Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CÁ CHẠCH LẤU (Mastacembelus favus Hora, 1923)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN
---oOo---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CÁ
CHẠCH LẤU (Mastacembelus favus Hora, 1923)

Họ và tên sinh viên: ĐÀNG MAI THU THỦY
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 7/2010


KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CÁ CHẠCH
LẤU (Mastacembelus favus Hora, 1923)

TÁC GIẢ

ĐÀNG MAI THU THỦY

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành Nuôi trồng Thủy sản

Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Bình
Ngô Văn Ngọc

Tháng 7/2010



i


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát một số đặc điểm sinh học sinh sản cá chạch lấu
(Mastacembelus favus Hora, 1923)” được tiến hành từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2010
tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản và Phòng thí nghiệm Khoa Thủy Sản – Trường Đại
Học Nông Lâm TPHCM. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi đã thu được kết quả như
sau:
Cá chạch lấu thuộc bộ Mastacembeliformes, họ Mastacembelidae, loài
Mastacembelus favus. Cá phân bố ở Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, miền Nam Trung
Quốc. Ở Việt Nam, cá chạch lấu phân bố ở Nam Bộ, đặc biệt tập trung ở các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp và Long An.
Cá chạch lấu có thân thon dài và dẹp bên. Đầu nhỏ và nhọn. Mõm kéo dài.
Miệng nhỏ, góc miệng kéo dài đến dưới lỗ mũi sau, do xương hàm trên tạo thành.
Phần trước của vây lưng là gai cứng, phần sau là vây mềm. Vây lưng và vây hậu môn
gắn liền với vây đuôi. Vây ngực tròn, ngắn, vây đuôi nhỏ. Không có vây bụng.
Cá chạch lấu có chu kỳ sinh sản dài, đẻ một lần trong năm. Mùa sinh sản tập
trung vào mùa mưa, chủ yếu vào tháng 6, tháng 7 hàng năm.
Cá chạch lấu là loài cá nước ngọt, sống ở tầng đáy. Cá chạch lấu thuộc nhóm cá
ăn động vật, tỉ lệ Li/L0= 0,58±0,08.
Cá bước vào giai đoạn IV có độ béo thấp hơn cá ở giai đoạn I. Phương trình
tương quan giữa chiều dài và khối lượng P = 0,004 L 2,8789 với hệ số R2=0,9283 đã thể
hiện mối tương quan khá chặt chẽ.
Hệ số thành thục của cá đực cao nhất vào tháng 6 (3,20%), thấp nhất vào tháng
5 (0,13%). Hệ số thành thục của cá cái vào tháng 7 đạt cao nhất (11,39%), thấp nhất
vào tháng 4 (2,59%).
Cá có sức sinh sản tuyệt đối trung bình thấp nhất ở nhóm cá thu thập vào tháng
4 (2.556 trứng) và cao nhất ở nhóm cá thu thập vào tháng 5 (6.532 trứng).

Sức sinh sản tương đối trung bình thấp nhất ở nhóm cá thu thập vào tháng 6 (35
trứng/g) và đạt cao nhất ở nhóm cá thu thập vào tháng 5 (47 trứng/g).
Cá chạch lấu có trứng màu vàng, hình cầu, đường kính trung bình 1,7 mm.

ii


CẢM TẠ
Qua cuốn luận văn này, chúng tôi gửi lòng biết ơn chân thành đến:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm – Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm và Quý Thầy, Cô Khoa Thủy Sản đã nhiệt tình giảng dạy,
truyền đạt nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian học
tập.
Con xin cảm ơn Ba - Mẹ và mọi người trong gia đình đã nuôi nấng, dạy dỗ và
luôn ở bên động viên, ủng hộ con trong suốt thời gian qua.
Đồng thời, chúng tôi kính gửi lòng biết ơn sâu sắc đến:
Cô Lê Thị Bình – Trưởng Bộ Môn Sinh Học và Quản Lý Nguồn Lợi Thủy Sản
Khoa Thủy Sản
và Thầy Ngô Văn Ngọc đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi để chúng tôi thực hiện tốt cuốn luận văn này.
Cô Lê Thị Thanh Muốn đã tận tình hướng dẫn chúng tôi về mô phôi trong việc
xác định các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục.
Các anh chị, các bạn sinh viên trong và ngoài lớp DH06NT đã nhiệt tình giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn
này.
Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và thời gian thực hiện
đề tài có giới hạn nên cuốn luận văn của chúng tôi không tránh khỏi ít nhiều sai sót.
Chúng tôi rất mong được sự góp ý chỉ bảo của quý Thầy, Cô và các bạn.

iii



MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

Trang tựa

i

Tóm tắt

ii

Cảm tạ

iii

Mục lục

iv

Danh sách chữ viết tắt

vi

Danh sách các bảng

vi


Danh sách các hình

viii

Danh sách các biểu đồ

ix

Chương 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt Vấn Đề

1

1.2 Mục Tiêu Đề Tài

2

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Đặc Điểm Sinh Học

3

2.1.1 Vị trí phân loại


3

2.1.2 Một số đặc điểm hình thái bên ngoài

4

2.1.3 Phân bố

4

2.1.4 Tập tính sống

4

2.1.5 Tính ăn của cá

4

2.1.6 Mùa vụ sinh sản

4

2.2 Sự Phát Triển của Tuyến Sinh Dục

5

2.2.1 Noãn sào

5


2.2.2 Tinh sào

6

2.3 Kết Quả Nghiên Cứu Cá Chạch Lấu ở Trong và Ngoài Nước

7

Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

8

3.1 Thời Gian và Địa Điểm Nghiên Cứu

8

3.1.1 Thời gian nghiên cứu

8

3.1.2 Địa điểm tiến hành nghiên cứu

8
iv


3.2 Đối Tượng Nghiên Cứu

8


3.3 Vật Liệu Nghiên Cứu

8

3.4 Phương Pháp Nghiên Cứu

8

3.4.1 Phương pháp thu mẫu

8

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu tổ chức học tuyến sinh dục

9

3.4.3 Phân loại

12

3.4.4 Đặc điểm về dinh dưỡng

12

3.4.5 Sinh Trưởng

12

3.4.6 Một số chỉ tiêu về sinh học sinh sản


13

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

15

4.1 Hình Thái Ngoài, Phân Loại, Phân Bố

15

4.1.1 Hình thái ngoài, phân loại

15

4.1.2 Phân bố

16

4.2 Dinh Dưỡng

17

4.2.1 Cơ quan bắt mồi và cơ quan tiêu hóa

17

4.2.2 Tính ăn của cá

19


4.2.3 Tập tính sống

20

4.3 Sinh Trưởng

20

4.3.1 Độ béo

20

4.3.2 Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng

22

4.4 Đặc Điểm Sinh Sản

23

4.4.1 Phân biệt đực cái

23

4.4.2 Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục

26

4.4.3 Mùa vụ sinh sản


33

4.4.4 Hệ số thành thục

35

4.4.5 Sức sinh sản

36

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

38

5.1 Kết Luận

38

5.2 Đề Nghị

38

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SSS tuyệt đối:Sức sinh sản tuyệt đối

SSS tương đối: Sức sinh sản tương đối
GĐTT: Giai đoạn thành thục
HSTT: Hệ số thành thục

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Sự phát triển của noãn sào qua các giai đoạn

5

Bảng 2.2: Sự phát triển của tinh sào qua các giai đoạn

6

Bảng 4.1: Tỷ lệ Li/L0 của cá chạch lấu

20

Bảng 4.2: Sự tương quan giữa độ béo và các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục

21

Bảng 4.3: Các dấu hiệu phân biệt cá chạch lấu đực và cái


24

Bảng 4.4: Giai đoạn thành thục của cá chạch lấu qua các tháng (4 – 7/2010)

34

Bảng 4.5: Hệ số thành thục cá đực

35

Bảng 4.6: Hệ số thành thục cá cái

35

Bảng 4.7: Sức sinh sản trung bình của cá chạch lấu qua các tháng

36

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Cá chạch lấu

3


Hình 4.1: Hình dạng ngoài cá chạch lấu

16

Hình 4.2: Hình dạng ngoài miệng cá chạch lấu

17

Hình 4.3: Mang cá chạch lấu

18

Hình 4.4: Một số cơ quan nội tạng cá chạch lấu

19

Hình 4.5: Phân biệt đực và cái cá chạch lấu

25

Hình 4.6: Buồng trứng cá chạch lấu giai đoạn IV

25

Hình 4.7: Buồng tinh cá chạch lấu giai đoạn IV

26

Hình 4.8: Tinh sào cá chạch lấu giai đoạn II (4 x 10)


27

Hình 4.9: Tinh sào cá chạch lấu giai đoạn III (10 x 10)

28

Hình 4.10: Tinh sào cá chạch lấu đầu giai đoạn IV (10 x 10)

28

Hình 4.11: Noãn sào cá chạch lấu giai đoạn I (10 x 10)

30

Hình 4.12: Noãn sào cá chạch lấu giai đoạn II (10 x 10)

31

Hình 4.13: Noãn sào cá chạch lấu giai đoạn III (10 x 10)

32

Hình 4.14: Noãn sào cá chạch lấu giai đoạn IV (10 x 10)

33

viii


DANH SÁCH ĐỒ THỊ

ĐỒ THỊ

TRANG

Biểu đồ 4.1: Sự tương quan giữa độ béo và các giai đoạn
phát triển tuyến sinh dục

21

Biểu đồ 4.2:Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá chạch lấu

22

Biểu đồ 4.3: Giai đoạn thành thục của cá chạch lấu qua các tháng (4 – 7/2010)

34

Biểu đồ 4.4: Sức sinh sản trung bình của cá chạch lấu qua các tháng (4 – 7/2010)

36

ix


Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt Vấn Đề
Nuôi trồng thủy sản ngày nay có vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân, phong trào nuôi trồng thủy sản đang phát triển rầm rộ trong toàn quốc cả về

diện tích, sản lượng và mức độ phong phú của các đối tượng nuôi. Nhu cầu tiêu thụ sản
phẩm thủy sản ngày càng gia tăng, trong khi đó sản lượng khai thác thủy sản từ tự nhiên
ngày càng giảm, thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản phải gia tăng nhanh chóng về sản
lượng nuôi, nhất là các loài thủy sản thương phẩm có giá trị kinh tế lớn. Một trong
những mũi nhọn được các nhà khoa học và người sản xuất thủy sản Việt Nam hiện nay
chú trọng đầu tư là lĩnh vực sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản
nước ngọt đang bị cạn kiệt nhanh chóng.
Trong số các loài thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế và được ưa chuộng hiện
nay là cá chạch lấu (Mastacembelus favus). Tuy nhiên do loài cá này có đặc điểm sinh
học phức tạp nên việc nghiên cứu sản xuất giống phục vụ cho nuôi thương phẩm còn
gặp nhiều khó khăn và chưa cho kết quả ổn định.Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm sinh
học, sinh sản cá chạch lấu là rất cần thiết. Trên cơ sở đó làm tiền đề cho những nghiên
cứu tiếp theo cũng như những hoạt động qui hoạch, khai thác và bảo vệ nguồn lợi loài
cá này.
Trước những nhu cầu đó, được sự chấp thuận của Khoa Thủy Sản – Trường Đại
Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát một số
đặc điểm sinh học sinh sản cá chạch lấu (Mastacembelus favus Hora, 1923)”.

1


1.2 Mục Tiêu Đề Tài

- Khảo sát một số đặc điểm hình thái, sinh học cá chạch lấu (Mastacembelus
favus Hora, 1923).
- Trên cơ sở đó làm tiền đề cho việc sinh sản nhân tạo, giúp chủ động về nguồn
giống, tránh nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi cá này.

2



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Đặc Điểm Sinh Học
2.1.1 Vị trí phân loại
Lớp cá xương : Osteichthyes
Lớp phụ
Bộ

: Crossopterygii
: Mastacembeliformes

Họ
Giống

: Mastacembelidae
: Mastacembelus

Họ cá chạch có số lượng không nhiều nhưng hầu hết cá thuộc họ này đều có giá
trị kinh tế cao. Giống Mastacembelus có 3 loài: Mastacembelus favus, Mastacembelus
taeniagaster, Mastacembelus circumcinctus (Mai Đình Yên và ctv., 1992).

Hình 2.1: Cá chạch lấu

3


2.1.2 Một số đặc điểm hình thái bên ngoài
Cá chạch lấu có thân tròn dài, phần đuôi dẹp bên. Cá có vảy rất nhỏ, trên thân

phủ đầy những đốm màu nâu sẫm của da. Đầu cá rất nhọn, trên đầu có một vân dọc
màu nâu đậm, đường bên liên tục. Miệng nhỏ, sâu ở hai bên đầu, dài hơn đường kính
mắt, phía dưới có nếp da có thể cử động được. Răng nhỏ mịn và có ngọn hướng vào
xoang miệng. Phía dưới mắt có một gai nhọn, đầu gai chĩa về sau hơi chếch xuống.
Lược mang thưa và lỗ mang hẹp. Cá có vây lưng rất dài, vây ngực ngắn, không có vây
bụng, vây đuôi nhỏ ngắn (Mai Đình Yên và ctv., 1992; Nguyễn Văn Triều, 2009).
2.1.3 Phân bố
Cá chạch lấu thường thấy chủ yếu ở vùng nước ngọt ở miền Nam, Đông Nam
Châu Á kéo dài từ Ấn Độ, Thái Lan đến Nam Trung Quốc và vùng nhiệt đới Châu Phi
(Gunther, 1861).
Ở Việt Nam, cá phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và Nam Bộ (Phan Phương
Loan, 2010).
2.1.4 Tập tính sống
Cá chạch lấu là loài sống chủ yếu trong nước ngọt, thường là ở đáy thủy vực.
Cá ưa sống ở các khe đá, trong các dòng suối và sông với cát, sỏi (Rainboth, 1996).
2.1.5 Tính ăn của cá
Cá chạch lấu là loài ăn động vật. Côn trùng, cá và giáp xác là những thành phần
chính thường được tìm thấy trong dạ dày cá (Nguyễn Văn Triều và ctv., 2009). Ở nước
ngoài, Serajuddin, Khan và Mustafa (1998) nhận thấy cá chạch lấu là loài ăn tạp với
sinh vật đáy, ấu trùng côn trùng, giun và một số thực vật thủy sinh.
2.1.6 Mùa vụ sinh sản

Có nhiều tác giả và tài liệu khác nhau nói về mùa vụ sinh sản của cá chạch lấu.
Tác giả Nguyễn Khắc Cầm (1964) cho rằng: “Cá chạch lấu đẻ vào tháng giêng, tháng
hai trong các hang hốc, khe đá”. Võ Văn Chi (1993) nhận xét: “Cá chạch lấu thành
thục sau một năm, mùa đẻ trong tự nhiên hàng năm là vào tháng 4 đến tháng 6. Nghiên
cứu gần đây của nhóm tác giả Nguyễn Văn Triều và ctv. (2009) đã kết luận mùa vụ
sinh sản chính là mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm nhưng chủ yếu tập trung
vào tháng 6 và tháng 7.


4


2.2 Sự Phát Triển Của Tuyến Sinh Dục
2.2.1 Noãn sào
Theo Xakun và Buskaia (1968), noãn sào phát triển gồm 6 giai đoạn sau:
Bảng 2.1: Sự phát triển của noãn sào qua các giai đoạn
Giai đoạn
I

Hình thái

Tổ chức học

- Tuyến sinh dục có dạng sợi

- Noãn nguyên bào và noãn bào ở

mảnh và trong, không thể phân biệt thời kỳ sinh trưởng nguyên sinh chất.
được tế bào sinh dục bằng mắt
thường.
II

- Buồng trứng vẫn trong suốt và

- Các noãn nguyên bào, một số

hầu như không màu, có thể quan noãn bào ở đầu thời kỳ sinh trưởng
nguyên sinh và một số đã hết thời kỳ


sát dưới kính hiển vi.

lớn nguyên sinh.
III

- Buồng trứng và hạt trứng tăng

- Noãn nguyên bào, noãn bào đang
sinh trưởng nguyên sinh chất.

về kích thước.

- Noãn bào đang sinh trưởng chất

- Trứng đục có màu vàng.

dinh dưỡng và có sự hình thành vỏ
trứng.
IV

- Buồng trứng to, chiếm đầy

- Noãn nguyên bào, nguyên bào

xoang thân. Hạt trứng đạt kích đang sinh trưởng nguyên sinh chất và
đang dinh dưỡng. Noãn bào kết thúc

thước tiêu biểu cho từng loài.

sinh trưởng.

- Nhân cực hóa.
V

- Trứng rụng chảy ra khi dốc
ngược cá.

VI

- Trứng thoát khỏi nang và mô liên
kết.

- Buồng trứng nhỏ và có màu đỏ.

- Các nang trứng đã vỡ.
- Các noãn bào ở giai đoạn II hoặc
III tùy loài.

5


2.2.2 Tinh sào
Theo Xakun và Buskaia (1968), tinh sào phát triển gồm 6 giai đoạn sau:
Bảng 2.2: Sự phát triển của tinh sào qua các giai đoạn
Giai đoạn
I

Hình thái

Tổ chức học


- Tuyến sinh dục là hai sợi chỉ
trong suốt.

- Trong các tế bào sinh dục của
buồng tinh chỉ có những nguyên tinh
bào riêng biệt. Đặc trưng cho những
cá chưa thành thục.

II

- Sự tồn tại của các tế bào sinh

- Các nguyên tinh bào trong trạng

dục ở thời kỳ đầu của quá trình tạo thái sinh sản tạo tinh trùng.
tinh trùng.
III

- Chuyển biến mạnh mẽ tất cả

- Trong số các tế bào, ngoài các

các giai đoạn của quá trình tạo tinh nguyên tinh bào còn có các tiền tinh
trùng: lớn lên, chín và tạo thành.

trùng bậc I và bậc II.
- Cuối giai đoạn này xuất hiện các
nhóm tinh trùng đã chín.

IV


- Kết thúc quá trình tạo tinh
trùng.

- Tinh dịch có màu sữa trắng, dạng
đặc như kem.

- Trong các ống dẫn tinh chỉ
chứa các tinh trùng đã chín.
V

- Tinh trùng chảy ra có dạng

- Tinh dịch được tạo ra, hòa loãng

loãng như những giọt sữa khi đè với tinh trùng và gây hiện tượng chảy
nhẹ lên bụng cá hoặc uốn cong thân sẹ.
cá.
VI

- Đặc trưng cho giai đoạn sau khi
đẻ.

- Tinh trùng đã chảy ra hết chỉ còn
một ít chất lỏng hơi vàng.

6


2.3 Kết Quả Nghiên Cứu Cá Chạch Lấu ở Trong và Ngoài Nước

Ở Việt Nam, những tài liệu nghiên cứu về cá chạch lấu (Mastacembelus favus) có
rất ít. Công trình nghiên cứu về đặc điểm phân loại, hình dạng cấu tạo và đặc điểm phân
bố cá chạch lấu của Mai Đình Yên và ctv. (1992). Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu
Hương (1993). Các công trình nghiên cứu mới đây: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và
thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá chạch lấu (Mastacembelus armatus) của Nguyễn Văn
Triều và ctv. (2009). Kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá chạch lấu (Mastacembelus
favus) của Phan Phương Loan (2010).
Trên thế giới, có công trình nghiên cứu mức độ phân loại và khu vực phân bố
cá chạch lấu của Chevey (1932), Smith (1945), Hora và Pillay (1962), Taki (1974),
Rainboth (1996).

7


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời Gian và Địa Điểm Nghiên Cứu
3.1.1 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2010.
3.1.2 Địa điểm tiến hành nghiên cứu
Các thí nghiệm được thực hiện tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, Phòng Thí
Nghiệm Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tiêu bản tuyến sinh dục được thực hiện tại phòng Vi thể giải phẫu bệnh lý của
bệnh viện Từ Dũ.
3.2 Đối Tượng Nghiên Cứu
Cá chạch lấu hay còn gọi là cá chạch bông (Mastacembelus favus Hora, 1923).
Cá chạch lấu được các ngư dân đánh bắt ngoài tự nhiên rồi đem bán cho các chủ vựa
cá ở chợ Bình Điền, có chiều dài từ 23,5 – 50,0 cm tương ứng với trọng lượng 34,0 400,0 g.
3.3 Vật Liệu Thí Nghiệm

- Dụng cụ chứa: thùng đá cách nhiệt, túi nhựa, thau, đĩa petri, lame.
- Dụng cụ đo: thước đo, giấy kẻ ô ly, cân điện tử, kính hiển vi.
- Các dụng cụ giải phẫu: dao mổ, kéo, kẹp gắp.
- Hóa chất: Formalin 10% lưu giữ mẫu, dung dịch tannin để khử dính trứng.
3.4 Phương Pháp Nghiên Cứu
3.4.1 Phương pháp thu mẫu
Mẫu cá sống được mua tại các vựa cá ở chợ Bình Điền, quận 8, Thành phố Hồ
Chí Minh mỗi tháng một lần, mỗi đợt 30 mẫu.
Mẫu được cho vào bao nhựa, bơm ôxy, đóng bao, vận chuyển về trại thực
nghiệm để tiến hành thí nghiệm.
8


3.4.2 Phương pháp nghiên cứu tổ chức học tuyến sinh dục
3.4.2.1 Lấy mẫu
Mẫu được lấy từ cá sống.
Mẫu tươi, không bị dập nát.
Giải phẫu lấy buồng trứng (cá cái), buồng tinh (cá đực) rồi cố định bằng
formalin 10% để làm tiêu bản.
3.4.2.2 Kỹ thuật làm tiêu bản
Tiêu bản được làm tại phòng Vi thể giải phẫu bệnh lý của bệnh viện Từ Dũ theo
qui trình sau:
- Cố định mẫu: Mẫu tuyến sinh dục được cố định trong formalin 10%. Ưu điểm
của phương pháp này là cấu trúc tế bào được bảo quản tốt do vận tốc xuyên thấu
nhanh. Ngoài ra còn làm tăng sự kiềm tính của cấu trúc khi nhuộm qua mảnh cắt vùi
nén.
Mẫu cố định dày 3 – 5 mm, lượng dung dịch cố định có thể tích gấp 20 – 30 lần
thể tích mẫu. Cố định mẫu trong 28 – 48 giờ, sau đó rửa nước để loại dung dịch cố
định.
Quá trình rửa được tiến hành như sau: sau khi đổ hết dung dịch cố định ra, mẫu

được rửa dưới vòi nước sạch chảy nhẹ trong 5 phút. Tiếp đến ngâm mẫu trong nước
sạch 30 phút. Sau thời gian ngâm mẫu, nước trong lọ đựng mẫu được đổ ra và lại tiếp
tục rửa ngâm mẫu. Qua 3 lần rửa và ngâm nước, dung dịch cố định được loại ra khỏi
mẫu.
- Đúc bloc (đúc parafin) gồm 4 bước:
● Khử nước: sau khi loại dung dịch cố định, mẫu còn chứa nhiều nước nên
không thể đúc bloc (do parafin không tan trong nước). Dùng cồn ethylic tuyệt đối để
khử bốn lần.
Lần 1 và lần 2: 4 giờ/lần
Lần 3 và lần 4: 6 giờ/lần
Tiến hành kiểm tra mẫu đã hết nước chưa bằng cách nhỏ vào lọ chứa mẫu một
ít toluen và lắc. Nếu toluen đục là còn nước, nếu toluen trong là hết nước.
● Khử cồn bằng toluen hay xylen:
Chất trung gian này có 2 tác dụng là loại cồn và làm tan mỡ, mẫu trở nên trong.
9


Cho mẫu vào lọ chứa toluen, ngâm 4 lần:
Lần 1 và lần 2: 4 giờ/lần
Lần 3 và lần 4: 6 giờ/lần
Kiểm tra thấy mẫu hoàn toàn trong là được.
● Tẩm parafin:
Cho mẫu vào chén sứ chứa parafin lỏng, để trong tủ sấy 56°C trong vòng 12
giờ.
Đặc điểm của parafin thuần chất là thuần và chắc, trắng đục, óng ánh, chảy đều
và dễ cắt. Nhiệt độ thích hợp để cắt parafin là 30 – 35ºC.
● Đúc bloc:
Được thực hiện trong thanh kim loại hoặc thanh kim loại gãy góc đặt trên các
tấm thủy tinh. Mẫu sau khi tẩm sẽ tiến hành đúc.
Trước hết đổ parafin vào khuôn, dùng kẹp hơ nóng để vào giữa khuôn, hạ nhiệt

nhanh bằng nước đá để parafin tạo màng mỏng cố định. Sau 20 – 30s parafin sẽ làm
lạnh bloc ngay, sau đó tách khuôn và gọt rửa bloc sau cho mẫu nằm ở trung tâm bloc.
- Cắt tiêu bản:
Bloc được đặt trên máy cắt microtome cắt mỏng bằng dây ruban, mẫu cắt dày
3 – 4 µm.
Chọn mẫu đẹp đặt lên lame, hơ ấm, kéo dây ruban thẳng để mẫu thẳng và dán
lên lame bằng keo albumin.
Trước khi dán, lame phải rửa sạch, không bị mốc. Nếu lame dơ thì phải rửa
trong dung dịch acid sulfucromic được pha chế như sau:
Cromatkali: 50 g
H2S04: 150 ml
Nước cất: 1000 ml
Cách pha: đổ 500 ml nước để khuấy tan cromatkali, cho H2S04 vào từ từ sau đó
đổ hết nước cất vào. Cho lame vào sau 1 ngày lấy ra rửa sạch lại bằng nước.
Kỹ thuật dán mẫu: dùng mâm sấy để ở nhiệt độ 45ºC, nhỏ lên lame 1 giọt
albumin, đặt mẫu đã chọn lên lame và để chúng trong mâm sấy. Dùng 2 cây kim căng
nhẹ mẫu, lấy kim giữ mẫu và nghiêng nhẹ lame để albumin thừa chảy xuống chén.

10


Dùng giấy hút ẩm thấm nhẹ xung quanh mẫu và trên mẫu, sau đó lame được để lại
mâm sấy khô trong vòng 20 phút.
- Nhuộm mẫu:
Mẫu được nhuộm theo phương pháp hai màu hematocylin – eosin. Mẫu sau khi
đúc parafin được cắt và dán lên lame vẫn còn dính parafin. Tẩy parafin bằng cách:
Nhúng tiêu bản vào toluen 3 lần, mỗi lần 5 phút.
Cho tiêu bản vào ancoformol để chúng hòa tan gelatin trong 5 phút.
Rửa tiêu bản, lau sạch parafin dính xung quanh mẫu.
Sau đó tiến hành nhuộm:

Ngâm tiêu bản trong hematocylin trong 10 phút.
Ngâm và rửa nước trong 30 phút.
Ngâm tiêu bản vào dung dịch eosin trong 6 phút.
Rửa nước nhanh.
Khử nước bằng alcol isopropilic 3 lần, mỗi lần 2 phút.
Dán lamelle lên tiêu bản bằng keo permout.
- Quan sát kết quả:
Quan sát dưới kính hiển vi quang học cho kết quả:
Nhân và màng tế bào trứng bắt màu tím đậm của hematocylin.
Tế bào chất bắt màu tím nhạt.
Noãn hoàng bắt màu hồng cam của eosin.
Tinh tử và tinh trùng bắt màu tím.

11


3.4.3 Phân loại
3.4.3.1 Mô tả hình dáng ngoài cá chạch lấu
Mô tả về hình dáng, màu sắc, đường bên, chiều dài chuẩn, chiều dài tổng cộng,
mắt, thân, miệng, mang, các vây.
3.4.3.2 Các ký hiệu sử dụng
L: Chiều dài tổng cộng (cm)
L0: Chiều dài chuẩn (cm)
Li: Chiều dài ruột (cm)
P: Trọng lượng cơ thể (g)
P0: Trọng lượng cơ thể bỏ nội quan (g)
Ptsd: Trọng lượng tuyến sinh dục (g)
K: Hệ số thành thục (%)
3.4.4 Đặc điểm về dinh dưỡng
3.4.4.1 Tính ăn của cá

Tiến hành giải phẫu đo chiều dài ruột, xác định tỷ lệ dài ruột/dài chuẩn (Li/L0)
và so sánh tỷ lệ này theo Nicolski (1963), qua đó xác định tính ăn của cá.
 Li /L0 <1: Cá ăn động vật
 Li /L0 >3: Cá ăn thực vật
 1
  • Tỷ lệ dài ruột/dài chuẩn được khảo sát theo từng nhóm có kích thước và trọng
    lượng khác nhau, để biết mức độ chênh lệch về tỷ lệ này giữa các nhóm cá.
    3.4.5 Sinh trưởng
    Sinh trưởng là sự tăng trưởng về khối lượng và kích thước theo thời gian nhờ
    quá trình trao đổi chất hay là kết quả của sự sử dụng và đồng hóa thức ăn, từ đó xây
    dựng nên cơ thể sinh vật. Sự sinh trưởng của cá phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện
    môi trường sống, mức độ đảm bảo thức ăn, đặc điểm loài và giới tính của cá.
    3.4.5.1 Độ béo
    Xác định độ béo theo công thức của Fulton (1902) và Clark (1928)
     Độ béo Fulton: Q = P x 100 / L3
     Độ béo Clark: Q = P0 x 100 / L3
    Trong đó :
    12


    P: Trọng lượng cá (g)
    P0: Trọng lượng cá bỏ nội quan (g)
    L: Chiều dài (cm)
    L3: Mức tăng trọng lượng tỷ lệ với mức tăng thể tích
    Q: Độ béo
    3.4.5.2 Mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng
    Áp dụng công thức tương quan giữa chiều dài và khối lượng của Le Cren
    (1951):
    P = a x Ln
    Trong đó:

    P: Trọng lượng cá (g)
    L: Chiều dài (cm)
    a, n là những thông số, được tính như sau:
    - Lấy log P và L: Y = log P; X = log L
    - Và: n = (ΣXY – XΣY)/(ΣX2 – XΣX)
    A = Y – nX với A = log a => a = 10A
    3.4.6 Một số chỉ tiêu về sinh học sinh sản
    Bằng phương pháp quan sát trực tiếp từng mẫu và thực hiện giải phẫu, cố định
    tuyến sinh dục bằng formalin 10% để làm tiêu bản.
    3.4.6.1 Phân biệt đực cái
    Căn cứ vào hình thái ngoài và dấu hiệu sinh dục thứ cấp của cá rồi kết hợp đối
    chiếu với giải phẫu để xác định đực cái.
    3.4.6.2 Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục
    Dựa vào tài liệu của Xakun và Buskaia (1968) để xác định hình thái ngoài của
    tuyến sinh dục.
    Quan sát tiêu bản tuyến sinh dục cá trên kính hiển vi với độ phóng đại từ 40 –
    400 lần để xác định về mặt tổ chức học.

    13


    3.4.6.3 Hệ số thành thục
    Để biết hệ số thành thục cao, thấp của cá chạch lấu nằm trong khoảng thời gian
    nào. Chúng tôi tiến hành khảo sát cá đực, cá cái theo từng tháng và áp dụng công thức
    tính hệ số thành thục của cá:
    K(%) = (Ptsd/P0) x 100
    Trong đó:
    P0: Trọng lượng cá bỏ nội quan (g)
    Ptsd: Trọng lượng tuyến sinh dục (g)
    K: Hệ số thành thục (%)

    3.4.6.4 Khảo sát sức sinh sản của cá chạch lấu
    Để khảo sát sức sinh sản tuyệt đối và tương đối, chúng tôi tiến hành khảo sát
    từng nhóm cá với kích thước và trọng lượng khác nhau. Từ đó biết được sự chênh lệch
    cao, thấp của sức sinh sản của từng nhóm cá.
    - Sức sinh sản tuyệt đối: là số trứng có trong noãn sào. Xác định theo phương
    pháp của Driadin, 1939 (trích bởi Pravin, 1963) đối với cá đẻ nhiều lần trong năm như
    sau: “Sức sinh sản tuyệt đối có thể được xác định khi cá bắt đầu đẻ lần thứ nhất, bao
    gồm tổng tất cả các trứng gồm trứng lớn và trứng nhỏ. Ở những cá thể đã đẻ, nghĩa là
    sắp đẻ đợt hai và đợt ba thì có thể xác định theo trứng lớn và trứng nhỏ chưa đẻ ra
    thôi”.
    Để xác định số lượng trứng có trong buồng trứng, cân 1g trứng, cho dung dịch
    tanin vào khuấy đều cho trứng rời ra. Đếm số trứng thu được và tính sức sinh sản tuyệt
    đối theo công thức:
    Sức sinh sản tuyệt đối (trứng) = số trứng trên 1g x trọng lượng buồng trứng (g)
    - Sức sinh sản tương đối: là số lượng trứng có trong buồng trứng so với trọng
    lượng cơ thể cá cái và được tính dựa vào công thức:
    Sức sinh sản tương đối (trứng/g) = sức sinh sản tuyệt đối / trọng lượng cá (g)
    - Quan sát màu sắc và đo kích thước hạt trứng. Chúng tôi lấy 10 trứng dàn đều
    trên một đường thẳng của giấy kẻ ô ly (lặp lại 5 lần, mỗi lần lấy trứng ở vị trí khác
    nhau) sau đó lấy giá trị trung bình. Đơn vị là mm.

    14


    Chương 4
    KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

    4.1 Hình Thái Ngoài, Phân Loại và Phân Bố
    4.1.1 Hình thái ngoài, phân loại
    4.1.1.1 Hình thái ngoài

    Cá chạch lấu có màu xanh đậm hoặc xám đen, có nhiều đốm vàng hình tròn
    hoặc bầu dục khắp cơ thể. Thân dài, phần trước dạng ống, phần sau dẹp bên. Đầu nhỏ
    và nhọn, mõm kéo dài, có phần phụ mõm ở phía trước. Miệng nhỏ, góc miệng kéo dài
    đến dưới lỗ mũi sau và do xương hàm trên tạo thành. Trên đầu có một vân dọc màu
    nâu đậm. Trước và dưới mắt có một gai nhọn. Mắt nhỏ, nằm cao ở phần trên của đầu.
    Miệng cá chỉ có vảy ở mặt bên và phía sau. Đường bên liên tục, vảy trên thân rất nhỏ.
    Cá chạch lấu có vây ngực tròn, ngắn, có một đốm đen nhỏ. Phần trước của vây
    lưng là gai cứng, gai cuối cùng to và dài nhất, phần sau là vây mềm. Vây hậu môn có
    ba gai nhưng gai thứ ba nằm sâu trong cơ. Vây lưng và vây hậu môn liền với vây đuôi.
    Vây đuôi nhỏ, không có vây bụng.
    4.1.1.2 Màu sắc
    Cá có màu nâu, màu xám đen ở thân, trên thân phủ đầy những đốm màu vàng
    trên nền màu sẫm của da. Các đốm hình tròn hoặc bầu dục có kích thước 0,7 – 1,2 cm,
    phân bố không đều. Các đốm phân bố dày ở phần trước cơ thể, sau đó thưa dần và kích
    thước lớn hơn ở phần sau.
    Bụng màu vàng nhạt. Trên đầu có một vân dọc màu nâu đậm.

    15


  • ×