Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA CÁC GIỐNG HEO HẬU BỊ CÁI TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.17 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT DỤC CỦA CÁC GIỐNG HEO HẬU BỊ CÁI TẠI
XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC LONG

Sinh viên thực hiện: TRẦN QUỐC TOÀN
Lớp: DH05TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2005 – 2010

Tháng 8/2010


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

TRẦN QUỐC TOÀN

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT DỤC CỦA CÁC GIỐNG HEO HẬU BỊ CÁI TẠI
XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC LONG

Khóa luận đề nghị đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sỹ Thú Y



Giáo viên hướng dẫn
TS. VÕ THỊ TUYẾT

Tháng 8/2010

 


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: Trần Quốc Toàn
Tên luận văn: “Khảo sát một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát dục của các giống heo
hậu bị cái tại Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày…………
Giáo viên hướng dẫn

TS Võ Thị Tuyết

ii 
 


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lên cha mẹ.
Cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ con khôn lớn nên người,
luôn động viên con vượt qua những khó khăn để vững bước vươn lên trong cuộc
sống.
Chân thành ghi ơn!
Tiến sĩ Võ Thị Tuyết đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian

học tập và hoàn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn!
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm - Thành phố Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Bộ môn Di Truyền Giống Động Vật
Quý thầy cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Đã tạo điều kiện học tập và truyền đạt kiến thức quý báu cho em trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Chân thành biết ơn!
Ban Giám Đốc Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long.
Các cô, chú, anh chị em công nhân viên của xí nghiệp.
Đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt thời gian thực tập.
Thân thương gởi những tình cảm chân thành đến tất cả các bạn trong và ngoài
lớp Thú Y 31 đã cùng tôi sẽ chia những vui buồn trong học tập cũng như giúp đỡ,
động viên tôi vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành chương trình học và báo cáo tốt
nghiệp.

iii 
 


TÓM TẮT
Với mục tiêu “Khảo sát một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát dục của các giống heo
hậu bị cái” được tiến hành tại Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long từ 22/03/2010
đến 22/06/2010. Qua 3 tháng thực tập tại xí nghiệp, chúng tôi đã khảo sát trên 150
heo hậu bị cái thuộc 3 nhóm: YY, LL, Y(LY). Kết quả được ghi nhận như sau:
- Trọng lượng trung bình của các heo hậu bị cái ở 150 và 240 ngày tuổi là 79,18 ±
6,99 kg; 132,63 ± 7,05 kg. Tăng trọng tuyệt đối của heo hậu bị cái trong giai đoạn
150 – 240 ngày tuổi là 0,593 ± 0,072 kg/ngày

- Số ngày tuổi để đạt trọng lượng chuẩn 90 kg là 172,26 ± 15,54 ngày
- Dày mỡ lưng của các heo hậu bị cái ở 90 kg là 12,05 ± 2,28 mm
- Cao vai trung bình của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi là 71,69 ± 1,34 cm
- Rộng ngực trung bình (30,91 ± 1,28 cm)
- Rộng mông trung bình (31,96 ± 1,18 cm)
- Sâu ngực trung bình (41,73 ± 1,30 cm)
- Vòng ngực trung bình (111,93 ± 2,16 cm)
- Vòng ống trung bình (18,06 ± 0,59 cm)
- Dài thân trung bình (131,35 ± 1,56 cm)
- Chỉ số nở mông của các heo hậu bị cái (103,47 ± 2,58 %)
- Chỉ số to xương của các heo hậu bị cái (25,19 ± 0,62 %)
- Tuổi lên giống lần đầu của các nhóm heo hậu bị cái (223,87 ± 10,24 ngày)
- Chỉ số chọn lọc của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi (100 ± 16,01 điểm)
Nhìn chung nhóm heo hậu bị cái lai Y(LY) có kết quả tốt hơn các heo hậu bị cái
thuần YY, LL ở các chỉ tiêu như dài thân, vòng ống, trọng lượng sống, chỉ số to
xương, rộng mông, số ngày đạt trọng lượng 90 kg và tỉ lệ hậu bị lên giống lần đầu.

iv 
 


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ........................................................................................................................i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ..................................................................... ii
Lời cảm tạ.................................................................................................................... iii
Tóm tắt .........................................................................................................................iv
Mục lục..........................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ......................................................................................... viii
Danh sách các bảng ......................................................................................................ix

Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu ...............................................................................................1
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................2
2.1 Giới thiệu về Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long...............................................2
2.1.1 Vị trí địa lý ...........................................................................................................2
2.1.2 Lịch sử hình thành trại .........................................................................................2
2.1.3 Nhiệm vụ ..............................................................................................................2
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của trại .........................................................................................3
2.1.5 Cơ cấu đàn ............................................................................................................3
2.2 Điều kiện nuôi thú khảo sát.....................................................................................4
2.2.1 Thiết kế chuồng trại .............................................................................................4
2.2.2 Nuôi dưỡng và chăm sóc ......................................................................................5
2.2.2.1 Nuôi dưỡng........................................................................................................5
2.2.2.2 Qui trình chăm sóc ............................................................................................6
2.2.3 Phòng và trị bệnh .................................................................................................7
2.2.3.1 Quy trình phòng bệnh........................................................................................7
2.2.3.2 Các bệnh thường gặp và cách điều trị ...............................................................7

 


2.3 Cơ sở lí luận .........................................................................................................10
2.3.1 Sinh trưởng .........................................................................................................10
2.3.1.1 Các yếu tố ảnh đến sinh trưởng.......................................................................10
2.3.1.2 Một số chỉ tiêu về sinh trưởng ........................................................................11
2.3.2 Phát dục ..............................................................................................................12
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ...................................16
3.1 Thời gian và địa điểm............................................................................................16
3.2 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................16

3.3 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................16
3.4 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................16
3.4.1 Chỉ tiêu khảo sát .................................................................................................16
3.4.2 Các chỉ số cấu tạo ...............................................................................................17
3.4.3 Khả năng tăng trọng ...........................................................................................17
3.4.3.1 Trọng lượng hiệu chỉnh về 150 ngày tuổi .......................................................17
3.4.3.2 Trọng lượng hiệu chỉnh về 240 ngày tuổi .......................................................18
3.4.3.3 Tăng trọng tuyệt đối trong giai đoạn 150 – 240 ngày tuổi..............................18
3.4.3.4 Số ngày tuổi hiệu chỉnh để đạt trọng lượng chuẩn 90 kg................................18
3.4.4 Độ dày mỡ lưng hiệu chỉnh về trọng lượng chuẩn 90 kg ..................................19
3.4.5 Chỉ tiêu phát dục ................................................................................................19
3.4.6 Chỉ số chọn lọc ...................................................................................................19
3.5 Xử lý thống kê .......................................................................................................19
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................20
4.1 Trọng lượng sống ..................................................................................................20
4.1.1 Trọng lượng trung bình của các heo hậu bị cái ở 150 ngày tuổi........................20
4.1.2 Trọng lượng trung bình của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi........................21
4.1.3 Tăng trọng tuyệt đối của các heo hậu bị cái trong giai đoạn 150 – 240
ngày tuổi .....................................................................................................................22
4.1.4 Số ngày tuổi để đạt trọng lượng 90 kg. ..............................................................23
4.2 Dày mỡ lưng của các heo hậu bị cái ở trọng lượng 90 kg ....................................24
vi 
 


4.3 Một số chiều đo trên heo hậu bị cái ......................................................................25
4.3.1 Cao vai trung bình của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi ...............................25
4.3.2 Rộng ngực trung bình của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi ..........................26
4.3.3 Rộng mông trung bình của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi .........................27
4.3.4 Sâu ngực trung bình của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi .............................28

4.3.5 Vòng ngực trung bình của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi ..........................28
4.3.6 Vòng ống trung bình của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi ............................29
4.3.7 Dài thân trung bình của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi ..............................30
4.4 Các chỉ số cấu tạo ..................................................................................................31
4.4.1 Chỉ số nở mông của các heo hậu bị cái ..............................................................31
4.4.2 Chỉ số to xương của các heo hậu bị cái ..............................................................32
4.5 Tuổi lên giống lần đầu của các nhóm heo hậu bị cái ............................................33
4.6 Chỉ số chọn lọc ......................................................................................................35
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................38
5.1 Kết luận .................................................................................................................38
5.2 Đề nghị ..................................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................39
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................41
PHỤ LỤC 2 ...............................................................................................................48

 
vii
 


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
YY: heo thuần Yorkshire
LL: heo thuần Landrace
LY: heo lai có cha là Landrace và mẹ là heo Yorkshire
Y(LY): heo lai có cha là Y và mẹ là heo lai LY
SD: độ lệch chuẩn (Standant deviation)
CV: hệ số biến dị (Coefficient of variance)
X : trung bình

TP. HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh

n: con
TĂHH: Thức Ăn Hỗn Hợp

 
viii
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn của Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long ................................3
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng các loại TĂHH ......................................................5
Bảng 2.3 Định mức thức ăn cho các loại heo ..............................................................6
Bảng 2.4 Quy trình tiêm phòng của Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long ................8
Bảng 2.5 Mục tiêu khuyến cáo về trọng lượng và thể trạng heo hậu bị ....................13
Bảng 4.1 Trọng lượng trung bình của các heo hậu bị cái ở 150 ngày tuổi ................20
Bảng 4.2 Trọng lượng trung bình của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi ................21
Bảng 4.3 Tăng trọng tuyệt đối của các heo hậu bị cái giai đoạn 150 – 240
ngày tuổi .....................................................................................................................23
Bảng 4.4 Số ngày đạt trọng lương 90 kg của các heo hậu bị cái ...............................23
Bảng 4.5 Dày mỡ lưng của các heo hậu cái ở trọng lượng 90 kg ..............................24
Bảng 4.6 Cao vai trung bình của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi ........................25
Bảng 4.7 Rộng ngực trung bình của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi...................26
Bảng 4.8 Rộng mông trung bình của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi .................27
Bảng 4.9 Sâu ngực trung bình của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi .....................28
Bảng 4.10 Vòng ngực trung bình của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi ................29
Bảng 4.11 Vòng ống trung bình của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi ..................29
Bảng 4.12 Dài thân trung bình của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi.....................30
Bảng 4.13 Chỉ số nở mông trung bình của heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi ...............31
Bảng 4.14 Chỉ số to xương trung bình của heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi ...............33


ix 
 


Bảng 4.15 Tuổi lên giống lần đầu của các heo hậu bị cái ..........................................34
Bảng 4.16 Chỉ số chọn lọc của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi ...........................35
Bảng 4.17 Đánh giá đàn heo hậu bị theo chỉ số chọn lọc ..........................................36
Bảng 4.18 Xếp hạng hậu bị theo chỉ số chọn lọc .......................................................37


 


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển ngày càng đi lên của ngành
chăn nuôi thì chăn nuôi heo giữ một vị trí quan trọng do vừa cung cấp những sản
phẩm thịt chất lượng cho người tiêu dùng vừa là nguồn xuất khẩu của đất nước.
Vì thế, trong chăn nuôi heo việc lựa chọn giống, cải tạo giống là một vấn đề
hết sức quan trọng nó quyết định đến chất lượng của thú về ngoại hình, thể chất, sản
lượng. Nhưng để cải thiện được điều đó chúng ta cần phải thực hiện được công tác
chọn lọc heo hậu bị cái thật tốt về sinh trưởng và phát dục. Đây là công việc cần thực
hiện thường xuyên ở các trại chăn nuôi để có thể có một đàn heo nái sinh sản tốt.
Trước vấn đề trên, được sự đồng ý của Ban Giám Đốc Xí nghiệp chăn nuôi
heo Phước Long và được sự hướng dẫn của TS. Võ Thị Tuyết thuộc bộ môn Di
Truyền Giống Động Vật, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài:“Khảo sát một số chỉ tiêu sinh trưởng
và phát dục của các giống heo hậu bị cái tại Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long”.

1.2 Mục đích và yêu cầu
Khảo sát sự sinh trưởng, phát dục của các heo hậu bị cái tại Xí nghiệp chăn
nuôi heo Phước Long nhằm cải thiện khả năng sinh sản đàn heo nái của xí nghiệp.
Theo dõi và ghi nhận các chỉ tiêu sinh trưởng, phát dục của nhóm hậu bị cái
trong thời gian thực tập.


 


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long
2.1.1 Vị trí địa lý
Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long nằm ở ấp 3 - xã Phạm Văn Cội - huyện
Củ Chi - TP.HCM. Xí nghiệp có tổng diện tích 25 ha, được xây dựng trên vùng đất
cao thuộc nông trường Phạm Văn Cội bao quanh xí nghiệp là rừng cây cao su và
đồng cỏ cho bò sữa.
2.1.2 Lịch sử hình thành trại
Xí nghiệp được thành lập vào năm 1957 có tên là trại heo Phước Long do tư
nhân quản lý, có địa chỉ tại phường Phước Long B - Quận 9 - TP.HCM.
Sau năm 1975 xí nghiệp được nhà nước tiếp quản và phát triển dần qui mô.
Từ năm 1984 xí nghiệp hoạt động theo cơ chế hạch toán độc lập.
Từ năm 1995 đến nay, xí nghiệp là thành viên của Tổng công ty nông nghiệp
Sài Gòn.
Thực hiện chủ trương di dời của thành phố để tránh gây ô nhiễm môi trường và
cũng để mở rộng qui mô sản xuất, áp dụng công nghệ hiện đại trong chăn nuôi. Sau
năm 2003 xí nghiệp đã khởi công xây dựng trang trại mới tại huyện Củ Chi - TP.
HCM.
Đầu năm 2008 xí nghiệp đã hoàn thành việc di dời về Củ Chi.

Lễ khánh thành được tổ chức vào ngày 31/10/2008.
2.1.3 Nhiệm vụ
Sản xuất heo giống thuần và lai, heo thương phẩm và heo hậu bị cung cấp cho
thị trường TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Thực hiện các dịch vụ: hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, gieo tinh nhân tạo, qui
trình tiêm phòng và điều trị các bệnh thường gặp.


 


2.1.4 Cơ cấu tổ chức của trại
Ban giám đốc

Phòng nghiệp vụ

Tổ giống

Tổ nái

Phòng kỹ thuật

Tổ bảo vệ

Tổ thịt

Tổ cơ khí, phục vụ

Sơ đồ: cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long.
2.1.5 Cơ cấu đàn

Tính đến ngày 30/04/2010, tổng đàn heo của xí nghiệp là 11600 con, trong đó
gồm:
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn của Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long
Loại heo

Số lượng (con)

Loại heo

Số lượng (con)

Heo thịt

3965

Nái khô và nái bầu 1511

Đực làm việc

42

Nái nuôi con

289

Hậu bị đực

70

Heo con theo mẹ


2350

Hậu bị cái

473

Heo con cai sữa

2900

(Nguồn: phòng kỹ thuật Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long)
- Nguồn gốc con giống:
Các giống heo của xí nghiệp gồm có: Yorkshire, Landrace, Duroc, Piterain và
các con lai của chúng.
Ngoài ra xí nghiệp còn thường xuyên nhập các con giống từ các trại trong và
ngoài nước nhằm nâng cao phẩm chất đàn heo của xí nghiệp cũng như tránh sự
đồng huyết trong cơ cấu đàn.
- Qui trình chọn hậu bị:
Heo hậu bị là những heo dùng để thay thế cho những con nái, nọc đang sinh
sản trong tương lai, vì vậy qui trình chọn hậu bị phải hết sức nghiêm ngặt để có
được đàn heo sinh sản thật tốt.

 


+ Giai đoạn chọn heo một ngày tuổi:
Dựa vào gia phả: nguồn gốc thành tích sinh sản của heo mẹ, số con đẻ ra còn
sống cùng ổ trên 10 con, trọng lượng sơ sinh trên 1,45 kg, từ 14 vú trở lên (mỗi
hàng trên 7 vú). Ngoại hình thể chất đạt tiêu chuẩn về giống.

Những con được chọn sẽ bấm số tai để chọn tiếp ở những giai đoạn.
+ Giai đoạn chọn heo lúc chuyển đàn (56 đến 60 ngày tuổi):
Ngoại hình thể chất đạt tiêu chuẩn về giống: heo khỏe mạnh, linh hoạt, chân
khỏe, có ngoại hình đẹp, mông vai nở nang, da lông bóng mượt, bộ phận sinh dục
lội rõ. Tăng trọng từ 56 đến 150 ngày trên 600 gam/ngày.
Những con được chọn sẽ được chuyển qua chuồng nuôi heo hậu bị, những con
còn lại chuyển qua nuôi thịt.
+ Giai đoạn chọn heo lúc 5 – 8 tháng tuổi:
Ngoại hình thể chất đạt tiêu chuẩn về giống không mắc bệnh mãn tính hay
truyền nhiễm, trọng lượng trên 120 kg có biểu hiện lên giống lần đầu.
Những con không đạt yêu cầu sẽ được bán thịt, những heo được chọn một phần
sẽ bán giống cho người chăn nuôi, phần còn lại dùng để thay đàn.
2.2 Điều kiện nuôi thú khảo sát
2.2.1 Thiết kế chuồng trại
Hiện nay xí nghiệp gồm 4 khu riêng biệt A, B, C và D trong khu có các dãy
chuồng cho từng loại heo. Mỗi dãy có diện tích 50x15, mái lợp tole. Riêng các dãy
từ 1A – 7A được thiết kế theo kiểu chuồng kín để nuôi heo đực và đàn heo hạt nhân
của trại. Các dãy này có hệ thống làm mát ở đầu dãy và hệ thống quạt hút ở cuối
dãy. Các dãy chuồng của khu B khu C và khu D được thiết kế nửa kín nửa hở, bên
trong có hệ thống quạt làm mát. Thức ăn và nước uống có hệ thống bán tự động
cung cấp đến từng ô chuồng. Nền chuồng bằng xi măng có độ dốc 3 - 5% để dễ
dàng thoát nước, nền cách sàn chuồng 3 - 5 cm.
Chuồng đực giống: chuồng cá thể gồm 44 ô chuồng, mỗi ô có chiều dài 3 m,
rộng 3 m, cao 1,7 m, sàn chuồng bằng xi măng.


 


Chuồng hậu bị cái và đực: heo hậu bị đực và cái được nuôi ở những ô chuồng

khác nhau, mỗi ô có chiều dài 5m, rộng 3m, nuôi 10 - 12 con/ô, sàn chuồng bằng xi
măng.
Chuồng nái mang thai và nái khô: chuồng cá thể gồm 280 ô chuồng, mỗi ô có
chiều dài 2,2 m, rộng 0,7 m, cao 1,2 m, nền chuồng bằng xi măng.
Chuồng nái đẻ và nuôi con: có 100 ô chuồng, chia làm 4 dãy, mỗi ô có chiều
dài 2,2m, phần cho heo mẹ ở giữa rộng 0,8 m, heo con ở hai bên rộng 0,6 m, có
núm uống và máng ăn riêng cho heo mẹ và heo con, sàn chuồng được làm bằng
nhựa.
Chuồng heo cai sữa: gồm 80 ô chuồng, mỗi ô có chiều dài 3 m, rộng 2,3 m,
nuôi được 16 – 18 con/ổ, sàn chuồng bằng nhựa.
2.2.2 Nuôi dưỡng và chăm sóc
2.2.2.1 Nuôi dưỡng
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng các loại TĂHH
Loại TĂHH

Porcy 15

An Phú

An Phú

An Phú

Viên

Số 6

Số 10 A

Số 10 B


Delice A

Delice B

Thành phần
Độ ẩm (%)
Năng lượng trao
đổi (Kcal/kg)
Đạm thô (%)

13

-

-

-

15

13

3100

3012

2894,93

2882


3400

3300

18

17,12

17,01

18,25

20

19

4,55

4,98

5,25

5

5

Chất xơ (%)

5


Ca (%)

0,7 - 1,4

0,85

1,00

1,08

0,4 - 0,7

0,7 - 1,4

P (%)

0,5

0,74

0,72

0,76

0,7

0,6

0,3 - 0,8


0,5

0,28

0,28

0,3 - 0,8

0,3 - 0,8

100 mg/kg

-

-

-

-

-

-

-

-

-


120 mg/kg

120 mg/kg

NaCl (%)
Kháng sinh
tylosin (max)
Kháng sinh
colistin (max)

(Nguồn: phòng kỹ thuật Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long)

 


Thức ăn là yếu tố rất quan trọng quyết định trực tiếp đến sức sinh trưởng của
đàn heo, thức ăn không tốt thì heo không đạt được sinh trưởng tối đa mà còn có thể
làm cho heo nhiễm bệnh như: tiêu chảy, suy dinh dưỡng, ký sinh trùng…
Hiện nay xí nghiệp sử dụng thức ăn hỗn hợp của Công ty thức ăn chăn nuôi An
Phú và Công ty liên doanh Việt – Pháp Proconco.
Bảng 2.3 Định mức thức ăn cho các loại heo
Loại heo

Loại thức ăn

Mức ăn (kg)

Heo tập ăn


Delice A

Rất ít

Heo cai sữa

Delice B

0,6 - 0,8

Hậu bị cái

Số 6

1,8 - 2,0

Nọc-hậu bị đực

10 A

2,5

Nái đẻ và nuôi con

10 B

3,5 - 5,0

Nái bầu


10 A

2,0 - 2,5

(Nguồn: phòng kỹ thuật Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long)
Nước uống:
Trại sử dụng nước được bơm từ giếng lên bồn chứa cao khoảng 10 m. Nước từ
bồn chứa theo đường ống phân phối đến các dãy chuồng, đến từng ô chuồng và
từng núm uống tự động.
2.2.2.2 Qui trình chăm sóc
Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển, chức năng sản xuất mà việc
nuôi dưỡng chăm sóc cho từng đối tượng heo khác nhau.
Đối với heo hậu bị cho ăn vào hai lần trong ngày. Sáng 7h30 chiều 15h, thức ăn
còn lại trong máng qua đêm phải vệ sinh trước khi cho thức ăn mới vào.
Vệ sinh chuồng trại: heo hậu bị cái được vệ sinh hai lần trong ngày. Sáng 9h –
10h, chiều 13h – 15h.
Heo hậu bị cái được tiêm phòng theo quy trình của trại, hàng ngày theo dõi
phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.


 


2.2.3 Phòng và trị bệnh
2.2.3.1 Quy trình phòng bệnh
* Vệ sinh chuồng trại
Sau mỗi lần chuyển heo, chuồng trại được rửa sạch bằng vòi xịt có áp lực cao,
sát trùng bằng dung dịch bioxide hoặc bằng dung dịch biodine rồi để trống 5-7 ngày
mới đưa heo vào.
Định kỳ phun thuốc sát trùng, phát hoang bụi rậm quanh trại và lối đi, khai

thông cống rãnh, diệt chuột.
Vệ sinh công nhân và khách tham quan:
Công nhân được trang bị đồ bảo hộ lao động, phải đi qua khay thuốc sát trùng
ở đầu dãy chuồng và không tự ý đi lại giữa các trại.
Xe ra vào trại được nhân viên bảo vệ phun thuốc sát trùng. Khách tham quan
được mang ủng, đồ bảo hộ và đi qua khay nước sát trùng trước khi vào khu vực
chăn nuôi.
* Quy trình tiêm phòng
Quy trình tiêm phòng các bệnh là biện pháp bắt buộc và hữu hiệu để phòng
chống các bệnh cho từng lứa tuổi của heo được trình bày qua Bảng 2.4.
2.2.3.2 Các bệnh thường gặp và cách điều trị
Một số bệnh, trục trặc trên heo và cách điều trị
Heo được theo dõi hàng ngày để phát hiện và điều trị kịp thời. Trong thời gian
thực tập trên đàn heo tại xí nghiệp, chúng tôi nhận thấy có các bệnh như: tiêu chảy,
hô hấp, nổi ghẻ, sốt, viêm khớp…
Các loại thuốc sử dụng tại Xí nghiệp Phước Long từng trường hợp cụ thể như
sau:
Tiêu chảy
- Dùng bio neo - colistin® (thuốc bột, hòa tan hoặc trộn thức ăn)
+ Heo con: 1,5 g/lít nước hoặc 3 g/kg thức ăn hoặc 1 g/7 kg thể trọng, trong 5
ngày.


 


Bảng 2.4 Quy trình tiêm phòng của Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long
Loại
heo
Heo

con

Heo
nái

Liều tiêm

Thời điểm tiêm

Tên bệnh

Tên vaccin

21 ngày tuổi

Mycoplasma

Myco – Pac TM

2

36 ngày tuổi

Dịch tả

Coglapest ®

2

42 ngày tuổi


FMD

Aftofor

2

4 tuần trước khi sinh

Aujeszky

PR – Vac Plus

2

3 tuần trước khi sinh

Dịch tả

Coglapest ®

2

2 tuần trước khi sinh

E.coli

Litterguard ® LT – C

2


1 tuần trước khi sinh

Ký sinh trùng

Bivermectin 1%

5-7 ngày trước khi sinh

FMD

Aftofor

2

Dịch tả

Coglapest ®

2

Aftofor

2

Farrow Sure B

2

Aujeszky


PR – Vac Plus

2

Dịch tả

Coglapest ®

2

FMD

Aftofor

2

Farrow Sure B

5

PR – Vac Plus

2

Hậu bị

Bắt đầu tiêm lúc 6 tháng

FMD


cái

tuổi, mỗi liều cách nhau

Parvovirus và

1 tuần

Leptospira

Đực

Tiêm 2 đợt vào tháng 4

hậu bị,

và tháng 10 (lặp lại),

đực

mỗi liều cách nhau 1

giống

tuần

Parvovirus và
Leptospira
Aujeszky


(ml/con)

Tùy trọng
lượng

(Nguồn: phòng kỹ thuật Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long).
+ Heo lớn: 1 g/lít nước hoặc 2g/kg thức ăn hoặc 1 g/10 - 12 kg thể trọng, trong 5
ngày.
(Thành phần trong 100 g chứa: neomycin sulfate 6 g: colitin sulfate 1,463 g;
vitamin A 75.000 UI; vitamin D3 10.000 UI).


 


- Dùng bio genta – tylosin phối hợp với atropin.
+ Bio genta – tylosin: 1 ml/20 kg thể trọng. Tiêm bắp, ngày 1 lần trong 3 – 5 ngày.
(Thành phần trong 1 ml chứa: tylosin trate 100 mg; gentamycin sulfate 50 mg).
+ Bio atropin: 1 ml/8 - 10 kg thể trọng. Tiêm bắp, ngày 1 lần trong 3 - 5 ngày.
(Thành phần trong 100 ml chứa atropin sufate 50 mg).
Bệnh đường hô hấp
Dùng bio - tylo 200 phối hợp với bio - dexa.
+ Bio - tylo 200: 1 ml/20 kg thể trọng. Tiêm bắp, ngày 1 lần trong 3 - 5 ngày.
(Thành phần trong 1ml chứa tylosin 200 mg).
+ Bio - dexa: heo con 1ml/20 kg thể trọng, heo lớn 1 ml/40 kg thể trọng. Tiêm
bắp, ngày 1 lần trong 3-5 ngày.
(Thành phần trong 100 ml chứa dexamethasone 152 mg).
Viêm khớp
Dùng bio linco - S® phối hợp với bio dexa

+ Bio linco - S®: 1 ml/10 kg thể trọng. Tiêm bắp, ngày 1 lần trong 3 - 5 ngày.
(Thành phần 100 ml chứa: spectimomycin 10 g; lincomycin 5 g).
Trợ lực – trợ sức
-Dùng bio B. complex: 1 ml/10 kg thể trọng. Tiêm bắp thịt.
(Thành phần trong 1 ml chứa; vitamin B1 10 mg; vitamin B2 4 mg; vitamin B6
4 mg; vitamin B12 10 mg; nicotinamine 50 mg; D - panthenol 5 mg).
-Vitamin ADE 300 UI; Tiêm bắp , heo con 1ml/con lần, heo lớn 2 - 3 ml/con/lần.
(Thành phần trong 1 ml chứa: vitamin A 300.000 UI; vitamin D3 100.000 UI;
vitamin E 50 mg).
Lịch tiêm ADE: cho các loại heo tại xí nghiệp được qui định như sau:
Heo nái: sau khi cai sữa (3 ml/con).
Heo nọc: 1 tháng tiêm 2 lần, liều (2 ml/con/lần).
Heo hậu bị: 1 tháng tiêm 1 lần, liều (2 ml/con/lần).
Heo con: 1 tuần trước khi cai sữa (1 ml/con).


 


2.3 Cơ sở lý luận
2.3.1 Sinh trưởng
Là sự biến đổi khối lượng từ một trứng được thụ tinh qua quá trình phát triển
sẽ dần dần tăng lên về khối lượng đạt đỉnh cao sau đó giảm một phần trước khi chết.
Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do tiến trình đồng hóa và dị
hóa trong tế bào, là sự tăng trưởng về khối lượng, chiều dài, chiều ngang, chiều cao,
chiều sâu của các cơ quan, bộ phận cơ thể, cũng như toàn bộ con vật trên cơ sở đặc
tính di truyền từ đời trước (Nguồn: Phạm Trọng Nghĩa, 2002).
Nói cách khác đơn giản hơn, sinh trưởng là sự lớn lên của cơ thể, của các cơ
quan bộ phận cho đến khi hoàn thiện, khi thú đã phát triển thì vẫn còn sinh trưởng
lớn lên tiếp theo đó.

2.3.1.1 Các yếu tố ảnh đến sinh trưởng:
Sinh trưởng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền điều này được thể hiện qua
chỉ tiêu trọng lượng và tuổi thành thục khác nhau giữa các giống, loài.
Theo Handerson và ctv (1983), đã chỉ ra rằng những giống heo cải tiến có
khả năng tích lũy nạc nhanh hơn những giống heo chưa cải tiến ngay cả khi cho ăn
tự do hoặc cho ăn hạn chế (trích dẫn bởi Lê Hoàng Vũ, 2004).
Tuy nhiên năng suất giữa các cá thể heo dù cùng cha mẹ vẫn có sự khác nhau
là do di truyền và biến dị, trong sự hình thành giao tử có sự bắt chéo, sự trao đổi
đoạn nhiễm sắc thể và cuối cùng là sự tổ hợp thụ tinh (Đặng Quan Điện, 1996).
Các kích thích tố đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng. Đó là kích
thích tố tuyến giáp trạng, kích thích tố tăng trưởng somatotropin sẽ ảnh hưởng lên
sự sinh trưởng qua trung gian của hệ thống các enzyme kiểm soát sự phát ứng đồng
hóa hay dị hóa các chất dinh dưỡng.
Tốc độ sinh trưởng từng bộ phận không giống nhau trong cùng một cơ thể do
hiện tượng đa gen và đa hiệu của gen. Theo Touchberry (trích dẫn bởi Trần Đình
Miên, 1980) cho rằng hệ thống gen ảnh hưởng đến xương thì tác động vào cao vai,

10 
 


dài thân, sâu ngực, và trọng lượng nhưng không ảnh hưởng đến vòng ngực và vòng
bụng. Nhóm gen ảnh hưởng đến cơ thì tác động vào sâu ngực, vòng bụng và cả
trọng lượng.
Giới tính: nhiều nghiên cứu cho ta thấy nuôi heo thịt ở giai đoạn dưới 45 kg,
sự khác biệt về tăng trọng giữa các giới tính chưa đáng kể. Sau khi đạt trọng lượng
trên 45 kg, cùng lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày thì heo đực nguyên sẽ có trọng
lượng cao nhất kế đến heo cái và thấp nhất là heo đực thiến.
Dinh dưỡng: là yếu tố quan trọng. Để heo sinh trưởng tốt nhất cần có một
chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đầy đủ năng lượng, các acid amin, vitamin,

khoáng. Dinh dưỡng thiếu không chỉ làm thú không tăng trọng mà còn giảm trọng.
Tuy nhiên nếu dinh dưỡng đầy đủ mà tăng trọng không cao thì ngoài bệnh tật ra yếu
tố làm chậm tăng trưởng là do hệ số chuyển hóa thức ăn khác nhau giữa các giống,
loài thú.
Nhiệt độ: ở một mức trọng lượng nhất định heo cần có một nhiệt độ nhất
định cho quá trình biến dưỡng thì mới đạt được hiệu quả tốt cho tăng trọng.
Theo Whittemore và ctv (1998), cho rằng ở điều kiện ôn đới với heo từ 10 –
15 kg nhiệt độ thích hợp nhất cho sự tăng trưởng là 20 0C, heo 15 - 30 kg là 20 0C, từ
30 – 60 kg là 18 0C và từ 60 – 120 kg là 16 0C so với các điều kiện nhiệt độ khác.
Tiêu chuẩn về môi trường chuồng trại chăn nuôi heo.
Nhiệt độ: 22 – 26 oC
Ẩm độ: 65 – 75 %
Sức gió: 0.2 – 0.7 m/s
Số giờ chiếu sáng trong ngày: 12 giờ
Cường độ chiếu sáng: 250 lux
(Trích dẫn bởi Lê Hoàng Vũ, 2004)
2.3.1.2 Một số chỉ tiêu về sinh trưởng
Các chiều đo: ngoài việc giúp cho sự nhận xét về ngoại hình thể chất một
cách chính xác còn phản ánh được quá trình sinh trưởng của thú.
Dài thân: liên quan đến chiều dài thân thịt.
11 
 


Vòng ngực: liên quan đến sự trao đổi khí, vòng ngực càng lớn thì mức độ
sinh trưởng càng tốt.
Rộng ngực: là cường độ trao đổi khí, phản ánh khả năng sinh trưởng của heo.
Vòng ống: liên quan đến độ vững chắc của khung xương, để đánh giá khả
năng sản xuất thịt.
Rộng mông: quan trọng với hiệu quả kinh tế của quày thịt, rộng mông càng

lớn thì tỷ lệ nạc đùi càng cao.
Cao vai và sâu ngực: đánh giá tỷ lệ phần đùi trước và vai.
Tăng trọng thực tế: đánh giá về sức sinh trưởng của thú trong từng giai đoạn,
có ý nghĩa rất to lớn trong công tác chọn giống.
Độ dày mỡ lưng: liên quan đến tỷ lệ mỡ của quay thịt, dày mỡ lưng thấp thì
tỷ lệ nạc cao.
Trọng lượng: đánh giá một cách chính xác quá trình tích lũy của thú theo
thời gian.
2.3.2 Phát dục
Là sự thay đổi về chất lượng, có sự sinh ra các loại tế bào mới hay cơ quan
mới, có sự thay đổi về tuyến nội tiết và đưa đến sự hoàn chỉnh các chức năng của
các bộ phận của cơ thể trên cơ sở di truyền sẵn có của thú dưới tác động của điều
kiện môi trường.
Nói cách khác là sự biến đổi toàn diện về hình thù các bộ phận, các hoạt
động sinh lý, sinh hóa tuần hoàn, bài tiết, thần kinh, nội tiết, sinh dục qua một quá
trình chứ không phải là một sự việc đơn lẻ.
(Nguồn: Phạm Trọng Nghĩa, 2002)
Theo Singleton (2005), khi heo cái trưởng thành và lớn, cấu tạo dưới đồi bắt
đầu trưởng thành và sinh ra GnRH, GnRH sẽ kích thích sản sinh ra LH và FSH từ
tuyến yên đến buồng trứng, kích thích phát triển nang và tiết ra estradiol lại kích
thích hơn nữa tới vùng cấu tạo dưới đồi. Khi hệ thống này đủ trưởng thành thông
thường khi con cái khoảng 6 – 7 tháng tuổi thì xảy ra động dục lần đầu.

12 
 


Theo Diehl (1996), thời gian thông thường của thành thục, động dục là:
Tuổi thành thục: 5 - 8 tháng
Thể trọng lúc thành thục: 125 - 250 lb (56,63 – 113,25 kg)

Thời gian động dục: 5 ngày (trung bình 2 ngày)
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát dục: bao gồm có tuổi, trọng lượng, kiểu di
truyền, dinh dưỡng, mùa sinh, chuồng trại, sự có mặt của con đực.
™ Tuổi:
Yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục trước tiên là tuổi. Heo hậu bị ngoại cái
giống thành thục trung bình khoảng 6 – 9 tháng tuổi. Tuy nhiên, heo hậu bị cái lai
thì biểu hiện lên giống sớm hơn heo hậu bị cái thuần từ 1 – 4 tuần (Phạm Hữu
Doanh và Lưu Kỷ, 2003). Nên thường trong thực tế chăn nuôi người ta thường kết
hợp hai yếu tố tuổi và trọng lượng để quyết định lúc phối lần đầu.
™ Trọng lượng:
Theo Singleton (2005), heo hậu bị cái phải đạt được trọng lượng và dày mỡ
lưng nhất định trước khi chúng có thể đưa vào phối giống. Mục tiêu khuyến cáo về
trọng lượng và thể trạng hậu bị cái được trình bày ở Bảng 2.5.
Bảng 2.5 Mục tiêu khuyến cáo về trọng lượng và thể trang heo hậu bị cái
Dày mỡ lưng ở P2 lúc lên giống lần đầu

0,6 – 0,65 inches (15,24 – 16,5 mm)

Dày mỡ lưng ở P2 khi phối

0,7 – 0,8 inches (17,78 – 20,32 mm)

Trọng lượng lúc lên giống lần đầu

240 lb (108,96 kg)

Trọng lượng khi phối giống lần đầu

285 lb (129,39 kg)


(Nguồn: Wayne Singleton, trường Đại học Purdue)
™ Di truyền:
Theo Singleton (2005), tính di truyền về tuổi thành thục là 35 – 55 %. Không
giữ hậu bị cái từ con theo mẹ mà không có biểu hiện động dục khi đã đạt 225 ngày
tuổi (7,5 tháng).
™ Dinh dưỡng:
Theo Zimmerman (1981), sau khi heo đạt 4,5 – 6 tháng mà sự thành thục
tính dục không bị chậm trễ, có thể khống chế mức năng lượng ăn vào. Bấy giờ mỗi
13 
 


ngày cho mỗi heo hậu bị cái ăn 4 – 5 lb (1.8 – 2,3 kg ) có 14 % protein với khẩu
phần đã được cân bằng. Việc khống chế này nhằm tiết kiệm chi phí thức ăn tránh
được tăng trọng không cần thiết có thể rút ngắn thời gian sinh sản. Nhưng cần cho
ăn đủ vì không cẩn thận chế độ dinh dưỡng thiếu cũng ảnh hưởng tới tuổi thành
thục. Bên cạnh đó cần chú ý đến hoạt động của heo và thời tiết lạnh trong việc cho
ăn hạn chế. Heo cái hậu bị nuôi nhốt cần lượng thức ăn thấp khoảng 10 % (0,5
lb/con/ngày) hơn so với heo hậu bị cái nuôi thả trong khoảng rào rộng. Trong mùa
đông giá lạnh, nhu cầu thức ăn nhiều hơn khoảng 25 % (1 lb/con/ngày) so với các
mùa khác.
™ Mùa sinh:
Theo Võ Văn Ninh (2004), thời điểm tuyển heo nái làm giống tốt nhất tháng
2, 3, 4, 5 dương lịch để có heo nái đẻ và nuôi con lứa đầu vào khoảng 12, 1, 2, 3, 4
dương lịch năm sau. Nên chọn heo nái làm giống sau cai sữa tháng 2, 4 dương lịch
là tốt. Sau lứa đẻ đầu tiên nái được phối giống vào tháng 3, 4, 5 dương lịch để đẻ
lứa thứ hai vào mùa thu 7, 8, 9 dương lịch trời mát, khí hậu ít khắc nghiệt.
™ Chuồng trại:
Theo Singleton (2005), chuồng trại ngoài trời giúp thành thục sớm. Nhốt cái
hậu bị ngoài 9 tháng tuổi trong chuồng có thể tăng chu kỳ động dục. Cái hậu bị nuôi

nhốt trong chuồng kín thường phản ứng lại việc di chuyển chuồng và tiếp xúc với
con đực khi chúng được gần 170 ngày tuổi. Khoa học đã chứng minh được nhân tố
làm ức chế sự thành thục tính dục của heo hậu bị cái trong việc nuôi nhốt. Ánh sáng
không đủ là một nhân tố trong tình trạng nuôi nhốt nhưng điều này lại không giải
thích được những tác động ức chế của việc nuôi nhốt khi có chiếu sáng bổ sung
(Zimmerman, 1981).
™ Sự có mặt của con đực:
Theo Zimmerman (1981), Hughes (1993) (trích dẫn bởi Võ Thị Tuyết, 1996)
việc nuôi riêng heo hậu bị cái sẽ chậm thành thục hơn so với cho tiếp xúc với đực.
Tuy nhiên, nếu heo hậu bị cái tiếp xúc với heo đực quá sớm trong thời gian phát
triển (trước 125 ngày tuổi) thường chậm đạt được sự thành thục hơn, trong khi heo
14 
 


×