Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA BACILLUS SUBTILIS VÀ LACTOBACILLUS ACIDOPHILUS LÊN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA BACILLUS SUBTILIS VÀ
LACTOBACILLUS ACIDOPHILUS LÊN SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG TÔM CÀNG XANH
(Macrobrachium rosenbergii)

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG
Ngành
: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên Khóa
: 2008 – 2010

Tháng 8/2010


ẢNH HƯỞNG CỦA BACILLUS SUBTILIS VÀ
LACTOBACILLUS ACIDOPHILUS LÊN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG TÔM CÀNG XANH
(Macrobrachium rosenbergii)

Tác giả

NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Nuôi Trồng Thủy Sản


Giáo viên hướng dẫn
TS. ĐINH THẾ NHÂN

Tháng 8/2010
i


TÓM TẮT
Đề tài : “Ảnh hưởng của Bacillus subtilis và Lactobacillus acidophilus lên
sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium
rossenbergii) được thực hiện tại Trại Thực Nghiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2010.
Thí nghiệm được bố trí gồm 4 nghiệm thức, 5 lần lặp lại.
Kết quả cho thấy có sự khác biệt về chỉ số giai đoạn ấu trùng (LSI) sau 10
ngày và 15 ngày nuôi, thời gian biến thái, tỷ lệ sống và chất lượng hậu ấu trùng giữa
các nghiệm thức.
Nghiệm thức bổ sung kết hợp vi khuẩn Bacillus subtilis và Lactobacillus
acidophilus cho kết quả tốt nhất với tỷ lệ sống đạt 67,6%, hai nghiệm thức bổ sung
Lactobacillus acidophilus và Bacillus subtilis cho tỷ lệ sống trung bình đạt 56,8% và
50,2%, nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn cho kết quả thấp nhất 23,4%.
Từ đó ta có thể rút ra kết luận ban đầu:
Có sự ảnh hưởng tích cực của việc bổ sung vi khuẩn Bacillus subtilis và
Lactobacillus acidophilus lên tốc độ tăng trưởng, thời gian biến thái từ ấu trùng sang
hậu ấu trùng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh thí nghiệm. Đồng thời việc bổ
sung kết hợp 2 dòng vi khuẩn này vào nước ương và thông qua làm giàu Artemia cho
thấy hiệu quả ảnh hưởng tích cực hơn.

ii



LỜI CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm, cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Thủy sản đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt kiến thức và giúp đỡ, chỉ bảo chúng tôi suốt quá trình học tập cũng như
trong thời gian thực hiện đề tài.
Đặc biệt với lòng biết ơn sâu sắc xin gởi đến thầy Đinh Thế Nhân đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện đề
tài tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị, các bạn trong và ngoài lớp đã
động viên giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập và thời gian thực hiện đề tài.
Do kiến thức chuyên môn còn hạn chế và thời gian thực hiện đề tài ngắn nên
chúng tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong đón nhận những ý kiến đóng
góp từ quý thầy cô và các bạn để quyển luận văn được hoàn chỉnh hơn.

iii


MỤC LỤC
Trang tựa............................................................................................................................... i
Tóm tắt................................................................................................................................. ii
Lời cảm tạ ...........................................................................................................................iii
Mục lục ............................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ................................................................................................. vii
Danh sách các bảng ..........................................................................................................viii
Danh sách các hình ............................................................................................................ iix
Danh sách các đồ thị.......................................................................................................... iix
Chương 1 GIỚI THIỆU....................................................................................................... 1
1.1 Đặt Vấn Đề .................................................................................................................... 1
1.2 Mục Tiêu Đề Tài ........................................................................................................... 3

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................... 4
2.1 Đặc Điểm Sinh Học Của Tôm Càng Xanh.................................................................... 4
2.1.1 Phân loại ..................................................................................................................... 4
2.1.2 Hình thái ..................................................................................................................... 4
2.1.3 Vùng phân bố của tôm càng xanh .............................................................................. 6
2.1.4 Vòng đời của tôm càng xanh...................................................................................... 6
2.1.5 Tập tính dinh dưỡng của tôm càng xanh .................................................................... 8
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng của tôm càng xanh .................................................................. 8
2.1.7 Đặc điểm sinh sản của tôm càng xanh ....................................................................... 9
2.1.8 Điều kiện môi trường sống ....................................................................................... 10
2.2 Đặc Điểm Sinh Học của Ấu Trùng Tôm Càng Xanh.................................................. 11
2.2.1 Hình thái ................................................................................................................... 11
2.2.2 Yêu cầu về ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh........................................................ 14
2.2.3 Mật độ ương ấu trùng ............................................................................................... 14
2.2.4 Tập tính dinh dưỡng của ấu trùng tôm càng xanh.................................................... 15
2.2.5 Thức ăn cho ấu trùng tôm càng xanh trong ương nuôi ............................................ 16
2.3 Thành Phần Dưỡng Chất của Thức Ăn ....................................................................... 17
2.3.1 Protein....................................................................................................................... 17
iv


2.3.2 Lipid.......................................................................................................................... 18
2.3.3 Vitamin C ................................................................................................................. 20
2.3.4 Khoáng chất.............................................................................................................. 20
2.4 Artemia ........................................................................................................................ 20
2.4.1 Phân loại ................................................................................................................... 21
2.4.2 Vòng đời ................................................................................................................... 21
2.4.3 Giá trị dinh dưỡng .................................................................................................... 22
2.5 Một Số Phương Pháp Đánh Giá Chất Lượng Ấu Trùng và Hậu Ấu Trùng ................ 23
2.5.1 Đánh giá ấu trùng bằng phương pháp quan sát thông thường.................................. 23

2.5.2 Phương pháp đánh giá chất lượng hậu ấu trùng ....................................................... 23
2.6 Một Số Bệnh Thường Gặp Trên Tôm Càng Xanh ...................................................... 24
2.6.1 Bệnh đục cơ .............................................................................................................. 24
2.6.2 Bệnh hoại tử do vi khuẩn.......................................................................................... 24
2.6.3 Bệnh giữa chu kỳ ấu trùng (MCD)........................................................................... 25
2.6.4 Bệnh phát sáng ......................................................................................................... 25
2.6.5 Bệnh do Protozoa ..................................................................................................... 26
2.7 Probiotic....................................................................................................................... 26
2.7.1 Bacillus subtillis ....................................................................................................... 26
2.7.2 Lactobacillus acidophilus......................................................................................... 29
2.7.3 A1 DHA Selco.......................................................................................................... 31
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...............................................32
3.1 Thời Gian và Địa Điểm Nghiên Cứu........................................................................... 32
3.2 Vật Liệu và Trang Thiết Bị Nghiên Cứu..................................................................... 32
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 32
3.2.2 Hệ thống thí nghiệm ................................................................................................. 33
3.2.3 Nguồn nước .............................................................................................................. 33
3.2.4 Thiết bị và dụng cụ ................................................................................................... 34
3.2.5 Thức ăn ..................................................................................................................... 34
3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu ........................................................................................... 35
3.3.1 Bố trí thí nghiệm....................................................................................................... 35
3.3.2 Phương pháp làm giàu Artemia ................................................................................ 35
v


3.3.3 Chăm Sóc.................................................................................................................. 36
3.4 Phương Pháp Thu Thập Số Liệu ................................................................................. 37
3.4.1 Khảo sát hai sản phẩm vi khuẩn sử dụng trong thí nghiệm ..................................... 38
3.4.2 Các chỉ tiêu môi trường nước ................................................................................... 43
3.4.3 Chỉ số giai đoạn ấu trùng (LSI: Larval Stage Index) ............................................... 43

3.4.4 Tỷ lệ sống của ấu trùng trong thí nghiệm................................................................. 44
3.4.5 Thời gian biến thái.................................................................................................... 44
3.4.6 Xử lý thống kê .......................................................................................................... 44
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................45
4.1 Khảo Sát Hai Sản Phẩm Vi Khuẩn Sử Dụng Trong Thí Nghiệm ............................... 45
4.1.2 Xác định mật độ vi khuẩn trong mỗi sản phẩm........................................................ 48
4.1.3 Hình dạng và mật độ vi khuẩn qua giai đoạn khảo sát của từng nghiệm thức......... 50
4.2 Các Yếu Tố Môi Trường Thí Nghiệm......................................................................... 54
4.3 Chỉ Số Giai Đoạn Ấu Trùng (LSI – Larval Stage Index)............................................ 54
4.3.1 Khảo sát sự phát triển của ấu trùng thông qua chỉ số LSI sau 10 ngày tuổi ............ 55
4.3.2 Khảo sát sự phát triển của ấu trùng thông qua chỉ số LSI sau 15 ngày tuổi ............ 56
4.4 Tỷ Lệ Sống của Ấu Trùng Trong Thí Nghiệm............................................................ 57
4.5 Thời Gian Xuất Hiện Post (Tp), Xuất Hiện 10% (T10), Xuất Hiện 90% (T90) Và
Thời Gian Chuyển Post Đồng Loạt (Ts) ........................................................................... 60
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................63
5.1 Kết Luận ...................................................................................................................... 63
5.2 Đề nghị ........................................................................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................64
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AA:

Arachidonic

DHA:


Docosahexenoic

EPA:

Eicosapentaenoic

FAO:

Food and Agriculture Organization

HUFA:

Highly unsaturated fatty acid

LSI:

Larval Stage Index

MR:

Methyl Red

NA:

Nutrient Agar

NTTS:

Nuôi Trồng Thủy Sản


PCA:

Plate Count Agar

PL:

Postlarvae

PUFA:

Poly unsatured fatty acid

TCX:

Tôm Càng Xanh

VKBS:

Vi Khuẩn Bổ Sung

VKTS:

Vi Khuẩn Tổng Số

VP:

Voges Proskauer

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Đặc điểm phân biệt tôm đực và tôm cái loài Macrobrachium rosenbergii ..... 9
Bảng 2.2 Thành phần chính của acid béo trong động vật thủy sinh .............................. 18
Bảng 2.3 Đặc điểm phân biệt ấu trùng khỏe và yếu ...................................................... 23
Bảng 2.4 Các phản ứng sinh hóa của Bacillus subtilis .................................................. 28
Bảng 2.5 Đặc điểm các phản ứng sinh hóa của Lactobacillus acidophilus................... 30
Bảng 2.6 Thành phần dinh dưỡng của A1 DHA SELCO .............................................. 31
Bảng 3.1 Sơ đồ thí nghiệm............................................................................................. 35
Bảng 3.2 Hàm lượng các chất làm giàu ......................................................................... 36
Bảng 4.1 Hình dạng khuẩn lạc hiện diện trong môi trường nuôi cấy TSA và NA............... 45
Bảng 4.2 Kết quả phản ứng sinh hóa của A1 và A2 ...................................................... 48
Bảng 4.3 Mật độ vi khuẩn ban đầu trong mỗi sản phẩm ............................................... 48
Bảng 4.4 Mật độ vi khuẩn ban đầu làm giàu Artemia và bổ sung vào môi trường nước........ 49
Bảng 4.5 Hình dạng khuẩn lạc qua các giai đoạn khảo sát............................................ 50
Bảng 4.6 Mật độ vi khuẩn qua các lần khảo sát............................................................. 52
Bảng 4.7 Các chỉ tiêu môi trường nước trong thí nghiệm ............................................. 54
Bảng 4.8 Chỉ số giai đoạn ấu trùng sau 10 ngày tuổi của thí nghiệm (Mean ± SE). ............ 55
Bảng 4.9 Chỉ số giai đoạn ấu trùng sau 15 ngày tuổi của thí nghiệm (Mean ± SE)...... 56
Bảng 4.10 Tỷ lệ sống (Mean±SE) của ấu trùng tôm càng xanh qua các giai đoạn từ
ngày ương thứ 6 đến ngày thứ 24 của thí nghiệm .......................................................... 58
Bảng 4.11 Quá trình chuyển post của ấu trùng trong thí nghiệm (Mean±SE) .............. 61

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của tôm càng xanh............................................................ 5
Hình 2.2 Vòng đời của tôm càng xanh ............................................................................ 6
Hình 2.3 Vòng đời Artemia (theo Sorgeloos và ctv, 1980) ........................................... 22

Hình 3.1 Tôm càng xanh mẹ đang mang trứng ............................................................. 33
Hình 3.2 Hệ thống thí nghiệm ....................................................................................... 33
Hình 3.3 Chuẩn bị mẫu kiểm tra vi sinh ........................................................................ 38
Hình 4.1 Hình dạng khuẩn lạc của A1 trên môi trường TSA ........................................ 46
Hình 4.2 Hình dạng khuẩn lạc của A2 trên môi trường NA.......................................... 46
Hình 4.3 Kết quả nhuộm Gram của A1 ......................................................................... 47
Hình 4.4 Kết quả nhuộm Gram của A2 ......................................................................... 47

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1 Tỷ lệ sống của ấu trùng trong thí nghiệm ..............................................

ix

59


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt Vấn Đề
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là ngành phát triển rất mạnh trên thế giới, nó đem
lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, Tôm Càng Xanh (Macrobrachium rosenbergii) là
một trong những đối tượng rất quan trọng trong nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản.
Ở nước ta, việc nghiên cứu và sản xuất giống tôm càng xanh (TCX) bắt đầu từ những
năm 1980 với quy trình nước trong hở và tuần hoàn (Nguyễn Việt Thắng, 1995).
Nhưng nghề sản xuất giống tôm càng xanh chỉ phát triển mạnh từ năm 1999 khi nhu
cầu nuôi tôm càng xanh phát triển ngày càng tăng cao, nhất là việc nghiên cứu và phát
triển thành công mô hình sản xuất giống tôm càng xanh nước xanh cải tiến (ĐH Cần
Thơ, 2000). Chính nhờ sự phát triển này mà Đồng Bằng Sông Cửu Long từ chỗ chỉ có
một vài trại giống năm 1999 đến năm 2003 đã có 91 trại giống tôm càng xanh với sản
lượng 76 triệu tôm post/năm (Trần Ngọc Hải). Việc nuôi tôm mang lại lợi nhuận cao

cho người nuôi, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Vì vậy mà năm 2002 chính phủ
quyết định thủy sản là ngành kinh tế ưu tiên, trong đó nuôi tôm là ngành mũi nhọn,
nhằm mục đích: tăng kim ngạch xuất khẩu, chuyển đổi cơ cấu kinh tế kém hiệu quả,
giảm áp lực khai thác ven bờ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tạo công ăn việc làm
cho người lao động.
Việc phát triển nhanh của các mô hình nuôi tôm càng xanh với qui mô lớn và
mức độ thâm canh ngày càng cao dẫn đến việc khan hiếm nguồn giống, giá tôm giống
cao nên nhiều người bắt tay vào việc sản xuất tôm càng xanh. Mặc dù vậy nguồn
giống tôm càng xanh sản xuất ra vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu người nuôi. Hằng năm
vẫn phải nhập thêm nguồn tôm giống từ các nước khác. Trước tình hình sản xuất ồ ạt
1


như hiện nay, ngành nuôi tôm càng xanh nói riêng và NTTS nói chung đang gặp khó
khăn lớn dẫn đến thất bại ở nhiều cơ sở nuôi trồng. Nguyên nhân chính là do sự thiếu
kiến thức cơ bản, hạn chế về nguồn vốn đầu tư và thiếu cơ hội nâng cao năng lực dẫn
đến việc sản xuất giống tôm càng xanh với tỷ lệ sống thấp và xuất hiện nhiều dịch
bệnh. Kết hợp với việc nuôi ồ ạt, sự tăng trưởng về sản lượng chủ yếu là nhờ vào sự
phát triển về số lượng của các trại nuôi hơn là sự tăng năng suất, không quan tâm
nhiều đến những vấn đề diễn ra xung quanh. Việc nuôi tôm đã gây suy thoái môi
trường, làm giảm chất lượng nước, thất thoát nguồn lợi tự nhiên, ô nhiễm môi trường
nước ao nuôi, dịch bệnh và hệ thống sinh thái bị phá hủy.
Để đối phó với tình hình này người nuôi thường sử dụng hóa chất, kháng sinh để
xử lý môi trường ao nuôi và phòng bệnh. Việc dùng nhiều hóa chất và kháng sinh đã
gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và con người. Ngoài ra, sự lạm dụng thuốc và
kháng sinh còn gây ra vấn đề dư lượng kháng sinh trong vật nuôi, vi phạm vấn đề vệ
sinh an toàn thực phẩm. Dư lượng kháng sinh và hoá chất tìm thấy trong sản phẩm tôm
xuất khẩu đã làm mất thị trường và giá thu mua tôm suy giảm. Bệnh dịch hoành hành
gây thiệt hại cho người nuôi. Hệ quả tất yếu của nó là sinh kế của nhiều hộ nuôi tôm bị
đe dọa và sản lượng tôm giảm đi. Đối với tôm càng xanh từ những năm đầu của sự

phát triển nghề nuôi tôm chỉ xuất hiện một vài bệnh, nhưng những năm gần đây đã
phát hiện trên 30 loại bệnh khác nhau. Quan trọng là sự hiện diện của nhiều loài vi
khuẩn khác nhau trên các giai đoạn sản xuất giống, ương ấu trùng đến ấu niên và nuôi
thịt (Lê Hồ Thị Minh Trang, 2001).
Phần lớn các loại bệnh trên thủy sản có nguyên nhân từ sự dư thừa thức ăn và sự
ô nhiễm môi trường sống của thủy sản. Việc xử lý ao, hồ bằng hóa chất và lạm dụng
thuốc kháng sinh gây tồn đọng trong môi trường cũng như tích tụ trong cơ thể thủy sản
làm ảnh hưởng đến sức sống thủy sản nuôi dẫn đến việc giảm sản lượng nuôi trồng.
Mặt khác, nhiều loại vi sinh vật trở nên kháng thuốc và trở thành những mầm bệnh
nguy hiểm đối với vật nuôi. Ngoài ra dư lượng kháng sinh trong thủy sản đang được
nhiều nước như EU, Mỹ, Canada… sử dụng như một rào cản kỹ thuật để hạn chế sản
phẩm thủy sản nhập từ Việt Nam và nhiều nước khác.
Trước tình hình như hiện nay việc tìm ra một giải pháp để hạn chế dịch bệnh, cải
thiện môi trường ao nuôi và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người là vấn đề hết
2


sức cần thiết. Ở Việt Nam, ứng dụng của probiotic trong nhiều lĩnh vực nói chung và
trong NTTS nói riêng hiện đang được quan tâm nhằm tìm ra giải pháp phòng bệnh hiệu
quả. Do đó việc nghiên cứu sử dụng probiotic trong NTTS là hướng đi có ý nghĩa thực
tiễn về khía cạnh bảo vệ môi trường và đảm bảo hiệu quả sản xuất đồng thời phổ biến
sâu rộng đến người nuôi nhằm góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh Hưởng Của
Bacillus subtilis và Lactobacillus acidophilus Lên Sinh Trưởng, Phát Triển và Tỷ Lệ
Sống Của Ấu Trùng Tôm Càng Xanh (Macrobrachium rosenbergii) ” .
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Đề tài được thực hiện nhằm:
Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng Bacillus subtilis và Lactobacillus
acidophilus trong ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh.
Xác định mật độ vi khuẩn Bacillus subtilis và Lactobacillus acidophilus trong

môi trường ương nuôi và trong đường ruột ấu trùng tôm càng xanh.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc Điểm Sinh Học Của Tôm Càng Xanh
2.1.1 Phân loại
Theo Holthuis (1980) Tôm Càng Xanh có vị trí phân loại như sau:
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacean
Lớp phụ: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Natantia
Phân bộ: Caridea
Họ: Palaemonidae
Giống: Macrobrachium
Loài: M. rosenbergii (De Man, 1879).
Đây là giống có nhiều loài nhất trong các giống thuộc họ Palaemonidae, khoảng
200 loài. Trong đó loài: M. rosenbergii, M. americanum, M. cacinus là những loài có
kích thước lớn nhất được biết đến trong họ Palaemonidae. TCX đực có thể đạt chiều
dài 320 mm, TCX cái có thể đạt chiều dài 250 mm (FAO, 1996).
2.1.2 Hình thái
TCX là loài có kích cỡ lớn nhất trong nhóm tôm nước ngọt. Có thể phân biệt
TCX với các nhóm tôm khác ở hình dạng và màu sắc của chúng. Con trưởng thành có
màu xanh dương đậm và đặc biệt là đôi càng (cặp chân ngực thứ 2) lớn màu xanh, có
nhiều gai dùng để phòng thủ và bắt mồi.
Cơ thể TCX được chia làm 2 phần: phần đầu ngực (carapace) và phần bụng.
4



Phía trước phần đầu ngực có chủy phát triển nhọn, ½ chủy ngoài cong lên, có từ
11 – 16 gai trên chủy (2 – 3 gai sau mắt), phía dưới chủy có từ 10 – 15 gai. Chiều dài
chủy của tôm cái khi truởng thành bằng hoặc ngắn hơn vỏ đầu ngực, còn chủy tôm đực
dài hơn chiều dài vỏ đầu ngực. Trên phần đầu ngực có 2 đôi râu làm chức năng xúc
giác, một đôi hàm lớn, hai đôi hàm nhỏ và ba đôi chân hàm có chức năng giữ và
nghiền mồi. Phía dưới phần đầu ngực là 5 đôi chân ngực, trong đó có 2 đôi chân mang
kẹp, mà đôi chân ngực mang kẹp thứ 2 luôn phát triển lớn hơn, nhất là ở tôm đực
trưởng thành.
Chủy

Mắt

Thân

Vỏ Đầu Ngực
Đốt

Râu

Đuôi

Càng Nhỏ
Càng lớn

Chân bơi

Kẹp
Chân bò

Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của tôm càng xanh
Phần bụng của TCX có 7 đốt. Năm đốt đầu tiên có mang 5 đôi chân bụng, đốt
thứ 6 gọi là đốt đuôi có đôi chân đuôi có chức năng như là bánh lái, đốt cuối cùng
nhọn và cứng được gọi là telson.
Đặc điểm về kích cỡ, hình dạng, màu sắc và các gai trên đôi càng sẽ phụ thuộc
vào giai đoạn phát triển của tôm (nhất là ở tôm đực). Do đó mới có tên như tôm càng
trong, tôm càng cam, tôm càng xanh. Khi lớn trên đôi càng sẽ có càng nhiều gai nhọn
và xuất hiện lông tơ.

5


2.1.3 Vùng phân bố của tôm càng xanh
TCX có nguồn gốc từ Đông Nam Á sau đó được du nhập vào các vùng nhiệt
đới, cận nhiệt đới trên thế giới và trở thành một đối tượng nuôi quan trọng của ngành
thủy sản (New và Singholka, 1985). Đây là loài tôm dễ nuôi và có giá trị kinh tế cao
nên chúng được di giống qua nhiều nước trên thế giới. Do đó nhiều nước trước đây
không có TCX phân bố trong tự nhiên nhưng hiện nay cũng đã phát triển mạnh về
TCX như Đài Loan, Trung Quốc, Pháp, Mỹ (Nguyễn Việt Thắng, 1995).
TCX phân bố trong các thủy vực nước ngọt như: sông, hồ, ruộng, đầm lầy và
một số vùng nước lợ ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới nhưng tập trung
nhất là vùng Ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương (Trần Thanh Phương và
ctv, 2003).
Ở Việt Nam, TCX phân bố tự nhiên chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ, đặc biệt là ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long. Các thủy vực có độ mặn từ 18‰ hay đôi khi 25‰ ở một số
vùng biển Nam Trung Bộ vẫn có thể thấy tôm xuất hiện. Tùy từng thủy vực với đặc điểm
môi trường khác nhau và mùa vụ khác nhau mà TCX xuất hiện với kích cỡ, giai đoạn
thành thục và mức độ phong phú khác nhau (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003).
2.1.4 Vòng đời của tôm càng xanh
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển tất cả các loài tôm (cũng như các loài

giáp xác khác) đều phải lột bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài theo một thời gian nhất định, quá
trình này gọi là lột xác. Cùng với quá trình lột xác là sự lớn lên về kích thước và trọng
lượng.

Hình 2.2 Vòng đời của tôm càng xanh
6


Vòng đời của TCX có 4 giai đoạn bao gồm: trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng, tôm
trưởng thành. Tôm trưởng thành sống chủ yếu ở nước ngọt. Khi thành thục tôm bắt
cặp, đẻ trứng và trứng dính vào các chân bụng của tôm mẹ. Tôm trứng di cư ra vùng
cửa sông nước lợ (có độ mặn 6 – 18%) để nở.
Đặc điểm của các giai đoạn như sau
Giai đoạn trứng
Khi tôm cái đã thành thục và lột xác, tôm đực sẽ gắn tinh nang vào phần dưới
của carapace, giữa các đôi chân ngực và gần lỗ sinh dục cái. Khi con cái đẻ thì trứng
được thụ tinh ngay và được tôm cái ấp ở các chân bụng. Khi trứng mới đẻ có đường
kính khoảng 1/4mm, có màu vàng sáng chuyển dần sang màu da cam, đến ngày thứ 12
màu cam của trứng nhạt dần và ngã sang màu xám xanh nhạt, sau đó chuyển sang màu
xám đậm. Trước khi nở khoảng 2 – 3 ngày trứng chuyển sang màu xám đen (màu đen
là mắt của ấu trùng còn nằm trong trứng). Nhờ đó dựa vào màu sắc của trứng có thể dự
đoán được ngày ấu trùng nở. Sau khoảng 20 ngày từ khi đẻ thì trứng sẽ nở ra ấu trùng.
Giai đoạn ấu trùng
Trứng nở ra ấu trùng sống trôi nổi trong môi trường nước. Theo Uno và Soo
(1969) ấu trùng trải qua 11 lần lột xác tương đương với 11 giai đoạn biến thái trong
khoảng thời gian từ 25 – 30 ngày trước khi biến thái trở thành dạng hậu ấu trùng
(postlarvae – PL). Mỗi giai đoạn có hình thái và kích thước khác nhau. Do ấu trùng
của TCX cần phải sống trong môi trường nước lợ có độ mặn từ 8 – 12% . Vì vậy khi
tôm cái mang trứng đang sống trong môi trường nước ngọt chúng sẽ xuôi dòng theo
sóng đến các vùng nước lợ để cho trứng nở và ấu trùng phát triển. Nếu tôm không ra

được vùng nước lợ thì sau khi nở ấu trùng sẽ chết sau 1 – 2 ngày. Ấu trùng TCX sống
lơ lửng trong môi trường nước và tìm ăn các loại động vật phiêu sinh trong nước.
Giai đoạn hậu ấu trùng – PL (tôm bột)
Đến giai đoạn này PL có hình dạng và tập tính sống giống như tôm trưởng
thành. Chúng bắt đầu sống đáy, di chuyển bằng cách bò hơn là bơi lội tự do. Khi
chúng bơi thì mặt lưng ở phía trên và tiến về phía trước. Chúng có thể lẫn tránh nhanh
nhẹn bằng cách co các cơ bụng lại. Các PL có khả năng chịu đựng được sự dao động
lớn của nồng độ muối và chúng có khả năng bơi ngược dòng. Lúc này, từ vùng nước
lợ tôm bơi ngược dòng sông để kiếm ăn và dần dần di cư lên vùng nước ngọt. Tôm
7


con trong giai đoạn này có thể được bắt để nuôi trong ao, ruộng lúa và có thể được gọi
là tôm lóng hay tôm chấu.
Giai đoạn trưởng thành
Tôm thích nơi có nền đáy sạch, ít bùn, có nước chảy và thay đổi thường xuyên.
Ở sông rạch có nước chảy mạnh tôm thường bám vào cây cỏ, bụi rậm để nghỉ hoặc
kiếm ăn.
Sống trong vùng nước ngọt sau 7 – 8 tháng, tôm bắt đầu thành thục, giao vỹ, đẻ
trứng. Cứ như thế vòng đời được tiếp tục.
2.1.5 Tập tính dinh dưỡng của tôm càng xanh
TCX trưởng thành là loài ăn tầng đáy và ăn tạp nghiêng về động vật. Thức ăn tự
nhiên của chúng là các loài phiêu sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, nhuyễn thể, các
mảnh cá vụn, các loài tảo, mùn bã hữu cơ. TCX xác định thức ăn bằng mùi và màu sắc.
Tôm tìm thức ăn bằng cơ quan xúc giác (râu), khi tìm được thức ăn chúng dùng
chân ngực thứ nhất kẹp gắp thức ăn đưa vào miệng. Chúng rất háu ăn và ăn liên tục.
Tôm thường bắt mồi nhiều vào sáng sớm và chiều tối. Tôm thường bò trên mặt
đáy ao, dùng càng nhỏ đưa mồi vào miệng. Đặc tính của TCX có tính tranh giành thức
ăn cao nếu không đủ thức ăn. Chúng hay ăn thịt lẫn nhau khi lột xác, con có vỏ cứng
sẽ ăn thịt con vỏ mềm mới lột. Nếu thức ăn và dinh dưỡng không đầy đủ thì tỷ lệ hao

hụt rất cao. Đây là đặc tính cố hữu của loài.
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng của tôm càng xanh
Giống như các loài giáp xác khác, TCX không sinh trưởng liên tục mà kích
thước chỉ tăng nhanh sau mỗi lần lột xác. Sinh trưởng của tôm đực và cái gần như
tương đương nhau cho tới khi đạt kích cỡ 35 – 40 g. Sau đó chúng khác nhau rõ theo
giới tính, tôm đực sinh trưởng nhanh hơn tôm cái và đạt khối lượng cơ thể gấp đôi tôm
cái trong cùng thời gian nuôi. Tôm đực lớn nhanh hơn tôm cái đặt biệt là giai đoạn
sau, do tôm cái mang trứng và làm nhiệm vụ duy trì nòi giống (New, 2000). Chu kỳ lột
xác phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích cỡ của tôm, nhiệt độ, thức ăn, giới tính và
điều kiện sinh lý của chúng. Sự tăng trưởng còn phụ thuộc vào giai đoạn của tôm, tôm
nhỏ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tôm lớn. Theo Nguyễn Thanh Phương (2003),
trong điều kiện nuôi tôm có thể đạt 35 – 40 g sau 6 tháng nuôi và đạt 70 – 100 g sau 8
tháng nuôi.
8


2.1.7 Đặc điểm sinh sản của tôm càng xanh
2.1.7.1 Phân biệt tôm đực và tôm cái
Bảng 2.1 Đặc điểm phân biệt tôm đực và tôm cái loài Macrobrachium rosenbergii
Đặc Điểm

Tôm Đực

Tôm Cái

Kích cỡ

Lớn hơn và đầu ngực to hơn

Nhỏ hơn và đầu ngực nhỏ.


Càng

Đôi càng thứ hai to, gồ ghề, nhiều gai

Nhỏ và nhẵn hơn.

Lỗ sinh dục

Hiện diện dưới gốc của chân ngực thứ Hiện diện dưới gốc của
năm và có nắp đậy

chân ngực thứ ba, có màng
mỏng bao phủ.

Phụ bộ giao vỹ

Xuất hiện giữa nhánh trong và nhánh Không có
phụ của chân bụng thứ 2

Bụng

Mặt bụng của điểm bụng thứ nhất có Tấm bụng thứ 1, 2, 3 dài và

Lông tơ sinh dục

điểm cứng ở giữa

nở rộng => buồng ấp trứng


Không có

Xuất hiện nhiều trên chân
ngực, chân bụng của tôm
trưởng thành.

Tuyến androgen

Dãy tế bào dính vào vùng gần cuối Không có
của ống dẫn

Chiều dài và kích

Dài 17,5 cm và có trọng lượng trung Dài 15 cm và có trọng

cỡ thành thục

bình 35g

lượng trung bình 25 g.

2.1.7.2 Thành thục, giao vỹ , đẻ và ấp trứng
Trong tự nhiên tôm thành thục và giao vỹ quanh năm. Ở ĐBSCL tôm sinh sản
vào tháng 4 – 6 và tháng 8 –10. Tôm cái thành thục lần đầu khoảng 3 –3,5 tháng, kích
cỡ nhỏ nhất tôm thành thục đạt 10 –13 cm và trọng lượng 7,5 g. Tuy nhiên tuổi thành
thục và kích cỡ thành thục của tôm phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường và thức ăn.
Trong quá trình thành thục buồng trứng trải qua 4 giai đoạn và phát triển trong vòng
14 – 20 ngày.

9



2.1.8 Điều kiện môi trường sống
2.1.8.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho các giai đoạn của tôm dao động trong khoảng
26 – 310C, và phát triển tốt nhất ở 28 – 300C. Khi nhiệt độ vượt ra ngoài khoảng
22 – 330C thì hoạt động sinh trưởng và sinh sản của tôm sẽ bị giảm mạnh.
Nhiệt độ dưới 130C hay trên 380C sẽ gây chết tôm.
Trong sản xuất cần phải chú ý, nếu nhiệt độ cao kéo dài thì ấu trùng sẽ tăng
trưởng nhanh, thời gian giữa các lần lột xác quá ngắn dẫn đến sự phát triển không cân
đối trong từng giai đoạn và gây ra hiện tượng chết hàng loạt ở giai đoạn VI hoặc XI
(Nguyễn Thanh Phương, 2003).
2.1.8.2 Độ mặn
TCX có khả năng rộng muối. Tôm lớn có khả năng sống trong môi trường có
độ mặn 25‰. Độ mặn trên 30‰ tôm giống chết rất nhanh.Tuy nhiên trong nuôi tôm
độ mặn tốt nhất không quá 10‰ (Nguyễn Thanh Phương, 2003).
Theo nghiên cứu của Ling (1969) thì ấu trùng TCX cần có nước lợ mới phát
triển được, chúng sẽ chết trong vòng vài ngày sau khi nở nếu sống trong môi trường
nước ngọt hoặc nước có độ mặn cao.
Ấu trùng cần có độ mặn tốt nhất là 10 – 12‰, hạ dần độ mặn xuống thấp hơn
10‰ khi chúng chuyển sang giai đoạn postlarvae.
2.1.8.3 Hàm lượng oxy
Theo Nguyễn Thanh Phương (2003), nhu cầu oxy tùy thuộc giai đoạn tôm và
nhiều yếu tố khác như: nhiệt độ, độ mặn…Đối với tôm nhỏ và ấu trùng thì oxy tối
thiểu trên 2,1 ppm ở 230C; trên 2,9 ppm ở 280C và 4,7 ppm ở 330C.
Tôm lớn cần nhiều oxy hơn tôm nhỏ.
Trong sản xuất giống oxy phải trên 5ppm.
2.1.8.4 Hợp chất Nitơ
Tôm bài tiết ra ammonia rất độc.
Thông qua quá trình chuyển hóa của vi khuẩn sẽ giúp tạo ra các dạng khí không độc


10


Ammonia sẽ tồn tại dưới dạng khí NH3 nhiều hay ít phụ thuộc pH và nhiệt độ.
NH3 tăng khi nhiệt độ và pH tăng.
Trong sản xuất giống hàm lượng đạm Nitrite được duy trì dưới 0,1 ppm.
2.1.8.5 pH
pH thích hợp cho sinh trưởng của tôm từ 7,0 – 8.
pH dưới 6,5 hay trên 9,0 kéo dài không tốt cho tất cả các giai đoạn của tôm.
2.1.8.6 Độ cứng
Canxi hay Magiê rất cần cho sự lột xác và hình thành vỏ của tôm.
Độ cứng cao ≥ 300 ppm sẽ làm tôm chậm lớn, dễ bị các nguyên sinh động vật
bám.
Độ cứng thích hợp cho tôm 50 – 150 ppm.
Độ cứng < 50 ppm tôm sẽ bị bệnh mềm vỏ
2.2 Đặc Điểm Sinh Học của Ấu Trùng Tôm Càng Xanh
2.2.1 Hình thái
Ấu trùng mới nở ra sống phù du, có tính hướng quang mạnh và cần nước lợ
(6 – 16‰) để sống và phát triển (George, 1969). Ấu trùng sẽ chết sau 3 – 4 ngày nếu
không được sống trong nước lợ. Ấu trùng bơi lội chủ động, bụng ngửa và đuôi hướng
về phía trước. Ấu trùng có tính hướng quang mạnh, chúng bơi lội thành từng đám sát
mặt nước và ăn liên tục. Thức ăn bao gồm các loài động vật phù du, giun nhỏ, ấu trùng
các động vật thủy sinh. Sự phát triển của ấu trùng TCX trải qua 11 lần lột xác và biến
thành hậu ấu trùng.

11


Đặc điểm các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm càng xanh theo Uno và Soo (1969).


Giai đoạn 1: Mắt không có cuống

Giai đoạn 3: Xuất hiện chân đuôi

Giai đoạn 5: Telson hẹp và kéo dài ra

Giai đoạn 2: Mắt có cuống

Giai đoạn 4: Có 2 răng trên chủy,chân đuôi
có 2 nhánh, có lông tơ

Giai đoạn 6: Mầm chân bụng xuất hiện

12


Giai đoạn 7: Chân bụng có 2 nhánh,

Giai đoạn 8: Chân bụng có lông tơ

chưa có lông tơ

Giai đoạn 9: Nhánh trong của chân bụng

Giai đoạn 10: Có 3 – 4 răng trên chủy

có nhánh phụ trong

Giai đoạn 11: Răng xuất hiện hết nửa


Giai đoan post: Răng xuất hiện cả trên

trên chủy

và dưới chủy
(Nguồn: />
13


2.2.2 Yêu cầu về ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh
Một trong những yếu tố môi trường quan trọng nhất trong ương nuôi TCX là độ
mặn. Để sản xuất giống nhân tạo nhiều tác giả đã chọn lựa vị trí có độ mặn ít biến
động, thông thường trong khoảng 12 – 15‰ (Ling, 1969; Fujimura, 1974; New và
Singholka, 1985). Độ mặn 12‰ sẽ được duy trì trong suốt quá trình ương ấu trùng
(Aquacop, 1984; New và Singholka, 1985; Nguyễn Việt Thắng, 1991).
Đối với các chỉ tiêu khác như pH, nhiệt độ, oxygen hòa tan nhiều tác giả cũng
đã thống nhất rằng:
Độ mặn: 12‰
Nhiệt độ: 26 – 310C
pH: 7 – 8.5
DO: 6 – 9 mg/L
(Ling, 1969; Fujimura, 1974; Liao và Chao, 1977; Sandifer và ctv, 1977;
Suharto và ctv, 1982; New, 1982; Melecha, 1983 trích bởi Johnson).
Đối với một số sản phẩm có nguồn gốc từ nitrogen như ammonia (NH3),
ammonium (NH4 – N), nitrite (NO2 – N), nitrate (NO3 – N), trong đó NH3, NH4 – N và
NO2 – N là một trong những sản phẩm tồn tại chính trong bể ương ấu trùng do sự phân
hủy từ các loại thức ăn cho ấu trùng, nên phải thấp hơn 0,1 ppm và 1 ppm.
2.2.3 Mật độ ương ấu trùng
Mỗi điều kiện môi trường nước chỉ đáp ứng một sinh khối sinh vật sống nhất

định. Nếu lượng sinh vật phát triển quá nhiều thì sẽ vượt ra ngoài sự đáp ứng của thủy
vực nên sự phát triển của sinh vật sẽ không được tối ưu, giảm dần và tỷ lệ sống của
sinh vật sẽ bị giảm. Trong ương nuôi TCX, tùy theo từng hình thức ương khác nhau
mà mật độ ương nuôi TCX phải khác nhau để đảm bảo sự phát triển và tỷ lệ sống của
ấu trùng TCX.
Theo Nguyễn Việt Thắng (1993), quy trình nước trong hở đạt tỷ lệ sống từ
10,5 – 66% với mật độ từ 50 – 250 ấu trùng/lít. Đây là quy trình có thể ương với mật
độ cao nhất nhờ sự ổn định của chất lượng nước do thay nước thường xuyên.
Quy trình nước trong kín, mật độ ương nuôi của ấu trùng thông thường từ
50 – 150 ấu trùng / lít. Tỷ lệ sống của mô hình này có thể đạt từ 15,2 – 66,2%.
14


Quy trình nước xanh có mật độ ương ấu trùng thấp nhất đặc biệt là mô hình
nước xanh cải tiến. Mật độ ương thông thường của hình thức nuôi này là từ 30 – 100
ấu trùng/lít.
Thông thường số postlarvae có thể sản xuất được rất khác nhau từ 19 PL/lít
(Ling, 1969), 11 PL/lít (Fujimura, 1970 trích bởi Mitra và ctv). Tại Thái Lan, các trại
sản xuất giống thành công có thể đạt từ 17 – 50 PL/lít (Ang, 1996; trích dẫn bởi
Nguyễn Quốc Hưng, 2002).
2.2.4 Tập tính dinh dưỡng của ấu trùng tôm càng xanh
Đối với ấu trùng giáp xác, thức ăn tự nhiên ban đầu của chúng chủ yếu là thực
vật phiêu sinh hoặc thực vật phiêu sinh kết hợp với động vật phiêu sinh. Tuy nhiên giai
đoạn đầu của ấu trùng TCX không sử dụng thực vật phiêu sinh mà sử dụng động vật
phiêu sinh là chủ yếu. Ưu điểm của chúng là có kích thước nhỏ, sống mọi tầng nước,
phù hợp cho tập tính bắt mồi thụ động của ấu trùng và không làm ô nhiễm môi trường
nước. Muốn chủ động sản xuất với qui mô lớn thì việc nghiên cứu sử dụng thức ăn
tươi sống vẫn còn là chiến lược quan trọng. Bên cạnh đó cũng từng bước nghiên cứu
việc áp dụng thức ăn nhân tạo vào quá trình sản xuất giống. Đến giai đoạn VII, tôm
chuyển sang ăn tạp. Từ giai đoạn này ta có thể bổ sung thức ăn công nghiệp hoặc thức

ăn tự chế do sự bắt mồi của tôm không có sự chọn lọc nhưng trong quá trình tiêu hóa
thì có sự chọn lọc (Nguyễn Việt Thắng, 1993).
Ở giai đoạn đầu ấu trùng tôm không bắt mồi chủ động mặc dù thị giác của
chúng tốt (Daniel, D’ Abramo và Paseval, 1992) mà chúng hầu như bắt mồi do sự
ngẫu nhiên. Thức ăn tươi sống di chuyển liên tục trong cột nước nên tạo cơ hội tốt cho
ấu trùng bắt gặp thức ăn. Kích thước thức ăn tươi sống cũng là vấn đề quan trọng. Từ
giai đoạn I – III ấu trùng chỉ có thể ăn được ấu trùng Atermia mới nở có kích thước
khoảng 500µm. Moina cũng có thể bổ sung vào nhưng phải sau giai đoạn IV (Ang và
Alam, 1995). Sau giai đoạn VII, ấu trùng có khả năng sử dụng thức ăn ngoài. Do đó,
ngoài Atermia cần cung cấp thêm những nhân tố vi lượng cần thiết cho ấu trùng (Ling,
1969) thông qua con đường thức ăn thay thế. Tuy nhiên, thành phần thức ăn chế biến
rất khác nhau tùy tác giả. Thành phần trong đa số các loại thức ăn chế biến gồm có:
trứng, mực tươi, cá, thịt nhuyễn thể, dầu mực, vitamin. Thức ăn chế biến thường được
sử dụng vào ban ngày nhằm dễ quản lý.
15


×