Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

TÌM HIỂU Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN THÀNH PHỐ TÂN AN – LONG AN VÀ ĐỀ XUẤT NỘI DUNG GIẢNG DẠY GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THPT TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN SƯ PHẠM KỸ THUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP CỦA
NÔNG DÂN THÀNH PHỐ TÂN AN – LONG AN VÀ ĐỀ XUẤT
NỘI DUNG GIẢNG DẠY GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO
HỌC SINH THPT TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 10

GVHD: NGUYỄN THANH THỦY
SVTH: BIỆN MINH TÂN
MSSV: 06132025

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5 năm 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN SƯ PHẠM KỸ THUẬT

TÌM HIỂU Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP CỦA
NÔNG DÂN THÀNH PHỐ TÂN AN – LONG AN VÀ ĐỀ XUẤT
NỘI DUNG GIẢNG DẠY GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO
HỌC SINH THPTTRONG MÔN CÔNG NGHỆ 10

BIỆN MINH TÂN
Luận văn được đề trình để hoàn thành yêu cầu
cấp bằng cử nhân sư phạm kỹ thuật nông nghiệp



Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THANH THỦY

TPHCM, tháng 5/2010


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN VÀ GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

A. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
1.Nội dung:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
2.Phương pháp nghiên cứu:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
3.Kết luận đề tài:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
A. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
1.Nội dung:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
2.Phương pháp nghiên cứu:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

3.Kết luận đề tài:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………


LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. HCM
- Ban chủ nhiệm và quý thầy cô bộ môn Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp và
các giảng viên, cán bộ, công nhân viên nhà trường đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
- Cô Nguyễn Thanh Thủy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận.
- Tập thể nhân dân và chính quyền địa phương thành phố Tân An- Long An đã
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành được nội dung của đề tài khóa
luận.
- Gia đình và bạn bè đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu.

Thủ Đức, ngày 25 tháng 05 năm 2010
Sinh viên

BIỆN MINH TÂN

GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

i


SVTH: Biện Minh Tân


TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Đề tài: “Tìm hiểu ý thức bảo vệ môi trường nông nghiệp của nông dân tại
thành phố Tân An - Long An và đề xuất nội dung giảng dạy giáo dục môi trường
cho học sinh THPT trong môn công nghệ 10”. Được tiến hành tại một số khu vực
thuộc thành phố Tân An – Long An, thời gian từ tháng 9/2009 đến tháng 5/2010.
Đề tài thực hiện khảo sát thực trạng về ý thức bảo vệ môi trường nông nghiệp
của nông dân từ đó đề xuất các nội dung dạy giáo dục môi trường cho học sinh trung
học phổ thông trong môn Công Nghệ 10, nhằm góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường cho học sinh, hay cụ thể hơn là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nông nghiệp
cho lực lượng lao động trẻ trong tương lai, hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp
bền vững và thân thiện với môi trường.
Nội dung khảo sát chủ yếu là ý thức bảo vệ môi trường của nông dân về các tác
động khi sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xử lí chất thải chăn nuôi, các biện
pháp phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi đối với môi trường cũng nhận
thức của nông dân về các giải pháp bảo vệ môi trường nông nghiệp hiện nay. Từ đó
kiến giải pháp khắc phục và đề xuất nội dung dạy giáo dục bảo vệ môi trường cho học
sinh trung học phổ thông trong môn Công Nghệ 10, nhằm tác động tích cực lên ý thức
bảo vệ môi trường của học sinh, tạo thói quen tốt trong sinh hoạt và đời sống. Nội
dung của đề tài gồm có 5 chương:
- Chương I: Mở Đầu. Giới thiệu về đề tài
- Chương II: Cơ Sở Lí Luận. Tổng quan tài liệu về các vấn đề cần nghiên cứu
trong đề tài cụ thể sau: cơ sở lí luận về ý thức,về môi trường và các nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường từ sản suất nông nghiệp, tầm quan trọng và mục tiêu giáo dục môi
trường.
- Chương III: Phương Pháp Nghiên Cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài các
phương pháp sau đây đã được sử dụng: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp

điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp phân tích và xử lí số
liệu.

GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

ii

SVTH: Biện Minh Tân


- Chương IV: Kết Quả Nghiên Cứu Và Thảo Luận. Sau khi khảo sát thực tế
người nghiên cứu tiến hành phân tích dữ liệu bằng hai phương pháp phân tích định
tính và phân tích định lượng để thu được kết quả. Dựa vào cơ sở lí luận người nghiên
cứu nhận xét về kết quả thu được và đề xuất nội dung dạy giáo dục môi trường cho
học sinh thông qua môn Công nghệ 10.
- Chương V: Kết Luận Và Kiến Nghị. Người nghiên cứu dựa vào kết quả
nghiên cứu để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu của đề tài. Đồng thời kiến nghị các
giải pháp khắc phục cũng như hướng phát triển tiếp tục cho đề tài.

GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

iii

SVTH: Biện Minh Tân


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Ctv: Cộng tác viên
Tr: Trang
THPT: Trung học phổ thông

HST: Hệ sinh thái
HSTNN: Hệ sinh thái nông nghiệp
UNESCAP: United Nations Economic and Social Commission for Asia and the
Pacific
EDF: Evironmental Defense Fund
BVTV: Bảo vệ thực vật
VSV: Vi sinh vật
GDBVMT: Giáo dục bảo vệ môi trường
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
VAC: Vườn ao chuồng
IPM: Integrated Pest Management
WHO: World Health Organization
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
DAP: Phân diamon phophat
NPK: Phân hỗn hợp nitơ, phophose, kali
BOD5: Nhu cầu oxy sinh học
SS: Chất rắn lơ lửng

GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

iv

SVTH: Biện Minh Tân


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1: Vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật được vứt lại trên bờ ruộng.
Hình 2: Vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật trôi nổi trên kênh mương.
Hình 3: Ao cá bị ô nhiễm chất hữu cơ

Hình 4: Ao chứa nước xả từ cuối quy trình biogas và nước tiểu gia súc gây bốc mùi
hôi

GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

v

SVTH: Biện Minh Tân


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong hạt một số cây đậu đỗ trong 100g chất khô.
Bảng 2.2. So sánh về những biện pháp giáo dục hiệu quả cho người lớn, trẻ em và sinh
viên trẻ
Bảng 4.1. Kết quả điều tra về trình độ văn hóa
Bảng 4.2. Kết quả điều tra về độ tuổi lao động
Bảng 4.3. Kết quả điều tra về cơ cấu sản xuất của các nông hộ
Bảng 4.4. Danh mục các loại đất trồng
Bảng 4.5. Mức đầu tư phân đạm (kg/ha/vụ) của nông hộ
Bảng 4.6. Mức đầu tư phân Lân (kg/ha/vụ) của nông hộ
Bảng 4.7. Mức đầu tư phân kali (kg/ha/vụ) của nông hộ
Bảng 4.8. Kết quả so sánh về số lần sử dụng thuốc BVTV để điều trị sâu đục thân trên
lúa.
Bảng 4.9. Một số loại thuốc BVTV thường được sử dụng
Bảng 4.10. Nhận thức của nông hộ về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Bảng 4.11. Thói quen lựa chọn thuốc BVTV của nông hộ
Bảng 4.12. Ý kiến của nông dân về nguyên nhân vứt vỏ chai và bao bì thuốc BVTV
lại đồng nuộng, ao hồ, kênh rạch
Bảng 4.13. Nhận thức của nông dân về các biện pháp phòng trừ dịch hại
Bảng 4.14. Quy mô chăn nuôi gia cầm của các nông hộ

Bảng 4.15. Quy mô chăn nuôi thủy sản của các nông hộ
Bảng 4.16. Mức độ quan tâm phòng ngừa dịch bệnh của các hộ chăn nuôi
Bảng 4.17. Mức độ đầu tư phòng ngừa dịch bệnh của nông hộ
Bảng 4.18. Các giải pháp xử lý xác chết vật nuôi của các nông hộ
Bảng 4.19. Phương pháp xử lý nguồn phân thải từ chăn nuôi
Bảng 4.20. Những khó khăn thường gặp của nông dân
Bảng 4.21. Phân chia các nhóm độc của Việt Nam
Bảng 4.22. Phân chia các nhóm độc theo WHO
Bảng 4.23. Tổng hợp các chất gây ô nhiễm từ các ngành công nghiệp chế biến nông
sản, thực phẩm
GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

vi

SVTH: Biện Minh Tân


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................................................... ii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... vi
MỤC LỤC ................................................................................................................... vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2 Vấn đề nghiên cứu. ..................................................................................................2
1.3 Mục đích nghiên cứu. ..............................................................................................3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................3
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................................3

1.6 Phương pháp nghiên cứu. .......................................................................................4
1.7 Đối tượng nghiên cứu. .............................................................................................4
1.8 Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................................4
1.9 Kế hoạch nghiên cứu. ..............................................................................................5
1.10 Giới thiệu cấu trúc luận án ...................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN....................................................................................7
2.1 Ý thức theo quan điểm triết học.............................................................................7
2.1.1 Khái niệm về ý thức..............................................................................................7
2.1.2 Nguồn gốc ý thức. .................................................................................................8
2.1.2.1 Nguồn gốc tự nhiên............................................................................................8
2.1.2.2 Nguồn gốc xã hội................................................................................................8
2.1.3 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội .........................................................10
2.1.3.1 Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội. ......................................10
2.1.3.2 Ý thức tác động trở lại tồn tại xã hội. ...........................................................10
2.1.4 Kết cấu của ý thức. .............................................................................................11
2.1.4.1 Các yếu tố hợp thành. .....................................................................................11
GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

vii

SVTH: Biện Minh Tân


2.1.4.2 Theo chiều sâu của nội tâm............................................................................11
2.1.5 Vai trò của ý thức xã hội đối với đời sống........................................................13
2.1.5.1 Hình thái ý thức trong đạo đức - phong tục - tập quán. ..............................13
2.1.5.2 Vai trò của hình thái ý thức khoa học (tri thức)...........................................13
2.2 Các vấn đề liên quan đến nông nghiệp. ...............................................................14
2.2.1 Định nghĩa về nông nghiệp. ...............................................................................14
2.2.2 Đặc điểm của nông nghiệp. ................................................................................15

2.2.3 Tầm quan trọng của nông nghiệp. ....................................................................16
2.2.3.1 Giá trị dinh dưỡng...........................................................................................16
2.2.3.2 Giá trị kinh tế...................................................................................................16
2.2.3.3 Giá trị về mặt chính trị - xã hội......................................................................17
2.3 Ảnh hưởng, tầm quan trọng của môi trường đối với sản xuất nông nghiệp. ..18
2.3.1 Định nghĩa về môi trường. .................................................................................18
2.3.2 Tầm quan trọng của môi trường đối với sản xuất nông nghiệp.....................19
2.3.2.1 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. ...................19
2.3.2.2 Hậu quả của ô nhiễm môi trường tác động đến sản xuất nông nghiệp. .....21
2.3.3 Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp gây nên.
.......................................................................................................................................22
2.3.3.1 Thuốc bảo vệ thực vật. ....................................................................................22
2.3.3.3 Tồn dư kim loại nặng. .....................................................................................24
2.3.3.4 Vi sinh vật gây hại. ..........................................................................................26
2.4 Đề xuất nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong môn công nghệ 10..........26
2.4.1 Giáo dục môi trường ..........................................................................................26
2.4.2 Phương pháp tiếp cận giáo dục bảo vệ môi trường.........................................27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................29
3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ......................................................................29
3.2 Phương pháp nghiên điều tra bằng phiếu câu hỏi..............................................29
3.3 Phương pháp phỏng vấn .......................................................................................29
3.4 Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................................30

GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

viii

SVTH: Biện Minh Tân



CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................31
4.1 Sơ lược về thành phố Tân An – Long An............................................................31
4.1.1 Vị trí địa lí ...........................................................................................................31
4.1.2 Đặc điểm tự nhiên...............................................................................................31
4.1.3 Mục tiêu tổng quát..............................................................................................33
4.2 Kết quả nghiên cứu................................................................................................34
4.2.1 Nguồn lực lao động. ............................................................................................34
4.2.2 Cơ cấu sản xuất...................................................................................................35
4.2.3 Hoạt động trồng trọt. ........................................................................................35
4.2.3.1 Tình hình sử dụng phân bón ..........................................................................35
4.3.2.2 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật......................................................37
4.3.2.3 Nhận thức của nông dân về ô nhiễm môi trường và các giải pháp bảo vệ
môi trường....................................................................................................................38
4.2.4 Hoạt động chăn nuôi và thủy sản......................................................................42
4.2.4.1 Cơ cấu vật nuôi ................................................................................................42
4.2.4.2 Nhận thức của nông dân về ô nhiễm môi trường, các giải pháp phòng dịch
bệnh và bảo vệ nguồn nước ........................................................................................43
4.3 Những thuận lợi và khó khăn của nông dân trong sản xuất nông nghiệp .......46
4.4 Đề xuất nội dung giáo dục môi trường thông qua việc giảng dạy môn công
nghệ 10 ..........................................................................................................................48
4.4.1 Quản lý dịch hại tổng hợp IPM.........................................................................48
4.4.2 Tình hình sử dụng phân hóa học ở Việt Nam và cách sử dụng phân bón hiệu
quả và an toàn ..............................................................................................................50
4.4.3 Cách thức lựa chọn và sử dụng thuốc BVTV ..................................................53
4.4.4 Tìm hiểu về các loài thiên địch ..........................................................................55
4.4.6 Tìm hiểu và bảo vệ đặc tính sinh học của đất ..................................................59
4.4.7 Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp bền vững....................................................60
4.4.8 Các phương pháp xử lý chất thải từ hoạt động chăn nuôi .............................62
4.4.9 Phòng ngừa và hạn chế dịch bệnh phát triển ở vật nuôi ................................63
4.4.10 Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt từ hoạt động sản xuất nông

nghiệp và biện pháp khắc phục..................................................................................65
GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

ix

SVTH: Biện Minh Tân


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................69
5.1 Kết luận ..................................................................................................................69
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................73
PHỤ LỤC

GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

x

SVTH: Biện Minh Tân


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Gia tăng dân số đang gây sức ép nặng nề tới môi trường toàn cầu, diện tích trái
đất giữ nguyên nhưng số dân thì tăng gấp nhiều lần. “Vài thập niên gần đây, thế giới
đã chứng kiến tốc độ tăng dân số nhanh chưa từng có: Năm 1993, dân số thế giới đã
đạt 5,4 tỉ người. Tốc độ tăng dân số nhanh vào cuối thế kỷ XX và dự kiến có thể ổn
định vào năm 2025, với số dân toàn thế giới vào khoảng 10 tỉ người”(Lê Thông và

Nguyễn Thị Minh Phương và ctv, 2006, tr.5). Mối đe doạ chủ yếu đối với môi trường
ở hầu hết các nước là việc gia tăng dân số ở các nước nghèo và đang phát triển. Các
nước này cũng là nơi nhu cầu con người vượt quá khả năng cung cấp của rừng, đồng
ruộng và đồng cỏ chăn nuôi, những yếu tố đảm bảo cho sự tồn tại của con người. Dân
số tăng nhanh làm cho chính phủ và môi trường không đáp ứng được các nhu cầu cơ
bản của con người. Muốn tồn tại, con người buộc phải phá rừng để mở rộng diện tích
trồng trọt và chăn nuôi gia súc, làm tăng diện tích đất trống đồi trọc, hạn hán lũ lụt
ngày càng nhiều, nghiêm trọng hơn là trái đất ngày càng nóng lên, sản xuất lương thực
bị thiệt hại nghiêm trọng trong khi nhu cầu lương thực ngày càng gia tăng. Cuộc cách
mạng xanh trong nông nghiệp đã áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật tiên
tiến về: cơ giới hóa, công nghệ hóa, sinh học di truyền, hóa học.v.v. để đạt năng suất
cao nhằm thỏa mãn nhu cầu lương thực của con người. Tuy nhiên, hậu quả của cuộc
cách mạng xanh vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại như: việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực
vật, phân hóa học, thuốc kháng sinh…gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe
của con người. Các tổ chức môi trường quốc tế, các chính phủ quốc gia đã và đang kêu
gọi ý thức bảo vệ môi trường của toàn thể nhân loại thế giới. Riêng Việt Nam hiện nay
có hơn 80 triệu dân với khoảng 70% dân số sống bằng nghề nông. Nông nghiệp đóng
một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam nhưng thực trạng sản
xuất vẫn còn nhiều khó khăn như: trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật của người nông
dân còn hạn chế, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, nhận thức về bảo vệ môi trường còn
GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

1

SVTH: Biện Minh Tân


nhiều bất cập... Cùng với các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ thì nông nghiệp cũng
góp phần làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm, nhưng khi môi trường bị ô nhiễm
thì nông nghiệp là lĩnh vực chịu tổn thất nặng nề nhất. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để

nông nghiệp có thể phát triển bền vững? Vừa tăng cao năng suất, vừa bảo hộ môi
trường sinh thái? Vì lí do đó đề tài “Tìm hiểu ý thức bảo vệ môi trường nông nghiệp
của nông dân tại thành phố Tân An - Long An và đề xuất nội dung giảng dạy giáo
dục môi trường cho học sinh THPT trong môn công nghệ 10.” được thực hiện.
Nhằm tìm hiểu những ý thức của nông dân về tầm quang trọng của việc bảo vệ môi
trường nông nghiệp, biết được những tác động tích cực và hạn chế trong quá trình sản
xuất của người nông dân đối với môi trường. Từ đó, xây dựng nội dung chương trình
dạy học môi trường cho học sinh trung học phổ thông trong môn công nghệ 10. Đồng
thời đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm
bảo vệ môi trường của người nông dân cũng như toàn xã hội. Đặt biệt là học sinh trung
học phổ thông về tầm quan trọng của môi trường đối với sự sống trên trái đất, vì đây là
lực lượng lao động kế thừa trong tương lai.
1.2 Vấn đề nghiên cứu.
Trong nghiên cứu này người nghiên cứu tiến hành giải quyết hai vấn đề:
1.2.1 Tìm hiểu ý thức bảo vệ môi trường nông nghiệp của nông dân.
Nhận thức của người nông dân về các tác động tích cực và hạn chế trong quá
trình sản xuất đối với môi trường.
Nhận thức của người nông dân về các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường nông
nghiệp.
1.2.2 Nghiên cứu đề xuất nội dung giáo dục môi trường trong môn công nghệ 10.
Tìm hiểu mục tiêu của giáo dục môi trường cho học sinh THPT.
Đề xuất nội dung giáo dục bảo vệ môi trường nông nghiệp trong giảng dạy môn
công nghệ 10.

GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

2

SVTH: Biện Minh Tân



1.3 Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích:
- Biết được ý thức bảo vệ môi trường nông nghiệp của nông dân trên địa bàn
thành phố Tân An – Long An.
- Đề xuất nội dung giáo dục môi trường trong môn công nghệ 10.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu.
Câu hỏi 1: Ý thức bảo vệ môi trường của nông dân trên địa bàn thành phố Tân
An - Long An như thế nào?
Câu hỏi 2: Những nguyên nhân nào tác động đến ý thức bảo vệ môi trường
nông nghiệp của nông dân trên địa bàn thành phố Tân An - Long An?
Câu hỏi 3: Mục tiêu của giáo dục môi trường cho học sinh THPT là gì?
Câu hỏi 4: Cần trang bị cho học sinh THPT những kiến thức và kỹ năng nào để
bảo vệ môi trường nông nghiệp?
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu.
1.5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài (phục vụ cho câu hỏi số 1 và 3).
Định nghĩa các khái niệm về: ý thức, nông nghiệp (hệ sinh thái nông nghiệp) và
môi trường.
Nghiên cứu tài liệu về ý thức của con người.
Nghiên cứu các tài liệu về ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đối với môi
trường.
Định nghĩa, khái niệm: giáo dục môi trường.
Nghiên cứu tài liệu liên quan đến giáo dục môi trường cho học sinh THPT.
1.5.2 Điều tra khảo sát về ý thức bảo vệ môi trường nông nghiệp của nông dân
trên địa bàn thành phố Tân An – Long An (phục vụ cho câu hỏi số 2).
1.5.3 Nghiên cứu đề xuất nội dung giáo dục môi trường trong môn công nghệ 10
(phục vụ cho câu hỏi 4).
Nghiên cứu kết quả mà người nghiên cứu thu được để đề xuất nội dung giáo
dục môi trường thông qua việc giảng dạy môn công nghệ 10.


GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

3

SVTH: Biện Minh Tân


1.6 Phương pháp nghiên cứu.
1.6.1 Phương pháp quan sát: sử dụng các phương tiện như máy ảnh và bằng mắt để
thu thập thông tin thực tế tại nơi khảo sát.
1.6.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: qua sách, báo tài liệu có liên quan đến đề tài
nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài .
1.6.3 Phương pháp điều tra: sử dụng phiếu câu hỏi để điều tra về tình hình ý thức
bảo vệ môi trường của nông dân.
1.6.4 Phương pháp phỏng vấn: được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông
dân.
1.6.5 Phương pháp phân tích dữ liệu.
Phương pháp phân tích định lượng: sử dụng phần mềm thống kê Microsoft
Excel để phân tích số liệu thu thập được.
Phương pháp phân tích định tính: phân tích các câu hỏi và dữ liệu thu thập được
trong phỏng vấn.
1.7 Đối tượng nghiên cứu.
1.7.1 Đối tượng nghiên cứu:
Ý thức bảo vệ môi trường nông nghiệp của nông dân trên địa bàn thành phố
Tân An – Long An.
Nội dung của giáo dục môi trường trong môn công nghệ 10.
1.7.2 Khách thể nghiên cứu: 80 hộ nông dân trên địa bàn thành phố Tân An – Long
An.
1.8 Phạm vi nghiên cứu.
Do giới hạn về thời gian nên đề tài nghiên cứu chỉ thực hiện tìm hiểu ý thức bảo

vệ môi trường của 80 hộ nông dân tại thành phố Tân An Tỉnh Long An.

GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

4

SVTH: Biện Minh Tân


1.9 Kế hoạch nghiên cứu.
Nghiên cứu sẽ được thực hiện từ tháng 9/2009 đến tháng 6/2010. Cụ thể như
sau:
Thời gian

Công việc

Người thực hiện

Ghi chú

9/2009- 15/10/2009

Viết và bảo vệ đề Người nghiên cứu
cương

10/2009-12/2009

Nghiên cứu cơ sở lý Người nghiên cứu
luận của đề tài.
Xây dựng phiếu điều

tra , phỏng vấn

1/2010- 3/2010

Phát và thu phiếu Người nghiên cứu
điều tra

2/2010- 3/2010

Phỏng vấn

Người nghiên cứu

4/2010

Phân tích thống kê Người nghiên cứu
kết quả

4/2010

Phân tích định tính Người nghiên cứu
kết quả

5/2010

Viết hoàn chỉnh luận Người nghiên cứu
văn

6/2010


Bảo vệ luận văn

GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

Người nghiên cứu

5

SVTH: Biện Minh Tân


1.10

Giới thiệu cấu trúc luận án
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
- Chương này trình bày lý do chọn đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu, câu hỏi nghiên

cứu, mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và tiến trình
thực hiện luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý luận
- Cơ sở lý luận về môi trường và sản xuất nông nghiệp.
- Tác động của ý thức đến môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Tìm hiểu cơ sở lí luận về giáo dục môi trường cho học sinh THPT
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- Trình bày các nghiên cứu để thực hiện đề tài
Chương 4: Kết quả
- Trình bày các kết quả định lượng và định tính
Chương 5: Kết luận.
- Từ kết quả nghiên cứu người nghiên cứu đưa ra những vấn đề nghiên cứu và

đề xuất nội dung giáo dục môi trường trong môn công nghệ 10, đồng thời đưa ra một
số hướng phát triển của đề tài.

GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

6

SVTH: Biện Minh Tân


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1 Ý thức theo quan điểm triết học.
2.1.1 Khái niệm về ý thức.
Theo phạm trù triết học của Đào Duy Thanh và ctv (2002), có nhiều cách hiểu
về ý thức như sau:
- Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo cho rằng ý thức có một cuộc sống riêng, tồn tại
tách biệt với vật chất thậm chí quy định và sinh ra vật chất.
- Chủ nghĩa duy vật tầm thường thì cho rằng ý thức cũng là một dạng vật chất.
- Chủ nghĩa duy vật cận đại cho rằng ý thức phản ánh thế giới khách quan, đã chỉ
ra được kết cấu của ý thức song lại chưa thấy nguồn gốc xã hội và vai trò xã hội của ý
thức.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã kế thừa, phát triển, khắc phục những quan niệm
trên đưa ra định nghĩa khoa học về ý thức:
• Ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới khách quan vào bộ não người thông qua
lao động và ngôn ngữ.
• Ý thức là toàn bộ hoạt động tinh thần của con người bao gồm từ cảm giác cho
tới tư duy, lý luận trong đó tri thức là phương thức tồn tại của ý thức.
Theo tâm lí học thì ý thức là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất chỉ riêng con

người mới có, được phản ánh bằng ngôn ngữ, thông qua khả năng tiếp thu các tri thức
mà con người đã tiếp thu được. Ý thức chính là sự phản ánh kết quả do cảm giác, tri
giác, tư duy, cảm xúc… mang lại. Từ đó cho thấy ý thức là tồn tại được nhận thức
(Nguyễn Xuân Thức và ctv, 2008).
Như vậy có nhiều quan điểm khác nhau về ý thức trong phạm trù triết học và tâm
lí học. Nhưng nghiên cứu này đồng thuận theo quan điểm của triết học Mac-Lênin và
tác giả Nguyễn Xuân Thức, đó là ý thức chính là sự phản ánh sáng tạo của thế giới
khách quan vào trong bộ não của người thông qua lao động có ngôn ngữ. Ý thức là
GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

7

SVTH: Biện Minh Tân


một hiện tượng tâm lý xã hội có kết cấu phức tạp bao gồm tự ý thức, tri thức, tình cảm,
ý chí. Trong đó tri thức là quan trọng nhất, là phương thức tồn tại của ý thức.
2.1.2 Nguồn gốc ý thức.
2.1.2.1 Nguồn gốc tự nhiên.
Trước Mác nhiều nhà duy vật tuy không thừa nhận tính chất siêu tự nhiên của ý
thức, song do khoa học chưa phát triển nên cũng không giải thích đúng nguồn gốc và
bản chất của ý thức. Dựa trên những thành tựu khoa học tự nhiên nhất là sinh lý học
thần kinh, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định rằng ý thức là một thuộc tính
của vật chất sống có tổ chức cao đó là bộ não người. Bộ não người là cơ quan vật chất
của ý thức. Ý thức là chức năng của bộ não người. Hoạt động ý thức của con người
diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người. Ý thức phụ thuộc vào
hoạt động của bộ não người, do đó khi bộ não bị tổn thương thì hoạt động ý thức của
con người sẽ không bình thường hoặc bị rối loạn. Vì vậy không thể tách rời ý thức ra
khỏi hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người (Đào Duy Thanh và ctv, 2002).
2.1.2.2 Nguồn gốc xã hội.

Để cho ý thức ra đời, những tiền đề của nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng,
không thể thiếu được, song vẫn chưa đủ. Điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức
chính là những tiền đề có nguồn gốc xã hội. Ý thức ra đời cùng với quá trình hình
thành bộ não con người nhờ lao động, ngôn ngữ và những quan hệ xã hội. Lao động là
hoạt động có ý thức, có mục đích, bằng phương pháp của con người làm biến đổi hiện
thực khách quan. Loài vật tồn tại nhờ vào những vật phẩm có sẵn trong tự nhiên dưới
dạng trực tiếp, còn loài người thì khác hẳn. Những vật phẩm cần thiết cho sự sống
thường không có sẵn trong tự nhiên. Con người phải tự tạo ra những vật phẩm ấy
thông qua hoạt động lao động, ví dụ như “điều khác biệt giữa người thợ dệt và con
nhện là trước khi lao động làm ra một sản phẩm, người thợ phải hình dung ra trước mô
hình của sản phẩm và cách làm ra sản phẩm trên cơ sở huy động toàn bộ vốn hiểu biết,
năng lực trí tuệ của họ vào đó. Con người có ý thức về cái mà họ sẽ làm ra” (Nguyễn
Xuân Thức và ctv, 2008, tr.84).
Trong lao động con người phải chế tạo và sử dụng các công cụ lao động, tiến
hành các thao tác và hành động lao động, tác động vào đối tượng lao động để làm ra

GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

8

SVTH: Biện Minh Tân


sản phẩm. Từ đó ý thức con người được hình thành và thể hiện trong quá trình lao
động.
Một ví dụ minh họa cho điều nói trên là khi dân tộc ta mới tiến vào khai hoang ở
phương nam, nơi đây là một vùng sinh thái có khí hậu và thổ nhưỡng màu mỡ, động thực vật phong phú đa dạng. Mọi thứ hầu như đều có sẵn và con người sống chủ yếu
dựa vào những gì mà thiên nhiên ban tặng, từ đó hình thành ý thức sâu sắc trong cộng
đồng xã hội về một vùng đất trù phú. Ngày nay, ý thức đó vẫn còn ăn sâu trong suy
nghĩ của rất nhiều người, đó là điều sai lầm. Trong khi con người chỉ biết lấy đi cái họ

cần mà không hề có ý thức trả lại cho thiên nhiên những gì cần thiết để có thể tái tạo
lại hệ sinh thái. Trái lại các hoạt động như: khai thác thủy hải sản quá mức, phá rừng,
lạm dụng phân hóa học...v.v. chính là những nguyên nhân hủy hoại môi trường sinh
thái ngày càng nghiêm trọng.
Từ đó, thấy rằng ý thức của con người được sinh ra là do sự tác động vào thế giới
tự nhiên. Nói cách khác, ý thức chỉ được hình thành thông qua hoạt động thực tiễn của
con người, ví dụ: hoạt động cày cấy, đánh bắt thủy sản, xây nhà..v..v. Nhờ tác động
vào thế giới mà con người khám phá ra những bí mật của thế giới, ngày càng làm
phong phú và sâu sắc ý thức của mình về thế giới.
Trong quá trình lao động, con người xuất hiện nhu cầu trao đổi kinh nghiệm với
nhau. Chính nhu cầu đó đòi hỏi sự xuất hiện của ngôn ngữ. Ăngghen cho rằng:” Trước
hết là lao động; sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức kích
thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của loài vượn, làm cho bộ óc đó dần biến
chuyển thành bộ óc của con người” (trích dẫn bởi Đào Duy Thanh và ctv, 2002, tr.75).
Ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) vừa là phương tiện giao tiếp đồng thời là công cụ của
tư duy. Nhờ ngôn ngữ con người mới có thể khái quát hoá, trừu tượng hoá, mới có thể
suy nghĩ, tách khỏi sự vật cảm tính. Nhờ ngôn ngữ, kinh nghiệm, hiểu biết của người
này được truyền cho người kia, thế hệ này cho thế hệ khác. Ý thức không phải là hiện
tượng thuần tuý cá nhân mà là một hiện tượng có tính chất xã hội, do đó không có
phương tiện trao đổi xã hội về mặt ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành và phát
triển được. Như vậy, ngôn ngữ là yếu tố quan trọng để phát triển tâm lý, tư duy và văn
hoá xã hội của loài người nói chung.

GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

9

SVTH: Biện Minh Tân



2.1.3 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
2.1.3.1 Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội.
Theo Đào Duy Thanh và ctv (2002), Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui
cùng các ctv (2006), ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội là do những
nguyên nhân sau đây:
- Vì bản thân ý thức vốn là cái phản ánh tồn tại xã hội mà sự biến đổi xã hội
thường diễn ra với tốc độ nhanh, nên ý thức không phản ánh kịp và trở thành lạc hậu.
Hơn nữa, ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội cho nên nó chỉ biến đổi sau khi
tồn tại xã hội đã biến đổi.
- Tính chất bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội và những tư tưởng chứa
đựng trong các hình thái đó. Ví dụ như những tư tưởng tôn giáo, những quan niệm và
chuẩn mực về đạo đức, những tập hoán lao động…)
- Ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của nhóm, của tập thể và những giai cấp
nhất định trong xã hội. Vì vậy, những tư tưởng cũ lạc hậu thường được các lực lượng
xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá, nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ.
2.1.3.2 Ý thức tác động trở lại tồn tại xã hội.
Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội nhưng không đơn thuần chỉ là sự phản
ánh giản đơn, máy móc mà là sự phản ánh tích cực, năng động và sáng tạo trong hoạt
động thực tiễn. Khi phương thức sản xuất của xã hội thay đổi thì những tư tưởng và lý
luận xã hội, những quan điểm chính trị pháp quyền, đạo đức..v..v..cũng sẽ biến đổi
theo. Mức độ phản ánh phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể như tính chất các
mối quan hệ kinh tế mà trên đó ý thức xã hội nảy sinh, vai trò lịch sử của giai cấp cầm
quyền, mức độ phản ánh đúng đắn của ý thức xã hội trong quần chúng. Tồn tại xã hội
quyết định ý thức xã hội, không chỉ dừng lại ở việc xác định nguồn gốc và sự phụ
thuộc của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội, mà còn chỉ ra rằng không phải bất cứ tư
tưởng, quan điểm, lý luận, hình thái ý thức xã hội nào cũng rõ ràng và trực tiếp những
quan hệ kinh tế của thời đại .Vì vậy, cần phân biệt vai trò của ý thức tư tưởng tiến bộ
và ý thức tư tưởng phản tiến bộ đối với sự phát triển xã hội (Nguyễn Xuân Thức và
ctv, 2008).


GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

10

SVTH: Biện Minh Tân


2.1.4 Kết cấu của ý thức.
Ý thức là một hiện tượng tâm lý – xã hội có kết cấu vô cùng phức tạp. Trong
giới hạn nghiên cứu chỉ tìm hiểu về các yếu tố hợp thành và chiều sâu của nội tâm.
2.1.4.1 Các yếu tố hợp thành.
Các yếu tố hợp thành ý thức bao gồm như: tri thức, tình cảm, thái độ, niềm tin,
lý trí, ý chí…trong đó tri thức là yếu tố quan trọng cốt lõi.
Theo quan điểm triết học: “Tri thức là kết quả quá trình nhận thức của con
người về thế giới hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy
luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ thống ký
hiệu khác” (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui cùng các ctv,2006,tr.173).
Nếu tri thức theo quan điểm triết học là kết quả của quá trình nhận thức thì về
phương diện tâm lý học các quá trình nhận thức cảm tính mang lại những tài liệu đầu
tiên cho ý thức là tầng bậc thấp của ý thức (Nguyễn Quang Uẩn và ctv, 2000).
Có nhiều loại tri thức khác nhau, ví dụ như tri thức về tự nhiên, xã hội, về con
người..v..v..Với các cấp độ nhận thức khác nhau như tri thức kinh nghiệm được đúc
kết hằng ngày từ quá trình lao động sản xuất của con người hoặc thí nghiệm khoa học,
tuy nhiên tri thức kinh nghiệm thường rời rạc và mang tính chất cá nhân. Sau tri thức
kinh nghiệm là tri thức khoa học phản ánh trình độ của con người đi sâu nghiên cứu
bản chất và các qui luật của hiện thực. Từ đó, nhận thức thấu đáo về hiện thực khách
quan. Sự phản ánh của thế giới khách quan vào ý thức con người không chỉ đem lại
cho con người tri thức mà còn tạo ra tình cảm, ý chí, niềm tin…thể hiện tính năng
động của ý thức con người đối với thế giới. Đó là quá trình con người vận dụng những
hiểu biết và bày tỏ thái độ của bản thân nhằm thích nghi, cải tạo thế giới và hoàn thiện

chính mình.
2.1.4.2 Theo chiều sâu của nội tâm.
Theo Nguyễn Quang Uẩn và ctv (2000), Nguyễn Xuân Thức và ctv (2008),
Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui cùng các ctv (2006), chiều sâu nội tâm của ý
thức con người bao gồm: tự ý thức, tiềm thức, vô thức.
A. Tự ý thức
Sự tự ý thức giúp con người nhận thức được sự tồn tại của bản thân là một thực
thể hoạt động có cảm giác, tư duy, hành vi đạo đức và vị trí của mỗi người trong xã
GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

11

SVTH: Biện Minh Tân


hội. Tự ý thức là mức độ cao của ý thức. Theo Nguyễn Quang Uẩn và ctv (2000), sự tự
ý thức thường biểu hiện ở các mặt sau:
- Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội dung tâm hồn,
đến vị thế và các quan hệ xã hội
- Có thái độ với bản thân, tự nhận xét, tự đánh giá
- Tự điều chỉnh, tự điều khiển hành vi theo mục đích tự giác
- Có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện mình
B. Tiềm thức
Tiềm thức là những hoạt động tâm lý (chủ yếu là nhận thức cảm tính và lý tính)
tự động diễn ra ngoài sự kiểm soát của chủ thể, nhưng có tác động trực tiếp lên hoạt
động của tâm lý đang diễn ra trong sự kiểm soát của chủ thể. Trong tư duy khoa học
tiềm thức chủ yếu gắn với tư duy chính xác, những tư duy được lặp đi lặp lại nhiều lần
mà con người thường gặp. Đảm bảo tính chính xác và chặt chẽ cần thiết của tư duy
khoa học, giúp con người giảm tải sự căng thẳng của bộ não về khối lượng kiến thức,
tài liệu với các hoạt động thường được lặp đi lặp lại nhiều lần. “ Tiềm thức thường trực

chỉ đạo hành động, lời nói, suy nghĩ… của một người tới mức độ không cần ý thức
tham gia” (Nguyễn Xuân Thức và ctv, 2008, tr. 82).
C. Vô thức
Có thể hiểu vô thức là hoạt động tâm lý có liên quan đến các hoạt động xảy ra
ngoài phạm vi lý trí hoặc chưa được con người ý thức đến. Vô thức còn được thể hiện
bằng những hành vi mà con người chưa ý thức được, ví dụ như: lạm dụng phân hóa
học, thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt. Hoặc những hành vi trước đó đã ý thức
được thông qua sự lặp đi lặp lại nhiều lần tạo thành thói quen đến mức xảy ra tự phát
không có sự chỉ đạo của ý thức, ví dụ: như một số kĩ xảo, thói quen của con người
được luyện tập thành thuc, trở thành tiềm thức, một dạng tiềm tàng sâu lắng của ý
thức. Hay hiểu theo cách khác thì : “Vô thức là những trạng thái tâm lý có chiều sâu,
điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người mà chưa có sự tranh
luận của nội tâm, chưa có sự truyền đạt thông tin bên trong, chưa có sự kiểm tra, tính
toán của lý trí” (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui cùng các ctv, 2006, tr.176).
Tuy nhiên không nên cường điệu hóa, thần bí hóa vô thức khiến vô thức trở thành một
hiện tượng bị cô lập, tách rời khỏi hoàn cảnh xung quanh mà không liên quan gì đến ý
GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

12

SVTH: Biện Minh Tân


×