Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ BỔ SUNG AXÍT FORMIC TRONG KHẨU PHẦN HEO NÁI TỪ 12 NGÀY TRƯỚC KHI SINH ĐẾN CAI SỮA VÀ HEO CON THEO MẸ ĐẾN 60 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI HEO PHÚ SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.07 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ BỔ SUNG A-XÍT FORMIC TRONG
KHẨU PHẦN HEO NÁI TỪ 12 NGÀY TRƯỚC KHI SINH
ĐẾN CAI SỮA VÀ HEO CON THEO MẸ ĐẾN 60 NGÀY
TUỔI TẠI TRẠI HEO PHÚ SƠN

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN TRUNG THỊNH
Lớp: DH06CN
Ngành: Chăn Nuôi
Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 8/2010


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

NGUYỄN TRUNG THỊNH

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ BỔ SUNG A-XÍT FORMIC TRONG
KHẨU PHẦN HEO NÁI TỪ 12 NGÀY TRƯỚC KHI SINH
ĐẾN CAI SỮA VÀ HEO CON THEO MẸ ĐẾN 60 NGÀY


TUỔI TẠI TRẠI HEO PHÚ SƠN
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn
TS HỒ THỊ KIM HOA
PGS TS TRẦN THỊ DÂN

Tháng 8/2010

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Trung Thịnh
Tên luận văn: “ Khảo sát hiệu quả bổ sung a-xít formic trong khẩu phần heo nái từ
12 ngày trước khi sinh đến cai sữa và heo con theo mẹ đến 60 ngày tuổi tại trại heo
Phú Sơn”.
Đã hoàn thành theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý kiến nhận xét, đóng
góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày .............................
Giáo viên hướng dẫn

TS Hồ Thị Kim Hoa

ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn và biết ơn sâu sắc đến:
PGS TS Trần Thị Dân, TS Hồ Thị Kim Hoa đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập cũng như trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành

khóa luận này.
Chân thành cám ơn đến:
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y.
Cùng toàn thể quý Thầy, Cô trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập tại nhà trường.
Trân trọng cảm ơn đến:
Ban Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Phú Sơn.
Chú Nguyễn Ngọc Dũng, trưởng trại heo Phú Sơn.
Chân thành biết ơn đến các cô, chú trong tổ Nái Sanh – Cai Sữa Thương
Phẩm, cùng toàn thể anh, chị em công nhân trong trại đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi suốt thời gian thực hiện đề tài.
Toàn thể các bạn trong lớp chăn nuôi 32, đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập.
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2010
Chân thành cảm ơn!
Nguyễn Trung Thịnh

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Khảo sát hiệu quả bổ sung a-xít formic trong khẩu phần
heo nái từ 12 trước khi sinh đến cai sữa và heo con theo mẹ đến 60 ngày tuổi” được
tiến hành tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi Phú Sơn từ 11/01/2010 đến 20/05/2010.
A-xít formic được bổ sung dưới dạng sản phẩm FORMI (chứa 35,4 % a-xít formic,
34,6 % formate và 30 % potassium). Qua khảo sát 35 nái sinh sản gồm 2 giống YL,
LY với 5 lô thí nghiệm (mỗi lô 7 nái), lô đối chứng 1 không dùng kháng sinh trên
nái và heo con, lô đối chứng 2 dùng kháng sinh trên nái và heo con, lô 3 bổ sung 8
kg FORMI/tấn thức ăn heo nái và không bổ sung FORMI trên heo con, lô 4 bổ sung

8 kg FORMI/tấn thức ăn heo nái và bổ sung 3 kg FORMI/tấn thức ăn cho heo con,
lô 5 bổ sung 8 kg FORMI/tấn thức ăn heo nái và bổ sung 6 kg FORMI/tấn thức ăn
cho heo con.
Kết quả thu được như sau: sử dụng a-xít formic trên nái đã cải thiện mức
giảm trọng của nái và giảm dày mỡ lưng của nái trong suốt thời gian nuôi con so
với lô đối chứng 1. Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê P >
0,05.
Trên heo con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi, bổ sung a-xít formic ở lô 4 và lô 5
đã cải thiện được trọng lượng cai sữa bình quân với P < 0,005. Cải thiện trọng
lượng heo con ở 60 ngày tuổi so với lô đối chứng 1 ở P < 0,001. Hệ số chuyển hóa
thức ăn trên heo con từ cai sữa đến 60 ngày ở lô 4 (bổ sung 3 kg FORMI/tấn) giảm
0,31 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng so với lô đối chứng 1 . Giảm tỷ lệ ngày con tiêu
chảy trên heo con theo mẹ đến cai sữa P < 0,05 và cả trên heo con từ cai sữa đến 60
ngày tuổi với P < 0,001.
Bổ sung a-xít formic với mức 8 kg FORMI/tấn thức ăn heo nái và 3 kg/tấn
thức ăn heo con đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, chi phí/1 kg tăng trọng giảm
3.728 đồng/kg so với lô đối chứng 1.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ..................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ............................................................................ ii
Lời cảm tạ.................................................................................................................. iii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iv
Mục lục....................................................................................................................... v
Danh sách các bảng .................................................................................................. vii
Danh sách các hình.................................................................................................. viii

Chương 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU .............................................................................. 2
Chương 2: TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
2.1 ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA Ở HEO CON SƠ SINH ............................................ 3
2.2 SINH LÝ TIÊU HÓA Ở HEO CON SAU CAI SỮA ....................................... 5
2.3 HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT ................................................................. 7
2.4 SINH LÝ HEO NÁI MANG THAI, NUÔI CON ............................................. 9
2.4.1 Dinh dưỡng nái mang thai .......................................................................... 9
2.4.2 Thể trạng nái nuôi con .............................................................................. 10
2.5 SƠ LƯỢC VỀ VIỆC SỬ DỤNG A-XÍT HỮU CƠ TRONG THỨC ĂN
CHĂN NUÔI ......................................................................................................... 11
2.5.1 Các loại a-xít hữu cơ dùng trong chăn nuôi hiện nay ............................... 11
2.5.2 Tác dụng chính của a-xít hữu cơ dùng trong thức ăn chăn nuôi .............. 13
2.5.3 Cơ chế kháng khuẩn của a-xít hữu cơ ...................................................... 14
2.5.4 Sơ lược một số công trình nghiên cứu về việc dùng a-xít hữu cơ trong
thức ăn chăn nuôi ở Viêt Nam ........................................................................... 17

v


2.5.5 Giới thiệu về chế phẩm FORMI ............................................................... 17
2.6 SƠ LƯỢC VIỆC DÙNG KHÁNG SINH TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI
............................................................................................................................... 18
2.7 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI PHÚ SƠN ............ 19
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........................... 22
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN.................................................... 22
3.2 ĐỐI TƯỢNG THÍ NGHIỆM .......................................................................... 22
3.3 NỘI DUNG VÀ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ........................................................ 24
3.3.1 Các chỉ tiêu theo dõi trên heo nái ............................................................. 25

3.3.2.Các chỉ tiêu theo dõi trên heo con ............................................................ 26
3.3.3 Tính hiệu quả kinh tế ................................................................................ 27
3.3.4 Xử lý số liệu.............................................................................................. 27
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 28
4.1 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI TRÊN NÁI ....................................................... 28
4.1.1 Giảm trọng của nái suốt giai đoạn nuôi con ............................................. 28
4.1.2 Mức giảm dày mỡ lưng suốt thời gian nuôi con ....................................... 29
4.1.3 Lượng thức ăn tiêu thụ trên nái................................................................. 30
4.1.4 Bệnh lý sau khi sinh, tỷ lệ loại thải nái, thời gian chờ phối ..................... 31
4.2 CÁC CHỈ TIÊU TRÊN HEO CON THEO MẸ ĐẾN 60 NGÀY TUỔI ........ 31
4.2.1 Số heo con đẻ ra, số heo con sơ sinh còn sống, số heo con chọn nuôi .... 31
4.2.2 Các chỉ tiêu về trọng lượng của heo con. ................................................. 32
4.2.3 Các chỉ tiêu liên quan đến chuyển hóa thức ăn và tăng trọng heo con..... 35
4.3 CÁC CHỈ TIÊU LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE HEO CON ....................... 36
4.4 HIỆU QUẢ KINH TẾ ..................................................................................... 39
Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................. 40
5.1 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 40
5.2 ĐỀ NGHỊ ......................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 42
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 44

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Sự phát triển cơ quan tiêu hóa từ sơ sinh đến 70 ngày tuổi ....................... 6
Bảng 2.2 Sự thay đổi pH trong đường tiêu hóa heo con ........................................... 7
Bảng 2.3 Mục tiêu cần đạt khi nuôi heo con theo mẹ ............................................. 10
Bảng 2.4 Tình trạng mập ốm khi đo độ dày mỡ lưng trên nái ................................ 11
Bảng 2.5 Công thức của một số a-xít hữu cơ .......................................................... 13

Bảng 2.6 Cơ cấu đàn heo của Công ty tính đến ngày 22/05/2010 .......................... 20
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................................. 26
Bảng 4.1 Trọng lượng nái từ lúc bắt đầu thí nghiệm đến lúc cai sữa kg/con .......... 29
Bảng 4.2 Mức giảm dày mỡ lưng suốt thời gian nuôi con ...................................... 30
Bảng 4.3 Tỷ lệ nái viêm tử cung, tỷ lệ loại thải, thời gian chờ phối ....................... 31
Bảng 4.4 Các chỉ tiêu sinh sản và nuôi con ............................................................. 32
Bảng 4.5 Trọng lượng heo con ở các ngày tuổi....................................................... 33
Bảng 4.6 Các chỉ tiêu liên quan tới chuyển hóa thức ăn và tăng trưởng heo con từ sơ
sinh đến 60 ngày tuổi ............................................................................................... 36
Bảng 4.7 Tỷ lệ tiêu chảy từ heo con sơ sinh đến cai sữa ......................................... 37
Bảng 4.8 Các chỉ tiêu liên quan tới sức khỏe ở heo con từ cai sữa đến 60 ngày .... 38
Bảng 4.9 Tỷ lệ chết trên heo con từ cai sữa đến 60 ngày ........................................ 38
Bảng 4.10 Hiệu quả kinh tế ..................................................................................... 39

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Ảnh hưởng của pH lên thành phần hệ vi sinh vật đường ruột.................... 9
Hình 2.2 Cơ chế diệt khuẩn của a-xít hữu cơ .......................................................... 15
Hình 2.3 Sự phân ly của a-xít butyric, lactic, formic ở pH khác nhau trong ống tiêu
hóa ............................................................................................................................ 16
Hình 2.4 Công thức cấu tạo của FORMI................................................................. 17

viii


Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, chăn nuôi theo xu hướng sinh học, hướng tới sản phẩm sạch và an
toàn, không còn hiện tượng tồn dư kháng sinh, sự kháng thuốc của vi khuẩn hay
những hóa chất độc hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Đây là vấn đề
đang được xã hội đặc biệt quan tâm, và các nhà khoa học, các công ty thức ăn gia
súc, cũng như các nhà chăn nuôi cần phải giải quyết vấn đề này. Yêu cầu phải có
các biện pháp thay thế việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi được đặt ra.
Nhiều loại phụ gia thức ăn chăn nuôi như bổ sung probiotics, prebiotics, chế phẩm
tỏi gừng nghệ, hay các a-xít hữu cơ đã được nghiên cứu, và đã mang lại hiệu quả.
Việc sử dụng các a-xít hữu cơ trên heo nái và heo con ở Việt Nam cho kết
quả tốt. Việc bổ sung trên nái đã cải thiện trọng lượng sơ sinh, trọng lượng cai sữa,
trọng lượng 60 ngày tuổi (Dương Thanh Liêm, 2001). Nhiều nhà khoa học đã cho
biết rằng việc trộn các a-xít hữu cơ trong thức ăn có thể cải thiện tăng trọng và có
thể điều chỉnh quần thể vi sinh vật đường ruột ở heo. Một xu hướng của ngành công
nghiệp thức ăn chăn nuôi hiện nay là: từ bỏ sử dụng kháng sinh kích thích tăng
trưởng và chuyển sang sử dụng a-xít như là một trong những biện pháp thay thế để
tăng cường năng suất.
Như đã nêu trên, tác động tích cực của a-xít hữu cơ bổ sung trong khẩu phần
heo nái đối với heo con đã được xác nhận. Được sự đồng ý của Khoa Chăn nuôi Thú y, được sự hướng dẫn của TS Hồ Thị Kim Hoa và PGS TS Trần Thị Dân, với
sự giúp đỡ của trại heo Phú Sơn, chúng tôi tiến hành đề tài “ Khảo sát hiệu quả bổ
sung a-xít formic trong khẩu phần heo nái từ 12 ngày trước khi sinh đến cai
sữa và heo con theo mẹ đến 60 ngày tuổi”. Trong nghiên cứu này, a-xít chỉ được

1


bổ sung vào thức ăn heo nái từ ngày 12 trước khi sinh đến cai sữa, và được bổ sung
vào thức ăn tập ăn của heo con, để đánh giá tác động của sản phẩm này lên sự tăng
trưởng của heo con.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

Mục đích
Đánh giá hiệu quả của việc bổ sung a-xít formic trong khẩu phần thức ăn
heo nái từ 12 ngày trước khi sinh đến cai sữa và trong thức ăn tập ăn của heo con
đối với sự tăng trưởng và sức khỏe của heo con sơ sinh đến 60 ngày tuổi.
Yêu cầu
A-xít formic được dùng ở thí nghiệm này nằm trong chế phẩm FORMI (chứa
35,4 % a-xít formic, 34,6 % formate và 30 % potassium), được bổ sung vào thức ăn
heo nái lúc 12 ngày trước khi sinh cho đến khi cai sữa ở mức 0,8 %, và bổ sung vào
thức ăn tập ăn của heo con cho đến 60 ngày tuổi ở các mức 0,3 và 0,6 %. Hiệu quả
của việc bổ sung chế phẩm được đánh giá đối với: (i) khả năng sản xuất của heo nái
trong giai đoạn nuôi con; (ii) sự sinh trưởng và sức khỏe của heo con.

2


Chương 2

TỔNG QUAN
2.1 ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA Ở HEO CON SƠ SINH
Trong thời gian còn trong bụng mẹ, bào thai phát triển nhờ hấp thụ các chất
dinh dưỡng từ mẹ thông qua nhau thai. Đồng thời, bào thai cũng đã dần phát triển
các tế bào phức tạp nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cuộc sống bên ngoài và
cũng cho thời kỳ hậu cai sữa.
Khi mới sinh ra, cơ thể heo con phát triển chưa hoàn chỉnh, các chức năng
chưa hoàn thiện, khả năng thích nghi kém khi bị chuyển từ môi trường sống trong
bụng mẹ ra môi trường ngoài. Bộ máy tiêu hóa của heo con trong giai đoạn theo mẹ
chưa phát triển hoàn chỉnh. Lúc này heo chỉ nhận nguồn dinh dưỡng để phát triển
duy nhất là từ nguồn sữa mẹ. Đầu tiên, chymosin của dịch vị chịu trách nhiệm giúp
đông vón và phân giải sữa. Khi heo con lớn lên thì pepsin dịch vị phân giải protein.
Nhóm vi khuẩn Lactobacillus trong dạ dày và ruột sử dụng đường lactose trong sữa

để sản sinh ra a-xít lactic làm giảm pH trong dạ dày, làm cho quá trình tiêu hóa tốt
hơn và ngăn cản sự phát triển của những vi khuẩn có hại khác.
Sau khi sinh được 1 tuần, khối lượng dạ dày lớn hơn 2 lần lúc mới sinh. Sau
khi sinh 24 tiếng, khả năng tiết các chất trong dạ dày tăng gấp 2 lần, và khoảng 1 tới
3 ngày sau tăng thêm 2 lần. Mật độ của các tế bào tổ chức dạ dày phát triển, khả
năng tiết các enzyme tiêu hóa cũng gia tăng. Khi heo con 7 ngày tuổi, khả năng tiết
các chất phân giải protein tăng gấp 9 lần và gia tăng nhanh đạt đến mức cần thiết để
phân giải protein. Niêm mạc ruột phát triển cùng với sự phân hóa tế bào tạo ra các
dạng khác nhau về hình thái và theo thời gian. Các nhung mao ruột được hình thành
từ màng nhày ruột non (Phạm Quang Chi, 2010).

3


Đặc điểm hấp thu dưỡng chất qua thành ruột heo sơ sinh
Theo Trần Thị Dân (2003), trong sữa đầu kháng thể chủ yếu là IgG. Sau một
vài ngày, hàm lượng IgG trong sữa giảm nhanh chóng và IgA trở thành kháng thể
chính của sữa. Khi loại kháng thể trong sữa là IgA thì có nghĩa là bầu vú đã tự sản
xuất kháng thể. Vì IgA ít bị thủy phân ở đường ruột, hàm lượng IgA cao trong sữa
sẽ bảo vệ niêm mạc ruột khỏi sự tấn công của vi sinh vật có hại. Tuy nhiên khi heo
con chưa có miễn dịch chủ động thì khả năng bảo vệ thú non của IgA cũng tùy
thuộc vào loại kháng nguyên mà heo mẹ đã tiếp xúc.
Ở những ngày đầu sau sinh trong ruột heo con xảy ra quá trình hấp thu kháng
thể từ sữa mẹ và những tiểu phần protein khác bằng con đường vận chuyển chọn lọc
chủ động bằng phương thức ẩm bào. Những tiểu phần protein sữa tuần hoàn trong
máu mà không gây hại cho heo con vì trong thời gian này heo con chưa có khả năng
sản xuất ra kháng thể (Trần Cừ và Nguyễn Khắc Khôi, 1985).
Dẫn liệu Trần Thị Dân, 2003 sự hấp thu kháng thể xảy ra tối đa ở giai đoạn 4
- 12 giờ sau khi bú sữa đầu. Kháng thể có thể tăng trong máu heo con vào 3 giờ sau
khi sanh. Nếu heo con bú sữa đầu và hấp thu kháng thể tốt, hiệu giá kháng thể trong

máu heo con ở 24 giờ sau khi sanh gần bằng hiệu giá trong máu heo mẹ. Khoảng 48
giờ sau khi sanh ruột không còn hấp thu kháng thể. Cơ chế này có thể giúp cho
đường ruột heo con không hấp thu những chất gây bệnh.
Khi còn là bào thai, đường ruột heo con hầu như vô khuẩn. Ngay sau khi mới
được sinh ra, heo con đã bị lây nhiễm các vi sinh vật trong môi trường và từ cơ thể
mẹ, trong đó có nhiều vi khuẩn gây bệnh cơ hội và vi khuẩn gây bệnh. Nếu các vi
sinh vật bất lợi này xâm nhập vào cơ thể trước khi heo con hấp thu kháng thể sữa
đầu, trong lúc hệ miễn dịch của heo con chưa phát triển, thì heo con dễ mắc bệnh,
biểu hiện nhiều nhất là tiêu chảy. Do đó, nếu được bú sữa đầu ngay sau khi sinh,
kháng thể mẹ truyền trong sữa sẽ giúp heo con chống lại vi sinh vật gây hại, giúp
heo con khỏe mạnh và tăng trưởng tốt trong giai đoạn theo mẹ.

4


Hoạt động của enzyme tiêu hóa ở heo con sơ sinh
Theo Nguyễn Như Pho (2001), ở heo con sơ sinh sự tiết các enzyme tiêu hóa
ở dạ dày và ruột non rất kém. Heo con chỉ tiêu hóa được những thức ăn đơn giản, dễ
tiêu như sữa mẹ. Trong 2 tuần đầu tiên, heo con không sử dụng được tinh bột do
thiếu enzyme amylase của tuyến tụy và maltase của ruột. Amylase của nước bọt tiết
nhiều nhất vào giai đoạn 2 - 3 tuần tuổi, sau đó giảm 50 %, lúc này thì amylase của
tuyến tụy tiết mạnh ở 3 - 5 tuần tuổi. Khả năng tiết a-xít chlohyric (HCl) của dạ dày
rất ít, chỉ đủ để hoạt hóa pepsinogen thành pepsin. Do pepsin hoạt động yếu, sự tiêu
hóa protein của sữa phải nhờ vào enzyme trypsin của tuyến tụy. Nhiều nghiên cứu
cho rằng, heo con sơ sinh đến 20 - 25 ngày tuổi trong dịch vị còn thiếu HCl. Nghĩa
là dịch vị của heo con không đủ HCl tự do để làm tăng độ toan của dạ dày, do đó
không ức chế được vi sinh vật có hại, chúng vẫn phát triển và gây tiêu chảy ở heo
con (Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện, 1992).
2.2 SINH LÝ TIÊU HÓA Ở HEO CON SAU CAI SỮA
Giai đoạn sau cai sữa, heo con liên tiếp bị tác động của các yếu tố gây stress.

Trước nhất heo con tách khỏi mẹ, xa hơi ấm của mẹ. Kế tiếp, heo con bị chuyển
thức ăn từ sữa sang cám hay thức ăn dạng rắn. Sự thay đổi đột ngột về thức ăn và
chất lượng thức ăn sẽ ảnh hưởng lượng thức ăn ăn vào và phải mất một thời gian để
phục hồi sự tăng trưởng (5 ngày). Ngoài ra, sự thay đổi chuồng trại cũng làm cho
heo con dễ nhạy cảm với các mầm bệnh, nhất là rối loạn ở đường tiêu hóa.
Khi chuyển qua giai đoạn sau cai sữa, nguồn thức ăn thay đổi khác hẳn về
chất lượng và thành phần dinh dưỡng. Để thích nghi với những thay đổi đó, bộ máy
tiêu hóa của heo con phải trải qua quá trình phát triển nhanh về kích thước, dung
tích và hoạt động sinh lý để có thể tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn
tốt hơn (Bảng 2.1).

5


Bảng 2.1 Sự phát triển cơ quan tiêu hóa heo con từ sơ sinh đến 70 ngày tuổi
Tuổi

Ruột già

Ruột non

Dạ dày
Trọng

Dung

Trọng

Dung


Chiều

Trọng

Dung

Chiều

lượng

tích

lượng

tích

dài

lượng

tích

dài

(gam)

( ml)

(gam)


(ml )

(mét )

(gam)

(ml )

(mét )

1

4,5

25

40

100

3,8

10

40

0,8

10


15

73

95

200

5,6

22

90

0,8

20

24

213

115

700

7,3

36


100

1,2

70

232

1825

996

6000

17,5

458

2100

3,1

(ngày)

(Kvansnitski, 1951: dẫn liệu bởi Nguyễn Gia Minh, 2004)
Trong giai đoạn cai sữa, khả năng tiêu hóa và sức đề kháng của heo con giảm
đi rất nhiều. Khả năng tiêu hóa thức ăn bị hạn chế do tác động của nhiều yếu tố bên
ngoài lẫn bên trong. Sự rối loạn bộ máy tiêu hóa ở giai đoạn cai sữa làm cho một số
vi sinh vật bất lợi tăng nhanh về số lượng, do có sự thay đổi về pH trong đường tiêu
hóa. Các vi sinh vật này có thể kể đến Salmonella spp., Escherichia coli,

Clostridium spp…(dẫn liệu bởi Nguyễn Quế Hoàng, 2006).
Các nhung mao ở đường ruột cũng ngắn đi, làm giảm diện tích hấp thu và
tiêu hóa. Màng nhày ruột non có những thay đổi khi heo được cai sữa ở 3 - 4 tuần
tuổi. So với trước khi cai sữa, nhung mao (để hấp thu chất dinh dưỡng) ngắn đi 75
% trong vòng 24 giờ sau cai sữa và tình trạng này vẫn tiếp tục nhưng giảm dần cho
đến ngày thứ 5 sau cai sữa (Hampson và Kidder, 1986, trích dẫn bởi Trần Thị Dân).
Mào ruột (crypt) lại sâu hơn bình thường. Mào ruột là nơi mà tế bào của chúng sẽ di
chuyển dần lên đỉnh nhung mao để trở thành tế bào ruột trưởng thành với vi nhung
mao hấp thu chất dinh dưỡng. Vài enzyme tiêu hóa (lactase, glucosidase, protease)
bị giảm nhưng maltase lại tăng, do đó khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của ruột
cũng giảm.
Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa còn gắn liền với sự thay đổi pH (Bảng
2.2). pH trong ống tiêu hóa heo con trong những ngày đầu sau cai sữa thấp nhưng

6


tăng dần trong các ngày tiếp theo. Sự mất cân bằng pH trong đường ruột tiêu hóa
của heo dẫn đến việc giảm khả năng hoạt động của một số enzyme, ảnh hưởng đến
sự cân bằng quần thể vi sinh vật trong đường tiêu hóa (dẫn liệu bởi Nguyễn Quế
Hoàng, 2006).
Bảng 2.2 Sự thay đổi pH trong đường tiêu hóa ở heo con
Tuần tuổi

3

5

6


7

8

9

Dạ dày

2,82

2,72

2,95

4,49

5,44

4,96

Ruột non

6,04

6,92

6,46

5,86


6,82

6,24

Ruột già

6,42

6,20

6,12

-

6,40

5,49

( Trần Cừ, 1972 )
Vì vậy, việc bổ sung vào trong thức ăn heo con các chất hỗ trợ như enzyme
tiêu hóa, kháng sinh, các loại a-xít hữu cơ, sẽ giảm bớt nguy cơ rối loạn tiêu hóa,
giảm tỷ lệ mắc bệnh, từ đó giúp heo tăng trọng tốt và mang lại hiệu quả cao cho nhà
chăn nuôi.
2.3 HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT
Khi còn trong bụng mẹ, đường tiêu hóa của heo con hầu như vô trùng. Do
đó, đây là môi trường lý tưởng cho sự phát triển nhanh chóng của vi khuẩn xâm
nhập từ bên ngoài ngay sau khi heo con được sinh ra. Ba giờ sau khi sinh, đã có thể
phát hiện quần thể vi sinh vật nhỏ trong đường ruột heo con. Quá trình xâm nhập và
phát triển của chúng khác nhau ở các loài gia súc khác nhau (dẫn liệu bởi Nguyễn
Quế Hoàng, 2006).

Theo Niconxkij (1983) và Nguyễn Vĩnh Phước (1977), hệ vi sinh vật đường
ruột của heo rất phong phú và đa dạng. Chúng được phân bố trải dài từ niêm mạc
miệng, nước bọt, hầu họng, dạ dày, ruột non ruột già, tùy theo đặc tính của từng loài
vi khuẩn. Trong hệ vi sinh vật đường ruột, tồn tại hai nhóm vi sinh vật có chức năng
khác nhau. Thứ nhất, hệ vi sinh vật tùy nghi với đa số thành phần là những vi sinh
vật lên men thối, không có lợi cho vật chủ. Số lượng của chúng thay đổi theo điều

7


kiện thức ăn, môi trường tiêu hóa, sức đề kháng của cơ thể. Có thể kể đến E. coli và
các vi khuẩn thuộc các giống Staphylococcus, Shigella, Proteus, Salmonella,
Klebsiella, và Clostridium. Đa số các vi khuẩn này thích nghi với môi trường pH từ
trung tính đến kiềm (dẫn liệu bởi Đặng Minh Phước, 2005).
Nhóm vi sinh vật còn lại là nhóm bắt buộc. Đây là những vi sinh vật thích
nghi ở môi trường có pH thấp. Do đó, chúng thích nghi tốt trong dạ dày và ruột và
định cư vĩnh viễn tại đây. Đa số những vi sinh vật này giúp vật chủ tiêu hóa thức ăn,
phòng chống, ức chế một số vi sinh vật cơ hội xâm nhập và phát triển, nhờ cạnh
tranh nơi cứ trú với các vi sinh vật này. Các vi sinh vật nhóm này bao gồm (i) các vi
khuẩn như Streptococcus lactic, S. faecium, L. acitophilus, L. bulgaricus, Bacillus
subtilis, Bifidobacterium; (ii) các nấm men gồm Aspergillus niger, A. oryzae; và
(iii) các protozoa như Entodinium, Diplonium.
Đa số vi sinh vật trong đường ruột sẽ tham gia phân giải chất dinh dưỡng.
Nhóm vi khuẩn lactic sẽ giữ nhiệm vụ phân giải hy-drat-cac-bon, glu-xít, tinh bột,
làm hạ pH đường ruột, ức chế vi khuẩn lên men thối. Một số vi khuẩn như B.
subtilis, E. coli còn tham gia tổng hợp vitamin nhóm B cho cơ thể (dẫn liệu bởi
Nguyễn Quế Hoàng, 2006).
Một số yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột
pH của môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của hệ vi sinh vật
đường ruột (Hình 2.1). Trong môi trường có pH thấp, chủ yếu là những vi sinh vật

có lợi cho vật chủ mới phát triển được, và ở môi trường có pH thấp này sẽ kiềm
hãm sự phát triển của vi sinh vật ưa kiềm hay trung tính, bao gồm các vi khuẩn lên
men thối và vi khuẩn gây bệnh cơ hội. Ngoài yếu tố pH thì các yếu tố như dịch mật,
dịch tụy, sự cạnh tranh đối kháng của các vi sinh vật khác cũng ảnh hưởng đến
thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột.

8


Hình 2.1 Sự ảnh hưởng của pH lên thành phần hệ vi sinh đường ruột (Vũ Duy
Giảng, 2008)
2.4 SINH LÝ HEO NÁI MANG THAI, NUÔI CON
2.4.1 Dinh dưỡng nái mang thai
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1999), thời điểm phối giống
quyết định tỷ lệ đậu thai và số heo con đẻ ra trên ổ. Tuy nhiên để đạt mục đích cuối
cùng là tăng số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con sơ sinh còn sống trên ổ, giảm thiểu
số heo thai chết khô, chết lưu, di tật, thì vấn đề dinh dưỡng nái trong giai đoạn nái
mang thai rất quan trọng. Đó là một chuỗi quá trình chăm sóc từ khi phối đến khi
nái đẻ. Một yếu tố nào đó có tác động không tốt đến nái mang thai trong giai đoạn
này có thể ảnh hưởng xấu đến thai. Đặc biệt, một vấn đề ảnh hưởng hàng ngày đến
nái mang thai là thức ăn. Thức ăn phải phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và từng giai
đoạn phát triển của thai. Bởi lẽ, cung cấp ít hay dư thừa thức ăn đều ảnh hưởng xấu
đến thai.

9


2.4.2 Thể trạng nái nuôi con
2.4.2.1 Sự hao mòn trọng lượng nái nuôi con
Trong thời kỳ nái nuôi con, nái có thể ăn không đủ mức để đáp ứng nhu cầu

(ví dụ, do nhiệt độ quá nóng nái ăn ít, số heo con để nuôi quá nhiều). Lúc này, nái
phải huy động nguồn năng lượng dự trữ bằng cách sử dụng mỡ dự trữ dưới da thông
qua quá trình beta ô-xy hóa a-xít béo để tạo năng lượng. Điều này có thể gây ra hậu
quả là nái giảm trọng lượng và mỡ lưng, có thể làm thời gian lên giống lại của nái
sau cai sữa kéo dài. Đó là một thiệt hại lớn nếu xét về mặt kinh tế. Như vậy để tránh
các hậu quả trên, nhà chăn nuôi phải đặc biệt chú ý là phải cung cấp đủ thức ăn,
nước uống cho nái trong suốt giai đoạn nuôi con để tăng năng suất của nái.
Dựa vào việc đánh giá thể trạng heo con, trọng lượng heo con qua các tuần
tuổi, tình trạng sức khỏe của heo con, người ta có thể đánh giá khả năng nuôi con và
khả năng tiết sữa của nái (Bảng 2.3).
Bảng 2.3 Mục tiêu cần đạt khi nuôi heo con theo mẹ
Chỉ tiêu

Kém

Trung bình

Tốt

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (3 tuần), (%)

< 80

80 - 90

> 90

3 tuần tuổi

< 4,10


4,10 - 5,45

> 5,45

4 tuần tuổi

< 5,00

5,00 - 7,27

> 7,27

5 tuần tuổi

< 6,36

6,36 - 9,10

> 9,10

Trọng lượng cai sữa (kg/con)

(Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997)
2.4.2.2 Giảm dày mỡ lưng của nái trong thời gian nuôi con
Song song với việc giảm trọng của nái là giảm độ dày mỡ lưng. Giảm trọng
và giảm độ dày mỡ lưng là 2 chỉ tiêu phản ánh tương đối rõ nét khả năng tiết sữa
nuôi con của nái. Trong quá trình tiết sữa nuôi con, nguồn dinh dưỡng từ thức ăn
không đủ so với nhu cầu tiết sữa nuôi con nên nái phải lấy nguồn năng lượng từ lớp
mỡ lưng dưới da và các mô. Nguồn dinh dưỡng từ thức ăn càng thiếu, năng lượng

dự trữ bị tiêu hao càng nhiều.

10


Theo Trần Thị Dân (2000) và Eimssen và ctv (2000), nếu không cân bằng
lượng thức ăn ăn vào sẽ là yếu tố hàng đầu cho sự mất bề dày mỡ lưng và sự giảm
trọng. Kết quả là nái có thể bị loại thải sớm do giảm thời gian khai thác và giảm khả
năng sinh sản. Theo công ty Cargill (trích dẫn bởi Trần Thị Dân, 2003), tình trạng
mập ốm của nái được đánh giá khi đo độ dày mỡ lưng (Bảng 2.4)
Bảng 2.4 Tình trạng mập ốm của nái khi đo độ dày mỡ lưng
Dày mỡ lưng (mm)

Tình trạng của nái

< 15

Gầy còm

15 – 18

Ốm

18 – 20

Lý tưởng

20 – 30

Mập


> 30

Quá mập

2.5 SƠ LƯỢC VỀ VIỆC SỬ DỤNG A-XÍT HỮU CƠ TRONG THỨC ĂN
CHĂN NUÔI
Ngày nay, a-xít hữu cơ được sử dụng rất phổ biến trong thức ăn chăn nuôi
công nghiệp. So với các thức ăn bổ sung khác, các a-xít hữu cơ được đánh giá là có
lợi ích cao nhất đối với thành tích chăn nuôi (Vũ Duy Giảng, 2008). Tuy nhiên với
mỗi loại a-xít khác nhau hay tổ hợp các a-xít sẽ cho hiệu quả khác nhau trên thành
tích vật nuôi. Vấn đề ở đây là chọn lựa một loại a-xít nào đó tốt nhất vừa đáp ứng là
cải thiện thành tích vật nuôi, vừa mang lại hiệu quả chăn nuôi về mặt kinh tế.
2.5.1 Các loại a-xít hữu cơ dùng trong chăn nuôi hiện nay
A-xít lactic
A-xít này được sử dụng trong thức ăn của heo nhằm ổn định hệ vi sinh vật
đường ruột theo hướng có lợi, dẫn đến tác động phòng ngừa bệnh tiêu chảy và tăng
sự tiêu hóa hấp thu dưỡng chất trong thức ăn. Ở các nước hiện nay người ta sử dụng
a-xít lactic bổ sung vào thức ăn tập ăn và thức ăn heo cai sữa trong trường hợp cai

11


sữa sớm cho kết quả sinh trưởng rất tốt. A-xít lactic sinh ra do lên men đường
lactose, có tác dụng hạ pH dạ dày và đường ruột, ức chế sự phát triển của vi sinh vật
có hại (dẫn liệu bởi Đặng Minh Phước, 2005).
A-xít kết tinh (a-xít fumaric, citric, succinic, malic)
Đây là những a-xít được chế tạo bằng công nghệ lên men và có thể kết tinh
tạo ra dạng thô, bổ sung vào thức ăn rất tiện lợi. Các a-xít này tạo ra độ pH dạ dày
dạ ruột thấp, vừa có tác dụng tốt trong tiêu hóa vừa ức chế vi khuẩn lên men thối ở

ruột non. Khi lượng HCl dịch vị tiết ra chưa nhiều, các a-xít này có vị chua nhẹ nên
heo con rất thích ăn, đặc biệt nếu kết hợp một ít vị ngọt của đường thì sẽ tạo ra vị
chua ngọt nên càng hấp dẫn đối với heo con ở giai đoạn tập ăn.
A-xít formic
Đây là acid có số cacbon trong công thức hóa học ít nhất so với các a-xít hữu
cơ khác (duy nhất 1 cacbon trong công thức hóa học), nó được xem là a-xít mạch
ngắn nhất với trọng lượng phân tử là: 46,02gam/mol, pKa = 3,77. Chính vì lý do
trọng lượng phân tử nhỏ, mạch ngắn nên a-xít formic dễ xuyên qua màng tế bào của
những vi khuẩn Gram âm, giảm pH dạ dày, tăng tiêu hóa protein (Christian
Luckstadt, 2010). Vì thế, a-xít formic được xem là a-xít có tác dụng sát khuẩn mạnh
nhất trong tất cả các a-xít hữu cơ.
A-xít propionic
Đây là a-xít được bổ sung vào thức ăn không chỉ với mục tiêu kích thích tiêu
hóa, tăng trọng mà còn nhằm bảo vệ thức ăn chống vi khuẩn, ức chế nấm mốc phát
triển trong thức ăn (Vũ Duy Giảng, 2008).
A-xít butyric
A-xít butyric có tính sát khuẩn đối với vi khuẩn Gram dương và Gram âm.
Ngoài ra, a-xít này còn kích thích heo ăn nhiều, bảo vệ thượng bì ruột, kích thích
lớp tế bào lông nhung phát triển tốt, kích thích hệ miễn dịch của ruột (tăng hàm
lượng α, β và γ globulin máu, Vũ Duy Giảng, 2008).

12


2.5.2 Tác dụng chính của a-xít hữu cơ dùng trong thức ăn chăn nuôi
Tác dụng của a-xít hữu cơ trong chăn nuôi đã được nhiều tài liệu đề cập đến
như (i) kháng khuẩn, bao gồm việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, duy trì
cân bằng vi khuẩn đường ruột; và tiêu diệt vi khuẩn bệnh; (ii) hỗ trợ sự tiêu hoá và
hấp thu các chất dinh dưỡng bằng cách hoạt hóa pepsinogen, hỗ trợ tiêu hóa
protein, tăng độ hòa tan chất khoáng, hỗ trợ hấp thu chất khoáng, đặc biệt vi

khoáng; kích thích ruột tiết secretin, giúp tụy tiết nhiều bicarbonate và gan tiết a-xít
mật, giúp lipid thức ăn được tiêu hóa, hấp thu tốt hơn (Mroz, 2005); (iii) tăng sự tái
tạo lớp tế bào vi lông nhung, ví dụ người ta thấy rằng Na butyrate làm tăng chiều
dài lông nhung lên khoảng 30 % (Vũ Duy Giảng, 2008).
Bảng 2.5 Công thức của một số a-xít hữu cơ
Công thức phân tử

Trọng

Hằng số

lượng phân

điện ly

tử

pK

A-xít formic

HCOOH

46,02

3,77

A-xít acetic

CH3COOH


60,05

4,76

A-xít propionic

CH3CH2COOH

74,80

4,88

A-xít butyric

CH3CH2 CH2COOH

88,10

4,82

A-xít lactic

CH3CH(OH)COOH

90,08

3,83

A-xít sorbic


CH3CH:CHCH:CHCOOH

112,12

4,76

A-xít furmaric

COOHCH:CHCOOH

116,07

3,03

A-xít malic

COOHCH2CH(OH)COOH

134,09

3,40

A-xít tactaric

COOHCH(OH)CH(OH)COOH

150,09

2,93


A-xít citric

COOHCH2C(OH)(COOH)CH2COOH

192,12

3,13

13


2.5.3 Cơ chế kháng khuẩn của a-xít hữu cơ
Tác dụng kháng khuẩn của a-xít hữu cơ bao gồm 2 tác dụng cơ bản là ức chế
sự phát triển của vi khuẩn có hại và tiêu diệt vi khuẩn.
Tác dụng ức chế sự phát triển vi khuẩn có hại
Trong đường ruột tồn tại các nhóm vi khuẩn có ích và vi khuẩn gây bệnh, số
lượng các nhóm này được duy trì ở trạng thái cân bằng. Do những nguyên nhân nào
đó, số lượng vi khuẩn gây bệnh tăng lên, trạng thái cân bằng bị phá vỡ, con vật bị
rối loạn tiêu hóa và mắc bệnh. Nhóm vi khuẩn có ích thường là những vi khuẩn lên
men sinh a-xít lactic như Lactobacillus, Bifidobacterium, Streptococcus. Nhóm vi
khuẩn gây bệnh có thể kể đến là C. perfringens, E. coli, Samonella và những trực
khuẩn Gram âm khác (Vũ Duy Giảng, 2008).
Vi khuẩn có ích sống trong môi trường pH thấp hơn vi khuẩn gây bệnh. Ví
dụ, pH thích hợp cho nhóm vi khuẩn lên men sinh a-xít lactic là 2 - 3, đối với một
số vi khuẩn gây bệnh như E. coli pH thích hợp là ≥ 4; Samonella, pH ≥ 3,5; Cl.
perfringens , pH ≥ 6 (Hình 2.1). Như vậy bổ sung a-xít hữu cơ để đưa pH dịch tiêu
hóa xuống thấp hơn 3,5 có thể ức chế sự phát triển của những vi khuẩn gây bệnh và
tạo điều kiện cho vi khuẩn có ích hoạt động.
Tác dụng tiêu diệt vi khuẩn

Tính diệt khuẩn của các a-xít hữu cơ chủ yếu dựa vào khả năng vượt qua
màng tế bào và thâm nhập vào trong tế bào vi khuẩn Gram âm khi các a-xít ở trạng
thái không phân ly. Lúc đó sẽ hình thành cơ chế tiêu diệt vi khuẩn.
Khi a-xít đi vào tế bào vi khuẩn, ở đây (pH = 7), a-xít phân ly cho ra H+
(RCOOH → RCOO- + H+). pH bên trong tế bào giảm làm tăng tính a-xít trong tế
bào chất, ngăn cản sự tổng hợp của các phân tử, cũng như làm thay đổi thành phần
của màng tế bào, ARN, ADN, protein, và lipid. Kế tiếp, khi pH trong tế bào chất
giảm, vi khuẩn phải sử dụng cơ chế bơm ATPase để đẩy H+ ra khỏi tế bào, vi khuẩn
bị mất năng lượng. Mặt khác, pH giảm cũng ức chế quá trình đường phân, tế bào vi

14


khuẩn bị mất nguồn cung cấp năng lượng. Khi phân ly trong tế bào, anion của a-xít
không ra khỏi được tế bào, gây rối loạn thẩm thấu bên trong tế bào (Mroz, 2005).
Như vậy a-xít hữu cơ phải ở trạng thái không phân ly mới có khả năng tiêu
diệt vi khuẩn, vì ở trạng thái này a-xít mới đi vào tế bào vi khuẩn. Sự phân ly của axít hữu cơ lại phụ thuộc vào giá trị pK của a-xít. pK càng cao thì sự phân ly càng
lớn, ví dụ trong môi trường có pH như nhau thì a-xít acetic có độ phân ly lớn hơn axít formic (bởi vì pK của a-xít acetic là 4,76 còn pK của formic là 3,75). A-xít hữu
cơ phân ly ít trong môi trường có pH thấp, phân ly nhiều trong môi trường có pH
cao. Trong ống tiêu hóa của heo hay gà, pH khác nhau ở mỗi vị trí khác nhau, như
vậy việc bổ sung a-xít hữu cơ phải quan tâm là làm sao để a-xít không bị phân ly,
lúc đó thì việc bổ sung a-xít mới có tác dụng diệt vi khuẩn hiệu quả (Trần Cừ, 1972)

Hình 2.2 Cơ chế diệt vi khuẩn của a-xít hữu cơ (Vũ Duy Giảng, 2008)

15


Hình 2.3 Sự phân ly của a-xít butyric, lactic, formic ở pH khác nhau trong ống tiêu
hóa (Vũ Duy Giảng, 2008)

Khi pH của môi trường nhỏ hơn pK của a-xít, nồng độ H+ trong môi trường
cao, a-xít có khuynh hướng tái thiết lập sự cân bằng của nó để duy trì hằng số, vì thế
dạng a-xít không phân ly sẽ gia tăng. Ngược lại, khi pH của môi trường lớn hơn pK,
nồng độ H+ thấp và a-xít sẽ tái thiết lập sự cân bằng bằng cách gia tăng dạng phân
ly.
Các a-xít hữu cơ mạch ngắn như a-xít formic, propionic và butyric là những
chất sát khuẩn mạnh nhất. Chúng có khả năng xuyên thấm qua màng tế bào khi ở
dạng không phân ly và sau đó khi phân ly bên trong tế bào, gây ra sự thay đổi tính
thấm, xáo trộn biến dưỡng của tế bào vi khuẩn, cuối cùng gây ra những hư hại bên
trong tế bào vi khuẩn mà không thể phục hồi lại được.
Các a-xít vô cơ mạnh như a-xít phosphoric lại không có khả năng đi qua
màng. Tuy nhiên, chúng hoạt động dựa trên sự giảm pH ngoài tế bào, tạo ra môi
trường bất lợi cho sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn gây bệnh, vì thế cũng có
hiệu quả định khuẩn. Mặc dù, các a-xít vô cơ cũng có tác dụng tĩnh khuẩn nhưng
khó bổ sung vào thức ăn chăn nuôi được bởi lẽ nó có tính ăn mòn mạnh và làm tấy
đỏ da của người tiếp xúc với nó.

16


×