Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA CÁC NHÓM GIỐNG HEO NÁI TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.51 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA CÁC
NHÓM GIỐNG HEO NÁI TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI
HEO PHƯỚC LONG

Sinh viên thực hiện : HUỲNH HỮU CHINH
Lớp

: DH06CN

Ngành

: Chăn Nuôi

Niên khóa

: 2006 – 2010

Tháng 08/2010


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************


HUỲNH HỮU CHINH

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA CÁC
NHÓM GIỐNG HEO NÁI TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI
HEO PHƯỚC LONG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Chăn Nuôi

Giáo viên hướng dẫn
TS. TRẦN VĂN CHÍNH

Tháng 08/2010

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực hiện: Huỳnh Hữu Chinh
Tên luận văn: “Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của các nhóm giống heo nái
tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Phước Long”
Đã hoàn thành theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý kiến nhận xét,
đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày ……………
Giáo viên hướng dẫn

TS. Trần Văn Chính

ii


LỜI CẢM TẠ
♣ Nhớ ơn cha mẹ

Người đã nuôi dưỡng và dạy bảo con nên người.
♣ Trân trọng cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Bộ Môn Di Truyền Giống Động Vật
và toàn thể quý Thầy, Cô đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt kiến thức cho chúng em
trong suốt thời gian học tập.
Lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy – Tiến Sĩ Trần Văn Chính đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
♣ Chân thành biết ơn
Ban Giám Đốc Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Phước Long
Các cô chú, anh chị em công nhân viên của xí nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
♣ Cảm ơn
Các bạn trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
tập.

Huỳnh Hữu Chinh

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của các nhóm giống heo
nái tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Phước Long” được tiến hành tại Xí Nghiệp Chăn
Nuôi Heo Phước Long thời gian từ ngày 01/03/2010 đến ngày 15/06/2010. Đề tài
theo dõi các chỉ tiêu sinh sản của 147 heo nái thuộc 6 nhóm giống bao gồm:
LL : 26 con
YY : 12 con
YL : 18 con

LY : 12 con
Ly : 39 con
Yl

: 40 con

Kết quả trung bình chung về một số chỉ tiêu sinh sản trên heo nái của 6 nhóm
giống trên được ghi nhận như sau:
Tuổi phối giống lần đầu (266,24 ngày); tuổi đẻ lứa đầu (388,99 ngày); số heo
con đẻ ra trên ổ (9,70 con); số heo sơ sinh còn sống (8,68 con/ổ); số heo con sơ sinh
còn sống đã điều chỉnh (9,41 con); trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống
(13,20 kg/ổ); trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống (1,53 kg/con); số heo
con chọn nuôi (8,63 con/ổ); số heo con giao nuôi (9,13 con/ổ); tuổi cai sữa heo con
(26,25 ngày); số heo con cai sữa (8,32 con/ổ); trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa
(56,17 kg); trọng lượng bình quân heo con cai sữa (6,74 kg); trọng lượng toàn ổ heo
con cai sữa đã điều chỉnh (54,12 kg); khoảng cách giữa hai lứa đẻ (169,21 ngày); số
lứa đẻ của nái trên năm (2,20 lứa); số heo con cai sữa của nái trên năm (18,20 con).
Dựa vào chỉ số sinh sản heo nái (SPI), các nhóm giống heo được xếp hạng về
khả năng sinh sản theo thứ tự từ thấp đến cao như sau:
YL (90,33 điểm) < YY (96,43 điểm) < LL (97,66 điểm) < LY (98,86 điểm) <
Yl (102,35 điểm) < Ly (104,95 điểm).

iv


SUMMARY
Subject “ Survey some productive targets of sow groups at Phuoc Long
Breeding Enterprise” was conducted at Phuoc Long Breeding Enterprise on the
period from 03/01/2010 to 06/15/2010. Subject which followed some productive
targets of 147 sows of 6 groups is including:

LL : 26 sows
YY : 12 sows
YL : 18 sows
LY : 12 sows
Ly : 39 sows
Yl

: 40 sows

Results of some general average productive targets of 6 swine groups above
was recorded as follows:
First mated age (266,24 days); first farrowing age (388,99 days); total piglets
born per litter (9,70 pigs); number of piglets born alive (8,68 pigs); number of
adjusted piglets born alive (9,41 pigs); litter weight at birth (13,20 kgs/litter);
individual weight at birth (1,53 kgs); number of selected piglets (8,63 pigs/litter);
number of delivered piglets (9,13 pigs/litter); age at weaning (26,25 days); number
of weaned piglets (8,32 pigs/litter); litter weight at weaning (56,17 kgs); individual
weight at weaning (6,47 kgs); litter weight of adjusted weaned piglets (54,12 kgs);
productive cycle (169,21 days); number of farrowing/sow/year (2,20); number of
weaned piglets/sow/year (18,20 pigs).
Based on sow productive index (SPI), groups of pigs are ranked on fertility
in order from the lowest to highest as follows: YL (90,33 points) < YY (96,43
points) < LL (97,66 points) < LY (98,86 points) < YL (102,35 points) < Ly (104,95
points).

v


MỤC LỤC
TRANG

TRANG TỰA..............................................................................................................i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................... ii
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................ iii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iv
SUMMARY ................................................................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................x
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... xi
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ............................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích............................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu............................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
2.1 Giới thiệu sơ lược về Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Phước Long .............................. 3
2.1.1 Vị trí địa lý ......................................................................................................... 3
2.1.2 Lịch sử thành lập trại.......................................................................................... 3
2.1.3 Nhiệm vụ ............................................................................................................ 4
2.1.4 Cơ cấu đàn.......................................................................................................... 4
2.1.5 Cơ cấu tổ chức, quản lý của xí nghiệp ............................................................... 4
2.1.6 Giống và công tác giống .................................................................................... 5
2.2 Những yếu tố cấu thành sức sinh sản heo nái ....................................................... 6
2.2.1 Tuổi thành thục .................................................................................................. 7
2.2.2 Tuổi phối giống lần đầu ..................................................................................... 7
2.2.3 Tuổi đẻ lứa đầu................................................................................................... 8
2.2.4 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ .............................................................................. 8

vi



2.2.5 Số lứa đẻ của nái trên năm ................................................................................. 8
2.2.6 Số heo con đẻ ra trên ổ ....................................................................................... 8
2.2.7 Số heo con còn sống – Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa .......................................... 9
2.2.8 Trọng lượng heo sơ sinh và trọng lượng heo cai sữa ......................................... 9
2.2.9 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa ............................................................. 9
2.2.10 Số heo con cai sữa của nái trên năm .............................................................. 10
2.2.11 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa của nái trên năm ................................... 10
2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái ............................. 10
2.3.1 Yếu tố di truyền................................................................................................ 10
2.3.2 Yếu tố ngoại cảnh ............................................................................................ 11
2.4 Một số biện pháp nâng cao khả năng sinh sản .................................................... 12
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ................................. 13
3.1 Thời gian và địa điểm ......................................................................................... 13
3.2 Phương pháp khảo sát ......................................................................................... 13
3.3 Đối tượng khảo sát ............................................................................................. 13
3.4 Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng đàn heo khảo sát ............................................. 14
3.4.1 Chuồng trại ....................................................................................................... 14
3.4.2 Thức ăn............................................................................................................. 15
3.4.3 Nước uống ........................................................................................................ 16
3.4.4 Chăm sóc quản lý ............................................................................................. 16
3.4.5 Quy trình vệ sinh phòng bệnh .......................................................................... 17
3.4.6 Quy trình tiêm phòng ....................................................................................... 18
3.5 Các chỉ tiêu khảo sát ........................................................................................... 19
3.5.1 Tuổi phối giống lần đầu ................................................................................... 19
3.5.2 Tuổi đẻ lứa đầu................................................................................................. 19
3.5.3 Số heo con đẻ ra trên ổ .................................................................................... 19
3.5.4 Số heo con sơ sinh còn sống ............................................................................ 19
3.5.5 Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh...................................................... 19
3.5.6 Số heo con chọn nuôi ...................................................................................... 19


vii


3.5.7 Số heo con giao nuôi ........................................................................................ 19
3.5.8 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh ................................................................. 19
3.5.9 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh ........................................................... 20
3.5.10 Tuổi cai sữa của heo con ................................................................................ 20
3.5.11 Số heo con cai sữa .......................................................................................... 20
3.5.12 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa ............................................................... 20
3.5.13 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa ......................................................... 20
3.5.14 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh ........................................ 20
3.5.15 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ .......................................................................... 21
3.5.16 Số lứa đẻ của nái trên năm ............................................................................. 21
3.5.17 Số heo con cai sữa của nái trên năm .............................................................. 21
3.5.18 Chỉ số sinh sản heo nái và xếp hạng khả năng sinh sản các nhóm giống ...... 21
3.6 Phương pháp xử lý số liệu................................................................................... 22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 23
4.1 Tuổi phối giống lần đầu ...................................................................................... 23
4.2 Tuổi đẻ lứa đầu.................................................................................................... 24
4.3 Số heo con đẻ ra trên ổ ........................................................................................ 25
4.3.1 So sánh giữa các nhóm giống .......................................................................... 25
4.3.2 So sánh giữa các lứa đẻ .................................................................................... 26
4.4 Số heo con sơ sinh còn sống ............................................................................... 27
4.4.1 So sánh giữa các nhóm giống .......................................................................... 27
4.4.2 So sánh giữa các lứa đẻ .................................................................................... 28
4.5 Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh......................................................... 29
4.6 Số heo con chọn nuôi .......................................................................................... 30
4.6.1 So sánh giữa các nhóm giống .......................................................................... 30
4.6.2 So sánh giữa các lứa đẻ .................................................................................... 31
4.7 Số heo con giao nuôi ........................................................................................... 32

4.7.1 Số heo con giao nuôi theo nhóm giống ............................................................ 33
4.7.2 Số heo con giao nuôi theo lứa đẻ ..................................................................... 33

viii


4.8 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống .................................................... 34
4.8.1 So sánh giữa các nhóm giống .......................................................................... 34
4.8.2 So sánh giữa các lứa đẻ .................................................................................... 35
4.9 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống .............................................. 36
4.9.1 So sánh giữa các nhóm giống .......................................................................... 36
4.9.2 So sánh theo lứa đẻ .......................................................................................... 37
4.10 Tuổi cai sữa heo con ......................................................................................... 38
4.10.1 So sánh giữa các nhóm giống ........................................................................ 38
4.10.2 So sánh giữa các lứa đẻ .................................................................................. 39
4.11 Số heo con cai sữa ............................................................................................. 40
4.11.1 So sánh giữa các nhóm giống ........................................................................ 40
4.11.2 So sánh giữa các lứa đẻ .................................................................................. 41
4.12 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa .................................................................. 42
4.12.1 So sánh giữa các nhóm giống ........................................................................ 42
4.12.2 So sánh giữa các lứa đẻ .................................................................................. 43
4.13 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa ............................................................ 44
4.13.1 So sánh giữa các nhóm giống ........................................................................ 44
4.13.2 So sánh giữa các lứa đẻ .................................................................................. 45
4.14 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh ........................................... 45
4.15 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ............................................................................. 47
4.16 Số lứa đẻ của nái trên năm ................................................................................ 48
4.17 Số heo con cai sữa của nái trên năm ................................................................. 49
4.18 Chỉ số sinh sản heo nái và xếp hạng khả năng sinh sản các nhóm giống ......... 50
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 52

5.1 Kết luận ............................................................................................................... 52
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 54
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 58

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LL

: Heo có nhóm máu Landrace 100 %

YY

: Heo có nhóm máu Yorkshire 100 %

YL

: Heo có cha là Yorkshire thuần và mẹ là Landrace
thuần

LY

: Heo có cha Landrace thuần và mẹ là Yorkshire thuần

Ly

: Heo có từ 75 % máu Landrace trở lên


Yl

: Heo có từ 75 % máu Yorkshire trở lên

XNCNH

: Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo

UBNDTPHCM : Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
SPI

: Chỉ số sinh sản heo nái (Sow Productivity Index)

NSIF

: Liên đoàn cải thiện giống heo của Mỹ (National
Swine Improverment Federation)

TAHH

: Thức ăn hỗn hợp

TSTK

: Tham số thống kê

X

: Trung bình


SD

: Độ lệch tiêu chuẩn (Standard deviation)

CV

: Hệ số biến dị (Coefficient of variation)

DF

: Độ tự do (Dergree of Freedom)

SV

: Nguồn gốc biến thiên (Sum of Square)

SS

: Tổng bình phương (Sum of Square)

MS

: Trung bình bình phương (Mean of Square)

STT

: Số thứ tự

Q. Thể


: Quần thể

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1 Hệ số di truyền của một số tính trạng quan trọng trên heo........................11
Bảng 3.1 Phân bố các giống heo nái và lứa đẻ khảo sát ...........................................14
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng các loại TAHH ...................................................16
Bảng 3.3 Quy trình tiêm phòng .................................................................................18
Bảng 3.4 Hệ số điều chỉnh số heo con sơ sinh còn sống về cùng lứa đẻ chuẩn .......19
Bảng 3.5 Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa về tuổi cai sữa heo
con chuẩn (21 ngày) ..................................................................................................20
Bảng 3.6 Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa sau khi đã điều chỉnh
tuổi cai sữa heo con chuẩn (21 ngày) về cùng số con giao nuôi chuẩn (≥ 10 con) ..21
Bảng 3.7 Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa sau khi đã điều chỉnh
cùng tuổi cai sữa heo con chuẩn (21 ngày), cùng số heo con giao nuôi chuẩn (≥ 10
con) về cùng lứa đẻ chuẩn (lứa 2) .............................................................................21
Bảng 4.1 Tuổi phối giống lần đầu .............................................................................23
Bảng 4.2 Tuổi đẻ lứa đầu ..........................................................................................24
Bảng 4.3 Số heo con đẻ ra trên ổ theo nhóm giống .................................................26
Bảng 4.4 Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa đẻ ............................................................27
Bảng 4.5 Số heo sơ sinh còn sống theo nhóm giống ................................................28
Bảng 4.6 Số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ...................................................29
Bảng 4.7 Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh ...............................................30
Bảng 4.8 Số heo con chọn nuôi theo nhóm giống ....................................................31
Bảng 4.9 Số heo con chọn nuôi theo lứa đẻ ..............................................................32
Bảng 4.10 Số heo con giao nuôi theo nhóm giống ..................................................33
Bảng 4.11 Số heo con giao nuôi theo lứa đẻ .............................................................34

Bảng 4.12 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống ............35
Bảng 4.13 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ .....................36
Bảng 4.14 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống ......37

xi


Bảng 4.15 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ...............38
Bảng 4.16 Tuổi cai sữa heo con theo nhóm giống ....................................................39
Bảng 4.17 Tuổi cai sữa heo con theo lứa đẻ .............................................................40
Bảng 4.18 Số heo con cai sữa theo nhóm giống .......................................................41
Bảng 4.19 Số heo con cai sữa theo lứa đẻ.................................................................41
Bảng 4.20 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo nhóm giống ............................42
Bảng 4.21 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo lứa đẻ ......................................43
Bảng 4.22 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo nhóm giống ......................44
Bảng 4.23 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa đẻ ................................45
Bảng 4.24 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh ..................................46
Bảng 4.25 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ...................................................................47
Bảng 4.26 Số lứa đẻ của nái trên năm.......................................................................48
Bảng 4.27 Số heo con cai sữa của nái trên năm ........................................................49
Bảng 4.28 Chỉ số sinh sản heo nái và xếp hạng khả năng sinh sản các nhóm giống50

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển và có sự đổi mới về mọi
mặt, trong đó ngành chăn nuôi cũng không phải là một ngoại lệ. Cùng với sự phát

triển chung của ngành chăn nuôi, chăn nuôi heo đang ngày càng được quan tâm
phát triển hơn nữa. Chăn nuôi heo ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung
đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chăn nuôi do heo là loài gia súc được
nuôi nhiều và cung cấp lượng thực phẩm lớn nhất cho con người.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có nền chăn nuôi
chưa phát triển, năng suất chăn nuôi và chất lượng sản phẩm không cao. Kết quả
này một phần là do khó khăn về tự nhiên, nhưng quan trọng hơn là do qui trình kỹ
thuật chăn nuôi còn hạn chế, hơn thế nữa các giống heo được sử dụng cho chăn nuôi
có khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm chưa cao.
Chiến lược chăn nuôi heo của Việt Nam trong thời gian tới là tăng số lượng
đầu heo, nâng cao năng suất sản xuất và chất lượng sản phẩm bằng cách tăng tỷ lệ
máu ngoại cho đàn heo trong nước. Trong đó, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Phước
Long cũng là một trong những công ty đi đầu trong việc áp dụng các biện pháp
khoa học kỹ thuật để tăng tỷ lệ máu ngoại cho đàn heo. Do đó, công tác kiểm tra
năng suất sinh sản của heo nái và thành tích tăng trưởng của heo con cần được thực
hiện thường xuyên để có kế hoạch cải tạo nâng cao năng suất.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, được sự chấp thuận của Bộ Môn Di Truyền
Giống Động Vật Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM và
dưới sự chỉ dẫn của TS. Trần Văn Chính, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát một
số chỉ tiêu sinh sản của các nhóm giống heo nái tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo
Phước Long”.

1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Khảo sát sức sinh sản của một số nhóm giống heo nái, góp phần tạo sơ sở dữ
liệu trong công tác giống nhằm không ngừng cải thiện và nâng cao sức sinh sản của
đàn heo nái hiện đang có ở Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Phước Long.

1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi, thu thập số liệu và so sánh một số chỉ tiêu sinh sản của các nhóm
giống heo nái tại xí nghiệp trước đó và trong thời gian thực tập tại trại.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu sơ lược về Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Phước Long
2.1.1 Vị trí địa lý
Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Phước Long thuộc ấp 3, xã Phạm Văn Cội, huyện
Củ Chi, Tp. HCM, cách trục lộ giao thông 500 m. Xí nghiệp có tổng diện tích 25
ha, được xây dựng trên vùng đất cao thuộc nông trường Phạm Văn Cội, xung quanh
xí nghiệp là rừng cao su và cánh đồng trồng cỏ cho bò sữa.
Vị trí địa lý hiện nay của Xí nghiệp thuận lợi hơn vị trí trước đây tại phường
Phước Long B, quận 9 về phương diện cách ly phòng bệnh và hạn chế gây ô nhiễm
môi trường cho khu dân cư.
2.1.2 Lịch sử thành lập trại
♣ Xí nghiệp được thành lập năm 1957 với tên “Trại Heo Phước Long” do bà
Nguyễn Ngọc Lễ khởi nghiệp với qui mô ban đầu khoảng 200 nái, địa chỉ tại
phường Phước Long B, quận 9, Tp. HCM. Qui mô trại dần được mở rộng dựa vào
lợi nhuận hàng năm cho nên kết cấu chuồng trại không đồng nhất, hệ thống trang
trại xây dựng theo kiểu bán kiên cố.
♣ Sau năm 1975, trại được nhà nước tiếp quản đổi tên thành “Xí Nghiệp Chăn
Nuôi Heo Phước Long” và phát triển dần qui mô.
♣ Từ năm 1984, xí nghiệp hoạt động theo cơ chế hạch toán độc lập.
♣ Từ năm 1995 đến nay, xí nghiệp là thành viên của Tổng Công Ty Nông
Nghiệp Sài Gòn.
Thực hiện chủ trương di dời của UBNDTPHCM để tránh gây ô nhiễm môi trường

và cũng để mở rộng qui mô sản xuất, áp dụng công nghệ hiện đại trong chăn nuôi:
♣ Năm 2003, xí nghiệp đã khởi công xây dựng trang trại mới tại huyện Củ Chi,
Tp. HCM.

3


♣ Đầu năm 2008, xí nghiệp đã hoàn thành việc di dời về Củ Chi.
2.1.3 Nhiệm vụ
♣ Sản xuất, cung cấp heo con giống thuần và lai, heo hậu bị, heo thương phẩm
và tinh heo thuần cho thị trường Tp. HCM và các tỉnh lân cận.
♣ Thực hiện các dịch vụ hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi heo, gieo tinh nhân tạo,
tiêm phòng và điều trị các bệnh thường gặp trên heo.
2.1.4 Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 30/04/2010, tổng đàn heo của xí nghiệp là 11600 con, trong đó gồm:
Loại heo
Heo thịt
Đực làm việc
Hậu bị đực
Hậu bị cái
Nái khô
Nái bầu
Nái nuôi con
Heo con theo mẹ
Heo con cai sữa

Số lượng (con)
3965
42
70

473
112
1399
289
2350
2900

(Nguồn: Phòng kỹ thuật XNCNH Phước Long, 2010)
2.1.5 Cơ cấu tổ chức, quản lý của xí nghiệp

Ban Giám Đốc

Phòng Nghiệp Vụ

Tổ Giống

Tổ Nái

Phòng Kỹ Thuật

Tổ Thịt

4

Tổ Bảo Vệ

Tổ Cơ Khí, Phục Vụ


2.1.6 Giống và công tác giống

♣ Nguồn gốc con giống
Các giống heo thường có của xí nghiệp là Yorkshire, Landrace, Pietrain, và các
con lai của chúng.
Ngoài ra xí nghiệp thường xuyên nhập đực giống từ các trại trong và ngoài nước
nhằm nâng cao phẩm chất đàn heo của xí nghiệp cũng như tránh sự đồng huyết
trong cơ cấu đàn.
♣ Qui trình chọn heo hậu bị cái
 Giai đoạn 1: chọn lúc heo sơ sinh
Dựa vào gia phả: nguồn gốc cha mẹ, thành tích sinh sản của heo mẹ.
Dựa vào thành tích của heo con: heo con đẻ ra khỏe mạnh trọng lượng từ 0,8
kg trở lên, không dị tật, có trên 12 vú và hai hàng vú phải đều nhau, cơ quan sinh
dục bình thường.
Những con được chọn sẽ được bấm số tai để chọn tiếp ở những giai đoạn sau.
 Giai đoạn 2: chọn lúc chuyển đàn 56 - 60 ngày tuổi
Ngoại hình thể chất đạt tiêu chuẩn về giống.
Heo khỏe mạnh, linh hoạt, ngoại hình đẹp, chân khỏe, mông vai nở nang, da
lông bóng mượt, bộ phận sinh dục phải lộ rõ.
Những con được chọn sẽ chuyển qua chuồng nuôi heo hậu bị, những con còn
lại chuyển qua nuôi thịt.
 Giai đoạn 3: chọn lúc heo 6 tháng tuổi
Heo được chọn lần cuối dựa vào trọng lượng, khả năng tăng trọng, có ngoại
hình đẹp, cân đối, không mắc bệnh mãn tính hay truyền nhiễm, cơ quan sinh dục
phát triển cân đối, bình thường.
Những heo không đạt yêu cầu sẽ được bán thịt, những heo được chọn một
phần bán giống cho người chăn nuôi, phần còn lại dùng để thay thế đàn.
Mỗi nái sinh sản và hậu bị đều có phiếu theo dõi riêng về lý lịch, ngày phối
giống, ngày đẻ, đực phối, kết quả sinh sản và nuôi con của nó. Các chỉ tiêu này
được ghi chép, cập nhật hàng ngày vào máy tính theo qui định của trại.

5



♣ Qui trình chọn heo hậu bị đực
 Chọn về nguồn gốc: Chọn con có lý lịch rõ ràng , bố phải đạt đặc cấp và
mẹ phải đạt từ cấp I trở lên.
 Chọn lọc bản thân
+ Chọn lọc ngoại hình
Ngoại hình phải mang được các nét đặc trưng của giống , các bộ phận cần
cân đối hài hoà và liên kết chắc chắn, nên phân chia ra các phần để đánh giá.
- Phần cổ: cổ dài, không chọn những con cổ ngắn và không có sự kết hợp
chặt chẽ với đầu và vai.
- Phần ngực: rộng, không sâu, không chọn những con ngực lép và sâu.
- Phần lưng: hơi cong hay thẳng, rộng, dài, liên kết tốt với phần vai và
mông, loại những con lưng võng.
- Phần đùi : dài, bề mặt rộng,đầy đặn, không chọn những con đùi hẹp lép.
- Chân: thẳng, chắc, cổ chân ngắn khoẻ, không chọn những con chân yếu đi
bàn, chân có hình chữ X hay chữ O.
- Vú : chọn những con có 12 vú trở lên, các núm vú nổi rõ và cách đều
nhau.
- Lông: thưa, bóng mượt, màu lông điển hình cho từng giống.
- Da: mỏng, hồng hào, không có bệnh ngoài da.
- Đuôi: khấu đuôi to, quăn xoắn.
- Dịch hoàn: cân đối, to, nổi rõ, gọn chắc, không chọn những con cà lệch,
cà ẩn, cà bọng, cà xệ, da dịch hoàn xù xì hay ghẻ nấm.
- Móng chân: bằng, hai ngón chân to, ngón ngoài hơi rộng và dài hơn ngón
trong một chút, không chọn những con móng quá chõe, dãn rộng, móng hà và nứt.
+ Chọn lọc qua kiểm tra cá thể
Sau khi đã chọn được những con có nguồn gốc và ngoại hình tốt, đực giống
cần được qua kiểm tra cá thể và phải đạt được những tiêu chuẩn sau:
- Tăng trọng tối thiểu từ 700 g – 800 g mỗi ngày.

- Tiêu tốn thức ăn thấp hơn 2,8 – 3 kg/1 kg tăng trọng.

6


- Độ dày mỡ lưng khi đạt 90 kg ≤ 15 mm.
- Phẩm chất tinh dịch khi 10 tháng tuổi đạt: V ≥ 150 ml; A ≥ 0,7; VAC ≥
15 tỷ; acrosom bình thường ≥ 80 %; tỷ lệ kỳ hình ≤ 20 %.
2.2 Những yếu tố cấu thành sức sinh sản heo nái
Hiệu quả kinh tế của các trại chăn nuôi phụ thuộc gần như hoàn toàn vào
năng suất sinh sản của đàn nái cụ thể là tổng trọng lượng của heo con cai sữa sản
xuất được của nái trên năm. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào tổng số heo con cai sữa sản
xuất được từ nái trong năm và trọng lượng bình quân của một heo con cai sữa.
Trong đó, số heo con cai sữa trên năm lại do hai chỉ tiêu khác cấu thành là số heo
con cai sữa trên lứa đẻ và số lứa đẻ của nái trên năm. Ngoài ra, một yếu tố quan
trọng nữa, đó là heo nái phải đẻ sớm, tức phải có tuổi đẻ lứa đầu sớm nghĩa là thành
thục sớm.
2.2.1 Tuổi thành thục
Trung bình heo hậu bị cái thành thục vào khoảng 4 – 9 tháng tuổi, chế độ
quản lý môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc có ảnh hưởng đến tuổi thành thục.
Việc nuôi riêng heo hậu bị cái sẽ chậm thành thục hơn so với cho tiếp xúc
với heo đực. Chế độ dinh dưỡng thiếu hoặc quá dư thừa cũng ảnh hưởng đến tuổi
thành thục. Mùa và thời gian chiếu sáng trong ngày cũng làm cho heo cái hậu bị
thành thục sớm hoặc muộn. Tuy nhiên, tuổi thành thục của heo cái hậu bị chủ yếu
dựa trên cơ sở di truyền (Dziuk, 1977, trích dẫn bởi Võ Thị Tuyết, 1996).
Để đạt hiệu quả kinh tế cao thì heo sinh sản phải thành thục sớm và đẻ lứa
đầu từ 12 – 14 tháng tuổi.
Theo Christenson và ctv (1979) (trích dẫn bởi Võ Thị Tuyết, 1996), giữa các
giống heo ngoại như Yorkshire, Landrace, Duroc thì giống heo Landrace có tuổi
thành thục sớm nhất, kế đến là giống heo Yorshire và muộn nhất là giống heo

Duroc.
2.2.2 Tuổi phối giống lần đầu
Heo có tuổi phối giống lần đầu sớm và sự phối giống đậu thai, thì sẽ có tuổi
đẻ lứa đầu sớm, quay vòng nhanh, sẽ gia tăng được thời gian sử dụng nái.

7


Thời điểm phối giống quyết định tỷ lệ đậu thai và số heo con đẻ ra trên ổ
(Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1999). Đối với heo hậu bị nên phối vào
khoảng 12 – 30 giờ khi có biểu hiện động dục và 18 – 36 giờ đối với heo nái rạ.
Nên phối cho heo vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, lưu ý tránh thời điểm
heo quá đói hoặc ăn quá no.
2.2.3 Tuổi đẻ lứa đầu
Tuổi đẻ lứa đầu không những phụ thuộc vào yếu tố giống thông qua tuổi
thành thục sớm hay muộn mà còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện chăm sóc và
quản lý nuôi dưỡng. Heo có tuổi thành thục sớm nhưng không phát hiện kịp thời
hơặc cho phối giống không đúng kỹ thuật, chọn thời điểm phối giống không hợp lý,
thức ăn kém dinh dưỡng, chuồng trại không đảm bảo, mắc các bệnh truyền nhiễm
và sản khoa, sự quản lý chăm sóc không tốt trong thời gian mang thai…là những
nguyên nhân làm sự phối giống không thành công 1 – 2 chu kỳ của nái hoặc làm nái
bị hư thai, sẩy thai làm kéo dài tuổi đẻ lứa đầu của heo nái.
2.2.4 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ của heo nái càng được rút ngắn, số lứa đẻ của
nái trên năm sẽ được nâng cao, sẽ sản xuất được nhiều heo con hơn mang lại hiệu
quả kinh tế cao hơn.
2.2.5 Số lứa đẻ của nái trên năm
Số lứa đẻ của nái trên năm phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai lứa đẻ nghĩa
là khoảng cách giữa hai lứa đẻ càng ngắn thì số lứa đẻ của nái trên năm càng cao, vì
vậy để gia tăng số lứa đẻ của nái trên năm phải rút ngắn thời gian giữa 2 lần đẻ, chỉ

có thể ngắn thời gian cho sữa, thời gian từ khi cai sữa đến khi phối giống lại và đậu
thai. Thời gian mang thai thì chưa rút ngắn được vì đó là đặc tính sinh học đặc trưng
của mỗi loài. Để rút ngắn thời gian cho sữa, người ta tập cho heo con ăn sớm bằng
thức ăn và cai sữa cho heo con ở tuần tuổi thứ 3 - 4 là tốt.
2.2.6 Số heo con đẻ ra trên ổ
Số heo con đẻ ra trên ổ thể hiện tính mắn đẻ của heo nái, nó phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: phối giống đúng thời điểm, số trứng rụng nhiều, tỷ lệ chết phôi
trong thời gian mang thai thấp.

8


Thời điểm phối giống, kỹ thuật phối giống, số lần phối giống, chế độ chăm
sóc quản lý, nuôi dưỡng sau khi phối, mang thai, nhiệt độ chuồng nuôi, tuổi heo
mẹ…đều ảnh hưởng đến chỉ tiêu này.
Nhưng khi các yếu tố và chỉ tiêu ở trên đã được khắc phục ở mức hoàn hảo
thì vấn đề đặt ra ở đây là con giống. Giống và ưu thế lai của con nái sẽ ảnh hưởng
đến số lượng của heo con sinh ra. Nói cách khác số heo đẻ ra trên ổ phụ thuộc vào
kiểu di truyền của bố mẹ, việc cải thiện con giống lựa chọn cái hậu bị từ con mẹ và
dòng bố mắn đẻ sẽ làm gia tăng số heo con đẻ ra trên lứa.
2.2.7 Số heo con còn sống – Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa
Số heo con sơ sinh còn sống là số heo con còn sống sau khi heo mẹ đẻ xong
con cuối cùng. Nó phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng heo nái ở giai
đoạn mang thai thời kỳ sau đến khi sinh, ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác như: lứa đẻ, giống và bệnh tật của nái (bệnh do Leptospira, Parvovirus...),
trọng lượng của nái, trọng lượng heo con, nái bị stress lúc đẻ...
Số heo con sơ sinh còn sống khác nhau qua các lứa đẻ, thông thường số heo
con còn sống trên ổ thấp ở lứa 1, lứa 2, cao từ lứa 3 đến lứa 5 và có xu hướng giảm
dần từ lứa 6 trở đi (Võ Văn Ninh, 2004).
Số heo con hao hụt trong lúc sinh và hao hụt trong giai đọan sơ sinh đến cai

sữa chủ yếu là do thời gian đẻ lâu làm heo con chết ngộp, tuổi của heo mẹ, cách
chăm sóc quản lý của người nuôi. Do đó, để nâng cao số con còn sống và tỷ lệ nuôi
sống đến cai sữa người ta phải chú ý đến các yếu tố trên nhằm can thiệp kịp thời,
đồng thời cũng phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng phù hợp cho heo nái lúc mang
thai, để có được những heo con có trọng lượng cao, khỏe mạnh.
2.2.8 Trọng lượng heo sơ sinh và trọng lượng heo cai sữa
Trọng lượng của heo sơ sinh tỷ lệ nghịch với số heo sơ sinh, liên quan tới tỷ
lệ nuôi sống và cai sữa. Còn khả năng tiết sữa và mẫu tính của heo mẹ được thể
hiện qua trọng lượng và số con còn sống lúc cai sữa.
2.2.9 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa
Số con cai sữa của nái trên năm cao nhưng trọng lượng bình quân của một
heo con cai sữa thấp cũng không mang lại hiệu quả kinh tế bởi tổng trọng lượng heo

9


con cai sữa của nái trên năm không nhiều. Vì vậy, cần tăng cường nhiều biện pháp
kỹ thuật như heo đực cha và heo cái mẹ giống phải có năng suất cao, khẩu phần hợp
lý cho heo mẹ trong thời gian mang thai và nuôi con, chọn những heo nái nuôi con
khéo, sự tách bầy cho nái nuôi con phù hợp, cùng các yếu tố ngọai cảnh khác như
chuồng trại đúng qui cách, tiểu khí hậu chuồng nuôi, phòng ngừa bệnh cho heo mẹ
và heo con…để đạt trọng lượng cao.
2.2.10 Số heo con cai sữa của nái trên năm
Đây là chỉ tiêu quan trọng nói lên khả năng sinh đẻ của nái, chỉ tiêu này bao
gồm hai yếu tố là số lứa đẻ của nái trên năm và số con cai sữa trên lứa.
Số lứa đẻ của mỗi nái trên năm đã đề cập ở phần trên, còn yếu tố số con cai
sữa trên ổ phụ thuộc vào số heo con đẻ ra trên ổ, số heo sơ sinh còn sống, tỷ lệ nuôi
sống đến cai sữa.
2.2.11 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa của nái trên năm
Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa của nái trên năm dùng để đánh giá khả

năng sinh sản của heo nái bởi chỉ tiêu này phản ánh một cách tổng hợp năng suất
sinh sản của heo nái do sự kết hợp giữa tổng số heo con cai sữa sản xuất được từ nái
trong năm và trọng lượng bình quân của một heo con cai sữa. Trong đó, số heo con
cai sữa trên năm đã nói ở phần trên, nghĩa là trong một năm heo nái sản xuất được
càng nhiều kg heo con giống cai sữa thì hiệu quả kinh tế mang lại càng cao.
2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái
2.3.1 Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền là đặc tính sinh học được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác những đặc tính của cha mẹ và tổ tiên đã có.
Những giống heo có đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản và sức đề kháng
tốt thì thế hệ con của nó cũng mang được những đặc điểm đó và ngược lại. Do đó,
khi chọn heo làm giống phải dựa trên thành tích của tổ tiên nó để chọn.
Mức độ di truyền lại từng tính trạng có sự khác nhau và được thể hiện qua hệ
số di truyền Bảng 2.1 sau:

10


Bảng 2.1 Hệ số di truyền của một số tính trạng quan trọng trên heo
Tính trạng

Hệ số di truyền

Mức độ

Số heo con đẻ ra trên ổ

0,05 – 0,15

Thấp


Số heo con cai sữa

0,10 – 0,15

Thấp

Tọng lượng heo con sơ sinh

0,15 – 0,20

Thấp

Trọng lượng cai sữa toàn ổ

0,15 – 0,20

Thấp

Trọng lượng lúc 6 tháng tuổi

0,20 – 0,25

Trung bình

Tuổi động dục

0,30 – 0,40

Trung bình


(Nguồn: Cẩm Nang Chăn Nuôi Lợn Công Nghiệp, 2000)
2.3.2 Yếu tố ngoại cảnh
Ngoài yếu tố di truyền thì yếu tố ngoại cảnh cũng rất quan trọng, nó ảnh
hưởng đến năng suất của heo nái lẫn heo đực như: môi trường, bệnh tật, chăm sóc
và quản lý.
Tiểu khí hậu chuồng nuôi có ý nghĩa rất quan trọng trong hệ thống chăn nuôi
tập trung. Người ta cần quan tâm các yếu tố như nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng,
ánh sáng, bụi, khí độc và vi sinh vật.
Theo Hồ Thị Kim Hoa (2002) thì ẩm độ không khí thích hợp cho vật nuôi
dao động từ 50 – 75 %.
Theo Trần Thị Dân (2003) nhiệt độ trên 290C thì làm giảm lượng thức ăn
tiêu thụ và biểu hiện lên giống bị xáo trộn. Nhiệt độ trên 300C với ẩm độ tương đối
trên 70 % làm tăng số phôi chết.
Ánh sáng cũng giữ vai trò kích thích lên giống, giúp quan sát và phát hiện rõ
nái lên giống. Nơi nhốt nái chờ phối phải có đủ ánh sáng mặt trời và thêm đèn vào
buổi tối để có 10 - 12 giờ sáng/ngày.
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, muốn heo nái sinh sản và sinh trưởng tốt
thì phải cung cấp đầy đủ năng lượng, các acid amin, vitamin, khoáng…Theo Trần
Thị Dân (2003) thì giai đoạn 70 - 90 ngày tuổi của thai kỳ không nên cho ăn quá
mức 2 – 2,2 kg/ngày với thức ăn có 1900 - 3000 Kcal/kg và 14 – 15 % protein.

11


Một số bệnh tật như viêm nhiễm đường sinh dục khi phối giống, sau khi sinh
hoặc các trường hợp bệnh lý khác đều có khả năng ảnh hưởng đến sức sinh sản của
heo nái.
2.4 Một số biện pháp nâng cao khả năng sinh sản
♣ Sử dụng heo nái của những giống (dòng) được chọn lọc có ưu thế hoặc có ưu

thế lai về khả năng sinh sản như các giống (dòng) heo Yorkshire, Landrace và
những heo lai thuận nghịch từ hai giống (dòng) này.
♣ Định mức khẩu phần thức ăn hợp lý cho từng giai đoạn nuôi dưỡng đối với
heo hậu bị, nái mang thai, nái nuôi con để nâng cao thể trạng nái, cho uống nước
sạch.
♣ Chăm sóc quản lý tốt
 Quản lý nái theo nhóm cùng vào, cùng ra để có thể tách ghép bầy dễ dàng
khi cần thiết và thuận lợi trong việc sát trùng chuồng trại nhằm cắt đứt vòng đời vi
sinh vật gây bệnh.
 Thường xuyên phát hiện lên giống, chọn thời điểm phối giống thích hợp,
đúng kỹ thuật.
 Theo dõi chặt chẽ khi heo nái đẻ con, cho bú sữa đầu, tách ghép bầy hợp
lý.
 Sử dụng heo đực giống hoặc tinh heo đực giống chất lượng cao.
 Đảm bảo tốt tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp và các điều kiện vệ sinh,
chăm sóc, thú y tốt.

12


×