Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến ở chó mèo tại phòng khám thú y hanvet và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.81 MB, 73 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

NGUYỄN THÚY HẰNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA NGOẠI
KÝ SINH TRÙNG PHỔ BIẾN Ở CHÓ MÈO TẠI PHÒNG KHÁM
THÚ Y HANVET VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

NGUYỄN THÚY HẰNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA NGOẠI
KÝ SINH TRÙNG PHỔ BIẾN Ở CHÓ MÈO TẠI PHÒNG
KHÁM THÚ Y HANVET VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Chuyên ngành

: Thú y

Mã số

: 60 64 01 01


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Văn Thọ

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực, do tôi nghiên cứu, có sự giúp đỡ của tập thể các đồng
nghiệp và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu khoa học nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ đã được cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thúy Hằng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN

Cho đến nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Nhân dịp này tôi xin được
bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới các thầy, cô giáo.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Thọ đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn ký sinh trùng, Khoa Thú y,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi dành sự biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, những người đã luôn động viên,
khích lệ, giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thúy Hằng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục viết tắt .......................................................................................................... v
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục hình ...........................................................................................................viii
Danh mục biểu đồ ........................................................................................................ ix
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................................... 2

1.4.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1.

Một số bệnh ngoại ký sinh trùng trên thú cảnh ................................................... 3

2.1.1. Bệnh mò bao lông ở chó (Demodicosis) ............................................................. 4
2.1.2. Ghẻ Sarcoptes .................................................................................................... 8
2.1.3. Bệnh ghẻ tai ở chó, mèo ................................................................................... 10
2.1.4. Bọ chét ............................................................................................................ 13
2.1.5. Ve chó ............................................................................................................. 15
2.2.

Sơ lược về cấu tạo và sinh lý da ....................................................................... 17

2.2.1. Cấu tạo da ........................................................................................................ 17
2.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh về da ......................................................... 19
2.2.3. Một số nguyên nhân khác gây bệnh về da trên chó, mèo. ................................. 21
2.3.

Sơ lược về giải phẫu và sinh lý tai.................................................................... 21


2.3.1. Giải phẫu ......................................................................................................... 21
2.3.2. Sinh lý ............................................................................................................. 22
2.4.

Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố hà nội ..................... 22

Phần 3. Nội dung, nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu ................................... 25
3.1.

Đối tượng, vật liệu và địa điểm nghiên cứu ...................................................... 25

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


3.1.1. Đối tượng nghiên cúu ...................................................................................... 25
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu .......................................................................................... 25
3.1.3. Địa điểm .......................................................................................................... 25
3.1.4. Thời gian ......................................................................................................... 25
3.2.

Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 25

3.2.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh ngoại ký sinh trên chó mèo tại
phòng khám thú y Hanvet ............................................................................... 25
3.2.2. Phòng trị bệnh.................................................................................................. 26
3.3.


Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 26

3.3.1. Phương pháp xác định bệnh và căn bệnh .......................................................... 26
3.3.2. Phân nhóm chó mèo nghiên cứu....................................................................... 27
3.3.3. Phương phápxử lý số liệu ................................................................................. 29
Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 30
4.1.

Nghiên cứu đặc điểm dịch tế bệnh ngoại ký sinh gây trên thú cảnh khu
vực hà nội ........................................................................................................ 30

4.1.1. Tỷ lệ mắc ngoại ký sinh trùng trên chó và mèo nuôi ở địa bàn Hà Nội ............. 30
4.1.2. Ảnh hưởng của yếu tố lứa tuổi đến bệnh ngoại ký sinh trên thú cảnh ............... 36
4.1.3. Ảnh hưởng của yếu tố giới tính đến ngoại ký sinh trùng trên thú cảnh ............ 39
4.1.4. Ảnh hưởng của yếu tố giống đến ngoại ký sinh trùng trên thú cảnh ................ 41
4.1.5. Ảnh hưởng của yếu tố kiểu lông đến ngoại ký sinh trùng trên thú cảnh ............. 44
4.1.6. Ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến ngoại ký sinh trùng trên thú cảnh ............... 47
4.2.

Ứng dụng phác đồ điều trị ngoại ký sinh trên chó, mèo .................................... 50

4.2.1. Một số thuốc sử dụng trong quá trình điều trị ................................................... 50
4.2.2. Điều trị ............................................................................................................ 54
4.3.

Đề xuất biện pháp phòng bệnh ......................................................................... 57

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 58
5.1.


Kết luận ........................................................................................................... 58

5.2.

Kiến nghị ......................................................................................................... 59

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


DANH MỤC VIẾT TẮT

Cs

: Cộng sự

Ctv

: Cộng tác viên

D. canis

: Demodex canis

kg

: Kilogram


km2

:

n

: Tổng số con

%

: Phần trăm

Tr

: Trang

TT

: Thể trọng

kilomet vuông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 4.1.

Tỷ lệ chó mèo mắc ngoại ký sinh trùng (phòng khám thú y
Hanvet từ 01/2014 – 04/2015) ........................................................ 30

Bảng 4.2.

Thành phần ngoại ký sinh trùng trên chó (phòng khám thú y
Hanvet từ 01/2014 – 4/2015) .......................................................... 33

Bảng 4.3.

Thành phần ngoại ký sinh trùng trên mèo (phòng khám thú y
Hanvet từ 01/2014 – 4/2015) .......................................................... 34

Bảng 4.4.

Kết quả chó mắc ngoại ký sinh trùng theo các lứa tuổi so với
tổng số mắc .................................................................................... 37

Bảng 4.5.

Kết quả mèo mắc ngoại ký sinh trùng theo các lứa tuổi so với
tổng số mắc .................................................................................... 38

Bảng 4.6.

Kết quả chó mắc ngoại ký sinh trùng theo giới tính so với
tổng số mắc .................................................................................... 39


Bảng 4.7.

Kết quả mèo mắc ngoại ký sinh trùng theo giới tính so
với tổng số mắc .............................................................................. 40

Bảng 4.8.

Kết quả chó mắc ngoại ký sinh trùng theo giống so với tổng
số mắc ............................................................................................ 41

Bảng 4.9.

Kết quả mèo mắc ngoại ký sinh trùng theo giống so với tổng
số mắc ............................................................................................ 42

Bảng 4.10. Kết quả chó mắc ngoại ký sinh trùng theo kiểu lông so với
tổng số mắc .................................................................................... 45
Bảng 4.11. Kết quả mèo mắc ngoại ký sinh trùng theo kiểu lông so với
tổng số mắc .................................................................................... 46
Bảng 4.12. Kết quả chó mắc ngoại ký sinh theo các mùa trong năm so với
tổng số mắc .................................................................................... 48
Bảng 4.13. Kết quả mèo mắc ngoại ký sinh theo các mùa trong năm so
với tổng số mắc .............................................................................. 49

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


Bảng 4.14. Kết quả điều trị Demodex sp. trên chó ............................................ 55

Bảng 4.15. Kết quả điều trị Sarcoptes sp. trên chó, mèo ................................... 56
Bảng 4.16. Kết quả điều trị ghẻ tai trên chó, mèo ............................................. 56

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1.

Hình thái và cấu tạo của Demodex canis ..........................................5

Hình 2.2.

Hình thái và các giai đoạn phát triển của Demodex canis .................6

Hình 2.3.

Vòng đời, vị trí kí sinh và sự truyền lây của Demodex canis ............6

Hình 2.4.

Hình dạng Sarcoptes ........................................................................9

Hình 2.5.

Ghẻ tai ........................................................................................... 11


Hình 2.6.

Vòng đời phát triển của ghẻ tai....................................................... 12

Hình 2.7.

Hình thái bọ chét ............................................................................ 14

Hình 2.8.

Bọ chét trên lông mèo .................................................................... 15

Hình 2.9.

Ve trước và sau khi hút máu ........................................................... 16

Hình 2.10

Hình thái cấu tạo ve ....................................................................... 16

Hình 4.1.

Hình thái của loài Demodex sp. ...................................................... 32

Hình 4.2.

Hình thái của loài Sarcoptes sp. ..................................................... 33

Hình 4.3.


Chó mắc ngoại ký sinh trùng .......................................................... 36

Hình 4.4.

Ivermectin ...................................................................................... 50

Hình 4.5.

Thuốc Doramectin ......................................................................... 52

Hình 4.6.

Thuốc kháng sinh ........................................................................... 53

Hình 4.7.

Vitamin ADE ................................................................................. 54

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1. Thành phần ngoại ký sinh trùng trên mèo (phòng khám thú y
Hanvet từ 01/2014 – 4/2015) ........................................................ 35
Biểu đồ 4.2. Kết quả chó, mèo mắc ngoại ký sinh trùng theo các lứa tuổi
so với tổng số mắc ........................................................................ 38
Biểu đồ 4.3. Kết quả chó, mèo mắc ngoại ký sinh trùng theo giới tính so

với tổng số mắc ............................................................................ 40
Biểu đồ 4.4. Kết quả chó, mèo mắc ngoại ký sinh trùng theo giống so với
tổng số mắc .................................................................................. 44
Biểu đồ 4.5. Kết quả chó, mèo mắc ngoại ký sinh trùng theo kiểu lông so
với tổng số mắc ............................................................................ 47
Biểu đồ 4.6. Kết quả chó, mèo mắc ngoại ký sinh theo các mùa trong năm
so với tổng số mắc ........................................................................ 49

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cách đây khoảng 11.000 năm, nhận thấy những lợi ích to lớn mà động
vật có thể mang lại, con người đã bắt đầu thuần hóa chúng cho hợp mục đích sử
dụng của mình. Trong số những con vật được loài người thuần hóa, phổ biến
nhất là bò, dê, cừu, gà, ngựa, lợn, chó, mèo…. trong đó chó mèo là những loại
động vật sau khi được thuần hóa gần gũi với con người nhất. Trước kia thuần
hóa chó mèo với mục đích giúp quá trình săn bắn, trông coi gia súc, bảo vệ mùa
màng…tuy nhiên ngày nay chó mèo dần biến thành thú cưng, một người bạn,
một thành viên trong gia đình. Hiện nay tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói
riêng, người dân không đơn thuần chỉ nuôi các giống chó mèo nội mà càng ngày
càng ưa chuộng các giống chó mèo ngoại, cộng với quá trình phát triển hội nhập
của đất nước thì việc nhập các giống chó mèo ngoại ngày càng đơn giản dễ dàng
hơn. Do đó,số lượng cũng như chủng loại các giống chó mèo không ngừng tăng
lên. Tuy nhiên, ở Việt Nam do khí hậu nhiệt đới gió mùa luôn thay đổi thất
thường, nóng ẩm về mùa hè, lạnh ẩm về mùa đông, khiến cho những giống chó
mèo mới nhập về và những chó mèo nội khi không thích nghi kịp với điều kiện

thời tiết, giảm sức đề kháng sẽ rất dễ mắc bệnh về truyền nhiễm, nội khoa, ngoại
khoa, ký sinh trùng…. Trong đó có bệnh ký sinh trùng, mặc dù không gây chết
vật nuôi nhanh cũng như lây lan nhanh trong đàn vật nuôi nhưng cũng gây ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe vật nuôi, ngoài ra bệnh ngoại ký sinh trùng còn gây ảnh
hưởng đến vấn đề thẩm mỹ của thú cưng cũng như sự lây lan bệnh từ thú cưng
sang người. Ngoại ký sinh trùng và bệnh do chúng gây ra là rất phổ biến trong
tất cả các loại vật nuôi nói chung và chó mèo cảnh nói riêng. Vì sự nguy hiểm
của việc lây truyền bệnh từ động vật sang người nên bệnh nên các bệnh lây
truyền từ thú cưng sang người cũng ngày càng được quan tâm trong đó có bệnh
ngoại ký sinh trùng. Tuy nhiên hiện nay những nghiên cứu trong nước về bệnh
ngoại ký sinh trên chó mèo cảnh còn ít và chưa được phổ biến rộng rãi. Xuất
phát từ các vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ
biến ở chó mèo tại phòng khám thú y Hanvet và biện pháp phòng trị”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Ngoại ký sinh trùng ở chó mèo tại phòng khám thú y Hanvet
- Điều trị bệnh ngoại ký sinh trùng trên chó mèo tại phòng khám thú y
Hanvet
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học bổ sung và hoàn thiện
thêm các nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ của bệnh do ngoại ký sinh trùng gây
bệnh trên chó mèo trong điều kiện chăn nuôi hiện nay ở Hà Nội.
1.4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là những minh chứng về tác hại của ngoại

ký sinh trùng trên chó mèo, đồng thời là những khuyến cáo có ý nghĩa cho những
hộ gia đình nuôi chó ở Hà Nội và các địa phương khác.
- Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng để chẩn đoán và phòng trị bệnh do
ngoại ký sinh trùng gây nên trên thú cảnh, góp phần trong việc chẩn đoán nhanh,
điều trị kịp thời đạt hiệu quả cao nhằm khống chế bệnh trong thực tiễn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ BỆNH NGOẠI KÝ SINH TRÙNG TRÊN THÚ CẢNH
Ngoại ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh rối
loạn chức năng da, gây viêm da trên chó, mèo. Ngoại ký sinh trùng gây thiếu
máu và rối loạn do phản ứng quá mẫn trên những động vật non và những động
vật bị suy nhược (Araujo et al., 1998). Bên cạnh đó, độc tố của ve có thể gây tê
liệt trên chó và một số loài khác như mèo, ngựa, chim, bò sát và cả con người.
Trong quá trình hút máu, một số loài ve tiết ra chất độc thần kinh chứa trong
tuyến nước bọt của chúng gây tê liệt cơ cấp tính trên vật nuôi. Có thể nói rằng,
đứng sau muỗi, ve được xem là một trong những loài thuộc ngành động vật tiết
túc đóng vai trò như vector truyền bệnh như viruses (sốt Crimean-Congo, sốt
Colorado và viêm não do ve truyền bệnh), rickettsiae (Rocky Mountain spotted
fever, Tularemia, Q fever, Ehrlichiosis and Lyme diseases), truyền giun chỉ
(Dirofilaria, Dipetalonema), xoắn khuẩn Borrellia, vi khuẩn (Richketsia,
Pasteurella), nguyên bào (Hepatozoon, Coxiella) (Mosallanejad.B, 2012). Rận có
thể là trung gian truyền sán dây Dipylium caninum, truyền bệnh thiếu máu, là
vector truyền bệnh virus. Bọ chét là ký chủ trung gian truyền sán dây Dipylium
caninum, có thể truyền bệnh dịch hạch (Pasteurella pestis).
Ve thường ký sinh trên nhiều ký chủ khác nhau, tuy nhiên tất cả các giai

đoạn phát triển của Rhipicephalus sanguineus xảy ra chủ yếu ở chó (DantasTorres, 2007) và loài này là loài phổ biến thứ hai trong số các loài ngoại ký sinh
trên chó (Aldemir. O, 2007).
Không có sự khác biệt giữa tỷ lệ mắc ngoại ký sinh trùng giữa chó đực và
chó cái. Ve chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loài ngoại ký sinh tìm thấy trên chó
nuôi, gồm 2 loài Rhipicephalus sanguineus và Boophilus microplus (Nguyễn Hồ
Bảo Trân và Nguyễn Hữu Hưng, 2014)
Việc định danh phân loại: ve, bọ chét, rận, ghẻ, mò bao lông dựa vào hệ
thống định danh phân loại theo loài ngoại ký sinh ở chó theo Phan Trọng Cung
và ctv. (1977), Richard Wall và David Shearer (1997).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


2.1.1. Bệnh mò bao lông ở chó (Demodicosis)
Bệnh mò bao lông ở chó (Demodicosis) là một trong những căn bệnh
ngoài da phổ biến ở chó gây ra bởi ngoại ký sinh trùng có tên khoa học là
Demodex canis.
2.1.1.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo
Vị trí Demodex canis ký sinh trên chó trong hệ thống phân loại động vật
như sau:
Giới: Animalia.
Ngành: Arthropoda.
Lớp: Arachnida.
Phụ lớp: Acari.
Bộ: Trombidiformes.
Họ: Demodicidae (Mò bao lông).
Giống: Demodex.
Loài: Demodex canis, Demodex injai, Dmodex cornei.

Là loại mò nhỏ, dài 0,1 - 0,39mm, không có lông, kí sinh ở tuyến nhờn bao lông
Cấu tạo cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng.
Đầu: là đầu giả, ngắn, hình móng ngựa gồm một đôi xúc biện (palpe), có 3
đốt, đốt cuối có 4-5 tơ hình que, một đôi kìm (chelicera), một tấm dưới miệng
(hypostome).
Ngực: Có 4 đôi chân rất ngắn, tiêu giảm giống như hình mấu.
Bụng: dài, có nhiều vân ngang ở mặt lưng và mặt bụng.
Demodex canis đực: có dương vật nhô lên ở phần ngực của mặt lưng.
Demodex canis cái: có âm hộ nằm chính giữa phần thân của mặt bụng, kể từ
gốc chân thứ tư lui xuống phía dưới phần bụng.
Trứng Demodex canis có hình bầu dục, có kích thước 0,07-0,09mm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


Hình 2.1. Hình thái và cấu tạo của Demodex canis
Theo Sakulploy R and Sangvaranond A. (2010), hình thái của D. canis
trưởng thành, thanh mảnh và thon dài,chiều dài phần bụng là 91-115 micron,
chiều rộng cơ thể là 40-45 micron và tổng chiều dài cơ thể là 167-244 microns.
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), thân dài khoảng 0,25mm. Đầu
giả rộng và lồi cạnh. Ngực mang một đôi chân hình mấu, ngắn. Bụng dài có vân
ngang trên mặt lưng và mặt bụng. Phần phụ miệng gồm một đôi xúc biện, kìm và
một tấm dưới miệng. Xúc biện có hai đốt, đốt cuối ngắn. Kìm hình trâm, dẹp,
mỏng. Cơ quan sinh dục đực ở mặt lưng phần ngực của con đực. Âm môn ở mặt
bụng, trước lỗ sinh dục của con cái. Trứng hình thoi.
2.1.1.2. Đặc điểm vòng đời phát triển
Vòng đời của Demodex canis xảy ra trên da chó, được chia làm 4 giai đoạn kéo
dài khoảng 20-35 ngày. Trứng – ấu trùng – tiền nhộng – nhộng – Trưởng thành.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


Hình 2.2. Hình thái và các giai đoạn phát triển của Demodex canis

Hình 2.3. Vòng đời, vị trí kí sinh và sự truyền lây của Demodex canis
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2012), toàn bộ vòng đời ghẻ mò bao lông
đều phát triển trên cơ thể chó. Thời gian phát triển từ trứng đến con ghẻ trưởng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


thành khoảng hai tuần, tùy thuộc vào điều kiện sống của ghẻ và thời tiết, mùa vụ
trong năm.
Toàn bộ vòng đời phát triển của Demodex canis trên cơ thể con chó. Các
con cái trưởng thành đẻ trứng trong da chó và phát triển thành ấu trùng ba đôi
chân. Những ấu trùng phát triển thành protonymph và protonymph này dần dần
phát triển thành nymph và phát triển thành con trưởng thành. Vòng đời phát triển
của Demodex canis mất 18-24 ngày trong nang lông hoặc tuyến bã nhờn.
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), mò bao lông phát triển trên da
vật chủ. Ấu trùng có ba đôi chân, chắc chắn có ba giai đoạn thiếu trùng. Mò
Demodex chịu đựng khá tốt, có thể sống vài ngày ngoài cơ thể vật chủ ở nơi ẩm.
Trong điều kiện thực nghiệm sống được 21 ngày trên một miếng da để ở nơi ẩm
và lạnh.
2.1.1.3. Biểu hiện lâm sàng

Demodex canis có khả năng gây bệnh trên tất cả các giống chó. Chó ở các
độ tuổi khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh do Demodex canis cũng khác nhau. Bệnh do
Demodex canis ở chó tăng dần theo lứa tuổi (Bùi Khánh Linh và cs., 2014).
Khi nghiên cứu về bệnh lý lâm sàng, các tác giả đều cho thấy: Bệnh thể hiện ở
nhiều mức độ từ thể nhẹ đến nặng.
+ Thể nhẹ: Xuất hiện các hạt viêm hình tròn đường kính 2-10 mm ở một
khu vực tách biệt như chó bị rụng lông ở mặt, quanh mắt, hay chân trước, hoặc
cả 4 chân.
+ Thể nặng: Chó ngứa ngáy nhiều, da viêm đỏ, có mụn mủ, có máu và
dịch vàng rỉ ra từ những vùng mắc bệnh, lâu ngày chó có mùi rất hôi, cũng có
những con chó bị mắc trùng kế phát làm thành lớp nhầy màu hơi vàng ở ngoài
da, dần dần không đóng vẩy. Chó rụng lông theo vết mò phát triển, giảm ăn,
không ngủ được, lâu ngày suy mòn rồi chết.
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) cho biết: Hai dạng bệnh
thường gặp. Da dày lên và nhăn nheo xuất hiện vẩy hoặc thể vẩy, lông rụng, da
ửng đỏ, cuối cùng thành màu xanh hay màu vàng đỏ. Dạng khác mụn đỏ mắc vi
khuẩn, thường dạng này xuất hiện trước dạng vẩy, phát triển những mụn nhỏ
đường kính vài minimet hoặc có thể là những nốt apce, đôi khi gặp cả những ổ
hoại tử. Dạng vẩy ít khốc liệt hơn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2012), triệu chứng thường xuất hiện hai
dạng.
- Dạng ghẻ khô: Thời kỳ đầu căn bệnh, thấy chó rụng lông trên trán, mí
mắt, bốn chân da dày cộm thành mầu đỏ sẫm. Chó bệnh bị ngứa thường đưa chân
lên gãi.

- Dạng ghẻ mủ: Trên da của chó xuất hiện những mụn mủ sưng mọng, bên
trong chứa dịch màu vàng xám. Tại những vùng này da nhăn nheo, lông rụng, lâu
ngày chết cùng với dịch viêm bết lại tạo thành các vẩy khô cứng và dày cộm lên.
Trường hợp bệnh nặng, toàn thân chó trụi lông và đầy những mụn ghẻ có mủ đặc
quánh bên trong, ở những vùng da mỏng như bẹn, bụng, nách xuất hiện những ổ
áp xe, khi các ổ ap xe vỡ mủ tự chảy ra ngoài, có mùi hôi tanh khó chịu.
Mueller R.S et al. (2011) cho biết: Ở dạng nhẹ có biểu hiện ban đỏ, mụn
trứng cá, trường hợp nặng thì lan rộng khắp cơ thể gây tổn thương, rụng lông, da
sần, dạng vẩy, tiết dịch và loét. Tổn thương da thường bắt đầu trên mặt và chân
trước sau đó lan rộng ra các cơ quan khác. Đặc biệt nghiêm trọng là kế phát mắc
khuẩn gây ra những nốt mủ, sưng tấy, làm con chó đau đớn.
Theo Ali MH et al. (2011), biểu hiện bệnh: rụng lông, da thô, khô và nhăn
nheo, ban đỏ, những mảng vẩy và ngứa. Quan sát dưới kính hiển vi thấy sự phá
hủy các lớp hạ bì và biểu bì, tăng sinh tuyến bã nhờn và các tế bào lông, trong
lớp nhú nang lông có sự xuất hiện của bạch cầu trung tính, oeosinophils, tế bào
lympho và đại thực bào.
Sudan V et al. (2013), biểu hiện lông rụng, da ban đỏ ngứa, da khô, dày và
nhăn nheo và sừng hóa.
2.1.2. Ghẻ Sarcoptes
2.1.2.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo
Ghẻ có hình tròn hay bầu dục, con đực nhỏ hơn con cái, kích thước con
đực 0,25 mm, con cái 0,4 – 0,43 mm. Cả con đực lẫn con cái đều có điệm vuốt
bàn chân. Trên mình phủ nhiều lông tơ, capitulum (đầu) có hình nón, chiều
ngang lớn gấp 2 lần chiều dọc. Mặt lưng có nhiều đường vân song song, có 4 đôi
chân ngắn nhú ra như măng tre mọc, mỗi chân có 5 đốt. Cuối bàn chân có giác
tròn với ống cán dài và có nhiều lông tơ. Hậu môn ở rìa cơ thể và có thể thấy ở
mặt lưng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 8


Ghẻ đực có giác bàn chân ở đốt chân số I, II, III, lỗ sinh dục ở giữa đôi
chân thứ III. Ghẻ cái có lỗ âm môn sau mặt lưng, có giác bàn chân ở đuôi I, II,
trứng hình bầu dục, màu trứng xám hoặc hơi vàng, kích thước 0,15 x 0,1 mm.

Hình 2.4. Hình dạng Sarcoptes
2.1.2.2. Đặc điểm vòng đời phát triển

Vòng đời Sarcoptes scabiei var canis
Vòng đời của Sarcoptes scabiei var canis trải qua 5 giai đoạn phát triển:
Trứng -> Larva -> Protonymph -> Deutonymph -> Trưởng thành
Ghẻ ngầm đào rãnh dưới biểu bì lấy dịch lâm ba và dịch tế bào làm chất
dinh dưỡng. Sau khi giao phối ghẻ cái bắt đầu đẻ trứng, 3-4 ngày trứng nở ra Larva
có 6 đôi chân. Larva chui ra khỏi hang sống trên mặt da, sau đó chui vào lỗ chân
lông phát triển rồi biến thái thành Nymph có 8 đôi chân, 4-6 ngày sau biến thành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


ghẻ trưởng thành. Hoàn thành vòng đời mất 15-21 ngày. Tùy thuộc vào môi
trường bên ngoài ghẻ dạng trưởng thành có thể sống từ 2-3 tuần khi rời vật chủ.
2.1.2.3. Biểu hiện lâm sàng
Có 3 biểu hiện chính:
Ngứa: Do ghẻ đào hang, tiết ra độc tố, nước bọt và các chất bài tiết làm
cho con vật bị ngứa, khi trời nóng hay thú vận động thì ngứa càng nhiều. Chó bị
ghẻ hay gãi, nhây, cắn chổ ngứa. Đôi khi chó cọ sát lưng vào tường hay nằm lăn

qua lại dưới đất.
-

Rụng lông: Ấu trùng chui vào nang bao lông gây viêm bao lông cùng với
việc cọ sát gây rụng lông, rụng thành từng đám càng về sau càng lan rộng cùng
với sự sinh sản của ghẻ cái thích đi xa để thành lập những quần thể mới.
-

Da đóng vảy: Chỗ ngứa nổi những mụn nước bằng đầu kim, do cọ sát nên
mụn vỡ, chảy tương dịch rồi khô đi tạo vảy dính chặt vào lông và da, tiếp tục lan
rộng sau 5-6 tháng da hoàn toàn trơ trụi, đóng vảy dày và nhăn nheo như da voi,
bóc mùi hôi thối.
-

Bệnh làm cản trở chức năng da, con vật bị ngứa liên tục, mất ngủ chổ gãi bị
mắc trùng, viêm tạo ung nhọt.
2.1.3. Bệnh ghẻ tai ở chó, mèo
Ghẻ tai Otodectes cynotis là những con vật ký sinh rất nhỏ có hình như
con cua, sống trong tai nhưng nó cũng có thể sống trên bề mặt da.
Chúng ăn thức ăn trong ống tai gây ngứa dữ dội, nếu như không điều trị
đầy đủ có thể dẫn đến tình trạng mắc vi sinh, lên men và mắc trùng, nếu nặng có
thể gây tổn thương nhĩ tai, dẫn đến xuất huyết hay gây điếc.
2.1.3.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo
Con cái dài 0,4 - 0,5 mm, bốn chân trước có cấu trúc giống như cái cốc, và
bốn chân sau có cấu trúc lông cứng dài.
Con đực nhỏ hơn dài khoảng 0,3 mm và có cấu trúc giống như cái cốc ở
tất cả 8 chân, con đực có một cặp các suckers giao phối ở phía sau thấp hơn.
Ở cả con đực và con cái thì cặp chân thứ tư đều nhỏ hơn so với các chân khác.
Trứng mềm, dính, màu trắng như ngọc trai, nhưng ngay sau đó khô và
dính vào bề mặt. Trứng thuôn dài và gần như tròn ở mặt cắt ngang và dài khoảng

0,2 mm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


A. Con Cái B. Con Đực
C. Ấu Trùng D. Nhộng

Hình 2.5. Ghẻ tai
Ấu trùng (Larva) dài khoảng 0,2 mm, có ba cặp chân, bốn chân trước có
cấu trúc giống như cái cốc ở đầu và hai chân sau có lông cứng dài.
Protonymph (dài khoảng 0,25 mm) có bốn cặp chân có cấu trúc giống như
cái cốc, hai chân cuối cùng là rất nhỏ.
Deutonymph (dài khoảng 0,3 đến 0,4 mm) chỉ có ba đôi chân, đây là giai
đoạn cuối cùng trước khi trưởng thành. Giai đoạn này bốn chân trước có cấu trúc
giống như cái cốc và cấu trúc lông cứng dài trên hai chân sau.
2.1.3.2. Đặc điểm vòng đời phát triển
Đặc điểm
Chu kỳ của Otodectes cynotis kéo dài khoảng 21 ngày, gồm bốn giai đoạn
khác nhau.
Giai đoạn 1 Trứng: Ghẻ cái đẻ khoảng 5 trứng mỗi ngày, trong cuộc đời
trưởng thành của trứng nở trong vòng 4 ngày.
Giai đoạn 2 Ấu trùng: Ăn thức ăn trong vòng 4 ngày, sau đó nghỉ ngơi
trong 24 giờ khi chúng thay lông đến giai đoạn nhộng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11



Giai đoạn 3 Nhộng: Gồm 2 giai đoạn là Protonymph và Deutonymph, mỗi
giai đoạn kéo dài từ 3 đến 5 ngày và sau đó rụng lông đến giai đoạn trưởng thành.
Giai đoạn 4 Trưởng thành: Giai đoạn này ghẻ có màu trắng, hiếm khi nhìn
thấy bằng mắt thường.
Ở giai đoạn này ghẻ tai dễ di cư sang động vật khác, có trường hợp lây
sang người.
Có 3 cách lây mắc ghẻ tai ở mèo, chó
Qua tiếp xúc gần gũi giữa các con vật với nhau.
Người có thể là khâu trung chuyển ghẻ tai sang cho những con vật khác.
Ghẻ cũng có thể truyền qua môi trường của các con vật khác.
Vòng đời
Không có vật chủ trung gian, thời gian hoàn thành vòng đời khoảng 21
ngày, trứng được đẻ trong tai vật chủ và nở thành ấu trùng trong vòng 4 ngày. Ấu
trùng ăn chất dinh dưỡng trong vòng 4 ngày, sau đó nghỉ ngơi 24 giờ sau khi
chúng thay lông vào giai đoạn nhộng. Giai đoạn này kéo dài 3 đến 5 ngày và sau
đó phát triển thành giai đoạn trưởng thành.
Nhộng

Trưởng thành

Ấu trùng
Vòng đời
21 ngày

Trứng

Hình 2.6. Vòng đời phát triển của ghẻ tai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 12


2.1.3.3. Đặc điểm bệnh lý
Biểu hiện lâm sàng
Ghẻ tai gây ngứa và khó chịu cho chó mèo nên triệu chứng thường thấy
nhất là chó và mèo thường xuyên gãi tai và chà xát đầu để cố gắng thoát khỏi
những con ghẻ đang di chuyển xung quanh ống tai của nó.
Quan sát biểu hiện bên ngoài của con vật thì thấy nó thường xuyên gãi tai
và không muốn cho ai chạm vào tai của mình.
Nếu mà ngửi bên ngoài chỗ tai của con mèo thì có thể nhận thấy một mùi
hôi từ tai của nó.
Khi con mèo bị mắc ghẻ tai gãi tai thường xuyên sẽ gây ra những vết
thương hở ở vành tai dẫn dến sưng viêm (chứng hematoma) làm cho vành tai có
thể bị biến dạng.
Quan sát bên trong vành tai thấy một màu nâu đỏ giống như bã cà phê,
tuy nhiên cần phải xác định chính xác bằng khám tai với ống soi tai hay soi
mẫu bằng kính hiển vi. Hơi ấm từ đèn soi trong dụng cụ soi tai sẽ làm cho ghẻ
tai chui ra khỏi ráy tai và nổi bật trên nền thẫm tối của ráy tai khiến cho chúng
dễ bị nhận ra.
Bệnh tích
Sau khi xâm nhập vào tai, nó ăn dọc theo bề mặt của ống tai và ăn các
mảnh vụn và ăn các chất tiết gây viêm và kích ứng. Nếu mắc trùng không được
điều trị, ký sinh trùng có thể phá vỡ màng nhĩ và di chuyển bên trong tai gây ra
rối loạn tai giữa rất nghiêm trọng, có thể dẫn đến điếc.
Ghẻ tai cũng có thể di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể gây phát
ban và kích ứng da.
Tiên lượng
Nếu điều trị đúng cách, ghẻ trong tai có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, tất

cả các loài động vật đã được tiếp xúc với chó, mèo bị mắc bệnh phải được điều
trị tốt, vì ghẻ tai rất dễ lây.
2.1.4. Bọ chét
Bọ chét chó Ctenocephalides canis là loại ký sinh trùng sống ký sinh trên
một loạt động vật có vú, đặc biệt là chó mèo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


2.1.4.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo
Vị trí Ctenocephalides canis ký sinh trên chó trong hệ thống phân loại
động vật như sau:
Giới: Animalia.
Ngành: Arthropoda.
Lớp: Insecta.
Bộ: Siphonaptera.
Họ: Pulicidae
Giống: Ctenocephalides.
Loài: Ctenocephalides canis
Con trưởng thành không có cánh, thường có màu đen. Bọ chét thường dài
từ 1,5 mm đến 4 mm. Phần râu ngắn nằm ở sau mắt, chân sau phát triển khiến
chúng có khả năng bật nhảy cao và xa.
Trứng có hình bầu dục, khô, màu trắng kem và dài 0,5 mm.
Ấu trùng có 13 phân đoạn và không có chân. Màu trắng hóa đỏ dần sau khi
có máu được tiêu hóa.

Hình 2.7. Hình thái bọ chét
2.1.4.2. Đặc điểm vòng đời phát triển

Bọ chét trưởng thành thường sống trong ít nhất 2-3 tuần. Sau khi giao
phối, con cái đẻ trứng khô trong lông của vật chủ. Những quả trứng dễ dàng rơi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


×