Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CÁ CHIM TRẮNG (Colossoma brachypomum Cuvier, 1818) TẠI TRẠI CÁ GIỐNG BÀU CÁ, ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.62 KB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CÁ CHIM
TRẮNG (Colossoma brachypomum Cuvier, 1818) TẠI TRẠI CÁ
GIỐNG BÀU CÁ, ĐỒNG NAI

.

Họ và tên sinh viên: MAI HIỀN ĐỆ
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2006-2010

Tháng 08/2010


KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CÁ CHIM TRẮNG
(Colossoma brachypomum Cuvier, 1818) TẠI TRẠI CÁ GIỐNG BÀU CÁ,
ĐỒNG NAI

Thực hiện bởi

MAI HIỀN ĐỆ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư ngành Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. NGÔ VĂN NGỌC


Tháng 08 năm 2010


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm Khoa Thủy Sản
Cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Khoa Học, Khoa Thủy Sản đã tận tình giảng
dạy và truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt khóa học.
Đặc biệt với lòng biết ơn sâu sắc xin gởi đến thầy Ngô Văn Ngọc đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập và thực hiện tốt đề tài tốt
nghiệp.
Đồng thời, xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến kỹ sư Huỳnh Hữu Đức và các anh em
công nhân của Trại Cá Giống Bàu Cá, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên Thủy Sản khóa 32 đã động viên giúp
đỡ chúng tôi trong những năm học tập và thời gian thực hiện đề tài.
Do hạn chế về thời gian cũng như về mặt kiến thức nên quyển luận văn này
không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong đón nhận những ý kiến đóng
góp của thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát quy trình sản xuất giống cá chim trắng (Colossoma
brachypomum Cuvier, 1818) tại Trại Cá Giống Bàu Cá, Đồng Nai” được thực hiện tại
Trại Cá Giống Bàu Cá, Đồng Nai trong khoảng thời gian từ 01/03/2010 đến
30/07/2010.
Cho cá sinh sản bằng hình thức sinh sản tự nhiên. Chất kích thích sinh sản sử

dụng là LH-RHa + DOM. Liều lượng: 25 µg LH-RHa + 5 mg DOM/kg cá cái.
Kết quả cho thấy cá chim trắng đẻ trứng trôi nổi, trứng chín có màu trắng hơi
xanh. Đường kính trứng chín khoảng 1,1 mm. Sức sinh sản thực tế 92.000 – 125.000
trứng/kg cá cái. Thời gian hiệu ứng từ 6 – 8 giờ ở nhiệt độ nước từ 26 – 300C. Thời
gian phát triển phôi từ 19g30 – 23g00. Tỷ lệ sinh sản từ 50 – 72% Tỷ lệ thụ tinh từ 51
– 72%. Tỷ lệ nở từ 72 – 86%. Tỷ lệ sống cá 3 ngày tuổi từ 65 – 77%.
Ương nuôi cá bột từ khi thả (3 ngày tuổi) đến khi kết thúc đợt ương (45 ngày)
với mật độ 300 cá bột/m2 đạt chiều dài 6,04 – 6,33 cm, trọng lượng 3,28 – 3,31 g và tỷ
lệ sống 49 – 54%.

iii


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Trang tựa

i

Cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii


Mục lục

iv

Danh sách các chữ viết tắt

vii

Danh sách các hình

viii

Danh sách các bảng

ix

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1

1.1.1 Đặt Vấn Đề

1

1.1.2 Mục Tiêu Đề Tài

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


3

2.1

Phân Loại

3

2.2

Phân Bố Địa Lí và Điều Kiện Môi Trường Sống

3

2.3

Hình Dạng Ngoài

4

2.4

Tập Tính Ăn

5

2.5

Sinh Trưởng


5

2.6

Phân Biệt Đực Cái

6

2.7

Tập Tính Sinh Sản

6

2.8

Sự Phát Triển Tuyến Sinh Dục của Cá Chim Trắng

6

2.9

Chất Kích Thích Sinh Sản Sử Dụng trong Sinh Sản Nhân Tạo

7

2.9.1 HCG (Human Chorionic Gonadotropin)

7


2.9.2 GnRH (Gonadotropin Realeasing Hormone)

7

2.9.3 Chất kháng Dopamine

8

2.10

8

Vai Trò của Cá Chim Trắng trong Nghề Nuôi Thủy Sản

iv


CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

10

3.1

10

Vật Liệu

3.1.1 Thời gian và địa điểm

10


3.1.2 Đối tượng nghiên cứu

10

3.1.3 Dụng cụ và trang thiết bị

10

3.2

11

Phương Pháp Nghiên Cứu

3.2.1 Nuôi vỗ cá bố mẹ

11

3.2.2 Kích thích sinh sản

11

3.2.3 Ấp trứng

12

3.2.4 Ương cá

12


3.2.5 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

13

3.2.6 Xử lý số liệu

14

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

15

4.1

15

Kỹ Thuật Sinh Sản Nhân Tạo Cá Chim Trắng

4.1.1 Nuôi vỗ cá bố mẹ

15

4.1.2 Các chỉ tiêu sinh học sinh sản

16

4.2

18


Thực Nghiệm Sinh Sản Cá Chim Trắng

4.2.1 Chuẩn bị bể đẻ

18

4.2.2 Chọn cá bố mẹ

19

4.2.3 Tiêm chất kích thích sinh sản

21

4.2.4 Kích thích sinh sản

21

4.2.5 Ấp trứng

22

4.3

Kết Quả Sinh Sản Cá Chim Trắng

22

4.3.1 Liều tiêm chất kích thích sinh sản


23

4.3.2 Thời gian hiệu ứng

23

4.3.3 Sức sinh sản thực tế

23

4.3.4 Thời gian phát triển phôi

24

4.3.5 Tỷ lệ sinh sản và tỷ lệ thụ tinh

25

4.3.6 Tỷ lệ nở và tỷ lệ sống

25

4.4

25

Kết Quả Ương từ Cá Bột lên Cá Giống

4.4.1 Chất lượng nước ao ương


25
v


4.4.2 Sự tăng trưởng chiều dài và trọng lượng

27

4.4.3 Tỷ lệ sống

27

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

29

5.1

Kết Luận

29

5.2

Đề Nghị

30

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Đợt SS: Đợt sinh sản
TGHU: Thời gian hiệu ứng
Số cá SS/số cá tiêm: Số cá sinh sản/số cá tiêm
SSSTT: Sức sinh sản thực tế
TLSS: Tỷ lệ sinh sản
TLTT: Tỷ lệ thụ tinh
TLN: Tỷ lệ nở
TLS cá 3 NT: Tỷ lệ sống cá 3 ngày tuổi
TG phát triển phôi: Thời gian phát triển phôi
DO: Hàm lượng oxy hòa tan
Lỗ SD: Lỗ sinh dục

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

NỘI DUNG

TRANG

Hình 2.1


Hình dạng ngoài cá chim trắng

3

Hình 4.1

Ao nuôi vỗ cá chim trắng bố mẹ

15

Hình 4.2

Cá chim trắng đực và cái

17

Hình 4.3

Bể đẻ

19

Hình 4.4

Bể chứa nước

19

Hình 4.5


Kiểm tra trứng cá cái

20

Hình 4.6

Trứng cá chim trắng

20

Hình 4.7

Tiêm chất kích thích sinh sản

21

Hình 4.8

Bể đẻ

21

Hình 4.9

Bể ấp

22

Hình 4.10


Vệ sinh bể ấp

22

Hình 4.11

Ao ương cá chim trắng

26

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG

NỘI DUNG

TRANG

Bảng 4.1

Các yếu tố chất lượng nước trong ao nuôi cá bố mẹ

16

Bảng 4.2

Các chỉ tiêu sinh học các loài cá bản địa


18

Bảng 4.3

Kết quả kích thích sinh sản bằng LH-RHa

24

Bảng 4.4

Các yếu tố chất lượng nước trong ao ương

26

Bảng 4.5

Chiều dài và trọng lượng trung bình của cá ương nuôi

27

Bảng 4.6

Kết quả ương nuôi từ cá bột lên cá giống cá chim trắng

27

ix



Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1

Đặt Vấn Đề
Bên cạnh việc sản xuất giống và nuôi thương phẩm các loài cá nội địa, việc

nhập nội và phát triển các loài cá ngoại nhập cũng hết sức cần thiết, nhằm đa dạng hóa
đối tượng nuôi. Vào năm 1997, Công ty Vật Tư Cá Giống Trung Ương đã nhập cá
giống từ Quảng Đông (Trung Quốc) về nuôi thương phẩm. Sau đó việc nuôi loài cá
này được lan rộng các địa phương các tỉnh miền Bắc. Khó khăn lớn nhất cho việc nuôi
thương phẩm là con giống vào thời gian đó. Chính vì thế, việc sản xuất giống đại trà
để cung cấp giống cho người nuôi là rất cần thiết.
Ở miền Nam, 4/2003 Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh đã tiến hành nghiên cứu để thiết lập quy trình sản xuất giống cá chim
trắng (Colossoma brachypomum Cuvier, 1818) và mãi đến tháng 5/2005 kỹ thuật sản
xuất giống cá chim trắng mới thành công. Hiện nay, việc sản xuất giống đã được người
dân thực hiện tại nhiều địa phương như Đồng Tháp, Tiền Giang… nhưng các thông số
kỹ thuật trong quá trình sản xuất giống vẫn còn chưa ổn định, hiệu quả sản xuất chưa
cao và chưa có một sự ghi chép và tổng kết kinh nghiệm cụ thể nào về các chỉ tiêu kỹ
thuật trong quá trình sản xuất giống cá chim trắng.
Trước thực tế đó, chúng tôi được sự phân công của Khoa Thủy Sản, Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo Sát
Quy Trình Sản Xuất Giống Cá Chim Trắng (Colossoma brachypomum Cuvier,
1818)” Tại Trại Cá Giống Bàu Cá, Đồng Nai.

1


1.2


Mục Tiêu Đề Tài
Khảo sát quy trình sản xuất giống cá chim trắng tại Trại Cá Giống Bàu Cá, Đồng

Nai.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Phân Loại
Cá chim trắng thuộc:
Bộ Characiformes
Họ Characidae
Giống Colossoma
Loài Colossoma brachypomum (Cuvier, 1818)
Tên Việt Nam: Cá chim trắng.
Tên tiếng Anh: Red Belly Pacu.

Hình 2.1: Hình dạng ngoài cá chim trắng
2.2

Phân Bố Địa Lí và Điều Kiện Môi Trường Sống
Ngoài tự nhiên, cá chim trắng sống ở các lưu vực của sông Amazon và Orinoco

thuộc vùng Nam Mỹ. Cá chim trắng sống trong những vùng nước chảy hoặc cửa sông
có độ đục cao; chúng thường sống ở những vùng nước sâu, ít khi bắt gặp chúng ở vùng

cạn (Belville, 1996; trích bởi Ngô Văn Ngọc và ctv., 2007).
Cá chim trắng sống chủ yếu ở tầng đáy và sống thành đàn nên rất dễ đánh bắt
(Ngụy Như Sinh, 1992; trích bởi Nguyễn Công Thắng và ctv., 2003). Theo Thái Bá
Hồ và Ngô Trọng Lư (2002), cá chim trắng sống và phát triển tốt trong môi trường
3


nước có: Độ mặn dưới 10‰, độ pH dao động từ 5,6 – 7,4, nhiệt độ 21 – 320C (tối ưu
từ 28 – 320C). Khi nhiệt độ nước xuống 120C thì cá hoạt động không bình thường, mất
thăng bằng. Khi nhiệt độ từ 160C trở lên thì cá hoạt động bình thường trở lại. Theo
Ngụy Như Sinh, 1992 (trích bởi Nguyễn Công Thắng và ctv., 2003) vì cá chim trắng là
loài cá nhiệt đới nên khả năng chịu lạnh kém, cá sẽ chết khi nhiệt độ nước xuống còn
80C và chúng phát triển bình thường ở độ mặn dưới 14‰. Cá chim trắng sống và phát
triển tốt ở những vùng nước có độ pH khoảng 6,5 (Belville, 1996; trích bởi Ngô Văn
Ngọc và ctv., 2007).
Cá chim trắng rất nhạy cảm với các loại hóa chất như CuSO4, Melachite green,
Dipterex (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2002).
2.3

Hình Dạng Ngoài
Cá chim trắng là loài có kích thước lớn nhất trong họ Characidae. Ở các thủy

vực tự nhiên thuôc khu vực Amazon, cá chim trắng trưởng thành có thể dài đến 1m,
nặng 30kg (Belville, 1996; trích bởi Ngô Văn Ngọc và ctv., 2007).
Cá có thân dẹp đứng, hình dạng dĩa tương tự như cá chim biển. Cá có lưng dày,
đầu nhỏ, miệng trên và có một vây mỡ nằm gần cuống đuôi và đối diện với vây hậu
môn. Trên lưng có màu hơi xám, rìa các vây và phần bụng có màu đỏ trông rất đẹp.
Khi còn nhỏ, trên thân có màu xám bạc, điểm những đốm hoặc sọc ngắn màu đen.
Cá có răng sắc, nhọn, nhưng không phải thuộc nhóm cá dữ (Belville, 1996; trích
bởi Ngô Văn Ngọc và ctv., 2007). Răng hàm trên và hàm dưới của cá chim trắng đối

xứng với nhau, to và sắc khỏe. Hàm trên có hai hàng răng: Hàng trong có 14 răng (6
răng lớn, khỏe và 8 răng nhỏ hơn); hàm trong có hai răng (Nguyễn Mạnh Hùng, 2003;
trích bởi Ngô Văn Ngọc và ctv., 2007); từ vây ngực tới vây hậu môn có một vây hậu
môn có vẩy gai nổi lên sắc nhọn như răng cưa; các vây đều không có tia cứng, cuống
đuôi phía lưng có một vây cỡ nhỏ, chiều dài thân gấp đôi chiều cao thân, gấp 4 chiều
dài đầu, gấp 6,5 lần chiều dài thân, gấp 13,5 lần chiều dài cuống đuôi; chiều dài đầu
gấp 5 lần đường kính mắt; toàn thân có vẩy nhỏ, khó rụng; màu sắc cá thay đổi tùy
theo môi trường sống, ở môi trường kiềm tính hay ở trong phòng thiếu ánh sáng thì cá
có màu tro đến màu đen, còn ở trong ao nuôi nước hơi chua thì vẩy cá sáng màu ánh
bạc rất đẹp (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2002).

4


2.4

Tập Tính Ăn
Cá chim trắng là loài ăn tạp thiên về động vật. Thức ăn của chúng là trái cây, cỏ

dại và động vật phù du. Khi còn nhỏ, chúng có thể ăn được thực vật phù du nhờ có hệ
thống lược mang dài và mịn. Ngoài tự nhiên, cá trưởng thành rất thích ăn các loại trái
cây và hạt cỏ dại khi lưu vực các sông Amazon bị ngập nước. Thức ăn phổ biến của
chúng là hạt cao su, trái của cây cọ dầu (Belville, 1996; trích bởi Ngô Văn Ngọc và
ctv., 2007). Bên cạnh đó, cá chim trắng thích ăn xác chết động vật (còn tươi) hơn là
động vật di động. Chúng ăn bằng cách dùng răng của hai hàm rất khỏe và răng để cắn
xé con mồi (Belville, 1996; trích bởi Ngô Văn Ngọc và ctv., 2007).
Theo Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ (2002), cá chim trắng là loài cá ăn tạp, có
phổ thức ăn rộng. Ở giai đoạn còn nhỏ (cá bột đến cá giống), chúng ăn các loài sinh
vật phù du như phiêu sinh động, tảo đơn bào và ấu trùng côn trùng sống trong nước.
Khi trưởng thành, cá chim trắng có tính ăn tạp, thức ăn là rau, củ, ngũ cốc và động vật

tươi sống. Trong điều kiện nuôi, cá chim trắng ăn được các loài thức ăn tự chế hoặc
thức ăn viên và đặc biệt chúng rất thích ăn rau muống, rau lang (Ngô Văn Ngọc và
ctv., 2007).
Dạ dày của cá chim trắng to, dạng hình chữ U. Ruột khá dài, chiều dài ruột
bằng 2,5 lần chiều dài thân. Khi khảo sát thành phần thức ăn trong dạ dày cá nuôi
trong ao thì thấy chủ yếu là chất xơ thực vật, ngũ cốc, lúa (Nguyễn Mạnh Hùng, 2003;
trích bởi Ngô Văn Ngọc và ctv., 2007).
2.5 Sinh Trưởng
Cá ở từng vùng địa lý với điều kiện dinh dưỡng, môi trường khác nhau thì có sự
tăng trưởng khác nhau:
- Ở vùng Amazon: Cá chim trắng có thể đạt đến 30 kg.
- Ở Trung Quốc: Cá chim trắng đạt 0,4 – 1 kg/con sau 5 tháng nuôi.
- Ở Việt Nam: Cỡ cá giống 7 – 10 g/con nuôi ghép với cá Mè, cá Trôi, cá Trắm
trong 4 tháng đạt 1,2 – 1,5 kg/con.
Bình thường ở nhiệt độ môi trường nước trên 200C, với chế độ cho ăn đầy đủ
thì sau 20 tháng nuôi, cá chim trắng cá thể đạt trọng lượng 1,5 – 2,2 kg/con.
Bên cạnh đó, theo một số thí nghiệm ở Hồ Bắc, Trung Quốc thấy cá chim trắng
lớn nhanh hơn so với các loài cá khác như cá mè, cá trắm cỏ. Nếu nuôi cá mè, cá trắm
5


cỏ trong vòng 120 – 130 ngày chỉ đạt chiều dài thân từ 10 – 12 cm/con, trọng lượng 25
– 30g/con; trong khi đó, với cùng khoảng thời gian nuôi và điều kiện dinh dưỡng, môi
trường thì cá chim trắng đạt chiều dài thân 13 – 15 cm/con, trọng lượng thân đạt 80 –
100 g/con.
2.6 Phân Biệt Đực Cái
Ở cá chim trắng, việc phân biệt đực cái là rất khó khăn, dấu hiệu sinh dục thứ
cấp không thể hiện rõ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nuôi để phân biệt:
- Cá cái: Lỗ sinh dục có phần cơ thịt nhỏ hơi lồi ra.
- Cá đực: Lỗ sinh dục lõm sâu

- Vào mùa sinh sản, bụng cá cái to hơn cá đực, lỗ sinh dục cá cái lồi và có màu
ửng hồng.
2.7 Tập Tính Sinh Sản
Vào mùa sinh sản, cá chim trắng di cư lên thượng nguồn để đẻ trứng. Cá chim
trắng thuộc loài đẻ trứng trôi nổi như cá mè trắng (Hypophthalmichthys miolitrix), mè
hoa (Aristichthys nobilis), trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus), trôi Ấn Độ (Labeo
rohita, Cirrhinus mrigala, Catla catla),…
Theo Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư (2002) thì cá chim trắng thành thục sinh
dục vào 3 năm tuổi, đạt trọng lượng từ 2,5 kg trở lên. Mùa vụ sinh sản diễn ra từ tháng
4 đến tháng 9, tập trung từ tháng 5 đến tháng 6. Ở nhiệt độ nước 27 – 290C, thời gian
phát triển của phôi cá chim trắng là 22 giờ. Thời gian tái phát dục từ 35 đến 40 ngày.
Theo Nguyễn Công Thắng và ctv. (2003) thì cá chim trắng hoàn toàn có khả
năng phát triển, phát dục và sinh sản trong điều kiện khí hậu và môi trường ở miền
Bắc nước ta. Có khả năng sinh sản ba lần trong một vụ sinh sản. Mùa vụ sinh sản kéo
dài từ tháng 4 đến tháng 11 nhưng khoảng thời gian cho cá sinh sản đạt hiệu quả cao là
từ tháng 5 đến tháng 9.
2.8 Sự Phát Triển Tuyến Sinh Dục của Cá Chim Trắng
Theo Trương Trung Anh (1992) (trích bởi Ngô Văn Ngọc và ctv., 2007), vào
tháng 2 – 3 thì tế bào sinh dục chỉ là những sợi chỉ màu hồng nhạt, hầu hết tế bào sinh
dục ở giai đoạn II.

6


Đến tháng 4 thì tế bào sinh dục bắt đầu chuyển sang giai đoạn III và IV. Trứng
ở giai đoạn bắt đầu tăng thể tích, màng trứng dày lên, có hai lớp bao bọc nhân tế bào
và trứng bắt đầu xuất hiện noãn hoàng.
Nhìn chung cá phát dục không đồng bộ, cá đực thường phát triển chậm hơn cá
cái. Hệ số thành thục của cá ở tuổi đầu tiên sinh sản thường 3 – 7%, năm thứ hai sinh
sản thường 6 – 12%.

Theo Trương Trung Anh (1987) (trích bởi Ngô Văn Ngọc và ctv., 2007) thì
tuyến sinh dục của cá cái phát triển không đồng nhất. Trong buồng trứng của một cá
thể cá cái thì có thể có trứng ở nhiều phase. Nhưng nếu cá đang trong mùa vụ sinh sản
thì buồng trứng thường có hai phase chủ yếu là phase 2 và phase 4. Do đó, nếu có chế
độ dinh dưỡng thích hợp cùng với điều kiện môi trường thích hợp thì thời gian tái phát
dục của cá tương đối nhanh.
2.9 Chất Kích Thích Sinh Sản Sử Dụng trong Sinh Sản Nhân Tạo
2.9.1 HCG (Human Chorionic Gonadotropin)
HCG được phát hiện bởi Zondec và Ascheis vào năm 1927. HCG là kích dục tố
màng đệm hay kích dục tố nhau thai, chiết xuất từ nước tiểu hoặc nhau thai của người
phụ nữ mang thai vào thời kì đầu.
HCG có tác dụng duy trì thể vàng, mang bản chất là một glycoprotein vì thế
việc chiếc xuất HCG dựa vào nguyên lý tách protein tan trong nước.
HCG là loại kích dục tố dị chủng được dùng có hiệu quả cho nhiều loài cá.
Đơn vị tính của HCG khi sử dụng là IU/kg (International Unit).
2.9.2 GnRH (Gonadotropin Realeasing Hormone)
GnRH là hormone phóng thích kích dục tố từ tuyến yên, nó còn có các tên khác
như GRH, LH-RHa, LH-RH (Luteinizing hormone-releasing hormone), LRH, FSHRH. Là một hoạt chất tổng hợp tương tự một loại hormone nội sinh, GnRH không có
tác dụng trực tiếp lên tuyến sinh dục (buồng trứng, buồng tinh) mà thông qua não thùy
(tuyến yên) để kích thích sự phát triển của tuyến sinh dục, cũng như gây chín và rụng
trứng. Khi tiêm GnRH cho cá, não thùy của cá tiết ra kích dục tố nội sinh, kích thích
cá đẻ. Do tác dụng gián tiếp này mà GnRH có thời gian hiệu ứng dài hơn so với các
loại kích dục tố khác.

7


Từ việc xác định được trình tự aminoacid (aa) trong cấu tạo của các GnRH,
người ta đã tạo ra những chất tương đồng gọi là GnRHa (a: Analog) có hoạt tính đặc
biệt cao được dùng trong thực tiễn sản xuất.

GnRHa trên cơ bản giống với các GnRH tự nhiên nhưng có một số mắt xích
aminoacid trên chuỗi peptid được thay đổi. Các chất tổng hợp này thường chỉ có 99aa.
Chính nhờ sự thay thế các aa tại một số vị trí mà phân tử GnRH ít bị phân giải bởi các
enzym, cho nên hoạt tính được tăng lên hàng chục đến hàng trăm lần so với các hợp
chất tự nhiên.
Có thể nói tất cả các GnRH đều có tác dụng gây phóng thích kích dục tố ở cá,
vì thế chúng có thể được dùng làm chất kích thích sinh sản cho tất cả các loài.
GnRH có lợi thế giá rẻ, hoạt tính ổn định nếu được bào chế và bảo quản tốt,
không gây phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên, cá bố mẹ sau khi tiêm GnRH và đã đẻ
xong thì tuyến yên không còn kích dục tố dẫn đến kéo dài thời gian tái thành thục.
Bên cạnh việc dùng các GnRH tiêm một lần hay hai lần gần nhau để kích thích
rụng trứng và sinh sản ở cá, các chất này có thể được cấy vào cá ở nhưng giai đoạn
khác nhau để thúc đẩy sự tạo noãn hoàng, sự thành thục và cho chúng đẻ đồng loạt.
2.9.3 Chất kháng Dopamine
Dopamine là một trong những chất truyền thần kinh. Hầu hết cá biển và các loài
cá thuộc họ cá hồi có thể chỉ kích thích sinh sản bằng LH-RHa đơn độc.
Đối với các loài cá khác như họ cá chép, họ cá da trơn thì dopamine giữ vai trò
rất quan trọng trong việc ức chế sự tiết kích dục tố từ não thùy của chúng. Vì thế việc
sử dụng đồng thời LH-RHa và chất kháng dopamine mới có hiệu quả gây rụng trứng
trên cá loài cá này.
Các chất kháng dopamine gồm: Domperidone (DOM), Pimozide, Sulpiride,
Metoclopramide.
2.10. Vai Trò của Cá Chim Trắng trong Nghề Nuôi Thủy Sản
Colossoma brachypomum và Piaractus brachypomus và con lai của chúng là
rất quan trọng đối với đời sống của cư dân sống trong lưu vực sông Amazon. Năm
1979, Brazil đã xuất khẩu sang các nước khoảng hơn 35.000 tấn cá chim trắng
(Belville, 1996; trích bởi Ngô Văn Ngọc và ctv., 2007). Giống như những loài cá nhiệt
đới thuộc lưu vực sông Amazon, chúng thường xuyên bị đe dọa bởi hai yếu tố: Một là
8



do sự lạm thác, hai là do sự phá rừng ở vùng ngập nước thuộc lưu vực sông Amazon
để trồng lúa và chăn nuôi (Belvilles, 1996; trích bởi Ngô Văn Ngọc và ctv., 2007).
Do cá chim trắng có nhiều ưu điểm trong nuôi thương phẩm như lớn nhanh, ăn
tạp và dễ nuôi nên vào những năm của thập kỉ 80, các chim trắng đã được nhập vào
Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan để nuôi thương phẩm. Riêng ở Trung Quốc, cá
chim trắng là 1 trong 75 hạng mục nghiên cứu của quốc gia này vào năm 1985 và sau
đó đã trở thành một đối tượng nuôi phổ biến cho năng suất và sản lượng cao (Thái Bá
Hồ, 1998; trích bởi Nguyễn Công Thắng và ctv., 2003). Ở Quảng Đông, người ta nuôi
ghép cá chim trắng với các loài cá khác với mật độ như sau (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng
Lư, 2002):
- Chim trắng (C. brachypomum): 10.000 – 15.000 con/ha (cỡ 7 – 8 cm)
- Mè hoa (Aristichthys nobilis): 750 con/ha (cỡ 15 cm)
- Mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix): 150 con/ha (cỡ 15 cm)
- Rô phi đơn tính: 3.000 – 45.000 con/ha (cỡ >3 cm)
Cá được cho ăn bằng thức ăn viên có hàm lượng đạm 25 – 27%, khẩu phẩn 5 –
7% trọng lượng. Kết quả là sau 6 tháng nuôi, cá chim trắng đạt trên 0,5 kg/con, năng
suất từ 8 – 10 tấn/ha.
Ở Việt Nam, năm 1997 Công ty Vật Tư Cá Giống Trung Ương đã nhập cá chim
trắng từ Quảng Đông (Trung Quốc) về nuôi. Sau đó bắt đầu từ năm 1998, nhiều địa
phương khác đã nhập cá chim trắng hương – giống từ Trung Quốc bằng con đường
tiểu ngạch về nuôi với kết quả là cá phát triển rất tốt trong điều kiện miền Bắc nước ta
và đã có cá thương phẩm bày bán trong thị trường nội địa (Nguyễn Công Thắng và
ctv., 2003). Đến năm 2000, ở miền Bắc nước ta đã cho sinh sản nhân tạo cá chim trắng
thành công theo quy trình công nghệ sản xuất giống của Trung Quốc (Nguyễn Mạnh
Hùng, 2003; trích bởi Nguyễn Công Thắng và ctv., 2007).

9



Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật Liệu
3.1.1 Thời gian và địa điểm
Đề tài được tiến hành tại Trại Cá Giống Bàu Cá, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng
Nai.
Thời gian thực hiện từ 01/03/2010 đến 30/07/2010.
3.1.2 Đối tượng nghiên cứu
Cá chim trắng (Colossoma brachypomum) bố mẹ có trọng lượng trung bình 4
kg/con.
Cá bột cá chim trắng 3 ngày tuổi.
3.1.3 Dụng cụ và trang thiết bị
Các dụng cụ và trang thiết bị sử dụng cho nghiên cứu gồm:
- Bể đẻ
- Bể ấp
- Ao ương
- Giấy kẻ li
- Đĩa petri
- Cân điện hai số lẻ, cân đồng hồ loại 20 kg
- LH-RHa, DOM
- Ống tiêm, kim tiêm, nước muối sinh lý
- Test pH, O2, NH3
- Nhiệt kế
- Máy ảnh
- Thước đo

10


3.2


Phương Pháp Nghiên Cứu

3.2.1 Nuôi vỗ cá bố mẹ
Cá bố mẹ có trọng lượng trung bình khoảng 4 kg/con.
Cá bố mẹ được nuôi vỗ trong cùng một ao có diện tích 900 m2 với mật độ 50
kg/100 m2 (tổng cá bố mẹ là 240 con; trong đó có 100 cá đực và 140 cá cái), độ sâu
mực nước ao từ 1,2 – 1,5 m.
-

Chế độ nuôi vỗ như sau:
+ Giai đoạn nuôi vỗ tích cực: Ở giai đoạn này, cá được cho ăn thức ăn viên

(kích thước viên 6 mm) của công ty Cargill, có độ đạm 23 – 26%. Khẩu phần ăn 2 –
3% trọng lượng thân, rau muống được cho ăn theo nhu cầu của cá. Tiến hành nuôi vỗ
tích cực từ đầu tháng 01/2010.
+ Giai đoạn nuôi vỗ thành thục: Ở giai đoạn này, cá được cho ăn thức ăn viên
(kích thước viên 6 mm) của công ty Cargill, có độ đạm từ 27 – 28%. Khẩu phần ăn 1 –
1,5% trọng lượng thân, rau muống được cho ăn theo nhu cầu của cá, bổ sung thêm
mầm đậu xanh.
3.2.2 Kích thích cá sinh sản
Do điều kiện thực tế trại chỉ có một bể đẻ nên chúng tôi chỉ kích thích cho cá
sinh sản bằng LH-RHa + DOM, tổng liều 25 µg LH-RHa + 5 mg DOM/kg cá cái. Sau
đó, cho vào bể đẻ để cá tự bắt cặp sinh sản.
Tiến hành cho cá sinh sản lặp lại ít nhất 3 lần.
 Chọn cá cho sinh sản:
+ Cá cái:
- Ngoại hình: Bụng phình to, mềm đều, lỗ sinh dục nở to và có màu ửng hồng.
- Kiểm tra trứng: Trứng có màu trắng hơi xanh, độ rời và độ đồng đều cao,
số lượng trứng cực hóa nhân trên 80% tổng số trứng kiểm tra.

+ Cá đực:
Khỏe mạnh, không sây sát, không dị tật, tinh dịch có màu trắng sữa và đặc.
 Kích thích sinh sản:
Sử dụng phương pháp tiêm hai lần: Liều tiêm cá đực bằng 1/3 cá cái. Thời gian
giữa liều sơ bộ và liều quyết định là 5 giờ. Sau khi tiêm liều quyết định, thả cá đực và
cá cái vào bể đẻ (có đường kính 8 m, sâu 2 m) cho chúng tự bắt cặp sinh sản theo tỉ lệ
11


đực/cái là 1,5 – 2/1. Bể đẻ phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi cho cá đẻ. Tạo dòng
chảy vừa phải (0,1 – 0,2 m/giây) để kích thích sự hưng phấn của cá.
3.2.3 Ấp trứng
Ấp trứng bằng bể vòng (đường kính 4 m, độ sâu 0,7 m)
Trong quá trình ấp, điều chỉnh lưu tốc nước (0,2 – 0,3 m/giây) để cho trứng
được đảo đều và thật nhẹ nhàng.
3.2.4 Ương cá
Do điều kiện thực tế trại (sau khi cá đạt ba ngày tuổi thường được xuất bán và
thiếu ao ương), nên mỗi đợt sinh sản chúng tôi chỉ tiến hành ương cá bột trong một ao
duy nhất với mật độ là 300 cá bột/m2
Cá được ương trong ao có diện tích 1.800 m2, độ sâu 1,2 – 1,5 m. Thời gian
ương là 45 ngày.
 Chuẩn bị ao:
Ao được tháo cạn nước hoàn toàn, dùng vôi để tẩy trùng và diệt tạp với liều 10
– 15 kg/100m2, phơi ao 1 – 2 ngày.
Cho nước vào trước khi thả cá một ngày, nước vào ao ương phải đi qua lưới lọc
để ngăn địch hại xâm nhập vào ao.
 Thả cá:
Trước khi thả cá cần vớt trứng ếch nhái thật kỹ. Thả cá vào buổi sáng lúc 8 đến
10 giờ.
 Cho ăn:

Từ lúc thả cá (3 ngày tuổi) đến khi ương được 7 ngày (cá 10 ngày tuổi): Sử
dụng thức ăn dạng bột của công ty Cargill có độ đạm 40%, hòa tan vào nước rồi cho cá
ăn đều khắp ao, cho cá ăn ngày bốn lần (vào lúc 7 và 10 giờ sáng; 3 và 5 giờ chiều) với
lượng 0,1 kg/100 m2.
Từ ngày ương 8 đến 12: Cho cá ăn thức ăn viên của công ty Cargill có độ đạm
40%, dạng mãnh, kích thước viên <1 mm, cho cá ăn ngày hai lần (vào buổi sáng và
chiều), khẩu phần từ 10 – 15% trọng lượng thân.
Từ ngày ương 13 đến 27: Sử dụng thức ăn viên của công ty Cargill có độ đạm
35%, đường kính 1 mm, khẩu phần ăn từ 8 – 10% trọng lượng thân, cho cá ăn hai lần
(vào buổi sáng và buổi chiều). Từ ngày ương thứ 28 đến xuất bán: Sử dụng thức ăn
12


dạng viên, đường kính 2 mm, có độ đạm 30%, khẩu phần ăn 5 – 8% trọng lượng thân,
ngày cho ăn hai lần (vào buổi sáng và buổi chiều).
 Chăm sóc:
Trong tuần lễ đầu tiên, phải thường xuyên theo dõi vớt trứng ếch nhái thật cẩn
thận. Định kỳ 15 ngày thay nước một lần (thay 1/3 lượng nước cũ).
3.2.5 Các chỉ tiêu cần theo dõi :
 Các chỉ tiêu môi trường:
+ Nhiệt độ (0C):
Sử dụng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ nước bể đẻ, bể ấp và ao ương.
Khi kích thích sinh sản: Tiến hành đo nhiệt độ nước bể đẻ sau khi tiêm liều
quyết định, cứ hai giờ đo một lần.
Trong khoảng thời gian ấp trứng: Đo nhiệt độ nước bể ấp ngày hai lần (sáng 7 –
8 giờ, chiều 4 – 5 giờ).
Trong quá trình ương cá: Đo nhiệt độ ao ương định kì mỗi tuần một lần.
+ pH:
Sử dụng test pH (Sera pH test kit – Đức) để đo pH nước bể ấp và ao ương.
Trong khoảng thời gian ấp trứng: Đo pH nước bể ấp ngày hai lần (sáng 7 – 8

giờ, chiều 4 – 5 giờ).
Trong quá trình ương cá: Đo pH nước ao ương định kì mỗi tuần một lần.
+ Hàm lượng DO (mg/L):
Sử dụng test O2 (Sera DO test kit – Đức) để đo DO của nước bể ấp và ao ương.
Trong khoảng thời gian ấp trứng: Đo DO của nước bể ấp ngày hai lần (sáng 7 –
8 giờ, chiều 4 – 5 giờ).
Trong quá trình ương cá: Đo hàm lượng DO của nước ao ương định kì mỗi tuần
một lần.
+ NH3 (mg/L):
Sử dụng test NH3 (Sera NH3 test kit – Đức) để đo NH3 của nước bể ấp và ao
ương.
Trong khoảng thời gian ấp trứng: Đo NH3 của nước bể ấp ngày 2 lần (sáng 7 –
8 giờ, chiều 4 – 5 giờ).
Trong quá trình ương cá: Đo NH3 của nước ao ương mỗi tuần một lần.
13


 Các chỉ tiêu kỹ thuật sinh sản sản xuất:
+ Đường kính trứng (mm):
Sử dụng giấy kẻ li để đo kích thước trứng:
- Kích thước trứng chín: Đo lúc thăm trứng để chọn cá sinh sản.
- Kích thước trứng khi trương nước cực đại: Đo kích thước trứng sau khi trứng
được đẻ ra khoảng hai giờ.
+ Tỷ lệ sinh sản:
Tỷ lệ sinh sản (%) =

Số cá cái đẻ trứng
Số cá cái tham gia sinh sản

x 100


+ Sức sinh sản thực tế:
Tổng số trứng thu được
Sức sinh sản thực tế (trứng/kg cá cái) =

Tổng trọng lượng cá cái đẻ trứng

+ Tỷ lệ thụ tinh:
Tỷ lệ thụ tinh (%) =

Số trứng thụ tinh
Số trứng đẻ ra

x 100

+ Tỷ lệ nở:
Tỷ lệ nở (%) =

Số cá nở
Số trứng thụ tinh

x 100

+ Tỷ lệ sống cá 3 ngày tuổi:
Tỷ lệ nở (%) =

Số cá 3 ngày tuổi
Số cá mới nở

x 100


+ Chiều dài cá 13, 33, 48 ngày tuổi:
Sử dụng giấy kẻ li để đo chiều dài cá. Đo chiều dài của cá ở các giai đoạn 13,
33, 48 ngày tuổi của cá ương nuôi, mỗi lần đo tiến hành trên 30 cá.
+ Trọng lượng cá 13, 33, 48 ngày tuổi:
Sử dụng cân điện 2 số lẻ để đo. Đo trọng lượng cá ở các giai đoạn 13, 33, 48
ngày tuổi cá ương nuôi, mỗi lần đo tiến hành trên 30 cá.
3.2.6 Xử lý số liệu
Số liệu được tổng hợp và tính toán trên phần mềm Excel.

14


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1

Kỹ Thuật Sinh Sản Nhân Tạo Cá Chim Trắng

4.1.1 Nuôi vỗ cá bố mẹ
Nuôi vỗ là một trọng những khâu kỹ thuật quan trọng quyết định đến thành
công trong sản xuất giống nhân tạo. Nuôi vỗ nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh
dưỡng cho sự phát triển tuyến sinh dục. Cá được nuôi vỗ tốt sẽ có tỷ lệ thành thục, hệ
số thành thục và chất lượng sản phẩm sinh dục tốt hơn, sẽ đem lại hiệu quả cao cho
việc sản xuất giống.
Trong thực nghiệm, cá chim trắng được nuôi vỗ trong những ao có diện tích
khoảng 900 m2, độ sâu 1,2 – 1,5 m. Mật độ nuôi vỗ 0,5 kg/m2. Ao được định kỳ kích
thích nước 1 tuần/lần.

Hình 4.1: Ao nuôi vỗ cá chim trắng bố mẹ

Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình trao đổi chất, cung
cấp nguyên liệu để phát triển tuyến sinh dục. Trong quá trình nuôi vỗ, cá được cho ăn
với thức ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp của công ty Cargill, bổ sung thêm rau
muống, mầm đậu xanh, ruột gà. Cá được cho ăn ngày hai lần (7 giờ sáng và 4 giờ
chiều), với khẩu phần ăn từ 1 – 3% trọng lượng thân.
15


×