Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC THỦY SẢN CỦA NGƯ DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG
KHAI THÁC THỦY SẢN CỦA NGƯ DÂN VÙNG ĐỆM
VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HỮU HƯNG
Ngành: THỦY SẢN
Niên khoá: 2008 – 2010

Tháng 7/2010


ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG KHAI
THÁC THỦY SẢN CỦA NGƯ DÂN VÙNG ĐỆM
VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

Tác giả

Nguyễn Hữu Hưng

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Thủy sản

Giáo viên hướng dẫn
Ths. Nguyễn Phúc Thưởng
Ths. Phan Thanh Lâm

Tháng 7 năm 2010


i


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Ban Chủ nhiệm Khoa và quý thầy cô trong Khoa Thủy Sản đã tận tình
truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Xin chân thành biết ơn:
Thầy Nguyễn Phúc Thưởng
Thầy Phan Thanh Lâm
Đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
này.
Xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến anh Trần Quốc Chương đã theo sát tận tình
chỉ dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Gia đình, người thân đã giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt
quá trình học tập.
Xin gởi lời cảm ơn đến Chú Tiến, anh Du, anh An, anh Khiêm, anh Nam,
chị Ân công tác tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II.
- Cán bộ và nhân viên Vườn Quốc Gia Tràm Chim
- Các cán bộ tại các xã, thị trấn thuộc huyện Tam Nông
- Gia đình các hộ ngư dân vùng đệm
Đã giúp đỡ và hỗ trợ thông tin cho chúng tôi trong suốt thời gian làm đề
tài.Cảm ơn tất cả các bạn trong và ngoài lớp đã động viên và giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài.
Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức, nên luận văn này còn nhiều
thiếu sót, chúng tôi chân thành đón nhận những ý kiến đóng góp của Quí Thầy
Cô và các bạn.


ii


TÓM TẮT
Vườn Quốc gia Tràm Chim được thành lập vào ngày 29/12/1998 với tổng diện
tích 7.588 ha. Đây là khu hệ sinh thái đa dạng và phong phú của vùng Đồng Tháp
Mười.
Nhìn chung cuộc sống người dân vùng đệm Vườn Quốc gia còn rất nhiều khó
khăn và vất vả, nghề chính của họ là làm thuê và khai thác thủy sản. Họ sống phụ
thuộc rất nhiều vào nguồn lợi thủy sản bên trong Vườn Quốc gia. Chính vì vậy nhiều
ngư dân nghèo đã đăng kí và tham gia khai thác thủy sản bên trong Vườn Quốc gia với
mục đích ổn định và cải thiện cuộc sống gia đình. Do đó vấn đề được đặt ra cho ban
quản lý Vườn Quốc gia là làm thế nào để bảo vệ và cho người dân khai thác hợp lý
nguồn lợi thủy sản bên trong Vườn Quốc gia.
Tuy nhiên để giải quyết vấn đề trên ban quản lý Vườn Quốc gia đã và đang gặp
phải những khó khăn nhất định. Với mục đích tạo thêm cơ sở cho công tác quản lý,
khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bên trong Vườn được tốt hơn, đề tài đã được
tiến hành theo phương pháp điều tra trực tiếp 78 hộ ngư dân vùng đệm Vườn Quốc gia
Tràm Chim về tình hình kinh tế xã hội, thực trạng khai thác thủy sản.
Từ các nguồn số liệu, chúng tôi nhận thấy đa số ngư dân khai thác thủy sản có
hoàn cảnh khó khăn, trình độ học vấn tương đối thấp, nghề nghiệp chính của họ là làm
thuê và khai thác thủy sản.
- Ước tính tổng sản lượng khai thác trong năm của 78 hộ ngư dân được điều tra
là: 30.178 kg.
- Thu nhập bình quân hàng năm từ khai thác thủy sản là 6.026.000 đồng/năm.

iii


ABSTRACT

Tram Chim National Park was established on 12/29/1998 with a total area of
7.588 hectares. This is a diverse and rich ecosystem of Dong Thap Muoi.
In general people's lives in the buffer zone of Tram Chim National Park are
very difficult and hard. Their main jobs are hired workers and fishing. They depend
heavily on fisheries resources within the National Park. Therefore, many poor
fishermen registered and participated in fishing in the National Park in order to
stabilize and improve their family lives. Thus, the problems set up for management
board of the National Park are how to protect and suitably exploit the fisheries
resources in the National Park.
However, solving problems in the National Park has encountered certain
difficulties. For the purpose of creating the basis for better management, exploitation
and protection of fisheries resources within the Park, this thesis has been conducted by
directly investigating 78 fishermen households in the buffer zone of Tram Chim
National Park about the socio-economic and fishing situations.
From these data sources, we found that most fishermen have difficult
circumstances, low educational levels. Their main occupations are hired workers and
fishing.
- Estimating the annual total catching production of the 78 surveyed fishermen
households is 30.178 kg.
- Average annual income from fishing is 6.026.000 VND per year.

iv


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

TÊN ĐỀ TÀI ................................................................................................................ i

CẢM TẠ.......................................................................................................................ii
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT ............................................................................................ iii
TÓM TẮT TIẾNG ANH............................................................................................. iv
MỤC LỤC ....................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH ................................................................................ ix
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ .......................................................................................x
Chương 1. GIỚI THIỆU ...........................................................................................1
1.1
1.2

Đặt Vấn Đề ........................................................................................................1
Mục Tiêu Đề Tài ...............................................................................................2

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................5
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.5
2.2.6
2.2.7
2.2.8
2.3
2.3.1

2.3.2

Khái Quát Về Vườn Quốc Gia ..........................................................................5
Khái niệm chung................................................................................................5
Sơ lược về sự hình thành các vườn quốc gia Việt Nam....................................6
Đặc điểm chung về Vườn Quốc gia Tràm Chim ..............................................7
Vị trí địa lý.........................................................................................................7
Lịch sử hình thành .............................................................................................7
Chức năng..........................................................................................................8
Khí hậu, địa hình và thủy văn............................................................................9
Đa dạng sinh học ..............................................................................................10
Các giá trị của Vườn Quốc gia ........................................................................11
Tràm Chim đối mặt với mùa khô nhiều khó khăn ..........................................12
Bảo tồn, phục hồi Vườn Quốc gia....................................................................13
Những Vấn Đề trong Việc Quản Lý Vườn Quốc Gia......................................15
Những vấn đề, thách thức trong quản lý .........................................................15
Những quy định của ban quản lý Vườn Quốc gia ...........................................16

Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................19
3.1
3.2
3.2.1
3.2.2

Thời Gian và Địa Điểm Nghiên Cứu ...............................................................19
Phương Pháp Nghiên Cứu................................................................................19
Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................................19
Xử lý và phân tích số liệu.................................................................................20

v



Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................23
4.1
Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội Của Ngư Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia Tràm
Chim – Đồng Tháp ......................................................................................................23
4.1.1 Thông tin về tuổi và thời gian định cư của ngư dân.........................................23
4.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ ............................................................................24
4.1.3 Thông tin về nhân khẩu và lao động ................................................................25
4.1.4 Điều kiện đất đai của ngư dân ..........................................................................26
4.1.5 Tài sản của nông hộ..........................................................................................27
4.1.6 Tình trạng nghèo đói, cư trú và điều kiện nhà ở của các hộ dân......................27
4.1.7 Nghề nghiệp và thu nhập của nông hộ .............................................................28
4.2
Kết Quả Điều Tra Thực Trạng Khai Thác Thủy Sản Bên Trong và Bên Ngoài
Vườn Quốc Gia của Ngư Dân ....................................................................................30
4.2.1 Tình hình sử dụng ngư cụ khai thác thủy sản...................................................30
4.2.2 Tần suất khai thác (ngày/ tháng) ......................................................................33
4.2.3 Mùa vụ khai thác .............................................................................................34
4.2.4 Số loài thủy sản khai thác chính.......................................................................36
4.3
Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản ......................................................................37
4.3.1 Sản lượng khai thác trung bình theo từng ngư cụ của hộ trong ngày ..............37
4.3.2 Ước tính tổng sản lượng khai thác theo từng ngư cụ trong năm .....................38
4.3.3 Ước tính tổng sản lượng khai thác trong năm của các hộ ngư dân ..................39
4.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng khai thác của nông hộ bằng mô hình hồi
quy đa biến ...............................................................................................................40
4.4
Hiệu quả kinh tế từ khai thác thủy sản từng hộ ngư dân..................................42
4.5

Một số đánh giá và đề xuất của ngư dân đối với Vườn Quốc Gia ...................43
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................46
5.1
5.2

Kết Luận ...........................................................................................................46
Đề Nghị ............................................................................................................47

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................48
PHỤ LỤC

...............................................................................................................50

PHỤ LỤC 1. PHIẾU ĐIỀU TRA NGƯ DÂN ................................................................. 50
PHỤ LỤC 2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NGƯ DÂN ................................ 54
PHỤ LỤC 3. DANH SÁCH ĐIỀU TRA NGƯ DÂN...................................................... 57
PHỤ LỤC 4. TỔNG SẢN LƯỢNG KHAI THÁC QUA ĐIỀU TRA NGƯ DÂN ......... 59
PHỤ LUC 5. HIỆU QUẢ KINH TẾ TỪ KHAI THÁC THỦY SẢN ............................. 61
PHỤ LUC 6. SẢN LƯỢNG KT TRÊN TỪNG NGƯ CỤ CỦA NGƯ DÂN ................. 63
PHỤ LỤC 7. TƯƠNG QUAN GIỮA SLKT VỚI SỐ NGÀY, SỐ LOẠI NGƯ CỤ ...... 67
PHỤ LỤC 8. DANH SÁCH CÁC VƯỜN QUỐC GIA Ở VIỆTNAM ........................... 68
PHỤ LỤC 9. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA ....................... 70

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
-

IUCN (International Union for Conservation of Nature): Tổ chức Bảo tồn Thiên

nhiên Quốc tế

-

KT: Khai thác

-

KTTS: Khai thác thủy sản

-

NLTS: Nguồn lợi thủy sản

-

NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

-

NTTS: Nuôi trồng thủy sản

-

PCCC: Phòng cháy chữa cháy

-

QĐ-TTg: Quyết định-Thủ tướng


-

UBND: Ủy ban nhân dân

-

VQG: Vườn Quốc Gia

-

WWF (World Wildlife Fund): Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
NỘI DUNG

TRANG

Bảng 4.1 Số tuổi và thời gian định cư của ngư dân.....................................................24
Bảng 4.2 Phân bố trình độ học vấn của chủ hộ ...........................................................24
Bảng 4.3 Thông tin về nhân khẩu và lao động ............................................................25
Bảng 4.4 Số thành viên tham gia vào các nghề nghiệp của nông hộ ..........................25
Bảng 4.5 Tài sản của nông hộ .....................................................................................27
Bảng 4.6 Nhà ở và tình trạng cư trú của ngư dân (% Số hộ có liên quan)..................28
Bảng 4.7 Nguồn thu nhập của nông hộ .......................................................................30
Bảng 4.8 Tình hình sử dụng ngư cụ ............................................................................31
Bảng 4.9 Tần suất khai thác của từng loại ngư cụ (số ngày/ tháng)............................33
Bảng 4.10 Số tháng khai thác trong năm của từng loại ngư cụ (số tháng/ năm).........35

Bảng 4.11 Sản lượng khai thác theo từng loại ngư cụ (kg/hộ/ngày)...........................37
Bảng 4.12 Sản lượng KT theo từng loại ngư cụ trong năm (kg/hộ/năm)....................38
Bảng 4.13 Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng khai thác trung
bình/năm của nông hộ ..................................................................................................41
Bảng 4.14 Hiệu quả kinh tế từ KTTS của từng hộ ngư dân ........................................42
Bảng 4.15 Một số đánh giá của ngư dân về Vườn Quốc Gia......................................43
Bảng 4.16 Những đề xuất của ngư dân (% số hộ liên quan) .......................................44
Bảng 4.17 Đề xuất được ngư dân xếp hạng quan trọng nhất ......................................44

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
NỘI DUNG

TRANG

Hình 1.1 Bản đồ các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam .................................................. 3
Hình 1.2 Một khu vực tại Vườn Quốc Gia Tràm Chim............................................... 4
Hình 1.3 Bản đồ Vườn Quốc Gia Tràm Chim ............................................................18

ix


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
NỘI DUNG

TRANG

Đồ thị 4.1 Điều kiện đất nông nghiệp của nông hộ.....................................................26

Đồ thị 4.2 Tình trạng nghèo đói của các hộ ngư dân ..................................................28
Đồ thị 4.3 Nghề nghiệp quan trọng nhất (xếp hạng 1 theo thu nhập) của nông hộ.....29
Đồ thị 4.4 Thu nhập từ các hoạt động sản xuất của nông hộ ......................................29
Đồ thị 4.5 Tình hình sử dụng ngư cụ khai thác thủy sản của ngư dân ........................33
Đồ thị 4.6 Tần suất khai thác theo từng loại ngư cụ....................................................34
Đồ thị 4.7 Mùa vụ khai thác của ngư dân theo từng ngư cụ .......................................35
Đồ thị 4.8 Lịch thời vụ khai thác trong năm của các hộ ngư dân ...............................36
Đồ thị 4.9 Một số loài cá được khai thác của ngư dân ................................................36
Đồ thị 4.10 Sản lượng khai thác trung bình của từng hộ trong ngày ..........................38
Đồ thị 4.11 Sản lượng khai thác trung bình của từng hộ trong năm ..........................39
Đồ thị 4.12 Sản lượng khai thác trung bình của từng hộ trong năm ..........................40
Đồ thị 4.13 Tổng sản lượng khai thác trong năm của các hộ ......................................40

x


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1

Đặt Vấn Đề
Vườn Quốc Gia Tràm Chim - Đồng Tháp với diện tích 7.588 ha là vùng đất

thấp ngập nước có khu hệ sinh vật quan trọng, và đây cũng là khu bảo tồn đa dạng sinh
học động vật thủy sản đặc trưng ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Hiện nay ở một số Vườn Quốc gia của Việt Nam các tài nguyên rừng, thủy sản,
đất, nước chưa được sử dụng một cách bền vững, đặc biệt nguồn lợi thủy sản nhiều nơi
đang bị khai thác quá mức.
Đa phần cuộc sống cộng đồng ngư dân vùng đệm sống xung quanh các Vườn
Quốc gia còn nghèo và họ sống phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lợi thủy sản. Hơn thế

nữa từ khi Vườn Quốc gia được thành lập làm vùng khai thác của ngư dân bị thu hẹp
một cách đáng kể. Do đó vấn đề được đặt ra là cần có giải pháp hợp lý cho người dân
nghèo sống vùng đệm Vườn Quốc gia tham gia khai thác thủy sản bền vững bên trong
Vườn Quốc gia giúp họ ổn định, cải thiện cuộc sống. Từ đó những năm gần đây đã có
nhiều chương trình, dự án sử dụng bền vững đa dạng sinh học đất ngập nước với phát
triển kinh tế được thực hiện.
Tuy nhiên để giải quyết vấn đề trên đã và đang gặp phải một số khó khăn. Do
đó chúng ta cần có thêm những biện pháp trong công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi
thủy sản. Để tìm hiểu những vấn đề trên, được sự phân công của Khoa Thủy sản,
Trường Đại học Nông Lâm – TP.HCM, chúng tôi tiến hành đề tài: “Điều Tra Tình
Hình Kinh Tế Xã Hội và Thực Trạng Khai Thác Thủy Sản của Ngư Dân Vùng Đệm
Vườn Quốc Gia Tràm Chim”.

-1-


1.2

Mục Tiêu Đề Tài
Đề tài được thực hiện với mong muốn
- Điều tra, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và thực trạng khai thác thủy sản

của ngư dân tại vùng đệm Vườn Quốc Gia Tràm Chim.
- Bước đầu đề xuất một số giải pháp quản lý nguồn lợi góp phần bảo vệ và phát
triển bền vững đa dạng sinh học động vật thủy sản cho Vườn Quốc Gia Tràm Chim.

-2-


Hình 1.1 Bản đồ hệ thống các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam

(Nguồn: WWF Chương trình Việt Nam, 2008. Bộ Công cụ xác định rừng
có giá trị bảo tồn cao Việt Nam)
-3-


Hình 1.2 Một khu vực tại Vườn Quốc gia Tràm Chim

-4-


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Khái Quát Về Vườn Quốc Gia

2.1.1 Khái niệm chung
Năm 1969, IUCN đưa ra tiêu chuẩn một Vườn Quốc gia phải có một diện tích
tương đối lớn với đặc điểm cụ thể xác định. Một Vườn Quốc gia là nơi:
- Có một hoặc nhiều hệ sinh thái không bị thay đổi do các hoạt động khai thác
của con người, nơi có địa mạo độc đáo với nhiều loài động thực vật có giá trị khoa học
giáo dục hoặc có chứa một cảnh quan tự nhiên với vẻ đẹp tuyệt vời.
- Cơ quan có thẩm quyền cao nhất của đất nước phải có những biện pháp nhằm
bảo vệ và quản lý hiệu quả đối với khu vực đó.
Năm 1971 các tiêu chí này đã được mở rộng thêm với những tiêu chuẩn rõ ràng
và quy định để đánh giá một vườn quốc gia, bao gồm:
- Kích thước tối thiểu là 1.000 ha trong khu, trong đó bảo vệ thiên nhiên được
ưu tiên.
- Bảo vệ pháp lý theo luật định.
- Đủ Ngân sách và nhân lực nhằm bảo vệ hiệu quả.

- Cấm khai thác tài nguyên thiên nhiên (bao gồm cả việc phát triển các đập
nước) và các hoạt động như thể thao, câu cá, du lịch,…cũng phải được quản lý thích
hợp.

-5-


Định nghĩa của IUCN (1994) Vườn Quốc gia là vùng đất liền và/hoặc biển tự
nhiên được hoạch định để bảo vệ tính toàn vẹn của một hay nhiều hệ sinh thái cho các
thế hệ hôm nay và mai sau, không được khai thác hay chiếm đoạt làm tổn hại đến mục
tiêu đã hoạch định và để làm cơ sở cho các hoạt động vui chơi, giải trí, khoa học, giáo
dục, tinh thần của các du khách, tất cả các hoạt động này phải hài hoà giữa văn hoá và
môi trường (Hướng dẫn quản lý khu bảo tồn thiên nhiên: Một số kinh nghiệm và bài
học quốc tế. 2008, IUCN Việt Nam).
Theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ Việt Nam, thay thế cho Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11
tháng 01 năm 2001 về Quy chế quản lý rừng thì Vườn Quốc gia là một dạng rừng đặc
dụng, được xác định trên các tiêu chí sau:
- Vườn Quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước,
hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc
trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài, bảo tồn
các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.
- Vườn Quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng
và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái.
- Vườn Quốc gia được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh thái
đặc trưng; các loài động vật, thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệ
diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của vườn.
2.1.2 Sơ lược về sự hình thành các Vườn Quốc gia Việt Nam
Năm 1960, rừng Cúc Phương được công nhận là khu bảo tồn rừng và được
thành lập theo Quyết định 72/TTg ngày 7 tháng 7 năm 1962 với diện tích 20.000 ha

đánh dấu sự ra đời khu bảo vệ đầu tiên của Việt Nam. Quyết định số 18/QĐ-LN ngày
8 tháng 1 năm 1966 chuyển hạng lâm trường Cúc Phương thành VQG Cúc Phương.
Với nhiều giá trị về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ sinh thái, các giá trị văn
hoá, lịch sử nên từ lâu Cúc Phương đã trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp
dẫn.
-6-


Trải qua hơn bốn thập kỷ hình thành và phát triển, đến nay hệ thống khu bảo
tồn thiên nhiên của Việt Nam gồm 164 khu rừng đặc dụng (bao gồm 30 Vườn Quốc
gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu Bảo vệ cảnh quan, 20 khu nghiên cứu thực
nghiệm khoa học) và 3 khu bảo tồn biển chứa đựng các hệ sinh thái, cảnh quan đặc
trưng với giá trị đa dạng sinh học tiêu biểu cho hệ sinh thái trên cạn, đất ngập nước và
trên biển đã và đang được xây dựng trên khắp các vùng, miền cả nước. Đây là những
tài sản thiên nhiên quý báu không chỉ có giá trị trước mắt cho thế hệ hôm nay mà còn
là di sản của nhân loại mãi mãi về sau (Nguồn: Hướng dẫn quản lý khu bảo tồn thiên
nhiên. Một số kinh nghiệm và bài học quốc tế. 2008, IUCN Việt Nam).
Vườn Quốc gia tại Việt Nam là một danh hiệu được Chính phủ Việt Nam công
nhận chính thức thông qua nghị định, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý (Phụ lục 10. Các Vườn Quốc gia ở
Việt Nam đã được công nhận).
2.2

Đặc điểm chung về Vườn Quốc gia Tràm Chim
VQG Tràm Chim là một trong trong số ít những nơi còn lưu giữ những mẫu

cuối cùng của hệ sinh thái Đồng Tháp Mười trước đây từng chiếm đến 700.000 ha diện
tích của các tỉnh Đồng Tháp, Long An và Tiền Giang (Buckton và ctv, 1999).
2.2.1 Vị trí địa lý
Theo thông tin về các khu bảo vệ hiện có và đề xuất ở Việt Nam (2004) Vườn

Quốc gia Tràm Chim nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, thuộc huyện Tam Nông, tỉnh
Đồng Tháp. Tọa độ địa lý 10°40′ – 10°47′ vĩ bắc, 105°26′ - 105°36′ Đông với tổng
diện tích 7.588 ha nằm trong địa giới của 5 xã (Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú
Thọ, Tân Công Sinh) và Thị trấn Tràm Chim, với số dân trong vùng khoảng 30.000
người.
2.2.2 Lịch sử hình thành
- Năm 1985, Tràm Chim được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp thành lập với
tên gọi là Công ty Nông Lâm Ngư trường Tràm Chim, với mục đích là trồng tràm và
-7-


khai thác thủy sản, và vừa giữ lại được một phần hình ảnh của Đồng Tháp Mười xa
xưa.
- Năm 1986, Tràm Chim được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp chọn làm
"Khu bảo tồn Sếu cổ trụi", nhằm bảo bảo vệ loài Sếu cổ trụi Grus antigone (Buckton
và ctv, 1999).
- Vào giữa tháng 5 năm 1991 và tháng 12 năm 1992, dự án đầu tư cho khu bảo
tồn thiên nhiên Tràm Chim được Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng II, Thành phố
Hồ Chí Minh xây dựng (Anon, 1993a).
- Ngày 2/2/1994, theo Quyết định số 47/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Khu
Bảo tồn Thiên nhiên Tràm Chim chính thức được thành lập với diện tích 7.500 ha, với
tên gọi là Tràm Chim Tam Nông (Bộ NN&PTNT, 1997, Phạm Trọng Thịnh và
Nguyễn Chí Thành, 2000).
- Tháng 9 năm 1998, dự án đầu tư của khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim được
Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng II Thành phố Hồ Chí Minh chỉnh sửa theo đó diện
tích khu bảo tồn là 7.588 ha, bao gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 6.889 ha, phân
khu phục hồi sinh thái là 653 ha và phân khu hành chính dịch vụ là 46 ha (Phạm Trọng
Thịnh, 1998). Sau đó, Tràm Chim được chuyển thành Vườn Quốc gia theo Quyết định
số 253/1998/QĐ-TTg, ngày 29/12/1998, của Thủ tướng Chính phủ.
2.2.3 Chức năng

Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, bảo
vệ khu vực di trú cho các loài chim di cư, đặc biệt là loài chim sếu (Grus antigone).,
bảo tồn các loài động-thực vật bản địa, các nguồn gen quý hiếm, và duy trì những điều
kiện thích hợp cho việc nghiên cứu môi trường tự nhiên và bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên (Theo Báo cáo hàng năm của Vườn Quốc gia Tràm Chim, 1999).

-8-


2.2.4 Khí hậu, địa hình và thủy văn
Theo Báo cáo hàng năm của Vườn Quốc gia Tràm Chim (2001):
VQG Tràm Chim là vùng thấp trũng, nơi cao nhất là 2,3 m, nơi thấp nhất là 0,4
m (so với mực nước biển Tây Nam Bộ).
- Những vùng đất trũng chiếm 152 ha.
- Những vùng gò cao chiếm 194 ha.
- Vùng phẳng chiếm 5.858 ha.
Nhiệt độ: Nhiệt độ ở đây cao quanh năm và tương đối ít biến động, nhiệt độ
trung bình hàng năm khoảng 27°C, nhiệt độ thấp hơn khoảng 1 - 2°C vào cuối mùa
khô (từ tháng 12 đến tháng 2) và tăng lên khoảng 1 - 2°C vào các tháng cuối mùa khô,
đầu mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 6).
Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm duy trì trong khoảng 82 - 83%.
Lượng mưa: Lượng mưa hàng năm phân bố theo mùa rõ rệt. Mùa mưa tập trung
từ tháng 5 đến tháng 11, hơn 90% lượng mưa tập trung vào khoảng thời gian này.
Trong khi đó, tháng 1, 2, 3 lại là những tháng khô hạn nhất trong năm. Số ngày mưa
trung bình đo được tại Vườn quốc gia Tràm Chim khoảng 110 - 160 ngày/năm.
Nằm cách sông Mê Kông 19 km về phía đông nhận nguồn nước trực tiếp từ
sông Mê Kông thông qua hệ thống kinh thủy lợi (kênh Hồng Ngự–Long An, Đồng
Tiến, An Hòa và Phú Hiệp), có độ cao so với mực nước biển 1m. Trước khi bị kênh
mương hoá, Đồng Tháp Mười là vùng bị ngập lũ theo mùa với mức nước ổn định
trong cả thời gian dài đến 7 tháng hàng năm. Từ khi hệ thống kênh mương phát triển,

nước lũ thoát nhanh và Vườn Quốc gia hàng năm chỉ ngập lũ khoảng dưới 6 tháng.
Mực nước trong các kênh bắt đầu dâng lên từ tháng 6, khi mùa mưa bắt đầu. Vào giữa
tháng 9 và tháng 12, mực nước trong vườn quốc gia từ 2-4 mét, đỉnh lũ cao nhất là vào
tháng 10 (Phạm Trọng Thịnh, 1998).

-9-


Từ giữa năm 1980 đến nay đã có 53 km đê bao được đắp xung quanh Vườn
nhằm mục đích lâu dài là ngăn cản lũ tràn vào bên trong và điều chỉnh mức nước trong
mùa khô. Vườn Quốc gia được chia thành 5 tiểu khu ngăn cách bởi các kênh và việc
quản lý mức nước ở mỗi kênh đó đều được tiến hành độc lập nhau (Phạm Trọng
Thịnh, 1998).
2.2.5 Đa dạng sinh học
VQG Tràm Chim với hệ sinh thái đa dạng bao gồm đồng cỏ ngập nước theo
mùa, rừng tràm tái sinh và các đầm nước trống. Các quần xã cỏ khác có ưu thế bởi các
loài cỏ lác như Eleocharis ochrostachys, Panicum repens, Ischaemum rugosum và
Vossia cuspidata. Dạng thảm thực vật nổi quan trọng khác là đầm sen với các loài ưu
thế là Sen Nelumbo nucifera và các loài súng Nymphaea nouchali, Nymphaea
pubescens và Nymphaea tetragona (Buckton và ctv, 1999).
Đặc biệt quan trọng là quần thể của phân loài Sếu cổ trụi đặc hữu G. a. sharpii,
thường thường xuyên di trú đến kiếm ăn trong vườn vào mùa khô tạo nên vẻ đẹp kì thú
cho vùng nơi. Từ năm 1989 đến 1999, số lượng tối đa Sếu cổ trụi tại khu vực dao động
trong khoảng từ 187 đến 814 cá thể, trung bình hàng năm ghi nhận 496 cá thể
(BirdLife International, 2001).
Một số loài chim đang hoặc sắp bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu khác được
ghi nhận tại Tràm Chim như Ô tác Houbaropsis bengalensis, Điềng điễng Anhinga
melanogaster, Già đẫy nhỏ Leptoptilos javanicus, Giang Sen Mycteria leucocephala
và Rồng rộc vàng Ploceus hypoxanthus (Tordoff, 2002). Ngoài ra, còn có một số loài
chim nước đáng chú ý khác đã ghi nhận ở Tràm Chim như Le khoang cổ Nettapus

coromandelianus, Nhát hoa Rostratula benghalensis và Gà lôi nước Hydrophasianus
chirurgus (Buckton và ctv, 1999). Do có tầm quan trọng Quốc tế trong công tác bảo
tồn các loài chim, Tràm Chim đã được công nhận là một trong số các vùng chim quan
trọng của Việt Nam (Tordoff, 2002).
Gần đây theo khảo sát của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức
WWF, tại Vườn Quốc gia Tràm Chim còn lưu giữ 101 loài cá, chiếm 1/4 số loài cá ở
- 10 -


Đồng bằng sông Cửu Long đang được bảo tồn; trong đó có 9 loài cá trong Sách đỏ
Việt Nam đang bị đe dọa được bảo tồn tại Vườn như cá hô, ét mọi, lóc bông, trê vàng,
duồng bay, cá duồng, mang rổ, cá còm và ngựa nam (Theo Mạng Thông tin khoa học
và công nghệ Việt Nam, 8/2009).
2.2.6 Các giá trị của Vườn Quốc gia
VQG Tràm Chim là nơi lưu trữ nguồn nước trong thời gian lũ và giữ cho lũ
thoát ra một cách chạm chạp. Bằng cách đó nó sẽ giúp làm giảm nhẹ ảnh hưởng xấu
của lũ đối với các vùng đất nông nghiệp xung quanh (Phạm Trọng Thịnh và Nguyễn
Chí Thành, 2000).
2.2.6.1Hoạt động du lịch sinh thái
Vườn Quốc gia Tràm Chim đã nhanh trở thành điểm đến lý tưởng của những
người nghiên cứu và yêu thích thiên nhiên. Năm 1998, Hội Sếu Quốc tế và Vườn Quốc
gia Tràm Chim đã bắt đầu đeo vòng và gắn máy định vị cho sếu, nhằm xác định thời
gian cũng như đường bay, địa điểm di chuyển của chúng. Qua thống kê của Vườn
Quốc gia, số lượng chim sếu năm 2008 là 126 con, cao hơn năm 2000 gần 100 con.
Theo thống kê của Vườn quốc gia Tràm Chim (2008) hàng năm có 5.000-6.000
du khách đến tham quan Tràm Chim, trong đó 30% là khách quốc tế. Tập trung vào
cuối tháng 12, khi mùa lũ qua, khí hậu trở nên dịu mát là lúc chim sếu bay về Tràm
Chim, hiện tượng này kéo dài hết tháng 4. Đây là thời điểm du khách có thể ngắm nhìn
đàn sếu đầu đỏ bay đi lúc sáng sớm và về sau chiều muộn sau cánh rừng tràm. Khách
đến Tràm Chim chủ yếu để du lịch sinh thái, khách có thể du thuyền trên những kênh

rạch để tìm hiểu văn hoá của cộng đồng địa phương.
2.2.6.2Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên
Năm 2009 Tỉnh Đồng Tháp đã giải quyết cho dân khai thác theo quy định một
cách hợp lý tài nguyên đất ngập nước Vườn Quốc gia như tỉa củi khô, bắt thủy sản, thu
hoạch bông súng, rau, bắt ốc bươu vàng và khai thác đồng cỏ cho đàn trâu bò ăn hoặc
cắt cỏ để ủ trồng kiệu.
- 11 -


Đối tượng tham gia thí điểm khai thác tài nguyên Vườn Quốc gia một cách hợp
lý là ưu tiên những gia đình chính sách, hộ nghèo ở 5 xã chung quanh vườn được địa
phương bình chọn để các hộ được tham gia sử dụng tài nguyên có ý thức bảo vệ tốt tài
nguyên thiên nhiên của Vườn.
Sau gần một năm khai thác hợp lý tài nguyên ở Vườn Quốc gia, các nhà chức
năng, các ngành chuyên môn, nhà khoa học đánh giá rất cao và có hiệu quả không chỉ
ở Vườn mà giúp ích cho nhiều hộ dân nơi đây bằng việc tăng thu nhập đàng kể cho
người dân, bình quân mỗi người được vào khai thác có thu nhập từ hơn 50 ngàn
đồng/người/ngày, nhất là các hộ nghèo có việc làm ổn định trong mùa nước nổi, giảm
áp lực cho Vườn trong công tác quản lý bảo vệ tài nguyên.
Đặc biệt là giảm vật liệu có thể gây cháy trong mùa khô là khai thác tốt củi khô,
cỏ, đặc biệt các nguồn tài nguyên như thủy sản, rau, lúa trời... sau khi sử dụng
luôn được tái tạo, phục hồi và phát triển trở lại (Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng
tháp, 12/2009).
Năm 2010, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục cho thí điểm khai thác tài nguyên Vườn
Quốc gia Tràm Chim một cách hợp lý để góp phần Quản lý và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên bên trong Vườn Quốc gia Tràm Chim một cách bền vững với sự tham gia
của cộng đồng tại địa phương, góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo tồn tài
nguyên, phòng chống cháy rừng vào mùa khô (Nguồn: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi
trường Việt Nam, 2009).
2.2.7 Tràm Chim đối mặt với mùa khô nhiều khó khăn

Vườn Quốc gia Tràm Chim là khu bảo tồn hệ sinh thái đa dạng đặc trưng của
vùng đất ngập nước khu vực Đông nam Á có vai trò rất quan trọng.
Mùa khô mực nước thấp đặc biệt từ tháng 1 đến tháng 3 là những tháng khô hạn
nhất trong năm cũng là thời điểm thích hợp cho nhiều loại thực vật sinh sôi nảy nở,
đặc biệt là loài năng kim, thức ăn chính của sếu đầu đỏ. Chính những điều đó làm cho
mùa khô hàng năm trở thành thời điểm ứng phó khó khăn nhất của những người làm
công tác PCCC ở Vườn Quốc gia.
- 12 -


Vào thời điểm này nhiều thảm thực vật từ khu A1 đến khu A5 đã bị khô, cây
chết đổ, ngã chồng lên nhau tạo thành một lớp thực bì dầy đặc tạo nên những mồi lữa
khổng lồ bên trong vườn, trong khi nhiệt độ ở vào mức cao.
Nhiều người dân xâm nhập trái phép đánh bắt cá, bắt ong, lấy củi khô và gây ra
cháy gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng lớn và lâu dài đến hệ sinh thái của vườn.
Do đó Ban chỉ đạo PCCC rừng và huyện cùng 5 xã, thị trấn vùng đệm tiếp tục
vận động người dân nêu cao ý thức tự giác bảo vệ khu bảo tồn, phân công lực lượng
trực chiến tăng cường tuần tra xử lý nghiêm các trường hợp xâm nhập trái phép vào
vườn, tạo điều kiện thuận lợi cho Đội cơ động có thể ứng phó nhanh khi có tình huống
cháy xảy ra (Theo Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp, 7/2009).
2.2.8 Bảo tồn, phục hồi Vườn Quốc gia
Vườn quốc gia Tràm Chim vốn có hệ sinh thái độc đáo với hơn 130 loài thực
vật bản địa; 232 loài chim trong đó có 16 loài nằm trong danh mục Đỏ của IUCN gần
150 loại cá nước ngọt, chiếm 33% tổng số loài cá nước ngọt tại đồng bằng sông Cửu
Long (Theo Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp, 7/2009).
Tuy nhiên VQG luôn đứng trước nhiều mối đe dọa nên vấn đề bảo vệ luôn được
đặt lên hàng đầu. Ở đây thường xuyên có sự xâm nhập trái phép của người dân địa
phương vào trong vườn để săn bắt và lấy củi, đây là vấn đề chính mà công tác bảo vệ
cần quan tâm. Đồng thời, xung quanh Vườn là khu vực trồng lúa nước, các hoạt động
sử dụng đất không bền vững bên ngoài vườn cũng gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến

hệ sinh thái đất ngập nước của vườn như gây ô nhiễm và làm thay đổi các mực nước tự
nhiên (Buckton và ctv, 1999).
Tràm Chim đáp ứng được các tiêu chí để được lựa chọn đề cử là vùng đất ngập
nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar. Năm 2000, Phân Viện Điều
tra Quy hoạch Rừng II, Tp. Hồ Chí Minh đã hoàn tất phiếu thông tin Ramsar cho VQG
Tràm Chim, là bước đầu cho việc đề cử Tràm Chim thành khu Ramsar (Phạm Trọng
Thịnh và Nguyễn Chí Thành, 2000).

- 13 -


Những năm gần đây đã có dự án từ năm 2008 đến năm 2011 dưới sự tài trợ của
Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã Thế giới và Công ty Cocacola tập trung vào việc khôi
phục diện tích đồng cỏ, tiêu diệt Mai Dương, một loại cỏ dại đang xâm lấn mảng thực
vật ở Tràm Chim. Sự hỗ trợ của dự án, còn cho phép Vườn quốc gia Tràm Chim tổ
chức thí điểm các nhóm cộng đồng bảo vệ, xây dựng hệ sinh thái, mà thành viên
những người dân nghèo ở địa phương với mức lương gần 2 triệu đồng mỗi tháng
(Theo Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp, 2009).
Phục hồi sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim còn giúp cải thiện chất lượng
nước, khôi phục nguồn nước ngầm, điều tiết lũ và hạn hán cho khu vực hạ lưu đồng
bằng sông Cửu Long và Đồng Tháp Mười thông qua việc thu nước vào mùa lũ, xả
nước dần vào mùa khô, bổ sung nước ngầm cục bộ tầng nông và khu vực ở tầng sâu,
giảm hiện tượng nhiễm mặn tại hạ lưu đồng bằng sông Cửu Long, giảm tác động của
sự biến đổi khí hậu.
Vườn Quốc gia có tất cả 5 phân khu từ A1 đến A5 đều có kênh và đê bao bao
bọc xung quanh vườn với tổng chiều dài hơn 81 km, có 6 cống, 2 đập tràn, 7 hồ trữ
nước và cùng với hệ thống đìa, rọc, lung bên trong vườn tạo điều kiện thuận lợi để giữ
độ ẩm trong rừng tràm hoặc điều tiết lượng nước, giữ nước trong mùa khô giúp cho
các loài cá sinh sống phát triển.
Theo các nhà nghiên cứu, vào mùa lũ thường thấy có 62 loài cá, 7 loài giáp xác

từ bên ngoài di chuyển vào Tràm Chim và 41 loài cá di chuyển ra. Vào mùa này, đa số
cá lớn đều mang trứng và có rất nhiều trứng cá trong mẫu nước thu thập. Vào mùa
khô, có 49 loài cá và 2 loài giáp xác di chuyển ra ngoài vườn Quốc Gia có lợi cho cộng
đồng đánh bắt.
Năm 2008, WWF phối hợp với Công ty Cocacola đầu tư kinh phí phục hồi sinh
thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười tại VQG Tràm Chim. Qua đó để bảo tồn, lưu giữ,
cải thiện tính liên kết thủy văn bằng việc lắp đặt các cống, đập tràn để cải thiện tính
liên kết thủy văn bên trong vườn quốc gia tăng giá trị nơi sinh sản và di trú của cá để
cho các loại cá phát triển, ổn định.

- 14 -


×