Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KHÁNG KHUẨN CỦA MỘT VÀI CÂY DƯỢC LIỆU VIỆT NAM TRÊN VI KHUẨN PASTEURELLA MULTOCIDA ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ PHỔI HEO BỆNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.54 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y


LÊ THANH NHẠN

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KHÁNG KHUẨN CỦA MỘT VÀI
CÂY DƯỢC LIỆU VIỆT NAM TRÊN VI KHUẨN
PASTEURELLA MULTOCIDA
ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ PHỔI HEO BỆNH
Khoá luận được đệ trình để đáp ứng nhu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN NGỌC HẢI

Tháng 07/2010
i


ii


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến với gia đình thân thương của tôi, nơi
tôi đã được sinh ra, lớn lên và trưởng thành và có cơ hội để thực hiện đề tài này. Đặc biệt,
tôi xin cảm ơn người mẹ thân yêu của tôi, người đã luôn luôn dõi theo tôi, cho tôi những
lời khuyên hữu hiệu nhất.
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến :
- Hiệp hội đại học Pháp ngữ (AUF : Agence Universitaire de la Francophone), đã tạo
điều kiện cho chúng tôi học chương trình bằng tiếng Pháp cũng như cho việc thực hiệc đề


tài này.
- Giáo sư Claude Chevrier, trưởng khoa Productions Animales của trường đại học
François – Rabelais, Tours, Cộng hoà Pháp, đã đồng ý là Chủ tịch Hội đồng Báo cáo tốt
nghiệp khoá 2005 – 2010 của chúng tôi.
- Cô Trần Thị Quỳnh Lan, thầy Nguyễn Văn Khanh, thầy Trần Thanh Phong, Thầy Lê
Quang Thông và thầy Nguyễn Kiên Cường, đã tham gia Hội đồng Báo cáo tốt nghiệp
khoá 2005 – 2010 của chúng tôi.
Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi đến TS. Nguyễn Ngọc Hải, bộ môn Vi sinh
truyền nhiễm, người đã hướng dẫn, theo sát đề tài này cùng tôi, người đã giải thích mối
liên hệ giữa lý thuyết và thực hành và truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm thực tế quý
giá một cách tận tuỵ nhất.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Kim Loan và thầy Trương Đình Bảo,
bộ môn vi sinh truyền nhiễm, các bác sỹ thú y công tác tại Bệnh viện thú y của Đại học
Nông lâm đã góp ý, giúp đỡ tôi rất nhiệt tình trong suốt quá trình tôi thực tập tại phòng Vi
sinh của Bộ môn.
Đồng gởi lời cảm ơn đến Thạc sỹ Phạm Thị Minh Tâm, trưởng khoa Vi sinh, dược sỹ
Huỳnh Hoa Phượng và dược sỹ Đoàn Ngọc Long, nhân viên của Viện kiểm nghiệm thuốc

iii


thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong việc tìm tài liệu, truyền đạt cho tôi nhiều
kinh nghiệm về lĩnh vực thực hành vi sinh cũng như lĩnh vực dược liệu.
Cuối cùng, tôi cũng không quên cảm ơn những người bạn quanh tôi, những người đã
giúp đỡ tôi về cả vật chất lẫn tinh thần, luôn luôn ủng hộ tôi trong suốt năm năm trên
giảng đường Đại học.

iv



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu "Nghiên cứu tác dụng kháng sinh của một số cây dược liệu Việt
Nam trên Pasteurella multocida phân lập từ phổi heo bệnh " đã được tiến hành trong năm
tháng (từ tháng 2 năm 2010 đến tháng 6 năm 2010) nhằm mục đích đánh giá hiệu quả
kháng sinh của chất chiết từ dược liệu trên vi khuẩn Pasteurella multocida, để tìm
phương pháp thay thế kháng sinh tổng hợp bởi thuốc kháng sinh tự nhiên như cây dược
liệu.
Phương pháp nghiên cứu
1. Phân lập Pasteurella multocida
2. Chuẩn bị chất chiếc của các cây dược liệu nghiên cứu: Lonicera japonica, Stemona
tuberosa Allium sativum và Plectranthus amboinicus.
3. Phương pháp khuếch tán trên thạch
Kết quả
1. Các trường hợp đề kháng kháng sinh của P.multocida đã được ghi nhận: colistin
(20%) và streptomycin (30%)
2. Dịch chiết cồn của Lonicera japonica, Stemona tuberosa, Allium sativum và dịch ép
A.sativum thể hiện rõ khả năng kháng các gốc P.multocida phân lập được. Ngược lại, dịch
ép của Plectranthus amboinicus và dịch chiết nước của Stemona tuberosa không ức chế
được vi khuẩn.
3. Hỗn hợp của dịch chiết L. japonica – dịch ép A. sativum và hỗn hợp của dịch chiết S.
tuberora – dịch ép A. sativum có tác dụng cộng hưởng trong việc ức chế các gốc
P.multocida phân lập được.
4. Tác dụng kháng khuẩn của nước ép A.sativum tương đương với tác dụng của
norfloxacin với nồng độ ban đầu là 200 g/ml và ở tỷ lệ pha loãng 1/8, 1/4 và 1/2.

v


RESUME
The statement about "Studying the effect of some antibiotics on plants vietnamese

pharmacopoeias Pasteurella multocida isolated from swine lungs lésionels " was
conducted during five months (February 2010 - June 2010) for aim to assess the effect of
antibiotic plant extract on Vietnamese pharmacopoeias Pasteurella multocida, and finally
arrived to replace antibiotics synthéthiques by natural antibiotics such as plants
pharmacopoeias.
Method applied:
1. Isolation and identification of Pasteurella multocida
2. Preparation of plant extracts pharmacopoeias
3. Susceptibility by the agar diffusion
Results:
1) The antibiotic resistance has been sought from P.multocida colistin (20%) and
streptomycin (30%).
2) The extracts of Lonicera japonica, Stemona tuberosa and Allium sativum expressed
ability antibacterial strains isolated P.multocida now.
3) The interactive effect exists in the mixed extract of L. japonica and juice A. sativum
and much clearer than in the extract of S. tuberora and juice of A. sativum.
4) The antibacterial effect of juice A. sativum costs was equivalent to that of norfloxacin
solution with initial concentration of 200 mg / ml and the proportion of dilution eighth,
quarter or half.

vi


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa .......................................................................................................i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn......................................................ii
Lời cảm tạ .....................................................................................................iii
Tóm tắt ..........................................................................................................v
Mục lục .........................................................................................................vii

Danh sách các chữ viết tắt.............................................................................x
Danh sách các bảng.......................................................................................xi
Danh sách các hình .......................................................................................xiii
Danh sách các biểu đồ...................................................................................xiv
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................1
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................2
2.1.

Tổng quan về Pasteurella multocida ..............................................2

2.1.1. Lịch sử ..........................................................................................2
2.1.2. Phân loại .......................................................................................2
2.1.3. Phân bố .........................................................................................3
2.1.4. Đặc điểm.......................................................................................3

2.2.

2.1.4.1.

Đặc điểm hình thái ............................................................3

2.1.4.2.

Đặc điểm nuôi cấy.............................................................4

2.1.4.3.

Khu trú và khả năng gây bệnh...........................................4

2.1.4.4.


Sức đề kháng .....................................................................5

2.1.4.5.

Điều trị và phòng bệnh......................................................6

Tổng quan về các cây dược liệu nghiên cứu...................................7

2.2.1. Allium sativum ...........................................................................7

vii


2.2.1.1.

Phân loại và đặc điểm nhận biết........................................7

2.2.1.2.

Phân bố, thu hái và sơ chế.................................................8

2.2.1.3.

Thành phần hoá học ..........................................................8

2.2.1.4.

Tác dụng dược lý...............................................................8


2.2.2. Lonicera japonica......................................................................9
2.2.2.1.

Phân loại và đặc điểm nhận biết........................................9

2.2.2.2.

Phân bố, thu hái và sơ chế.................................................10

2.2.2.3.

Thành phần hoá học ..........................................................10

2.2.2.4.

Tác dụng dược lý...............................................................10

2.2.3. Plectranthus amboinicu.............................................................10
2.2.3.1.

Phân loại và đặc điểm nhận biết........................................10

2.2.3.2.

Phân bố, thu hái và sơ chế.................................................11

2.2.3.3.

Thành phần hoá học ..........................................................11


2.2.3.4.

Tác dụng dược lý...............................................................11

2.2.4. Stemona tuberosa ......................................................................12
2.2.4.1.

Phân loại và đặc điểm nhận biết........................................12

2.2.4.2.

Phân bố, thu hái và sơ chế.................................................13

2.2.4.3.

Thành phần hoá học ..........................................................13

2.2.4.4.

Tác dụng dược lý...............................................................13

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............14
3.1. Thời gian và địa điểm ........................................................................14
3.1.1. Thời gian ...............................................................14
3.1.2. Địa điểm................................................................14
3.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................14
3.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................14
3.4. Trang thiết bị dụng cụ........................................................................14
3.4.1. Môi trường nuôi cấy..............................................14


viii


3.4.2. Môi trường sinh hoá..............................................15
3.4.3. Môi trường tăng sinh.............................................15
3.4.4. Môi trường giữ gốc ..............................................15
3.4.5. Môi trường và dụng cụ cho kháng sinh đồ ...........15
3.4.6. Hoá chất ................................................................15
3.5. Phương pháp thí nghiệm ....................................................................15
3.5.1. Phân lập Pasteurella multocida ............................15
3.5.2. Chiết xuất các cây dược liệu khảo sát...................18
3.5.3. Đĩa giấy dược liệu .................................................19
3.5.4. Kháng sinh đồ .......................................................20
3.5.5. Đánh giá tác dụng kháng sinh của các cây
dược liệu trên các gốc P.multocida phân lập được ......21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................26
4.1. Phân lập Pasteurella multocida .........................................................26
4.2. Kháng sinh đồ ....................................................................................29
4.3. Kết quả của thí nghiệm để đánh giá hiệu quả kháng sinh của dịch chiết dược
liệu lên P.multocida ...........................................................................30
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................46
5.1. Kết luận..............................................................................................46
5.2. Đề nghị...............................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................48
PHỤ LỤC.....................................................................................................50
I.

Thành phần các môi trường nuôi cấy ................................................50

II.


Bộ INDS14 GNR ...............................................................................51

III.

Phương pháp nhuộm Gram ................................................................53

IV.

Độ đục chuẩnMac Farland.................................................................53

V.

Phân tích thống kê..............................................................................55

ix


BẢNG VIẾT TẮT
BAB : Blood Agar Base
BHI : Beef Heart Infusion
d :

Đường kính trung bình vòng vô khuẩn

LDC : Lysin Decarboxylase
MHA : Mueller – Hinton Agar
MOB: Mobilité
ONPG : Otho- Nitrophenyl- β - galactoside
PAD : Phenyl Alanin Deaminase

TSA : Tryptone Soya Agar
UFC : Unité de Forme Colonie, đơn vị tế bào

x


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 :

Phân loại Pasteurella multocida

Bảng 2.2 :

Sức đề kháng

Bảng 2.3 :

Khu trú và khả năng gây bệnh của các serogroups P.multocida

Bảng 2.4 :

Phân loại Allium sativum

Bảng 2.5 :

Phân loại Lonicera japonica

Bảng 2.6 :

Phân loại Coléus aromatiques


Bảng 2.7 :

Phân loại Stemona tuberosa

Bảng 3.1 :

Lấy mẫu

Bảng 3.2 :

Đường kính vòng vô khuẩn theo phương pháp Kirby – Bauer

Bảng 3.3 :

Phương pháp pha loãng trong ống nghiệm (Nguồn : Nguyễn Ngọc
Hải, 2009)

Bảng 4.1 :

Tỷ lệ phân lập được Pasteurella multocida

Bảng 4.2 :

Kết quả kháng sinh đồ

Bảng 4.3 :

Tỷ lệ đề kháng kháng sinh


Bảng 4.4 :

Đường kính trung bình của các vòng vô khuẩn, d (mm)

Bảng 4.5 :

Kết quả của Thí nghiệm 2 , d (mm)

Bảng 4.6 :

Tác dụng kháng khuẩn của dịch chiết cồn của 3 dược liệu theo hai
phương pháp

Bảng 4.7 :

Đánh giá tác dụng kháng khuẩn kết hợp giữa các dịch chiết dược
liệu

Bảng 4.8 :

Đường kính vòng vô khuẩn của L. jap, S. tub 1,và của hỗn hợp L.
jap + S. tub 1, d

(mm)

xi


Bảng 4.9 :


Tác dụng kháng khuẩn kết hợp giữa dịch chiết cồn của L.japonica
và của S.tuberosa

Bảng 4.10 :

Tác dụng kháng khuẩn kết hợp giữa dịch chiết cồn của L.japonica

(mm).

và của A. sativum, d
Bảng 4.11 :

Tác dụng kháng khuẩn kết hợp giữa dịch chiết cồn của L.japonica
và của A. sativum

Bảng 4.12 :

Tác dụng kháng khuẩn kết hợp giữa dịch chiết cồn của S.tuberosa

(mm).

và của A. sativum , d
Bảng 4.13 :

Tác dụng kháng khuẩn kết hợp giữa dịch chiết cồn của S.tuberosa
và của A. sativum

Bảng 4.14 :

Tỷ lệ pha loãng nhỏ nhất ức chế những gốc P.multocida nghiên cứu


Bảng 4.15 :

Vòng vô khuẩn tạo bởi dịch ép A.sat và norfloxacine ở 5 nồng độ
khác nhau, d (mm).

Bảng I :

Phản ứng sinh hoá của P.multocida theo phương pháp của bộ
IDS14 GNR

xii


DANH SÁCH SƠ ĐỔ VÀ HÌNH
Sơ đồ 3.1 :

Phân lập và định danh P.multocida từ phổi bệnh
(Nguồn : Koneman, 1997)

Sơ đồ 3.2 :

Chiết dược liệu bằng phương pháp ngấm kiệt trong ethanol 96o
(Nguồn: Dược điển Việt Nam, 4e édition, 2009 )

Hình 2.1 :

Đặc điểm hình thái của P.multocida dưới kính hiển vi, độ phóng
đại 1000 lần.


Hình 2.2 :

Allium sativum

Hình 2.3 :

Lonicera japonica

Hình 2.4 :

Plectranthus amboinica

Hình 2.5 :

Stemona tuberosa

Hình 4.1 :

Thạch máu sau khi cấy dịch phổi

Hình 4.2 :

Thạch Mc Conkey cấy hai gốc vi khuẩn khác nhau

Hình 4.3 :

Phản ứng Catalase (+) et Oxydase (+)

Hình 4.4 :


Phản ứng sinh hoá

Hình 4.5 :

Kết quả kháng sinh đồ

Hình 4.6 :

Vòng kháng khuẩn tạo ra bởi nước ép của Allium satium (T), của
Plectranthus amboinicus (H),dịch chiết nướcStémona tuberosa (B)

Hình 4.7 :

Vòng kháng khuẩn tạo ra bởi dịch chiết cồn Allium sativum (2 &
3), Lonicera japonica (1&5) và Stémona tuberosa (4&6).

Hình 4.8 :

Vòng kháng khuẩn tạo bởi dịch chiết cồn của Allium sativum (T),
Lonicera japonica (K) và Stémona tuberosa (B)

Hình 4.9 :

Tác dụng kháng khuẩn kết hợp giữa các dịch chiết cồn

Hình 4.10 :

Pha loãng theo phương pháp MIC dịch chiết S. tuberosa, ống
nghiệm cuối cùng còn trong là ống số 4 đếm từ trái sang


Hình 4.1:

Vòng vô khuẩn tạo bởi A.sat và norfloxacine với 5 nồng độ khác
nhau

xiii


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1:

Đường kính vòng vô khuẩn tạo ra bởi các dịch chiết dươc liệu và
dịch ép

Biểu đồ 4.2 :

Đường kính vòng vô khuẩn trung bình tạo ra bởi các đĩa giấy tẩm
dược liệu .

Biểu đồ 4.3 :

Effet antibactérienne sur la gélose des trois extraits choisis contre
P.multocida selon deux méthodes différentes

Biểu đồ 4.4 :

Tác dụng kháng khuẩn kết hợp giữa dịch chiết cồn của L.japonica
và của S.tuberosa

Biểu đồ 4.5 :


Tác dụng kháng khuẩn kết hợp giữa dịch chiết cồn của L.japonica
và của A. sativum

Biểu đồ 4.6 :

Tác dụng kháng khuẩn kết hợp giữa dịch chiết cồn của S.tuberosa
và của A. sativum

xiv


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Pasteurella multocida là vi khuẩn gây bệnh bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò, heo, gia
cầm, thỏ và các loài động vật khác với tỷ lệ chết cao. Trong các trại chăn nuôi, để chữa trị
cho các thú bệnh, kháng sinh thường xuyên được lựa chọn như giải pháp hữu hiệu nhất.
Thế nhưnng, việc sử dụng kháng sinh có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của
con người do tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm động vật đồng thời cũng gây ra hiện
tượng đa đề kháng của các vi khuẩn. Hiện nay, rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện đề
tìm những giải pháp thay thế cho kháng sinh.
Trong tự nhiên, những sinh vật sống nói chung sở hữu những khả năng khác nhau cho
phép chúng cạnh tranh với những sinh vật khác để sinh tồn. Cụ thể ở thực vật, chúng chứa
các chất như acid hữu cơ và vô cơ (a.chlohydric, a.phosphoric, a.citric, a.formic …), kim
loại (calcium, irone, magnésium, iode, postasium …), lipide, tinh dầu, alcaloïdes, résine,
saponine, tanin… có khả năng ức chế vi khuẩn. Rất nhiều cây được gọi là cây thuốc đã
được sử dụng như các kháng sinh chống lại bệnh truyền nhiễm trên ngưởi.
Được sự cho phép của bộ môn Vi sinh truyền nhiễm, khoa Chăn nuôi – Thú y trường
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Ngọc
Hải, tôi đã tiến hành đề tài “ NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN CỦA MỘT

VÀI CÂY DƯỢC LIỆU VIỆT NAM TRÊN VI KHUẨN PASTEURELLA MULTOCIDA
PHÂN LẬP TỪ PHỔI HEO BỆNH “.
Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tác dụng kháng khuẩn của những cây dược
liệu trên vi khuẩn Pasteurella multocida đề áp dụng phương pháp trị bệnh truyền thống
vào việc trị bệnh tụ huyết trùng.

1


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1.

Pasteurella multocida

2.1.1. Lịch sử
Năm 1878, một loài vi khuẩn mới đã được phát hiện trong những ca bệnh dịch
tả trên gia cầm nhưng chưa được phân lập.
Năm 1880, Louis Pasteur đã phân lập được vi khuẩn này và được đặt tên là
Pasteurella
2.1.2. Phân loại
.
Bảng 2.1: Bảng phân loại Pasteurella multocida
Giới

Vi khuẩn

Ngành

Proteobacteria


Lớp

Gamma Proteobacteria

Bộ

Pasteurellales

Họ

Pasteurellaceae

Giống

Pasteurella

Loài

P. multocida

2


2.1.3. Phân bố
P. multocida phân bố ở các nước nhiệt đới nhiều hơn vùng ôn đới.
Bệnh tụ huyết trùng thường xảy ra lúc giao mùa ( giữa tháng tư – tháng năm
hoặc tháng mười – tháng mười một ) và thường đi theo những bệnh truyền nhiễm
trên heo khác như dịch tả, viêm phổi truyền nhiễm, viêm teo mũi truyền nhiễm.
(Trần Thanh Phong, 1996 ; Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009)


2.1.4. Đặc điểm
2.1.4.1. Đặc điểm hình thái
P. multocida là những cầu trực khuẩn Gram âm, thường bắt màu lưỡng
cực với chiều dài từ 1.0 – 2.0 µm. Vi khuẩn thường đứng đơn lẻ hoặc ghép lại
thành cặp hoặc, hiếm khi thành một chuỗi ngắn. ( J.P.Euzéby , 2007)
P. multocida không di động, không tạo bào tử nhưng có giáp mô. Giáp
mô này quan sát được bằng phương pháp đối pha hoặc sau khi nhuộm vi khuẩn
theo phương pháp nhuộm bằng mực tàu. Dựa vào các kháng nguyên giáp mô
để phân biệt năm serogroups A, B, D, E, F. (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009).
J. P. Euzéby, 2007 đã khẳng định rằng không có mối liên hệ nào giữa các
serogroups và giữa các subspecies.
Hình 2.1: Đặc điểm

10m

hình thái của
P.multocida dưới kính
hiển vi, độ phóng đại
1000 lần.

3


2.4.1.2.

Đặc điểm nuôi cấy

P. multocida là vi khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí tuỳ nghi. Nhiệt độ tối ưu
cho sự phát triển của vi khuẩn này nằm trong khoảng từ 35 – 37 °C, nhưng

chúng vẫn có thể phát triển ở 22 °C hoặc ở 44 °C, pH nuôi cấy tối ưu là 7,2 –
7,4. Trong môi trường canh ( BHI, TSB ), sau 18 – 24h nuôi cấy, môi trường
sẽ trở nên đục.
Trên môi trường thạch


TSA : khuẩn lạc P. multocida là những khuẩn lạc nhỏ, lồi, màu trắng

đục có ánh kim, rìa nhẵn.


Thạch máu : khuẩn lạc P. multocida dung huyết  ( không dung

huyết ), tròn, nhẵn, lồi, màu hơi xám đục. Sau 24h nuôi cấy ở 37 °C, các
khuẩn lạc P. multocida có đường kính từ 0,5 – 2 mm. Đôi khi, P.
multocida có thể mọc những khuẩn lạc lớn và nhầy (ví dụ như những gốc
phân lập từ hệ thống hô hấp của loài nhai lại, heo và thỏ). ( J. P. Euzéby,
2007)


Thạch Mc Conkey : P. multocida không mọc trên môi trường thạch

Mc Conkey.

2.4.1.3.

Khu trú và khả năng gây bệnh

Pasteurella multocida là một trong những loài vi khuẩn quan trọng trong
thú y. Chúng sống ký sinh hay hoại sinh ở lớp nhầy của cơ quan hô hấp hoặc

tiêu hoá của nhiều loài động vật khác nhau. Khả năng gây bệnh của vi khuẩn
này thường làw kết quả của stress. Viêm nhiễm đường hô hấp dưới thường xảy
ra với những thú già đã có tiền sử bệnh hô hấp : viêm phế quản mãn tính hoặc
khí quản giãn nở mãn tính.

4


P. multocida là nguồn gốc của bệnh tả gà, viêm teo mũi truyền nhiễm trên
heo, nhiễm trùng huyết và xuất huyết trên bò, viêm phế quản – phổi ở động vật
nhai lại và heo, rối loạn hô hấp ở động vật ăn thịt và động vật gặm nhấm.
P. multocida có khả năng lây sang người thường là thông qua vết cắn hoặc
do tiếp xúc với thú nhiễm bệnh. Trên người, loài vi khuẩn này tạo áp – xe và
viêm khớp .
Đôi khi, vi khuẩn này gây bệnh viêm phế quản – phổi, viêm phổi – màng
phổi, viêm nội tâm mạc, viêm màng não, viêm phúc mạc… thậm chí nhiễm
trùng. Ở môi trường ngoài, vi khuẩn sống được vài giờ nhưng không nhân lên.
2.4.1.3. Sức đề kháng
Theo Nguyễn Phước Ninh (2009) thì P. multocida bị tiêu diệt một cách dễ
dàng bởi các chất sát trùng như : formol 1%, a.fenic,  - propiolactone …, bởi
ánh sáng, thời tiết khô và nóng ( ở 60oC sống được 10 phút ).

Bảng 2.2: Sức đề kháng ( Nguồn :Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009)

t oC

Humidité

20


30

pH

50%

40%

5

5 – 6 ngày

P.multocida bị

7

15 – 100 ngày

tiêu diệt nhanh

8

24 – 25 ngày

7,15

113 ngày

5


chóng


Bảng 2.3 : Khu trú và khả năng gây bệnh của các chủng P.multocida
(Nguồn : J.P. Euzéby, 2007)
Sérogroupes

Loài thú cảm nhiễm


Viêm phổi

Cừu

Viêm phổi, viêm vú

Động vật ăn thịt
A

Bệnh

Heo

Rối loạn hô hấp
Viêm phổi, viêm teo mũi truyền
nhiễm

Thỏ

Viêm mũi có mủ, viêm kết mạc,

viêm tai, áp – xe dưới da, viêm phế
quản mãn tính, viêm tử cung (hiếm)
và viêm tinh hoàn (hiến)

Chim

Dịch tả

B



Nhiễm trùng huyết – xuất huyết

D

Heo

Viêm teo mũi truyền nhiễm

Động vật có vú khác

Nhiễm trùng đường hô hấp

E



F


Gà tây

Tụ huyết trùng
Dịch tả

2.4.1.4. Điều trị và phòng bệnh
-

Hiện nay , các kháng sinh như sulfonamide, streptomycine, tetracycline

thường được sử dụng để điều trị bệnh tụ huyết trùng.

6


-

Để căn phòng bệnh truyền nhiễm này, điều quan trọng nhất là việc vệ

sinh chuồng trại đúng cách và đúng thời gian, tăng cường sức đề kháng cho
thú trước những thời điểm giao mùa.
2.2.

Tổng quan về các cây dược liệu nghiên cứu

2.2.1. Allium sativum
2.2.1.1.

Phân loại và đặc điểm nhận biết
Allium sativum, là một loại cây trồng có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, còn


có tên gọi thông thường là tỏi, bao gồm phần củ có nhiều tép. Cây có hoa trắng
hoặc hơi xanh lá mọc thành tán. A.sativum được trồng rộng rãi trên thế giới và
được sử dụng như một gia vị. (R.Lavergne et R.Véra ,1989)

Bảng 2.4 : Phân loại Allium sativum

Hình 2.2: Allium sativum

Giới

Plantae
Angiosperms
Monocots

7

Bộ

Asparagales

Họ

Alliaceae

Dưới họ

Allioideae

Giống


Allium

Loài

A. sativum


2.2.1.2.

Phân bố, thu hái và sơ chế
-

A.sativum phân bố ở vùng có khí hậu ẩm. Ở Việt Nam, tỏi được trồng

nhiều ở phía Bắc và miền Trung đất nước vào tháng 9 hàng năm.
-

Vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân, củ tỏi được thu hái và sau đó,

treo chúng lên để phơi khô chậm.
2.2.1.3.

Thành phần hoá học
-

Thành phần chính của là một chất có tác dụng kháng sinh có tên là

A.sativum allicine. Nhưng chất này chỉ xuất hiện khi và chỉ khi amino –
acide tên allïne được chuyển hoá bởi enzyme alinase.

alinase

2 C6H11O3S + H2O

→ CH3COCOOH + 2 NH3 + C6H10OS2

Allïne

-

Pyruvic acide

Allicine

Ngoài ra, theo nghiên cứu của Đỗ Tất Lợi (2006), loài cây này có chứa

một ít iod và tinh dầu.
2.2.1.4.

Tác dụng dược lý
-

Tỏi được sử dụng trước hết như một kháng sinh và thuốc trị giun sán.

-

Allicin, C6H10OS2, một hợp chất sunfur có khả năng kháng khuẩn,

nhất




đối

với

Staphyllococcus,

Samonella,

Pseudomonas,

Shigella,…v..v… (Đỗ Tất Lợi, 2006)

- Tỏi cũng có tác dụng ức chế đối với các amíp và giun tròn.

8


2.2.2. Lonicera japonica (Caprifoliaceae)
2.2.2.1.

Phân loại và mô tả
Lonicera japonica (Thunb, 1784) hay cây kim ngân là loài dây leo kép có
khả năng leo rất cao bằng cách bám vào các cây thân gỗ. (R.Lavergne et
L.Véra, 1989)
Kim ngân có lá đơn hình bầu dục, mọc đối. Lá dài từ 3 – 8 cm và rộng từ
2 – 3 cm. Cây có hoa màu trắng hay màu kem và chuyển sang màu vàng vào
cuối mùa ra hoa. Hoa có mùi hương mạnh nhưng dễ chịu từ tháng 6 đến tháng
9. Hoa có dạng ống với chiều dài 3 – 5 cm và mọc thành cặp. Trái kim ngân

hình cầu, màu be từ đường kính 5 – 8 mm và chứa rất nhiều hạt.
Bảng 2.5: Phân loại Lonicera
Giới

Plantae
Angiosperms
Eudicots
Asterids

Hình 2.3: Lonicera japonica

9

Bộ

Dipsacales

Họ

Caprifoliaceae

Giống

Lonicera

Loài

L. japonica



2.2.2.2. Phân bố, thu hái và sơ chế
-

L.japonica thích hợp với khí hậu nóng ẩm.

-

Ở Việt Nam, cây kim ngân có mặt nhiều ở miền Bắc.

-

Nụ hoa được thu hái và phơi khô trong bóng râm hoặc được sấy ở

nhiệt độ thấp.

2.2.2.3. Thành phần hoá học
-

Kim ngân hoa có chứa lutéoline, acide salicylique, saponoside và

inositol. (Đỗ Tất Lợi, 2006)

-

Tuy nhiên, trái cây kim ngân lại có độc tính.

2.2.2.4. Tác dụng dược lý

2.2.3.


-

Dùng để trị mụn nhọt.

-

Kết hợp với những cây thuốc khác để trị cảm cúm.

Plectranthus amboinicus (Lamiaceae)

2.2.3.1. Phân loại và mô tả
Plectranthus amboinicus (Lour.) hay Plectranthus aromaticus (Benth.) có
nguồn gốc từ Indonesia, còn có một tên gọi khác là húng chanh. Thân cây bò
sát mặt đất sau đó thẳng đứng lên. Cây có mùi thơm của cây trầm và vị chua
dịu. Lá cây dầy, mọng nước và được bao phủ bởi một lớp lông. Hoa húng
chanh màu trắng, tập hợp theo hình kim tự tháp. (R.Lavergne et L.Véra, 1989).

Hình 2.4 : Plectranthus amboinicus

10


Bảng 2.6 : Phân loại của cây húng chanh
Giới

Plantae
Angiosperms
Eudicots
Asterids


Bộ

Lamiales

Họ

Lamiaceae

Giống

Plectranthus

Loài

P. amboinicus

2.2.3.2. Phân bố, thu hái và sơ chế
-

Húng chanh phân bố ở các nước vùng khí hậu nhiệt đới như : Việt

Nam, Campuchia, Indonésia, Malaysia, Puerto Rico, …v…v…Ở Việt
Nam, húng chanh được trồng khắp nơi để thu hái lá.
-

Lá húng chanh được thu hái quanh năm sau đó được phơi trong bóng

râm.
-


Lá húng chanh được sử dụng tươi hoặc giã nhuyễn.

2.2.3.3. Thành phần hoá học
-

Chiết xuất của cây húng chanh có chứa một chất màu đỏ có tên là

coléine cùng với tinh dầu với thành phần chủ yếu là cacvacrol.
2.2.3.4.

Tác dụng dược lý
-

Những nghiên cứu về khả năng kháng sinh của tinh dầu trong húng

chanh năm 1961 đã ghi nhận được rằng tinh dàu này có thể gây tác dụng

11


×