ý niệm cho bài toán đánh giá đất đai phục vụ công tác quy hoạch trồng
xoài:............................................................................................................................. 56
II.2.4 Thiết kế mô hình................................................................................................. 57
II.2.5 Xây dựng ứng dụng đánh giá vùng thích nghi cho cây xoài:................................ 62
II.2.6. Kết quả đánh giá khả năng thích nghi đất đai vùng trồng xoài ............................ 67

II.2.7. Đánh giá vùng thích nghi trồng xoài, đề xuất phương án phát triển vùng xoài .... 70
II.2.8. So sánh khả năng chồng lớp bằng mô hình dữ liệu Vector và mô hình dữ liệu
Raster trong đánh giá đất đai phục vục công tác quy hoạch sử dụng đất trồng xoài ....... 72
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 74

- Trang 7 -


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Ánh Phượng

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GIS

:

Hệ thống thông tin địa lý (Geographical Infomation Systems)

DTTN

:

Diện tích tự nhiên

KT-XH

:

Kinh tế - xã hội


GDP

:

Tổng sản phẩm quốc nội tính trong huyện
(Gross Dometic Product)

QHSDĐ

:

Quy hoạch sử dụng đất

FAO

:

Tổ chức lương nông của liên hiệp quốc
(Food and Agricultur Organization)

TT

:

Thị trấn

- Trang 8 -



Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Ánh Phượng

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các nhóm đất chính của huyện Cam Lâm ...................................................31
Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế của huyện Cam Lâm ............................................................34
Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất của huyện................................................................38
Bảng 2.4: Thống kê diện tích đất theo yếu tố thổ nhưỡng ...........................................40
Bảng 2.5: Thống kê diện tích đất theo yếu tố thành phần cơ giới................................42
Bảng 2.6: Thống kê diện tích đất theo yếu tố tầng dày ................................................43
Bảng 2.7: Thống kê diện tích đất theo yếu tố độ dốc ...................................................44
Bảng 2.8: Phân cấp thích nghi theo yếu tố thổ nhưỡng, thành phần cơ giới,
tầng dày, độ dốc ............................................................................................................45
Bảng 2.9: Mã hóa dữ liệu raster đối với các yếu tố ......................................................46
Bảng 2.10: Giải thích phân cấp thích nghi ...................................................................56
Bảng 2.11: Diện tích thích nghi tính theo mô hình ......................................................58
Bảng 2.12: Diện tích thích nghi tính theo xã ...............................................................59
Bảng 2.13: So sánh diện thích nghi phát triển cây xoài giữa kết quả nghiên cứu và
hiện trạng đất trồng xoài của huyện Cam Lâm.............................................................59
Bảng 2.14: Kết quả đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho cây xoài ......................60

- Trang 9 -


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Ánh Phượng

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang
Hình 1.1: Các thành phần của GIS .......................................................................... 10
Hình 1.2: Số liệu vector được biểu diễn dưới dạng điểm........................................ 12
Hình 1.3: Số liệu vector được biểu diễn dưới dạng đường ..................................... 13
Hình 1.4: Số liệu vector được biểu diễn dưới dạng vùng........................................ 13
Hình 1.5: Sự biểu thị kết quả bản đồ dưới dạng raster ............................................ 14
Hình 1.6: Các ứng dụng của GIS ............................................................................. 16
Hình 1.7: Lựa chọn loại hình sử dụng đất phù hợp ................................................. 17
Hình 1.8: Đánh giá mức độ đo thị............................................................................ 17
Hình 1.9: Tra cứu số người dân trong bán kính phục vụ của bệnh viện ................. 18
Hình 1.10: Ứng dụng GIS trong quản lý thuê bao điện thoại ................................. 18
Hình 1.11: Sơ đồ vị trí huyện Cam Lâm.................................................................. 26
Hình 2.1: Biểu diễn cơ cấu tăng trưởng GDP theo các thành phần kinh tế của huyện
Cam Lâm ................................................................................................................. 35
Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu các loại đất năm 2010 của huyện Cam Lâm ................. 39
Hình 2.3: Bản đồ thổ nhưỡng................................................................................... 41
Hình 2.4. Bản đồ thành phần cơ giới ...................................................................... 42
Hình 2.5. Bản đồ tầng dày ....................................................................................... 43
Hình 2.6. Bản đồ độ dốc ......................................................................................... 44
Hình 2.7. Chuyển dữ liệu Vector sang Raster ........................................................ 47
Hình 2.8: Nhập kích thước Cell .............................................................................. 48
Hình 2.9: Lớp dữ liệu thổ nhưỡng ........................................................................... 49
Hình 2.10: Lớp dữ liệu thành phần cơ giới.............................................................. 49
Hình 2.11. Lớp dữ liệu tầng dày ............................................................................. 50
Hình 2.12: Lớp dữ liệu độ dốc ................................................................................ 50
Hình 2.13: Tiến trình xây dựng vùng thích nghi đất đai của cây xoài .................. .51
Hình 2.14, 2.15: Ứng dụng đánh giá vùng thích nghi vùng trồng cây xoài .......... .52
Hình 2.16: Thêm lớp thông tin đơn tính.................................................................. .53
Hình 2.17: Chuyển lớp dữ liệu sang dạng Grid ...................................................... .54
Hình 2.18: Công cụ thực hiện phép toán cộng đại số các lớp dữ liệu..................... .54

Hình 2.19: Bản đồ thích nghi vùng trồng xoài........................................................ .55

- Trang 10 -


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Ánh Phượng

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Tiến trình đánh giá đất đai cho phát triển theo FAO (năm 1990) .............7
Sơ đồ 1.2: Các bước tiến hành đánh giá đất đai phục vụ QHSDĐ theo FAO, 1976 .. 8
Sơ đồ 1.3: Nguyên tắc hoạt động của GIS .................................................................. 11
Sơ đồ 1.4: Phân vùng quản lý phát triển đô thị tại Thái Nguyên với GIS .................. 19
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ tổng quản làm bản đồ bằng GIS ......................................................21
Sơ đồ 2.1: Mô hình ý niệm bài toán đánh giá đất đai phục vụ công tác quy hoạch sử
dụng đất trồng xoài ....................................................................................................46

ĐẶT VẤN ĐỀ
- Trang 11 -


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Ánh Phượng

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và là yếu tố quan trọng cho môi
trường sống nói chung và cho con người nói riêng. Đất đai cung cấp nơi phân bố các
khu dân cư, các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh, quốc phòng… và là tư liệu sản

xuất không thể thay thế được. Hiện nay với áp lực về vấn đề dân số ngày càng gia
tăng, vấn đề công nghiệp hoá hiện đại hoá cũng như những tác động không tốt của khí
hậu như: lũ lụt, hạn hán…đã tác động không nhỏ đến chất lượng đất đai. Vấn đề đặt ra
là làm sao sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế
xã hội là đòi hỏi khách quan và cấp bách. Con người cần hiểu biết về bản chất và sự
biến động của đất đai. Vì vậy công tác điều tra, đánh giá đất được xem là cấp thiết và
có ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng cũng
như bảo vệ nguồn tài nguyên quan trọng này.
Hệ thống thông tin địa lý (GIS – Geography Information System) ngày nay được
ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành. Đánh giá đất đai là một trong số đó và là
ngành đang được nhà nước rất quan tâm phát triển. GIS còn được xem là
phương pháp nhanh chóng, tiện lợi mà có khoa học. GIS đã mang lại cho quá
trình đánh giá đất đai một cái nhìn toàn diện hơn về địa bàn nghiên cứu dựa trên
dữ liệu không gian và dữ
liệu thuộc tính cũng như khả năng phân tích không gian. Qua đó chúng ta đánh
giá khách quan và bố trí hợp lý các loại hình sử dụng đất.
Cam Lâm là một huyện mới được thành lập theo Nghị định số 65/2007/NĐ-CP
ngày 11/4/2007 trên cơ sở điều chỉnh ranh giới thị xã Cam Ranh và huyện Diên
Khánh. Ở đây có các cây trồng có giá trị cao phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng: mía,
mì, xoài…trong đó xoài là loài cây đặc thù của vùng đất này. Tuy nhiên hầu hết các
vườn xoài đều già cỗi, chất lượng xoài chưa cao. Do đó đánh giá đất nhằm phục vụ
công tác quy hoạch sử dụng đất trồng xoài được xem là nhiệm vụ cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó được sự đồng ý của khoa QLĐĐ & BĐS trường
đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, em tiến hành thực hiện đề tài: “ Ứng
dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) đánh giá đất đai phục vụ công tác quy hoạch
sử dụng đất trồng xoài trên địa bàn huyện Cam Lâm - tỉnh Khánh Hoà ”.
 Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu để sử dụng công cụ GIS phục vụ cho công tác đánh giá đất.
- Sử dụng mô hình dữ liệu Raster để xây dựng mô hình đánh giá khả năng thích
nghi đất đai của cây xoài.

- Dựa trên mô hình đánh giá đất đai để phục vụ công tác qui hoạch sử dụng đất
trồng xoài tại địa bàn nghiên cứu.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất của vùng đất nghiên cứu.

- Trang 12 -


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Ánh Phượng

 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Phần mềm Arcview GIS.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Cam Lâm.
- Yêu cầu sử dụng đất của cây xoài.
- Quy trình đánh giá đất đai của FAO.
- Tài liệu, bản đồ có liên quan: bản đồ đất, bản đồ địa hình, bản đồ quy hoạch
sử dụng đất,… của huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hoà.
Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Cam Lâm - tỉnh Khánh Hoà.
- Thời gian thực hiện từ: 15/3/1020 đến ngày 15/7/2010.

- Trang 13 -


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Ánh Phượng


PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1 Cơ sở khoa học
I.1.1.1. Các khái niệm
- Đất (hay còn gọi là soil hoặc thổ nhưỡng): Là phần tơi xốp của lớp vỏ trái
đất mà trên đó có các hoạt động của sinh vật. Độ dày thường được quy định từ 120 –
150 cm kể từ lớp đất mẹ. Ở những nơi có tầng đất mỏng thì được tính từ lớp đá mẹ hay
tầng cứng rắn mà rễ cây không thể xuyên qua được trở lên, có khi chỉ 10 – 20 cm.
- Đất đai (land): Theo Christian và Stewart 1968, Brinkman và Smith 1973:
Đất đai là một vạt đất xác định về mặt địa lý, là một phần diện tích của bề mặt
trái đất với các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể
dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó: khí hậu, đất (soil)
điều kiện địa chất, điều kiện thuỷ văn, thực vật và động vật cư trú, những hoat động
trước đây và hiện nay của con người, ở chừng mực mà các thuộc tính này có ảnh
hưởng đến việc sử dụng vạt đất đó của con người hiện tại và trong tương lai.
- Đánh giá đất đai (Land Evaluation): Là quá trình xem xét khả năng thích
hợp của đất đai với những loại hình sử dụng đất khác nhau nhằm cung cấp những
thông tin về sự thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng đất một cách hợp lý. Thực chất
của công trìng đánh giá đất đai là quá trình đối chiếu giữa chất lượng đất đai với các
yêu cầu sử dụng đất.
- Đánh giá đất đai (theo Stewart 1968): Là đánh giá khả năng thích hợp của
đất đai cho việc sử dụng đất đai của con người vào nông lâm nghiệp, thiết kế thuỷ lợi,
quy hoạch sử dụng đất.
- Đánh giá đất đai (theo FAO đề xuất năm 1976): Là quá trình so sánh, đối
chiếu giữa những tính chất vốn có của vạt, khoanh đất cần đánh giá với những tính
chất đất đai mà loại hình yêu cầu sử dụng đất cần phải có.
- Khả năng thích nghi đất đai: Là sự phù hợp của một đơn vị đất đai đối với
một loại hình sử dụng đất xác định. Đất đai có thể được xem xét ở điều kiện hiện tại
cũng như điều kiện sau khi cải tạo.
- Yêu cầu sử dụng đất đai (Land Use Requirements – LR): Là những điều

kiện đất đai cần thiết và đòi hỏi cho việc bố trí loại hình sử dụng đất cụ thể một cách
ổn định và có hiệu quả. Yêu cầu này bao gồm các yêu cầu của cây trồng, vật nuôi, yêu
cầu về quản trị và biện pháp bảo vệ đất đai.
- Loại hình sử dụng đất (Land Utilization Type – LUT): Được hiểu khái
quát là hình thức sử dụng đất đai để sản xuất một hoặc một nhóm cây trồng, vật nuôi,
trong chu kỳ một năm hoặc nhiều năm.
- Trang 14 -


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Ánh Phượng

- Chất lượng đất đai (Land Quality – LQ): Là tính chất phức tạp của đất đai
thể hiện những mức độ thích nghi khác nhau cho một loại hình sử dụng đất cụ thể.
Thông thường nó phản ánh mối quan hệ nội tại của rất nhiều đặc tính đất đai như: Mức
độ xói mòn, mức độ ngập, độ ẩm, độ phì nhiêu của đồng cỏ, giao thông thuận lợi….
- Hệ thống thông tin địa lý (GIS – Geographic information System): Là một
thu thập có tổ chức của phần cứng, phần mềm, dữ liệu địa lý và con người được thiết
kế nhằm nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, sử dụng, phân tích và hiển thị các thông tin liên
quan đến địa lý. Mục đích đầu tiên của GIS là xử lý không gian, hay các thông tin liên
quan đến địa lý.
I.1.1.2. Các nguyên tắc trong đánh giá đất đai
- Khả năng thích nghi đất đai được đánh giá và phân loại cho từng loại hình sử
dụng đất cụ thể.
- Mức độ thích hợp được xác định từ tiêu chuẩn kinh tế.
- Phải kết hợp đa ngành trong đánh giá đất đai.
- Việc đánh giá cần được xem xét một cách tổng hợp các yếu tố tự nhiên, kinh
tế xã hội của vùng.
- Khả năng thích hợp bao hàm cả việc sử dụng đất trên cơ sở bền vững.

- Cần so sánh chất lượng (đặc tính) đất đai với hai hoặc nhiều kiểu sử dụng
khác nhau.
I.1.1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu đánh giá đất đai
 Công tác đánh giá đất đai của các nước trên thế giới
 Đánh giá đất đai ở Mỹ
Mỹ ứng dụng rộng rãi 2 phương pháp đánh giá phân loại đất đai:
- Phương pháp tổng hợp: Phân chia lãnh thổ tự nhiên và đánh giá đất theo
năng suất cây trồng trong nhiều năm.
- Phương pháp yếu tố: Thống kê các yếu tố tự nhiên, xác định tính chất đất và
phương pháp cải tạo, thành phần cơ giới, độ thẩm thấu, chất lẫn vào, hàm lượng độc
tố, muối, mức độ xói mòn và khí hậu. Việc đánh giá đất không chỉ dựa trên năng suất
mà còn thống kê các chi phí và thu nhập. Trong trường hợp này lợi nhuận tối đa được
lựa chọn làm mốc so sánh các loại hình khác nhau trên cùng một loại đất.
Ngoài ra ở Mỹ còn có hệ thống đánh giá đất đai dành riêng cho công tác thủy
lợi. Do dành riêng cho một mục đích sử dụng nên phương pháp này đã xem xét đến
mặt kinh tế và đánh giá theo định lượng.
 Đánh giá đất đai Canada
Canada đánh giá đất đai theo các yếu tố tự nhiên của đất và năng xuất ngũ cốc
nhiều năm. Trong nhóm cây ngũ cốc lấy cây mì làm tiêu chuẩn. Nếu trong các đơn vị
sản xuất có nhiều loại cây trồng thì sẽ được dùng hệ số hóa chuyển đổi ra lúa mì. Các
- Trang 15 -


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Ánh Phượng

chỉ tiêu dùng trong đánh giá đất thường được chú ý đến là: thành phần cơ giới, cấu trúc
đất, mức độ muối độc, mức độ xói mòn và chất lẫn vào.
 Đánh giá đất đai ở Anh

Gồm hai phương pháp chính:
Đánh giá đất hoàn toàn dựa vào điều kiện tự nhiên: Phương pháp này không
chú ý đến sự tham gia của con người mà chủ yếu dựa vào độ phì tự nhiên và được chia
làm 3 nhóm:
- Nhóm các yếu tố mà con người không thể thay đổi được như khí hậu, vị trí,
địa hình, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới.
- Nhóm các yếu tố con người có thể cải tạo được nhưng phải đầu tư cao như:
Tưới tiêu, thay chua rửa mặn,..
- Nhóm các yếu tố mà con người có thể cải tạo được bằng phương pháp thông
thường như điều hòa dinh dưỡng trong đất, cải thiện độ chua…
Đánh giá đất đai hoàn toàn dựa vào năng suất thực tế: Kết quả đánh giá dựa
trên số liệu thống kê năng suất cây trồng qua nhiều năm. Việc đánh giá này gặp nhiều
khó khăn và không khách quan, vì năng suất cây trồng dựa vào loại cây trồng được
chọn và khả năng canh tác của người sử dụng.
 Đánh giá đất đai ở Liên Xô cũ
Đánh giá đất đai ở Liên Xô phát triển rất sớm, từ thế kỷ XVIII sau khi
Dokutraiep công bố công trình đất đến nước Nga, thì công tác điều tra và đánh giá đất
đai ở Nga phát triển mạnh mẽ. Nhưng đến năm 1976 ở Liên Xô mới xuất bản cuốn “
phân hạng đất toàn Liên Bang ”. Trong cuốn sách này đánh giá đất đai được định
nghĩa như sau: “ Đánh giá đất đai là sự phân loại đất chuyên môn hóa theo sức sản
xuất của đất được cấu thành bởi những đặc tính khách quan và những đặc tính tự
nhiên rất cần cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng và có tương quan với năng
suất bình quân nhiều năm ”.
 Đánh giá đất của tổ chức Nông Lương Hiệp Quốc (FAO)
Thấy rõ được tầm quan trọng của đánh giá đất, phân hạng đất đai làm cơ sở cho
quy hoạch sử dụng đất, tổ chức Nông – Lương của Liên hợp quốc – FAO đã tập hợp
các nhà khoa học đất và chuyên gia đầu ngành về nông nghiệp để tổng hợp các kinh
nghiệm và kết quả đánh giá đất của các nước, xây dựng nên tài liệu “Đề cương đánh
giá đất đai ” (FAO – 1976). Tài liệu này được nhiều nước trên thế giới quan tâm, thử
nghiệm và vận dụng vào công tác đánh giá đất đai ở nước mình và được công nhận là

phương tiện tốt nhất để đánh giá đất sản xuất nông lâm nghiệp. Đến năm 1983 và
những năm tiếp theo, đề cương này được bổ sung, chỉnh sửa cùng với hàng loạt các tài
liệu hướng dẫn đánh giá đất chi tiết cho các vùng sản xuất khác nhau.
* Đánh giá đất cho nông nghiệp nước trời - 1983.
* Đánh giá đất cho vùng đất rừng - 1984.
- Trang 16 -


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Ánh Phượng

* Đánh giá đất cho nông nghiệp được tưới - 1985.
* Đánh giá đất cho đồng cỏ chăn thả - 1989.
* Đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất –
1992 (Fresco, L.O.; H.Hulzing; H.Van Keulen; H.A Luning & R.A.Schipper).
Song song với việc công bố các tài liệu khoa học hướng dẫn công tác đánh giá
đất, FAO cũng hỗ trợ xây dựng các bài giảng về đánh giá đất dùng cho các viện nghiên
cứu và trường đại học:
* Đánh giá đất – bài giảng cho các khoa tiếp cận nhân văn – AIT, Bangkok,
Thái Lan của H.Hulzing – 1984.
* Đánh giá đất - bài giảng cho chuyên ngành đánh giá đất của H.Hulzing - Viện
nghhiên cứu quốc tế về điều tra vũ trụ và khoa học trái đất – 1993.
* Đánh giá đất – bài giảng cho các lớp M.Sc. quốc tế, Wageningen – Hà Lan
của Dijckerman – 1993.
 Công tác đánh giá đất đai ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp nên khái niệm đánh giá, phân hạng đất đai
đã có từ lâu, qua việc phân chia ra “ tứ hạng thổ, lục hạng điền ” nhằm mục đích cho
việc đánh thuế. Từ đó công tác đánh giá, phân hạng đất đã được nhiều cơ quan khoa
học nghiên cứu và thực hiện như: Viện Thổ Nhưỡng – Nông hoá, viện Quy hoạch và

Thiết Kế Nông nghiệp, Tổng cục quản lý ruộng đất và các trường đại học nông nghiệp.
Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp trong nhiều năm qua đã thực hiện nhiều
công trình, đề tài nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai. Công tác được triển khai
rộng rãi trên toàn quốc (Tôn Thất Chiểu, Hoàng Ngọc Toàn, 1980 – 1985) cũng như
các tỉnh thành và các địa phương, với nhiều đối tượng cây trồng, nhiều vùng chuyên
canh và các dự án đầu tư của trong và ngoài nước.
Từ đầu những năm 1970, Bùi Quang Toản cùng nhhiều nhà khoa học của viện
thổ nhưỡng – nông hoá như: Vũ Cao Thái, Nguyễn Văn Thân, Đinh Văn Thỉnh đã
nghiên cứu và thực hiện công tác đánh giá và phân hạng đất đai ở 23 huyện, 286 hợp
tác xã và 9 vùng chuyên canh. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã phục vụ cho công tác
tổ chức lại sản xuất và xây dựng cấp huyện. Từ kết quả nghiên cứu và kiểm nghiệm
trên thực tế, Bùi Quàn Toản đã đề ra quy trình kỹ thuật phân hạng đất đai áp dụng cho
hợp tác xã và các vùng chuyên canh.
Đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và nhóm nghiên
cứu) thực hiện năm 1984 ở tỷ lệ bản đồ 1: 500.000. Tài liệu dựa vào nguyên tắc phân
loại khả năng đất đai của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổ
nhưỡng và địa hình, được phân cấp nhằm mục đích sử dụng đất đai tổng hợp, bao gồm
bảy nhóm đất đai được phân lập cho bốn nhóm sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp (hai
nhóm) và mục đích khác (một nhóm).
Trong nghiên cứu đánh giá và quy hoạch sử dụng đất đai khai hoang ở Việt
Nam (Bùi Quang Toản và nhóm nghiên cứu, 1985), phân loại khả năng đất đai của
FAO đã được áp dụng. Tuy nhiên chỉ đánh giá các điều kiện tự nhiên như: Thổ
- Trang 17 -


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Ánh Phượng

nhưỡng, thủy văn và tưới tiêu, khí hậu nông nghiệp. Trong nghiên cứu này, hệ thống

phân vị chỉ dừng lại ở lớp class) thích nghi cho từng loại hình sử dụng đất.
Để thực hiện chỉ thị 299/TTg, Tổng cục quản lý ruộng đất đã ban hành dự thảo
phương pháp phân hạng đất với 5 nguyên tắc cơ bản (Tổng cục quản lý ruộng đất,
1981):
- Phân hạng đất phải dựa vào vùng địa lý thổ nhưỡng.
- Phân hạng đất tùy thuộc vào loại và nhóm cây trồng.
- Phân hạng đất phải mang đặc thù của địa phương.
- Phân hạng đất thuỳ thuộc vào trình độ thâm canh.
- Phân hạng đất và năng suất cây trồng có tương quan chặt chẽ.
Năm 1993, Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp đã chỉ đạo thực hiện
công tác đánh giá đất trên chín vùng sinh thái của cả nước với bản đồ tỷ lệ 1:250.000.
Kết quả bước đầu đã xác định được tiềm năng đất đai của FAO theo tiêu chuẩn và điều
kiện cụ thể của Việt Nam.
Trong chương trình 48C, Viện Thổ Nhưỡng – Nông Hoá do Vũ Cao Thái chủ
trì đã nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất Tây Nguyên với cây cao su, chè, cà phê và
dâu tằm. Đề tài đã vận dụng phương pháp đánh giá phân hạng đất đai của FAO theo
kiểu định tính và hiện tại để đánh giá phân hạng đất đai của FAO theo kiểu định tính
và hiện tại để đánh giá khái quát tiềm năng đất đai của vùng.
Còn những năm gần đây trên cơ sở vận dụng phương pháp đánh giá, phân hạng
đất đai của FAO, công tác đánh giá, phân hạng đất đai ở nước ta vẫn được thực hiện ở
các cơ quan như Viện Thổ Nhưỡng – Nông Hoá, Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông
Nghiệp, các trường đại học nông nghiệp… Và qua đó cũng đã ứng dụng công nghệ
GIS để thành lập các bản đồ phục vụ cho công tác này như bản đồ đất, bản đồ đơn vị
đất đai….
I.1.1.4. Quy trình các bước thực hiện đánh giá đất đai

Sơ đồ 1.1: Tiến trình đánh giá đất đai cho phát triển theo FAO ( năm 1990)
- Trang 18 -



Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Ánh Phượng

3
1

2

Xác
định
mục
tiêu

Thu
thập tài
liệu

Xác
định
loại
hình sử
dụng
đất
4

5

6


Đánh
giá khả
năng
thích
hợp

Xác
định
đơn vị
đất đai

7

8

Xác
Xác
Quy
định
định loại hoạch
hiện
sử dụng sử dụng
trạng
đất thích
đất
kinh tế- hợp nhất
xã hội
và môi
trường


9
Áp
dụng
kết quả
đánh
giá đất
đai

Sơ đồ 1.2: Các bước tiến hành đánh giá đất đai
phục vụ QHSDĐ theo FAO,1992
Tiến trình đánh giá đất đai được chia thành 3 giai đoạn chính: ( i ) Giai đoạn
chuẩn bị, ( ii ) Giai đoạn điều tra thực tế và ( iii ) Giai đoạn xử lý các số liệu và báo
cáo kết quả.
( i ) Giai đoạn chuẩn bị
- Thảo luận ban đầu về phạm vi vùng nghiên cứu, nội dung, phương pháp
nghiên cứu, lập kế hoạch, phân loại và xác định các nguồn tài liệu có liên quan.
- Thu thập và kế thừa các tài liệu chuyên ngành có liên quan đến đát và sử dụng
đất như: Khí hậu, địa chất, địa hình địa mạo, thổ nhưỡng và các số liệu thống kê về
hiện trạng sử dụng đất.
( ii ) Giai đoạn điều tra thực tế
- Điều tra thực địa về hiện trạng sử dụng đất và hiệu quả sản xuất của các loại
hình sử dụng đất nhằm mục đích lựa chọn loại hình sử dụng đất có triển vọng phù hợp
với mục tiêu phát triển, điều kiện sinh thái và bối cảnh kinh tế - xã hội của vùng
nghiên cứu. Trên cơ sở điều tra, nghiên cứu các yếu tố môi trường tự nhiên liên quan
để sản xuất nông nghiệp để phân lập và xác định các đặc tính đất đai có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến sử dụng đất. Tiến hành khoanh định các bản đồ đơn tính phục vụ xây
dựng bản đồ đơn vị đất đai.
( iii ) Giai đoạn xử lý các số liệu và báo cáo kết quả
- Căn cứ các kết quả khảo sát thực địa, tiến hành xây dựng bản đồ đơn vị đất
đai, trên cơ sở chồng xếp các lớp bản đồ đơn tính đã được khoanh vẽ ngoài thực địa.

Thống kê và đánh giá các đặc tính (chất lượng) của các đơn vị đất đai.
- Trang 19 -


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Ánh Phượng

- Căn cứ trên yêu cầu sinh thái của cây trồng và đặc điểm của môi trường tự
nhiên để xác định các yêu cầu về đất đai của các loại hình sử dụng đất đánh giá.
- Kết hợp giữa chất lượng đất đai với yêu cầu đất đai của các loại hình sử dụng
đất để xác định các mức thích hợp đất đai cho các loại hình sử dụng đất được chọn.
- Dựa trên kết quả đánh giá thích hợp đất đai để đề xuất bố trí sử dụng đất.
1.1.1.5. Khái quát về công nghệ GIS
 Sơ lược về lịch sử ra đời và phát triển của GIS
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) đầu tiên của thế giới được xây dựng vào đầu
thập niên 60 của thế kỷ 20 tại Canada với tên gọi là CGIS (Canadian Geographic
Information System). Tuy nhiên vào hai thập kỷ 60, 70 GIS vẫn chưa được phát triển
một cách mạnh mẽ do những nguyên nhân hạn chế về kỹ thuật lúc bấy giờ, nhưng thời
kỳ này cũng được sự quan tâm của một vài cơ quan chính quyền khu vực Bắc Mỹ và
nó được ứng dụng chủ yếu để phục vụ công tác điều tra, khai thác và quản lý tài
nguyên thiên nhiên.
Từ đầu thập niên 80 đến cuối thế kỷ 20, GIS được phát triển một cách vượt bậc
nhờ công nghệ thông tin tiên tiến, cùng với những nhu cầu cần thiết về thông tin đã
làm cho công nghệ GIS ngày càng được quan tâm hơn trong nhiều ngành khoa học tự
nhiên đến những ngành khoa học xã hội. Trước sự phát triển của GIS, các nhà nghiên
cứu tập trung vào việc tích hợp các thành phần khác nhau vào thành một hệ thống lớn
bao gồm nhiều hợp phần khác nhau. Việc tích hợp này một mặt cho phép người sử
dụng được lựa chọn các hợp phần cần thiết cho công việc của mình mà không phải
mua toàn bộ chương trình lớn, mặt khác cho phép các nhà lập trình hoàn thiện chương

trình của mình một cách độc lập.
Vào cuối thế kỷ XX, GIS bắt đầu phát triển tại Việt Nam. GIS ngày càng được
nhiều người biết đến như một công cụ hỗ trợ quản lý trong các lĩnh vực quản lý tài
nguyên thiên nhiên , giám sát môi trường, quản lý đất đai, xây dựng bản đồ… Hiện
nay, nhiều cơ quan nhà nước và doanh nghiệp đã đang tiếp cận sử dụng công nghệ GIS
để giải quyết bài toán của cơ quan mình như quản lý môi trường, tài nguyên thiên
nhiên…
 Các thành phần cơ bản của GIS
Một hệ thống thông tin địa lý gồm năm thành phần cơ bản với những chức năng
rõ ràng. Đó là: Phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, con người và quy trình (các thành
phần : Cơ sở dữ liệu, con người và quy trình còn được gọi là thành phần về vấn đề tổ
chức).

- Trang 20 -


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Ánh Phượng

Hình 1.1: Các thành phần cơ bản của GIS
- Phần cứng
Bàn số hoá: Là thiêt bị dùng để nhập dữ liệu mà nguồn gốc dữ liệu từ bản đồ
giấy, chuyển đổi thông tin ở dạng giấy thành dạng số (dạng vector) và được đưa vào
máy tính.
Máy vẽ (hiện nay là máy in) và thiết bị hiển thị trên màn hình dùng để biểu
diễn những tính toán trên máy tính lên trên giấy hay màn hình.
Máy quét ảnh: Là thiết bị dùng để chuyển thông tin từ bản đồ giấy hay các
dạng công nghệ khác như ảnh hàng không, viễn thám,… thành dạng dữ liệu số (dạng
raster) và được đưa vào máy tính.

Máy tính: Dùng để làm môi trường ứng dụng cho các phần mềm chuyên dụng
trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ GIS, là thiết bị dùng làm chức năng lưu trữ thông
tin.
Bên cạnh đó, còn có các phần cứng chuyên dụng khác như máy đo trắc địa,
thiết bị định vị toàn cầu ( GPS)…
- Phần mềm: Hiện nay có rất nhiều phần mềm phổ biến đã được thương mại
hoá như: ArcGis, Arc/Info, Arcview, Mapinfo, Envi, Microstation… Các thành phần
chính trong phần mềm:
 Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý.
 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu ( DBMS ).
 Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý.
 Giao diện đồ họa Người – Máy để truy cập các công cụ dễ dàng.
- Cơ sở dữ liệu: Được coi là thành phần quan trọng của GIS. Các dữ liệu địa lý
và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc được mua
từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Các nguồn dữ liệu phải cung cấp được các thông
tin mà quan hệ thống yêu cầu như: Toạ độ địa lý, quy mô, đặc điểm thuộc tính, các
mối quan hệ.
- Con người: Là yếu tố quyết định đến sự thành công trong tiến trình kiến tạo
hệ thống và tính hữu hiệu của hệ thống trong tiến trình khai thác và vận hành. Họ là
- Trang 21 -


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Ánh Phượng

chuyên viên tin học, các chuyên gia về các lĩnh vực khác nhau, chuyên gia GIS, thao
tác viên GIS, phát triển ứng dụng GIS.
- Quy trình: Đó là khả năng tổ chức, sắp xếp phù hợp, đó là những quy định rõ
ràng về quản lý hệ thống, thu thập dữ liệu, số liệu các lĩnh vực ứng dụng.

Đây là hợp phần rất quan trọng để đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống, là
yếu tố quyết định sự thành công của việc phát triển công nghệ GIS. Hệ thống GIS cần
được điều hành bởi một bộ phận quản lý, bộ phận này phải được bổ nhiệm để tổ chức
hoạt động.
 Chức năng của GIS
 Nhập dữ liệu: Dữ liệu nhập phải được chuyển đổi định dạng thành những dạng
thích hợp cho việc sử dụng trong một GIS.
 Quản lý dữ liệu: Bao gồm những chức năng cần thiết cho việc lưu trữ và truy
cập lại dữ liệu từ cơ sở dữ liệu.
 Phân tích dữ liệu: Những chức năng thao tác và phân tích dữ liệu là yếu tố
quyết định những thông tin mà GIS có thể đưa ra, nó có thể làm biến đổi cách
thức tổ chức công việc.
 Hiển thị dữ liệu: Tuỳ theo từng yêu cầu cụ thể mà dữ liệu xuất ra khác nhau
nhiều về chất lượng độ chính xác.
Nguyên tắc hoạt động của GIS: GIS lưu trữ thông tin từ thế giới thực dưới
dạng tập hợp các lớp chuyên đề có thể liên kết với nhau nhờ các đặc điểm địa lý. Điều
này đơn giản nhưng vô cùng quan trọng và là một công cụ đa năng đã được chứng
minh và rất quan trọng, rất có giá trị trong việc giải quyết các vấn đề thực tế…

Sơ đồ 1.3: nguyên tắc hoạt động của GIS
 Cấu trúc dữ liệu của GIS
Không giống như dữ liệu của các hệ thống thông tin hiện đại khác, dữ liệu của
hệ thống thông tin địa lý phức tạp, nó bao gồm thông tin về vị trí, các mối liên hệ địa
hình và những thuộc tính của các đối tượng được ghi nhận. Hay có thể nói: Dữ liệu
của hệ thống thông tin địa lý (dữ liệu địa lý) bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệu
thuộc tính. Mỗi loại có những đặc điểm riêng và chúng khác nhau về yêu cầu lưu giữ
số liệu, hiệu quả, xử lý và hiển thị.
Dữ liệu không gian: Là dữ liệu mô tả vị trí, hình dạng, kích thước của đối
tượng tự nhiên - kinh tế - xã hội. Dữ liệu không gian trả lời câu hỏi: “ Nó ở đâu?”.
- Trang 22 -



Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Ánh Phượng

Dữ liệu thuộc tính (hay là dữ liệu phi không gian): Là dữ liệu mô tả các đặc
điểm, đặc tính của đối tượng tự nhiên - kinh tế - xã hội. Các đặc tính có thể là định tính
hoặc định lượng. Dữ liệu thuộc tính trả lời câu hỏi: “ Nó là cái gì?”.
 Mô hình dữ liệu GIS
- Mô hình dữ liệu không gian
+ Mô hình Vector
Mô hình vector thể hiện vị trí chính xác của vật thể hay hiện tượng trong không
gian. Thực thể không gian được biểu diễn thông qua các phần tử cơ bản là điểm,
đường, vùng. Vị trí không gian của thực thể được xác định bởi tọa độ trong một hệ
thống tọa độ thống nhất toàn cầu (hệ tọa độ địa lý). Trong mô hình vector, người ta giả
sử rằng hệ thống tọa độ là chính xác. Thực tế, mức độ chính xác bị giới hạn bởi số chữ
số dùng để thể hiện một giá trị trong máy tính, tuy nhiên nó chính xác hơn rất nhiều so
với mô hình dữ liệu raster.
 Điểm (Points): Được biểu diễn bởi cặp tọa độ (x;y), được xem là đại diện
bao trùm hầu hết các thực thể địa lý. Các đối tượng đơn, thông tin về địa lý chỉ gồm cơ
sở vị trí sẽ được phản ánh là đối tượng điểm. Các đối tượng kiểu điểm có đặc điểm:
- Là tọa độ đơn (x;y).
- Không cần thể hiện chiều dài và diện tích.

Hình 1.2: Số liệu vector được biểu diễn dưới dạng điểm.
 Đường (Arcs): Đường được xác định như một tập hợp dãy của các điểm.
Mô tả các đối tượng địa lý dạng tuyến, có các đặc điểm sau:
- Là một dãy các cặp toạ độ.
- Một arc bắt đầu và kết thúc bởi node.

- Các arc nối với nhau và cắt nhau tại node.

- Trang 23 -


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Ánh Phượng

Hình 1.3: Số liệu vector được biểu thị dưới dạng đường.
 Vùng (Polygons): Vùng được xác định bởi ranh giới các đường thẳng.
Các đối tượng địa lý có diện tích và đóng kín bởi một đường được gọi là đối tượng
vùng polygons, có các đặc điểm sau:
- Polygons được mô tả bằng tập các đường (arcs) và điểm nhãn (label
points).
- Một hoặc nhiều arc định nghĩa đường bao của vùng.
- Một điểm nhãn label points nằm trong vùng để mô tả, xác định cho mỗi
một vùng.

Hình 1.4: Số liệu vector được biểu thị dưới dạng vùng.
+ Mô hình Raster
Mô hình raster phản ánh toàn bộ vùng nghiên cứu dưới dạng một lưới ô vuông
hoặc ô chữ nhật được gọi là pixel (hay một phần tử của ảnh). Vị trí của mỗi pixel được
xác định bởi số hàng và số cột. Giá trị được gán vào pixel tượng trưng cho một thuộc
- Trang 24 -


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Ánh Phượng


tính mà nó thể hiện. Kích thước của pixel càng nhỏ thì hình ảnh nó thể hiện càng sắc
nét, thông số thể hiện độ sắc nét gọi là độ tương phản.

Hình 1.5: Sự biểu thị kết quả bản đồ dưới dạng Raster
Mô hình raster có các đặc điểm:
- Các điểm được xếp liên tiếp từ trái qua phải và từ trên xuống dưới.
- Mỗi một điểm ảnh (pixcel) chứa một giá trị.
- Một tập các ma trận điểm và các giá trị tương ứng tạo thành một lớp (layer).
Mô hình dữ liệu raster là mô hình dữ liệu GIS được dùng tương đối phổ biến
trong các bài toán về môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Mô hình dữ liệu raster chủ yếu dùng để phản ánh các đối tượng dạng vùng là
ứng dụng cho các bài toán tiến hành trên các loại đối tượng dạng vùng: Phân loại,
chồng xếp.
Trong mô hình này, điểm được xác định bởi các cell, đường được xác định bởi
một số các cell liền kề nhau theo hướng, vùng được xác định bởi các cell mà trên đó
thực thể phủ lên.
- Mô hình dữ liệu thuộc tính
Số liệu phi không gian hay còn gọi là thuộc tính là những mô tả về đặc tính, đặc
điểm và các hiện tượng xảy ra tại các vị trí địa lý xác định. Chúng được lưu trữ dưới
dạng số hay ký tự. Thông thường dữ liệu được quản lý dưới dạng bảng (table) bao
gồm cột (column) hay còn được gọi là trường (field), hàng (row) hay còn gọi là mẩu
tin (record).
Để định nghĩa một trường phải có tên trường (field name) và kiểu dữ liệu của
trường (type), kiểu dữ liệu có thể là: Kiểu ký tự (character), kiểu số nguyên (interger),
kiểu số thực (real), kiểu logic,...
Một trong các chức năng đặc biệt của công nghệ GIS là khả năng của nó trong
việc liên kết và xử lý đồng thời giữa dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính. Thông
thường hệ thống thông tin địa lý có bốn loại số liệu thuộc tính:
- Trang 25 -



×