Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

bổ sung chế phẩm lactozyme vào thức ăn heo con sau cai sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 61 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

ĐẶNG ĐỨC HUY

BỔ SUNG CHẾ PHẨM LACTOZYME VÀO
THỨC ĂN HEO CON SAU CAI SỮA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y

2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y

BỔ SUNG CHẾ PHẨM LACTOZYME VÀO
THỨC ĂN HEO CON SAU CAI SỮA

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TS. Nguyễn Minh Thông

2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG



ĐẶNG ĐỨC HUY

BỔ SUNG CHẾ PHẨM LACTOZYME VÀO
THỨC ĂN HEO CON SAU CAI SỮA

Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

.........................................

Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
DUYỆT BỘ MÔN

..........................................

Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành chƣơng trình đào tạo nói chung và đề tài tốt nghiệp nói
riêng, tôi xin đƣợc chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Công ơn sinh thành dƣỡng dục của cha và mẹ, là những ngƣời đã nuôi
nấng, dạy bảo tôi trong suốt quãng đời. Cùng với đó là những ngƣời anh,
ngƣời chị đã hết lòng lo lắng, hy sinh cho tôi từ nhỏ đến lớn.
Thầy cố vấn học tập ThS. Trƣơng Chí Sơn đã dìu dắt, quân tâm và tƣ
vấn cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trƣờng.
Thầy TS. Nguyễn Minh Thông đã tạo mọi điều kiện, tận tình chỉ dạy,
giúp đỡ và cho nhiều ý kiến hƣớng dẫn quý báo giúp tôi hoàn thành luận văn.

Thầy ThS. Huỳnh Hữu Chí đã ân cần hƣớng dẫn, động viên tôi trong suốt
thời gian thực tập tại trại chăn nuôi Vemedim Cần Thơ.
Các thầy và cô bộ môn chăn nuôi đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức
trong các môn học suốt quá trình học tập.
Trại chăn nuôi trại Chăn nuôi Vemedim Cần Thơ đã tạo nhiều điều kiện
thuận lợi để tôi tiến hành thí nghiệm.
Và cuối cùng là những ngƣời bạn đã luôn bên cạnh để quan tâm, động
viên giúp đỡ và chia sẽ những khó khăn khi tôi gặp phải.
Xin chân thành cảm ơn!

i


TÓM LƢỢC
Đề tài: “Bổ sung men Lactozym vào thức ăn heo con sau cai sữa”.
Thí nghiệm đƣợc thực hiện tại trại công ty chăn nuôi Vemedim Quận Ô
Môn, thành phố Cần Thơ, từ tháng 07 năm 2013 đến tháng 10 năm 2013.
Thí nghiệm đƣợc thực hiện trên 42 heo thịt trung bình trọng lƣợng là 7 ±
0,50 kg gồm 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại.
Nghiệm thức 1: Thức ăn tự trộn (NT1).
Nghiệm thức 2: Thức ăn tự trộn bổ sung 0,2 % lactozym (NT2).
Nghiệm thức 3: Thức ăn Delice (NT3).
Kết quả ghi nhận đƣợc:
Tăng trọng toàn kỳ NT2 là cao nhất 22,16 kg/con. NT1 là 21,05 kg/con,
NT3 là 20,93 kg/con kết quả này khác nhau không có ý nghĩa thống kê
(P>0,05).
Tăng trọng bình quân/ngày cao nhất là NT2 355,6 g/con/ngày, thấp nhất
là NT3 với 333,9 g/con/ngày, NT1 là 342,5 g/con/ngày, khác nhau không có ý
nghĩa thống kê (P>0,05).
HSCHTĂ các nghiệm thức NT1; NT2; NT3 lần lƣợt là:1,85; 1,80; 1,70.

không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Chi phí thức ăn/kg TT (ngàn đồng/kg TT) cao nhất NT3 28,97 (ngàn
đồng/kg TT), thấp nhất là NT2 23,83 (ngàn đồng/kg TT), NT1 là 24,51 (ngàn
đồng/kg TT), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bàn trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trƣớc đây.

Cần Thơ, ngày 28 tháng 11 năm 2013
Sinh viên

Đặng Đức Huy

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................... i
TÓM LƢỢC....................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ ix
Chƣơng 1 ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 1

Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................ 2
2.1 Đặc điểm sinh lý heo con ........................................................................... 2
2.1.1 Sinh trƣởng và phát triển của heo con ...................................................... 2
2.1.2 Cơ quan điều tiết thân nhiệt của heo con .................................................. 2
2.1.3 Sức đề kháng của heo con......................................................................... 3
2.1.4 Đặc điểm về sự phát triển của cơ quan tiêu hoá của heo con ................... 4
2.1.4.1 Tiêu hóa ở miệng ................................................................................... 5
2.1.4.2 Tiêu hoá ở dạ dày ................................................................................... 5
2.1.4.3 Tiêu hoá ở ruột ....................................................................................... 6
2.2 Nhu cầu dinh dƣỡng heo con .................................................................... 7
2.2.1 Nhu cầu năng lƣợng .................................................................................. 7
2.2.2 Nhu cầu protein ......................................................................................... 9
2.2.3 Nhu cầu chất béo.................................................................................... 10
2.2.4 Nhu cầu vitamin ..................................................................................... 10
2.2.5 Nhu cầu khoáng ...................................................................................... 12
2.3 Phƣơng pháp cai sữa heo con ................................................................. 12
2.3.1 Phƣơng pháp cai sữa heo con ................................................................. 12
2.4 Thức ăn hỗn hợp nuôi heo ...................................................................... 13
2.4.1 Định nghĩa về thức ăn hỗn hợp ............................................................... 13
2.4.2 Đặc điểm của thức ăn hỗn hợp ............................................................... 13
2.4.3 Phân loại thức ăn hỗn hợp ...................................................................... 13
2.4.3.1 Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh................................................................ 13
2.4.3.2 Thức ăn hỗn hợp đậm đặc .................................................................... 14
iv


2.4.3.3 Thức ăn hỗn hợp bổ sung ..................................................................... 14
2.5 Chất bổ sung vi sinh vật (PROBIOTIC) ................................................. 15
2.5.1 Khái niệm về probiotic ........................................................................... 15
2.5.2 Vai trò của probiotic ................................................................................ 15

2.5.3 Một số loại khuẩn probiotic phổ biến ..................................................... 17
2.5.3.1 Saccharomyces cerevisiae.................................................................... 17
2.5.3.2 Lactobacillus acidophilus .................................................................... 17
2.5.3.3 Bacillus subtilis .................................................................................... 18
2.6 Đặc điểm của một số sử dụng trong thí nghiêm .................................... 18
2.6.1 Tấm gạo .................................................................................................. 18
2.6.2 Cám gạo .................................................................................................. 19
2.6.3 Bột cá ...................................................................................................... 20
2.6.4 Đậu nành và khô dầu đậu nành ............................................................... 20
2.6.5 Bắp vàng ................................................................................................. 21
2.6.6 Thức ăn bô sung khoáng ......................................................................... 21
2.7 Hệ thống enzym tiêu hóa ......................................................................... 21
2.8 Chuồng trại và môi trƣờng ..................................................................... 22
2.8.1 Hƣớng chuồng......................................................................................... 22
2.8.2 Ảnh hƣởng của các yếu tố tiểu khí hậu môi trƣờng đến chuồng trại...... 23
2.8.2.1 Nhiệt độ chuồng nuôi ........................................................................... 23
2.8.2.2 Tốc độ gió ............................................................................................ 23
2.8.2.3 Ẩm độ tƣơng đối .................................................................................. 23
2.8.2.4 Nồng độ các chất khí và bụi trong chuồng .......................................... 23
2.8.3 Chuồng heo cai sữa ................................................................................. 24
Chƣơng 3 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ................. 25
3.1 Phƣơng tiện thí nghiệm ........................................................................... 25
3.1.1 Thời gian và địa điểm ............................................................................. 25
3.1.2 Chuồng trại ............................................................................................. 25
3.1.3 Đối tƣợng ................................................................................................ 27
3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm................................................................................. 29
3.1.5 Thức ăn dùng trong thí nghiệm ............................................................... 29
3.1.6 Nƣớc uống............................................................................................... 31
3.1.7 Thuốc thú y ............................................................................................. 31
v



3.2 Phƣơng pháp thí nghiệm ......................................................................... 31
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ..................................................................................... 31
3.2.2 Phƣơng pháp tiến hành thí nghiệm ......................................................... 31
3.2.2.1 Chọn heo con ....................................................................................... 31
3.2.2.2 Chăm sóc và nuôi dƣỡng ..................................................................... 32
3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................... 32
3.2.3.1 Sinh trƣởng của heo thí nghiệm. .......................................................... 32
3.2.3.2 Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) ( kg/con) ...................................................... 33
3.2.3.3 Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) của heo con thí nghiệm .......... 33
3.2.3.4 Tỉ lệ tiêu chảy (%)................................................................................ 33
3.2.3.5Theo dõi một số bệnh khác ................................................................... 33
3.2.3.6 Hiệu quả kinh tế trong quá trình thí nghiệm ........................................ 33
3.3 Xự lý số liệu .............................................................................................. 34
Chƣơng 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................... 35
4.1 Ghi nhận chung ........................................................................................ 35
4.2 Kết quả về sinh trƣởng của heo thí nghiêm .......................................... 35
4.2.1 Kết quả về sự sinh trƣởng của heo thí nghiệm ....................................... 35
4.3 Kết quả về tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn của heo thí
nghiệm ............................................................................................................. 38
4.3.1 Tiêu tốn thức ăn và HSCHTĂ của heo con thí nghiệm .......................... 38
4.4 Tỷ lệ tiêu chảy của heo nuôi thí nghiệm .................................................... 40
4.5 Kết quả về hiệu quả kinh tế của heo thí nghiệm .................................. 41
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 44
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 44
5.2 Đề nghị ...................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 45
PHỤ LỤC......................................................................................................... 47


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Nhiệt độ thích hợp cho heo con ........................................................ 3
Bảng 2.2: Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa heo con ....................................... 5
Bảng 2.3: Lƣợng dịch vị biến đổi tùy theo tuổi và ngày đêm của heo .............. 6
Bảng 2.4: Nhu cầu năng lƣợng trong khẩu phần cho heo thịt ăn tự do
(90%VCK) ......................................................................................................... 9
Bảng 2.5: Nhu cầu năng lƣợng trong một ngày đêm ở heo con theo mẹ .......... 9
Bảng 2.6: Nhu cầu amino acid cho heo con trong một ngày đêm (90% VCK)
.......................................................................................................................... 10
Bảng 2.7 : Nhu cầu vitamin hàng ngày của heo cho ăn tự do (90 % VCK) .... 11
Bảng 2.8 : Nhu cầu khoáng trong khẩu phần của heo con ăn tự do (90% VCK)
.......................................................................................................................... 12
Bảng 3.1: Thành phần dinh dƣỡng của thức ăn Delice-B cho heo con ........... 29
Bảng 3.2 Thức ăn tƣ trộn của trại .................................................................... 30
Bảng 3.3Thành phần lactozym ........................................................................ 30
Bảng 4.1 khối lƣợng và sinh trƣởng của heo thí nghiệm ................................. 35
Bảng 4.2 Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn và thú y toàn thí nghiệm theo giống
.......................................................................................................................... 38
Bảng 4.3 Kết quả tỷ lệ tiêu chảy của heo con thí nghiệm ............................... 41
Bảng 4.4 Hiệu quả kinh tế của toàn thí nghiệm............................................... 42

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Cám gạo ............................................................................................ 19
Hình 2.2 Cám gạo ............................................................................................ 19

Hình 2.3 Bột cá ................................................................................................ 20
Hình 3.1: Chuồng trại và hệ thống nƣớc của trại thí nghiệm .......................... 25
Hình 3.2: Heo NT TĂTT ................................................................................. 27
Hình 3.3: Heo NT Delice B ............................................................................. 27
Hình 3.4: heo NT TĂTT bổ sung lactozym ..................................................... 27
Hình 4.1 Biểu đồ khối lƣợng bình quân đầu kỳ của heo cai sữa (28 ngày)..... 36
Hình 4.2 Biểu đồ khối lƣợng bình quân cuối kỳ của heo cai sữa (73 ngày) ... 36
Hình 4.3 Biểu đồ tăng trọng toàn kỳ của heo con cai sữa ............................... 37
Hình 4.4 Biểu đồ tăng trọng bình quân của heo cai sữa .................................. 38
Hình 4.5 Biểu đồ tiêu tốn thức ăn bình quân của heo cai sữa ........................ 39
Hình 4.6 Biểu đồ HSCHTĂ heo thí nghiệm ................................................... 40
Hình 4.7 Biểu đồ chí phí thức ăn trên kg tăng trọng ....................................... 42
Hình 4.8 Biểu đồ hiệu quả kinh tế của thí nghiệm .......................................... 43

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CP
ME
AA
YL
ĐBSCL
ĐVTĂ
HSCHTĂ
His
SE
Ile
Leu
LMLM

Lys
Met
Phe
PRRS
heo
TĂHH
Thr
Trp
Tyr
Val
VCK

Protein
Năng lƣợng
Acide amine
(Yorkshire – Landrace)
Đồng bằng sông Cửu Long
Đơn vị thức ăn
Hệ số chuyển hóa thức ăn
Histidine
Standard error (sai số chuẩn)
Isoleucine
Leucine
Lỡ mồm long móng
Lysine
Methionine
Phenylalanine
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở

TĂTT


Thức ăn tự trộn

Thức ăn hỗn hợp
Threonine
Tryptophane
Tyrosine
Valine
Vật chất khô

ix


Chƣơng 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nƣớc,
nơi đây sản xuất ra khối lƣợng hàng hóa lớn về lƣơng thực và thực phẩm, là
nơi có nhiều điều kiện thuận lợi, tiềm năng phong phú, để phát triển tốt ngành
chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo.
Tuy nhiên, thực tế trong chăn nuôi Việt Nam hiện nay cho thấy nền chăn
nuôi heo còn chịu nhiều khó khăn. Đặc biệt là nuôi heo con sau cai sữa. Vì ở
giai đoạn này nguồn cung cấp dƣỡng chất chính cho heo con từ sữa mẹ chuyển
hoàn toàn sang thức ăn. Muốn cho heo con phát triển bình thƣờng thì thức ăn
phải đủ dinh dƣỡng, dễ tiêu hóa và hấp thụ. Vì lễ đó nhiều công ty đã sản xuất
thức ăn cho heo con sau cai sữa nhƣ giá thành hơi cao làm giảm hiệu quả chăn
nuôi. Mặt khác bộ máy tiêu hóa của heo con chƣa thích nghi kịp nên dễ bị xáo
trộn, do đó heo con dễ bị stress và nhiễm các bệnh về đƣờng tiêu hóa gây ra
thiệt hại về kinh tế rất lớn. Do những hạn chế trên, ngƣời chăn nuôi cần có
biện pháp bổ sung chế phẩm men vi sinh có thế giúp heo con tiêu hóa thức ăn
tốt hơn. Vì thế nhiều công ty đã sản xuất các chế phẩm chứa các men vi sinh
trong đó có lactozym của công ty Vemedim Cần Thơ.

Xuất phát từ các quan điểm trên và yêu cầu thực tế của trại Chăn nuôi
Vemedim Cần Thơ. Tôi tiến hành thực hiện đề tài:“Bổ sung men Lactozym
vào thức ăn heo con sau cai sữa”
Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu hiệu quả của việc bộ sung Lactozym vào khẩu
phần thức ăn tự trộn trong chăn nuôi heo sau cai sữa. Giúp các hộ chăn nuôi có
giải pháp sản xuất thức ăn làm giảm chi phí sản xuất tăng hiệu quả chăn nuôi.

1


Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HEO CON
2.1.1 Sinh trƣởng và phát triển của heo con
Khối lƣợng heo con đạt đƣợc ở các thời điểm sơ sinh, cai sữa, xuất
chuồng có mối tƣơng quan thuận với nhau khá chặt chẽ, có nghĩa là khối
lƣợng sơ sinh càng cao thì có hy vọng để khối lƣợng lúc cai sữa càng cao. Vì
vậy phải coi trọng đặc điểm này để nuôi dƣỡng tốt heo nái đủ sữa cho heo con
bú để tăng khối lƣợng sơ sinh của heo con (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận,
2005).
Trong quá trình sinh trƣởng và phát triển, heo con gặp hai thời kỳ
khủng hoảng, lúc 3 tuần tuổi và lúc cai sữa:
Lúc 3 tuần tuổi: nhu cầu sữa cho heo con tăng, trái lại lƣợng sữa heo mẹ lại
bắt đầu giảm, một số chất dinh dƣỡng trong heo con giảm dần đặt biệt là sắt,
sắt là thành phần cấu tạo hemoglobin (Trần Cừ, 1972). Ở heo con mỗi ngày
cần khoảng 7-11 mg mà lƣợng sắt cung cấp từ sữa mẹ rất ít, khoảng 2 mg
Fe/con/ngày nên cần phải cung cấp thêm khoảng 5-7 mg Fe/con/ngày (Vũ
Duy Giảng, 1997).
Lúc cai sữa: do bị tách khỏi mẹ, từ dinh dƣỡng phụ thuộc sữa mẹ
chuyển sang dinh dƣỡng phụ thuộc hoàn toàn vào thức ăn. Nếu sự chuyển
biến này đột ngột sẽ tác động xấu đến tăng trƣởng heo con (Trần Cừ, 1972).

2.1.2 Cơ quan điều tiết thân nhiệt của heo con
Khả năng điều tiết thân nhiệt của gia súc non rất kém, do đó nó rất nhạy
cảm với sự thay đổi khí hậu bên ngoài, nhất là nhiệt độ lạnh dễ làm gia súc
non bị bệnh. Ở gia súc non từ 15-20 ngày tuổi thân nhiệt mới dần ổn định
(Trần Thị Dân, 2006).
Nƣớc ta tuy là xứ nóng nhƣng phải chống lạnh cho heo con mới sinh đến
cai sữa, vì nhiệt độ ban đêm thƣờng dƣới 30oC. Heo con chống lạnh bằng cách
nâng cao chuyển hóa cơ bản, tăng sinh nhiệt, nhƣng không kéo dài đƣợc.
Nhiệt độ của heo con sau khi đẻ giảm xuống phụ thuộc khối lƣợng sơ sinh,
lƣợng và chất dinh dƣỡng thu đƣợc và nhiệt độ môi trƣờng. Khi sinh ra, 20
phút đầu tiên thân nhiệt hạ rất nhanh giảm 2-3oC. Heo con có khối lƣợng dƣới
0,5 kg không đủ duy trì thân nhiệt bình thƣờng. Do ảnh hƣởng của nhiệt độ
không khí và tốc độ bốc hơi của nƣớc đầu ối, nhiệt độ heo con hạ từ 38,6 oC
xuống 37,7oC. Nếu sau khi đẻ từ 5-16 giờ heo con không đƣợc bú sữa, thân
nhiệt hạ xuống 36,9oC thì heo con có thể hôn mê và dễ chết. Nếu nhiệt độ bên
ngoài dƣới 12oC, sau khi đẻ 20 phút đến 24 giờ mà thân nhiệt heo con chƣa
nâng đƣợc 38oC thì sẽ chết. Vì vậy, phải có ổ ấm cho heo sơ sinh, để heo con
nhanh trở lại nhiệt độ cơ thể bình thƣờng. Nền chuồng, vách chuồng lạnh làm
tăng bức xạ nhiệt của cơ thể heo con, tỏa nhiệt nhiều, tốn năng lƣợng. Chuồng
2


ấm áp, nhiều rơm độn, đốt sƣởi ban đêm là biện pháp cần thiết để nâng cao tỷ
lệ nuôi sống (Trương Lăng, 2003).
Heo con mới đẻ có sự thay đổi rất lớn về điều kiện sống so với ở bên
trong cơ thể heo mẹ có nhiệt độ ổn định 39oC, ra bên ngoài điều kiện nhiệt độ
rất thay đổi tùy theo từng mùa khác nhau. Do vậy heo con rất dễ bị nhiễm
lạnh, giảm đƣờng huyết và có thể dẫn đến chết. Điều này có thể do một số vấn
đề sau: Lông heo con thƣa, lớp mỡ dƣới da mỏng, diện tích bề mặt so với khối
lƣợng cơ thể cao nên khả năng chống lạnh kém; Lƣợng mỡ và glycogen dự trữ

trong cơ thể thấp nên khả năng cung cấp năng lƣợng chống lạnh bị hạn chế;
Hệ thần kinh điều khiển cân bằng thân nhiệt chƣa hoàn chỉnh. Bởi vì trung khu
điều khiển thân nhiệt nằm ở võ não là cơ quan phát triển muộn nhất ở cả hai
giai đoạn trong thai và ngoài thai (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).
Theo Trần Văn Phùng (2005), nhiệt độ trong khu vực chuồng nái đẻ vừa
thích hợp cho heo mẹ vừa thích hợp cho heo con là một vấn đề không dễ, vì
yêu cầu về nhiệt độ đối với heo mẹ và yêu cầu về nhiệt độ đối với heo con
trong từng giai đoạn khác nhau. Đối với heo mẹ nhiệt độ dao động thích hợp
từ 15-24oC. Khi nhiệt độ trong chuồng cao hơn 24oC thì tính thèm ăn giảm và
sẽ giảm năng suất sữa. Đối với heo con, đặc biệt là những ngày đầu sau khi
mới đẻ ra, biên độ dao động nhiệt độ đối với heo con trong thời kỳ theo mẹ là
từ 25-35oC. Vì vậy, để có đƣợc nhiệt độ thích hợp cho heo con mà không ảnh
hƣởng đến heo mẹ thì nhất thiết phải có bóng đèn để sƣởi ấm vào những tháng
mùa đông, mùa thu và các ngày đầu sau khi đẻ của tất cả các mùa trong năm.
Bóng đèn có thể là bóng điện 100W, nếu tốt hơn có thể mua bóng đèn hồng
ngoại công suất 250W, ngoài tác dụng sƣởi ấm bóng đèn hồng ngoại còn có
tác dụng diệt khuẩn trong ô chuồng heo con. Dƣới đây là khuyến cáo nhiệt độ
thích hợp cho heo con trong thời kỳ theo mẹ.
Bảng 2.1: Nhiệt độ thích hợp cho heo con
Nhiệt độ (0C)

Thời điểm (ngày)
Ngày đầu (mới lọt lòng mẹ)

35

Ngày thứ 2

33


Ngày thứ 3

31

Ngày thứ 4

29

Ngày thứ 5

27

Ngày thứ 6 trở đi

25-27

( Trần Văn Phùng, 2005)

2.1.3 Sức đề kháng của heo con
Theo Trần Văn Phùng (2005),  - globulin có tác dụng tạo sức đề kháng,
cho nên sữa đầu có vai trò quan trọng đối với khả năng miễn dịch của heo con.
Heo con hấp thu  - globulin bằng con đƣờng ẩm bào. Quá trình hấp thu
3


nguyên vẹn phân tử  - globulin giảm đi rất nhanh theo thời gian. Phân tử  globulin chỉ có khả năng thấm qua thành ruột heo con rất tốt trong 24 giờ đầu
sau khi đẻ ra nhờ trong sữa đầu có kháng men antitrypsin làm mất hoạt lực của
men trypsin tuyến tụy và nhờ khoảng cách giữa các tế bào vách ruột của lợn
con khá rộng.
Bên cạnh sự hấp thu kháng thể từ sữa mẹ thì bản thân heo con trong thời

kỳ này cũng có quá trình tổng hợp kháng thể. Trƣớc đây ngƣời ta cho rằng mãi
tới 2 tuần tuổi hoặc muộn hơn mới có quá trình tổng hợp kháng thể ở heo con.
Song một nghiên cứu tại Bruno gần đây cho thấy chỉ ngay ngày thứ hai sau
khi đẻ một số cơ quan trong cơ thể heo con đã bắt đầu sản sinh kháng thể.
Nhƣng khả năng này còn rất hạn chế và nó chỉ đƣợc hoàn chỉnh tốt hơn khi
heo con đƣợc một tháng tuổi (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).
Sự thành thục về miễn dịch học của heo con xuất hiện sau một tháng
tuổi. Đến thời gian này, khả năng thấm qua màng ruột các hợp chất đại phân tử
hầu nhƣ bị ngừng hoàn toàn. Tiêu hóa và hấp thu chất dinh dƣỡng tiến hành
chủ yếu ở dạ dày, ruột non. Trong một ngày đêm, dạ dày phân giải 45%
glucid, 50% protein, 20-25% đƣờng. Cả dạ dày và ruột non phân giải và hấp
thu 85% đƣờng, 87% protein. Ruột già chỉ còn không quá 10-15% (Trương
Lăng, 2003).
2.1.4 Đặc điểm về sự phát triển của cơ quan tiêu hoá của heo con
Trong thời gian mang thai, cơ thể đã dần dần phát triển các tế bào phức
tạp nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng cho thời kỳ hậu cai sữa, các chức năng
của cơ quan tiêu hóa đã đƣợc phân chia vào thời kỳ đầu mang thai. Sau đó cấu
tạo của chúng trở nên hoàn thiện hơn để làm tăng khả năng tiêu hóa và hấp thụ
chất dinh dƣỡng.
Trƣớc khi đƣợc sinh ra thì bao tử cũng phát triển cùng với cơ thể. Độ pH
dịch bao tử (rất quan trọng trong việc ức chế vi khuẩn và lên men trong bao
tử) trong thời gian mang thai sẽ giãm xuống từ từ cho đến khi sinh ra còn
khoảng 2,4 hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và tổng hợp các chất tham gia
quá trình tiêu hóa.
Ngay từ lúc sinh ra heo con đã có khả năng phân giải chất đạm. Đầu tiên
là Chymosin phân giải kết tủa sữa, khi heo lớn lên thì pepsin tiến hành phân
giải chất đạm.
Ở heo con đến 14-16 ngày tuổi tình trạng thiếu HCl ở dạ dày không còn
là trạng thái sinh lý bình thƣờng nữa việc tập cho heo con ăn sớm đặc biệt là
4



khi cai sữa sớm đã rút ngắn đƣợc giai đoạn thiếu HCl, hoạt hóa hoạt động tiết
dịch, tạo khả năng xây dựng nhanh chóng các đáp ứng miễn dịch của chúng
(Đào Trọng Đạt. 1996).
Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), thời kỳ này đặc điểm nổi
bật của cơ quan tiêu hóa heo con đó chính là sự phát triển rất nhanh, song chƣa
hoàn thiện.
Sự phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng về dung tích và khối lƣợng của bộ
máy tiêu hóa. Còn chƣa hoàn thiện thể hiện ở số lƣợng cũng nhƣ hoạt lực của
một số men trong đƣờng tiêu hóa heo con bị hạn chế. Tuy nhiên heo và các
loài gia súc khác điều thực hiện quá trình tiêu hóa theo trình tự sau : quá trình
tiêu hóa ở miệng rồi đƣa xuống dạ dày tiếp tục nghiền và nhờ các loại acid
HCl và các loại men tiêu hóa khác nhƣ pepsin để chuyển hóa protein (Nguyễn
Thiện, 2008).
Bảng 2.2: Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa heo con
Thời điểm

Cơ quan

Số lần tăng

Sơ sinh

70 ngày

Dạ dày

2,5 ml


1815 ml

>70 lần

Ruột non

100 ml

6000 ml

60 lần

Ruột già

40 ml

2100 ml

>50 lần

(Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007)

2.1.4.1 Tiêu hóa ở miệng
Heo mới sinh những ngày đầu hoạt tính amylaza nƣớc bọt cao. Tách mẹ
sớm, hoạt tính amylaza nƣớc bọt cao nhất ở ngày thứ 14, còn heo con do mẹ
nuôi phải đến ngày thứ 21. Nƣớc bọt ở tuyến mang tai chứa 0,6-2,6% vật chất
khô. Tùy lƣợng thức ăn, lƣợng tiết khác nhau, thức ăn có phản ứng acid yếu và
khô thì nƣớc bọt tiết ra mạnh, thức ăn lỏng thì giảm hoặc ngừng tiết dịch. Vì
vậy, cần lƣu ý không cho heo con ăn thức ăn lỏng.Lƣợng nƣớc bọt thay đổi tùy
theo số lần cho ăn, chất lƣợng thức ăn. Ăn chỉ một loại thức ăn kéo dài sẽ làm

tăng nhiệm vụ cho một tuyến, gây ức chế, heo ít thèm ăn. Ăn nhiều loại thức
ăn khác nhau, cả 2 tuyến hoạt động, không gây ức chế, cho nên cho ăn nhiều
chủng loại thức ăn, đổi bữa heo sẽ thèm ăn, tiết nƣớc bọt liên tục, giúp tiêu
hoá tốt thức ăn (Trần Cừ, 1972).
2.1.4.2 Tiêu hoá ở dạ dày

5


Tiêu hóa ở dạ dày là giai đoạn tiêu hóa quan trọng, tại đây thức ăn chịu
tác động cơ học do sự co bóp, vận động của dạ dày, và tác động hóa học do
dịch vị tiết ra (Cù Xuân Dần, 1996).Theo Trương Lăng (2003), heo con 10
ngày tuổi, dạ dày tăng gấp 3 lần, 20 ngày đạt 0,2 lít, hơn 2 tháng tuổi đạt 2 lít.
Sau đó, tăng chậm, đến tuổi trƣởng thành đạt 3,5 - 4 lít. Dịch vị tiết ra tƣơng
ứng với sự phát triển của dung tích dạ dày, tăng mạnh nhất ở 3-4 tháng tuổi,
sau dó kém hơn.
Bảng 2.3: Lƣợng dịch vị biến đổi tùy theo tuổi và ngày đêm của heo
Heo lớn

Heo con

Ngày

62%

31%

Đêm

38%


69%

So với tổng lƣợng dịch vị cả ngày đêm

(Trương Lăng, 2003)

Heo con 20 ngày tuổi, phản xạ tiết dịch vị chƣa rõ. Ban đêm heo mẹ
nhiều sữa, kích thích sự tiết dịch vị ở heo con. Khi cai sữa lƣợng dịch vị tiết ra
ngày đêm gần bằng nhau. Độ acid của dịch vị heo thấp nên hoạt hoá
pepsinogen kém, diệt khuẩn kém. Acid Clohydric tự do xuất hiện ở 25-30
ngày tuổi và diệt khuẩn rõ nhất ở 40-45 ngày tuổi. Trong tháng tuổi đầu, dạ
dày hầu nhƣ không tiêu hoá protein thực vật. Sữa rời khỏi dạ dày sau 1-1,3
giờ. Trộn dịch vị với sữa tỷ lệ 1:5, sau 5-6 giây sữa đông vón lại: sữa đƣợc tiêu
hóa hoàn toàn. Hệ số tiêu hoá thức ăn hạt cũng cao, đạt 73-86%. Số lƣợng,
chất lƣợng thức ăn khác nhau làm tăng tính ngon miệng, dịch vị tiết ra nhiều,
tiêu hoá cao. Ban đêm tiêu hoá cao hơn ban ngày. Ban ngày sự tiết dịch vị lại
nhiều hơn. Thêm 3g pepsin và 500ml acid clohydric 0,4% vào thức ăn cho heo
3-4 tháng tuổi sẽ kích thích tiết dịch vị và tăng sức tiêu hóa. Những acid chính
trong dạ dày là: acid lactic, acetic, propionic, còn acid butyric thì ít hơn.
Acid lactic có liên quan đến vi khuẩn lactic. Heo con 60 ngày tuổi, vi
khuẩn lactic nhiều hơn ở heo 120 ngày tuổi. Nó giảm khi cân bằng dinh dƣỡng
hoàn toàn và tăng khi cân bằng dinh dƣỡng không hoàn toàn. Trực trùng E.coli
cũng giảm khi cân bằng dinh dƣỡng hoàn toàn.
2.1.4.3 Tiêu hoá ở ruột
Theo Trần Thị Dân (2006), heo sơ sinh dung tích ruột non 100ml, 20
ngày tuổi tăng 7 lần, tháng thứ 3 đạt 6 lít, 12 tháng đạt 20 lít. Ruột già, sơ sinh
dung tích 40-50ml, 20 ngày 100ml, tháng thứ 3 khoảng 2,1 lít, tháng thứ 4 là 7
lít, tháng thứ 7 là 11-12 lít. Tiêu hoá ở ruột nhờ tuyến tụy, enzyme trypsin
trong dịch tụy thủy phân protein thành acid amin. Ở trong thai 2 tháng tuổi

6


chất tiết đã có trypsin. Thai càng lớn, hoạt tính enzyme trypsin càng cao và khi
mới đẻ hoạt tính rất cao. Độ kiềm của dich tụy tăng theo tuổi và cƣờng độ tiết.
Hoạt tính enzyme amylase đạt 1000-8000 đơn vị và giảm theo tuổi. Ngƣời ta
nhận thấy bệnh thiếu máu heo con không ảnh hƣởng đến hoạt tính các
enzyme, trừ enzyme maltase.Các enzyme tiêu hoá trong dịch ruột heo con
gồm: amino peptidase, dipeptidase, lipase và amylase. Trong một ngày đêm,
heo con một tháng tuổi tiết dịch từ 1,2-1,7 lít; 3-5 tháng có từ 6-9 lít dịch.
Lƣợng dịch tiêu hoá phụ thuộc vào tuổi và tính chất khẩu phần thức ăn. Heo
con một tháng rƣỡi đến 2 tháng tuổi, lƣợng dịch ngày đêm tăng đáng kể nếu
tăng thức ăn thô xanh vào khẩu phần.
2.2 NHU CẦU DINH DƢỠNG HEO CON
2.2.1 Nhu cầu năng lƣợng
Heo sơ sinh đòi hỏi đƣợc cung cấp năng lƣợng ngay sau khi sinh, vì
giảm glucose huyết và bị đói là nguyên nhân chủ yếu gây chết ở heo sơ sinh
(Trần Thị Dân, 2006).
Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), để có cơ sở bổ sung năng lƣợng
cho heo con cần căn cứ vào mức năng lƣợng đƣợc cung cấp từ sữa mẹ và nhu
cầu của heo con, từ đó quyết định mức bổ sung cho heo con. Theo Trương
Lăng (1999), heo con cần năng lƣợng để duy trì thân nhiệt, năng lƣợng do sự
oxy hoá đƣờng trƣớc tiên trong máu, vì vậy hàm lƣợng đƣờng huyết thƣờng
biến động, heo con dễ khủng hoảng.
Theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Nhuận (2005), để có cơ sở bổ sung năng
lƣợng cho heo con cần căn cứ vào mức năng lƣợng đƣợc cung cấp từ sữa mẹ
và nhu cầu của heo con, từ đó quyết định mức bổ sung cho heo con. Nhƣng
chỉ bắt đầu từ tuần tuổi thứ 3 heo con mới có nhu cầu bổ sung năng lƣợng, nhu
cầu này ngày càng cao do sữa mẹ cung cấp ngày càng giảm và nhu cầu của
heo con ngày càng tăng.

Theo Đào Trọng Đạt et al., (1996), nhu cầu về năng lƣợng của heo con
theo mẹ bao gồm nhu cầu duy trì, sinh trƣởng và phát triển. Gluxit là chất chủ
yếu bảo đảm năng lƣợng cho heo con chiếm 70-80% nhu cầu năng lƣợng.
Trong giai đoạn theo mẹ, cƣờng độ trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn so với
các lứa tuổi khác. Khi sinh ra sau 30 phút thân nhiệt của heo con giảm đột
ngột từ 38,90C xuống còn 37,10C làm cho nguồn năng lƣợng từ mẹ bị mất
nhanh chóng. Vì vậy cần đảm bảo heo con bú đầy đủ sữa đầu và sữa mẹ trong
những ngày tới mới cung cấp năng lƣợng cần thiết cho sự lớn lên. Nhu cầu
7


năng lƣợng của heo con theo mẹ không giống nhau giữa các tuần tuổi, đƣợc
thể hiện qua bảng sau:

8


Bảng 2.4: Nhu cầu năng lƣợng trong khẩu phần cho heo thịt ăn tự do (90%VCK)
Khối lƣợng cơ thể (kg)

Nhu cầu năng lƣợng
3-5

5-10

10-20

ME ăn vào (Kcal/ ngày)

820


1620

3265

Lƣợngăn vào (g/con/ngày)

250

500

1000

(NRC, 1998)

Bảng 2.5: Nhu cầu năng lƣợng trong một ngày đêm ở heo con theo mẹ
Tuần
tuổi

Trọng
lƣợng
(kg)

Tăng
trọng/ngày
(g)

Nhu cầu
năng lƣợng
(Kcal)


1
2
3
4
5
6
7
8

2,0
3,5
5,4
7,9
10,9
13,6
16,3
20,4

172
227
295
263
481
476
450
522

750
1110

1530
2100
2650
3100
3500
4000

Nguồn năng lƣợng
Sữa mẹ
(Kcal)
810
1050
1125
1125
1125
1055
840
740

Thức
ăn
(Kcal)
405
975
1525
2045
2660
3260

Nguồn năng

lƣợng tính
theo sữa mẹ
(%)
108,0
95,0
73,5
53,0
42,4
34,0
24,0
18,5

( Đào Trọng Đạt et al, 1996)

2.2.2 Nhu cầu protein
Protein là cơ sở của sự sống, protein là chất cấu tạo nên các loại mô bào
trong cơ thể, đồng thời cũng là cấu tạo của những chất đều hòa sự sống nhƣ
hormon, enzym trong cơ thể (Võ Văn Ninh, 2007).
Protein là chất hữu cơ quan trọng nhất không có chất nào thay thế vai trò
của nó trong tế bào sống. Protein chiếm 1/5 khối lƣợng cơ thể heo. Sản phẩm
thit nạc, sữa, tinh trùng, tế bào trứng… đều cấu tạo từ protein là chủ yếu,
protein tham gia hệ thống men sinh học, hormone, những chất hữu cơ mang
hoạt tính sinh học cao này có vai trò xúc tác trong quá trình trao đổi chất, đồng
hoá và dị hoá (Trương Lăng, 1999).
Protein rất quan trọng đối với heo con còn non, là nguyên liệu tạo hình
chủ yếu. Trong giai đoạn theo mẹ, quá trình trao đổi chất đƣợc thực hiện với
cƣờng độ cao với sự đồng hóa diễn ra mạnh mẽ làm cho heo con sinh trƣởng
rất nhanh. Vì vậy, nhu cầu sử dụng protein của heo con không ngừng, nếu sữa
mẹ không đạt yêu cầu và thức ăn không cung cấp đủ protein thì heo con sẽ
9



sinh trƣởng chậm lại rất nhiều và sức kháng bệnh của heo con sẽ giảm (Đào
Trọng Đạt et al, 1996).
Bảng 2.6: Nhu cầu amino acid cho heo con trong một ngày đêm (90% VCK)
Trọng lƣợng cơ thể (kg)

Nhu cầu (%)
DE (Kcal/kg)
ME (Kcal/kg)
CP (%)
Arg (%)
His (%)
Ile (%)
Leu (%)
Lys (%)
Met (%)
Met + Cys (%)
Phe (%)
Phe + Tyr (%)
Thr (%)
Trp (%)
Val (%)

3-5
3400
3265
26,0
0,59
0,48

0,83
1,50
1,50
0,40
0,86
0,90
1,41
0,98
0,27
1,04

5-10
3400
3265
23,7
0,54
0,43
0,73
1,32
1,35
0,35
0,76
0,80
1,25
0,86
0,24
0,92

(NRC, 1998)


2.2.3 Nhu cầu chất béo
Theo Trương Lăng (1999), ở heo con năng lƣợng do lipit cung cấp chỉ
chiếm 10-15%, phần lớn đƣợc dự trữ dƣới da, quanh nội tạng. Lipit của heo
con bú sữa chủ yếu ở dạng nhũ hóa, lipit nhiều heo tiêu chảy. Nếu gluxit và
lipit không cân bằng sẽ gây hiện tƣợng xeton huyết heo con sẽ chết trong
trạng thái hôn mê. Vì vậy trừ sữa mẹ ra, thức ăn cần hàm lƣợng lipit thấp.
2.2.4 Nhu cầu vitamin
Theo Nguyễn Văn Thưởng ctv (2003) thì vitamin không phải là nguồn
năng lƣợng nhƣng chúng tham gia vào quá trình chuyển đổi thức ăn sang dạng
dễ hấp thu đối với cơ thể. Vitamin có tính đặc hiệu riêng, mỗi loại vitamin có
một tác động đặc hiệu đến một phản ứng nhất định trong cơ thể. Nếu thiếu loại
vitamin nào đó, trƣớc tiên ảnh hƣởng đến sự phát triển của cơ thể, làm giảm
khối lƣợng, giảm năng suất, giảm khả năng chống bệnh và sao đó diễn ra ác
hiện tƣợng đặc hiệu của sự thiếu hụt vitamin này.

10


Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), ở giai đoạn này heo con
nhận vitamin chủ yếu từ heo mẹ, sữa mẹ hầu nhƣ đã đáp ứng đủ nhu cầu của
heo con.
Bảng 2.7 : Nhu cầu vitamin hàng ngày của heo cho ăn tự do (90 % VCK)
Nhu cầu (% hoặc số lƣợng /kg khẩu phần)
Trọng lƣợng

Vitamin
3-5

5-10


Vit A (UI)

2200

2200

Vit D3

220

220

Vit E (UI)

16

16

Vit K (mg)

0,5

0,5

Biotin (mg)

0,8

0,05


Cholin (mg)

0,6

0,5

Folacin (mg)

0,3

0,3

Niacin (mg)

20

15

Vit B5 (mg)

12

10

Vit B2 (mg)

4

3,5


Vit B1 (mg)

1,5

1

Vit B6 (mg)

2

1,5

Vit B12 (mg)

20

17,5

Acid linoleic (%)

0,1

0,1

(NRC, 1998)

Theo Trương Lăng (2003), cơ thể heo con cần vitamin cho sự phát triển
và phòng ngừa bệnh tật nhƣ: đối với vitamin A heo con dƣới 10 ngày tuổi,
không có khả năng chuyển hóa caroten thành vitamin A. Heo con 20 ngày tuổi
mới chuyển hóa đƣợc 25-30%. Trong sữa đầu, vitamin A gấp 6 lần so với sữa

thƣờng, nên nhất thiết phải cho heo con bú sữa đầu để nâng hàm lƣợng
vitamin A trong cơ thể. Thiếu B1 heo con bị phù, viêm dây thần kinh, suy tim;
B2 tham gia oxy hóa hoàn nguyên, oxy hóa đƣờng, acid amin, acid lactic;
tham gia sự hô hấp của mô bào, vận chuyển hydro, tham gia quá trình tạo
hemoglobin, vào sự hình thành HCl của dịch vị và muối mật. Thiếu B2 viêm
da, rụng lông, ỉa chảy, nôn mửa, kém sinh trƣởng. Thiếu vitamin D gây thiếu
khoáng, còi xƣơng. Vitamin E tham gia quá trình trao đổi protein và chuyển
acid amin, acid nucleoic cho nhu cầu phát triển heo con.
11


2.2.5 Nhu cầu khoáng
Theo NRC (1998) nhu cầu của heo cần một số chất khoáng đa lƣợng bao
gồm: Ca, P, Na, Cl, Mg, K,…và một số chất khoáng vi lƣợng bao gồm: Cr, Co,
Cu, I, Fe, Mn, Se, Zn,…Chức năng của các chất khoáng cực kỳ đa dạng, từ
các chức năng cấu tạo ở một số tế bào tới hàng loạt các chức năng điều hòa ở
các tế bào khác.
Hai chất khoáng có vai trò quan trọng cho sự phát triển rất mạnh cả hệ cơ và
hệ xƣơng là Ca và P, cho nên nhu cầu chất khoáng cũng rất cao ở giai đoạn
này (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).
Bảng 2.8 : Nhu cầu khoáng trong khẩu phần của heo con ăn tự do (90% VCK)
Nhu cầu (% hoặc số lƣợng /kg khẩu phần)
Khoáng chất

Trọng lƣợng heo (kg)

Canxi (%)
Photpho tổng số (%)

3-5

0,90
0,70

5-10
0,80
0,65

Phot pho dễ hấp thu (%)
Natri (%)

0,55
0,25

0,40
0,20

Clo (%)
Magiê (%)
Kali (%)
Đồng (mg)
I ôt (mg)
Sắt (mg)
Magan (mg)
Selen (mg)
Kẽm (mg)

0,25
0,04
0,30
6,00

0,14
100
4,00
0,30
100

0,20
0,04
0,28
6,00
0,14
100
4,00
0,30
100

(NRC, 1998)

2.3PHƢƠNG PHÁP CAI SỮA HEO CON
2.3.1 Phƣơng pháp cai sữa heo con
Theo Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi (2005), tuổi cai sữa heo
con giống ngoại có thể vào lúc 14, 21,28, 35 ngày tuổi là phụ thuộc vào điều
kiện chăn nuôi của từng cơ sở, từng gia đình (bao gồm điều kiện chuồng trại,
chất lƣợng thức ăn, trình độ quản lý). Biện pháp cụ thể nhƣ sau:không cai sữa
heo con khi trong đàn đang có heo con ốm. Giảm lƣợng thức ăn vào ngày cai
sữa và một số ngày kế tiếp: ngày cai sữa giảm 1/2 lƣợng thức ăn so với ngày
12


trƣớc ngày cai sữa, ngày tiếp theo giảm 1/3 lƣợng thức ăn so với ngày trƣớc

ngày cai sữa, ngày tiếp theo giảm 1/4 lƣợng thức ăn so với ngày trƣớc ngày cai
sữa. Sau đó quan sát nếu thấy heo con không có vấn đề về tiêu hoá thì cho ăn
mức bình thƣờng nhƣ trƣớc ngày cai sữa, rồi tăng dần theo nhu cầu của heo
con. Thức ăn nên chuyển đổi dần dần không đột ngột.
2.4 THỨC ĂN HỖN HỢP NUÔI HEO
Sản phẩm chăn nuôi là nguồn thực phẩm quan trọng của ngƣời. Muốn
cho sản phẩmchăn nuôi có giá trị dinh dƣỡng cao thì thức ăn cung cấp đầy đủ
cả về số lƣợng và chất lƣợng, thức ăn tốt thì sản phẩm chăn nuôi tốt và ngƣợc
lại. Khi thức ăn gia súcbị nhiễm các chất độc hại nhƣ thuốc trừ sâu, thuốc diệt
cỏ, các kim loại nặng nhƣ chì, thủy ngân, asen… thì các chất này cũng sẽ tích
tụ lại trong sản phẩm chăn nuôi và cuối cùng đi vào cơ thể con ngƣời. Nhƣ
vậy giữa thức ăn chăn nuôi và thựcphẩm có mối quan hệ mật thiết, nếu ngƣời
chăn nuôi chạy theo lợi nhuận đơn thuần,tăng năng suất sản phẩm chăn nuôi
bằng mọi cách, không quan tâm đến tác hại củadƣ lƣợng các hóa chất độc hại
dùng để kích thích tăng trọng, kích thích tiết sữa hoặcđẻ trứng thì có hại cho
toàn xã hội.
2.4.1 Định nghĩa về thức ăn hỗn hợp
Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn đã chế biến sẵn, do một số loại thức ăn phối
hợp với nhau tạo thành. Thức ăn hỗn hợp có thể có đủ tất cả các chất dinh
dƣỡng thỏa mãn nhu cầu của con vật hay chỉ một số chất dinh dƣỡng nhất định
để bổ sung cho con vật (Lê Đức Ngoan ctv, 2004).
2.4.2 Đặc điểm của thức ăn hỗn hợp
Thức ăn hỗn hợp có nhiều tác dụng trong việc nâng cao năng suất chăn nuôi,
giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và rất tiện lợi khi ăn. Có nhiều loại thức
ăn qua chếbiến rồi phối hợp lại với nhau làm tăng giá trị dinh dƣỡng của khẩu
phần, hỗn hợp thức ăn cân đối sẽ tạo nên sự cân bằng về AA, cân bằng vê chất
khoáng, Vit…phùhợp với nhu cầu của gia súc. Trong đó cân bằng AA có ý
nghĩa rất lớn, nó cung cấp đủ cho nhu cầu tổng hợp protid tổng, cân bằng chất
khoáng Ca và P có ảnh hƣởng đến sự tích lũy khoáng và quá trình tạo xƣơng,
răng và các quá trình trao đổi chất khác (Nguyễn Hữu Mạnh, 2007)

2.4.3 Phân loại thức ăn hỗn hợp
2.4.3.1 Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
Là hỗn hợp thức ăn hoàn toàn cân đối các chất dinh dƣỡng cho gia súc, gia
cầm, nóduy trì sự sống và sức sản xuất của con vật mà không cần thêm một
loại thức ăn nàokhác. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đƣợc sản xuất dƣới 2 dạng:
Thức ăn hỗn hợp dạng bột và thức ăn hỗn hợp dạng viên. Hiên nay thức ăn
viên chiếm 60 – 70% tổng lƣợng thức ăn hỗn hợp (Vũ Duy Giảng ctv, 1997).
13


×