Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

KHẢO SÁT CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG THƯỜNG GẶP TRÊN HEO TỪ SAU CAI SỮA ĐẾN CHUYỂN THỊT TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO HIỀN THOA, HUYỆN ĐỨC LINH, TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
***********

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG THƯỜNG GẶP
TRÊN HEO TỪ SAU CAI SỮA ĐẾN CHUYỂN THỊT TẠI
TRẠI CHĂN NUÔI HEO HIỀN THOA, HUYỆN
ĐỨC LINH, TỈNH BÌNH THUẬN

Sinh viên thực hiện
Lớp

: NGÔ TÙNG NGUYÊN
: DH05TY

Ngành

: Thú Y

Niên khóa

: 2005-2010

Tháng 07/2010


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
**********

NGÔ TÙNG NGUYÊN

KHẢO SÁT CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG THƯỜNG GẶP
TRÊN HEO TỪ SAU CAI SỮA ĐẾN CHUYỂN THỊT TẠI
TRẠI CHĂN NUÔI HEO HIỀN THOA, HUYỆN
ĐỨC LINH, TỈNH BÌNH THUẬN
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN THỊ PHƯỚC NINH
TS. NGUYỄN ĐÌNH QUÁT

Tháng 07/2010

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Phước Ninh
TS. Nguyễn Đình Quát
Họ và tên sinh viên thực tập: Ngô Tùng Nguyên
Tên luận văn: “Khảo sát các biểu hiện lâm sàng thường gặp trên heo từ
sau cai sữa đến chuyển thịt tại trại chăn nuôi heo Hiền Thoa, huyện Đức Linh,
tỉnh Bình Thuận”.
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi – Thú Y ngày
27/07/2010.

Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Thị Phước Ninh

TS. Nguyễn Đình Quát

Thư ký hội đồng

TS. Nguyễn Văn Khanh

ii


LỜI CẢM ƠN
Con cảm ơn ba má đã tạo mọi điều kiện và là điểm tựa tinh thần cho con
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh, Ban quản lí AUF, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi - Thú y, đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài này.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Cô Nguyễn Thị Phước Ninh và Thầy
Nguyễn Đình Quát, đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ, động viên và cung cấp nhiều tài
liệu quý báu giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Thu Hương, đã tận tình giúp đỡ tôi
chỉnh sửa văn phong pháp ngữ.
Xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Khanh đã động viên, giúp đỡ, hỗ
trợ tôi hoàn thành đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Chú Võ Văn Hiền và các Cô, Chú, Anh, Chị, Em
công nhân trại heo đã nhiệt tình hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thực tập.
Kính tri ân Quý Thầy Cô đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến

thức kinh nghiệm quý báu cho tôi trong quá trình học tập cũng như thời gian thực
hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thành viên lớp Thú y 31 và luôn nhớ mãi
những kỉ niệm vui buồn.

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát các biểu hiện lâm sàng thường gặp trên heo từ sau cai
sữa đến chuyển thịt tại trại chăn nuôi heo Hiền Thoa, huyện Đức Linh, tỉnh
Bình Thuận” được tiến hành từ ngày 1/3/2010 đến ngày 1/6/2010 với mục đích
khảo sát các bệnh thường gặp trên heo từ sau cai sữa đến chuyển thịt làm cơ sở giúp
cho các nhà chăn nuôi xây dựng những biện pháp phòng trị thích hợp. Qua khảo sát
746 con heo sau cai sữa và được chia thành 3 đợt nuôi trên hai dãy chuồng chúng tôi
nghi nhận được những kết quả sau:
Nhiệt độ chuồng nuôi trong thời gian khảo sát tại trại cao hơn vùng nhiệt độ
trung hoà (21-270C) của heo trong giai đoạn sau cai sữa.
Tỉ lệ heo có biểu hiện hô hấp bất thường là 12,87%, trong đó, tỉ lệ heo có
triệu chứng ho, thở bụng, ho + thở bụng lần lượt là 5,9%, 3,49%, 3,49%. Tỉ lệ điều
trị khỏi bệnh hô hấp hơi thấp (67,7%), tỉ lệ tái phát là 18,46% và tỉ lệ chết (1,07%).
Kết quả mổ khám tử các heo biểu hiện hô hấp, nghi ngờ có bệnh tích đại thể và vi
thể do một số vi sinh vật gây ra như: PRRSV, virus dịch tả heo, Haemophilus
parasuis, Pasteurella multocida, Mycoplasma hyopneumoniae.
Tỉ lệ heo có biểu hiện tiêu chảy là cao nhất (65,01%) nhưng tỉ lệ điều trị khỏi
bệnh khá cao (98,14%), tỉ lệ tái phát (17,86%), tỉ lệ chết (1,34%). Kết quả mổ khám
tử cho thấy nghi ngờ có bệnh tích do Salmonella qua bệnh tích đại thể lách xuất
huyết và dai, bàng quang xung huyết và xuất huyết điểm, hồi tràng xuất huyết.
Ngoài ra, tỉ lệ heo viêm khớp (0,4%), viêm da (3,62%) và tỉ lệ heo chết đột tử và co
giật là 1,07%.

Tăng trọng hằng ngày trung bình và hệ số chuyển hoá thức ăn trung bình của
ba đợt khảo sát lần lượt là 308 g/ngày và 1,5 kg/kg.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ..........................................................................................................i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ..................................................................ii
Lời cảm ơn .......................................................................................................iii
Tóm tắt .............................................................................................................iv
Mục lục .............................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ................................................................................viii
Danh sách các hình ...........................................................................................ix
Danh sách các bảng ..........................................................................................x
Danh sách biểu đồ ............................................................................................xi
1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
Đặt vấn đề ...................................................................................................1
Mục đích - yêu cầu ....................................................................................2
1.2.1 Mục đích ..................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ....................................................................................................2
2. TỔNG QUAN .............................................................................................3
2.1 Sơ nét về trại chăn nuôi heo Hiền Thoa .....................................................3
2.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện khí hậu của khu vực chăn nuôi ........................3
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, quá trình thành lập và phát triển ...................................3
2.1.3 Cơ cấu đàn ...............................................................................................3
2.1.4 Hệ thống chuồng trại và tiểu khí hậu chuồng nuôi .................................4
2.1.5 Hệ thống xử lí chất thải ...........................................................................5
2.1.6 Nước uống và thức ăn .............................................................................5

2.1.7 Chăm sóc quản lí và vệ sinh sát trùng chuồng trại ..................................5
2.1.7.1 Chăm sóc quản lí ..................................................................................5
2.1.7.2 Vệ sinh sát trùng...................................................................................6
2.1.8 Quy trình dùng thuốc phòng và trị bệnh .................................................7
2.2 Một số bệnh trên heo sau cai sữa ...............................................................8

v


2.2.1 Bệnh do virus ..........................................................................................8
2.2.1.1 Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp .................................................8
2.2.1.2 Hội chứng ốm còi sau cai sữa ..............................................................11
2.2.1.3 Dịch tả heo cổ điển ...............................................................................13
2.2.2 Bệnh do vi khuẩn.....................................................................................15
2.2.2.1 Bệnh Glasser ........................................................................................15
2.2.2.2 Bệnh viêm phổi địa phương truyền nhiễm ...........................................16
2.2.2.3 Bệnh tiêu chảy do E.Coli .....................................................................18
2.2.2.4 Bệnh tiêu chảy do Salmonella ..............................................................21
2.3 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu có liên quan .............................24
3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................25
3.1 Thời gian ....................................................................................................25
3.2 Địa điểm .....................................................................................................25
3.3 Đối tượng khảo sát .....................................................................................25
3.4 Vật liệu và dụng cụ khảo sát ......................................................................25
3.5 Nội dung .....................................................................................................25
3.6 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................25
3.6.1 Ghi nhận cách quản lí đàn, vệ sinh chuồng trại và tiểu khí hậu
chuồng nuôi ......................................................................................................25
3.6.2 Theo dõi các biểu hiện bệnh và ghi nhận cách điều trị, hiệu quả
điều trị .............................................................................................................25

3.6.3 Quan sát bệnh tích đại thể và bệnh tích vi thể ........................................27
3.6.4 Năng suất đàn heo khảo sát .....................................................................27
3.6.5 Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................27
3.6.6 Các công thức tính...................................................................................28
3.6.7 Phương pháp xử lí số liệu ........................................................................28
4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................30
4.1 Quản lí đàn, vệ sinh sát trùng chuồng trại, tiểu khí hậu chuồng nuôi ........30
4.1.1 Quản lí đàn ..............................................................................................30

vi


4.1.2 Vệ sinh chuồng trại .................................................................................30
4.1.3 Tiểu khí hậu chuồng nuôi ........................................................................31
4.2 Tình hình bệnh trên đàn heo khảo sát ........................................................32
4.2.1 Tình hình bệnh hô hấp trên đàn heo khảo sát .........................................32
4.2.2 Tình hình bệnh tiêu chảy trên đàn heo khảo sát ......................................41
4.2.3 Tình hình bệnh viêm da, viêm khớp trên đàn heo khảo sát ....................45
4.2.4 Tình hình heo co giật và chết đột tử ........................................................46
4.2.5 Hệ số chuyển hoá thức ăn và tăng trọng tuyệt đối ..................................47
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................50
5.1 Kết luận ......................................................................................................50
5.2 Đề nghị .......................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CFSPH

: The center for food security& public health

ELISA

: Enzyme-liked immunosorbent assay

FA

: Fluorescent antibody

FAO

: Food and Agriculture Organisation

FAVN

: Fluorescent antibody virus neutralization

GMQ

: Gain moyen quotidien

IC

: Indice de conversion

IFA


: Indirect fluorescent antibody

IPMA

: Immunoperoxidase monolayer assay

IHC

: Immunohistochemistry

ISH

: In situ hybridization

MAP

: La maladie de l’amaigrissement du porcelet

NPLA

: Neutralizing peroxidase-linked assay

PCV2

: Porcine circovirus type 2

PCR

: Polymerase chain reaction


PPC

: Peste porcine classique

PWMS

: Post weaning multisystemic wasting syndrom

OIE

: Organisation internationale épidémique

SDRP

: Syndrome dysgénésique et respiratoire du porc

SNV

: Serum virus neutralization

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 : Mô hình trang trại ...................................................................... 4
Hình 2.2 : Sơ đồ cơ chế gây bệnh của PRRSV ........................................... 10
Hình 2.3 : Sơ đồ cơ chế gây bệnh của dịch tả heo ...................................... 14
Hình 2.4 : Sơ đồ cơ chế gây bệnh của E.Coli sản sinh độc tố .................... 20
Hình 2.5 : Sơ đồ cơ chế gây tiêu chảy của Salmonella ............................... 22

Hình 3.1 : Bầy heo được đánh số bằng thuốc nhuộm tóc ........................... 26
Hình 3.2 : Nhiệt - ẩm kế đo ở trang trại ...................................................... 26
Hình 4.1 : Mặt dưới sàn bám đầy mạng nhện và bụi bẩn ........................... 30
Hình 5.2 : Phổi hóa gan đối xứng................................................................ 38
Hình 5.3 : Xuất huyết cơ tim ....................................................................... 38
Hình 5.4 : Fibrin phủ đầy bề mặt tim .......................................................... 38
Hình 5.5 : Dạ dày xung huyết ..................................................................... 38
Hình 5.6 : Hạch ruột triển dưỡng ................................................................ 39
Hình 5.7 : Tích dịch khớp ........................................................................... 39
Hình 5.8 : Vách phế nang dày lên ............................................................... 39
Hình 5.9 : Lách xuất huyết trầm trọng ........................................................ 39
Hình 5.10 : Phân tiêu chảy .......................................................................... 44
Hình 5.11 : Heo tiêu chảy với phân màu đỏ................................................ 44
Hình 5.12 : Ruột xuất huyết ........................................................................ 45
Hình 5.13 : Hạch amygdal xung huyết........................................................ 45

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 : Cơ cấu đàn heo trại heo Hiền Thoa .................................................. 3
Bảng 2.2 : Cách sử dụng thuốc điều trị bệnh trên heo cai sữa tại trại heo Hiền Thoa
............................................................................................................................ 7
Bảng 2.3 : Quy trình tiêm phòng vaccin cho các nhóm heo trong trại .............. 8
Bảng 2.4 : Những chủng E.coli gây bệnh đường ruột trên người và thú nuôi ... 19
Bảng 3.1 : Bảng bố trí khảo sát .......................................................................... 26
Bảng 3.2 : Những heo mổ khảo sát .................................................................... 27
Bảng 4.1 : Bảng theo dõi nhiệt độ chuồng nuôi qua các tháng .......................... 31
Bảng 4.2 : Bảng theo dõi ẩm độ chuồng nuôi qua các tháng ............................ 32

Bảng 4.3 : Kết quả khảo sát heo có biểu hiện hô hâp bất thường ...................... 33
Bảng 4.4 : Kết quả quan sát bệnh tích đại thể cuả heo có biểu hiện hô hấp ...... 35
Bảng 4.5 : Kết quả quan sát bệnh tích vi thể ...................................................... 36
Bảng 4.6 : Kết quả điều trị ................................................................................. 40
Bảng 4.7 : Kết quả khảo sát và hiệu quả điều trị bệnh tiêu chảy ....................... 41
Bảng 4.8 : Kết quả quan sát bệnh tích đại thể .................................................... 44
Bảng 4.9 : Kết quả khảo sát và hiệu quả điều trị heo có biểu hiện viêm da ...... 46
Bảng 4.10: Hệ số chuyển hoá thức ăn, tăng trọng tuyệt đối, lượng thức ăn tiêu thụ
hằng ngày của các đợt nuôi ................................................................................ 47

x


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 : Tỉ lệ ho, thở bụng, ho+thở bụng .................................................33
Biểu đồ 4.2 : Tỉ lệ ngày con ho, ngày con thở bụng ngày con ho + thở bụng .34
Biểu đồ 4.3: Tỉ lệ khỏi bệnh, tái phát, chết, và loại thải của các đợt40
Biểu đồ 4.4 : Tỉ lệ tiêu chảy và ngày con tiêu chảy của các đợt ......................42
Biểu đồ 4.5 : Tỉ lệ khỏi bệnh, tái phát và tỉ lệ chết của heo tiêu chảy các đợt .42
Biểu đồ 4.6: Hệ số chuyển hoá thức ăn của heo khảo sát theo các đợt nuôi ...47
Biểu đồ 4.7: Tăng trọng tuyệt đối của heo khảo sát theo từng đợt nuôi ..........48

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 2006 là năm đánh dấu bước phát triển kinh tế mới của Việt Nam, Việt

Nam chính thức gia nhập WTO, đã mở ra nhiều cơ hội cũng như những thách thức,
khó khăn mới cho ngành chăn nuôi nước ta do phải cạnh tranh khá gay gắt với
những tập đoàn chăn nuôi đa quốc gia hùng mạnh trên thế giới.
Do đó nghành chăn nuôi heo nư
ớc ta muốn tồn tại, phát triển phải luôn tự
hoàn thiện mình. Muốn vậy chúng ta phải có một chiến lược phát triển thật hợp lí,
ngoài việc chuẩn bị thật tốt công tác giống, dinh dưỡng, chăm sóc vệ sinh…, việc
phát hiện, xử lí các bệnh trên heo cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng
trực tiếp đến thành bại trong chăn nuôi heo.
Trong chăn nuôi heo, giai đoạn cai sữa được xem là giai đoạn quan trọng đối
với heo con, chúng phải chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường, thường bị hàng loạt
các stress do tách mẹ, ghép bầy, thay đổi thức ăn…Do mỗi trại có điều kiện chăn
nuôi (tiểu khí hậu, thiết kế chuồng trại, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng) khác nhau,
hơn nữa có nhiều nguyên nhân gây bệnh cho heo, điều này gây khó khăn cho việc
chẩn đoán và đưa ra những biện pháp phòng bệnh chung cho các trang trại. Chính vì
vậy, cần phải có những khảo sát về các biểu hiện lâm sàng thường xảy ra, đánh giá
bệnh tích và ghi nhận những kết quả chăn nuôi heo từ sau cai sữa đến khi chuyển
thịt, từ đó đưa ra những biện pháp phòng trị bệnh cụ thể cho từng trang trại .
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự chấp thuận của Khoa Chăn Nuôi
Thú Y, Trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và d ưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Thị Phước Ninh và TS. Nguyễn Đình Quát, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Khảo sát các biểu hiện lâm sàng thường gặp trên heo từ sau
cai sữa đến chuyển thịt tại trại chăn nuôi heo Hiền Thoa, huyện Đức Linh, tỉnh
Bình Thuận ”.

1


1.2 MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích

Ghi nhận những biểu hiện bệnh thường gặp trên heo sau cai sữa đến khi
chuyển thịt từ đó đề ra những biện pháp phòng trị thích hợp.

1.2.2 Yêu cầu
− Khảo sát các biểu hiện lâm sàng trên những heo có biểu hiện bệnh.
− Quan sát bệnh tích đại thể và vi thể trên những heo bệnh chết được giết mổ.
− Theo dõi các liệu trình điều trị tại trại và hiệu quả điều trị.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 SƠ NÉT VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO HIỀN THOA
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện khí hậu của khu vực chăn nuôi

Trang trại được xây dựng tại xã Đức Hạnh, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.
Trại nằm xa khu dân cư, cách đường tỉnh lộ 766 khoảng 1,5km. Trại được xây dựng
trên một khu đất bằng phẳng và bao quanh bởi những vườn cây công nghiệ p.
Tỉnh

Bình

Thuận



khu

vực


khô

hạn

nhất

cả

nước.

(

theo

Thời kì nóng nhất
diễn ra từ tháng 4 đến tháng 9 với nhiệt độ trung bình hàng tháng lên đến 290C vào
tháng 7 và đỉnh điểm lên đến 38 hay 40 0C (Villegas, 2004). Ẩm độ tương đối thì
thấp, thỉnh thoảng giảm đến 50% (Villegas, 2004).
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, quá trình thành lập và phát triển
Chủ trại kiêm kĩ thuật trưởng là thạc sĩ thú y Võ Văn Hiền và 8 công nhân.
Trại được thành lập vào năm 2005 với quy mô 400 nái sinh sản và 1200 heo thịt.
Quy mô trại được giữ nguyên cho đến nay.
2.1.3 Cơ cấu đàn
Bảng 2.1 : Cơ cấu đàn heo trại Hiền Thoa tính đến ngày 30/5/2010)
Nọc

Số lượng (con)
5


Nái sinh sản và nái khô

356

Nái hậu bị

76

Heo con theo mẹ

504

Heo cai sữa

660

Heo thịt

1213

Tổng đàn

2814

Heo (Hạng)

3


2.1.4 Hệ thống chuồng trại và tiểu khí hậu chuồng nuôi

Bảng 2.2: Mô hình chuồng trại

Trại có diện tích khoảng 4 hecta với mô hình chia thành từng dãy chuồng. Các
dãy chuồng heo cách nhau từ 10 - 20m. Riêng khu xuất heo thịt và khu cách ly kiểm
dịch cách khu heo thịt 50m và được nối liền bằng một lối đi rộng 1m có tường bao
hai bên.
Nhìn chung, các khu được thiết kế giống nhau về phần mái. Mái được lắp bằng
tôn lạnh, thiết kế hai nóc nhằm tạo độ thông thoáng và mát mẻ cho chuồng nuôi, độ
cao tính từ sàn đến nóc khoảng 6m. Ngoài ra trên đỉnh mái dãy một và dãy hai còn

4


lắp thêm hệ thống phun sương làm mát khi thời tiết nắng nóng. Nền chuồng được đổ
bê tông tạo độ dốc 30-50, ngoại trừ nền chuồng heo nái nuôi con và heo cai sữa được
làm bằng tấm đan. Bốn phía của mỗi dãy chuồng được che phủ bởi rèm nhựa có thể
đóng mở một cách dễ dàng.
Toàn trại được lắp đặt hệ thống nước uống tự động, máng ăn tự động dành cho
heo cai sữa và heo thịt, còn hệ thống đèn sưởi ấm chỉ trang bị cho heo con theo mẹ
và heo vừa mới cai sữa. Tại lối vào khu nuôi heo được trang bị hố sát trùng.
2.1.5 Hệ thống xử lí chất thải
Phân và nước thải từ các dãy chuồng heo được dẫn qua hệ thống cống ngầm
đến hầm biogas và quá trình lên men sinh khí được diễn ra tại đây. Các khí sinh ra
(chủ yếu là CH 4 ) được đưa qua hệ thống lọc và phục vụ cho việc chạy máy phát
điện. Nước thải từ hầm biogas được dẫn qua bể lọc (lọc bằng cát) và chảy đến bể
chứa. Nước này phục vụ cho trồng trọt.
2.1.6 Nước uống và thức ăn
Nước được bơm từ các giếng khoan lên hai bể chứa để lắng cặn, sau đó tiếp tục
được bơm lên một bồn chứa nước ở độ cao 8m so với mặt đất. Nước từ đây theo hệ
thống ống dẫn đi đến các dãy chuồng cung cấp cho heo uống.

Trại hoàn toàn sử dụng thức ăn hỗn hợp của công ty thức ăn Việt Pháp và Lái
Thiêu. Thức ăn heo cai sữa được bổ sung kháng sinh flophenicol theo tỉ lệ 1kg
thuốc/200kg thức ăn.
2.1.7 Chăm sóc quản lí và vệ sinh sát trùng chuồng trại
2.1.7.1 Chăm sóc quản lý
-

Nái mang thai và nái khô: Cho ăn ngày 2 ần:
l
sáng 8h, chiều 3h. Sáng 7h

kiểm tra sức khoẻ của đàn heo, ghi nhận những con heo nghi ngờ bị bệnh để
kiểm tra và có biện pháp điều trị kịp thời. Khoảng 9-10h sáng phối những nái
lên giống.
-

Nái nuôi con: Nái mang thai trước khi đẻ 4 -5 ngày chuyển lên chuồng đẻ

được tắm rửa sạch sẽ, cho ăn ngày 2 lần: buổi sáng 8h, chiều 3h. Khi heo đẻ
luôn có công nhân trực thường xuyên. Trong suốt khoả ng thời gian heo nái đẻ

5


và nuôi con không tắm cho heo mẹ và con mà chỉ lau bầu vú bằng giẻ sạch.
-

Heo con: Heo con mới đẻ được giữ ấm bằng bột mixtra, sưởi bằng đèn

hồng ngoại và cho bú sữa đầu. Sau khi sinh một ngày, tiến hành cân trọng

lượng heo con sơ sinh và bấm răng. Hai ngày sau chích sắt và cắt đuôi. 10 ngày
sau khi sinh, cho heo con ập
t ăn và uống sữa bột với mức ăn tăng dần đến 28
ngày tuổi (tuổi cai sữa).
-

Heo cai sữa: Trong 5 - 7 ngày đầu sau cai sữa, heo con được cho ăn hỗn

hợp thức ăn Delice A, sau đó chuyển dần sang cho ăn Delice B bằng máng ăn
tự động. Tiêm vaccin phòng bệnh, theo dõi tình trạng sức khoẻ đàn heo để theo
dõi kịp thời.
-

Heo thịt: cho ăn tự do, tắm heo 1 ngày/1 lần .

2.1.7.2 Vệ sinh sát trùng
- Tại lối vào các dãy chuồng heo được thiết kế hố sát trùng chứa vôi được
thay mới hàng ngày. Các dãy chuồng được phun thuốc sát trùng (1tuần/1lần)
và thuốc phòng bệnh ghẻ (1 tháng/1lần).
- Sau khi xuất heo, các ô chuồng được xịt rửa bằng nước, sau đó quét vôi
và để trống một tháng trước khi nhập heo về.

6


2.1.8 Quy trình dùng thuốc phòng và trị bệnh
Bảng 2.6: Cách sử dụng thuốc điều trị bệnh trên heo cai sữa tại trại heo Hiền Thoa.
Biểu hiện

Tiêu chảy


Thành phần

Liều lượng và đường cấp

-Marbovitryl 250

Marbofloxacin

-Komitril 100

Norfloxacin

Ampicoline

Ampicillin

-COD

Thiamphenicol
Tetracyclin
Tylosine
Gentamycine

Heo<10kg: 1,5cc/con; IM
Heo >10kg: 1,5cc/10kgP; 3-5 ngày
IM
Heo<10kg: 1,5cc/con; IM
Heo>10kg: 1,5cc/10kgP;
IM

Heo<10kg: 2cc/con; IM
Heo>10kg: 1,5cc/10kgP;
IM
Heo<10kg: 2cc/con; IM
Heo>10kg: 1,5cc/10kgP;
IM

-Bio-tylosone

Ho và ho + thở
bụng

Thở bụng

Viêm khớp

Viêm da

Co giật

Liệu
trình

Tên thuốc

Novabromhexine plus
Kết hợp
Vetrimoxin

Bromhexine

Dexamethasone

-Marbovitryl 250

Marbofloxacin

-Vetrimoxin

-Amoxicilin

-Marbovitryl 250

-Marbofloxacin

Ketovet

Ketoprofen

Kết hợp
-Vetrimoxin

Amoxicilin

-Marbovitryl 250

Marbofloxacin

-Vetrimoxin

Amoxicilin


-Dexamethasone

Dexamethason

Vetrimoxin

Amoxicilin

Amoxicilin

7

Heo<15kg: 1,5cc/con; IM 3-6 ngày
Heo>15kg: 1,5cc/15kgP;
IM
Heo<15kg: 1,5cc/con; IM
Heo>15kg: 1,5cc/15kgP;
IM
Heo<10kg: 1,5cc/con; IM
Heo >10kg: 1,5cc/10kgP;
IM
Heo<15kg: 1,5cc/con; IM
Heo>15kg: 1,5cc/15kgP;
IM
Heo<10kg: 1,5cc/con; IM
Heo >10kg: 1,5cc/10kgP;
IM
Heo<10kg: 1cc/con; IM
Heo >10kg: 1cc/10kgP;

IM
Heo<10kg: 2cc/con; IM
Heo>10kg: 2cc/15kgP; IM
Heo<10kg: 2cc/con; IM
Heo >10kg: 2cc/15kgP;
IM
Heo<10kg: 2cc/con; IM
Heo>10kg: 2cc/15kgP; IM
Heo<10kg: 1,5cc/con; IM
Heo>10kg: 1,5cc/15kgP;
IM
Heo: 6cc/ con IM

3-6 ngày

3-6 ngày

5-6 ngày

5-6 ngày


Truyền dung dịch glucose vào xoang bụng cho những con heo tiêu chảy nặng kéo
dài, cơ thể mất nước, gầy yếu. Tiêm bổ sung B-complex (1cc/10kgP) cho những con
heo bắt đầu có dấu hiệu hô hấp.
Bảng 2.5: Quy trình tiêm phòng vaccin cho các nhóm heo trong trại .
Phòng bệnh

Loại vaccin


Liều/heo

do E.coli

Porcoli DF
(Intervet)

2ml

Porcilis parvo
(Intervet)
Do Mycoplasma Respisure
hyopneumoniae
(Pfizer)
Circumvent
do Circovirus
PCV
(Intervet)
Tụ huyết
Tụ huyết trùng
trùng
(NAVETCO)
Porcilis CSF
Dịch tả heo
live (Intervet)
do Parvovirus

2ml

Nái mang Nái nuôi Heo con

thai
con
theo mẹ
15 ngày
trước khi
sanh
15 ngày
sau khi đẻ

2 ml

7 ngày tuổi

2 ml

21 ngày
tuổi

Heo nọc
Nái khô

40 ngày
tuổi
50 ngày
tuổi

2 ml
2 ml

Heo cai

sữa

6 tháng/
1lần

6 tháng/
1lần

35 ngày
tuổi

6 tháng/
1lần

2.2 MỘT SỐ BỆNH TRÊN HEO SAU CAI SỮA
2.2.1 BỆNH DO VIRUS
2.2.1.1 Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (Porcine Respiratory and
Reproductive Symdrome = PRRS)
Là bệnh truyền nhiễm trên heo do một loại virus có thể gây sẩy thai, chậm lên
giống, heo con đẻ ra gầy yếu và triệu chứng hô hấp (Trần Thanh Phong, 1996).
Căn bệnh
Bệnh do virus thuộc họ Arteriviridae, giống Arterivirus, ARN đơn sợi, có vỏ
enveloppe (Conzelmann, 1993 ; Brinton và ctv, 2000), ồgm hai chủng, chủng Bắc
Mỹ và chủng Châu Âu (Nelsen, 1999 ; OIE, 2008). Virus bị bất hoạt nhanh chóng
trên nhựa, sắt không rỉ, cao su, mạt cưa, rơm (Pirtle và Beran, 1996), chất lỏng như
nước tiểu, phân nhão (Jeffrey, 2001), nhiệt độ cao, môi trường khô (Yoon, 2001) và
bị bất hoạt thực sự bởi chất sát trùng thông thường (Shirai và ctv, 2000). Virus giảm
90% khả năng lây nhiễm ở PH<5 hay PH>7 (Yoon, 2001).

8



Cách lây lan
- Trực tiếp: tiếp xúc giữa thú bệnh và thú khoẻ, qua phân, nước tiểu, tinh dịch
(OIE, 2008), nhau thai (Albina và ctv, 1992).
- Gián tiếp: qua kim tiêm (Otake và ctv, 2001), không khí hay yếu tố cơ học
(OIE, 2008).
Triệu chứng
Biểu hiện chung: sốt, chán ăn, mệt mỏi, thỉnh thoảng xanh tím ở đầu mút (tai,
mõm, đầu vú, âm hộ) và biểu hiện hô hấp (khó thở, ho, thở bụng) (Gagnon, 2009)
Heo con theo mẹ: tỉ lệ chết cao, gầy còm, thở nhanh sâu, khó thở, phù kết mạc,
tiêu chảy (Gagnon, 2009).
Heo cai sữa và heo vỗ béo: tương tự như biểu hiện chung (Gagnon, 2009).
Heo nái và heo nọc: heo nái sẩy thai giai đoạn cuối của thai kì (>70 ngày, <112
ngày), sinh sớm, giảm khả năng sinh sản, viêm vú, sinh ra heo con gầy yếu, thai
khô, chất lượng tinh dịch của heo nọc biến đổi với số lượng tinh trùng giảm, giảm di
chuyển và thỉnh thoảng bất thường (Albina, 1992).
Bệnh tích
Bệnh tích đại thể: viêm phổi kẽ (Albina, 1992), các nốt lympho sưng, phổi hoá
gan, những vùng màu đỏ nhạt phân tán trong phổi và không phân biệt được giới hạn
giữa vùng mô bệnh với vùng mô lành, tích nước màng ngoài tim, tích nước xoang
ngực, tích nước xoang bụng (Gagnon, 2009).
Bệnh tích vi thể: viêm phổi kẽ với sự dày lên của vách liên tiểu thuỳ với những
tế bào lympho đơn nhân, sự triển dưỡng của tế bào phổi cấp II, tích dịch ở vách liên
tiểu thuỳ, viêm cơ tim, viêm não, sự hình thành các hợp bào (Yoon và stevenson,
2001). Giảm số lượng tế bào lympho ở tuyến ức, hạch amygdal, nốt lympho ở màng
treo ruột (Albina và ctv, 1992).

9



Cơ chế sinh bệnh

Hình 2.1: Sơ đồ cơ chế gây bệnh của PRRSV
(Nguồn: />Chẩn đoán
Tìm

virus:

sử

dụng

test

fluorescent

antibody

(FA),

test

Immunohistochemistry (IHC); kĩ thuật polymerase chain re action (PCR) và kĩ thuật
In situ hybridization (ISH).
Xác định kháng thể trong huyết thanh: test indirect fluorescent antibody
(IFA), test serum virus neutralization (SNV), test immunoperoxidase monolayer
assay (IPMA) và test enzyme-liked immunosorbent assay (ELISA (Yoon và

10



Stevenson, 2001).
Phòng bệnh
Vệ sinh chuồng trại, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi,
cải thiện điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi.
Tiêm phòng vaccin: có hai ại,
lo vaccin nhược độc

như INGELVAC PRRS

Modified Live Virus (Boehringer Ingelheim), PORCILIS PRRS (Intervet Belgium)
và vaccin vô ạtho

như INGELVAC PRRS

(Boehringer Ingelheim) hay

PROGRESSIS (Merial). Vaccin nhược độc không nên sử dụng cho heo nái mang
thai, nái hậu bị mang thai, hay heo nọc của những đàn không bị nhiễm PRRS, chỉ sử
dụng trong những trại dương tính với PRRS để giảm những biểu hiện lâm sàng (rối
loạn sinh sản và hô hấp) (OIE, 2008).
2.2.1.2 Hội chứng ốm còi sau cai sữa (l’amaigrissement du porcelet -MAP)
Căn bệnh học
PCV-2 được xem như là tác nhân chính trong sự bùng nổ của căn bệnh MAP
(Allan và ctv, 1998), được xếp vào giống Circovirus, họ Circoviridae, là virus có
kích thước nhỏ 17nm, không vỏ, AD N sợi vòng đơn, gồm hai chủng PCV1 và
PCV2. PCV1 không gây bệnh, ngược lại PCV2 tham gia vào sự xu ất hiện của một
căn bệnh mới trên toàn thế giới, bệnh ốm còi trên heo sau cai sữa (MAP). Virus có ở
khắp nơi và rất đề kháng trong môi trường (Madec và ctv, 2000).

Cách lây lan
Truyền lây ngang trực tiếp : Qua đường hô hấp và phân (giữa thú bệnh hoặc
thú mang mầm bệnh với thú khoẻ).
Truyền lây ngang gián tiếp: qua phương tiện, dụng cụ, thú hoang dã (loài gậm
nhấm), quần áo của công nhân…
Ngoài ra, virus có thể lây lan qua tinh trùng, và truyền dọc qua nhau thai.
Triệu chứng
Lứa tuổi mắc bệnh: heo sau cai sữa hay đầu thời kì vỗ béo (trong độ tuổi 5-18
tuần tuổi) (Allan và ctv, 1998).
Thời gian ủ bệnh 11 ngày.

11


Biểu hiện : “Chán ăn, yếu, suy nhược cơ thể, tăng nhiệt độ đến 41 0C trong 10-15
ngày,tiêu chảy, khó thở, ho, triển dưỡng nốt lympho, da nhợt nhạt, thiếu máu, vàng
da, giảm cân nghiêm trọng (nhìn thấy đỉnh cột sống). Tỉ lệ chết 15%”.
( />
Bệnh tích


Bệnh tích đại thể
“Phì đại nốt lympho (chủ yếu hạch bẹn, hạch dưới hàm, hạch màng treo ruột,

hạch giữa hai lá phổi), viêm phổi kẽ với phổi không xẹp và có vân (Rosell và ctv,
1999). Thiếu máu, suy nhược cơ thể, viêm gan, vàng da, ổ hoại tử ở thận. Viêm cơ
tim, viêm ruột dính fibrin hoại tử (Madec và ctv, 1999)


Bệnh tích vi thể

Ngược với bệnh tích đại thể, bệnh tích vi thể quan sát trên những mô lympho

của heo mắc bệnh thì khá đặc trưng. Hai loại bệnh tích đặc trưng: Viêm thể hạt liên
quan một phần đến sự biến mất cấu tạo mô lympho và sự hiện diện của thể vùi trong
tế bào chất (Chae, 2003). Ngoài ra còn gặp một số bệnh tích khác như v iêm thể hạt
nốt lympho, gan, phổi, lách, tuyến ức, mảng payer , sự thâm nhập tế bào bạch cầu
trong khối viêm tại cửa gan (Clark, 1997).Viêm phổi kẽ bán cấp tính, viêm thận bể
thận, viêm cơ tim.
Chẩn đoán
Chẩn đoán bệnh MAP đòi hỏi có sự liên kết đồng thời 3 chỉ tiêu lâm sàng :
Sự hiện diện triệu chứng lâm sàng của bệnh, sự hiện diện các đặc điểm bệnh
tích vi thể và sự xác định virus trong bệnh tích (Sorden, 2000).
Xác định virus : Sử dụng kĩ thuật immunohistochemistry (IHC), kĩ thuật in situ
hybridization (ISH) và kĩ thuật polymerase chain reaction (PCR).
Xác định kháng thể trong huyết thanh: test immunoperoxidase monolayer
assay (IPMA) và test enzyme-liked immunosorbent assay (ELISA) (Mélanie và ctv,
2001).
Phòng bệnh và kiểm soát
Đối với heo cai sữa : Chiến lược quản lí đàn tốt như giảm mật độ nuôi, tuân

12


thủ nguyên tắc cùng vào - cùng ra, nuôi riêng heo các lứa tuổi, thực h ành vệ sinh và
sát trùng tốt, kiểm soát các yếu tố đồng nhiễm (Perry, 2001) và một số biện pháp
khác. Vaccin tỏ ra có hiệu quả trong việc kiểm soát căn bệnh này (Madson và ctv,
2009, Gagnon, 2009). Vaccin nhược độc CIRCOVAC (Meria) hay PORCILIS PCV
(Intervet).
2.2.1.3 Dịch tả heo cổ điển (Classical Swine Fever - CSF)
Căn bệnh học

Bệnh do virus thuộc họ Flaviridae, giống Pestivirus, có vỏ envelop, virus ổn
định giữa pH 5-10, những chủng có độc lực cao thường ổn nhiệt hơn dưới tác động
của nhiệt độ, có phản ứng chéo giữa các virus trong cùng một giống (Trần Thanh
Phong, 1996), chỉ có một serotype đã được tìm thấy (CFSPH, 2007) .
Cách lây lan
Lây truyền trực tiếp : giữa heo bệnh hay heo mang trùng và heo khoẻ là quan
trọng nhất, qua đường hô hấp, qua đường tiêu hoá, qua da, qua tinhịch
d và lây
nhiễm qua nhau thai (FAO, 2003).
Lây truyền gián tiếp qua yếu tố cơ học (FAO, 2003).
Triệu chứng
Thời kì ủ bệnh : 2-14 ngày (CFSPH, 2008), 5-15 ngày (FAO, 2003).
Triệu chứng cuả dịch tả heo thay đổi tuỳ theo độc lực, tình trạng miễn dịch,
tuổi, thú sinh đẻ, mang thai (Jeffrey và ctv, 2006).
Thể quá cấp : xảy ra với những con heo nhạy cảm không tiêm vaccin (FAO,
2003). Sốt 41-420C, chết đột ngột trong 1-2 ngày (Trần Thanh Phong, 1996).
Thể cấp tính: Tỉ lệ chết cao (FAO, 2003; CFSPH, 2008). Sốt cao (>40 0C), heo
thường tụ thành từng nhóm, suy yếu, mệt mỏi, chán ăn, viêm kết mạc mắt, táo bón
và theo sau đó là tiêu chảy, có thể nôn mửa, da xuất hiện màu tím đỏ (xuất huyết ở
da) vùng tai, ụbng, đùi sau, đi đứng không vững, co giật (Jeffrey và ctv, 2006 ;
CFSPH, 2008), chết trong vòng 9 -19 ngày sau khi nhi
ễm (Trần Thanh Phong,
1996).
Thể mãn tính: Thời kì này kéo dài hơn 30 ngày (FAO, 2003) với sốt ngắt

13


×