Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

SO SÁNH HIỆU QUẢ PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP CỦA MAXFLOR PREMIX Ở 2 NỒNG ĐỘ 2 KGTẤN THỨC ĂN VÀ 3 KGTẤN THỨC ĂN TRÊN HEO CAI SỮA GIAI ĐOẠN TỪ 25 – 55 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.16 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
**************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH HIỆU QUẢ PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP CỦA
MAXFLOR PREMIX Ở 2 NỒNG ĐỘ 2 KG/TẤN THỨC
ĂN VÀ 3 KG/TẤN THỨC ĂN TRÊN HEO CAI SỮA
GIAI ĐOẠN TỪ 25 – 55 NGÀY TUỔI

Sinh viên thực hiện: PHAN ĐÌNH TÂN
Lớp: DH05TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2005 – 2010

Tháng 08/2010


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*******************

PHAN ĐÌNH TÂN

SO SÁNH HIỆU QUẢ PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP CỦA
MAXFLOR PREMIX Ở 2 NỒNG ĐỘ 2 KG/TẤN THỨC
ĂN VÀ 3 KG/TẤN THỨC ĂN TRÊN HEO CAI SỮA


GIAI ĐOẠN TỪ 25 – 55 NGÀY TUỔI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
TS. VÕ THỊ TRÀ AN

Tháng 08/2010

i


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Phan Đình Tân
Tên luận văn: “ So sánh hiệu quả phòng bệnh đường hô hấp của Maxflor
premix ở 2 nồng độ 2 kg/tấn thức ăn và 3 kg/tấn thức ăn trên heo cai sữa giai
đoạn từ 25 – 55 ngày tuổi”.
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý kiến
đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp ngày…… tháng…… năm 2010.
TP. Hồ Chí Minh, ngày……, tháng……, năm 2010.
Giáo viên hướng dẫn

ii


LỜI CẢM TẠ
Trải qua một thời gian dài học tập tại trường Đại Học Nông Lâm TPHCM và
làm luận văn tốt nghiệp tại trại chăn nuôi heo của gia đình chú Phạm Văn Đôi tại
Bắc Sơn - Trảng Bom - Đồng Nai, nay khi đã hoàn thành luận văn, sắp bước vào
một giai đoạn mới của cuộc sống với những hành trang kiến thức mới, tôi chân

thành gửi lời tri ân đến:
Gia đình là nơi sinh ra tôi, nuôi dưỡng tôi khôn lớn, tạo cho tôi cơ hội được
học tập như ngày hôm nay.
Ban giám hiệu, khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TPHCM
đã tạo điều kiện cho tôi học tập, truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báu trong
suốt thời gian qua và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
TS. Võ Thị Trà An đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
này.
Cảm ơn chú Phạm Văn Đôi cùng toàn thể gia đình đã tạo cho tôi cơ hội được
xuống trại tiếp cận với thực tế chăn nuôi và toàn thể anh em trong trại đã giúp tôi rất
nhiều trong thời gian thực tập.
Cảm ơn tất cả các bạn trong lớp DH05TY đã quan tâm động viên và giúp đỡ
tôi trong suốt những năm học vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn.
Thủ Đức, ngày 25/03/2010
Sinh viên thực hiện
Phan Đình Tân

iii


TÓM TẮT
Đề tài “So sánh hiệu quả phòng bệnh đường hô hấp của Maxflor premix ở 2
nồng độ 2 kg/tấn thức ăn và 3 kg/tấn thức ăn trên heo cai sữa giai đoạn từ 25 – 55
ngày tuổi” đã được thực hiện tại trại chăn nuôi heo của ông Phạm Văn Đôi tại xã
Bắc Sơn huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai từ ngày 15/01/2010 đến ngày
25/04/2010. Thí nghiệm tiến hành trên 160 heo cai sữa được bố trí vào 2 lô thí
nghiệm: lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2. Cả 2 lô heo đều được bổ sung Maxflor
premix vào thức ăn với các mức nồng độ lần lượt là: lô thí nghiệm 1: Maxflor
premix 3 kg/tấn thức ăn tương ứng với nồng độ florfenicol là 60 ppm, lô thí nghiệm

2: Maxflor premix 2 kg/tấn thức ăn tương ứng với nồng độ florfenicol là 40 ppm.
Cả 2 lô heo đều cho ăn hạn chế liên tục từ ngày tuổi 25 đến ngày tuổi thứ 35 và
được theo dõi liên tục trong 30 ngày (từ ngày tuổi thứ 25 đến ngày tuổi thứ 55), ghi
nhận lại những dấu hiệu bệnh lý trên lâm sàng và một số chỉ tiêu tăng trưởng.
Kết quả cho thấy tỷ lệ heo ho ở lô thí nghiệm 1 là 7,9 %, ở lô thí nghiệm 2 là
20,51 %. Tỷ lệ ngày heo ho ở lô thí nghiệm 1 là 0,3 %, ở lô thí nghiệm 2 là 0,89 %.
Tỷ lệ heo thở bụng ở lô thí nghiệm 1 là 22,37 %, ở lô thí nghiệm 2 là 35 %. Tỷ lệ
ngày heo thở bụng ở lô thí nghiệm 1 là 1,88 %, ở lô thí nghiệm 2 là 2,75 %. Tỷ lệ
heo ho và thở bụng ở lô thí nghiệm 1 là 7,9 %, ở lô thí nghiệm 2 là 16,67 %. Tỷ lệ
ngày heo ho và thở bụng ở lô thí nghiệm 1 là 0,3 %, ở lô thí nghiệm 2 là 0,72 %.
Tỷ lệ heo tiêu chảy ở lô thí nghiệm 1 là 18,75 %, ở lô thí nghiệm 2 là 27,5 %.
Tỷ lệ ngày heo tiêu chảy ở lô thí nghiệm 1 là 1,24 %, ở lô thí nghiệm 2 là 1,56 %.
Tỷ lệ heo còi cọc ở lô thí nghiệm 1 là 3,95 %, ở lô thí nghiệm 2 là 7,7%. Tỷ lệ heo
loại thải ở lô thí nghiệm 1 là 5 %, ở lô thí nghiệm 2 là 2,5 %. Hệ số chuyển hóa thức
ăn ở lô thí nghiệm 1 là 1,168 và lô thí nghiệm 2 là 1,263.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ...................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn .............................................................................ii
Cảm tạ ....................................................................................................................... iii
Tóm tắt ....................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... viii
Danh sách các bảng .................................................................................................... ix
Danh sách các hình...................................................................................................... x
Chương 1 .....................................................................................................................1 
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 

1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1 
1.2 Mục đích, yêu cầu .................................................................................................2 
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................2 
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2 
Chương 2 .....................................................................................................................3 
TỔNG QUAN .............................................................................................................3 
2.1 Tổng quan về trại heo Phạm Văn Đôi ...................................................................3 
2.1.1 Vị trí địa lý .........................................................................................................3 
2.1.2 Lịch sử hình thành trại .......................................................................................3 
2.1.3 Nhiệm vụ, chức năng của trại ............................................................................3 
2.1.4 Điều kiện chăn nuôi ...........................................................................................3 
2.1.4.1 Giống heo ........................................................................................................3 
2.1.4.2 Kiểu chuồng trại ..............................................................................................3 
2.1.5 Cơ cấu đàn ..........................................................................................................5 
2.1.6 Dinh dưỡng cho heo trong trại ..........................................................................5 
2.1.7 Quy trình quản lý, chăm sóc và phòng bệnh ở heo con theo mẹ, heo cai sữa,
heo thịt .....................................................................................................................6 
2.2 Đặc điểm sinh lý hô hấp của heo ..........................................................................8 

v


2.2.1 Cấu tạo và chức năng của hệ thống hô hấp ........................................................8 
2.2.2 Các thể hô hấp ..................................................................................................10 
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh trên đường hô hấp.........................................11 
2.3 Giới thiệu sơ lược về kháng sinh florfenicol ......................................................12 
2.3.1 Nguồn gốc ........................................................................................................12 
2.3.2 Cấu tạo hóa học ................................................................................................12 
2.3.3 Lý hóa tính .......................................................................................................13 
2.3.4 Dược động học .................................................................................................13 

2.3.5 Dược lực học ....................................................................................................13 
2.3.6 Chỉ định ............................................................................................................14 
2.3.7 Độc tính ............................................................................................................14 
2.3.8 Liều lượng ........................................................................................................14 
2.3.9 Tương tác thuốc ...............................................................................................15 
2.3.10 Đề kháng kháng sinh ......................................................................................15 
2.4 Giới thiệu về Maxflor premix .............................................................................15 
2.5 Một số nghiên cứu về florfenicol ........................................................................16 
2.5.1 Trên thế giới .....................................................................................................16 
2.5.2 Tại Việt Nam ....................................................................................................17 
Chương 3 ...................................................................................................................19 
NỘI DUNG VÀ PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................19 
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ................................................................19 
3.2 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................19 
3.3 Phương pháp tiến hành ........................................................................................19 
3.3.1 Bố trí thí nghiệm ..............................................................................................19 
3.3.1.1 Phương pháp trộn cám ..................................................................................20 
3.3.2 Phương pháp theo dõi và ghi nhận heo bệnh ...................................................20 
3.3.2.1 Thời gian theo dõi heo bệnh..........................................................................20 
3.3.3.2 Phương pháp theo dõi và ghi nhận heo có dấu hiệu bệnh lý trên đường hô
hấp .........................................................................................................................20 

vi


3.3.2.3 Phương pháp theo dõi và ghi nhận heo tiêu chảy .........................................21 
3.3.3.4 Phương pháp theo dõi và nghi nhận heo bị viêm khớp, viêm da ..................21 
3.3.3.5 Phương pháp theo dõi và ghi nhận heo loại thải, heo chết ...........................21 
3.3.3.6 Phương pháp cân heo xác định cân nặng heo thí nghiệm .............................22 
3.3.3.7 Phương pháp kiểm tra xác định heo còi cọc .................................................22 

3.4 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................22 
3.5 Các công thức tính...............................................................................................23 
3.6 Hiệu quả kinh tế ..................................................................................................24 
3.7 Phương pháp xử lý thống kê ...............................................................................24 
Chương 4 ...................................................................................................................25 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................................25 
4.1 Trọng lượng bình quân đầu thí nghiệm...............................................................25 
4.2 Theo dõi các chỉ tiêu về sức khỏe .......................................................................26 
4.2.1 Tỷ lệ heo ho ......................................................................................................26 
4.2.2 Tỷ lệ ngày heo ho .............................................................................................27 
4.2.3 Tỷ lệ heo thở bụng ...........................................................................................28 
4.2.4 Tỷ lệ heo ho và thở bụng..................................................................................29 
4.2.5 Tỷ lệ ngày heo thở bụng ...................................................................................31 
4.2.6 Tỷ lệ ngày heo ho và thở bụng .........................................................................31 
4.2.7 Tỷ lệ heo tiêu chảy ...........................................................................................32 
4.2.8 Tỷ lệ ngày heo tiêu chảy ..................................................................................34 
4.3 Tỷ lệ heo còi cọc .................................................................................................35 
4.4 Tỷ lệ heo loại thải ................................................................................................36 
4.5. Một số chỉ tiêu tăng trọng ..................................................................................36 
4.5.1. Trọng lượng bình quân cuối thí nghiệm .........................................................36 
4.5.2 Một số chỉ tiêu tăng trọng ................................................................................37 
4.6. So sánh hiệu quả kinh tế.....................................................................................39 
Chương 5 ...................................................................................................................40 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................40 

vii


5.1 Kết luận ...............................................................................................................40 
5.2 Đề nghị ................................................................................................................40 

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................41 
PHỤ LỤC ..................................................................................................................44 

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ tiếng Anh

Tạm dịch

APP

Vi khuẩn Actinobacillus

Actinobacillus Pleuropneumoniae

Pleuropneumoniae
CAT

chloramphenicol acetyl transferase

enzyme chloramphenicol
acetyl transferase

IM

intramuscular

MIC


minimal inhibition concentration

Nồng độ ức chế tối thiểu

PO

per os

Cấp thuốc qua đường tiêu hóa

ppm

part per milion

Phần triệu

PRRS

Porcine Repoductive and Respiratory Hội chứng rối loạn sinh sản

SC

Tiêm bắp

Syndrome

và hô hấp trên heo

subcutaneous injection


Tiêm dưới da

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của các loại cám heo dùng ở trại ..........................5 
Bảng 2.2 Quy trình tiêm vaccine của trại heo Phạm Văn Đôi ....................................8 
Bảng 2.3 Liều khuyến cáo cho kháng sinh florfenicol .............................................14 
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ..............................................................................19 
Bảng 4.1 Trọng lượng bình quân của heo con đầu thí nghiệm .................................25 
Bảng 4.2 Tỷ lệ ho của heo con (%) ...........................................................................26 
Bảng 4.3 Tỷ lệ ngày ho của heo con (%) ..................................................................27 
Bảng 4.4 Tỷ lệ thở bụng của heo con (%).................................................................28 
Bảng 4.5 Tỷ lệ ho và thở bụng của heo con (%) .......................................................29 
Bảng 4.6 Tỷ lệ ngày thở bụng của heo con (%) ........................................................31 
Bảng 4.7 Tỷ lệ ngày ho và thở bụng của heo con (%). .............................................31 
Bảng 4.8 Tỷ lệ tiêu chảy của heo con (%) ................................................................33 
Bảng 4.9 Tỷ lệ ngày tiêu chảy của heo con (%) .......................................................34 
Bảng 4.10 Tỷ lệ còi cọc của heo con (%) .................................................................35 
Bảng 4.11 Tỷ lệ loại thải của heo con (%) ................................................................36 
Bảng 4.12 Trọng lượng bình quân của heo khi kết thúc thí nghiệm (kg) .................37 
Bảng 4.13 Một số chỉ tiêu về tăng trọng ...................................................................37 
Bảng 4.14 Một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế ..........................................................39 

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Công thức cấu tạo của forfenicol ...............................................................12 

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong chăn nuôi heo, đặc biệt là nuôi heo công nghiệp ngoài các yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất như con giống, thức ăn, chuồng trại, cách chăm sóc quản lý thì
bệnh tật đóng một vai trò hết sức quan trọng. Khi heo bị bệnh ta dùng thuốc điều trị,
ngoài chi phí thuốc men thì bệnh còn làm cho heo còi cọc, tăng trưởng kém, hệ số
chuyển hóa thức ăn kém, làm giảm hiệu quả kinh tế cho nhà chăn nuôi.
Trong thời gian gần đây, bệnh trên đường hô hấp là một trong những bệnh
được các nhà chăn nuôi quan tâm hàng đầu. Bệnh trên đường hô hấp là một bệnh
xảy ra dai dẳng trên heo, nó ít gây chết nhưng làm cho tỷ lệ heo còi cọc, chậm lớn
cao trong các đàn heo, tiêu tốn nhiều thức ăn làm giảm hiệu quả kinh tế cho nhà
chăn nuôi.
Có nhiều tác nhân vi sinh vật gây bệnh trên đường hô hấp bao gồm virus
(Orthomyxoviridae, Coronavirus, PRRS (Porcine Reproductive Respiratory
Syndrome) do Arteivirus, vi khuẩn (Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella
multocida, Heamophilus parasuis, Bordetella bronchiseptica) và Mycoplasma... Do
đó, trong công tác phòng bệnh, nhà chăn nuôi ngoài việc dùng vaccine để phòng
một số bệnh bắt buộc do virus trên heo thì còn phải đặc biệt chú ý đến việc phòng
những bệnh do vi khuẩn mà đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh trên đường hô hấp. Ngày
nay, liệu pháp kháng sinh để phòng bệnh do vi khuẩn cũng là một công cụ hữu hiệu
như liệu pháp phòng bệnh bằng vaccine.
Để giải quyết vấn đề trên, trại chăn nuôi heo của ông Phạm Văn Đôi đã sử
dụng Maxflor premix với nồng độ 1 kg/tấn (có chứa 20 g hoạt chất florfenicol/kg


1


thức ăn). Tuy nhiên, ở nồng độ thuốc này (20 ppm), hiệu quả phòng bệnh hô hấp
vẫn rất kém, heo vẫn mắc bệnh hô hấp, có con chết trong đàn. Theo Jacson và ctv
(1998), sử dụng florfenicol ở nồng độ 50 ppm trong thức ăn đã làm giảm đáng kể tỷ
lệ bệnh do A. pleuropneumoniae ở heo. Chính vì lý do đó, chúng tôi đã tiến hành đề
tài: “So sánh hiệu quả phòng bệnh đường hô hấp của Maxflor premix ở 2 nồng độ 2
kg/tấn thức ăn và 3 kg/tấn thức ăn trên heo cai sữa giai đoạn từ 25 – 55 ngày tuổi”
với sự chấp thuận của Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, Đại Học Nông Lâm, dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của Tiến sĩ Võ Thị Trà An.
1.2 Mục đích, yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm ra nồng độ thích hợp của Maxflor premix để phòng bệnh đường hô hấp
của heo ở trại Phạm Văn Đôi.
1.2.2 Yêu cầu
▪ Trộn Maxflor premix vào thức ăn của heo cai sữa và cho heo ăn từ ngày
tuổi thứ 25 đến ngày tuổi thứ 35.
▪ Theo dõi một số chỉ tiêu tăng trọng của heo trong giai đoạn 25 – 55 ngày
tuổi.
▪ Theo dõi triệu chứng lâm sàng và ghi nhận lại tình hình bệnh hô hấp, tiêu
chảy, viêm da, viêm khớp trên đàn heo thí nghiệm trong 30 ngày.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về trại heo Phạm Văn Đôi
2.1.1 Vị trí địa lý

Trại được xây dựng tại xã Bắc Sơn huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai, nằm
cách quốc lộ 1A là 5 km, phía Nam giáp rừng, phía Đông giáp rừng, phía Tây giáp
đường liên xã Bắc Sơn – Trảng Bom – Đồng Nai, phía Bắc giáp quốc lộ 1A.
2.1.2 Lịch sử hình thành trại
Trại được thành lập vào năm 1994 do ông Phạm Văn Đôi làm chủ và lấy tên
trại là Phạm Văn Đôi. Đây là trại heo có 100 % vốn tư nhân. Năm 1994, trại nhập
về 10 con heo hậu bị từ công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) CP Việt Nam, sau đó
trại phát triển đàn bằng cách chọn heo hậu bị từ con của những heo trên. Ngoài ra,
trại còn thường xuyên nhập heo hậu bị từ công ty TNHH CP Việt Nam.
2.1.3 Nhiệm vụ, chức năng của trại
Nhiệm vụ chính của trại là sản xuất heo thịt. Ngoài ra, trại còn có dịch vụ
bán heo cai sữa và bán tinh heo giống cho các trại chăn nuôi khác.
2.1.4 Điều kiện chăn nuôi
2.1.4.1 Giống heo
Các giống heo được nuôi ở trại: heo thuần: Yorkshire (Y), Landrace (L),
Duroc (Du), Pietrain (Pi), heo lai: Y x L (YL), L x Y (LY), Pi x Du (PiDu), Du x
YL (DuYL), Du x LY (DuLY), Pi x LY (PiLY).
2.1.4.2 Kiểu chuồng trại
▪ Hướng chuồng
Chuồng trại được xây dựng theo hướng đông - tây, suốt ngày trại luôn có ánh
nắng chiếu vào. Kiểu chuồng 2 mái lợp bằng tôn. Sàn nhựa đối với heo sinh sản,

3


heo con theo mẹ, còn lại là nền xi măng. Chiều dài chuồng 40 m, chiều cao tùy vào
loại chuồng.
▪ Chuồng hậu bị
Được xây gần chuồng nọc gồm 6 ô chuồng chia làm 2 dãy, nền chuồng làm
bằng xi măng, vách chuồng bằng song sắt, kích thước mỗi ô chuồng: dài x rộng x

cao: 6 x 5 x 1 m. Mỗi ô chuồng có 1 bồn cám, 1 vòi nước, chuồng chỉ có quạt thông
gió, không có hệ thống làm mát.
▪ Chuồng nái mang thai
Gồm 2 khu chuồng A và B.
Khu A có 4 dãy, mỗi dãy có 60 ô chuồng, 12 quạt thông gió. Khu B có 4 dãy,
mỗi dãy có 20 ô chuồng, 4 quạt thông gió. Mỗi khu chuồng có 3 lối đi, lối đi rộng
1,1 m. Nền chuồng bằng xi măng, vách bằng song sắt. Máng được dùng chung cho
heo ăn và uống đặt gần lối đi. Kích thước mỗi ô chuồng: dài x rộng x cao: 2,2 x 0,6
x 0,8 m. Chuồng hở 4 phía, chỉ có bạt che, kéo lên hay thả xuống tùy vào kiều kiện
thời tiết.
▪ Chuồng nái sinh sản
Gồm 4 khu chuồng song song nhau, cách nhau 15 m. Mỗi dãy có 20 ô
chuồng, mỗi khu có 2 dãy, 1 lối đi chính giữa rộng 1 m. Máng ăn bằng Inox đặt ở
đầu mỗi ô chuồng cách nền 45 cm. Núm uống của heo con đặt cách nền 10 cm, 2
bên hông chuồng có bạt che có thể kéo lên hay thả xuống tùy vào điều kiện thời tiết.
▪ Chuồng heo cai sữa
Gồm 3 khu chuồng song song nhau, cách nhau 15 m. Mỗi khu chuồng có 2
dãy, mỗi dãy có 18 ô chuồng, 1 lối đi chính giữa rộng 1 m và 2 lối đi ở ngoài hành
lang rộng 0,6 m; 2 ô chuồng sát nhau có chung 1 bồn cám. Kích thước mỗi ô
chuồng: dài x rộng x cao: 4 x 2 x 0,6 m. Nền chuồng bằng xi măng, vách chuồng
bằng song sắt.
▪ Chuồng heo thịt
Gồm 3 khu chuồng tổng cộng là 52 ô chuồng. Mỗi khu chuồng chia làm 2
dãy, mỗi dãy có 1 lối đi chính giữa rộng 1 m, mỗi ô chuồng có 1 bồn cám, 1 vòi

4


nước uống, 10 quạt thông gió, nền chuồng và vách chuồng bằng xi măng. Kích
thước mỗi ô chuồng: dài x rộng x cao: 7 x 5 x 1 m.

2.1.5 Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 20/02/2010 cơ cấu đàn heo của trại gồm:
Nọc sinh sản: 7 con
Nái sinh sản: 420 con
Hậu bị đực và cái: 25 con (5 con đực và 20 con cái)
Heo theo mẹ: 740 con
Heo cai sữa: 1220 con
Heo thịt: 850 con
Tổng đàn: 3262 con
2.1.6 Dinh dưỡng cho heo trong trại
Loại cám 550S dành cho heo sữa từ 5 ngày tuổi – 12 kg thể trọng, cám 551
dành cho heo tập ăn từ 7 ngày tuổi đến 30 kg, cám 552 dùng cho heo thịt từ 15 – 30
kg, heo siêu nạc từ 50 – 80 kg, cám 552S dành cho heo thịt từ 30 – 50 kg, cám 566
dành cho nái chửa: sau phối giống 2 tuần đến trước khi đẻ, cám 567 dành cho heo
nái nuôi con đến 2 tuần trước khi cai sữa.
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của các loại cám heo dùng ở trại
Thành phần

Loại cám

Đơn vị

550S

551

552

552S


566

567

Ẩm độ tối đa (%)

14

14

14

14

14

14

Xơ thô tối đa (%)

22

21

20

18.5

13


15

Canxi (min - max) %

3,0

3,5

5

6

7

7

3300

3300

3300

3150

2900

3100

Nacl (min - max) %


0,8 – 0,9

0,8 – 0,9

0,8 – 0,9

0,8 - 1

1 – 1,2

0,9 – 1

P min (%)

0,4 – 0,6

0,4 – 0,75

0,4 – 0,6

0,4 – 0,6

Năng lượng trao đổi (Kcal/kg)

Chlortetracycline (mg/kg)
Colistin (mg/kg)

0,4 – 0,6
200


88

88

88

88

(Nguồn: Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam)

5


2.1.7 Quy trình quản lý, chăm sóc và phòng bệnh ở heo con theo mẹ, heo cai
sữa, heo thịt
▪ Heo con theo mẹ
Sau khi ra đời, heo con nhanh chóng được heo mẹ cho bú sữa đầu. Heo mẹ
đẻ xong thì được công nhân kiểm tra số lượng, bấm răng, cắt đuôi heo con. Công
nhân kiểm tra số lượng vú của heo mẹ, nếu số heo con sinh ra nhiều hơn số vú của
heo mẹ thì đem heo con ghép cho nái đẻ ít hơn. Heo con sinh ra ốm yếu thì được
truyền glucose 5%. Hằng ngày, công nhân phải kiểm tra số lượng heo con trong
từng ô chuồng, nếu phát hiện heo con có triệu chứng khác thường thì điều trị. Vệ
sinh chuồng, dọn phân, xịt nước lối đi. Heo con 7 ngày tuổi thì bắt đầu tập ăn, ngày
cho ăn 4 lần, cho ăn tự do (cho ăn cám 550S, ăn cám khô).
▪ Heo cai sữa
Công nhân chà rửa, phơi khô bồn cám, thông hầm phân, cống rãnh, sát trùng
bằng Virkon®S (thành phần: peroxygen, organic acid, sufactan, inorganic buffer
system), quét vôi, sau đó để khô 1 tuần, chuẩn bị đèn úm, vòi nước uống trước khi
chuyển heo con lên cai sữa. Chuồng hở, không có hệ thống điều hòa nhiệt độ, nhiệt
độ trong chuồng gần bằng với nhiệt độ ngoài môi trường, dao động từ 22 - 37o C.

Thức ăn của heo cai sữa
Supastock là thức ăn dinh dưỡng đậm đặc dành cho heo con. Dạng bột, bao 1
kg (thành phần: đạm thô, lysine, threonine, triptophan, methyonine, lactose và một
số thành phần khác: premix, probitic, vitamin, khoáng…). Liều dùng: 1 kg
Supastock cho 3 kg thức ăn. Thời gian cai sữa trung bình là 30 ngày. Trong 10 ngày
đầu mới chuyển lên cai sữa, heo con được cho ăn cám 550S trộn với Maxflor
premix (nồng độ 2 kg/tấn thức ăn hoặc 3 tấn/kg thức ăn ), Supastock (nồng độ 1
kg/15 kg thức ăn). 10 ngày sau đó chỉ cho heo ăn cám 550S, không trộn thuốc, 10
ngày tiếp theo chuyển sang cho ăn cám 551.
▪ Quản lý, chăm sóc heo ở trại thịt
Vì số lượng chuồng nuôi heo thịt ít nên trại không áp dụng nguyên tắc cùng
vào cùng ra. Do đó, lúc nào trại thịt cũng có heo. Công nhân chỉ làm vệ sinh ở 1 hay

6


một số ô chuồng trong trại heo thịt, không làm vệ sinh đồng loạt cả khu chuồng
trước khi chuyển heo cai sữa lên nuôi thịt. Ô chuồng trống được rửa sạch nền, thông
cống rãnh, sát trùng chuồng bằng vôi rồi để trống khoảng một tuần trước khi nhận
heo từ trại cai sữa. Trong mỗi khu chuồng đều có 4 ô cuối cùng dành để nhốt riêng
những heo bệnh. Buổi sáng khi xuống trại, công nhân kéo bạt ra, kiểm tra lượng
cám, vệ sinh chuồng chủ yếu là đẩy phân, heo mới chuyển lên nuôi thịt 1 tuần
không tắm, chỉ tắm heo lớn. Heo ở trại thịt đươc cho ăn tự do, heo từ 30 - 50 kg cho
ăn cám 552S, heo lớn hơn 50 kg cho ăn cám tự trộn theo công thức riêng của trại.
Các thuốc được dùng ở trại cai sữa và trại thịt
Thuốc trị tiêu chảy gồm có Biotec (spiramycin, colistin sulphate), Multibio
(ampicillin anhydrous, colistin sulphate, dexamethasone), Enrocin (enrofloxacin),
glucose 5%. Thuốc trị ho gồm có tiamulin, Genta – tylosin (gentamycin, tylosin),
thuốc bổ gồm Catosal và B-complex. Thuốc trợ sức gồm có vitamin B1, B2, B6,
vitamin AD3E, vitamin C. Thuốc trị viêm da gồm có amoxicillin, xanhmethylen.

Thuốc chống sock, chống co giật gồm có atropin, Pen – Strepto (penicillin,
streptomycin). Thuốc trị ký sinh trùng: ivermectin, thuốc sát trùng: Virkon®S.
▪ Quy trình vệ sinh của trại
Sau mỗi dịp chuyển chuồng, lùa bán heo thì chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ
bằng vôi, thuốc sát trùng Virkon®S , thông hầm phân và để khô.

7


▪ Quy trình tiêm vaccine của trại
Bảng 2.2 Quy trình tiêm vaccine của trại heo Phạm Văn Đôi
Giai đoạn

Thời điểm Tên sản phẩm

Phòng bệnh Hãng sản xuất Liều dùng

Đường tiêm

3 ngày

iron

thiếu sắt

INJ

1 ml/con

IM


10 ngày

iron

thiếu sắt

INJ

1 ml/con

IM

2 tuần

Mycoplasma

Mycoplasma

Intervet

1 ml/con

IM

4 tuần

Mycoplasma

Mycoplasma


Intervet

1 ml/con

IM

6 tuần

HC-VAC

dịch tả

Navetco

2 ml/con

IM

7 tuần

Aftopor

FMD

Intervet

2 ml/con

IM


9 tuần

Porcilis APP

viêm phổi

Intervet

2 ml/con

IM

10 tuần

HC-VAC

dịch tả

Navetco

2 ml/con

IM

Cai sữa

11 tuần

Aftopor


FMD

Intervet

2 ml/con

IM

Nuôi thịt

13 tuần

Porcilis APP

viêm phổi

Intervet

2 ml/con

IM

Trước phối giống

5 tuần

SuiShort Aujeszky

Aujeszky


Cavac

1 ml/con

IM

Porcilis PARVO

PARVO

Intervet

2 ml/con

IM

Aftopor

FMD

Intervet

2 ml/con

IM

HC-VAC

dịch tả


Navetco

2 ml/con

IM

SuiShort Aujeszky

Aujeszky

Cavac

1 ml/con

IM

Porcilis PARVO

PARVO

Intervet

2 ml/con

IM

Theo mẹ

4 tuần

3tuần
Trước khi đẻ

Nái nuôi con

6 tuần

Colisuin-cl

E. coli

Hipra

2 ml/con

IM

5 tuần

Aftopor

FMD

Intervet

2 ml/con

IM

4 tuần


SuiShort Aujeszky

Aujeszky

Cavac

1 ml/con

IM

3 tuần

Colisuin-cl

E. coli

Hipra

2ml/con

IM

1 tuần

Porcilis PARVO

PARVO

Intervet


2 ml/con

IM

2.2 Đặc điểm sinh lý hô hấp của heo
2.2.1 Cấu tạo và chức năng của hệ thống hô hấp
Hô hấp là sự trao đổi khí liên tục giữa cơ thể sống với môi trường xung
quanh. Trong cơ thể, luôn có sự oxy hóa các chất dinh dưỡng để sản xuất nhiệt,
công, các sản phẩm chế tiết. Nhờ oxy lấy trong môi trường, oxy kết hợp với carbon
và hydrocarbon trong chất sống của cơ thể tạo ra sản phẩm cuối cùng là CO2 , H2O
và một số hợp chất khác, về sau sẽ bị thải ra ngoài cơ thể. Phần lớn oxy cơ thể nhận

8


được cũng bị thải theo, chỉ một phần nhỏ hấp thu vào bào tương của tế bào. Việc lấy
oxy thải CO2, H2O được đảm nhận bởi hệ thống hô hấp. Ở người và động vật có vú
hệ thống hô hấp gồm 2 phần: đường hô hấp và phổi (Lâm Thị Thu Hương, 2002).
Đường hô hấp có nhiệm vụ dẫn khí vào phổi, làm nhiệm vụ điều hòa không
khí được hít vào để tạo điều kiện thích hợp cho trao đổi khí. Ngoài ra, nó có khả
năng loại bỏ những yếu tố xâm nhiễm theo đường không khí.
Phổi làm nhiệm vụ trao đổi khí, là nơi thu nhận oxy cho cơ thể và thải khí
CO2 ra ngoài. Các chất khí được trao đổi theo cơ chế khuyếch tán. Với áp suất cao
hơn, oxy sẽ lọc từ lòng phế nang vào huyết tương là nơi có áp suất thấp hơn. Đối
với CO2 thì theo chiều ngược lại. Chất dịch ở bề mặt biểu mô có tác dụng hòa tan
khí và gây ra sự co bóp các phế nang. Ngoài ra, các phế nang luôn co bóp được là
nhờ mạng lưới sợi đàn hồi dồi dào ở lớp phế nang, nhờ có sự co bóp đó mà không
khí được tống ra ngoài một cách tự nhiên. Mặt khác, phổi còn có nhiệm vụ bảo vệ
cơ thể nhờ những đại thực bào trong vách phế nang. Những tế bào này có khả năng

giữ lấy các bụi than, các sắc tố giải phóng ra từ các hồng cầu đã bị đại thực bào và
bắt giữ các vi khuẩn lọt vào nhu mô phổi. Phổi cũng bảo vệ cơ thể theo cơ chế miễn
dịch vì có nhiều nốt bạch huyết chứa lympho bào nằm trên vách các phế quản.
Các đường dẫn khí
▪ Đường dẫn khí gồm có: xoang hốc mũi, yết hầu, thanh quản, khí quản, phế
quản. Đường hô hấp được lót bằng biểu mô có tiêm mao nhằm thải các vật lạ ra
ngoài và đồng thời nó tiết các chất nhầy để sưởi ấm không khí (Lâm Thị Thu
Hương, 2002).
Cấu tạo của phổi
▪ Phổi được bao bởi màng phổi, cấu tạo bằng mô liên kết, mô đàn hồi và sợi
cơ trơn. Màng phổi luôn trong trạng thái căng cần cho 2 lá phổi co giãn, lớp màng
phổi được nối tiếp với với mô gian bào có cùng cấu tạo và căng. Mô gian bào chia
nhu mô phổi thành thành tiểu thùy càng lúc càng nhỏ, mỗi tiểu thùy phổi có tiểu phế
quản tận cùng chia làm 2 – 4 vi phế quản. Các vi phế quản dẫn không khí đến phế
nang bằng các ống phế nang. Đường kính phế nang khoảng 0,15 – 0,5 mm, các phế

9


nang được sắp xếp kế tiếp nhau nhờ ống phế nang. Thành phế nang là những tế bào
biểu mô lát đơn có nhiều nơi dày lên đến 0,1 – 0,5 µm gọi là “tâm vô hạch”, ngoài
ra phế nang còn có nhiều ty thể để thực bào và bảo vệ cơ thể. Biểu mô phế nang tựa
lên sườn collagen và sợi đàn hồi để liên lạc trực tiếp với lớp nội mạc của mạng lưới
mao quản phổi từ đó trao đổi không khí. Mạch máu, mạch bạch huyết, dây thần
kinh đều nằm trong gian bào. Máu đến phổi theo hai con đường đó là hệ tuần hoàn
cơ năng và hệ tuần hoàn dinh dưỡng. Hệ tuần hòa cơ năng xuất phát từ động mạch
phổi phân nhánh theo các gian bào đến tận các tiểu thuỳ phổi và tạo thành mạng
lưới mao quản tĩnh mạch, tiểu tĩnh mạch, tĩnh mạch phổi để dẫn máu đỏ về tâm nhĩ
trái, còn hệ tuần hoàn dinh dưỡng thì xuất phát từ động mạch phế quản. Thần kinh
đến phổi gồm sợi thần kinh giao cảm và phó giao cảm, chúng đi song song với phế

quản tạo thành những đám rối. Chúng có tác động lên đường kính mạch máu, lên
trương lực các sợi cơ bao quanh các phế nang và phế quản (Trần Thị Dân, 2005).
2.2.2 Các thể hô hấp
▪ Thở thể hỗn hợp
Bình thường gia súc thở thể này (trừ chó), khi thở thành ngực và thành bụng
hoạt động nhịp nhàng.
▪ Thở thể ngực
Lúc gia súc thở thành ngực hoạt động rõ (cơ liên sườn ở vùng ngực) còn
thành bụng và cơ hoành hoạt động ít hay không hoạt động. Các gia súc thở thể ngực
là có bệnh (trừ chó), một số bệnh thường gặp: viêm phúc mạc, liệt cơ hoành, bị
thương cơ hoành, những ca bệnh làm thể tích xoang bụng tăng lên như giãn dạ dày,
chướng hơi dạ cỏ, chướng hơi ruột, bội thực dạ cỏ, báng nước. Ngoài ra, còn có một
số nguyên nhân khác như gan sưng to, lách sưng to, bàng quang căng do bí tiểu.
▪ Thở thể bụng
Khi gia súc thở thành bụng hoạt động rõ, thành ngực hoạt động yếu hay
không hoạt động (chỉ có cơ hoành và cơ bụng hoạt động). Gia súc thở thể bụng khi
bị viêm màng phổi, viêm khí quản, tràn dịch màng phổi, tích nước xoang ngực, có
thể bị liệt cơ liên sườn, gãy cơ liên sườn (Nguyễn Tất Toàn, 2008).

10


2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh trên đường hô hấp
Bệnh trên đường hô hấp ở heo có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau
nhưng có thể chia ra làm 2 nhóm chính đó là yếu tố truyền nhiễm và yếu tố không
truyền nhiễm.
▪ Yếu tố truyền nhiễm là những mầm bệnh có khả năng gây bệnh đường hô
hấp như virus, vi khuẩn, Mycoplasma, ký sinh trùng. Các yếu tố truyền nhiễm do vi
khuẩn có thể xảy ra là bệnh do Streptococcus spp gây ra với bệnh tích là viêm phúc
mạc có sợi huyết và sung huyết; bệnh do M. hyopneumoniae gây viêm phổi mãn

tính; bệnh do Mycobacterium làm cho phổi nhiễm trùng thứ cấp từ bệnh ở vùng
bụng; bệnh tụ huyết trùng do P. multocida gây ra với đặc điểm là viêm phổi, phổi
sung huyết, xuất huyết; bệnh do H. parasuis gây ra với đặc điểm là viêm đa khớp,
viêm phổi sợi huyết, viêm màng não; bệnh do A. pleuropneumoniae gây ra với bệnh
tích viêm phổi, có dịch ở xoang phổi. Các yếu tố truyền nhiễm do virus trên heo là
bệnh cúm heo do họ Orthomyxoviridae; cảm nhiễm trên đường hô hấp do
Coronavirus; hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PPRS: Porcine
Reproductive and Respiratory Syndrome) do Arterivirus gây ra (Trần Thanh Phong,
1996). Bệnh do kí sinh trùng có thể do giun phổi Metrastrongylus spp tác động lên
bộ máy hô hấp do phá hủy niêm mạc, tiết ra độc tố làm suy giảm hệ thống miễn
dịch của cơ thể. Khi heo nhiễm giun phổi gây ra viêm phổi, viêm phế quản, gây ho
cho thú (Lê Hữu Khương, 1996).
▪ Yếu tố không truyền nhiễm gồm có dinh dưỡng, di truyền, môi trường bao
bao gồm vệ sinh chuồng trại, tiểu khí hậu chuồng nuôi cũng đóng một vai trò quan
trọng trong sự hình thành bệnh trên đuờng hô hấp.
Dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của cơ thể
chống lại tác nhân gây bệnh từ môi trường ngoài. Cung cấp vitamin và khoáng chất
không đủ thì làm tỷ lệ cảm nhiễm bệnh tăng lên. Theo Bacman (1981), vitamin (A,
B1, B2, PP, C) giúp cơ thể kháng bệnh như: cúm, viêm họng, bệnh giảm rõ rệt khi sử
dụng các vitamin này (trích dẫn Phan Diệp Ngân, 2001). Canxi, photpho thì ít được
chú ý hơn. Tuy nhiên, thiếu bất cứ chất dinh dưỡng nào cũng làm cho bệnh trầm

11


trọng hơn. Heo con theo mẹ với bệnh viêm mũi cấp tính sẽ tiêu thụ ít thức ăn, trở
nên còi cọc, chậm lớn. Heo thịt có thể giảm sức ăn, giảm tăng trọng và trở nên ốm
còi. Môi trường: nhiệt độ, ẩm độ, tiểu khí hậu chuồng nuôi thay đổi quá cao hay quá
thấp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trọng và sức đề kháng của heo. Ngoài ra
nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập và phát triển. Theo

Lundchein (1979), yếu tố di truyền cũng liên quan đến rối loạn hô hấp. Đã có những
khảo sát trên đàn heo trong cùng điều kiện chăn nuôi, chăm sóc, quản lý giữa đàn
heo thuần Hampshire và Yorkshire có tỷ lệ viêm teo xoang mũi cao hơn nhiều so
với đàn heo thuần Landrace (trích dẫn Phan Công Trạng, 2007).
2.3 Giới thiệu sơ lược về kháng sinh florfenicol
2.3.1 Nguồn gốc
Florfenicol là kháng sinh thuộc nhóm fenicol, là một dẫn xuất chứa flor được
tổng hợp từ chloramphenicol. Florfenicol đã được các nước trong liên minh châu
Âu sử dụng để kiểm soát bệnh trên đường hô hấp của thú nhai lại vào năm 1995 và
trên heo vào năm 2000. Hiện nay, kháng sinh này đang được sử dụng rộng rãi trong
thú y lâm sàng để phòng và trị bệnh cho gia súc, gia cầm ở các nước trên thế giới.
Một số nước như Mỹ, Chilê, Canada, Nhật Bản dùng kháng sinh này để điều trị một
số bệnh nhiễm khuẩn trên cá.
2.3.2 Cấu tạo hóa học
Công thức cấu tạo của florfenicol

Hình 2.1 Công thức cấu tạo của forfenicol
(Nguồn: />
12


Florfenicol có cấu tạo gần giống như chloramphenicol và thiamphenicol. Tuy
nhiên, trong công thức cấu tạo của florfenicol có một số điểm khác biệt so với công
thức cấu tạo của chloramphenicol và chính những điểm khác biệt này đã giúp cho
florfenicol khắc phục được những hạn chế của chloramphenicol, đó là:
▪ Nhóm p-NO2 được thay bởi – (CH3SO2) đã giúp florfenicol loại bỏ độc tính
thiếu máu vô tạo do suy tủy trên người.
▪ Nhóm OH được thay bằng F trong cấu tạo của florfenicol hạn chế được sự
phát triển đề kháng của các vi khuẩn đối với florfenicol vì nhóm OH là điểm tác
động của enzyme chloramphenicol acetyl transferase (CAT) gây bất hoạt kháng

sinh .
2.3.3 Lý hóa tính
Florfenicol có dạng tinh thể màu vàng nhạt, tan tốt trong ethanol và các dung
môi hữu cơ khác. Nhiệt độ bảo quản từ 2 – 36o C.
2.3.4 Dược động học
Florfenicol hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và thức ăn không ảnh hưởng đến
sự hấp thu của florfenicol. Tuy nhiên, kháng sinh này bị vô hoạt bởi vi sinh vật dạ
cỏ của thú dạ dày kép do thuốc bị vi sinh vật chuyển hóa trước khi hấp thu.
Florfenicol phân bố đồng đều trong dịch ngoại bào và nội bào. Do không có tính ion
hóa nên florfenicol tan tốt trong lipid và đi qua các màng sinh học một cách dễ
dàng. Florfenicol phân bố đều trong các mô kể cả nhau thai, sữa, dịch mắt và đặc
biệt là trong nhũ tuyến. Thuốc được chuyển hóa một phần ở gan và nhũ tuyến, phần
lớn còn lại bài thải dưới dạng không chuyển hóa. Thuốc được bài thải qua thận dạng
không chuyển hóa. Do đó, kháng sinh này có thể dùng có thể chỉ định trong điều trị
nhiễm trùng đường tiết niệu (Võ Thị Trà An, 2008).
2.3.5 Dược lực học
Florfenicol có tác dụng tĩnh khuẩn do ức chế tổng hợp protein của tế bào vi
khuẩn. Chúng gắn kết với tiểu đơn vị 50S của ribosome tế bào vi khuẩn. Florfenicol
có phổ kháng khuẩn rộng trên cả vi khuẩn G+ và G- (S. aureus, S. pyogenes, B.
anthracis, Corynebacterium pyogenes…, E. coli, Actinobacillus, P. multocida, B.

13


×