Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM PRIMOS 25 TRÊN NĂNG SUẤT HEO THƯƠNG PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.59 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM PRIMOS 25
TRÊN NĂNG SUẤT HEO THƯƠNG PHẨM

Sinh viên thực hiện: VÕ VĂN LUẬN
Lớp: DH05DY
Ngành: Dược Thú Y
Niên khóa: 2005 – 2010

Tháng 7/2010

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

VÕ VĂN LUẬN

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM SINH HỌC
PRIMOS 25 TRÊN NĂNG SUẤT HEO THƯƠNG PHẨM
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn


PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HẢI

ii


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: VÕ VĂN LUẬN
Tên luận văn: “Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học Primos 25
trên năng suất heo thương phẩm”.
Đã hoàn tất luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận
xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn nuôi - Thú y ngày
27/07/2010.

Giáo viên hướng dẫn

Giáo viên phản biện

PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HẢI

T.S. NGUYỄN VĂN KHANH

iii


LỜI CẢM TẠ
Với những tình cảm sâu sắc nhất:
-

Con xin chân thành biết ơn ba má, người đã sinh thành và nuôi dạy con khôn lớn,
các anh chị đã thương yêu và giúp đõ em trong học tập.


Xin chân thành cảm ơn:
-

Các giảng viên khoa Khoa Học, khoa Chăn Nuôi-Thú Y, Trường Đại Học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức
quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện ở trường.

-

Thầy NGUYỄN NGỌC HẢI, cô NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG đã hướng dẫn em
hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.

-

Chú PHẠM VĂN BỘ, chủ trại chăn nuôi Hải Hà, cô Hiền, cô Thảo cùng toàn thể
các cô chú, anh chị và các em trong trại Hải Hà đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập tại trại.

-

Các bạn bè thân yêu lớp dược thú y 31 và các bạn đã chia sẻ cùng tôi những vui
buồn cũng như hết lòng hỗ trợ , giúp đỡ chúng tôi trong 5 năm học vừa qua.

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!

iv


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học Primos 25
trên năng suất heo thương phẩm” được tiến hành tại trại chăn nuôi heo tư nhân Hải Hà,
thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, thời gian từ ngày 13/03/2010 đến ngày
10/07/2010.
Heo thí nghiệm được bố trí vào 4 lô.Mỗi lô có 25 heo.việc bố trí là hoàn toàn
ngẫu nhiên 1 yếu tố:
Lô đối chứng: thức ăn trại
Lô 1: thức ăn trại (bắp được thay thế hoàn toàn bằng tấm gạo) đồng thời bổ sung
500gr Primos 25/tấn.
Lô 2: thức ăn trại đồng thời bổ sung 500gr Primos 25/tấn.
Lô 3: thức ăn trại đồng thời bổ sung 1kg C-Fern 01/tấn.
Trọng lượng bình quân xuất chuồng của lô đối chứng, lô thí nghiệm 1, lô thí
nghiệm 2 và lô thí nghiệm 3 lần lượt là 109,5 kg, 110,33 kg, 111,32 kg và 103,84 kg.
Trọng lượng bình quân của lô đối chứng, lô thí nghiệm1, lô thí nghiệm 2 và lô thí
nghiệm 3 lần lượt là 109,5 kg, 110,33 kg, 111,32 kg và 103,84 kg.
Tăng trọng bình quân của lô đối chứng, lô thí nghiệm 1, 2 và 3 lần lượt là 72,79
kg, 75,81 kg, 74,48 kg và 69,72 kg .
Tăng trọng tuyệt đối của lô đối chứng, lô thí nghiệm 1, 2 và 3 lần lượt là 616,86
gam/con/ngày, 642,46 gam/con/ngày, 631,19 gam/con/ngày và 590,85 gam/con/ngày.
Tỉ lệ ngày con tiêu chảy của lô đối chứng, lô thí nghiệm 1, 2 và 3 lần lượt là 0,73%,
0,68%, 0,44% và 0,61%.
Tỉ lệ ngày con bệnh của lô đối chứng, lô thí nghiệm 1, 2 và 3 lần lượt là 1,25%,
1,80%, 1,59% và 2,4%.
Chi phí cho mỗi kg tăng trọng của lô đối chứng, lô thí nghiệm 1, 2 và 3 lần lượt là
23.089 đồng, 23.475 đồng, 22.925 đồng và 24.570 đồng.

v


MỤC LỤC

TRANG
Trang tựa ......................................................................................................................... i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ....................................................................... ii
Lời cảm tạ...................................................................................................................... iii
Tóm tắt .......................................................................................................................... iv
Mục lục........................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... viii
Danh sách các bảng ....................................................................................................... ix
Danh sách các hình......................................................................................................... x
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................... xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................. 3
2.1 Đặc điểm sinh lý heo thịt ......................................................................................... 3
2.1.1 Đặc điểm tiêu hóa.................................................................................................. 3
2.1.2 Các giai đoạn phát triển của heo ........................................................................... 6
2.2 Hệ vi sinh vật đường ruột ......................................................................................... 7
2.2.1 Phân loại ................................................................................................................ 7
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột ........................................... 8
2.3 Probiotic và prebiotic ............................................................................................... 8
2.3.1 Probiotic ................................................................................................................ 8
2.3.1.1 Khái niệm ........................................................................................................... 8
2.3.1.2 Cơ chế tác động và hiệu quả của probiotic ........................................................ 9
2.3.2 Prebiotic .............................................................................................................. 12
2.4 Nấm men ................................................................................................................ 13
2.4.1 Đặc điểm chung................................................................................................... 13

vi


2.4.2 Thành phần hóa học ............................................................................................ 13

2.5 Giới thiệu sơ lược Primos 25 ................................................................................. 15
2.5.1 Thành phần .......................................................................................................... 15
2.5.2 Công dụng ........................................................................................................... 17
2.5.3 Chỉ định ............................................................................................................... 17
2.5.4 Liều dùng ............................................................................................................ 17
2.5.5 Sử dụng tốt nhất .................................................................................................. 17
2.6 Giới thiệu sơ lược về chế phẩm sinh học C-fern 01 .............................................. 17
2.6.1 Thành phần .......................................................................................................... 17
2.6.2 Liều lượng ........................................................................................................... 18
2.6.3 Mô tả ................................................................................................................... 18
2.6.4 Bảo quản.............................................................................................................. 18
2.7 Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm sinh học trên thị trường ................... 18
2.7.1 Ngoài nước .......................................................................................................... 18
2.7.1 Trong nước .......................................................................................................... 19
2.8 Sơ lược về trại chăn nuôi Hải Hà ........................................................................... 19
2.8.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................... 19
2.8.2 Nhiệm vụ của trại ................................................................................................ 19
2.8.3 Cơ cấu tổ chức..................................................................................................... 19
2.8.4 Công tác giống .................................................................................................... 19
2.8.5 Chuồng trại .......................................................................................................... 20
2.8.6 Công tác thú y ..................................................................................................... 22
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............................... 23
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm .......................................................................... 23
3.1.1 Thời gian ............................................................................................................. 23
3.1.2 Địa điểm .............................................................................................................. 23
3.2 Đối tượng thí nghiệm ............................................................................................. 23

vii



3.3 Nội dung thí nghiệm............................................................................................... 23
3.4 Phương pháp thí nghiệm ........................................................................................ 23
3.4.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................. 23
3.4.2 Thức ăn thí nghiệm ............................................................................................. 23
3.4.3 Nuôi dưỡng và chăm sóc ..................................................................................... 25
3.4.4 Phương pháp theo dõi và đánh giá ...................................................................... 25
3.4.4.1 Tăng trọng bình quân và tăng trọng tuyệt đối .................................................. 25
3.4.4.2 Chỉ số chuyển biến thức ăn .............................................................................. 25
3.4.4.3 Tỉ lệ ngày con tiêu chảy ................................................................................... 25
3.4.4.4 Tỉ lệ ngày con bệnh .......................................................................................... 25
3.4.4.5 Tính hiệu quả kinh tế........................................................................................ 26
3.5 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................... 26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 27
4.1 Trọng lượng............................................................................................................ 27
4.1.1 Trọng lượng bình quân ........................................................................................ 27
4.1.2 Trọng lượng tuyệt đối ......................................................................................... 29
4.2 Chỉ số chuyển biến thức ăn .................................................................................... 32
4.3 Tỉ lệ ngày con tiêu chảy ......................................................................................... 34
4.4 Tỉ lệ ngày con bệnh ................................................................................................ 35
4.5 Hiệu quả kinh tế ..................................................................................................... 37
4.6 Hạn chế................................................................................................................... 38
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 39
5.1 Kết luận .................................................................................................................. 39
5.2 Đề nghị ................................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 41
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 43

viii



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CFU

: Colony forming Unit (Đơn vị hình thành khuẩn lạc)

Chi – sq

: chắc nghiệm Chi bình phương

CSCBTĂ

: chỉ số chuyển biến thức ăn

FAO

: Food and Agriculture Organisation

kgTĂ/kgTT

: kg thức ăn/kg tăng trọng

ME

: Metabolizible Energy

NRC

: National Research Council

TLBQ


: trọng lượng bình quân

TTTĐ

: tăng trọng tuyệt đối

X

: trung bình

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng heo ................................................................................... 4
Bảng 2.2 Nhu cầu nước cho heo thịt ................................................................................ 5
Bảng 2.3 Cơ cấu đàn heo hiện diện trong trại ................................................................ 20
Bảng 2.4 Lịch tiêm phòng vaccin của trại .................................................................... 22
Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng cám mã số 1100 ....................................................... 24
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng của Amino Grower .................................................. 22
Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng của premix 208 ........................................................ 23
Bảng 4.1 Trọng lượng bình quân ở lô thí nghiệm 1 ....................................................... 27
Bảng 4.2 Trọng lượng bình quân ở lô thí nghiệm 2 ....................................................... 28
Bảng 4.3 Trọng lượng bình quân ở lô thí nghiệm 3 ....................................................... 28
Bảng 4.4 Tăng trọng bình quân và tăng trọng tuyệt đối ở lô thí nghiệm 1 .................... 29
Bảng 4.5 Tăng trọng bình quân và tăng trọng tuyệt đối ở lô thí nghiệm 2 .................... 30
Bảng 4.6 Tăng trọng bình quân và tăng trọng tuyệt đối ở lô thí nghiệm 3 .................... 30
Bảng 4.7 Chỉ số chuyển biến thức ăn lô thí nghiệm 1 ................................................... 32
Bảng 4.8 Chỉ số chuyển biến thức ăn lô thí nghiệm 2 ................................................... 32

Bảng 4.9 Chỉ số chuyển biến thức ăn lô thí nghiệm 3 ................................................... 33
Bảng 4.10 Tỉ lệ ngày con tiêu chảy lô thí nghiệm 1 ...................................................... 34
Bảng 4.11 Tỉ lệ ngày con tiêu chảy lô thí nghiệm 2 ...................................................... 34
Bảng 4.12 Tỉ lệ ngày con tiêu chảy lô thí nghiệm 3 ...................................................... 34
Bảng 4.13 Tỉ lệ ngày con bệnh lô thí nghiệm 1 ............................................................. 35
Bảng 4.14 Tỉ lệ ngày con bệnh lô thí nghiệm 2 ............................................................. 36
Bảng 4.15 Tỉ lệ ngày con bệnh lô thí nghiệm 3 ............................................................. 36
Bảng 4.16 Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ................................................................... 37

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1 Cấu trúc vi bọc oligosaccharide .................................................................... 16
Hình 2.2 Khu nái mang thai và khu nái đẻ................................................................... 21
Hình 2.3 Khu nuôi heo cai sữa và khu nuôi heo thịt .................................................... 21

xi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
TRANG
Biểu đô 2.1 Những lợi điểm của Primos 25 so với các probiotic khác........................ 17

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi heo ở Việt Nam không chỉ là một nghề, đó còn là truyền thống văn hóa
từ lâu đời của người Việt, mang đậm nét dân gian thể hiện ở hơn 80% được nuôi ở
nông hộ, chỉ có khoảng 5% heo được nuôi ở xí nghiệp quốc doanh ,15% còn lại tập
trung trong các trại tư nhân (Nguyễn Thị Kim Loan, 2006).
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi heo nước ta đang trên đà phát triển
và có những bước tiến mới. Nếu như vào năm 1995 đàn heo của nước ta chỉ có 16,3
triệu con (Nguyễn Ngọc Tuân – Trần Thị Dân, 1997) thì đến những năm gần đây theo
thống kê, đàn heo nước ta đã có 24 triệu con (Phạm Sỹ Lăng và ctv, 2006).Chăn nuôi
heo là một trong những ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời đáp ứng một
lượng lớn nhu cầu về thịt của xã hội.
Hiện nay, biện pháp chủ yếu để người chăn nuôi kiểm soát dịch bệnh là dùng
kháng sinh: điều trị bằng cách tiêm, cho uống kháng sinh, phòng bệnh bằng cách trộn
kháng sinh vào thức ăn.Việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi đã để lại những hậu
quả lớn: vi khuẩn kháng thuốc, tồn dư kháng sinh trong sản phẩm gây ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe người tiêu dùng.Do đó, việc tìm ra một biện pháp an toàn hơn để thay thế
kháng sinh là một nhu cầu cấp thiết.
Từ thực tiễn trên, một số công ty đã sản xuất nhiều loại chế phẩm sinh học có bản
chất là probiotic bổ sung vào khẩu phần nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn của
heo, đồng thời hạn chế được tình trạng tồn dư chất độc hại nhất là kháng sinh trong sản
phẩm. Tuy nhiên, nên sử dụng loại chế phẩm nào, sử dụng cho loại heo nào và bổ sung
ở giai đoạn nào để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất là vấn đề mà các nhà chăn nuôi
đang quan tâm.

1


Xuất phát từ yêu cầu trên, được sự đồng ý của bộ môn chăn nuôi chuyên khoa ,
Khoa Chăn Nuôi- Thú Y, trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh cùng với
sự hướng dẫn của PGS.TS NGUYỄN NGỌC HẢI, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề

tài: “ Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học Primos 25 trên năng suất heo
thương phẩm”.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Primos 25 vào khẩu phần heo thịt
từ lúc nuôi đến lúc kết thúc thí nghiệm. So sánh hiệu quả kinh tế của việc bổ sung chế
phẩm và không bổ sung chế phẩm vào khẩu phần heo thịt.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi một số chỉ tiêu về tăng trọng, chỉ số tiêu tốn thức ăn, tỉ lệ heo bệnh…
Số liệu và các chỉ tiêu phải được theo dõi đầy đủ và chính xác.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA HEO THỊT
2.1.1 Đặc điểm tiêu hóa
Heo là gia súc dạ dày đơn, cấu tạo bộ máy tiêu hoá của heo bao gồm: miệng, thực
quản, dạ dày, ruột non, ruột già và cuối cùng là hậu môn. Khả năng tiêu hoá của heo
thường có tỉ lệ từ 80 – 85 % tuỳ từng loại thức ăn.
 Quá trình tiêu hóa thức ăn
- Miệng: thức ăn ở miệng được cắt, nghiền nhỏ bởi động tác nhai và thức ăn được trộn
với nước bọt làm trơn để được nuốt trôi xuống dạ dày. Nước bọt chứa phần lớn là nước
(tới 99 %) trong đó chứa enzyme amylase có tác dụng tiêu hóa tinh bột. Tuy nhiên,
thức ăn trôi xuống dạ dày rất nhanh nên việc tiêu hoá tinh bột xảy ra nhanh ở miệng,
thực quản và tiếp xúc ở dạ dày khi thức ăn chưa trộn dịch dạ dày, độ pH của nước bọt
khoảng 7,3.
- Dạ dày: dạ dày heo trưởng thành có dung tích khoảng 8 lít, có chức năng như là nơi
dự trữ và tiêu hóa thức ăn. Thành dạ dày tiết ra dịch dạ dày chứa chủ yếu là nước với

enzyme pepsin và dịch dạ dày có độ pH khoảng 2,0. Pepsin giúp tiêu hoá protein và
sản phẩm là polypeptide và một ít acid amin.
- Ruột non: ruột non có độ dài khoảng 18 – 20 m. Thức ăn sau khi được tiêu hóa ở dạ
dày được chuyển xuống ruột non và được trộn với dịch tiết ra từ tá tràng, gan và tụy
tạng. Thức ăn chủ yếu được tiêu hoá và hấp thu ở ruột non với sự có mặt của dịch mật
và dịch tụy. Dịch mật được tiết ra ở gan chứa ở các túi mật và đổ vào tá tràng bằng ống
dẫn mật giúp cho việc tiêu hoá mỡ. Tuyến tụy chứa dịch tụy có chứa men trypsin giúp
cho việc tiêu hoá protein, men lipase giúp cho việc tiêu hoá mỡ và men diastase giúp
tiêu hoá carbohydrate. Ngoài ra ở phần dưới ruột non còn tiết ra các men maltase,

3


saccharose và lactase để tiêu hoá carbonhydrate. Ruột non cũng là nơi hấp thu các chất
dinh dưỡng đã tiêu hóa được, nhờ hệ thống lông nhung trên bề mặt ruột non mà bề mặt
tiếp xúc và hấp thu dinh dưỡng là khá đáng kể.
- Ruột già: Ruột già chỉ tiết chất nhầy không chứa men tiêu hóa. Chỉ ở manh tràng có
sự hoạt động của vi sinh vật giúp tiêu hóa carbonhydrate, tạo các acid béo bay hơi,
đồng thời vi sinh vật tổng hợp được các vitamin K, vitamin nhóm B, …
Trong quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn, một phần thức ăn ăn vào không được
hấp thu làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa. Hiệu quả tiêu hoá ở heo phụ thuộc vào
các yếu tố như tuổi, thể trạng, trạng thái sinh lý, thành phần thức ăn, lượng thức ăn
cung cấp và cách chế biến thức ăn.
 Nhu cầu dinh dưỡng của heo thịt được trình bày qua bảng sau
Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng của heo (NRC, Hoa Kỳ, 1988)
Trọng lượng sống của heo (kg)
20 - 50
50 - 100
*
Protein thô (%)

15
13*
**
ME (kcal/kg)
3260
3275
Lysin
0,75
0,6
Methionin + Cystein
0,41
0,34
Threonin
0,48
0,4
Tryptophan
0,12
0,1
Canxi (%)
0,6
0,5
Phospho tổng số (%)
0,5
0,4
Phospho hữu dụng (%)
0,23
0,15
Natri (%)
0,1
0,1

Selen (mg)
0,15
0,1
Vitamin A (UI)
1300
1300
Vitamin E (UI)
11
11
(Nguyễn Ngọc Tuân – Trần Thị Dân, 2000)
Chất dinh dưỡng

(*) Tỉ lệ này phù hợp cho khẩu phần rất cân bằng acid amin, nếu không thể
cân bằng acid amin thì tăng tỉ lệ protein thêm 2 – 3 %.

4


(* *) ME năng lượng biến dưỡng.
 Nhu cầu nước của heo
Nước rất quan trọng đối với nhu cầu dinh dưỡng của heo. Tỉ lệ nước trong các mô
của cơ thể heo giảm dần theo tuổi. Thịt heo còn nhỏ chứa nhiều nước nên nhão, thịt
heo đã vỗ béo thì chắc hơn vì chứa ít nước hơn. Sự tiêu hoá bị trở ngại vì việc nhai
thức ăn, việc chuyển hóa các loại thức ăn thành chất mà cơ thể sử dụng được đều phải
dùng đến nước. Sự hấp thu các chất dinh dưỡng bị trở ngại vì các chất dinh dưỡng phải
hòa tan trong nước để hấp thu vào cơ thể. Sự bài tiết các chất cặn bã như phân, mồ hôi
là những chất bài tiết ra ngoài đều chứa một lượng nước nhất định. Các chất dinh
dưỡng vào máu để nuôi cơ thể, máu là một chất lỏng được cấu tạo với thành phần nước
nhất định. Nhiệt lượng thừa trong cơ thể không thể bốc ra ngoài được, vì thế nhiệt bốc
ra ngoài phải qua mồ hôi, hơi thở, mà trong mồ hôi hơi thở đều có nước. Ngày nay,

nuôi heo bằng thức ăn hỗn hợp để tiết kiệm nhân lực và chất đốt, lại giữ cho thức ăn
khỏi mất chất dinh dưỡng qua đun nấu. Do đó phải cho heo uống nước nhiều hơn. Đối
với heo thịt thì phải có 3 lít nước cho 1 kg vật chất khô trong khẩu phần trong suốt thời
gian vỗ béo.
Bảng 2.2 Nhu cầu nước cho heo thịt
Nhu cầu về nước
(lít/ngày)

Thể trọng (kg)

25
4
45
6,2
65
6,9
85
7
105
7,5
(Trương Lăng – Nguyễn Văn Hiền, 1988)

5


2.1.2 Các giai đoạn phát triển của heo
Sau giai đoạn cai sữa, heo được chuyển xuống nuôi thịt có trọng lượng khoảng 10
- 15 kg. Do chuyển sang môi trường sống mới và thay đổi thức ăn nên trong giai đoạn
đầu heo dễ bị stress, dễ bị tiêu chảy. Do đó, cần phải chú ý chăm sóc heo thật kỹ trong
những tuần đầu, phải luôn theo dõi tình trạng sức khoẻ, về định mức thức ăn, nước

uống. Những ngày đầu nên cho ăn khoảng ½ nhu cầu, sau 3 ngày mới cho ăn no. Thời
gian đầu sử dụng cùng loại thức ăn trong giai đoạn cai sữa, sau đó thay đổi dần lượng
thức ăn.
Thời gian nuôi thịt thường khoảng 3,5 – 4 tháng để có thể đạt trọng lượng xuất
chuồng từ 90 – 100 kg. Đây là trọng lượng xuất chuồng hợp lý nhất vì lúc này phẩm
chất thịt ngon nhất và hiệu quả sử dụng thức ăn giảm, heo có xu hướng tích luỹ nhiều
mỡ, nuôi kéo dài thêm thường không có lợi (Võ Văn Ninh, 2001). Trong thời gian nuôi
thịt có thể chia làm hai giai đoạn.
 Giai đoạn 1
Khoảng 2 tháng đầu, đây là thời kỳ cơ thể phát triển khung xương, hệ cơ, hệ thần
kinh. Ở lứa tuổi này heo lớn rất nhanh, do đó heo cần nhiều protein, khoáng chất,
vitamin để phát triển chiều dài và chiều cao.Thiếu dưỡng chất trong giai đoạn này sẽ
làm cho khung xương, hệ cơ kém phát triển, heo trở nên ngắn đòn, ít thịt vì bắp cơ nhỏ,
sự tích luỹ ở giai đoạn sau nhiều hơn. Trái lại, nếu dư thừa dưỡng chất sẽ làm tăng chi
phí, dư protein sẽ bị đào thải dưới dạng urê, heo dễ bị viêm khớp, tích luỹ mỡ sớm. Dư
khoáng chất nhất là canxi – phospho gây hậu quả cho sự tạo cốt hoá xương, một số
khoáng vi lượng dư thừa cũng trở nên độc. Giai đoạn này heo có thể đạt trọng lượng 50
– 60 kg.
 Giai đoạn 2
Khoảng hai tháng cuối, đây là thời kỳ heo tích mỡ vào các xớ cơ và vào các mô
liên kết, con thú nảy nở theo chiều ngang, mập ra. Giai đoạn này heo cần nhiều glucid,
lipide hơn, nhưng nhu cầu protein, khoáng chất, sinh tố thì ít hơn giai đoạn 1. Dư thừa

6


dưỡng chất lúc này chỉ làm tăng thêm chi phí thức ăn và tăng lượng mỡ, nhưng nếu
thiếu dưỡng chất heo trở nên gầy, bắp cơ dai, không ngon, thiếu những hương vị cần
thiết, thịt có màu nhợt nhạt không hấp dẫn người tiêu dùng. Giai đoạn này heo có thể
đạt trọng lượng 90 – 100 kg.

2.2 HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT
2.2.1 Phân loại
Trong đường ruột hệ vi sinh vật được chia làm hai nhóm: nhóm bắt buộc và nhóm
tuỳ nghi.
- Nhóm bắt buộc là những vi sinh vật thường xuyên trong đường ruột, chúng giúp cho
quá trình tiêu hoá và hấp thu thức ăn. Phần lớn là những vi sinh vật kỵ khí và kỵ khí
tuỳ

nghi

như:

Bifidobacterium,

Bifidococcus,

Lactobacillus,

Bacteriodes,

Eubacterium... Trong đó, Bifidobacterium và Lactobacillus chuyển đường thành các
acid béo bay hơi.
- Nhóm tuỳ nghi là nhóm vi sinh vật đi vào đường ruột từ thức ăn, nước uống. Chúng
cư trú tạm thời và được thải ra theo phân. Những vi khuẩn này thường có ở cuối đường
tiêu hóa, bao gồm các loại cầu khuẩn, trực khuẩn đường ruột như Proteus,
Enterococcus, E. coli gây dung huyết, nấm men và nhiều giống khác. Ngoài ra, dựa
vào số lượng vi khuẩn trong đường ruột, người ta còn chia chúng thành ba nhóm sau:
- Nhóm hệ phổ chính chiếm trên 90 % tổng số vi sinh vật đường ruột, phần lớn là các
vi khuẩn kỵ khí như: Bifidobacterium, Lactobacillus, Bacteroides, Eubacterium...
- Nhóm hệ phổ vệ tinh chiếm dưới 10 % gồm phần lớn là vi khuẩn kỵ khí không bắt

buộc như: Enterococci, Bacillus..
- Nhóm tuỳ nghi chiếm phần còn lại bao gồm: nấm men, Clostridium, Pseudomonas,
Proteus, Salmonella...
Sự mất cân bằng giữa hai nhóm bắt buộc và tuỳ nghi hoặc sự thay đổi tỉ lệ giữa
các hệ phổ vi khuẩn trong đường ruột sẽ đưa đến hiện tượng loạn khuẩn.

7


2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột
 Độ pH
Độ pH trong môi trường đường ruột gia súc, gia cầm có ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển và khả năng sinh tổng hợp của vi khuẩn. Ảnh hưởng này có thể xác định bởi
hai nhân tố:
- Sự tác động của ion H+ hoặc ion OH- đến tính chất keo của tế bào, đến hoạt lực của
enzyme.
- Sự tác động gián tiếp của pH môi trường đến tế bào: pH điều chỉnh mức độ phân ly
các thành phần của môi trường. Có những khoảng pH mà ở đó các vi sinh vật không
phát triển được hoặc chết dần. Đa số vi khuẩn gây bệnh chịu pH ở trung tính hoặc hơi
kiềm (7 – 7,5), pH tối ưu cho nấm men hoạt động là 4,5 – 5. Đối với vi khuẩn lên men
lactic, khi pH < 4, vi khuẩn gây bệnh sẽ ngưng hoạt động.
- Thức ăn và độ tuổi
Nếu heo con từ 8 – 10 ngày tuổi ăn thức ăn hạt, thức ăn hỗn hợp thì hệ vi sinh vật
vô cùng phong phú, vi khuẩn sinh lactic và streptococcus chiếm 40 %. Sau khi cai sữa,
lượng vi khuẩn Gram âm tăng lên 70 – 80 %, vi khuẩn sinh lactic giảm 5 – 10 %. Tuỳ
thuộc vào thành phần thức ăn, loại thức ăn mà hệ vi sinh vật đường ruột cũng sẽ thay
đổi theo. Khẩu phần có nhiều chất đạm, bột đường thì tỉ lệ các vi sinh vật lên men các
chất này tăng cao như: Lactococci, Lactobacillus...Khẩu phần nhiều chất xơ thì vi
khuẩn phân giải cellulose sẽ xuất hiện nhiều.
Ngoài hai yếu tố chính ở trên, còn các yếu tố khác như nồng độ chất hoà tan, điện

thế oxy hoá khử, sức đề kháng của cơ thể... cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hệ vi sinh
vật đường ruột.
2.3 PROBIOTIC VÀ PREBIOTIC
2.3.1 Probiotic
2.3.1.1 Khái niệm

8


Parker, (1974) có lẽ là người đầu tiên dùng từ “probiotic’’ để diễn tả “vi sinh vật
là những chất góp phần vào sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột’’. Hai mươi năm
sau, probiotic trở nên phổ biến để bất kỳ sinh vật sống hay chết hoặc phụ phẩm lên
men dùng cho gia súc. Từ ngữ “probiotic’’ bắt nguồn từ hai chữ La tinh với nghĩa là
“cho cuộc sống’’, ngược lại với từ “antibiotic’’ (chống lại cuộc sống, kháng sinh). Do
định nghĩa Parker có thể bao gồm cả kháng sinh nên Fuller (1989) đề nghị định nghĩa
“trợ sinh là thành phần bổ sung vi sinh vật sống vào thức ăn để cải thịên sự cân bằng
của hệ vi sinh vật đường ruột’’. Sau đó, Pollmann (1992) đề nghị chia trợ sinh thành
hai loại chính: môi trường chứa vi sinh vật sống và sản phẩm lên men vi sinh vật. Đến
nay, trợ sinh vẫn được dùng để chỉ bất kỳ sản phẩm chứa vi sinh vật sống để cải thiện
hệ vi sinh vật đường ruột nội tại (Trích dẫn bởi Lã Văn Kính, 1998).
Trợ sinh (probiotic) được dùng để cạnh tranh và kháng các vi khuẩn có hại ở
đường tiêu hoá. Trợ sinh chứa một hay nhiều chủng vi khuẩn như: Lactobacillus,
Bifidobacteria, Streptococcus, Enterococcus, Bacillus spp, nấm men... dùng cho heo.
Những vi sinh vật có lợi này sản xuất hợp chất có tính kháng khuẩn, tiết acid làm giảm
pH đường ruột, cạnh tranh chất dinh dưỡng hoặc nơi bám và kích thích hệ thống miễn
dịch. Để vi sinh vật được thiết lập ở đường tiêu hoá, chất trợ sinh phải cung cấp cho
heo con càng sớm càng tốt. Ở heo lớn, tác dụng của chất trợ sinh chỉ xảy ra trong thời
gian chúng được cung cấp, do đó trợ sinh phải được cung cấp liên tục (Trần Thị Dân,
2004).
2.3.1.2 Cơ chế tác động và hiệu quả của probiotic

Theo Pollmann (1980), probiotic duy trì hệ vi sinh vật trong đường ruột bằng cách
loại trừ cạnh tranh và hoạt động đối kháng. Cạnh tranh thụ thể kết dính trên tế bào biểu
mô đường tiêu hoá, cạnh tranh chất dinh dưỡng, cạnh tranh về khối lượng chất sinh ra
bởi vi sinh vật. Nhiều nghiên cứu chứng minh probiotic ức chế sự bám dính của vi sinh
vật gây bệnh như E. coli, Salmonella Typhimurium. Việc ức chế khả năng bám dính
của vi sinh vật gây bệnh sẽ ngăn ngừa sự phát triển và gây bệnh của chúng, từ đó

9


probiotic được coi là giải pháp phòng ngừa bệnh đường ruột (Trích dẫn bởi Phan Nhật
Tiến, 2007).
Hoạt động đối kháng của Lactobacillus chống lại vi sinh vật gây bệnh là do
chúng sản xuất các chất kháng khuẩn như nisin, bacteriocin, reuterin,.. của
Lactobacillus spp là lactocidin, hydroperoxyd, siderophores, lysozym, các acid hữu cơ
như acid lactic, acid acetic,... Lactocidin có phổ kháng khuẩn rất rộng, còn acid acetic
và acid lactic thì làm giảm pH ruột, ổn định pH thuận lợi cho đường ruột (pH 3 – 5)
còn Clostridium perfringgens và E. coli chỉ thích hợp ở pH khoảng 6 -7, ức chế sự phát
triển của nhiều loại vi sinh vật đường ruột. Ví dụ Lactobacillus acidophillus sản xuất
các chất kháng khuẩn lactacin B và acidocin. Lactacin B đã được chứng minh là gây ức
chế các loại Lactobacillus khác, còn acidocin ức chế các vi sinh vật gây bệnh (Trích
dẫn bởi Hà Mỹ Xuyên, 2008).
Cải thịên sự hấp thu và sử dụng dưỡng chất, kích thích thèm ăn, làm tăng tích luỹ
mỡ, nitrogen, Ca, P, Cu, Mn, tiết các enzym tiêu hoá như α – amylase, cellulase, lipase,
protease, tăng khả năng tiêu hóa, tận dụng triệt để dưỡng chất trong thức ăn, tăng lượng
N tiêu hoá (Scheuerman.S, 1993). Theo Norio Ishibashi (2001), Bifidobacterium và
Lactobacillus có thể kích thích tiết acid mật làm tăng khả năng tiêu hóa. Guillot (1998),
probiotic có hiệu quả làm giảm độc tố trong thức ăn, tăng khả năng tiết enzyme nội tại
của vật chủ (Trích dẫn bởi Lã Văn Kính, 1998).
Làm giảm hoạt tính urease trong chất chứa ruột, ngăn chặn tổng hợp amine độc,

giảm nồng độ NH3 trong phân gia súc, gia cầm, do đó ảnh hưởng có lợi đối với môi
trường (Trích dẫn bởi Phạm Thanh An, 2007).
Theo Scheuermann (1993), amoniac trong đường ruột được hấp thu trực tiếp vào
máu, có nguy cơ gây độc tế bào, cần phải tiêu hao nhiều năng lượng để giải độc ở gan,
probiotic có thể làm giảm hoạt tính của urease qua thí nghiệm bổ sung Pacioflor C10
(100g/tấn) thì hàm lượng amoniac trong máu của heo lô thí nghiệm là 159 (mmol/ml)
giảm 15,5 % so với lô đối chứng là 186 (mmol/ml) (Trích bởi Phan Nhật Tiến, 2008).

10


Giảm hàm lượng mỡ trong máu (cholesterol). Theo Honma (2003) thì vi khuẩn
B.bifidum và L.acidophilus có thể ngăn cản enzyme tổng hợp cholesterol (MHG – CoA
reductase) (Trích dẫn bởi Nguyễn Hận Thiên Thu, 2007).
Trung hoà và khử độc tố trong đường ruột. Theo Rani và Khetarpaul (1998), ảnh
hưởng có lợi của các probiotic trong thức ăn là sự sản xuất các chất kháng khuẩn có tác
dụng trung hoà độc tố gây bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli, Bifidobacterium và L.
acidophilus phân hủy nitrosamine ngăn cản sự sản xuất nitrosamines ở trong ruột.
Probiotic còn ngăn cản sự hình thành các chất có hại đến gan như amonia, indole,
phenols, hydrogen sulfide.
Kích thích hệ thống miễn dịch: yếu tố được xác định có vai trò kích thích hệ
thống miễn dịch là thành phần của vách tế bào vi khuẩn (petidoglycan). Sự phân hủy
peptidoglycan tạo ra chất muramyl peptide có tác dụng kích thích hoạt động của đại
thực bào (Tannock, 1997). Henrich (2002) cho rằng khả năng bám vào niêm ruột của
probiotic tạo nên sự tương tác giúp probiotic tiếp xúc với hệ thống lympho đường ruột
và hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng trong sản xuất cytokin, hoạt động đại thực bào, tăng
tế bào T nhờ đó tạo nên sự ổn định của hàng rào bảo vệ ruột (Ortwin; Madsen, 2006;
trích dẫn bởi Phạm Thanh An, 2008).
Theo Phạm Văn Ty (2007) thì nhiều chủng Lactobacillus có khả năng hoạt hóa
đại thực bào, kích thích hình thành bạch cầu trung tính, kích thích tế bào tua làm tăng

khả năng tổng hợp IgA và tăng cường khả năng tổng hợp interferon gamma. Probiotic
cũng có tác dụng biến đổi các yếu tố tăng trưởng beta và sự sản sinh interleukin 10
cũng như các cytokin kích thích xuất kháng thể IgE. Sự hiện diện của vi sinh vật có lợi
và tiếp xúc với niêm mạc ruột sẽ kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất ra globulin
không đặc hiệu (IgM, IgA) kết dính và bài xuất vi sinh vật gây bệnh đường ruột. Theo
kết quả nghiên cứu bổ sung Paciflor C10 thì hàm lượng IgM cao hơn gấp 4 lần và IgA
cao hơn 2 lần so với không bổ sung chế phẩm. Người ta cũng chứng minh được rằng
kháng thể đặc hiệu chống lại Bacillus cereus cũng chống lại các kháng nguyên khác

11


như Serpulina và E. coli Bifidobacterium lactic nâng cao khả năng đáp ứng miễn dịch
trung gian chống lại Rotavirus và E. coli.
Thời gian để vi khuẩn trong chất trợ sinh có thể định vị vào đường tiêu hóa tùy
thuộc vào khả năng mà chúng liên kết với thành ruột và chất dinh dưỡng có sẵn. Chất
trợ sinh có thể được cung cấp cùng với các cơ chất, thường là oligosaccharide
(prebiotic).
2.3.2 Prebiotic
Prebiotics là các thành phần thức ăn không tiêu hoá có ảnh hưởng có lợi cho vật
chủ bằng cách kích thích sinh trưởng và hoạt động của một hay một số vi khuẩn trong
kết tràng (Gibson và Roberfroid, 1995; trích dẫn bởi Phạm Thanh An, 2007).
Prebiotic hay chất tiền sinh là một thành phần thực phẩm của vi khuẩn sống có ích
trong cơ thể động vật. Prebiotic là một thành phần thức ăn tự nó không tiêu hóa được
nhưng có ảnh hưởng tốt cho vật chủ bằng cách kích thích có chọn lọc sự phát triển hay
hoạt động của một hoặc vài vi khuẩn ở đại tràng có lợi cho sức khỏe. Prebiotic ảnh
hưởng tới đáp ứng miễn dịch thông qua ảnh hưởng của probiotic. Ðó là những chất
sinh hóa có thể phân loại vào nhóm carbohydrat cơ thể không tiêu hóa được như:
Fructo – oligosaccharide, oligo saccharide....
Prebiotic đã được công bố là một loại thực phẩm chức năng, có tác dụng kích

thích sự tăng trưởng và hoạt động của các vi sinh vật có lợi trong đường ruột. Hiệu quả
của prebiotic đã được chứng minh rộng rãi ở người. Ở động vật, cũng có nhiều nghiên
cứu hiệu quả sử dụng prebiotic trên một số đối tượng như lợn, gà. Hidaka và ctv,
(1986) đã công bố rằng prebiotic có thể làm giảm thiểu bệnh tiêu chảy và kích thích sự
tăng trưởng của lợn con do làm tăng số lượng quần thể vi khuẩn Bifidobacteria trong
ruột. Ngoài ra prebiotic còn được xem là phương pháp rẻ tiền và đầy hứa hẹn trong
kiểm soát bệnh tiêu chảy và các bệnh rối loạn dinh dưỡng khác ở lợn và các động vật
khác (Trích dẫn bởi Nguyễn Hận Thiên Thu, 2007).

12


2.4 NẤM MEN
2.4.1 Đặc điểm chung
Nấm men là tên chung của những nhóm nấm có cấu tạo đơn bào, hình trứng hoặc
hình bầu dục, không có chất diệp lục, không sử dụng đựơc năng lượng mặt trời, có
màng tế bào chất, bên trong có màng nguyên sinh chất. Nấm men phân bố rộng rãi
trong tự nhiên: đất, nước, không khí, thực phẩm… dinh dưỡng bằng các hydrocarbon,
mà trước hết là đường. Trong tế bào nấm men hầu như chứa tất cả các chất cần thiết
cho sự sống như: protein, enzym, vitamin…, và các chất có giá trị khác. Chính nhờ đặc
điểm này mà nhiều quốc gia đã tiến hành công nghiệp nuôi cấy nấm men thu sinh khối
để làm thức ăn chăn nuôi nhằm hoàn chỉnh và cần bằng hàm lượng protein trong khẩu
phần thức ăn gia súc.
2.4.2 Thành phần hoá học
Tuỳ thuộc vào giống, môi trường sản xuất mà nấm men có các thành phần hoá
học khác nhau. Sau đây là một vài thành phần cơ bản của tế bào nấm men mà chúng
tham gia vào thành phần của các enzyme để chuyển hoá vật chất, xây dựng tế bào cũng
như tạo thành các sản phẩm lên men.
 Nước chiếm khoảng 75 % khối lượng chung.
 Chất khô gồm: 13 – 14 % protein, 6 – 8 % glycogen. 1,8 – 2 % cenlulose, 0,5 – 2 %

chất béo, 5 – 7 % chất tro.
- Protein: Hàm lượng protein trong tế bào rất cao, protein nguyên liệu trung bình
khoảng 50 % (tính theo chất khô) và khoảng 45 % protein hoàn chỉnh. Trong thành
phần các protein có đủ các acid amin và đặc biệt là có 8 – 9 acid amin thiết yếu không
thể thay thế. Hàm lượng các acid amin ở giai đoạn cuối lên men như sau (mg/g men
khô): lysin – 7,5; arginin – 1,3; histindin – 11,0; acid asparaginic – 2,9; acid glutamic –
3,9; alanin – 8,7; prolin – 2,0; tyrosin – 2,8; serin – 2,7; glycine – 1,5; methionine –
2,9; leucin – 5,4; .v.v...

13


×