Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

CHẨN ĐOÁN BỆ NH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM Ở GÀ CÓ TRI ỆU CHỨNG B ỆNH HÔ HẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
***********

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM Ở
GÀ CÓ TRIỆU CHỨNG BỆNH HÔ HẤP

Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG
Lớp : DH05TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2005-2010

Tháng 08/2010


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
**********

ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG

CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM Ở
GÀ CÓ TRIỆU CHỨNG BỆNH HÔ HẤP

Khóa luận ñược ñệ trình ñể ñáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y

Giáo viên hướng dẫn


TS. NGUYỄN ĐÌNH QUÁT
BSTY. HỒ HOÀNG DŨNG

Tháng 08/2010

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Đỗ Thị Thanh Hương
Tên luận văn: “Chẩn ñoán bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà có
triệu chứng bệnh hô hấp”
Đã hoàn thành luận văn theo ñúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, ñóng góp của hội ñồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y
ngày..………………..

Giáo viên hướng dẫn

TS. NGUYỄN ĐÌNH QUÁT

BSTY. HỒ HOÀNG DŨNG

ii


LỜI CẢM TẠ
• Thành kính biết ơn!
Cha mẹ - người ñã có công sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ và tạo mọi ñiều kiện cho
có ñược ngày hôm nay.
• Xin chân thành cảm ơn!

-

Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Ban

Chủ Nhiệm cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y ñã tận tình dạy dỗ,
dìu dắt chúng tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
-

Thầy Nguyễn Đình Quát và Cô Nguyễn Thị Phước Ninh ñã hướng

dẫn, sửa chữa tận tình luận văn cho chúng tôi.
-

Thầy Hồ Hoàng Dũng – giám ñốc Nghiên Cứu vá Triển Khai Công

Nghệ Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Cargill Việt Nam, ñã tận tình hướng dẫn và
tài trợ cho chúng tôi tiến hành nghiên cứu.
-

Cùng toàn thể nhân viên kỹ thuật gia cầm của Công Ty ñã giúp ñỡ

và tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện ñề tài.
-

Cuối cùng tôi xin gởi lời cảm ơn ñến những người bạn lớp DH05TY

và những người bạn cùng khóa ñã cùng tôi chia sẽ vui buồn, ñã gắn bó và giúp ñỡ
tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.

iii



LUẬN VĂN TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Chẩn ñoán bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà có
triệu chứng bệnh hô hấp” ñược tiến hành tại 5 trại gà thuộc ñịa bàn các tỉnh Miền
Đông và Miền Tây Nam Bộ thời gian từ 09/03 ñến ngày 25/05 năm 2010.
Kết quả chẩn ñoán bệnh viêm phế quản truyền nhiễm của chúng tôi trong 5
trại có triệu chứng bệnh hô hấp ñã thu ñược kết quả như sau:


Kết quả chẩn ñoán dựa vào triệu chứng, bệnh tích ñại thể và vi thể

cho thấy sự nghi ngờ về bệnh viêm phế quản truyền nhiễm trong các trường hợp
khảo sát.
• Kết quả chẩn ñoán huyết thanh học cho thấy trong 5 trại ñược chúng tôi khảo sát,
có 2 trại ñược xác ñịnh ñang mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (trại 1, 3), 1
trại có tiếp xúc (trại 4), 1 trại có tiếp xúc trước ñó nhưng âm tính tại thời ñiểm khảo
sát (trại 5), 2 trại chúng tôi chưa có khẳng ñịnh chính xác mặc dù kết quả HI cho
thấy có sự hiện diện của kháng thể chủng 4/91 trên ñàn gà không chủng ngừa
chủng 4/91 (trại 2 và trại 4).

-

Kết quả ELISA cho thấy 5 trại gà ñã từng tiếp xúc với virus IB.

-

Kết quả HI cho thấy sự hiện diện của kháng thể kháng lại IB.4/91 trong
tổng số 5 trại khảo sát chiếm tỷ lệ 100%.


-

Kết quả AGP cho thấy có sự tiếp xúc của IBV trong thời gian gần ñây,
ñiều này khẳng ñịnh triệu chứng hô hấp ở thời ñiểm chúng tôi khảo sát là
do virus IB gây ra (trại 1 và 3).



Kết quả phân lập virus ñã chứng minh sự hiện diện của virus IB

hoang dại trong 2 trại (trại 1 và 3).

iv


MỤC LỤC
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ............................................................................ ii
Lời cảm tạ.................................................................................................................. iii
Luận văn tóm tắt........................................................................................................ iv
Mục lục........................................................................................................................v
Danh sách các hình và sơ ñồ ................................................................................... viii
Chương 1 ....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.1 Đặt vấn ñề .............................................................................................................1
1.2 Mục ñích................................................................................................................2
1.3. Yêu cầu.................................................................................................................2
Chương 2 ....................................................................................................................3
CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................................3
2.1 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM ..........................3
2.2 LỊCH SỬ BỆNH VÀ TÌNH HÌNH BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN

NHIỄM........................................................................................................................3
2.2.1 Lịch sử của bệnh viêm phế quản truyền nhiễm .................................................3
2.2.2 Tình hình bệnh viêm phế quản truyền nhiễm trong và ngoài nước ...................4
2.3 CĂN BỆNH ..........................................................................................................5
2.3.1 Phân loại.............................................................................................................5
2.3.2 Hình thái.............................................................................................................5
2.3.3 Cấu trúc hoá học.................................................................................................6
2.3.4 Serotypes ............................................................................................................6
2.3.5 Sự nhân lên virus................................................................................................6
2.3.6 Sức ñề kháng ......................................................................................................6
2.3.6 Đặc ñiểm nuôi cấy..............................................................................................7
2.3.7 Tính sinh miễn dịch............................................................................................8
2.4 DỊCH TỂ HỌC......................................................................................................9

v


2.4.1 Loài mắc bệnh ....................................................................................................9
2.4.2 Chất chứa căn bệnh ............................................................................................9
2.4.3 Đường xâm nhập và truyền lây mầm bệnh ......................................................10
2.4.4 Cách sinh bệnh .................................................................................................10
2.5 ĐẶC ĐIỂM TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH................................................11
2.5.1 Triệu chứng ......................................................................................................11
2.5.2 Bệnh tích ..........................................................................................................13
2.6 CHẨN ĐOÁN .....................................................................................................14
2.6.1 Chẩn ñoán lâm sàng và phân biệt một số bệnh khác .......................................14
2.6.2 Chẩn ñoán trong phòng thí nghiệm..................................................................15
2.7 PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM ..........20
2.7.1 Phòng bệnh.......................................................................................................20
2.7.2 Điều trị: ............................................................................................................21

2.8 LƯỢC DUYỆT MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH VIÊM PHẾ
QUẢN TRUYỀN NHIỄM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI..........................................21
2.8.1 Trong nước .......................................................................................................21
2.8.2 Nước ngoài .......................................................................................................22
Chương 3 ..................................................................................................................23
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................23
3.1 Thời gian và ñịa ñiểm thực hiện..........................................................................23
3.1.1 Thời gian ..........................................................................................................23
3.1.2 Địa ñiểm ...........................................................................................................23
3.2 Đối tượng khảo sát ..............................................................................................23
3.3 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................23
3.4 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................23
3.4.1 Bố trí thí nghiệm ..............................................................................................23
3.4.2 Chẩn ñoán dựa vào triệu chứng, bệnh tích.......................................................24
3.4.3 Chẩn ñoán dựa vào các phương pháp huyết thanh học....................................26
3.4.4 Chẩn ñoán dựa vào phương pháp phân lập ......................................................34

vi


3.5 Những chỉ tiêu theo dõi.......................................................................................37
3.6 Các công thức tính...............................................................................................37
Chương 4 ..................................................................................................................38
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................................38
4.1 Kết quả chẩn ñoán dựa vào triệu chứng, bệnh tích. ............................................38
4.1.1 Triệu chứng lâm sàng.......................................................................................38
4.1.2 Bệnh tích ñại thể...............................................................................................39
4.2.3 Bệnh tích vi thể ................................................................................................40
4.3.2 Kết quả phản ứng AGP ....................................................................................44
4.3.3 Kết quả ño hiệu giá ELISA ..............................................................................46

4.4 Kết quả chẩn ñoán phân lập ................................................................................48
Chương 5 ..................................................................................................................52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................52
5.1 KẾT LUẬN .........................................................................................................52
5.2 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................54
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 63

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình: 2.1. Hình thái virus IB dưới kính hiển vi ñiện tử ............................................. 5
Hình: 2.2. Cấu trúc virus IB ....................................................................................... 5
Hình 4.1. Thận sưng, tích urate................................................................................. 40
Hình 4.2. Khí quản tiết nhiều dịch nhày ................................................................... 40
Hình 4.3. Khí quản tụ máu và thấm nhập tế bào lympho ......................................... 41
Hình 4.4. Viêm thận kẽ ..... ....................................................................................... 41
Hình 4.5. Phản ứng AGP với mẫu huyết thanh dương tính ...................................... 46
Hình 4.6. Phôi bình thường và phôi lùn.................................................................... 51
Hình 4.7. Phản ứng AGP dương tính với kháng huyết thanh chuẩn......................... 51
Sơ ñồ 3.1 Sơ ñồ phân lập virus IB qua phôi trứng (Nguồn: Trạm CĐXN – 151 Lý
Thường Kiệt, P.7, Q11, TP.HCM)............................................................................35

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Bảng bố trí thí nghiệm ...............................................................................24
Bảng 3.2 Quy trình chủng ngừa vaccine IB..............................................................24

Bảng 3.3 Cách thực hiện phản ứng HA ....................................................................28
Bảng 3.4 Cách thực hiện phản ứng HI ......................................................................30
Bảng 4.1 Bảng liệt kê triệu chứng lâm sàng. ............................................................38
Bảng 4.2 Bệnh tích ñại thể ........................................................................................39
Bảng 4.3 Bệnh tích vi thể..........................................................................................40
Bảng 4.4 Tỷ lệ mẫu dương tính theo phương pháp HI ............................................42
Bảng 4.5 Tỷ lệ mẫu có hiệu giá lớn hơn 7 ở trại 2 và 3............................................43
Bảng 4.6 Tỷ lệ mẫu dương tính theo phương pháp AGP .........................................44
Bảng 4.7 Hiệu giá kháng thể ELISA.......................................................................46
Bảng 4.8 Tỷ lệ mẫu có hiệu giá > 4000 ở trại 2 và 3 theo phương pháp ELISA......47
Bảng 4.9 Kết quả tiêm truyền bệnh phẩm qua phôi trứng. .......................................49
Bảng 4.10 Kết quả tìm kháng nguyên trong nước trứng qua phản ứng AGP...........50

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AGP: Agar Gel Precipitation
BPL: Beta – Propiolactone
CĐXN: Chẩn Đoán Xét Nghiệm
CEL: Chick Embryo Liver
CEK: Chick Embryo Kidney
CK: Chick Kidney
CPCN: Cổ Phần Chăn Nuôi
CPE: Cytopathic Effects
CRD: Chronic Respiratory Disease
EDS: Egg Drop Syndrome
EDTA: Ethylen Diamino Tetra Acetate
ELISA: Enzyme – Linked Immunosorbent Assay
GD: Viện Gezondheidsdienst voor Dieren, Hà Lan

GMT: Geometric Mean Titre, log2
HA: Haemagglutination
HI: Haemagglutination Inhibition
IBD: Infectious Bursal Disease
IBV: Infectious Bronchitis HI: Haemaglutination Inhibition
ILT: Infectious Laryngotracheitis
MDA: Maternally – Derived Antibody
NA: Nutrient Agar
NB: Nutrient Broth
ND: Newcastle Disease
OD: Optical Density
OIE: Organism International Epidemic
PBS: Phosphate Buffered Saline
RT-PCR: Reverse Transcriptase Polymerase Chain Reaction

x


SPF: Specific Pathogen Free
VN: Virus Neutralization
VPQTN: Viêm Phế Quản Truyền Nhiễm

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn ñề
Ngành chăn nuôi gia cầm của nước ta ngày càng trở nên công nghiệp hóa, ñặc
biệt là chăn nuôi gà. Nếu như trước ñây chỉ có các giống gà thương phẩm cao sản

như Ross, Hubbard, Cobb ñược nuôi tập trung thì nay các giống gà thịt lông màu
tăng trưởng chậm hơn hoặc cả các giống gà ñịa phương (thường ñược gọi là gà ta
hay gà thả vườn) cũng ñược nuôi nhốt tập trung trong một diện tích giới hạn và sử
dụng thức ăn công nghiệp nhằm cải thiện tốc ñộ tăng trọng. Trong bối cảnh ñó, áp
lực dịch bệnh sẽ gia tăng. Ngoài những bệnh dịch gây tỷ lệ chết cao như Newcastle,
hay bệnh Cúm gà, các bệnh khác tuy có tỷ lệ chết thấp hơn nhưng cũng gây thiệt hại
ñáng kể cho người chăn nuôi vì làm chậm tốc ñộ tăng trưởng, tăng tiêu tốn thức ăn,
tăng chi phí thuốc Thú Y và tạo ñiều kiện cho các bệnh khác phát triển như bệnh
Viêm phế quản truyền nhiễm trên gà (VPQTN) còn ñược gọi theo tên tiếng Anh là
bệnh IB (Infectious bronchitis).
Bệnh VPQTN ñược coi là bệnh phổ biến nhất trên gà, trên cả bệnh
Newcastle. Đây ñược coi là một bệnh khó phòng ngừa vì có nhiều serotypes khác
nhau, không có thuốc ñặc hiệu vì gây ra do virus (Coronavirus), chủ yếu gây bệnh
trên ñường hô hấp với tỷ lệ chết thấp nhưng làm giảm tăng trọng và tăng tiêu tốn
thức ăn và cũng có serotype gây bệnh hướng thận (serotype 4/91) gây tỷ lệ chết cao
hoặc gây rối loạn quá trình tạo trứng trên gà ñẻ. Thực tế theo quan sát của chúng tôi,
bệnh “khò khè” trên gà thịt lông trắng và lông màu nuôi công nghiệp là một vấn nạn
lớn cho người chăn nuôi gà tại các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ, mà trong ñiều
kiện hạn chế thường ñược chẩn ñoán là bệnh CRD và nhiều trường hợp việc sử
dụng các kháng sinh kháng Mycoplasma gallisepticum không ñem lại hiệu quả ñiều

1


trị, trong khi ñó những khảo sát về bệnh VPQTN ở nước ta mà chúng tôi tìm thấy
thì chưa nhiều.
Do ñó, xuất phát từ những thực tế trên, ñược sự ñồng ý của Bộ Môn Vi
Sinh – Truyền Nhiễm thuộc Khoa Chăn Nuôi Thú Y – Trường Đại Học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Đình Quát và BSTY Hồ
Hoàng Dũng chúng tôi tiến hành ñề tài: “Chẩn ñoán bệnh viêm phế quản truyền

nhiễm ở gà có triệu chứng bệnh hô hấp”
1.2 Mục ñích
Chẩn ñoán bệnh VPQTN trong các trường hợp bệnh có triệu chứng hô hấp
trên một số ñàn gà thịt và gà ñẻ nuôi công nghiệp tại các tỉnh Miền Đông và Miền
Tây Nam Bộ.
1.3. Yêu cầu
− Khảo sát các triệu chứng trên gà bị bệnh ñường hô hấp.
− Mổ khám bệnh tích và lấy mẫu bệnh phẩm.
− Làm tiêu bản vi thể.
− Phân lập virus IB trên phôi trứng gà.
− Xét nghiệm huyết thannh học bằng phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch,
Haemagglutination Inhibition, Enzyme – Linked immunosorbent Assay.

2


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM
Viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious bronchitis) là một bệnh truyền
nhiễm cấp tính, rất lây lan và xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà. Bệnh gây rối loạn
nghiêm trọng ñường hô hấp, làm viêm thận và giảm sản lượng cũng như chất lượng
trứng. Về cấu trúc, chúng thuộc nhóm RNA virus, giống Coronavirus, họ
Coronaviridae có tên là Infectious bronchitis virus, viết tắt là IBV (Nguyễn Thị
Phước Ninh, 2005).
Coronavirus có vỏ ngoài bao bọc và cơ sở vật chất di truyền là RNA dương
bản, phân cực, thẳng, không phân ñoạn. Thuật ngữ corona dùng ñể chỉ peplomer
dạng dùi cui thưa, tạo thành tua nhọn có ánh hào quang toả ra từ vỏ bọc ngoài của
virus như chiếc vương miện (Trần Thanh Vân, 2000).
2.2 LỊCH SỬ BỆNH VÀ TÌNH HÌNH BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN

NHIỄM
2.2.1 Lịch sử của bệnh viêm phế quản truyền nhiễm
IB ñược quan sát ñầu tiên tại miền Bắc Dakota (Mỹ) vào năm 1930. Năm
1931, Schalk và Hawn viết về những dấu hiệu lâm sàng và những nghiên cứu mở
ñầu trong phòng thí nghiệm ñược công nhận như một bản báo cáo về IB ñầu tiên
trên thế giới. Khởi ñầu, IB ñược xem như một bệnh chủ yếu trên gà con. Tuy nhiên,
những quan sát sau ñó ñều thấy trên cả những ñàn gà gần trưởng thành và gà ñẻ.
Những biểu hiện khác của IB bao gồm giảm sản lượng trứng trên những ñàn gà ñẻ,
theo sau bệnh hô hấp ñiển hình vào thập niên 1940 và tổn thương thận ñược quan
sát vào thập niên 1960 (trích dẫn bởi Cavanagh và Naqi, 2003).

3


Năm 1936, Beach và Schalm ñã phát hiện ra căn bệnh học virus. Beaudette
và Hudson nuôi cấy virus trên phôi trứng gà ñầu tiên vào năm 1937. Năm 1956, báo
cáo của Jungherr và các cộng sự cho thấy chủng Connecticut vào năm 1951 và
chủng Massachusetts vào năm 1941 sinh ra những bệnh giống nhau nhưng không có
bảo hộ chéo hay trung hòa chéo. Bài báo cáo này ñã chứng tỏ căn bệnh học của IB
bao gồm nhiều hơn một serotype (trích dẫn bởi Fabricant, 2000).
2.2.2 Tình hình bệnh viêm phế quản truyền nhiễm trong và ngoài nước
2.2.2.1 Tình hình bệnh viêm phế quản trên thế giới
VPQTN ñược phân bố rộng khắp thế giới. Ở Mỹ, ngoài type Massachusetts,
nhiều serotype của IBV ñã ñược xác ñịnh, có khoảng hơn 20 chủng virus IB bắt ñầu
từ năm 1950 (Fabricant, 2000). Nhiều chủng thuộc type Mass ñã ñược phân lập ở
Châu Âu từ năm 1940 (Cavanagh và Davis, 1992). Nhiều serotypes khác, khác biệt
với các serotypes ñã ñược phân lập ở miền Bắc Châu Mỹ cũng ñã ñược phân lập ở
Châu Phi; Châu Á gồm có Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Châu Úc và
Châu Âu với nhiều tác giả khác nhau ñã phân lập thành công IBV. Sự bùng nổ về
IB thường xuyên xảy ra, thậm chí ở cả những ñàn ñã chủng ngừa (trích dẫn bởi

Cavanagh và Naqi, 2003).
2.2.2.2 Tình hình bệnh viêm phế quản ở Việt Nam
Theo Trần Thanh Phong (1996) ở nước ta, có một số ca bệnh nghi ngờ. Phan
Văn Lục (1997) cho rằng bệnh này có ở nước ta từ vài năm nay. Trần Thanh Vân
(2000) ñã xác ñịnhsự hiện diện của hai biến chủng mới 4/91 và CR88 ở ñàn gà bố
mẹ giống thịt HUBBARD HI – YIELD tại hai trại An Đô (Tân Uyên – Bình
Dương) và Bắc Sơn (Thống Nhất – Đồng Nai) bằng phương pháp trung hòa virus
bởi huyết thanh gà nghi mắc bệnh. Đặng Thị Hồng Thắm ghi nhận 4 ca bệnh viêm
phế quản truyền nhiễm trên gà ñem mổ khám tại Bệnh Xá Thú Y qua kết quả chẩn
ñoán bệnh tích ñại thể và vi thể.

4


2.3 CĂN BỆNH
2.3.1 Phân loại
Virus IB thuộc họ Coronaviridae (gồm 2 giống: Coronavirus và Torovirus),
nằm trong nhóm 3 thuộc giống Coronavirus (Cavanagh, 2000; Enjuanes và ctv,
2000). Gần ñây, một vài Coronavirus phân lập từ gà tây cho thấy có mối quan hệ
gần gũi với IBV nhưng Guy cũng chứng minh ñược rằng những dấu hiệu lâm sàng
không ñược bộc lộ sau khi tiêm nhiễm Coronavirus từ gà tây vào gà, mặc dù có sự
nhân lên của virus ở mô ruột (Guy, 2000) và ñã ñược xếp vào nhóm 3 (Cavanagh,
2001; Enjuanes và ctv, 2000).
2.3.2 Hình thái
Virus IB có dạng cầu hoặc ña hình thái. Virus có vỏ bọc ñường kính khoảng
120nm và có mấu nhô lên bề mặt tạo ra những gai dạng chùy (spikes) có chiều dài
khoảng 20nm (hình 2.1) Các mấu nhô ra này không dày ñặc hình gậy như ở
Paramyxo virus (Davies và Macnaughton, 1979).
Cấu trúc nucleoprotein ñược phóng thích từ các hạt virus có thể nhìn thấy
ñược bằng kỹ thuật chụp bóng (shadow) nhưng không thấy ñược bằng kỹ thuật

nhuộm âm bản (negative staining) (Davies và ctv, 1981). Đa số các nucleoprotein
ñược nhìn thấy ở dạng sợi có ñường kính 1 – 2nm nhưng ñôi khi quan sát ñược ở
dạng xoắn ốc với ñường kính 10 – 15nm (Davies và ctv, 1981).

Hình 2.1 Hình thái virus IB dưới kính hiển
vi ñiện tử (ñộ phóng ñại 3300.000)
(Cavanagh và Naqi, 2003)

Hình 2.2 Cấu trúc virus IB

5


2.3.3 Cấu trúc hoá học
Hạt virus (virion) chứa 3 protein cấu trúc chính (hình 2.2): Mấu gai (spike:
S), glycoprotein của màng (M) và protein của nucleoprotein bên trong (N)
(Enjuanes và ctv, 2000; Lai và Cavanagh, 1997). Ngoài ra, một protein thứ tư
(protein màng nhỏ E) ñược tin là tạo nên lớp vỏ bọc có số lượng rất ít, protein này
chủ yếu cho chức năng thành lập hạt virus. Protein S bao gồm 2 hay 3 phiên bản của
2 protein S1 và S2 (khoảng 520 – 625 amino acids). Các kháng thể HI và kháng thể
trung hoà virus ñược tạo ra bởi protein S1 (Ignjatovic và ctv, 1997). Chỉ có khoảng
10% protein M là hiện diện ở mặt ngoài của virus. Protein N là 1 mảnh ñơn của 1
sợi dương ñơn, bộ gen ARN có khoảng 27.600 nucleotides, toàn bộ ñã ñược dòng
hoá và giãi chuỗi (Bayon-Auboyer và ctv, 1999).
2.3.4 Serotypes
Hiện tượng ñột biến làm cho virus có khả năng biến ñổi một phần cấu trúc
của chuỗi polypeptid S1 tạo ra nhiều serotypes khác nhau. Do ñó số biến chủng của
virus rất lớn. Sự khác nhau giữa chuỗi polypeptid S1 của chúng nhiều hay ít là tiêu
chuẩn xác ñịnh mối quan hệ họ hàng của chúng gần hay xa (Trần Thanh vân, 2000).
2.3.5 Sự nhân lên virus

Virus IB nhân lên ở tế bào chất, 6 ARN tổng hợp ñược sản xuất bởi cơ chế
phiên bản không liên tục ñể tạo ra sự tái tổ hợp (Lai và Cavanagh, 1997). Sự hình
thành hạt virus do quá trình nảy mầm từ màng của mạng lưới nội tế bào không phải
từ màng tế bào. Mặc dù protein S có thể di hành xuyên mạng lưới nội tế bào,
protein M thì không thể (Tomley và ctv, 1987). Hạt virus tập trung ở các nang
nhưng cơ chế giải phóng chúng từ tế bào thì chưa ñược biết. Virus mới ñược tạo ra
khoảng 3 – 4h sau khi nhiễm, với sản lượng cao nhất trên mỗi tế bào ñạt ñược sau
12h ở nhiệt ñộ 37oC.
2.3.6 Sức ñề kháng
Virus có sức ñề kháng yếu ñối với ngoại cảnh. Hầu hết các chủng IBV ñều
mất hoạt tính sau 15 phút ở 56oC và sau 90 phút ở 45oC (Cavanagh và Naqi, 1997).
Tuy nhiên virus trong nước trứng bảo quản ở -30oC có thể sống ñược 30 năm. Ở

6


ngoài trời, virus có thể sống ñược ñến 12 ngày vào mùa xuân và 56 ngày vào mùa
ñông. Những mô bị nhiễm nếu bảo quản trong 50% glycerol thì ñược duy trì tốt và
có thể chuyển ñến phòng xét nghiệm ñể chẩn ñoán bệnh mà không cần phải giữ
lạnh (Cavanagh và Naqi, 1997; Hofstad, 1984). IBV nhạy cảm các chất sát trùng
thông thường, không bền trong môi trường ether nhưng một vài virus có thể sống
ñược 18h ở 4oC trong 20% ether, bị tiêu diệt bởi 50% chloroform (10 phút, nhiệt ñộ
phòng) và 0,1% sodium deoxycholate (18h, 4oC) (Cavanagh và Naqi, 1997). Nếu
ñông khô ở 37oC thì virus bị vô hoạt trong 6 tháng, các chất sát trùng thường sử
dụng là phenol 1%, crezyl 1%, NaOH 5%, thuốc tím 1/10000 (Trần Thanh Phong,
1996). Xử lý bằng 0,1% beta – propiolactone (BPL) hoặc 0,1% formalin loại trừ
khả năng nhiễm IBV (King, 1984).
2.3.6 Đặc ñiểm nuôi cấy
Nuôi cấy trên trứng gà có phôi
Virus IB nhân lên tốt trên phôi trứng gà 9 – 11 ngày tuổi (ñường tiêm xoang

niệu mô) gây phôi lùn, còi cọc ở một vài phôi với tỷ lệ sống sót 90% tính ñến ngày
thứ 19 của tuổi phôi, mặc dù một vài chủng không gây ra phôi lùn, còi cọc sau 3 ñời
tiêm truyền. Tỷ lệ chết phôi và phôi lùn tăng lên khi số ñời tiêm truyền qua trứng
tăng lên. Vì thế mà qua 10 ñời tiêm trứng, hầu hết phôi ñều chậm phát triển và có
thể lên tới 80% phôi chết sau 20 ngày tuổi phôi (Cavanagh và Naqi, 2003).
Nuôi cấy trên môi trường tế bào
Virus cũng phát triển tốt trên môi trường tế bào thận phôi gà CEK (Chick
Embryo Kidney) (Gillette, 1973), tế bào gan phôi gà CEL (Chick Embryo Liver), tế
bào thận gà CK (Chick Kidney) (Alexander và Collins, 1975). Những tế bào CK
ñược sử dụng rộng rãi trong nhiều lần phân lập IBV, và chỉ có chủng Beaudette
ñược sử dụng rộng rãi trong những tế bào Vero. Trên tế bào thận gà, tế bào bị tác
ñộng vón lại thành từng ñám lớn gọi là những tế bào khổng lồ (syncytia) có từ 2 ñến
nhiều nhân sau 6h tiêm nhiễm bằng chủng Beaudette (Alexander và Collins, 1975).
Sau 18 – 24h, syncytia chứa 20 – 40 nuclei hoặc nhiều hơn và trở thành chứa không
bào (trích dẫn bởi Cavanagh và Naqi, 2003).

7


Nuôi cấy cơ quan
Ngoài ra, nuôi cấy ở cơ quan khí quản và những mô khác cũng ñã ñược thực
hiện thành công bởi Darbyshire (Darbyshire, 1978). Những vòng khí quản ñược
chuẩn bị từ phôi gà 20 ngày tuổi, hiện tượng mất lông rung (cilia) xuất hiện sau 3 –
4 ngày nhiễm ñược quan sát dể dàng dưới kính hiển vi.
2.3.7 Tính sinh miễn dịch
2.3.7.1 Miễn dịch chủ ñộng
Gà vừa ñược khỏi bệnh do nhiễm từ tự nhiên có khả năng ñề kháng sau khi
công cường ñộc ở cùng chủng ñã nhiễm (bảo hộ ñồng chủng), nhưng phạm vi bảo
hộ sau khi công cường ñộc với những chủng khác thì khác nhau (bảo hộ dị chủng).
Nó tuỳ thuộc vào các serotypes khác nhau, sự khác nhau về ñộc lực nằm trong

những chủng virus (Cavanagh và Naqi, 2003).
Miễn dịch chủ ñộng qua việc dùng vaccin nhược ñộc cho phép tiết IgA trong
khí quản (bắt nguồn từ tuyến Harder…), những IgA ngăn trở sự kết bám của virus
trên tế bào (Trần Thanh Vân, 2000). Bảo vệ ñường hô hấp thường ñược ước lượng
khoảng 3 – 4 tuần sau khi nhiễm hay tạo miễn dịch ñã ñược làm bằng nhiều phương
pháp khác nhau (Cavanagh và Naqi, 2003).
Vai trò bảo hộ của kháng thể cũng khá rõ bởi thực tế là những gà nhiễm virus
Infectious bursal disease (IBD) ñã bị làm suy yếu hệ miễn dịch bị nhiễm IBV
nghiêm trọng hơn (Thompson và ctv, 1997).
Tuy nhiên kháng thể không phải là nguồn ñề kháng duy nhất vì khi ñiều trị
trên gà bằng thuốc hỗn hợp chống ung thư hoặc cắt bỏ tuyến Bursa trong trứng thì
gà vẫn ñề kháng ñược với virus IB công cường ñộc khi không có kháng thể nào
ñược phát hiện (Cook và ctv, 1991).
Vai trò của miễn dịch trung gian qua tế bào ñã ñược chứng minh qua phản
ứng chuyển dạng lympho bào (Lymphocyte Transformation Assay), khi chủng bằng
virus sống, sự hoạt ñộng của lympho ác tính (Seo và Collisson, 1997), quá trình quá
mẫn muộn (Chubb và ctv, 1988), sự hoạt ñộng của tế bào diệt tự nhiên (Thompson
và Naqi, 1997) và bằng chứng mô học ñáng chú ý là sự xâm nhập từng tốp của tế

8


bào T (ñặc biệt là CD4+) vào trong mô hô hấp và thận khi nhiễm IBV (Janse và ctv,
1994).
2.3.7.2 Miễn dịch bị ñộng
“Kháng thể từ mẹ MDA (maternally – derived antibody) có thể làm giảm cả
hai: Sự phản tác dụng của vaccin và tính hiệu quả của vaccin nếu vaccin cùng type
với vaccin ñã ñược gây miễn dịch ở những ñàn gà giống. Trong một nghiên cứu,
kháng thể từ mẹ bảo vệ chống lại virus công cường ñộc vào lúc 1 ngày tuổi và 1
tuần nhưng không còn vào lúc 2 tuần tuổi (Mockett và ctv, 1987). Sự hiện diện của

kháng thể từ mẹ có thể ngăn chặn tổn thương vòi trứng trong những ngày tuổi ñầu
khi nhiễm IBV (Chew và ctv, 1997) (trích dẫn bởi Cavanagh và Naqi, 2003).
Mondal và Naqi cho thấy rằng gà mới nở với kháng thể từ mẹ ở mức ñộ cao
có sự bảo hộ cao (>95%) chống lại việc công cường ñộc vào lúc 1 ngày tuổi nhưng
không còn ở lúc 7 ngày (<30%). Điều ñáng chú ý là sự bảo hộ này liên quan tới
mức ñộ kháng thể cục bộ trên ñường hô hấp và không liên quan với kháng thể có
trong huyết thanh. Những con gà MDA+ (có kháng thể từ mẹ) có kháng thể trung
hoà virus ñáp ứng lại sự chủng IBV lần 2 yếu hơn những con gà MDA- (không có
kháng thể từ mẹ). Kháng thể từ mẹ giảm xuống nhanh chóng hơn sau khi chủng vào
lúc 1 ngày tuổi so với không chủng” (trích dẫn bởi Cavanagh và Naqi, 2003).
2.4 DỊCH TỂ HỌC
2.4.1 Loài mắc bệnh
Trong tự nhiên chỉ xảy ra trên gà. Gà ở mọi lứa tuổi ñều có thể bị bệnh,
nhưng bệnh hầu hết nặng ở gà con và gây ra khá nhiều tử vong (Hofstad, 1984). Khi
tuổi tăng thêm, gà trở nên ñề kháng hơn với những ảnh hưởng trên thận, tổn thương
ống dẫn trứng và tỷ lệ tử vong do nhiễm (trích dẫn bởi Cavanagh và Naqi, 2003).
2.4.2 Chất chứa căn bệnh
Virus ñược phân lập từ khí quản, phổi, thận và túi Bursa của gà sau 24h và
trong suốt 7 ngày sau khi tiếp xúc IBV bằng cách phun khí (Hofstad và Yoder,
1996). Tần số xuất hiện của những lần phân lập giảm xuống theo thời gian và sự
khác nhau ñối với chủng nhiễm, nhưng IBV ñược phân lập từ nốt bạch huyết ở van

9


hồi manh tràng vào lúc 14 tuần và từ phân lúc 20 tuần sau khi nhiễm (Alexander và
Gough, 1997). Sự bài tiết lại của IBV ñã ñược phát hiện từ những gà mái ñã âm tính
với virus nhiều tuần sau khi bình phục từ việc tiêm nhiễm vào lúc 1 ngày tuổi
(Jones và Ambali, 1987). Tính dai dẳng khi nhiễm IBV trong tự nhiên còn lại không
ñược xác ñịnh, mặc dù thận có thể là một trong những nơi của sự nhiễm trùng dai

dẳng (Cavanagh và Naqi, 2003).
2.4.3 Đường xâm nhập và truyền lây mầm bệnh
Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể bằng hai ñường: Đường hô hấp qua không
khí, bụi có mầm bệnh và ñường tiêu hoá do thức ăn, nước uống có chứa mầm bệnh
(Nguyễn Thị Phước Ninh, 2005).
Trong ñiều kiện tự nhiên bệnh lây qua ñường không khí, virus có sức ñề
kháng yếu khó truyền ñi xa (Trần Thanh Phong, 1996).
Phương thức lây lan có thể do không khí mang mầm bệnh từ ñường hô hấp
của con này truyền sang cho con khác trong ñàn, hoặc từ ñàn này sang ñàn khác
trong cùng một trại. Tuy nhiên, việc truyền bệnh qua phân cũng rất quan trọng.
Trong ñó con người và vật dụng trong trại ñóng vai trò chủ yếu (Trần Thanh Vân,
2000).
Mặc dù có nhiều báo cáo phân lập ñược virus từ trứng cho ñến 43 ngày sau
khi phục hồi, gà ñược ấp từ những ñàn bị nhiễm và ñược nuôi nấng thì sạch mầm
bệnh ñối với IB (Cavanagh và Naqi, 2003).
2.4.4 Cách sinh bệnh
Virus viêm phế quản truyền nhiễm sinh sản ở bào tương. Khi tiếp xúc với tế
bào vật chủ, enzyme neuraminidase của virus sẽ làm giảm khả năng phòng vệ của
lớp niêm dịch tế bào, cho phép chúng ñi vào bên trong bào tương. Đầu tiên vỏ ngoài
của virus dung hợp với màng tế bào, sau ñó mRNA của virus cùng với lớp protein
bao bọc chung quanh ñi vào tế bào chất. Kế ñến, mRNA sẽ thoát ra khỏi vỏ protein
ñể tiến hành tổng hợp RNA âm bản và protein cho virus mới. RNA âm bản sẽ tổng
hợp mRNA mới. Cơ chế sinh bệnh chủ yếu là do virus tiết ra các enzyme phân huỷ

10


thành phần tế bào và sử dụng các vật chất trong tế bào làm nguồn nguyên liệu tổng
hợp nên virus mới (Trần Thanh Vân, 2000).
Sau khi hít phải virus chúng sẽ sinh sản ở niêm mạc khí quản dẫn ñến niêm

mạc bị viêm dày lên nhiều lần, thêm vào ñó có sự bong tróc của tế bào vẩy, sự tiết
dịch nhày quá nhiều, tiêm mao tế bào hô hấp bị phá huỷ, không tống tẩy ñược dẫn
ñến nòng khí quản bị hẹp lại (gà có biểu hiện lâm sàng: âm ran khí quản, hắt hơi,
chảy nước mũi …(Trần Thanh Phong, 1996). Khởi ñầu virus phát triển ở ñoạn ñầu
hệ thống hô hấp (tồn tại ở mô khí quản trong tuần ñầu tiên sau khi nhiễm) sau ñó
lan ra những cơ quan khác, ñặc biệt là ñường sinh dục và thận (Cavanagh và Naqi,
2003). Thận và những cơ quan khác không thuộc hệ thống hô hấp là nơi tồn tại dai
dẳng khi nhiễm IBV và ñược bài thải có ñịnh kỳ trong chất tiết từ mũi và phân
(Dhinaker Raj và Jones, 1997). Ngoài ra virus còn nhân lên trong mô ruột, thận và
ống dẫn trứng). Tuyến Harder cũng là nơi nhân lên của virus khi gây nhiễm bằng
cách nhỏ vào mắt (Toro và ctv, 1996) (trích dẫn Cavanagh và Naqi, 2003).
2.5 ĐẶC ĐIỂM TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH
2.5.1 Triệu chứng
Thời gian ủ bệnh
Thời gian ủ bệnh của IB là từ 18 – 36h, phụ thuộc vào liều và ñường xâm
nhập. Gây bệnh thực nghiệm trên gà qua chất lỏng nguyên chất từ trứng chứa virus,
người ta thấy âm rale khí quản xuất hiện sau 24h. Sự lan truyền xảy ra trong tự
nhiên ñòi hỏi khoảng 36h hay lâu hơn (Hofstad, 1984).
Bệnh số và tử số
Hầu hết gà trong ñàn ñều có thể bị nhiễm, nhưng tử số thay ñổi tuỳ theo ñộc
lực của serotype nhiễm, lứa tuổi, tình trạng miễn dịch (từ mẹ hoặc chủ ñộng), stress
vì lạnh hay sự phụ nhiễm vi trùng. Bệnh số từ mức trung bình ñến nghiêm trọng ñã
ñược biết ñến ở một số chủng hô hấp và chủng gây bệnh tích thận như DE072 và T
ở Úc. Bệnh số cao khoảng 25% hoặc nhiều hơn ở gà nhỏ hơn 6 tuần tuổi và thường
không ñáng kể ở gà lớn hơn 6 tuần tuổi. Ở Trung Quốc, bệnh số từ 15 – 80% trên gà
thịt khi nhiễm IBV type Proventricular (Zhou và Hong, 1998). Giới tính, giống và

11



dinh dưỡng là nhân tố góp phần thêm vào tính nghiêm trọng của bệnh ñối với
những chủng gây bệnh ở thận (Cook và ctv, 2001). Bệnh lan truyền nhanh chóng
trong ñàn gà mẫn cảm. Trong khoảng một vài ngày, hầu như tất cả gà trong ñàn ñều
có triệu chứng bệnh (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2005).
Triệu chứng
Biểu hiện trên ñường hô hấp: Ở gà con có ñặc ñiểm thở há hốc miệng, ho,
hắt hơi, âm ran khí quản và chảy nước mũi. Mắt ướt có thể ñược quan sát và thỉnh
thoảng xoang mũi có thể sưng lên, xuất hiện sự suy nhược và có thể nằm tụ thành
ñống lộn xộn xung quanh nguồn nhiệt. Mức tiêu thụ thức ăn và mức tăng trọng
giảm xuống là ñiều ñáng chú ý. Ở gà lớn hơn 6 tuần tuổi và ở những gà trưởng
thành, triệu chứng tương tự gà con nhưng xuất dịch mũi không thường xuyên. Bệnh
có thể phát hiện ñược khi kiểm tra một cách cẩn thận bằng tay hoăc lắng nghe
chúng vào ban ñêm khi ñã yên lặng (Hofstad, 1984). Ỏ Mỹ và Anh, chủng phân lập
ban ñầu vào năm 1990 không gây bệnh thường xuyên và gây ra sưng mặt nghiêm
trọng, viêm màng túi khí, bệnh số khác nhau trên gà choai và gà trưởng thành
(Gough và ctv, 1992).
Trên gà thịt bị nhiễm một trong những virus gây bệnh ở thận có thể chết hoặc
phục hồi sau pha hô hấp ñiển hình và sau ñó cho thấy những dấu hiệu của sự suy
yếu, xù lông, mất nước, uống nhiều nước (Cumming, 1969). Khi bệnh sỏi niệu liên
kết với IB trên những ñàn gà ñẻ, có thể làm tăng bệnh số nếu không thì ñàn gà vẫn
khoẻ mạnh (Cook và ctv, 1987).
Trên gà ñẻ, chất lượng và sản lượng trứng giảm sút ngoài những biểu hiện về
hô hấp. Tuy nhiên, vẫn phân lập ñược virus từ những ñàn gà giống hay ñẻ với mức
sinh sản giảm không ñáng kể và trứng có vỏ trắng nhợt nhưng không có biểu hiện
hô hấp (Cook và ctv, 1987). Mức sinh sản giảm với mức ñộ khác nhau ở từng thời
kỳ ñẻ và tuỳ chủng virus nhiễm. Sau 6 – 8 tuần, mức sinh sản mới trở lại như ban
ñầu nhưng hầu hết trường hợp ñều không ñạt tới. Số trứng không chấp nhận ñược
tăng lên, tỷ lệ ấp nở giảm xuống: võ mềm, méo mó, xù xì. Chất lượng trứng bên
trong ñược quan sát khi ñập bể trứng trên bề mặt bằng phẳng, albumin có thể loãng


12


và nhiều nước, không xác ñịnh ñược ranh giới giữa phần ñặc và loãng của lòng
trắng trên trứng tươi bình thường.
2.5.2 Bệnh tích
2.5.2.1 Đại thể
Mổ khám sau khi chết thấy: Nhiều dịch viêm hay casein trong khí quản, ống
mũi và xoang mũi. Túi khí có thể bị vẫn ñục hoặc chứa dịch casein màu vàng. Xuất
hiện ñốm mủ giống pho - mát màu vàng trong khí quản ở ñoạn dưới (ngã ba khí
quản) hoặc ở cuống phổi trên gà con. Viêm phổi vùng nhỏ có thể ñược quan sát
xung quanh cuống phổi lớn (Hofstad, 1984). Cảm nhiễm ở thận gây ra thận sưng và
nhạt màu, tích tụ nhiều urate trong ống thận và ống dẫn tiểu (Cumming, 1963;
Gillette, 1973). Chất lỏng từ lòng ñỏ ñược tìm thấy trong xoang bụng của gà trong
giai ñoạn sinh sản nhưng cũng thấy ở những bệnh khác làm giảm sản lượng trứng rõ
ràng. Nhiễm IBV vào lúc 1 ngày tuổi có thể gây ra tổn thương vĩnh cửu ống dẫn
trứng dẫn ñến làm giảm sản lượng và chất lượng trứng khi gà ñến tuổi sinh sản. Tuy
nhiên, nhiễm ở lứa tuổi lớn hơn thì ảnh hưởng nhỏ hơn và ở một vài serotype không
gây ra một chút thay ñổi bệnh lý nào ngay cả khi nhiễm lúc 1 ngày tuổi (Cook và
ctv, 1986) (trích dẫn bởi Cavanagh và Naqi, 2003). Đoạn giữa 1/3 của ống dẫn
trứng, hầu như bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể làm giảm số lượng tuyến nhờn
trên ống dẫn trứng (Hofstad, 1984).
2.5.2.2 Vi thể
Sau khi nhiễm virus 18h, lớp niêm mạc của khí quản bị phù nề, các lông rung
bị mất, tế bào thượng bì bị bào mòn và tróc ra, tế bào bạch cầu hạt và lympho thấm
nhập nhẹ. Trong vòng 48h, lớp niêm mạc sẽ ñược tái lập. Lớp dưới niêm sẽ tăng
sinh với sự xâm nhập của rất nhiều tế bào lympho, thành lập nhiều trung tâm mầm
(germinal centers) sau 7 ngày. Nếu túi khí có liên quan thì sẽ thấy phù, lớp thượng
bì tróc ra và có ít dịch tiết chứa fibrin trong vòng 24h. Sau ñó có thể thấy số lượng
bạch cầu hạt tăng lên và có những nốt lympho, tăng sinh tế bào fibroblast và tế bào

thượng bì hình khối vuông ñược tái lập (Cavanagh và Naqi, 2003).

13


×