Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

KHẢO SÁT VÀ ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 5S TẠI CÔNG TY XNK BASEAFOOD TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.96 KB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT VÀ ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG 5S TẠI CÔNG TY XNK BASEAFOOD
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN ĐỖ THANH TÂM
Ngành : CHẾ BIẾN THỦY SẢN
Niên khoá: 2006 - 2010

Tháng 08/2001


KHẢO SÁT VÀ ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 5S
TẠI CÔNG TY BASEAFOOD TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Tác giả

NGUYỄN ĐỖ THANH TÂM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Chế Biến Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
TS: NGUYỄN MINH ĐỨC

Tháng 08 năm 2010


i


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã
tạo mọi điều kiện cho tôi học tập trong suốt bốn năm học 2006 – 2010.
Các thầy cô trong khoa Thủy sản đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian học
tập ở trường.
Tri ân sâu sắc đến TS. Nguyễn Minh Đức là người thầy đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều trong sáu tháng thực tập và viết luận văn
tốt nghiệp.
Chú Nguyễn Minh Tường, giám đốc xí nghiệp Xuất Nhập Khẩu I.
BASEAFOOD, Bà Rịa Vũng Tàu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất và giúp đỡ
tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Cùng tất cả các anh, chị trong công ty, bạn bè gần xa đã hỗ trợ, giúp đỡ và
động viên tinh thần tôi trong những lúc gặp khó khăn.
Chị Nam Phương, thư ký ủy ban cá da trơn hiệp hội chế biến và xuất khẩu
Thuỷ Sản (Vasep) đã hướng dẫn và cung cấp những tài liệu bổ ích cho đề tài tốt
nghiệp.
Thành kính ghi ơn ba mẹ cùng những người thân trong gia đình luôn kề
vai sát cánh bên con và cho con chỗ dựa tinh thần vững chắc.
Do thời gian có hạn, kiến thức chuyên môn còn hạn hẹp, đề tài của tôi sẽ
có nhiều chỗ thiếu sót. Rất mong sự đóng góp của các bạn và quý thầy cô, để đề
tài hoàn thiện hơn.
Chân thành cảm ơn!

ii



TÓM TẮT
Đề tài “ Khảo sát và đề xuất hệ thống quản lý chất lượng 5S tại công ty
xuất nhập khẩu I. Baseafood, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ” được tiến hành trong thời
gian 02/2010 đến 08/2010 tại công ty xuất nhập khẩu I Baseafood, phường
Phước Trung, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Mục đích của đề tài nhằm cải
tiến hệ thống quản lý chất lượng của công ty, nhằm giúp rèn luyện nâng cao tinh
thần ý thức tự giác của mỗi người trong công ty. Phương pháp thực hiện là mô tả
hiện trạng công ty, sau đó tiến hành nghiên cứu và đề xuất những ý tưởng về hệ
thống quản lý chất lượng 5S phù hợp với công ty.
Qua kết quả nghiên cứu, tôi có đưa ra những kết luận như sau:
Xí nghiệp đang thử nghiệm áp dụng những đề xuất cải tiến hệ thống quản
lý chất lượng 5S để thực hiện trong quá trình sản xuất và quản lý một cách có
hiệu quả nhất và phù hợp nhất
Tiến hành thực hiện hệ thống quản lý chất lượng 5S nhằm hỗ trợ và hoàn
thiện các chương trình quản lý chất lượng khác tại xí nghiệp. Nhằm nâng cao ý
thức trách nhiệm thực hiện vệ sinh, an toàn thực phẩm trong sản xuất.
Giúp cán bộ và công nhân phát huy được năng lực của bản thân, nâng cao
tinh thần tập thể, định hướng đường lối đúng đắn vì sự nghiệp phát triển của xí
nghiệp.

iii


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

TRANG ĐỀ TÀI ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii

TÓM TẮT................................................................................................................iii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................viii
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ................................................................. ix
I.

GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1

1.1

Đặt vấn đề...................................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2

1.3

Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 2

II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................... 3

2.1

Giới thiệu và tình hình phát triển công ty ..................................................... 3

2.1.1 Giới thiệu công ty .......................................................................................... 3

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty.................................................... 4
2.1.3 Tình hình xuất khẩu của công ty những năm gần đây .................................. 5
2.1.3.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo giá trị...................................................... 6
2.1.3.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo sản lượng ............................................... 6
2.1.4 Chiến lược phát triển của công ty.................................................................. 6
2.1.5 Cơ cấu và bộ máy tổ chức của công ty.......................................................... 8
2.1.5.1 Sơ đồ cấu tạo bộ máy của công ty ............................................................... 8
2.1.5.2 Phân công nhiệm vụ các phòng ban ............................................................ 9
2.2.

Hệ thống kiểm soát quản lý chất lượng....................................................... 12
iv


2.2.1 Chất lượng là gì ........................................................................................... 12
2.2.2 Đặc điểm của chất lượng ............................................................................. 13
2.2.3 Vai trò của chất lượng ................................................................................. 13
2.2.4 Các yêu cầu tuyệt đối về chất lượng............................................................ 14
2.2.5 Các hoạt động và mối quan hệ của các hoạt động chất lượng .................... 14
2.2.5.1 Các hoạt động chất lượng.......................................................................... 14
2.2.5.2 Mối quan hệ giữa các hoạt động chất lượng ............................................. 15
2.2.6 Vai trò của quản lý chất lượng là gì ............................................................ 16
2.2.7 Các nguyên tắc về quản lý chất lượng......................................................... 16
2.2.8 Những phương pháp quản lý chất lượng trong thuỷ sản ............................ 18
2.2.8.1 Quản lý chất lượng thuỷ sản theo phương pháp truyền thống .................. 18
2.2.8.2 Quản lý chất lượng thuỷ sản theo HACCP, GMP, SSOP ......................... 19
2.2.8.3 Quản lý chất lượng toàn diện – TQM........................................................ 19
2.2.8.4 Quản lý chất lượng theo phương pháp 5S ................................................. 20
III.


VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 21

3.1

Chủ đề nghiên cứu....................................................................................... 21

3.2

Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................... 21

3.3

Quy mô, phạm vi của đề tài ........................................................................ 21

3.4

Nội Dung Nghiên Cứu ............................................................................... 21

3.4.1 Nội dung các dữ liệu cần thu thập .............................................................. 21
3.4.1

Các thông tin dữ liệu liên quan .................................................................. 21

3.4.2

Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 22

IV.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 23


4.2 Các bước triển khai 5S .................................................................................... 23
4.2.1 Sơ đồ triển khai thực hiện 5S ....................................................................... 23
4.2.2 Các bước triển khai....................................................................................... 23
4.2.2.1 Bước chuẩn bị............................................................................................ 23
v


4.2.2.2 Bước tổng vệ sinh ..................................................................................... 24
4.2.2.3 Bước sàng lọc ............................................................................................ 25
4.2.2.4 Tiến hành thực hiện 3S( sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ) ................................. 26
4.2.2.5 Đánh giá thực hiện 5S ............................................................................... 29
4.2 Tình hình thực trạng của công ty ................................................................... 29
4.2.1 Khu vực văn phòng....................................................................................... 29
4.2.2 Khu vực sản xuất ......................................................................................... 31
4.2.3 Khu vực cơ điện............................................................................................ 34
4.2.4 Khu vực chung: hành lang, phòng họp, toilet, căn tin, phòng giặt............... 35
4.2.5 Khu vực bên ngoài: sân, nhà bảo vệ, cây xanh, nơi để xe............................ 35
4.3 Những đề xuất cải tiến công ty........................................................................ 36
4.3.1 Những đề xuất hiện tại ................................................................................ 36
4.3.2 Những đề xuất lâu dài.................................................................................. 40
4.4 Lợi ích khi thực hiện 5S .................................................................................. 41
V.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 43

5.1

Kết luận ........................................................................................................44


5.2

Đề nghị .........................................................................................................45

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................46
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
XNK

: Xuất nhập khẩu

5S

:Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng,

HACCP

: Hazard Analysis and Critical Control Point

GMP

: Good Manufacturing Practice

SSOP

: Sanitation Standard Operating Procedures


VASEP

: Hiệp hội chế biến thủy sản Việt Nam

ISO

: International Organization for Standardization

BHLĐ

: Bảo hộ lao động

EU

: European Union

KCS

: Người kiểm tra chất lượng sản phẩm

ATLĐ

: An toàn lao động

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG


NỘI DUNG

TRANG

Bảng 2.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo giá trị............................................... 5
Bảng 2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo sản lượng .............................................6
Bảng 2.3 Kế hoạch doanh thu dự kiến đến năm 2015 .......................................... 7
Bảng 2.4 Giải thích các chữ cái 5S ..................................................................... 20
Bảng 4.2 Phân công vệ sinh văn phòng .............................................................. 38

viii


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
BIỂU ĐỒ

NỘI DUNG

TRANG

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo giá trị........................................... 5
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo sản lượng .................................... 6
Biểu đồ 2.3 Doanh thu dự kiến đến năm 2015..................................................... 8
SƠ ĐỒ

NỘI DUNG

TRANG


Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty..................................................... 8
Sơ đồ 2.2 Mối quan hệ giữa các hoạt động chất lượng...................................... 15
Sơ đồ 2.3 Quản lý chất lượng toàn diện của thuyết Deming ............................. 19
Sơ đồ 4.1 Các bước triển khai 5S....................................................................... 23
Sơ đồ 4.2 Phân công kế hoạch thực hiện 5S ...................................................... 24
Sơ đồ 4.3 Bố trị vị trí vật dụng cần thiết ............................................................ 27
Sơ đồ 4.4 Các yếu tố để sắp xếp vị trí................................................................ 27
Sơ đồ 4.5 Phòng hành chính của công ty ........................................................... 30
Sơ đồ 4.6 Phát triển hoàn thiện 5S ..................................................................... 41
HÌNH

NỘI DUNG

TRANG

Hình 4.1 Thực hiện tổng vệ sinh toàn công ty................................................... 25
Hình 4.2 Trước khi sàng lọc .............................................................................. 26
Hình 4.3 Sắp xếp dụng cụ sửa chữa máy móc ở xương cơ điện....................... .28
Hình 4.4 Tủ hồ sơ văn phòng............................................................................. 30
Hình 4.5 Phòng nghỉ trưa công nhân ................................................................. 32
Hình 4.6 Kho chứa bao bì .................................................................................. 32
Hình 4.7 Xưởng chế biến theo hệ thống 5S....................................................... 33
Hình 4.8 Kho chứa thành phẩm ......................................................................... 34
Hình 4.9 Khu vực để dụng cụ phân xưởng điện ................................................ 34
ix


Hình 4.10 Nhà ăn của công ty............................................................................ 35
Hình 4.11 Bãi giữ xe công ty ............................................................................. 36
Hình 4.12 Sắp xếp hồ sơ theo 5S....................................................................... 37

Hình 4.13 So sánh sắp xếp dụng cụ theo 5S...................................................... 39
Hình 4.14 So sánh sắp xếp bàn làm việc tại xưởng cơ điện .............................. 39
Hình 4.15 So sánh bố trí kho lạnh trước và sau khi thực hiện 5S ..................... 40

x


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt Vấn Đề :

Trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa của đời sống kinh tế thế giới
hướng tới thế kỷ XXI, không một quốc gia nào phát triển nền kinh tế của mình mà
không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Điều đó không loại trừ đối
với Việt Nam đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
hiện nay.
Từ cuối thập niên 90 của thế kỷ XX xuất khẩu thuỷ sản được coi là một trong
những ngành mũi nhọn của nước ta, giữ một vai trò quan trọng trong cơ cấu tổng sản
phẩm quốc nội của Việt Nam. Ngoài ra ngành thuỷ sản còn góp phần trong việc giải
quyết công ăn việc làm, hàng triệu ngư dân đảm bảo an ninh xã hội cho đất nước góp
phần thoả mãn nhu cầu thực phẩm ngày càng gia tăng.
Ngày nay trong tiến trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu, sản lượng xuất khẩu
thuỷ sản không ngừng gia tăng. Các thị trường chủ yếu vẫn là Nga, Mỹ, Úc, Nhật,
EU…
Vì vậy đảm bảo chất lượng sản phẩm đã trở thành nhân tố quan trọng quyết
định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm
mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình một hệ thống quản lý chất lượng thích hợp
với điều kiện và hoàn cảnh nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Sự ra đời của hệ thống quản lý chất lượng 5S (Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn
sóc, sẵn sàng) giúp doanh nghiệp có một tầm nhìn mới về phương pháp cải tiến sản

xuất. 5S là hệ thống chất lượng hiệu quả nhằm ngăn chặn sự xuống cấp, thông thoáng
nơi làm việc, đỡ mất thời gian tìm kiếm vật dụng, nâng cao năng suất lao động, giảm
giá thành sản xuất, phát triển tổ chức và nâng cao ý thức tự giác trong công việc.
1.2 Mục tiêu đề tài:

Khảo sát hiện trạng và đề xuất cải tiến hệ thống quản lý chất lượng 5S tại công
ty xuất nhập khẩu I BASEAFOOD.
- 11 -


1.3 Nội dung nghiên cứu

Khảo sát hiện trạng hệ thống quản lý chất lượng của xí nghiệp xuất nhập khẩu I.
BASEAFOOD.
Khảo sát các xí nghiệp thuỷ sản đã và đang thực hiện hệ thống quản lý chất
lượng 5S.
Đề xuất cải tiến hệ thống quản lý chất lượng 5S phù hợp với thực trạng của
công ty.
Thử nghiệm những đề xuất của hệ thống quản lý chất lượng 5S đối với hoạt
động của xí nghiệp có nhiững thuận lợi và khó khăn gì khi thực hiện.
Lập ra một trình tự thực hiện có hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp và công ty.

- 12 -


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới Thiệu tình hình và chiến lược quản lý công ty Baseafood.
2.1.1 Giới Thiệu công ty:
Xí nghiệp Chế biến thuỷ sản xuất khẩu I là một trong bảy đơn vị trực thuộc

công ty cổ phần Chế biến xuất nhập khẩu BASEAFOOD Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Tên Việt Nam: XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THUỶ SẢN XUẤT KHẨU I.
BASEAFOOD
Tên giao dịch nước ngoài: EXPORT SEAPRODUCTS PROCESSING
ENTERPRISE
Địa chỉ: Quốc lộ 51A- Khu phố II- Phường Phước Trung-Thị xã, Bà Rịa- Tỉnh
BR-VT
Tổng số vốn đến năm 2008

84 tỷ VND

Trong đó:
Vốn cố định: 37 tỷ VND
Vốn lưu động: 47 tỷ VND
Công suất hàng năm đạt 5000 tấn sản phẩm
Tình hình nhà xưởng:
Diện tích: 40.695m2
Diện tích xây dựng: 8.560m2
Diện tích phân xưởng sản xuất chính: 3.200m2
Tình hình nhân sự: 1046 cán bộ công nhân viên chức: 119 lao động gián tiếp và
927 lao động trực tiếp
-

Trình độ trên đại học là 3 người

-

Trình độ đại học là 54 người

-


Còn lại là lao động phổ thông

Tình hình máy móc:
Máy móc thiết bị tham gia sản xuất đạt tiêu chuẩn HACCP, ISO 9001: 2008
- 13 -


-

4 tủ đông block công suất 1000kg/4h/mẻ, 2 tủ đông gió 250kg/1,5h/mẻ, 1
băng chuyền IQF 500kg/1h/mẻ

-

2 kho trữ đông 250 tấn và 800 tấn

-

1 máy phát điện

-

1 hầm đá cây công suất 600 cây đá/22h, 2 hầm đá vẩy công suất 6 tấn/ngày

-

1 nhà máy xử lý nước thải 700m3//ngày đêm

Xí nghiệp có chế độ hạch toán phụ thuộc, mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh

được đặt dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc công ty, thông qua sự kiểm tra thường
xuyên của các phòng chức năng nghiệp vụ công ty.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty
Xí nghiệp được xây dựng và hoạt động năm 1982 có tên là xí nghiệp đông lạnh
Đồng Nai- thuộc sở Thuỷ Sản Tỉnh Đồng Nai.
Tháng 10-1992 đổi tên là xí nghiệp chế biến Thuỷ Sản Xuất Khẩu I- Trực thuộc
công ty Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Thuỷ Sản Tỉnh BR-VT.
Tháng 8-2004 chuyển sang doanh nghiệp cổ phần và lấy tên Công Ty Cổ Phần
XNK Thuỷ Sản Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (BASEAFOOD)
Hiện nay xí nghiệp đã trang bị một số máy móc và trang thiết bị hiện đại phục
vụ sản xuất, nhằm tăng năng suất lao động, giảm sức lao động của con người, và hạ
giá thành chi phí sản xuất.
Xí nghiệp có 4 phòng ban chuyên môn (Nhân sự - Tiền lương, Kế toán, Kế
hoạch, Kỹ thuật), và 2 phân xưởng (xưởng sản xuất và xưởng cơ điện).

- 14 -


2.1.3 Tình hình xuất khẩu thuỷ sản đông lạnh của công ty
2.1.3.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo giá trị
Bảng 2.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo giá trị
STT

Thị

2006

trường (triệu USD)
1


Nhật

2007

2008

2009

(triệu USD)

(triệu USD)

(triệu USD)

7.48

33.50% 10.63

44.70% 13.3

45.90% 14.2

45.10%

2.52

11.30% 3.61

15.10% 5.06


17.40% 6.03

19.10%
9.20%

Bản
2

Châu
Âu

3

Nga

5.64

25.30% 3.89

16.30% 2.7

9.30%

2.9

4

Nước

6.66


29.90% 5.68

23.90% 7.94

27.40% 8.37

26.60%

22.3

100%

100%

100%

100%

khác
Tổng

23.8

29

Biểu đồ xuất khẩu theo giá trị

35
30

25
Giá trị
( triệu USD)

20

Nước khác
Nga

15

Châu Âu

10

Nhật Bản

5
0
2006

2007

2008

2009

Năm

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo giá trị


- 15 -

31.5


2.1.3.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo sản lượng
Bảng 2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo sản lượng
STT

Thị

2006

trường Sản lượng(tấn)
1

2008

2009

Sản lượng(tấn)

Sản lượng(tấn)

Sản lượng(tấn)

Nhật
Bản


2

2007

1,329

32.60% 1,687

39.40% 1,961

3

Nga

4

Nước
khác
Tổng

548

13.40% 805

18.80% 1,028

21.70%

934


22.90% 537

12.60% 301

6.30%

1,271

31.10% 1,249

29.20% 1,456

30.70%

4,082

100%

100%

100%

4,278

4,746

41.50%

1,159


22.50%

320

6.20%

1,537

29.80%

5,153

100%

41.30%

Châu
Âu

2,137

Biểu đồ xuất khẩu theo sản lượng

6,000
5,000
4,000
Sản lượng
3,000
(tấn)
2,000


Nước khác
Nga
Châu Âu
Nhật Bản

1,000
0
2006

2007

2008

2009

Năm

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo sản lượng

2.1.4 Chiến lược phát triển thuỷ sản xuất khẩu của công ty
- 16 -


Các sản phẩm đông lạnh của xí nghiệp Chế Biến Thuỷ Sản Xuất Khẩu I chủ
yếu sản xuất và xuất khẩu cho các nhà máy chế biến thực phẩm ở nước ngoài để làm
nguyên liệu đầu vào. Một số mặt hàng: tôm, mực tẩm bột và một số cá fillet là được
đóng gói nhỏ hoàn chỉnh tới tay người tiêu dùng, tuy nhiên tỷ lệ hàng hoá này nhỏ
trong cơ cấu hàng hoá của xí nghiệp. Xu hướng phát triển những năm tiếp theo để
cạnh tranh được với các nước xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới, đồng thời có thể vượt

qua những khó khăn rào cản về chất lượng không còn cách nào khác là gia tăng giá trị
hàng hoá xuất khẩu, giảm tỷ lệ hàng thô, tăng tỷ lệ hàng hoá đã qua tinh chế. Mặt khác
cần phải chú trọng phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm truyền
thống để mở rộng thị trường, thu hút thị hiếu của khách hàng.
Tuy nhiên vấn đề giữ vững và đáp ứng tất cả thị hiếu khách hàng đang là trở lực
của các doanh nghiệp. Xí nghiệp Chế Biến Thuỷ Sản Xuất Khẩu I cũng không ngoại
lệ, tại Nhật Bản, các sản phẩm của xí nghiệp chủ yếu phục vụ cho nhóm người lao
động có thu nhập trung bình và thấp, riêng nhóm người thu nhập cao và giới thượng
lưu thì chưa có khả năng đáp ứng được nhu cầu thị hiếu. Những nhóm người này thích
sử dụng thực phẩm tươi sống như Sushi, Surimi…tôm, mực size lớn. Các nước ở Châu
Âu , nhu cầu sử dụng mặt hàng tươi sống ngày càng gia tăng đáng kể. Yêu cầu đặt ra
cho các doanh nghiệp là làm sao để tăng số lượng sản phẩm và cải thiện chất lượng
sản phẩm. Để đáp ứng nhu cầu trên, các doanh nghiệp cần phải sản xuất sản phẩm theo
một quy trình nghiêm ngặt, nguyên liệu chế biến không những tươi, sạch bên cạnh đó
ngày nay cần phải tìm hiểu nguồn gốc, truy xuất nguyên gốc nguyên liệu, áp dụng ba
nguyên tắc sản xuất: sản xuất nhanh, sản xuất sạch và sản xuất lạnh.
Bảng 2.3. Kế hoạch doanh thu dự kiến đến năm 2015
Tỷ đồng
Năm

2010

2011

2012

2013

2014


2015

Doanh thu

610

664

718

771

825

879

16,61

17,95

19,29

20,64

21,98

40%

40%


40%

40%

40%

Lợi nhuận sau 15,27
thuế
Cổ tức

40%

- 17 -


Doanh thu dự kiến

900
800
700
600
Doanh thu 500
(tỷ đồng) 400

Doanh thu

300
200
100
0

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Năm

Biểu đồ 2.3: Doanh thu dự kiến đến năm 2015
2.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.
2.1.5.1 Sơ Đồ Cơ Cấu Bộ Máy Nhân Sự Xí Nghiệp Chế Biến Thuỷ Sản
Ban Giám Đốc

Phòng
NS-TL

Tiếp
nhận

Phòng
Kế Hoạch

Chế
biến 1


Phân Xưởng
Đông

Chế
biến 2

Cấp
Đông

Phòng
Kỹ Thuật

Thành
Phẩm

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

- 18 -

Phòng
Kế toán

Vệ
Sinh

Tổ
Vận
Hành


Phòng
Cơ điện

Tổ
Sửa
Chữa


2.1.5. Phân công nhiệm vụ các phòng ban
2.1.5.1 Ban giám đốc:
Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất của xí nghiệp, người chịu trách nhiệm xây
dựng, hoạch định sản xuất kinh doanh, tìm kiếm mở rộng thị trường.
Là người đại diện xí nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản
lý. Có trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ xí nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh các chỉ tiêu nhà
nước. Có trách nhiệm báo cáo mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của xí
nghiệp cho công ty theo định kỳ trước tổ chức Đảng và Hội nghị CB-CNV toàn xí
nghiệp.
Giám đốc nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân về các quyết định của mình trong
chỉ đạo mọi hoạt động và sản xuất kinh doanh, tổ chức sắp xếp nhân sự, bộ máy xí
nghiệp.
Giám đốc thường xuyên duy trì mối quan hệ và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ
chức công đoàn và đoàn thanh niên, vận động sự hỗ trợ trong công tác điều hành sản
xuất kinh doanh mang lại hiệu quả.
Giám đốc có quyền sử dụng điều hành toàn bộ nhà máy nhân sự, tài sản, vật tư,
tiền vốn của xí nghiệp để tập trung giải quyết nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Có quyền tuyển dụng, thôi việc, đề bạt bổ nhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỷ
luật.
Giám đốc là người đại diện cao nhất cho công ty, ký kết các hợp đồng sản xuất
kinh doanh và liên quan đến vấn sản xuất.
2.1.2.2 Phó giám đốc

Là người cộng tác đắc lực cho giám đốc, và thay mặt giám đốc giải quyết
những việc mà giám đốc phân công hoặc uỷ quyền và chịu trách nhiệm cá nhân trước
giám đốc, cơ quan quản lý cấp trên và pháp luật nhà nước về những công việc được
phân công.
Có quyền quyết định cách giải quyết công việc mà Giám đốc phân công hoặc
điều hành sử dụng các phòng ban nghiệp vụ có liên quan để triển khai thực hiện.
Phó giám đốc có trách nhiệm báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của
giám đốc về kế hoạch thực hiện, tiến độ, tổ chức thực hiện, kết quả…

- 19 -


Phó giám đốc có quyền đề nghị đình chỉ công tác có thời hạn.CB-CNV thuộc
lĩnh vực mình phụ trách hoặc được phân công, sau đó báo cáo ngay với giám đốc về lý
do, nguyên nhân quyết định của mình để giám đốc xem xét và quyết định.
Phó giám đốc có trách nhiệm và quyền hạn đống góp ý kiến trong việc xây
dựng kế hoạch, biện pháp, tổ chức thực hiện, bộ máy nhận sự, bổ nhiệm, tham gia
cùng giám đốc
2.1.2.3 Phòng nhân sự-tiền lương
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ, có chức năng tham mưu cho ban giam đốc về
công tác tuyển dụng lao động, sắp xếp tổ chức bộ máy nhân sự, đề bạt việc bổ nhiệm,
cách thức hoặc đình chỉ công tác cũng như điều động cán bộ, giải quyết chế độ chính
sách cho người lao động theo đúng chế độ hiện hành của xí nghiệp.
Theo dõi, nắm bắt tình hình tư tưởng của cán bộ, báo cáo và có ý kiến đề nghị
BGĐ xử lý, có trách nhiệm tham gia các vấn đề tiêu cực trong xí nghiệp: khiếu tố,
khiếu nại…
Chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn tài sản của xí nghiệp, duy trì và thực hiện
nghiêm các nội quy, quy định của xí nghiệp.
Quản lý điều hành nhà ăn, tập thể của xí nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn đúng, đủ,
an toàn vệ sinh.

Đề xuất BGĐ xét duyệt: trang thiết bị an toàn BHLĐ, kiểm tra ATLĐ, khám
sức khoẻ định kỳ, tổ kiểm tra hướng dẫn các bộ phận trực thuộc xí nghiệp về các công
tác thực hiện an toàn VSLĐ.
2.1.2.4 Phòng kế hoạch
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ, tham mưu cho BGĐ xí nghiệp trong quá trình
lập kế hoạch, triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch, tham gia điều hành sản xuất tại
phân xưởng trực thuộc xí nghiệp, có các nhiệm vụ cụ thể:
Lập kế hoạch sản xuất (tháng, quý, năm) và theo yêu cầu đột xuất từng hợp
đồng đã được ký kết, trên cơ sở tình hình thực tế và năng lực sản xuất có sự chỉ đạo
của giám đốc.
Phòng kế hoạch có trách nhiệm kết hợp với các phòng ban khác để cung ứng
vật tư, nguyên liệu và tìm kiếm thị trường.

- 20 -


Có trách nhiệm báo cáo thường kỳ tình hình sản xuất và hoạt động của công ty;
theo dõi tình hình thu mua nguyên liệu, giá cả thị trường, định mức chế biến, thành
phẩm nhập kho, tồn kho và tình hình tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp.
2.1.2.5 Phòng kế toán
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ, có nhiệm vụ tham mưu cho GĐ hoặc được
GĐ phân công hạch toán, quyết toán, quản lý và sử dụng tiền vốn, tài sản xí nghiệp.
Có nhiệm vụ:
Lập kế hoạch tài chính từng tháng, quý, năm, trên cơ sở căn cứ vào tình hình
sản xuất kinh doanh thực tế của xí nghiệp với sự chỉ đạo của BGĐ.
Phòng kế toán có nhiệm vụ quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn cho xí nghiệp, kết
hợp với các phòng ban khác để báo cáo nhanh tình hình sản xuất kinh doanh theo từng
lô hợp đồng.
Có trách nhiệm giám sát, kiểm tra thu chi, mua bán cho toàn xí nghiệp, có
quyền kiến nghị lên BGĐ việc thu chi tài chính đảm bảo đúng nguyên tắc chứng từ,

đúng chế độ tài chính, kế toán theo quy định nhà nước.
Báo cáo và quyết toán thường kỳ tình hình công tác, nợ tồn quỹ của xí nghiệp
theo yêu cầu.
2.1.2.6 Phòng Kỹ thuật
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ, tham mưu cho BGĐ trong quá trình giám sát
kiểm tra chất lượng sản phẩm, có nhiệm vụ cụ thể:
Kiểm tra, giám sát theo dõi số lượng, chất lượng nguyên liệu theo đúng tiêu
chuẩn chất lượng.
Quản lý, bảo quản và sử dụng các phương tiện của phòng kiểm nghiệm theo
đúng yêu cầu kỹ thuật, phục vụ cho công tác chất lượng sản phẩm.
Kiểm tra giám sát các công đoạn trong quá trình sản xuất, bảo quản, chế biến,
đóng gói sản phẩm, sản xuất phải theo quy trình chế biến và yêu cầu của khách hàng.
Kiểm tra giám sát việc thực hiện các yêu cầu về VSATTP trong sản xuất cũng
như vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ sản xuất…
Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
cho toàn xí nghiệp.

- 21 -


2.1.2.7 Phân xưởng đông
Phân xưởng đông là phân xưởng trực tiếp tổ chức sản xuất, chế biến. Có nhiệm
vụ cụ thể:
Thu mua, tiếp nhận nguyên liệu đưa vào chế biến sản phẩm theo sự chỉ đạo của
BGĐ đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Phân xưởng có trách nhiệm trực tiếp kiểm tra phòng chống cháy nổ, an toàn lao
động,bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp cho công nhân.
Phân xuưởng chịu sự kiểm tra và hướng dẫn của các phòng nghiệp vụ về công
tác chuyên môn để đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, sản xuất kinh doanh có hiệu
quả.

2.1.2.8 Phân xưởng cơ điện lạnh
Phân xưởng cơ điện lạnh là đơn vị quản lý, vận hành và sửa chữa toàn bộ máy
móc thiết bị, điện sản xuất, điện thắp sáng của xí nghiệp, có nhiệm vụ:
-

Vận hành sửa chữa các hệ thống máy móc thiết bị trong nhà xưởng.

-

Kiểm tra bảo trì và sửa chữa toàn bộ hệ thống toàn xí nghiệp.
- Có trách nhiệm cùng với phòng kế hoạch thu mua vật tư, phụ tùng để sửa

chữa máy móc thiết bị, sau khi sửa chữa phải đảm bảo vận hành và hoạt động tốt.
2.2 Tình hình kiểm soát quản lý chất lượng
2.2.1 Chất lượng là gì
Chất lượng là một thuộc tính cơ bản quan trọng của sản phẩm, không chỉ là một
đặc tính đơn lẻ mà tập hợp toàn bộ các đặc tính có liên quan đến tính kinh tế, kỹ thuật
và xã hội. Chất lượng của sản phẩm được hình thành ngay từ khâu thiết kế, xây dựng
và sản xuất.
Tuy nhiên, chất lượng không chỉ là giá trị của sản phẩm, giá trị của sản phẩm
mới là điều kiện cần. Thực tế giá trị sản phẩm càng cao càng có giá trị. Theo Karl
Marx:
“ Người tiêu dùng mua hàng không phải vì hàng có giá trị mà vì hàng có giá trị
sử dụng và thoả mãn những mục đích xác định”
Chất lượng đảm bảo những tính chất:
-

Tính an toàn: cung cấp ra thị trường những sản phẩm sạch

-


Tính khả dụng: sản xuất vừa lòng khách hàng
- 22 -


- Tính kinh tế: phải đem lại lợi nhuận cho công ty
2.2.2 Đặc điểm chất lượng
Có 5 đặc điểm về chất lượng:
Chất lượng được đo bởi thoả mãn nhu cầu. Nếu sản phẩm vì lý do nào đó mà
không được nhu cầu chấp nhận thì bị coi là chất lượng kém, cho dù công nghệ chế tạo
ra sản phẩm là rất hiện đại. Đây là kết luận then chốt, là cơ sở để các nhà chất lượng
định ra chính sách, chiến lược kinh doanh.
Do chất lượng được đo bởi sự thoả mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biến
động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện sử
dụng.
Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta cần xem xét các đặc tính có liên
quan đến đối tượng. Nhu cầu này không chỉ từ phía khách hàng, mà còn mang tính
pháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội.
Nhu cầu có thể công bố rõ ràng dưới các qui định, nhưng cũng có những nhu
cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng có thể cảm nhận hoặc phát hiện trong
quá trình sử dụng.
Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hoá; mà nó có thể
áp dụng cho một hệ thống, một quá trình.
2.2.3 Vai trò chất lượng trong xuất khẩu sản phẩm
Quan tâm đến chất lượng, là một trong những phương thức tiếp cận và tìm cách
đạt được những thắng lợi trong sự cạnh tranh gay gắt trên thương trường nhằm duy trì
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua: khách hàng quyết định lựa chọn mua
hàng vào những sản phẩm có thuộc tính phù hợp với sở thích, nhu cầu và khả năng,
điều kiện sử dụng của mình. Vì vậy sản phẩm có các thuộc tính chất lượng cao là một

trong những căn cứ quan trọng cho quyết định mua hàng và nâng cao khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp
Nâng cao vị thế, sự phát triển lâu dài cho doanh nghiêp trên thị trường: khi sản
phẩm chất lượng cao, ổn định đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ tạo ra một biểu
tượng tốt, tạo ra niềm tin cho khách hàng vào nhãn mác của sản phẩm. Nhờ đó uy tín
và danh tiếng của doanh nghiệp được nâng cao.
- 23 -


2.2.4

Những yêu cầu tuyệt đối về chất lượng.
-

Sản phẩm phải phù hợp giữa thiết kế và sản xuất.

-

Phải có dự phòng các khuyết tật có thể xảy ra và tìm ra nguyên nhân để sửa
chữa.

-

Tìm ra cách tạo ra chất lượng tốt nhất trong điều kiện có thể được.

-

Có phương pháp đo lường phù hợp: các phương pháp lấy mẫu, kiểm tra và
phân tích; kiểm tra trên sổ sách (những người làm công tác sản xuất phải
độc lập với kiểm tra) để xem yêu cầu đó có phù hợp với mục đích không


-

Chịu trách nhiệm trước công tác kiểm tra của mình.
Năm yêu cầu trên dựa trên 3 cơ sở của việc sản xuất hàng hoá:

-

Sản xuất phải vừa lòng khách hàng (tính khả dụng).

-

Cung cấp ra thị trường một sản phẩm sạch (tính an toàn).

- Sản phẩm phải có lợi cho công ty (tính kinh tế ).
2.2.5 Các hoạt động và mối quan hệ giữa các hoạt động chất lượng
2.2.5.1 Các hoạt động chất lượng
Quản lý chất lượng sản phẩm là một trong những hoạt động chất lượng nhằm
xác định các yêu cầu phải đạt được của sản phẩm, đảm bảo những yêu cầu đó thực
hiện được trong thực tế bằng cách tác động có hiệu quả vào những yếu tố và điều kiện
có liên quan tới việc hoàn thành và duy trì chất lượng sản phẩm. Quản lý sản phẩm là
cơ sở pháp lý dựa trên các văn bản, tiêu chuẩn được đề ra, là hoạt động quan trọng trên
phương diện quản lý xí nghiệp.
Kiểm tra chất lượng: là tất cả các hoạt động kiểm tra sản phẩm và dịch vụ rồi so
sánh với những yêu cầu đã đặt ra. Yêu cầu đó chính là tiêu chuẩn chất lượng. Dựa trên
cơ sở kiểm tra chất lượng để loại bỏ những nguyên nhân xấu.
Đảm bảo chất lượng: là các hoạt động xây dựng chương trình chất lượng sản
phẩm từ thiết kế đến sản xuất và phân phối, dịch vụ. Đây là một hoạt động có ý nghĩa
trong nội bộ công ty và sự phát triển của công ty. Xây dựng hệ thống đảm bảo chất
lượng là xây dựng niềm tin của lãnh đạo và công nhân trong công việc, niềm tin của

khách hàng đối với sản phẩm của công ty.
Kiểm soát chất lượng là toàn bộ các hoạt động phân tích, đo đếm để đánh giá
các chỉ tiêu sản phẩm.
- 24 -


×