Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM FEEDMAX® TRONG THỨC ĂN HEO NÁI GIAI ĐOẠN CUỐI MANG THAI ĐẾN LẺ BẦY HEO CON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.49 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
***************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM
FEEDMAX® TRONG THỨC ĂN HEO NÁI GIAI ĐOẠN
CUỐI MANG THAI ĐẾN LẺ BẦY HEO CON

Sinh viên thực hiện : ĐÀO TRÍ VĂN
Lớp

: DH06CN

Ngành

: Chăn Nuôi

Niên khóa

: 2006 - 2010

Tháng 8/2010


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
***************



ĐÀO TRÍ VĂN

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM
FEEDMAX® TRONG THỨC ĂN HEO NÁI GIAI ĐOẠN
CUỐI MANG THAI ĐẾN LẺ BẦY HEO CON

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Chăn Nuôi

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. Bùi Huy Như Phúc
KS. Lê Thanh Nghị

Tháng 8/2010

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên: Đào Trí Văn
Tên luận văn: “KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM
FEEDMAX® TRONG THỨC ĂN HEO NÁI GIAI ĐOẠN CUỐI MANG THAI
ĐẾN LẺ BẦY HEO CON”.
Đã hoàn thành khoá luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các
ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày 31/08/2010
Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS. Bùi Huy Như Phúc

ii



LỜI CẢM TẠ
Xin kính dâng đến cha mẹ sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc nhất về công
ơn sinh thành, dưỡng dục và đặc biệt là sự hy sinh cao đẹp của Người suốt cả cuộc
đời tận tụy tất cả vì con.
 Biết ơn sâu sắc
PGS.TS. Bùi Huy Như Phúc đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt
những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp.
 Ghi nhớ ơn
BSTY. Đào Văn Linh Vũ, BSTY. Trần Thị Yến Như đã luôn bên cạnh động
viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi về điều kiện vật chất cũng như tinh thần trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
 Chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Ban Chủ
Nhiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, Bộ môn Dinh Dưỡng Gia Súc và toàn thể quý
thầy cô khoa Chăn nuôi – Thú y đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong
những năm theo học tại trường.
 Trân trọng cảm ơn
Sự hổ trợ nhiệt tình của Ban giám đốc Xí Nghiệp Heo Giống Cấp 1, đặc biệt
là sự hổ trợ của Chú Tân, Chị Lệ, bạn Thu, bạn Hạnh cùng các anh chị em trong tổ
nái sinh sản, toàn thể anh chị em trong Xí Nghiệp Heo Giống Cấp 1. KS. Lê Thanh
Nghị đã tạo điều kiện tôi hoàn thành tốt đẹp thí nghiệm.
 Cảm ơn
Xin gởi đến toàn thể người thân trong gia đình, cô Kiều Vân, toàn thể bạn bè
trong và ngoài lớp Chăn Nuôi 32 lòng quý mến và sự biết ơn chân thành nhất.

Đào Trí Văn


iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát ảnh hưởng việc bổ sung chế phẩm
Feedmax® trong thức ăn heo nái giai đoạn cuối mang thai đến lẻ bầy heo con”
được tiến hành tại Xí Nghiệp Heo Giống Cấp 1 thời gian từ ngày 06/05/2010 đến
ngày 08/07/2010. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu
tố trên 30 heo nái mang thai 105 ngày thuộc các giống thuần Landrace, Yorkshire;
bố trí đồng đều về giống, lứa đẻ, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và được chia đều
thành 3 lô (lô 1, lô 2 và lô 3), mỗi lô có 10 heo nái. Trong đó:
Lô 1: Lô đối chứng (sử dụng thức ăn căn bản)
Lô 2: Lô thí nghiệm 1 (sử dụng thức ăn căn bản + 250 gam chế phẩm
Feedmax® /1 tấn thức ăn).
Lô 3: Lô thí nghiệm 2 (sử dụng thức ăn căn bản + 500 gam chế phẩm
Feedmax® /1 tấn thức ăn).
- Kết quả thu được từ lô thí nghiệm 1 so với lô đối chứng:
Tăng sản lượng sữa heo nái lên 15,13 %, giảm tỷ lệ giảm trọng heo nái 0,81
% so với lô 1. Ngoài ra, tăng tỷ lệ HCSS còn sống trên ổ và tỷ lệ nuôi sống đến cai
sữa là 9,04 % và 5,08 %. Tăng trọng lượng toàn ổ và tăng trọng toàn ổ lần lượt là
3,57 kg/ổ và 6,52 kg/ổ so với lô 1. Góp phần cải thiện được tăng trọng trọng tuyệt
đối của heo con là 7 gam/con/ngày. Giảm tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên heo con là
4,02 %. Tăng hiệu quả kinh tế lên 9,04 %.
- Kết quả thu được từ lô thí nghiệm 2 so với lô đối chứng:
Tăng sản lượng sữa của heo nái 6,05 %. Tỷ lệ hao mòn của heo nái giảm ít
hơn 1,55 % so với lô 1. Góp phần nâng cao tỷ lệ nuôi sống HCSS và tỷ lệ heo con
nuôi sống đến cai sữa heo con lần lượt là 4,89 % và 5,18 %. Làm tăng trọng toàn ổ
và trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa lô 3 cao hơn lô 1 là 1,46 kg/ổ và 2,34 kg/ổ.
Tuy nhiên, lô 3 không cải thiện được tỷ lệ ngày con tiêu chảy (tăng 3,19 %) và hiệu
quả kinh tế (thấp hơn 11,51 %) so với lô 1.


iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ...................................................................................................................... i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ..................................................................... i
Lời cảm tạ.................................................................................................................. iii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iv
Mục lục........................................................................................................................ v
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... viii
Danh sách các bảng .................................................................................................... ix
Danh sách các hình...................................................................................................... x
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................ xi
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ................................................................................ 2
1.2.1. Mục đích............................................................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu.............................................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ DINH DƯỠNG HEO NÁI ...................................... 3
2.1.1. Đặc điểm sinh lý và dinh dưỡng heo nái giai đoạn mang thai .......................... 3
2.1.2. Đặc điểm sinh lý và dinh dưỡng heo nái giai đoạn nuôi con ............................ 4
2.1.3. Tầm quan trọng của lượng thức ăn ăn vào đối với heo nái ............................... 6
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HEO CON THEO MẸ .................................................... 7
2.2.1. Đặc điểm sinh lý bộ máy tiêu hóa và khả năng miễn dịch heo con .................. 7
2.2.2. Hoạt động của enzyme tiêu hóa ........................................................................ 8
2.2.3. Sự cần thiết của sữa mẹ ..................................................................................... 9
2.3. MỘT VÀI CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC DÙNG THẢO DƯỢC BỔ SUNG

TRONG THỨC ĂN GIA SÚC ............................................................................ 9
2.4. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CHẾ PHẨM FEEDMAX® .................................. 11

v


2.4.1. Sơ lược về chế phẩm Feedmax® ..................................................................... 11
2.4.2. Thành phần chính của chế phẩm Feedmax® ................................................... 12
2.4.2.1. Hoàng kỳ ...................................................................................................... 12
2.4.2.2. Cam thảo ...................................................................................................... 14
2.4.2.3. La hán quả .................................................................................................... 17
2.5. SƠ LƯỢC VỀ XÍ NGHIỆP HEO GIỐNG CẤP 1 ............................................ 19
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............................ 20
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐIẠ ĐIỂM ............................................................................. 20
3.1.1. Thời gian ......................................................................................................... 20
3.1.2. Điạ điểm .......................................................................................................... 20
3.2. ĐỐI TƯỢNG THÍ NGHIỆM ............................................................................. 20
3.3. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ...................................................................................... 20
3.4. ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM ............................................................................... 21
3.4.1. Nhiệt độ chuồng nuôi heo thí nghiệm ............................................................. 21
3.4.2. Chuồng trại ...................................................................................................... 22
3.4.3. Thức ăn và nước uống cho heo thí nghiệm ..................................................... 23
3.4.4. Chăm sóc nuôi dưỡng ..................................................................................... 24
3.4.5. Vệ sinh và phòng bệnh .................................................................................... 27
3.4.5.1. Vệ sinh ......................................................................................................... 27
3.4.5.2. Phòng bệnh ................................................................................................... 27
3.4.6. Một số loại thuốc thông dụng trên nái ............................................................ 27
3.5. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI .............................................................................. 29
3.5.1. Chỉ tiêu theo dõi trên heo con ......................................................................... 29
3.5.1.1. Số heo con .................................................................................................... 29

3.5.1.2. Tỷ lệ heo con nuôi sống ............................................................................... 29
3.5.1.3. Các chỉ tiêu liên quan đến trọng lượng heo con........................................... 29
3.5.1.4. Các chỉ tiêu liên quan đến tăng trọng ........................................................... 30
3.5.1.5. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên heo con ......................................................... 31
3.5.2. Chỉ tiêu theo dõi trên heo nái .......................................................................... 31

vi


3.5.2.1. Sản lượng sữa heo nái .................................................................................. 31
3.5.2.2. Trọng lượng heo nái ..................................................................................... 31
3.5.2.3. Độ hao mòn của heo nái từ khi sinh đến cai sữa.......................................... 31
3.5.2.4. Thời gian trung bình của heo nái từ khi cai sữa đến lên giống lại ............... 31
3.5.2.5. Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân của nái .................................................... 31
3.6. HIỆU QUẢ KINH TẾ ........................................................................................ 32
3.7. PHƯƠNG PHÁP LÝ SỐ LIỆU ......................................................................... 32
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 33
4.1. Các chỉ tiêu theo dõi trên heo con ...................................................................... 33
4.1.1. Số heo con từ sơ sinh đến cai sữa 28 ngày...................................................... 33
4.1.2. Trọng lượng heo con từ sơ sinh đến cai sữa 28 ngày...................................... 34
4.1.3. Tăng trọng heo con từ lúc chọn nuôi đến cai sữa 28 ngày.............................. 36
4.1.4. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên heo con ............................................................ 37
4.2. Các chỉ tiêu theo dõi trên heo nái ....................................................................... 38
4.2.1. Lượng thức ăn của heo nái .............................................................................. 38
4.2.2. Sản lượng sữa của heo nái............................................................................... 40
4.2.3. Độ giảm trọng của heo nái nuôi con từ sau khi sinh đến cai sữa 28 ngày ...... 41
4.3. Hiệu quả kinh tế ................................................................................................. 41
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 43
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 43
5.2. ĐẾ NGHỊ ........................................................................................................... 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 44
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 48

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HCSS

: Heo con sơ sinh

HCCS

: Heo con cai sữa

CPTĂ

: Chi phí thức ăn

TLNS

: Tỷ lệ nuôi sống

SLS

: Sản lượng sữa

TTTO

: Tăng trọng toàn ổ


TLHCSS

: Trọng lượng heo con sơ sinh

TLCN

: Trọng lượng chọn nuôi

TTTĐHC

: Tăng trọng tuyệt đối heo con

TLNCTC

: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy

TĂTT

: Thức ăn tiêu thụ

TĂTTBQ

: Thức ăn tiêu thụ bình quân

ME

: Metabolizable Energy (năng lượng trao đổi)

NSIF


: National Swine Improvement Federation

M.M.A

: Metritis, mastitis, agalactia (viêm tử cung, viêm vú, mất sữa).

ME

: Metabolic energy (năng lượng trao đổi)

MJ

: Mega joule (năng lượng trao đổi)

DE

: Digestive energy (năng lượng tiêu hóa)

TLBQHCSS : Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh
TLHCSSBQ : Trọng lượng heo con sơ sinh bình quân
TLBQHCCS : Trọng lượng bình quân heo con cai sữa
HCSSBQ

: Heo con sơ sinh bình quân

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ..............................................................................21
Bảng 3.2 Nhiệt độ chuồng nuôi.................................................................................21
Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng thức ăn căn bản ...................................................23
Bảng 3.4 Thành phần dinh dưỡng cám Micro lacta ant ............................................26
Bảng 3.5 Thành phần dinh dưỡng cám Delice B ......................................................26
Bảng 3.6 Một số loại thuốc thông dụng trong quá trình thí nghiệm .........................28
Bảng 4.1 Số heo từ sơ sinh, còn sống, chọn nuôi, còn sống đến 28 ngày tuổi .........33
Bảng 4.2 Một số chỉ tiêu về trọng lượng heo con .....................................................34
Bảng 4.3 Một số chỉ tiêu về tăng trọng heo con .......................................................36
Bảng 4.4 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên heo con .......................................................37
Bảng 4.5 Lượng thức ăn bình quân của nái mang thai 105 ngày đến khi sinh .........38
Bảng 4.6 Lượng thức ăn bình quân của nái nuôi con ...............................................39
Bảng 4.7 Sản lượng sữa heo nái ................................................................................40
Bảng 4.8 Độ giảm trọng của heo nái nuôi con từ sau khi sinh đến 28 ngày .............41
Bảng 4.10 Ước tính chi phí .......................................................................................42
Bảng 4.11 Ước tính hiệu quả ....................................................................................42

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cây và rễ cây Hoàng kỳ .............................................................................12
Hinh 2.2 Cây và rễ cây cam thảo Bắc .......................................................................15
Hình 2.3 Quả la hán ..................................................................................................17

x



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam vốn là một nước có nền nông nghiệp lâu đời, mặc dù có nhiều
thăng trầm biến đổi nhưng nền nông nghiệp vẫn khẳng định được thế mạnh, vị thế
và sự đóng góp rất lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Chăn nuôi là một bộ phận góp
phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước mà đặc biệt là chăn nuôi heo. Sản
phẩm thịt heo chiếm 70 % tổng lượng thịt tiêu thụ hàng ngày trên thị trường.
Trong chăn nuôi heo, nuôi heo nái là một khâu rất quan trọng vì trong quá
trình mang thai, heo nái có nhiều biến đổi về mặt sinh lý, trọng lượng, nhu cầu dinh
dưỡng… nếu không đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng và dưỡng chất trong giai
đoạn này sẽ làm cho heo nái không đạt tiêu chuẩn về sức khỏe dẫn đến làm giảm số
lượng heo con sinh ra, heo con sinh ra yếu, tỷ lệ chết cao.
Vì thế, mục tiêu cuối cùng trong chăn nuôi heo nái hiện nay là làm thế nào
để heo mẹ có khả năng cho sữa tối đa theo tiềm năng của giống; heo con lớn nhanh,
khỏe mạnh, đạt trọng lượng cai sữa cao, hạn chế tỷ lệ dịch bệnh đặc biệt là bệnh
tiêu chảy trên heo con đến mức thấp nhất; khi cai sữa heo nái có thể trạng tốt,
khoảng cách từ khi cai sữa đến phối giống lại ngắn, các lứa đẻ tiếp theo vẫn duy trì
ở mức tốt. Muốn vậy, ngoài việc đảm bảo những yếu tố quan trọng như công tác
giống, sự nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý phù hợp thì yếu tố dinh dưỡng cũng góp
phần quan trọng không kém. Nhiều tài liệu trong và ngoài nước khuyến cáo rằng,
khi tăng được chất lượng thức ăn của heo nái sẽ ảnh hưởng rất tốt đến các chỉ tiêu
nói trên. Trên thực tế, có rất nhiều cách để làm được điều đó chẳng hạn lựa chọn
những nguyên liệu tốt; sử dụng các chế phẩm bổ sung như vitamin, acid hữu cơ, các
acid amin, khoáng chất, enzyme… vào thức ăn. Gần đây, thì việc sử dụng các chiết
xuất từ thảo dược bổ sung vào thức ăn cho heo nói riêng và gia súc nói chung cũng
được xem là một giải pháp khá hữu hiệu bởi nó phần nào thay thế kháng sinh kích

1



thích tăng trưởng, tăng cường sức đề kháng cho gia súc và đặc biệt là an toàn đối
với môi trường.
Xuất phát từ lý do đó, được sự đồng ý của bộ môn Dinh Dưỡng Khoa Chăn
Nuôi – Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và sự hướng
dẫn của PGS.TS. Bùi Huy Như Phúc, KS. Lê Thanh Nghị chúng tôi đã thực hiện đề
tài “KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM FEEDMAX®
TRONG THỨC ĂN HEO NÁI GIAI ĐOẠN CUỐI MANG THAI ĐẾN LẺ
BẦY HEO CON”.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Đánh giá sức sinh sản và sản xuất của heo nái khi bổ sung chế phẩm
Feedmax® vào khẩu phần từ giai đoạn mang thai 105 ngày đến khi kết thúc giai
đoạn nuôi con
1.2.2 Yêu cầu
Thí nghiệm nhằm theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản của heo nái như độ hao
mòn nái, sản lượng sữa, thời gian lên giống lại… và khảo sát ảnh hưởng trên sức
sinh trưởng của heo con về trọng lượng.
Thông qua kết quả thí nghiệm đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế giữa các lô.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ DINH DƯỠNG HEO NÁI
2.1.1 Đặc điểm sinh lý và dinh dưỡng heo nái giai đoạn mang thai
Mục tiêu của việc nuôi dưỡng heo nái giai đoạn mang thai là giảm thiểu chết
phôi và chết thai nhằm đạt số heo con sinh ra nhiều trên ổ, trọng lượng sơ sinh lớn,
đồng đều và thể trạng mạnh (Nguyễn Thị Bạch Trà, 2000).

Thời gian mang thai của heo nái kéo dài trung bình từ 114 – 116 ngày. Theo
Võ Văn Ninh (2003), thời kỳ mang thai có thể chia ra làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn chửa kỳ 1: Kéo dài khoảng 60 ngày mang thai, thời kỳ này phôi
và thai còn nhỏ, sử dụng ít chất trong máu của heo mẹ, dưỡng chất còn lại heo nái
dùng để dự trữ tạo sữa sau này. Thiếu chất dinh dưỡng trong giai đoạn này có ảnh
hưởng xấu đến sự phát triển của phôi thai như hiện tượng tiêu phôi, heo nái còn ít
thai sống khi sinh mà chứa nhiều thai khô (thai gỗ). Thừa chất dinh dưỡng cũng dẫn
đến tiêu phôi và làm heo nái trở nên mập mỡ. Vì vậy việc định lượng thức ăn cho
heo nái ở giai đoạn này phải hết sức chặt chẽ. Thường trong giai đoạn mang thai kỳ
một cần đảm bảo khẩu phần ăn: Heo nái mập cho ăn 2 kg/ngày, heo nái trung bình
cho ăn 2,5 kg/ngày, heo nái gầy cho ăn 3,0 kg/ngày (Võ Văn Ninh,2003). Trong
tháng đầu thai kỳ, không nên cho nái ăn mức năng lượng cao, nái có lượng thức ăn
tiêu thụ trong ngày cao (nhiều hơn 1,5 kg/ngày) thì tỷ lệ phôi sống càng giảm. Theo
Nguyễn Thị Bạch Trà (2003), khi heo nái ăn 1,5 kg/ngày tỷ lệ phôi sống là 82,8 %,
khi heo nái ăn 3 kg/ngày cho tỷ lệ phôi sống là 71,9 %.
- Giai đoạn chửa kỳ 2: Kéo dài 54 – 55 ngày tiếp theo, thời kỳ này thai đã
lớn và sử dụng nhiều dưỡng chất trong máu heo mẹ để phát triển. Việc bổ sung
dưỡng chất đầy đủ trong giai đoạn này là rất quan trọng. Cần cho heo nái vận động
để có hệ cơ tốt, chân khỏe, khung xương chậu nở rộng (đối với heo nái đẻ lứa đầu).

3


Khẩu phần ăn của heo nái theo định mức thông thường là 1,5 kg/ngày cho heo nái
mập; 2,0 kg/ngày cho heo nái trung bình; 2,5 kg/ngày cho heo nái gầy (Võ Văn
Ninh, 2003).
Khi heo nái sắp sinh, khẩu phần ăn của heo nái cần giảm dần lượng thức ăn ở
5 ngày trước khi sinh của heo nái là 2,5 kg – 2 kg – 1,5 kg – 1 kg – 0,5 kg. Việc
giảm khẩu phần ăn cho heo nái khi gần đến ngày sinh giúp cho bào thai không bị
chèn ép và tạo stress, làm cho nái tăng tiết hormon, dễ sinh. Hơn thế nữa, heo nái

mập thường lười rặn, sinh chậm, dễ gây ngộp thai, chết thai, sau khi sinh dễ mắc hội
chứng M.M.A (Metritis, Mastitis, Agalactia: viêm tử cung, viêm vú, mất sữa).
Theo khuyến cáo từ NRC, khẩu phần có mức năng lượng 3.100 Kcal ME/kg
thức ăn; 14 – 15 % protein thô; 0,5 % lysine; 0,9 % Ca; 0,8 % P tổng số với lượng
thức ăn 2,0 – 2,2 kg/ngày có thể thoả mãn nhu cầu protein, năng lượng, Ca và P của
heo nái mang thai.
Trong khẩu phần heo nái chất xơ có vai trò khá quan trọng. Tỷ lệ chất xơ ở
mức 9 % trong suốt thời kỳ mang thai hoặc 9 % ở giai đoạn chửa kỳ 1 và 12 % giai
đoạn chửa kỳ 2 có tác dụng làm giảm tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A từ 60 % xuống
còn 16,6 %, góp phần làm tăng trọng lượng heo con lúc cai sữa trên ổ (Nguyễn Như
Pho, 2001).
Khoảng thời gian heo nái sinh chỉ cho uống nước, ngày heo nái sinh chỉ cho
ăn khoảng 0,5 – 1,0 kg thức ăn/ngày và thêm khoảng 1 kg/ngày vào những ngày
tiếp theo cho đến khi đạt tối đa (Nguyễn Thị Bạch Trà 2003).
2.1.2 Đặc điểm sinh lý và dinh dưỡng heo nái giai đoạn nuôi con
Sau khi sinh, khả năng ăn của heo nái thường giảm. Phải định lượng thức ăn
hàng ngày theo sự tiết sữa của nái và sức bú của heo con, nên tăng lượng thức ăn
dần dần để tránh tình trạng nái dư sữa đột ngột (Võ Văn Ninh, 2003).
Để đáp ứng năng lượng trong kỳ nuôi con của heo nái cần đảm bảo hai yếu
tố chính là cầu năng lượng cho duy trì của heo nái và nhu cầu cho sự sản xuất sữa.
Nếu năng lượng trong khẩu phần không đáp ứng đủ cho duy trì và tiết sữa, cơ thể
nái sẽ huy động các mô để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho tiết sữa. Theo Mullan

4


và ctv (1989) cho rằng, heo nái ăn mức năng lượng thấp trong suốt thời kỳ cho sữa
thì huy động dưỡng chất từ mô nhiều dẫn đến tăng sự giảm trọng và năng lượng bị
mất từ cơ thể trong hai tuần đầu tiên (trích dẫn Nguyễn Thị Kim Loan, 2006).
Mức năng lượng cung cấp tuỳ thuộc vào sức sản xuất sữa, thể trạng của heo

nái, trọng lượng có thể mất trong giai đoạn nuôi con, số con trong ổ và số ngày nuôi
con. Sau khi sinh giới hạn thức ăn và tăng dần cho tới khi ăn tự do từ ngày thứ 4.
Thường xuyên cung cấp đầy đủ nước uống cho heo nái, bình quân heo nái cần 20 –
30 lít nước một ngày. Thiếu nước sẽ làm heo nái giảm ăn, giảm sản lượng sữa và
heo nái thường đứng lên nhiều lần để uống nước dễ làm tổn thương heo con.
Mục tiêu việc nuôi dưỡng heo nái là thành tích cả đời heo nái. Vì thế, chế độ
dinh dưỡng của heo nái nuôi con ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau cai sữa như
thời gian lên giống lại, tỷ lệ rụng trứng, tỷ lệ đậu thai, số heo con trên lứa kế tiếp.
Theo Whittemore (1989, trích dẫn Nguyễn Ngọc Châu, 2005) ước tính cứ giảm
khoảng 1 % mỡ lưng cơ thể heo nái trong thời gian nuôi con sẽ giảm 0,1 con sinh ra
ở lứa đẻ kế tiếp. Trong thời gian nái nuôi con cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho
việc tạo sữa và ngăn ngừa sự hao hụt trọng lượng cũng như thể trạng của nái. Trong
thời gian này, mức giảm trọng tối đa có thể chấp nhận được là 20 % của trọng lượng
cơ thể (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997).
Theo Võ Văn Ninh (2003), nái nuôi con trong tháng đầu thường giảm trọng
khoảng 10 % trọng lượng cơ thể, thức ăn xấu có thể làm heo nái giảm trọng nhiều
hơn và làm heo nái chậm động dục trở lại sau cai sữa. Một khuyến cáo của Nghiêm
Khánh (1997), heo nái giảm trọng dưới 20 % cơ thể thì sau khi cai sữa khoảng 3 – 7
ngày là động dục trở lại, những heo nái giảm trên 30 % thể trọng thường phải hàng
tháng sau khi cai sữa mới động dục trở lại, không đảm bảo một năm hai lứa đẻ
(trích dẫn Nguyễn Thị Kim Loan, 2006).
Theo Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiên (2000), sự hao mòn cơ thể nái phụ
thuộc vào lứa đẻ, tăng dần từ lứa 1 đến lứa 5 và giảm dần ở các lứa sau. Hao mòn
của heo nái bình quân 15 % trọng lượng cơ thể là bình thường.

5


Lượng thức ăn tối thiểu cho một nái nuôi con trong một ngày được tính theo
số heo con có trong ổ là 0,5 kg thức ăn trên một heo con (Trung tâm tư vấn và hổ

trợ phát triển nông nghiệp nông thôn, 2005).
Theo Cole (1990) ước tính năng lượng cần thiết cho một heo nái nuôi con để
tránh tình trạng giảm trọng heo nái là 80 – 120MJ (19120 – 28680 Kcal) DE/ngày,
tương ứng với lượng thức ăn ăn vào là 6 – 9 kg/ngày.
Theo Nguyễn Văn Thưởng (1992), tiêu chuẩn Việt Nam về dinh dưỡng cho
heo nái ngoại lai trong thời gian nuôi con cho ăn tự do là 5,3 – 6,3 kg thức
ăn/con/ngày (trích dẫn Nguyễn Thị Kim Loan, 2006). Heo nái nuôi con nên ăn ít
nhất 5 kg thức ăn/ngày với thức ăn hỗn hợp gồm 3100 kcal ME/kg thức ăn; 16 %
protein thô; 0,6 % lysine; 0,7 % calci; 0,6 % phospho và đầy đủ các vitamin cũng
như các khoáng chất khác (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
Nái trong thời kỳ nuôi con cho ăn với khẩu phần có năng lượng cao thì
khoảng cách từ khi cai sữa đến khi phối giống lại ngắn hơn so với cho nái ăn khẩu
phần có mức năng lượng thấp (King và ctv, 1984; Johnson và ctv, 1986 trích dẫn
Nguyễn Thị Kim Loan, 2006).
2.1.3 Tầm quan trọng của lượng thức ăn ăn vào đối với heo nái
Walter (2004), thức ăn ăn vào của heo nái trong khoảng 1 tuần trước khi sinh
cũng ảnh hưởng lớn đến số heo con cai sữa, trọng lượng toàn ổ khi cai sữa và tăng
trọng của heo con (trích dẫn Nguyễn Thị Kim Loan, 2006).
Tuy nhiên, theo Seerley và Ewan (1983), Cole (1989) mức ăn và năng lượng
khác nhau phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, mức tăng trọng trong thời gian mang
thai và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng khác nhau.
Trong thời gian nuôi con lượng thức ăn tiêu thụ ít sẽ làm giảm sản lượng sữa
nhưng ảnh hưởng trầm trọng hơn là sự giảm trọng của heo nái (Hovell và ctv,1997;
Noblet và Etienne, 1987; Whittemore, 1998). Hậu quả của sự giảm trọng nhiều
trong giai đoạn nuôi con đã làm kéo dài thời gian từ khi cai sữa đến lên giống lại
hoặc có thể không lên giống (Hughes và ctv, 1984; King và ctv, 1984; Reese và ctv,
1984; King và Williams, 1984; Whittemore và Morgan, 1990; Whittemore, 1998).

6



Một vài khuyến cáo cho thấy trong thời gian nuôi con đến cai sữa lượng thức
ăn vào tăng 1 kg/ngày làm heo nái giảm trọng ít hơn 10 kg. Hơn nữa, mỗi kilogam
thức ăn thêm vào của nái sẽ tăng thêm 1 kg sữa. Kết quả tăng trọng hàng ngày của ổ
tăng 250 gam/ổ/ngày và trọng lượng cai sữa toàn ổ sẽ cao hơn.
Heo nái được cho ăn đầy đủ trong thời gian nuôi con còn làm tăng tỷ lệ phôi
sống và số con trên ổ ở lứa đẻ sau cao hơn heo nái có mức ăn thấp trong giai đoạn
nuôi con (Hughes và ctv, 1984; Henry và ctv, 1984, KirKwood và ctv, 1987;
Kirkwood và ctv, 1988 trích dẫn Nguyễn Thị Kim Loan, 2006).
2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HEO CON THEO MẸ
2.2.1 Đặc điểm sinh lý bộ máy tiêu hóa và khả năng miễn dịch heo con
Theo Trần Cừ và ctv (1985, trích dẫn Phạm Tất Thắng, 2004), bộ máy tiêu
hóa ở heo con phát triển rất nhanh. Ở 10 ngày tuổi, dung tích dạ dày gấp 3 lần so
với khi sơ sinh. Ở 20 ngày tuổi, thì sức chứa của dạ dày đạt tới 200 ml. Ở 40 ngày
tuổi, dung tích dạ dày tăng lên gấp 7 lần và 3 tháng tuổi thì dung tích dạ dày đạt
được 6 lít. Ruột già ở heo sơ sinh có dung tích 40 – 50 ml, 20 ngày tuổi tăng lên 100
ml và sau đó tăng rất nhanh cả về trọng lượng lẫn chiều dài.
Nguyễn Thị Bạch Trà (2003), bộ máy tiêu hóa heo con phát triển nhanh
nhưng chức năng chưa hoàn thiện. Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa heo con ngoài
việc gia tăng về kích thước, trọng lượng, dung tích còn gắn liền với sự phát triển,
hoàn chỉnh sự tiết HCl ở dịch vị và hệ thống enzyme (lipase, maltase, saccharase,
chymosin, trypsin…) để tiêu hóa một cách hữu hiệu nguồn thức ăn ngoài sữa mẹ.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy heo con 20 – 25 ngày tuổi vẫn còn thiếu HCl
trong dịch vị, dịch vị heo con không có HCl tự do. Khả năng tiêu hóa của dịch vị
heo con tăng lên rõ rệt theo tuổi heo.
Theo Hội chăn nuôi Việt Nam (2000), heo con sơ sinh chưa có khả năng tạo
kháng thể chủ động mà chỉ có thể nhận kháng thể thụ động từ sữa đầu. Heo con chỉ
có thể tạo kháng thể chủ động sau ba tuần tuổi.
Ở heo con mới sinh, cơ chế hoạt động của trung tâm điều hoà nhiệt chưa
hoàn thiện nên thân nhiệt của heo con dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường,


7


đồng thời do chất dự trữ năng lượng ở heo con sơ sinh thấp, mô mỡ trắng phát triển
yếu và chỉ có một ít mỡ nâu. Nguồn năng lượng chính dự trữ ở heo con sơ sinh là
glycogen. Đây là nguồn năng lượng chính mà heo con có thể sử dụng hiệu quả nhất
(Nguyễn Thị Bạch Trà, 2005).
Sau cai sữa, sự bảo hộ miễn dịch của heo con thấp. Các enzyme tiêu hóa sản
xuất chưa đủ, làm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của ruột cũng không hoàn
chỉnh. Ngoài ra, nguồn thức ăn heo con thay đổi khác hẳn về chất lượng và thành
phần dinh dưỡng làm khả năng tiêu hóa thức ăn của heo con giảm, vi sinh vật ruột
già dễ lên men nên giảm hấp thu nước ở đường ruột. Hậu quả heo con bị tiêu chảy.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997), nhiệt độ thích hợp cho
heo con mới sinh là 30 0C – 32 0C trong tuần lễ đầu, sau đó giảm dần nhiệt độ (cứ
một tuần giảm 1 – 2 0C).
2.2.2 Hoạt động của enzyme tiêu hóa
Theo Nguyễn Như Pho (2001), ở heo con mới sinh sự phân tiết các enzyme
tiêu hóa ở dạ dày và ruột non rất kém. Trong 2 tuần đầu tiên, heo con không sử
dụng được glucid do thiếu enzyme amylase của tuyến tụy và maltase của ruột.
Amylase của nước bọt tiết nhiều nhất vào lúc 2 – 3 tuần tuổi, sau đó giảm 50 %.
Amylase của tuyến tụy được tiết mạnh từ 3 – 5 tuần. Do đó, thời kỳ này có thể cai
sữa được. Khả năng tiết acid chlohydric (HCl) của dạ dày rất ít, chỉ đủ để hoạt hóa
men pepsinogen thành pepsin. Do pepsin hoạt động yếu, sự tiêu hóa protein sữa nhờ
enzyme trypsin của tuyến tụy.
Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện (1992), cho rằng heo con sơ sinh từ 20 – 25
tuổi trong dịch vị thiếu HCl. Nghĩa là dịch vị heo con không có HCl tự do dẫn đến
lượng HCl tự do quá ít không đủ làm tăng độ toan của dạ dày. Do đó, không ức chế
được sự phát triển của vi sinh vật có hại, chúng vẫn phát triển mạnh và gây tiêu
chảy ở heo con (trích dẫn Nguyễn Quế Hoàng, 2006).

Harmon (1999), cho rằng khả năng tiết vị của heo con tăng theo tuần tuổi.
Lipase cao lúc sơ sinh cho đến 5 tuần tuổi và sau đó ổn định. Amylase, protease,

8


maltase tăng dần theo tuổi, nhưng mức độ tăng nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào
thành phần thức ăn (trích dẫn Đặng Minh Phước, 2005).
2.2.3 Sự cần thiết của sữa mẹ
Theo báo cáo Michel Guillaume (2010), sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tốt nhất
cho heo con vì nó thích nghi với sinh lý tiêu hóa của heo con. Sữa đầu là nền tảng
cho khả năng miễn dịch, sức khỏe và phát triển của heo con.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc cho heo bú sữa đầu sớm là rất quan
trọng. Theo Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang (2006), sữa đầu tiết 2 – 3 ngày
sau sinh, có nhiều protein, chất béo, khoáng (đặc biệt là Mg) và vitamin nhưng ít
lactose hơn sữa thường. Lượng protein cao trong sữa đầu là do sự vận chuyển kháng
thể từ máu vào sữa thường.
Theo Trần Thị Dân (2003), sự hấp thu kháng thể xảy ra tối đa ở giai đoạn 4 –
12 giờ sau khi bú. Khoảng 48 giờ sau khi sinh, ruột không còn hấp thu kháng thể.
Cơ chế này có thể giúp cho đường ruột heo con không còn hấp thu chất gây bệnh.
Vì thế, việc cho heo con bú sữa đầu sớm lúc mới mới đẻ là rất quan trọng để heo
con có thể sống sót ở giai đoạn sau.
2.3 MỘT VÀI CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC DÙNG THẢO DƯỢC BỔ
SUNG TRONG THỨC ĂN GIA SÚC
Trên thế giới, việc sử dụng cây cỏ để điều trị bệnh đã tăng vượt bậc trong
những thập kỷ vừa qua. Hiện nay, 20 – 30 % thuốc trong Dược Điển của Mỹ có
nguồn gốc từ thực vật. Một số khuyến cáo cho thấy, thảo dược có đặc tính kháng
khuẩn đặc biệt là vi khuẩn siêu vi, khả năng chống oxi hóa.
Clayton (2001), các chất thảo dược không những hoạt động kháng khuẩn mà
còn kích thích dây thần kinh khứu giác và vị giác, kích thích con vật ăn nhiều, kích

thích tiết men nội sinh và dịch tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Robert (1997) cho rằng hầu hết các thực vật có chứa các chất bảo vệ chúng
khỏi sự tấn công của vi khuẩn, nấm mốc. Tương tự như ở động vật có khả năng đáp
ứng miễn dịch để bảo vệ thân chúng. Những chiết xuất từ thảo dược có nhiều dạng

9


phân tử khác nhau nhưng sau khi được tách chiết và cô lập thì chúng đều thể hiện
khả năng kháng khuẩn tốt.
Nghiên cứu của Wheeler và Wilson (1996), cho rằng các chất bào chế từ
thảo dược có tác dụng kiểm soát bệnh lỵ, kích thích sinh trưởng, giảm tỷ lệ mắc
bệnh, giảm tỷ lệ hao hụt và cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn trên heo.
Theo Robert (1997), thảo dược có chứa các saponin, alkaloid, ester, quinon,
isobutylamid, ester của acid carbocylic, phenol và terpenoid có tác dụng điều biến
miễn dịch và kích thích tăng trưởng cho gia súc, gia cầm.
Czaplicka và ctv (2000), tiến hành thí nghiệm thay thế kháng sinh bằng hỗn
hợp thảo dược, đã kết luận rằng tăng trọng của heo sau cai sữa khi bổ sung hỗn hợp
thảo dược trong thức ăn cao hơn so với bổ sung kháng sinh.
Các nghiên cứu ở trường đại học Autonomous, Barcelona cho thấy sự kết
hợp giữa acid hữu cơ với các chất chiết từ thảo dược có tác dụng cải thiện 10 %
tăng trọng, 8 % thức ăn tiêu thụ và giảm 2 % hệ số chuyển hóa thức ăn.
Theo Phạm Tất Thắng và Lã Văn Kính (2004), bổ sung các loại thảo dược
trong thức ăn cho heo có kết quả tích cực trong công tác phòng chống bệnh tiêu
chảy và bệnh hô hấp và kích thích tăng trưởng của lợn.
Tuy nhiên, cho đến nay các nghiên cứu về thảo dược trong nước ta để áp
dụng cho gia súc vẫn còn rất hạn chế.

10



2.4 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CHẾ PHẨM FEEDMAX®
2.4.1 Sơ lược về chế phẩm Feedmax®
 Feedmax® là gì?
Feedmax® là một sản phẩm hoàn toàn tự nhiên được chiết từ 3 loại thảo dược
truyền thống là Cam thảo, Hoàng kỳ và La hán quả. Một giải pháp tự nhiên nhằm
thay thế các chất kích thích tăng trưởng, khi sử dụng bổ sung vào thức ăn có tác
dụng cải thiện tính ngon miệng đối với thức ăn qua đó làm tăng lượng ăn vào và tỷ
lệ tăng trưởng. Ngoài ra, Feedmax® cũng có thể cải thiện sức khỏe thú nuôi như khả
năng miễn dịch trong đường tiêu hóa gia súc, nâng cao khả năng chống stress của
gia súc do tăng cường dinh dưỡng và những đặc tính của thảo dược.
 Thành phần chính
Hoàng kỳ, Cam thảo, La hán quả.
 Hình dạng và đặc tính
Feedmax có màu nâu nhạt, dạng bột, vị ngọt.
 Đóng gói
Túi tráng nhôm 1 kg/thùng 25 kg.
 Sử dụng
Heo con tập ăn: 500 – 1000g/tấn thức ăn
Heo con cai sữa: 300 – 600 g/tấn thức ăn
Heo nái nuôi con: 250 – 500 g/tấn thức ăn.
 Nguồn gốc
Tổ hợp công thức bởi Jily Nutriniche Corp, Canada. Sản xuất tại: Chinese
GPM plant. Sản xuất tại Wuxi Zhengda poultry co., Ltd – Trung Quốc.
 Nhập khẩu
Công Ty TNHH MTV Dịch Vụ Chăn Nuôi PHÚ KHẢI. 56/26 A, Cây Trâm,
Phường 9, Quận Gò Vấp, TP. HCM

11



2.4.2 Thành phần chính của chế phẩm Feedmax®
2.4.2.1 Hoàng kỳ
 Sơ lược về cây Hoàng kỳ
Hoàng kỳ xuất xứ từ Bản Kinh, với tên khoa học: Astragalus membranaceus
(Fisch) Bge, thuộc họ Cánh Bướm (Fabaceae).
Hoàng kỳ được biết với nhiều tên Hán Việt khác như: Đái thảm (Bản Kinh),
Thục chi, Bách bản, Ngải thảo, Kỵ thảo, Độc thầm (Biệt Lục),…

Hình 2.1 Cây và rễ cây Hoàng kỳ
Hoàng kỳ sống tốt ở nơi đất cát, bờ rừng hay gặp ở các tỉnh Đông Bắc, Tây
Bắc, Tứ Xuyên... của Trung Quốc. Hoàng kỳ thuộc loại cây thảo sống lâu năm, cao
khoảng 60 – 70 cm. Lá kép lông chim lẻ, trên trục lá có lông trắng. Quả loại đậu
hình bán nguyệt bẹt, dài 2,5 cm, rộng 9 mm, đầu quả dài ra thành hình gai nhọn. Ở
Trung Quốc mùa hoa vào tháng 6 – 7, quả tháng 8 – 9. Sau khi trồng 3 năm, có thể
thu hoạch rễ Hoàng kỳ. Rễ hình viên trụ, rắn và có bột, ít khi phân nhánh, dài 30 –
60 cm, đường kính 1,5 – 3,5 cm. Mặt ngoài màu vàng tro hoặc nâu xám, có những
vân dọc. Vỏ ngoài màu trắng, chính giữa màu trắng vàng, giữa hai lớp có vòng màu
nâu nhạt. Có thứ vỏ đen (Hắc kỳ) thịt vàng. Có thứ còn non (Nộn kỳ) thịt trắng
nhiều bột không xơ là thứ thượng phẩm.

12


 Thành phần hóa học
Có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của Hoàng kỳ như sau:
Theo Sở Dược thuộc Viện Nghiên Cứu Y Học Bắc Kinh, trong Hoàng kỳ có
Cholin, Betain, nhiều loại acid amin và Sacarose.
Trong Hoàng kỳ có Sacarose, nhiều loại acid amin, protid (6,16 – 9,9%),
cholin, betain, acid folic, vitamin P, amylase (Trung Dược Học).

Theo Lý Thừa Cố (Sinh Dược Học, 1952) trong Hoàng kỳ có sacarosa,
glucosa, tinh bột, chất nhầy, hơi có phản ứng Alcaloid.
Khuyến cáo từ Chinese Hebral Medicine, Hoàng kỳ có 2’, 4’– dihyroxy –
5,6–dimethoxyisoflavane, choline, betaine, kumatakenin, sucrose, glucoronic acid,
b –sitosterol.
Báo cáo Vương Đức Khiêm, Hoàng kỳ có chứa soyasaponin I; calycosin –7–
O–b–D–glucoside; 2’–hydroxy–3’, 4’–dimethoxyisoflavane –7–O–b–D– glucoside;
9,10 – dimethoxypterocarpan –3–O–b–D–glucoside (Trung Thảo Dược, 1989).
Theo Lưu Thiên Bồi, Hoàng kỳ có chứa Palmatic acid, linoleic acid,
linolenic acid (Gian Tô Y Dược, 1978). Subarnas Anas và cộng sự Planta Med
(1991), Hoàng kỳ chứa Coriolic acid.
 Tác dụng dược lý
Tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể: Hoàng kỳ làm tăng chức năng
thực bào của hệ thống tế bào lưới. Hoàng kỳ và Polysaccharide của nó có khả năng
làm cho tế bào tương của lách súc vật tăng sinh, thúc đẩy sự hình thành kháng thể
và nâng cao tính miễn dịch của thể dịch (Trung Dược Học).
Thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong cơ thể: Làm thí nghiệm mỗi ngày, thụt
vào bao tử chuột nhắt nước sắc Hoàng kỳ trong 3 tuần, chuột khỏe lên. Hoàng kỳ
dùng trong nuôi dưỡng tế bào làm cho tế bào sinh trưởng nhanh, số lượng tế bào
hoạt động tăng lên nhiều, tuổi thọ kéo dài. Nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy
thuốc làm tăng cường chuyển hóa sinh lý của tế bào. Ngoài ra, Hoàng kỳ có thể
thúc đẩy sự chuyển hóa Protid của huyết thanh và gan (Trung Dược Học).

13


Tác dụng lợi tiểu: Nước sắc và cao lỏng Hoàng kỳ đối với súc vật thực
nghiệm (chuột cống, thỏ, chó...) và người thường đều có tác dụng lợi tiểu rõ rệt. Súc
vật sau khi uống thuốc, lượng nước tiểu tăng 64 % (Trung Hoa Y Học Tạp
Chí, 1961) nhưng phạm vi liều lượng có hiệu quả hẹp, liều thấp không có tác dụng,

ngược lại, liều quá cao lại làm cho nước tiểu giảm (Dược Học Báo, 1965).
Tác dụng hạ áp: Nước sắc, cao lỏng, cồn Hoàng kỳ tiêm dưới da hoặc tĩnh
mạch cho súc vật đã gây mê đều có tác dụng hạ áp nhanh nhưng thời gian ngắn. Tác
dụng hạ áp có thể do thuốc làm dãn mạch ngoại vi (Trung Dược Ứng Dụng Lâm
Sàng). Thí nghiệm trên chuột bạch và chuột lang còn chứng minh thuốc có tác dụng
tăng sức đề kháng của mao mạch (Trung Dược Học).
Dùng lượng lớn Hoàng kỳ có thể giảm phù và cải thiện trạng thái dinh dưỡng
của cơ thể (trích luận văn báo cáo tại hội nghị khoa học sinh lý toàn quốc Trung
Quốc lần thứ 2, 1963).
Đối với tử cung: Dịch tiêm Hoàng kỳ có tác dụng hưng phấn co bóp tử cung
cô lập của chuột cống 100 %. Nước sắc Hoàng kỳ có tác dụng ức chế ruột cô lập
của thỏ. Polysaccharide Hoàng kỳ có tác dụng kháng tế bào ung thư (Trung Dược
Ứng Dụng Lâm Sàng).
Đối với gan: Hoàng kỳ có tác dụng bảo vệ gan, chống giảm sút glycogen ở
gan (luận văn báo cáo tại hội nghị học thuật của Hội Dược Học Trung Quốc, 1963).
Theo Trương Trạch và Cao Kiều (1940), Hoàng kỳ có tác dụng làm cho kỳ
động tinh của chuột bạch thông thường là 1 ngày kéo dài thành 10 ngày.
2.4.2.2 Cam thảo
 Sơ lược về cây Cam thảo
Cam thảo có nguồn gốc chính từ Bản Kinh, với tên khoa học là Glycyrrhiza
uralensis Fisch, thuộc họ Cánh Bướm (Fabaceae).
Cam thảo là một loại cây mọc hoang dại ở một số vùng ở Châu Âu và Châu
Á. Cam thảo cao từ 0,5 – 1,0 m và có hệ thống phân nhánh gốc rễ rất rộng, phát
triển theo chiều ngang dưới lòng đất. Lá kép lông chim gồm 4 – 8 đôi lá chét hình
bầu dục hoặc thuôn. Hoa màu xanh lơ hoặc tím, dạng chùm hình trụ. Quả cong rất

14



×