Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

KHẢO SÁT CÁC TRƯỜNG HỢP CAN THIỆP NGOẠI KHOA TRÊN CHÓ – MÈO TẠI PHÒNG MẠCH THÚ Y QUANG TRUNG, QUẬN 12 TP. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT CÁC TRƯỜNG HỢP CAN THIỆP NGOẠI KHOA
TRÊN CHÓ – MÈO TẠI PHÒNG MẠCH THÚ Y
QUANG TRUNG, QUẬN 12 TP. HCM

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HƯƠNG
Lớp

: DH05DY

Ngành

: Dược Thú Y

Niên khóa

: 2005-2010

Tháng 8/2010


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*************


NGUYỄN THỊ KIM HƯƠNG

KHẢO SÁT CÁC TRƯỜNG HỢP CAN THIỆP NGOẠI KHOA
TRÊN CHÓ – MÈO TẠI PHÒNG MẠCH THÚ Y
QUANG TRUNG, QUẬN 12 TP. HCM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y chuyên ngành Dược

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN VĂN NGHĨA

Tháng 08/2010

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Hương
Tên luận văn: “ Khảo sát các trường hợp can thiệp ngoại khoa trên chó –
mèo tại phòng mạch thú y quận 12 TP. Hồ Chí Minh”
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý kiến đóng
góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y, ngày
…………………

Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Văn Nghĩa

ii



LỜI CẢM TẠ
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ba mẹ và gia đình, đã sinh thành dưỡng dục và là chỗ dựa vững chắc cho con
đạt được thành quả như ngày hôm nay.
TS. Nguyễn Văn Nghĩa đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức,
kinh nghiệm quý báu và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y
Quý thầy cô đã tạo môi trường và điều kiện thuận lợi, truyền đạt cho tôi những
kiến thức vô cùng quý báu trong những năm ngồi trên ghế giảng đường để tôi học tập
và trang bị những kiến thức nghề nghiệp cần thiết cho tương lai của tôi.
Bác sĩ Huỳnh Thanh Kim Tâm và các anh chị nhân viên làm tại phòng mạch
thú y Quang Trung, quận 12 TP. Hồ Chí Minh, đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn tất bài luận này.
Cô chủ nhiệm và tập thể lớp Dược Thú Y 31 đã động viên, chia sẻ cùng tôi
trong quá trình học tập và sinh hoạt tại trường.

Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2010
NGUYỄN THỊ KIM HƯƠNG

iii


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “Khảo sát các trường hợp can thiệp ngoại khoa thường gặp
trên chó – mèo tại phòng mạch thú y Quang Trung, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh”
Mục đích đề tài: Khảo sát tất cả các trường hợp ngoại khoa trên chó mèo được
khách hàng đưa đến và theo dõi kết quả điều trị tại phòng mạch. Từ đó nhằm nâng

cao sự hiểu biết của bản thân và học hỏi kiến thức trong thực tế.
Thời gian thực hiện từ 25/01/2010 đến 25/05/2010. Chúng tôi khảo sát 61 ca
ngoại khoa trên chó chia làm 16 trường hợp và 17 ca ngoại khoa trên mèo chia làm 4
trường hợp. Chúng tôi ghi nhận kết quả như sau:
Trên chó mổ lấy thai với 4 ca chiếm tỉ lệ 6,56 %. Thực hiện triệt sản cái 4 ca
chiếm tỉ lệ 6,56 %. Triệt sản đực 7 ca chiếm tỉ lệ 11,47 %. Đối với các trường hợp
phẫu thuật ở mắt với 6 ca chiếm tỉ lệ 9,84 %; trong đó cắt mộng mắt 3 ca chiếm tỉ lệ
cao nhất 50 %. Cắt đuôi 19 ca chiếm tỉ lệ cao nhất trong tất cả các trường hợp can
thiệp ngoại khoa trên chó 31,15 %. Mổ bướu, túi hậu môn, gãy xương, abcess mỗi
trường hợp đều có 3 ca cùng chiếm tỉ 4,92 %. Trật khớp, rách da mỗi trường hợp 2 ca
cùng chiếm tỉ lệ 3,28 %. Sưng lách, hernia, viêm đường tiểu, sạn đường tiểu và sa
trực tràng mỗi trường hợp 1 ca chiếm tỉ lệ thấp nhất trong tất cả các trường hợp can
thiệp ngoại khoa trên chó 1,64 %.
Trên mèo triệt sản cái 11 ca chiếm tỉ lệ 64,71 %. Triệt sản đực 4 ca chiếm tỉ lệ
23,53 %. Mổ nối ruột và abcess mỗi trường hợp 1 ca cùng chiếm tỉ lệ 5,88 %.
Thời gian lành vết thương nhanh đặc biệt trên mèo thường < 7 ngày. Tuy nhiên
vẫn còn 1 số trường hợp thời gian lành vết thương > 10 ngày.
Trong tổng số chó – mèo điều trị chỉ có 2 ca tử vong đều do viêm tử cung.
Nhìn chung, các trường hợp can thiệp ngoại khoa còn lại trên chó – mèo tại phòng
mạch có tỉ lệ thành công cao (94,12 % – 98,36 %) và tai biến thấp.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ..................................................................................................................... i
Phiếu xác nhận của giáo viên ..................................................................................... ii
Lời cảm tạ.................................................................................................................. iii
Tóm tắt đề tài ............................................................................................................ iv

Mục lục........................................................................................................................v
Danh sách các hình.................................................................................................... xi
Danh sách các biểu đồ ............................................................................................. xiii
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... xiv
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu..................................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................3
2.1 Một số chỉ tiêu sinh lý bình thường trên chó mèo ................................................3
2.1.1 Thân nhiệt...........................................................................................................3
2.1.2 Nhịp tim .............................................................................................................3
2.1.3 Tần số hô hấp .....................................................................................................3
2.1.4 Tuổi trưởng thành động dục ...............................................................................3
2.1.5 Chu kì kên giống ................................................................................................4
2.1.6 Số con đẻ ra trong một lứa và tuổi cai sữa .........................................................4
2.2 Cơ thể học vùng bụng ...........................................................................................4
2.3 Hệ tiêu hóa ............................................................................................................5
2.3.1 Lách ..................................................................................................................5
2.3.2 Ruột ..................................................................................................................5
2.3.3 Túi hậu môn .......................................................................................................5
2.4 Hệ tiết niệu ............................................................................................................6
2.4.1 Thận ..................................................................................................................6

v


2.4.2 Ống dẫn tiểu .......................................................................................................6
2.4.3 Bàng quang.........................................................................................................7
2.4.4 Ống thoát tiểu .....................................................................................................7

2.5 Hệ sinh sản ............................................................................................................7
2.5.1 Cơ quan sinh dục đực .........................................................................................7
2.5.2 Cơ quan sinh dục cái ..........................................................................................9
2.6 Cấu tạo mắt .........................................................................................................11
2.7 Đại cương về bướu (tân bào)...............................................................................11
2.8 Nguyên tắc vô trùng trong phẫu thuật ................................................................12
2.8.1 Vô trùng ........................................................................................................... 12
2.8.2 Sát trùng ...........................................................................................................12
2.8.3 Biện pháp khử trùng dụng cụ và vật liệu .........................................................12
2.8.4 Vi trùng học phẫu thuật ....................................................................................15
2.9 Dụng cụ phẫu thuật .............................................................................................15
2.10 Kim và chỉ may dùng trong phẫu thuật .............................................................16
2.10.1 Kim may .........................................................................................................16
2.10.2 Chỉ may ..........................................................................................................17
2.11 Một số đường may thông dụng .........................................................................19
2.11.1 Đường may gián đoạn đơn gản ...................................................................... 19
2.11.2 Đường may liên tục đơn giản .........................................................................19
2.11.3 Đường may dưới da liên tục...........................................................................19
2.11.4 Đường may khóa liên tục ...............................................................................20
2.11.5 Đường may Lembert ......................................................................................20
2.11.6 Đường may Halsted..........................................................................................20
2.11.7 Đường may Cushing ......................................................................................20
2.11.8 Đường may Connell .......................................................................................20
2.11.9 Đường may túi ...............................................................................................20
2.11.10 Đường may nệm đứng gián đoạn .................................................................20
2.11.11 Đường may nệm nằm gián đoạn ..................................................................21

vi



2.11.12 Đường may nệm nằm liên tục ......................................................................21
2.12 Phương pháp cố định chó mèo ..........................................................................22
2.12.1 Buộc mõm ......................................................................................................22
2.12.2 Banh miệng ....................................................................................................22
2.12.3 Vòng đeo cổ ...................................................................................................22
2.12.4 Buộc thú trên bàn mổ .....................................................................................22
2.13 Phương pháp vô cảm .........................................................................................23
2.13.1 Phương pháp vô cảm ......................................................................................23
2.13.2 Sơ lược về thuốc tiền mê và thuốc mê ........................................................... 24
2.13.3 Những tai biến trong và sau khi mổ ...............................................................25
2.13.4 Sự lành vết thương .........................................................................................26
2.13.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lành sẹo ......................................................28
2.14 Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...........................................28
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .....................................30
3.1 Thời gian và địa điểm..........................................................................................30
3.2 Đối tượng khảo sát ..............................................................................................30
3.3 Một số dược phẩm dùng trong phẫu thuật ..........................................................30
3.3.1 Thuốc sát trùng .................................................................................................30
3.3.2 Thuốc an thần .................................................................................................. 30
3.3.3 Thuốc gây mê, gây tê ...................................................................................... 30
3.3.4 Kháng sinh ....................................................................................................... 30
3.3.5 Kháng viêm ...................................................................................................... 30
3.3.6 Cầm máu .......................................................................................................... 31
3.3.7 Thuốc bổ........................................................................................................... 31
3.3.8 Dịch truyền ....................................................................................................... 31
3.4 Nội dung khảo sát................................................................................................31
3.5 Nội dung thực hiện ..............................................................................................31
3.5.1 Khám tổng quát ................................................................................................31
3.5.2 Chuẩn bị thú .....................................................................................................31


vii


3.5.3 Thực hiện các trường hợp ngoại khoa..............................................................32
3.5.4 Chăm sóc hậu phẫu ..........................................................................................32
3.6 Một số trường hợp can thiệp ngoại khoa ............................................................32
3.6.1 Mổ lấy thai .......................................................................................................32
3.6.2 Triệt sản cái ......................................................................................................33
3.6.3 Thiến đực..........................................................................................................35
3.6.4 Phẫu thuật mắt ..................................................................................................36
3.6.5 Phẫu thuật cắt đuôi ...........................................................................................37
3.6.6 Mổ bướu ...........................................................................................................37
3.6.7 Viêm túi hậu môn .............................................................................................38
3.6.8 Bó bột do gãy xương ........................................................................................38
3.6.9 Phẫu thuật abcess .............................................................................................39
3.6.10 Cắt lách...........................................................................................................39
3.6.11 Thoát vị (Hernia) ...........................................................................................39
3.6.12 Sạn đường tiểu (sỏi niệu) ...............................................................................40
3.6.13 Viêm đường tiểu.............................................................................................40
3.6.14 Phẫu thuật sa trực tràng ..................................................................................40
3.6.15 Phẫu thuật ruột ...............................................................................................41
3.7 Chỉ tiêu theo dõi ..................................................................................................41
3.8 Công thức tính .....................................................................................................42
3.9 Hiệu quả điều trị ..................................................................................................42
3.10 Xử lý số liệu ......................................................................................................42
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................43
4.1 Kết quả khảo sát tại phòng mạch ........................................................................43
4.2 Các trường hợp phẫu thuật.....................................................................................46
4.2.1 Mổ lấy thai .........................................................................................................46
4.2.2 Triệt sản cái ........................................................................................................47

4.2.3 Triệt sản đực ......................................................................................................51
4.2.4 Phẫu thuật mắt .................................................................................................. 53

viii


4.2.5 Phẫu thuật cắt đuôi ........................................................................................... 55
4.2.6 Mổ bướu ...........................................................................................................55
4.2.7 Các trường hợp phẫu thuật khác trên chó ........................................................57
4.2.8 Các trường hợp khác trên mèo .........................................................................64
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................66
5.1 Kết luận ...............................................................................................................66
5.2 Đề nghị ................................................................................................................66
5.2.1 Đối với phòng mạch .........................................................................................66
5.2.2 Đối với người nuôi chó ....................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................68

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Một số chất sát trùng thường dùng trong phẫu thuật ................................14
Bảng 4.1 Kết quả khảo sát các trường hợp can thiệp ngoại khoa trên chó .............44
Bảng 4.2 Kết quả khảo sát các trường hợp can thiệp ngoại khoa trên mèo .............45
Bảng 4.3 Kết quả điều trị mổ lấy thai .......................................................................46
Bảng 4.4 Kết quả khảo sát trường hợp triệt sản chó cái ...........................................48
Bảng 4.5 Kết quả khảo sát trường hợp triệt sản mèo cái ..........................................49
Bảng 4.6 Hiệu quả điều trị triệt sản cái ....................................................................50
Bảng 4.7 Kết quả điều trị triệt sản cái ......................................................................50
Bảng 4.8 Kết quả khảo sát trường hợp triệt sản đực trên chó ..................................51

Bảng 4.9 Kết quả khảo sát trường hợp triệt sản đực trên mèo .................................52
Bảng 4.10 Kết quả điều trị triệt sản đực ...................................................................52
Bảng 4.11 Kết quả khảo sát trường hợp phẫu thuật ở mắt chó ................................53
Bảng 4.12 Kết quả điều trị phẫu thuật ở mắt ............................................................54
Bảng 4.13 Kết quả khảo sát và điều trị trường hợp cắt đuôi chó .............................55
Bảng 4.14 Kết quả khảo sát các trường hợp mổ bướu .............................................56
Bảng 4.15 Kết quả điều trị mổ bướu ........................................................................56
Bảng 4.16 Kết quả điều trị các trường hợp phẫu thuật khác trên chó ......................57
Bảng 4.17 Kết quả điều trị các trường hợp khác trên mèo .......................................64

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cơ thể học vùng bụng chó ...........................................................................4
Hình 2.2 Hệ thống tiết niệu ........................................................................................6
Hình 2.3 Hệ thống sinh sản trên chó đực ................................................................... 7
Hình 2.4 Hệ thống sinh sản trên chó cái.....................................................................9
Hình 2.5 Cấu tạo mắt ................................................................................................11
Hình 2.6 Một số dụng cụ mổ ....................................................................................16
Hình 2.7 Hình ảnh một số đường may thông dụng. .................................................21
Hình 2.8 Cách buộc mõm chó ..................................................................................22
Hình 2.9 Cách cột mạch máu ................................................................................... 26
Hình 4.1 Mổ bụng bắt con ......................................................................................47
Hình 4.2 Rạch tử cung bắt con .................................................................................47
Hình 4.3 Kéo thai ra khỏi tử cung ............................................................................47
Hình 4.4 May tử cung lại ..........................................................................................47
Hình 4.5 Dịch viêm tử cung .....................................................................................49
Hình 4.6 U nang buồng trứng ...................................................................................49
Hình 4.7 Hai buồng trứng sau khi cắt bỏ..................................................................51

Hình 4.8 Vết may thẩm mỹ ......................................................................................51
Hình 4.9 Buộc dây dịch hoàn và mạch máu .............................................................53
Hình 4.10 May thẩm mỹ trên thiến chó....................................................................53
Hình 4.11 May khép mí mắt ....................................................................................55
Hình 4.12 May mở mí mắt .......................................................................................55
Hình 4.13 Bướu cổ sau khi cắt .................................................................................57
Hình 4.14 Cắt bướu mắt ...........................................................................................57
Hình 4.15 Gãy xương hàm .......................................................................................59
Hình 4.16 Sau khi cột nẹp ........................................................................................59
Hình 4.17 Gãy xương đùi ........................................................................................59

xi


Hình 4.18 Bó bột xương gãy ....................................................................................59
Hình 4.19 Dịch abcess ..............................................................................................60
Hình 4.20 Nặn dịch abcess .......................................................................................60
Hình 4.21 Đặt ống thoát dịch ...................................................................................60
Hình 4.22 Abcess mặt...............................................................................................60
Hình 4.23 Lách sưng to ............................................................................................61
Hình 4.24 Lách sau khi cắt bỏ ..................................................................................61
Hình 4.25 Tư thế chó rặn do bí tiểu .........................................................................62
Hình 4.26 Vị trí sỏi ...................................................................................................62
Hình 4.27 Đặt ống thông tiểu ...................................................................................62
Hình 4.28 Sau khi tạo đường tiểu mới .....................................................................62
Hình 4.29 Viêm đường tiểu ......................................................................................63
Hình 4.30 Sau khi cắt bỏ và may lại.........................................................................63
Hình 4.31 Sa trực tràng ............................................................................................64
Hình 4.32 Đường may túi .........................................................................................64
Hình 4.33 Đoạn ruột bị tắc .......................................................................................65

Hình 4.34 Cắt đoạn ruột bị tắc..................................................................................65
Hình 4.35 Kiểm tra vết may ....................................................................................65
Hình 4.36 May lớp mỡ sa ........................................................................................ 65

xii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ ca can thiệp ngoại khoa trên chó. ................................................43
Biểu đồ 4.2 Tỉ lệ ca can thiệp ngoại khoa trên mèo .................................................45

xiii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

IM

: intramuscular injnection

tiêm bắp

IV

: intravenous injection

tiêm tĩnh mạch

SC


: subcutaneous injection

tiêm dưới da

P

: trọng lượng

TSCB

: tổng số ca bệnh

TLCTH

: tỉ lệ các trường hợp

CTH

: các trường hợp

TP. HCM

: Thành Phố Hồ Chí Minh

xiv


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

Kinh tế ngày càng phát triển nên đời sống ngày càng được cải thiện không
chỉ về vật chất mà tinh thần cũng được quan tâm nhiều. Trong những món ăn tinh
thần như nuôi chim, cá cảnh,… thì chó mèo được nhiều người quan tâm hơn cả. Bởi
vì nó không chỉ để làm cảnh mà nó còn dùng vào nhiều mục đích khác nhau như giữ
nhà, bắt chuột, biểu diễn, điện ảnh, làm xiếc, dẫn đường cho người mù, giúp ích khá
nhiều trong quân sự, giúp phát hiện hàng cấm như heroin, đánh hơi tội phạm,
…không chỉ yêu chó mèo mà ngày nay người ta còn nuôi chó mèo với mục đích
khác như: kinh doanh, nuôi để khẳng định đẳng cấp của mình,…Chính vì những
điều đó mà việc du nhập chó mèo vào Việt Nam ngày càng nhiều, với nhiều chủng
loại phong phú và đa dạng thì bệnh tật cũng ngày càng gia tăng và phức tạp.
Bên cạnh bệnh nội khoa, bệnh truyền nhiễm như viêm da, tiêu chảy, hô hấp,
ghẻ,… thì một số trường hợp như đẻ khó, viêm tử cung, sa trực tràng, khối u, sỏi
bàng quang,... sử dụng thuốc hiệu quả không như mong muốn. Do đó, cần sự can
thiệp của phẫu thuật nhằm phục vụ cho công tác điều trị. Ngoài ra, với mục đích
thẩm mỹ hoặc theo yêu cầu của chủ nuôi như triệt sản thú đực, thú cái, cắt tai, cắt
đuôi, sửa khiếm khuyết của cơ thể,…
Xuất phát từ việc yêu thích động vật và vì sức khỏe của thú cưng cùng với
tinh thần muốn học hỏi, đúc kết kinh nghiệm cho bản thân để giúp ích cho nghề
nghiệp trong tương lai, được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú Y, dưới sự hướng
dẫn của TS. Nguyễn Văn Nghĩa, chúng tôi tiến hành đề tài:“Khảo sát các trường
hợp can thiệp ngoại khoa thường gặp trên chó – mèo tại phòng mạch thú y
Quang Trung, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh”

1


1. 2 Mục đích
Khảo sát tất cả các trường hợp ngoại khoa trên chó – mèo được khách hàng
đưa đến phòng mạch.
Theo dõi kết quả điều trị ngoại khoa tại phòng mạch.

Nhằm nâng cao sự hiểu biết của bản thân và học hỏi kiến thức trong thực tế.
1. 3 Yêu cầu
Khảo sát các trường hợp ngoại khoa gặp trên chó – mèo trong tổng số các ca
bệnh được đưa đến khám và điều trị tại phòng mạch.
Ghi nhận phương pháp và kết quả điều trị sau phẫu thuật.
Chăm sóc hậu phẫu.
Ghi chép các biến chứng (nếu có) và thời gian lành vết thương (ngày).

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Một số chỉ tiêu sinh lý bình thường trên chó – mèo (Trần Thị Dân và Dương
Nguyên Khang, 2006)
2.1.1 Thân nhiệt: ( đo ở trực tràng )
Chó trưởng thành: 38ºC – 39ºC
Chó con: 38,5ºC – 39,5ºC
Mèo: 38ºC – 38,5ºC ( đo ở hậu môn)
2.1.2 Nhịp tim
Chó trưởng thành: 60 – 120 lần/phút.
Mèo trưởng thành: 110 – 130 lần/phút
Chó con, mèo con: trên 200 lần/phút.
2.1.3 Tần số hô hấp
Chó thường thở thể ngực, mèo thở thể hỗn hợp.
Chó trưởng thành: 10 – 40 lần/phút.
Mèo trưởng thành: 10 – 20 lần/phút.
Chó con, mèo con: 15 – 35 lần/phút.
2.1.4 Tuổi trưởng thành động dục
Chó đực, mèo đực: 7 – 10 tháng.

Chó cái: 6 – 12 tháng.
Thời gian mang thai của chó: 58 – 63 ngày.
Mèo cái: 6 – 9 tháng.
Thời gian mang thai của mèo: 58 – 62 ngày.
Ngoài ra sự trưởng thành sinh dục thường xuất hiện muộn ở những giống chó
lớn và xuất hiện sớm ở những giống chó nhỏ. Ở chó thường gặp hiện tượng mang
thai giả. (Vương Đức Chất và Lê Thị Lài, 2004)

3


2.1.5 Chu kì kên giống
Ở chó hoạt động rụng trứng có chu kì rụng trứng là 180 ngày, nên mỗi năm
chó có 2 chu kì lên giống. Ở mèo nếu có đủ ánh sáng động dục theo chu kì 2 – 3
tuần. Mèo không có hiện tượng hành kinh và trong quá trình giao phối nếu có đủ
kích thích ở âm đạo thì sự rụng trứng mới xảy ra.
Thời gian động dục trung bình là 12 – 20 ngày. Thời kì phối giống thích hợp
là từ ngày 9 – 13 kể từ khi chó có biểu hiện đầu tiên. Khi phối giống thì lên phối 2
lần cách nhau 1 ngày để đảm bảo sự thụ tinh chắc chắn.
2.1.6 Số con đẻ ra trong một lứa và tuổi cai sữa
Phụ thuộc vào giống lớn hay nhỏ con, thông thường số con dao động trong
khoảng: 3 – 15 con/lứa với chó và 2 – 5 con/lứa với mèo. Ở chó mèo cai sữa khoảng
8 – 9 tuần tuổi.
2.2 Cơ thể học vùng bụng (Phan Quang Bá, 2004)
Bên ngoài là lớp da mỏng, kế đến là lớp mô liên kết, cơ thẳng bụng, kéo dài
từ xương ức đến xương mu, trong cùng là phúc mạc.

Hình 2.1 Cơ thể học vùng bụng chó
( />
4



2.3 Hệ tiêu hóa (Phan Quang Bá, 2004)
2.3.1 Lách
Lách nằm ở vị trí bên trái, lượn theo đường cong lớn của dạ dày. Vị trí chính
xác của lách rất thay đổi, phụ thuộc vào lượng hơi trong dạ dày và kích thước của
những cơ quan khác trong xoang bụng. Phía trên lách giáp với vùng cung sườn,
thân và đuôi lách nằm dọc theo thành bụng trái hoặc ở sát thận trái.
2.3.2 Ruột
Ruột bắt đầu từ hạ vị, tận cùng ở hậu môn. Ruột chiếm toàn bộ phần bên
phải của xoang bụng. Ruột chia thành hai phần lớn là ruột non và ruột già
Ruột non dài 2 – 4,8 m, đường kính 2,5 cm. Ruột non gấp khúc làm nhiều lần và
được chia làm ba đoạn bao gồm tá tràng bắt đầu từ hạ vị của dạ dày, nằm bên phải và tạo
thành một quai hình chữ U, đoạn này là phần cố định nhất của ruột non. Không tràng là
phần dài nhất nhưng cũng dễ xê dịch nhất của ruột non, nó gấp lại rất nhiều lần và tạo
thành một khối lớn áp sát vào thành bụng phải. Hồi tràng có độ dài gần bằng đoạn tá
tràng nhưng thành rất dày. Hồi tràng gấp khúc không đáng kể và tiếp xúc với manh tràng
của ruột già ở bên phải.
Ruột già dài 0,6 m đường kính và kích thước thay đổi theo giống. Ruột già
ngắn được chia làm ba đoạn bao gồm manh tràng là khúc ruột hình chữ S, không
đồng đều và có một đầu kín, nó là phần đầu của kết tràng, thông với kết tràng qua lỗ
manh – kết tràng. Kết tràng chia làm ba phần gồm kết tràng lên (là phần ngắn và
nằm bên phải gốc tràng màng treo ruột), kết tràng ngang (nằm phía trước của gốc
màng treo ruột) và kết tràng xuống (nằm ở phía gốc trái màng treo ruột). Trực tràng
là đoạn cuối của ruột già, nó đi ra sau phía trên xoang chậu và mở ra ngoài bằng hậu
môn.
2.3.3 Túi hậu môn
Túi hậu môn nằm mỗi bên của kênh hậu môn, có dạng hơi tròn nằm giữa mặt
trong của cơ trơn và mặt ngoài của cơ vòng hậu môn. Tùy vào tầm vóc của chó mà
túi hậu môn thay đổi kích thước từ hạt đậu đến viên bi, đường kính trung bình gần

bằng 1 cm. Ống bài tiết của mỗi túi dài khoảng 5 mm và đường kính khoảng 2 mm

5


thoát ra gần đoạn cuối của rãnh giữa lưng, hai mặt bên của vùng da bên trong của
hậu môn. Túi hậu môn thường bị nở rộng, tích tụ dịch tiết hoặc có thể bị bọc mủ,
gây đau đớn và gây nên táo bón. Thỉnh thoảng túi hậu môn bị thoát dịch ra ngoài
bên cạnh hậu môn, tạo nên những ống thoát hậu môn (trích dẫn bởi Nguyễn Thị
Hồng Loan, 2003)
2.4 Hệ tiết niệu (Phan Quang Bá, 2003)
Ống dẫn tinh

Kết tràng

Ống dẫn tiểu

Ống thoát tiểu
Tuyến tiền liệt

Bàng
quang
Ống dẫn tinh
Tuyến
tiền liệt
Ống thoát tiểu

Hình 2.2 Hệ thống tiết niệu
( />2.4.1 Thận
Có hai quả phải và trái nằm trong xoang bụng, ở hai bên cột sống thắt lưng,

mặt trên tiếp giáp với các cơ của thắt lưng, mặt dưới tiếp giáp với ruột. Thận phải
nằm hơi chếch phía trước hơn thận trái.
2.4.2 Ống dẫn tiểu
Là ống dẫn từ thận đi vào bàng quang. Nó gồm hai phần: phần bụng (bắt đầu
từ bể thận chạy ra sau và song song với mạch máu lớn vùng thắt lưng), phần chậu
(khi đi vào xoang chậu, các ống dẫn tiểu hơi chếch xuống dưới và đổ vào trong để
đổ vào cổ bàng quang).

6


2.4.3 Bàng quang
Là một túi cơ có kích thước rất thay đổi tùy thuộc vào lượng nước tiểu đang
chứa. Mặt dưới của bàng quang nằm trên sàn xoang chậu, mặt trên tiếp xúc với trực
tràng, đoạn cuối ống dẫn tinh, túi tinh nang nếu là thú đực, với thân tử cung và âm
đạo nếu là thú cái. Bàng quang cố định nhờ 3 dây treo gồm một dây treo giữa và hai
dây treo hai bên, tạo với ống thoát tiểu thành một tam giác có đỉnh là của ống thoát
tiểu.
2.4.4 Ống thoát tiểu
Là phần nối tiếp phía sau của bàng quang, có liên hệ chặt chẽ với một số cơ
quan sinh dục. Ống thoát tiểu được bao bọc bên ngoài bởi thể hang ống thoát tiểu,
sau đó đến lớp cơ gọi là cơ hành hang. Lớp cơ này góp phần tống các chất tiết của
các tuyến sinh dục ra ngoài khi giao hơp, cũng như làm sạch nước tiểu trong ống
sau khi đi tiểu.
2.5 Hệ sinh sản (Phan Quang Bá, 2003)
2.5.1 Cơ quan sinh dục đực

Hình 2.3 Hệ thống sinh sản trên chó đực
( />
7



2.5.1.1 Dịch hoàn
Là tuyến sinh dục chính sinh ra tinh trùng (ngoại tiết) và tiết ra hormone sinh
dục đực (nội tiết). Dịch hoàn được bao bọc bởi bao dịch hòan có cấu tạo từ ngoài
vào trong là da có sắc tố, màng cơ, cân mạc và áo bao gồm hai lớp là màng bao
chung và màng bao riêng. Dịch hoàn có hình bầu dục hay hạt đậu.
2.5.1.2 Phó dịch hoàn
Là một thể thon, dài, nằm ở mặt trên của dịch hoàn, phía trước nở lớn gọi là
đầu, phần sau thon nhỏ để nối tiếp với ống dẫn tinh gọi là đuôi. Phần giữa gọi là
thân. Phó dịch hoàn nối với dịch hoàn nhờ ống ly và mô liên kết.
2.5.1.3 Ống dẫn tinh
Nối tiếp phần đuôi của phó tinh hoàn đi qua kênh bẹn vào nhiếp hộ tuyến
(tuyến tiền liệt) ở phần đầu ống thoát tiểu, là một phần của dây tinh hoàn, dây tinh
hoàn còn có các thành phần khác như dây thần kinh, các mạch máu (động mạch,
tĩnh mạch, mạch bạch huyết) của tinh hoàn và cơ tầng trong, dây cũng được bao
như dịch hoàn.
2.5.1.4 Tuyến tiền liệt
Bao quanh cổ bang quang, đầu ống thoát tiểu. Tuyến được bao bọc một cách
chắc chắn, các sợi cơ từ bàng quang chạy ra sau sát trên lưng tuyến này.
2.5.1.5 Tuyến hành
Nằm hai bên ống thoát tiểu ngay tại cung tọa của xương chậu. Tuyến tiết ra
dịch nhờn để làm trơn và rửa niệu đạo trước khi giao phối.
2.5.1.6 Xương dương vật và ống dẫn tiểu
Xương dương vật định vị ở phần thân dương vật kéo dài đến qui đầu có dạng dài
và mảnh, hơi dài ở phần lưng, đoạn cuối của xương hơi nhỏ lại. Có tác dụng giữ dương
vật đủ cứng để đưa được dương vật vào trong âm đạo chó cái khi dương vật cương cứng
cực độ. Ống dẫn tiểu là nơi đổ ra của nước tiểu và tinh dịch.
2.5.1.7 Dương vật
Là cơ quan giao phối của thú đực, nằm trong da trùm dương vật, gồm ba

phần rề, thân và quy đầu. Trong đó, rễ nối với cung tọa của xương chậu, thân nối

8


tiếp rễ, qui đầu là phần tận cùng phía trước, có một lỗ mở của ống thoát tiểu. Dương
vật có hai phần đàn hồi chính gọi là thể hang dương vật và thể hang ống thoát tiểu.
Trong đó, thể hang dương vật chiếm hầu hết cấu tạo dương vật (trừ phần qui đầu),
nó bắt đầu từ cung tọa, lẫn lộn với cơ tọa – hang; thể hang ống thoát tiểu cấu tạo
gần giống thể hang dương vật, nhưng có ngăn nhỏ hơn, bao bọc suốt bề ngoài đoạn
ngoài chậu của ống thoát tiểu.
2.5.2 Cơ quan sinh dục cái (Phan Quang Bá, 2003)
Buồng trứng

Dây mạch
buồng trứng

Sừng tử cung

Ông dẫn tiểu

Thân tử cung
Bàng quang

Kết tràng

Hình 2.4 Hệ thống sinh sản trên chó cái
( />2.5.2.1 Noãn sào
Có hai noãn sào hình hạt đậu, dài khoảng 1,5 cm màu hồng nhạt, nằm hai
bên xoang bụng. Noãn sào dính vào thắt lưng nhờ màng treo noãn sào và dây noãn

sào. Noãn sào sản xuất trứng và các loại kích thích tố thú cái.
2.5.2.2 Ống dẫn trứng
Còn gọi là vòi falope, nối chuyển từ buồng trứng đến tử cung. Đầu ống có
đường kính nhỏ, càng về phía buồng trứng càng rộng bao phủ toàn bộ noãn sào còn
gọi là phễu ống dẫn trứng. Trứng rụng sẽ rơi vào phễu, vào ống dẫn trứng rồi vào tử
cung. Sự thụ tinh diễn ra ở 1/3 trên ống dẫn trứng.

9


2.5.2.3 Tử cung
Nối giữa ống dẫn trứng và âm đạo là nơi tiếp nhận trứng, nuôi dưỡng, che
chở bào thai, tạo cơn rặn co thắt tống thai ra ngoài. Tử cung chia làm ba đoan bao
gồm hai sừng tử cung nằm hoàn toàn trong xoang bụng. Thân tử cung nằm một
phần trong xoang bụng, một phần trong xoang chậu, đường kính lớn hơn sừng tử
cung nhưng ngắn hơn và là nơi tiếp nhận hai sừng. Cổ tử cung là phần hẹp phía sau
có thành rất dày nối với âm đạo. Màng treo tử cung ở 2 bên, liên kết tử cung với
thành trên của xoang bụng và xoang chậu.
2.5.2.4 Âm đạo
Là phần nối tiếp sau cổ tử cung, tiếp nhận cơ quan sinh dục thú đực, cũng là
một ống cơ có thiết diện rất lớn. Phía sau âm đạo nối với âm hộ tại một bờ liên kết,
có lỗ của ống thoát tiểu từ bàng quang đổ vào.
2.5.2.5 Tiền đình
Là giới hạn của phần cuối âm đạo và âm hộ phía sau. Phía trước tiền đình có
màng trinh. Màng này phía dưới có lỗ mở thoát tiểu.
2.5.2.6 Âm hộ
Là cửa sau cơ quan sinh dục cái, nằm dưới hậu môn. Cửa mở của âm hộ có
hình bầu dục, hai bên là hai môi. Mép dưới âm hộ có âm vật.
2.5.2.7 Dây chằng
Là nếp phúc mạc treo toàn bộ bộ phận sinh dục trừ âm đạo. Gồm dây treo tử

cung, dây treo buồng trứng và dây treo ống dẫn trứng.

10


×