Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

TÊN ĐỀ TÀI: ĐÔNG NAM Á THỜI PHONG KIẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT ………………….

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
MÔN: LỊCH SỬ

TÊN ĐỀ TÀI: ĐÔNG NAM Á THỜI PHONG KIẾN
Họ và tên: ……………
Đơn vị công tác: Trường THPT …………..

Tháng 12/2018

1


GIỚI THIỆU
Chương V

ĐÔNG NAM Á THỜI PHONG KIẾN
Tiết 12. BÀI 8
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VƯƠNG QUỐC CHÍNH
Ở ĐÔNG NAM Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS nắm được:
- Những nét chính về điều kiện hình thành và sự ra đời của các vương quốc cổ ở
Đông Nam Á.
- Sự hình thành, phát triển và suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
2. Kỹ năng:
- Thông qua bài học, rèn luyện cho học sinh kỹ năng khái quát hóa, kĩ năng lập bảng
thống kê.


- Biết khai thác nội dung tranh ảnh.
3. Tư tưởng:
- Giúp học sinh biết quá trình hình thành và phát triển không ngừng của các dân tộc
trong khu vực, qua đó giáo dục các em tình đoàn kết và trân trọng những giá trị lịch
sử.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tư duy, vận dụng, khái quát; Năng lực hoạt động nhóm và phát biểu
trước tập thể.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Bản đồ các quốc gia (cổ đại) Đông Nam Á.
- Tranh ảnh các công trình kiến trúc và văn hóa các nước Đông Nam Á.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa
- Đọc trước bài 8.
2


III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
1. Mục tiêu:
Thông qua việc quan sát và tìm hiểu ý nghĩa của biểu tượng tổ chức Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), lược đồ các nước Đông Nam Á, giúp học sinh
hình dung được ý nghĩa của biểu tượng. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao
tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á thời cổ
đại, phong kiến.
2. Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS:
Bước 1: - Quan sát Lược đồ các nước Đông Nam Á và trả lời câu hỏi sau: Khu vực
Đông Nam Á hiện nay gồm bao nhiêu quốc gia? Hãy kể tên các quốc gia đó?


Hình 2: Lược đồ các nước Đông Nam Á.
Bước 2: Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi sau:
- Em biết gì về ý nghĩa của biểu tượng này?

Hình 1.
3


3. Gợi ý sản phẩm:
- Học sinh kể được tên 11 quốc gia Đông Nam Á.
- Học sinh trả lời được tên biểu tượng; ý nghĩa của biểu tượng ASEAN.
* Biểu tượng của hiệp hội các nước Đông Nam Á (Asean) là hình bó lúa. Bó
lúa tượng trưng cho nền kinh tế nông nghiệp của các nước trong khu vực. Mỗi bó
lúa tượng trung cho 1 quốc gia.
- Hình dung được: Sự hình thành và phát triển của các quốc gia cổ đại và
phong kiến là nền tảng cho sự phát triển của các nước Đông Nam Á hiện nay.
Trên cơ sở đó, giáo viên dẫn dắt vào bài mới: Trên cơ sở nền văn minh nông
nghiệp lúa nước đã hình thành nên các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á, từ đó đã
phát triển thành các quốc gia phong kiến dân tộc hùng mạnh. Đó là nền tảng của 11
nước Đông Nam Á hiện nay.
Vậy, các vương quốc cổ ở Đông Nam Á ra đời như thế nào? Quá trình hình
thành, phát triển và suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á ra sao sẽ là
nội dung của bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
1. Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
* Mục tiêu: Trình bày được điều kiện và quá trình hình thành các vương quốc cổ ở
Đông Nam Á.
* Phương thức:


Hình 3: Lược đồ tự nhiên Đông Nam Á.
4


Hình 4: Lược đồ các vương quốc cổ ở Đông Nam Á
- GV treo lược đồ Lược đồ tự nhiên Đông Nam Á (sau đó là lược đồ Lược đồ
các vương quốc cổ ở Đông Nam Á) và yêu cầu 4 nhóm HS quan sát lược đồ kết hợp
đọc kiến thức trang 45, 46 SGK trả lời các câu hỏi:
1. Nêu nét nổi bật về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á?
2. Điều kiện hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?
3. Sự hình thành (thời gian, tên các vương quốc chính, chỉ trên lược đồ một
số quốc gia chính)?
4. Nhận xét về sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?
* Gợi ý sản phẩm:
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình rộng lớn, nhưng bị chia cắt, nhỏ, manh mún.
+ Thiên nhiên ưu đãi gió mùa kèm theo mưa, thích hợp cho sự phát triển của
cây lúa nước…
- Điều kiện hình thành:
+ Sự phát triển của các ngành kinh tế: nông nghiệp trồng lúa nước, các ngành
thủ công truyền thống, trao đổi, buôn bán…
+ Tiếp thu và vận dụng văn hóa Ấn Độ để sáng tạo văn hoá riêng của dân tộc
mình.
5


- Quá trình hình thành:
+ Khoảng 10 thế kỷ đầu sau Công nguyên, hàng loạt các quốc gia nhỏ được
hình thành: Cham-pa, Phù Nam…
- Đặc điểm các vương quốc cổ Đông Nam Á: lúc đó còn nhỏ bé, phân tán trên địa

bàn hẹp, sống riêng rẽ và nhiều khi còn tranh chấp nhau, đó là nguyên nhân dẫn đến
sự sụp đổ, để rồi, trên cơ sở đó hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc hùng
mạnh.
Hoạt động 2:
2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:
* Mục tiêu: Hs nêu được.
- Sự hình thành, phát triển và suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông
Nam Á.
* Phương thức:
- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm, hoàn thành phiếu học tập để nắm được
thời gian hình thành, khái niệm, tên và địa bàn các “quốc gia phong kiến dân tộc”,
các giai đoạn phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Biểu hiện của
sự phát triển thịnh đạt: Kinh tế, chính trị, văn hóa.
- GV nhận xét trình bày và phân tích: Từ khoảng nửa sau thế kỷ X đến nửa
đầu thế kỷ XVIII là thời kỳ phát triển nhất của các quốc gia phong kiến Đông Nam
Á.
- GV hướng dẫn HS trao đổi để tìm hiểu: Sự kiện nào đánh dấu mốc phát
triển của lịch sử khu vực?
- GV nhận xét và nhấn mạnh: Thế kỷ XIII là mốc quan trọng trong quá trình
phát triển của lịch sử khu vực:
+ In đô nê xi a được thống nhất, Đại Việt và Campuchia bước vào giai đoạn
phát triển thị đạt.
+ Thế kỷ XIII, vương quốc Su-khô-thay (tiền thân của Thái Lan) ra đời .
+ Giữa thế kỷ XIV, vương quốc Lan-Xang (Lào) thành lập.
- GV hướng dẫn HS đọc SGK để nắm được thời kì suy thoái của các quốc gia
phong kiến Đông Nam Á: Từ nửa sau thế kỉ XVIII, các quốc gia Đông Nam Á bước
vào giai đoạn suy thoái và trước sự xâm lược của tư bản phương Tây.
Trong hoạt động này, giáo viên có thể sử dụng một số hình ảnh để minh họa cho sự
phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
Gợi ý sản phẩm:

6


* Sự hình thành:
- Từ thế kỷ VII đến X, đã hình thành một số “quốc gia phong kiến dân tộc”:
Lấy một bộ tộc đông nhất và phát triển nhất làm nòng cốt.
* Giai đoạn phát triển:
- Thời gian: Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII.
- Tiêu biểu:
+ In đô nê xi a được thống nhất, Đại Việt và Campuchia bước vào giai đoạn
phát triển thị đạt.
+ Thế kỷ XIII, vương quốc Su-khô-thay (tiền thân của Thái Lan) ra đời .
+ Giữa thế kỷ XIV, vương quốc Lan-Xang (Lào) thành lập.
- Biểu hiện sự phát triển:
+ Kinh tế phát triển: Có khả năng cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo, các
sản phẩm thủ công, các sản vật thiên nhiên...Có quan hệ buôn bán với nhiều nước
trên thế giới.
+ Chính trị: ổn định và gắn liền với quá trình mở rộng lãnh thổ.
+ Văn hóa: Cùng với quá trình phát triển kinh tế và quá trình xác lập các quốc
gia dân tộc, văn hóa dân tộc cũng đã hình thành. Sau thời gian tiếp thu có chọn lọc
văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, họ đã xây dựng được nền văn hóa riêng, độc đáo.
* Thời kì suy thoái:
- Thời gian: Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX các quốc gia Đông Nam Á
bước vào giai đoạn suy thoái, mặc dù xã hội phong kiến vẫn tiếp tục tồn tại.
- Giữa thế kỷ XIX các quốc gia Đông Nam Á trở thành thuộc địa của CNTD
phương Tây.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, giúp HS củng cố, hệ thống lại kiến thức cơ
bản của bài học:
- Những nét chính về điều kiện hình thành và sự ra đời của các vương quốc

cổ ở Đông Nam Á.
- Sự hình thành, phát triển và suy thoái của các quốc gia phong kiến dân tộc
Đông Nam Á.
2. Phương thức:

7


- GV vẽ sơ đồ các giai đoạn phát triển của lịch sử Đông Nam Á (đầu CN đến
TK XIX) lên bảng và yêu cầu HS hoạt động cá nhân để trả lời theo từng mốc thời
gian.

3. Gợi ý sản phẩm:

Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1. Đặc điểm tự nhiên tạo nên nét tương đồng giữa các quốc gia trong khu vực Đông
Nam Á là
A. Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới
B. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô và mùa mưa rõ rệt trong năm
C. Có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, có những thảo nguyên mênh mông để chăn
nuôi gia súc lớn
D. Tất cả các quốc gia trong khu vực đều tiếp giáp với biển
Câu 2. Ngành sản xuất chính của cư dân các nước Đông Nam Á là
A. Buôn bán đường biển

B. Thủ công nghiệp

C. Nông nghiệp

D. Chăn nuôi gia súc lớn


Câu 3. Quốc gia cổ góp phần hình thành nên đất nước Việt Nam ngày nay là
A. Văn Lang - Âu Lạc, Champa, Phù Nam

B. Champa, Phù Nam

C. Âu Lạc, Champa, Chân Lạp

D. Âu Lạc, Phù Nam

Câu 4. Thế kỉ XIII, khu vực Đông Nam Á bị xáo trộn bởi
8


A. Sự thành lập một loạt vương quốc mới trên cơ sở sáp nhập của các quốc gia cổ
B. Làn sóng xâm lăng của chủ nghĩa thực dân
C. Làn sóng di cư của một bộ phận người Thái từ phương Bắc xuống
D. ảnh hưởng của các thương nhân và văn hóa Hồi giáo từ Ấn Độ
Câu 5. Nét nổi bật của nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á là
A. Nền văn hóa mang tính bản địa sâu sắc
B. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ
C. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc
D. Tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, kết hợp với nền văn hóa bản
địa, xây dựng một nền văn hóa riêng và độc đáo
Câu 6. Ý nào không phản ánh đúng cơ sở sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á?
A. Địa hình bị chia cắt, lại tiếp giáp biển đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các thị quốc
chuyên làm nghề buôn bán đường biển
B. Công cụ bằng kim loại xuất hiện
C. Sự phát triển của nền kinh tế tư bản
D. Sự tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn

Độ và Trung Quốc
Câu 7. Ý nào không phải là đặc điểm nổi bật của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á
A. Các quốc gia nhỏ, phân tán trên địa bàn hẹp
B. Hình thành tương đối sớm
C. Sống riêng rẽ, nhiều khi xảy ra tranh chấp với nhau
D. Sớm phải đương đầu với làn sóng thiên di từ phương Bắc xuống
Câu 8. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự suy thoái của các quốc gia phong kiến ở Đông
Nam Á chính là
A. Vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu, lỗi thời
B. Sự bùng phát của các cuộc khởi nghĩa nông dân
C. Sự xâm lược của thực dân phương Tây
D. Sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo của các quốc gia trong khu vực

D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
1. Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội trong bài học để giải
quyết những vấn đề trong cuộc sống:
+ Trân trọng những giá trị lịch sử, văn hóa chung và riêng của các nước trong
khu vực Đông Nam Á.
9


+ Tinh thần đoàn kết, hòa bình, hữu nghị, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để góp
phần xây dựng và phát triển tổ chức ASEAN vững mạnh.
- Tìm hiểu thêm các tư liệu liên quan đến bài học: Một số thành tựu văn hóa
tiêu biểu ở địa phương (hoặc cả nước) được hình thành, phát triển trong giai đoạn
đầu CN đến TK XIX.
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà để rèn luyện
thêm kĩ năng tự học) như:

+ Theo em, vấn đề quan tâm chung của các nước Đông Nam Á hiện nay là
gì? (Gợi ý: trả lời các vấn đề: Kinh tế, văn hóa, an ninh).
+ Trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống của dân tộc, khu vực?
- Học sinh sử dụng phương pháp tự học, trao đổi với bạn bè để hoàn thành và
thể hiện trực tiếp vào vở hoặc bằng các tư liệu, hình ảnh đính kèm vào bài học, chia
sẻ thông qua các hình thức trao đổi trực tiếp, email...
3. Gợi ý sản phẩm:
- Vấn đề chung của các nước Đông Nam Á hiện nay:
+ Kinh tế: Xây dựng Đông Nam Á thành khu vực thịnh vượng.
+ Văn hóa: Gìn giữ bản sắc văn hóa.
+ An ninh chung: Sự ổn định chính trị, chống chủ nghĩa khủng bố...
- Trách nhiệm của bản thân: Không ngừng học hỏi, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức...

10


Tiết 13. Bài 9. VƯƠNG QUỐC CAM PU CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Nêu được vị trí địa lí và những giai đoạn phát triển lịch sử Campuchia và
Lào.
- Khái quát được nét chính của văn hoá Campuchia và Lào.
2. Tư tưởng:
- Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu quý và trân trọng truyền thống lịch sử của 2
nước láng giềng gần gũi với Việt Nam.
- Hs thấy rõ việc xây dựng tình đoàn kết gắn bó giữa 2 dân tộc anh em là rất
cần thiết.
3. Kỹ năng:
- Nhận thức, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử.

- Biết sử dụng phương pháp lập biểu đồ các giai đoạn phát triển của lịch sử.
4. Năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, tự giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Xác định mối liên hệ, ảnh hưởng của các sự kiện lịch
sử, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học, vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn
đề thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Bản đồ Đông Nam Á.
- Tranh ảnh các công trình kiến trúc và văn hoá Đông Nam Á.
- Giấy Ao, bút dạ.
2. Học sinh:
- SGK, Sơ đồ tư duy.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP.
1. Mục tiêu:
Với việc quan sát lược đồ các nước Đông Nam Á, quốc kỳ của 2 nước
Campuchia và Lào, hình ảnh Ăng co vát và Thạt Luông, GV hướng đến nội dung
cần tìm hiểu trong bài học: Lịch sử và văn hoá của Campuchia và Lào.
2. Phương thức:
11


- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát hình ảnh sau và thảo luận các
vấn đề dưới đây:

12


+ Nêu tên quốc gia liên quan đến hình ảnh.

+ Nêu những hiểu biết của em về quốc gia đó.
3. Gợi ý sản phẩm: Học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau.
Giáo viên lựa chọn một sản phẩm nào đó của học sinh để làm tình huống kết nối với
bài mới.
- Đây là 2 công trình kiến trúc nổi tiếng của Campuchia và Lào, 2 nước trên
bán đảo Đông Dương, có những đặc điểm chính trị, văn hoá tương đồng với Việt
Nam. Quá trình hình thành, phát triển và suy thoái của chế độ phong kiến diễn ra
như thế nào sẽ là nội dung của bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
1. Tìm hiểu lịch sử vương quốc Campuchia và vương quốc Lào.
a. Mục tiêu: HS nắm được quá trình hình thành, sự phát triển và suy thoái của
vương quốc Campuchia và Lào.
b. Phương thức: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát hình ảnh và
đọc thông tin trong SGK để hoàn thành bảng sau:
Vương quốc Campuchia

Vương quốc Lào

Giai đoạn hình thành
Giai đoạn phát triển
Giai đoạn suy thoái
13


- Trong hoạt động này GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm để hoàn
thành phiếu học tập.
- Trong quá trình làm việc, GV chú ý đến các em học sinh để có thể gọi ý
hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
- Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm trước lớp, Hs trong lớp nhận xét, hoàn
thiện sản phẩm chung cả lớp.

- Cuối cùng GV đánh giá sản phẩm và chốt ý.
c. Gợi ý sản phẩm.
* Vương quốc Camphuchia:
Nội dung

Campuchia

Giai đoạn - Là một trong những nước có lịch sử lâu đời và phát triển nhất ở Đông nam
hình thành Á.
- Tộc người Khơ me, sống ở phía bắc Cam- pu -chia, giỏi săn bắn, đào ao,
đắp hồ trữ nước, ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ.
Giai đoạn
phát triển

- Thế kỷ VI vương quốc Campuchia được thành lập.
- Thế kỷ IX đến XV là thời kỳ phát triển của vương quốc Cam pu chia
(Ăng co huy hoàng):
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp phát triển.

Giai đoạn
suy thoái

+ Mở rộng lãnh thổ về phía đông: tiến đánh Cham pa, trung và hạ lưu sông
Mê nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo
Mã Lai
- Cuối thế kỷ XIII suy yếu, sau 5 lần bị người Thái xâm chiếm, năm 1432
người Khơ me bỏ kinh đô Ăng co, lui về phía cư trú nam Biển Hồ (Phnôm
Pênh).
- Năm 1863 bị Pháp xâm lược.


* Vương quốc lào:
Nội dung
Giai đoạn
hình thành
Giai đoạn
phát triển

Giai đoạn
suy thoái

Lào
- Người Lào Thơng tạo ra chum đá (cánh đồng Chum ở Xiêng Khoảng).
- Thế kỷ XIII người Thái di cư đến gọi là người Lào Lùm
- Năm 1353 Pha Ngừm lập nước Lan Xang - Triệu Voi
- Các vua của Lan Xang (XV – XVII): chia đất nước thành các mường ;
xây dựng quân đội ; quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng. Cương
quyết chống xâm lược Miến Điện.
- Thế kỷ XVIII Lan Xang suy yếu bị Xiêm chiếm.
- Từ thế kỷ XVIII Lào bắt đầu suy yếu, do sự tranh chấp quyền lực trong
hoàng tộc và sự tấn công của người Thái.
14


- Năm 1893 Lào trở thành thuộc địa của Pháp.

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về văn hoá Campuchia và Lào.
a. Mục tiêu: Khái quát nét chính về văn hoá Campuchia và Lào.
b. Phương thức:
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, thực hiện các nhiệm vụ sau (giao trước).
+ Khái quát thành tự về tôn giáo, chữ viết, kiến trúc, văn học của Campuchia

và Lào và tìm hiểu các hình ảnh minh hoạ, trình bày sản phẩm thông qua
Powerpoint.
+ GV yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày sản phẩm của mình.
+ HS trong lớp nhận xét để hoàn thiện sản phẩm chung của cả lớp.
+ GV đánh giá, chốt ý.
c. Gợi ý sản phẩm.
* Với Campuchia: Văn hóa rất độc đáo
- Có chữ viết riêng từ chữ Phạn.
- Văn học dân gian và văn học viết phản ảnh tình cảm của con người đối với thiên
nhiên, con người.
- Tôn giáo: Chịu ảnh hưởng của đạo Hin Đu và Đạo Phật.
- Kiến trúc Hin đu giáo và kiến trúc Phật giáo (quần thể Ăng co Vát và Ăng co
Thom).

Chữ Khơ me

15


Đền Ăng -co –vát
* Với vương quốc Lào:
- Sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ của người Campuchia và Mi-an-ma.
- Nghệ thuật: Thích ca hát, ưa nhảy múa.
- Tôn giáo: Chịu ảnh hưởng của Phật giáo.
- Kiến trúc: Xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo điển hình như Thạt
Luông.

Cánh đồng Chum
16



Thạt Luông
* Nhận xét:
- Văn hoá Campuchia và Lào đều tiếp thu văn hoá Ấn Độ. Tuy nhiên mỗi
nước tiếp thu một cách sáng tạo, đem lại nét độc đáo riêng trong nền văn hoá mỗi
dân tộc, đóng góp vào kho tàng văn hoá nhân loại những nét độc đáo.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
1. Mục tiêu:
- Nhằm củng cố, hệ thống hoá, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh được
lĩnh hội ở các nội dung hình thành kiến thức về các nội dung tiến trình lịch sử, văn
hoá của vương quốc Campuchia và Lào.
2. Phương thức:
- GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
* Trắc nghiệm:
Câu 1. Tộc người chiếm đa số ở Campuchia là
A. Người Môn

B. Người Khơme

C. Người Chăm

D. Người Thái

Câu 2. Vương quốc Campuchia được hình thành từ
A. Thế kỉ V

B. Thế kỉ VI

C. Thế kỉ IX


D. Thế kỉ XIII

Câu 3. Thời kì phát triển nhất của Campuchia được gọi là
17


A. Thời kì Ăngco

B. Thời kì vàng

C. Thời kì hoàng kim

D. Thời kì Phnôm Pênh

Câu 4. Thế kỉ X – XII, ở khu vực Đông Nam Á, Campuchia được gọi là
A. Vương quốc phát triển nhất
B. Vương quốc hung mạnh nhất
C. Vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất
D. Vương quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của văn hóa Ấn Độ
Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng tình hình Campuchia từ cuối thế kỉ XIII đến
cuối thế kỉ XIX?
A. Phải đương đầu với các cuộc xâm chiếm của người Thái, chuyển kinh đô từ
Ăngco về khu vực Phnôm Pênh ngày nay
B. Xây dựng hai quần thể Ăng co Vát và Ăng co Thom
C. Xảy ra những cuộc mưu sát và tranh giành nội bộ
D. Đất nước hầu như suy kiệt
Câu 6. Nền văn hóa của người Khơme phát triển đạt nhiều thành tựu rực rỡ, ngoại
trừ
A. Sớm sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ
B. Xây dựng những cung điện nguy nga, lộng lẫy

C. Xây dựng kiến trúc đền, tháp nổi tiếng gắn chặt với tôn giáo
D. Sáng tạo nền văn học dân gian, văn học viết rất phong phú
Câu 7. Chủ nhân đầu tiên của Lào là
A. Người Khơme

B. Người Lào Lùm

C. Người Lào Thơng

D. Người Môn cổ

Câu 8. Địa bàn sinh sống của người Lào Lùm có điểm gì khác so với người Lào
Thơng?
A. Sống ở vùng đồi núi

B. Sống ở những vùng thấp

C. Sống trên sông nước

D. Du canh du cư

Câu 9. Người có công thống nhất các mường Lào và sáng lập nước Lan Xang là?
A. Khún Bolom

B. Pha Ngừm

C. Xulinha Vôngxa

D. Chậu A Nụ


Câu 10. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến vương quốc Lan Xang suy yếu là
A. Mâu thuẫn trong hoàng tộc, đất nước phân liệt thành ba tiểu quốc đối địch
B. Xiêm xâm lược và cai trị Lào
C. Pháp gây chiến tranh xâm lược Lào
18


D. Các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng phát
* Tự luận: GV yêu cầu HS hoàn thành bảng sau:
Nội dung
Vương quốc Campuchia
Chữ viết
Văn học
Tôn giáo
Kiến trúc
- Gợi ý sản phẩm:
Nội
dung

Vương quốc Campuchia

Vương quốc Lào

Vương quốc Lào

Chữ viết

Trên cơ sở chữ Phạn, sáng tạo ra chữ Xây dựng hệ thống chữ viết riêng
viết riêng
trên cơ sở chữ Mianma và

Campuchia
Văn học Văn học dân gian và văn học viết phát Văn học dân gian và văn học viết
triển
phát triển
Tôn giáo Ảnh hưởng của Hin-đu giáo và Phật Ảnh hưởng của Phật giáo
giáo
Kiến trúc Ăng co vát và Ăng co thom
Thạt Luông

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG.
1. Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh lĩnh hội được để giải quyết được
những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về:
+ Nét tương đồng về lịch sử và văn hoá của các quốc gia trên bán đảo Đông
Dương. Từ đó xác định được trách nhiệm của học sinh với việc giữ gìn văn hoá
truyền thống của dân tộc.
2. Phương thức.
- GV có thể giao nhiệm vụ cho học sinh:
+ Nêu điểm tương đồng về lịch sử và văn hoá của Việt Nam, Campuchia và
Lào.
+ Xác định trách nhiệm của học sinh với việc gìn giữ văn hoá truyền thống
của dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
- HS có thể viết báo cáo và trình bày sản phẩm.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của học sinh.
3. Gợi ý sản phẩm.
a. Điểm tương đồng.
19


+ Lịch sử:

- Đều hình thành trên cơ sở các quốc gia cổ đại: Chân lạp, Văn Lang – Âu
Lạc, Chăm pa, Phù Nam.
- Đều trải qua các gia đoạn phát triển thịnh đạt, có nền kinh tế phát triển,
chính trị ổn định.
- Các quốc gia này đều bị sụp đổ do sự xâm nhập của các nước phương Tây.
+ Văn hoá:
- Đều chịu ảnh hưởng và tiếp thu văn hoá Ấn Độ.
b. Trách nhiệm của học sinh:
- Có ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc như:
Tôn sư trọng đạo, tương thân tương ái, đoàn kết...
- Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào về những truyền thống văn
hoá tốt đẹp của dân tộc.

20



×