Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 172 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ TRẦN XUẤT

THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Ngành : Kinh tế học
Mã số : 9 31 01 01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Bùi Đức Hùng
2. TS. Hồ Văn Nhàn

HÀ NỘI - 2018
i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Ngô Trần Xuất


ii


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA . ........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................vi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..8
1.1. Những công trình liên quan đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ..............................8
1.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu .....................................................22
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI ..............................................................................................................24
2.1. Khái quát về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài...............................................24
2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút vốn đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài ..................................................................................................37
2.3. Kinh nghiệm của một số nƣớc trong thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ..60
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
VÀO VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG .............................................76
3.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung .........76
3.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung giai đoạn 2005 - 2015 ............................................................................88
3.3. Đánh giá tổng quát về thực trạng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2005 - 2015 ..................................102
Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THU HÚT ĐẦU
TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN
TRUNG .......................................................................................................................117
4.1. Thời cơ, thách thức và định hƣớng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp tại vùng kinh tế

trọng điểm miền Trung............................................................................................117
4.2. Các giải pháp chủ yếu để thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại vùng kinh
tế trọng điểm miền Trung ............................................................................................135
KẾT LUẬN .................................................................................................................148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ .....................................150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................151
PHỤ LỤC ....................................................................................................................164

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CCKT

Cơ cấu kinh tế

CCN

Cụm công nghiệp

CNH

Công nghiệp hóa

CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
CSHT

Cơ sở hạ tầng


DN

Doanh nghiệp

ĐTNN

Đầu tƣ nƣớc ngoài

EU

Liên minh Châu Âu (European Union)

FDI

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Foreign Direct Investment)

HĐH

Hiện đại hóa

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)

KCN


Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KKT

Khu kinh tế

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

MNE

Công ty đa quốc gia (Multinational enterprises)

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic
Coperation and Development)

SXKD

Sản xuất kinh doanh


TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

TTP

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng (Trans-Pacific
Partnership Agreement

TNC

Công ty xuyên quốc gia (Transational Corporations)

iv


UNCTAD Hội nghị Liên hiệp quốc về Thƣơng mại và Phát triển (United
Nation Conference on Trade and Development)
WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới (World Trade Organization)

XTĐT

Xúc tiến đầu tƣ

v



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1.

Cơ cấu kinh tế Vùng KTTĐ miền Trung 2007 - 2015

84

Bảng 3.2.

Tăng trƣởng giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản toàn
vùng 2013-2015

86

Bảng 3.3.

Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế

87

Bảng 3.4.

Giá trị sản xuất công nghiệp theo ngành

87

Bảng 3.5.

Số dự án FDI đƣợc cấp phép lũy kế đến năm 2015 ở các

tỉnh vùng KTTĐ miền Trung

93

Bảng 3.6.

Số dự án FDI đƣợc cấp phép qua các năm từ năm 2005 đến
2015 ở các tỉnh vùng KTTĐ miền Trung

94

Bảng 3.7.

Doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp
FDI từ năm 2005 đến 2015 phân theo loại hình doanh
nghiệp

96

Bảng 3.8.

FDI theo ngành kinh tế ở vùng KTTĐ miền Trung

98

Bảng 3.9.

Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh
nghiệp FDI


100

Bảng 3.10.

Cơ cấu theo ngành nghề dự án FDI vùng KTTĐ miền
Trung

104

Bảng 3.11.

Giá trị sản xuất công nghiệp ở vùng KTTĐ miền Trung
(2005-2015)

106

Bảng 3.12.

Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI qua các
năm từ 2005 đến 2015 ở các tỉnh vùng KTTĐ miền Trung

109

Bảng 3.13.

Thu nhập của ngƣời lao động phân theo loại hình doanh
nghiệp

110


Bảng 3.14.

Thu ngân sách từ doanh nghiệp FDI ở vùng KTTĐ miền
Trung từ 2005 -2013

111

vi


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) là nguồn vốn bổ sung quan trọng trong
tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội, góp phần đáng kể thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng
năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, gia tăng kim ngạch, cải thiện cán cân
thanh toán quốc tế, đóng góp ngân sách nhà nƣớc, phát triển nguồn nhân lực
chất lƣợng cao và tạo thêm việc làm. Sau gần 30 năm mở cửa thu hút đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài, nguồn vốn FDI đã đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trƣởng
và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có 22.509
dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 293,25 tỉ USD, trong đó
vốn thực hiện ƣớc đạt hơn 154,54 tỉ USD. Đầu tƣ nƣớc ngoài (ĐTNN) là khu
vực phát triển năng động nhất với tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP
năm sau cao hơn năm trƣớc; nếu năm 1992 tỷ lệ này là 2% thì đến năm 2005 đạt
khoảng 15%, năm 2015 là trên 17%. Trong xu hƣớng toàn cầu hóa diễn ra ngày
càng mạnh mẽ, cùng với việc trở thành thành viên của tổ chức WTO đã tạo ra
nhiều cơ hội cho Việt Nam trong việc huy động vốn nƣớc ngoài để phát triển
kinh tế - xã hội (KT-XH).
Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung là một trong 4 vùng KTTĐ
của cả nƣớc, đƣợc xây dựng và phát triển nhằm hƣớng tới mục tiêu phát huy tối

đa các lợi thế so sánh của vùng, tạo ra vùng kinh tế có tính chất động lực, có tác
động lan tỏa, bức phá và lôi cuốn đến các tỉnh thành của khu vực miền Trung
Tây Nguyên và cả nƣớc. Vùng KTTĐ miền Trung có 5 đơn vị hành chính gồm
Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. với thành
phố Đà Nẵng là trung tâm thu hút trên địa bàn. Khu vực này có nhiều tiềm năng
và lợi thế để thu hút các dự án FDI để trở thành vùng phát triển công nghiệp lớn

1


của cả nƣớc trong tƣơng lai với những trung tâm dịch vụ, du lịch chất lƣợng cao,
đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Mạng lƣới giao thông đƣờng bộ khá hoàn chỉnh nối theo hai trục Bắc - Nam và
Đông - Tây; hệ thống cảng biển, hệ thống sân bay từng bƣớc đƣợc nâng cấp
phục vụ giao thông quốc tế và trong nƣớc đến các tỉnh, thành phố khác. Hầu hết
cảng biển của vùng đều là cảng nƣớc sâu, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải
lớn, nằm không xa hải phận quốc tế… tạo cho vùng KTTĐ miền Trung dễ trở
thành đầu mối giao lƣu kinh tế quốc tế quan trọng với các nƣớc trong khu vực
và thế giới. Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến hết năm 2015, toàn vùng đã thu
hút đƣợc 725 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký đạt gần 14 tỷ USD.
Với những lợi thế so sánh nêu trên, vùng KTTĐ miền Trung là địa bàn có
nhiều tiềm năng để trở thành vùng thu hút vốn FDI lớn của cả nƣớc trong tƣơng
lai, tạo tiền đề cho việc thực hiện và đẩy nhanh công nghiệp hóa, phát triển kinh
tế xã hội. Tuy nhiên, so với thế mạnh và những tiềm năng của vùng, kết quả thu
hút vốn FDI vẫn còn nhiều hạn chế và chƣa tƣơng xứng, thu hút vốn FDI của
vùng chỉ đứng thứ 3 trong 4 vùng của cả nƣớc, số lƣợng dự án và tổng quy mô
vốn đăng ký còn khá nhỏ so với vùng KTTĐ Bắc Bộ và vùng KTTĐ Nam Bộ.
Vốn FDI trên địa bàn vùng KTTĐ Miền trung ngày càng tăng nhƣng việc triển
khai dự án còn chậm. Số dự án đầu tƣ có hàm lƣợng công nghệ cao, công nghệ
nguồn vào vùng còn ít. Tình trạng một số nhà đầu tƣ đăng ký để chiếm giữ vị trí,

mặt bằng mà chậm triển khai hoạt động vẫn còn. Vậy, làm thế nào để huy động
và sử dụng nguồn vốn FDI hiệu quả? Đây chính là bài toán đã và đang đặt ra
cho chính quyền và các cơ quan hữu quan khi xây dựng chiến lƣợc trƣớc mắt và
lâu dài.
Hạn chế căn bản của vùng KTTĐ miền Trung là tăng trƣởng chủ yếu nhờ
tăng quy mô, phát triển theo chiều rộng. Trong công nghiệp, tỷ trọng giá trị sản
phẩm gia công, lắp ráp lớn hơn nhiều so với giá trị sản phẩm chế tác; chỉ số kinh

2


tế tri thức còn thấp. Với hơn 70% dân số sống dựa vào việc khai thác tài nguyên
thiên nhiên, sử dụng tài nguyên thiên nhiên dƣới dạng thô, giá trị gia tăng từ mỗi
đơn vị tài nguyên đạt thấp, hàm lƣợng khoa học - công nghệ của sản phẩm hàng
hóa và dịch vụ còn hạn chế, năng suất lao động không cao. Ngoài ra, hiệu quả
của việc liên kết vùng trong thu hút FDI còn thấp, tính cục bộ địa phƣơng trong
vùng còn nặng nề, mỗi địa phƣơng đều ban hành hàng loạt các chính sách ƣu đãi
về đầu tƣ FDI, tính đồng bộ về chính sách rất thấp khiến các ĐTNN rất dễ bối
rối khi lựa chọn địa điểm đầu tƣ trong vùng.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên đây, việc làm rõ hơn nữa cơ sở lý
luận về thu hút FDI trong bối cảnh kinh tế quốc tế hiện nay; đánh giá đúng đắn
thực trạng thu hút FDI ở vùng KTTĐ miền Trung và tìm kiếm các giải pháp để
thu hút FDI cho vùng KTTĐ miền Trung hiệu quả nhất. Nhằm hƣớng đến việc
đáp ứng yêu cầu đó, đề tài “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh
tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” đƣợc tác
giả lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về FDI; đánh giá
đúng đắn thực trạng FDI ở vùng KTTĐ miền Trung; luận án đề xuất những

phƣơng hƣớng và giải pháp chủ yếu nhằm thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở
vùng KTTĐ miền Trung trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
ở vùng KTTĐ.

3


- Tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia Châu Á về đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài và rút ra một số bài học đối với đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở vùng
KTTĐ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút FDI ở vùng KTTĐ miền Trung,
bao gồm những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế,
yếu kém.
- Phân tích những xu hƣớng mới của dòng vốn FDI trên thế giới hiện nay
và ảnh hƣởng đối với Việt Nam nói chung và vùng KTTĐ miền Trung nói riêng.
- Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp chủ yếu nhằm thu hút FDI ở vùng
KTTĐ miền Trung trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là thu hút vốn FDI ở vùng KTTĐ miền
Trung trong bối cảnh kinh tế quốc tế
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: tập trung nghiên cứu tác động của FDI đến phát triển KTXH vùng KTTĐ miền Trung và các nhân tố tác động đến thu hút FDI trên tất cả
các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp.
- Về không gian: luận án nghiên cứu FDI ở vùng KTTĐ miền Trung, trên
địa bàn 5 tỉnh, thành phố là Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng
Ngãi và Bình Định.

- Về thời gian: luận án nghiên cứu FDI tại vùng KTTĐ miền Trung chủ
yếu trong giai đoạn 2005 - 2015. Ngoài ra, một số nội dung trong luận án đƣợc
phân tích với số liệu cập nhật đến năm 2016.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phƣơng pháp luận

4


Luận án dựa vào những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm và chủ trƣơng của Đảng cộng sản Việt Nam về
thu hút vốn FDI vào phát triển KT-XH; chiến lƣợc phát triển KT-XH và chủ
trƣơng, chính sách thu hút vốn FDI vùng KTTĐ miền Trung; tham khảo một số
lý thuyết kinh tế học về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu, trong đó đặc biệt
chú trọng vào các phƣơng pháp sau đây:
- Phƣơng pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp: phƣơng pháp này đƣợc sử
dụng chủ yếu nhằm xem xét, hệ thống hóa và tóm tắt trong phần tổng quan tình
hình nghiên cứu có liên quan đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (chƣơng 1) và
trong phần cơ sở lý luận của đề tài luận án (chƣơng 2).
- Phƣơng pháp luận biện chứng của triết học: phƣơng pháp này đƣợc sử
dụng để phân tích sự tác động của các yếu tố kinh tế xã hội đến FDI cũng nhƣ sự
biến đổi của dòng vốn này (chƣơng 2,3,4).
- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ
yếu trong phần đánh giá thực trạng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở vùng KTTĐ
miền Trung (chƣơng 3) trên cơ sở khung lý thuyết đƣợc xây dựng ở chƣơng 2.
- Phƣơng pháp thống kê và so sánh: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong
phần đánh giá thực trạng (chƣơng 3).
- Phƣơng pháp phỏng vấn: đề tài đã sử dụng phỏng vấn trực tiếp và gián

tiếp thông qua các bảng hỏi để khảo sát các đối tƣợng có liên quan (chƣơng 3).
- Phƣơng pháp ma trận SWOT: đƣợc sử dụng để đánh giá, phân tích điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của vùng KTTĐ trong thu hút FDI
(chƣơng 4).
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

5


- Xây dựng nội dung và tiêu chí đánh giá thu hút FDI theo đặc thù của
vùng KTTĐ miền Trung trong bối cảnh hiện nay.
- Phân tích những xu hƣớng mới của dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
ở thế giới và Việt Nam và tác động đến vùng KTTĐ miền Trung.
- Luận án đã đề xuất năm giải pháp bắt nguồn từ kết quả nghiên cứu,
trong đó chú trọng đến giải pháp tăng cƣờng liên kết, hợp tác giữa các địa
phƣơng trong vùng trong thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về mặt lý luận
+ Xây dựng khái niệm, đặc điểm và làm rõ yêu cầu đối với FDI ở vùng
KTTĐ.
+ Phân tích tác động của FDI đến phát triển KT-XH ở vùng KTTĐ, làm
rõ các nhân tố tác động đến FDI ở vùng KTTĐ
+ Nghiên cứu về thu hút FDI ở một số nƣớc từ đó rút ra một số bài học bổ
ích cho vùng KTTĐ miền Trung.
- Về mặt thực tiễn
+ Làm rõ thực trạng của FDI ở vùng KTTĐ miền Trung, những hạn chế
và nguyên nhân của nó.
+ Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh FDI ở vùng KTTĐ
miền Trung trong thời gian tới.
7. Cơ cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội
dung luận án gồm 4 chƣơng:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài

6


Chương 3: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung
Chương 4: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

7


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Trong phạm vi tƣ liệu mà tác giả bao quát đƣợc, đã có những công trình
trong và ngoài nƣớc liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài nghiên cứu.
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của các tác giả
ngoài nƣớc
1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
chung
- Trong cuốn sách “Lý thuyết FDI, chứng cứ và thực hành” của Imad A.
Moosa (2002), tác giả cho rằng FDI là một vấn đề quan trọng, đã thu hút đƣợc
sự chú ý của các nhà kinh tế học cũng nhƣ các chính trị gia và các nhà hoạch

định chính sách. Tác giả trình bày cuộc khảo sát của các cơ quan trung ƣơng và
các ý tƣởng liên quan đến FDI và khẳng định, nó sẽ là tài liệu tham khảo có giá
trị. Ông đã định nghĩa về FDI, phân tích ngắn gọn các lý thuyết FDI và xem xét
yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện nó. Tác giả phân tích tác động của FDI đến
phát triển kinh tế của nƣớc sở tại và sự tăng trƣởng của MNE. Tác giả cũng trao
đổi các phƣơng pháp thẩm định dự án FDI. Ngoài ra, tác giả cung cấp thêm các
trao đổi, thảo luận về các chủ đề nhƣ rủi ro quốc gia, ngân sách vốn, chuyển giá
cũng nhƣ kiểm soát và đánh giá hiệu suất trong các MNE.
- Nick J. Freeman (2002), “Foreign Direct Investment in Cambodia,

Laos and Vietnam: an Overview” (FDI tại Campuchia, Lào và Việt Nam: Giới
thiệu tổng quan). Ở nghiên cứu này, tác giả cho rằng, cả Campuchia, Lào và
Việt Nam đều tích cực hoạt động thu hút FDI và đã làm nhƣ vậy trong một số
năm. Dòng vốn FDI đƣợc coi là một phƣơng pháp thúc đẩy tăng trƣởng và phát

8


triển kinh tế, nó giúp hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi bao gồm cả cải cách kinh
tế và các biện pháp tự do hóa kinh doanh đƣợc triển khai tại ba nƣớc này. Các
quy định pháp luật liên quan đến hoạt động FDI ở các nƣớc này là tƣơng đối cởi
mở. Khi dòng vốn FDI đã đƣợc tích luỹ và gia tăng, các cơ chế ĐTNN đã tiếp
tục cải thiện, cùng với những cải thiện về môi trƣờng kinh doanh trong những
nƣớc chủ nhà thì có ít nghi ngờ về những tiến bộ đã đạt đƣợc trong hoạt động
FDI tại Campuchia, Lào và Việt Nam. Tác giả đã không đi sâu phân tích những
chi tiết cụ thể của hoạt động FDI trong ba nƣớc Đông Dƣơng mà thay vào đó là
đặt hoạt động FDI trong bối cảnh thích hợp của lịch sử, của xu hƣớng toàn cầu
gần đây của dòng FDI, của môi trƣờng kinh doanh quốc tế từ đó đƣa ra những
đề xuất để ba nƣớc thành công hơn trong thu hút FDI.
1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu về tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc

ngoài đến phát triển KT-XH nƣớc nhận đầu tƣ
Các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài về tác động của FDI đến phát
triển KT-XH đƣợc thực hiện bởi nhiều tác giả, với đa dạng đối tƣợng nghiên
cứu, dữ liệu nghiên cứu và phƣơng pháp thực hiện nghiên cứu. Về đối tƣợng
nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài chủ yếu ở cấp độ quốc gia, khu vực bao
gồm nhiều quốc gia.
Karikari (1992) xem xét mối quan hệ nhân quả giữa FDI và tăng trƣởng
kinh tế ở Ghana giai đoạn 1961-l988, kết quả cho thấy FDI không ảnh hƣởng
đến tăng trƣởng kinh tế, trong khi tăng trƣởng kinh tế tác động làm giảm nhẹ
dòng vốn FDI. Theo tác giả, kết quả này có thể là do khối lƣợng vốn FDI không
đáng kể theo dữ liệu thời gian, tác động FDI làm tăng tự do thƣơng mại hơn là
thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Haddad và Harrison (1991, 1993) cũng không tìm
thấy tác động đáng kể của FDI đến tăng trƣởng trong nƣớc khi thực hiện kiểm
tra tác động tràn của FDI và tăng trƣởng kinh tế ở các công ty của Moroccan
trong thời gian 1985-1989.

9


Từ những nghiên cứu trên cho thấy có mâu thuẫn về bằng chứng thực
nghiệm trong các tài liệu liên quan đến vai trò của FDI đối với tăng trƣởng kinh
tế cũng nhƣ các nhân tố quyết định đến thu hút dòng vốn FDI. Tác động của FDI
đối với tăng trƣởng kinh tế có thể là cùng chiều, ngƣợc chiều hoặc không đáng
kể (Li và Liu, 2005). Nhiều phân tích đồng ý rằng tác động của FDI lên tăng
trƣởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào điều kiện trong nƣớc của nƣớc nhận đầu tƣ
và xem đó là quyết định về tầm quan trọng và phạm vi tác động lan tỏa của các
dự án FDI.
Bài viết của Rhys Jenkins (2006), “Globalization, FDI and Employment
in Vietnam” (Toàn cầu hóa, FDI và việc làm ở Việt Nam) trên Tạp chí của Tổng
công ty xuyên quốc gia tập trung vào việc xem xét tác động của FDI đến giải

quyết việc làm ở Việt Nam, một đất nƣớc đã đón nhận đáng kể dòng vốn nƣớc
ngoài trong những năm 1990 nhƣ là một phần của gia tăng hội nhập với nền
kinh tế toàn cầu. Bài viết cho rằng, FDI có thể tác động đến việc làm của ngƣời
lao động Việt Nam dƣới dạng: 1) FDI sẽ làm tăng việc làm trực tiếp cho lao
động thông qua thu hút vào làm việc tại các DN của họ hoặc tăng việc làm gián
tiếp thông qua các mối quan hệ với các DN trong nƣớc. 2) Các DN FDI duy trì
số việc làm nhƣ cũ nếu nhƣ DN FDI mua lại DN trong nƣớc và không thay đổi
công nghệ sản xuất. 3) FDI có thể dẫn đến giảm số việc làm nếu DN FDI mua
lại DN trong nƣớc những thay đổi công nghệ hiện đại hơn, cần ít lao động hơn
hoặc khi các công ty này thoái vốn, đóng cửa.
Bài viết của Dilip Kuma Das (2007), “Foreign Direct Investment in
China: Its Impact on the Neighboring Asian Economies” (FDI tại Trung Quốc:
Tác động của nó đối với các nền kinh tế châu Á giáp ranh). Nghiên cứu chỉ rõ,
tốc độ tăng trƣởng chóng mặt của Trung Quốc sau năm 1978 đã tăng cƣờng sự
hiện diện của mình trong khu vực. Chuyên môn hóa dọc là một nguyên nhân
chính đằng sau sự gia tăng mạnh mẽ của Trung Quốc trong khu vực nhập khẩu;

10


nhập khẩu để chế biến và xuất khẩu các sản phẩm cuối cùng, đã đƣợc phát triển
đều đặn. FDI đã là một thành tố quan trọng của chiến lƣợc cải cách và tăng
trƣởng của Trung Quốc và các DN FDI đã đóng một vai trò rất quan trọng trong
sự phát triển và toàn cầu hóa những nỗ lực của Trung Quốc. Bắt đầu từ năm
1979 với việc ban hành Luật Công bằng và liên doanh, Trung Quốc đã mở ra
nhiều hơn các lĩnh vực ĐTNN và cải thiện đáng kể môi trƣờng đầu tƣ. FDI đóng
một vai trò ngày càng quan trọng trong việc tạo ra ngoại tác tích cực bằng cách
tăng cƣờng vốn, tạo việc làm, đào tạo lao động, khuyến khích xuất khẩu và tiếp
cận tốt hơn với công nghệ cao.
1.1.1.3. Những công trình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến thu hút

đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
- Kogruang, C (2002) nghiên cứu các nhân tố quyết định đến dòng FDI
vào Thái Lan. Bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian ở Thái Lan trong giai
đoạn 1970 – 1996 và phân tích đồng liên kết, tác giả phát hiện chi phí lao động,
độ mở thƣơng mại và tỷ giá hối đoái quyết định dòng vốn FDI ở khu vực sản
xuất trong khi quy mô thị trƣờng, chi phí lao động quyết định dòng vốn FDI
trong khu vực phi sản xuất.
- Hasnah và cộng sự nghiên cứu tầm quan trọng các yếu tố lợi thế địa
điểm đối với quyết định lựa chọn địa điểm đầu tƣ của FDI ở Malaysia qua khảo
sát 100 doanh nghiệp FDI với thang đo Likert 5 mức cho 11 nhóm nhân tố với
81 biến quan sát. Dữ liệu đƣợc phân tích thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy
Cronbach Alpha, phân tích EFA rút trích đƣợc 16 yếu tố với 35 quan sát. Sau
đó, phân tích hồi quy logistic đã xác định 3 yếu tố: hạ tầng KT-XH (với mức ý
nghĩa 5%), nguyên liệu, năng lƣợng (với mức ý nghĩa 10%) ảnh hƣởng đến
quyết định đầu tƣ có ý nghĩa thống kê, trong đó, nguyên liệu và năng lƣợng có
mối quan hệ dƣơng. Các yếu tố thị trƣờng, dịch vụ vận tải, luật pháp, quốc tế,
lao động, cung cấp nƣớc, điện có ảnh hƣởng thuận chiều nhƣng không có ý

11


nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%. Nghiên cứu này đƣa ra khá nhiều biến
quan sát (81 biến) nhƣng mẫu chỉ có 100 nên việc áp dụng phƣơng pháp phân
tích EFA ít có ý nghĩa (thƣờng theo tỷ lệ 1:5). Vì thế, kết quả phân tích hồi quy
chỉ xác định đƣợc 2 quan sát có ý nghĩa thống kê.
- Bài viết ―Sự thăng trầm của FDI tại Việt Nam và tác động của nó vào
sản xuất nâng cấp địa phƣơng‖ của Henrik Schaumburg-Muller (2003) cho rằng
cuộc cải cách đổi mới vào năm 1986 đã bắt đầu phát triển khu vực tƣ nhân và
mở cửa kinh tế để thu hút FDI. Trong điều kiện tƣơng đối, Việt Nam đã trở
thành nƣớc tiếp nhận lớn của FDI vào giữa những năm 1990. Tuy nhiên, FDI

dƣờng nhƣ tăng đỉnh điểm vào năm 1997 và kể từ đó đã dao động ở mức thấp
hơn. Vậy là cái gì đã tác động đến thay đổi bên trong và bên ngoài trên các dòng
chảy và thành phần của FDI đến Việt Nam và làm thế nào các dòng chảy của
FDI đã ảnh hƣởng đến sự phát triển của các ngành sản xuất tƣ nhân. Trong sản
xuất, nhiều ngành công nghiệp đã đi vào thay thế nhập khẩu đƣợc bảo hộ cao.
Mặt khác, sự đóng góp của FDI đến xuất khẩu đã phát triển nhanh chóng. Thay
đổi chính sách ở Việt Nam vẫn đang diễn ra và cũng là cần thiết.
- Tác giả Edmund Malesky trong ―Quản trị tỉnh và FDI ở Việt Nam‖
(2007) cho rằng, gần đây FDI có mối tƣơng quan với quản trị kinh tế. Bởi vì hầu
hết các phân tích của FDI là bức ảnh chụp đơn thuần của một quá trình lâu dài
và năng động, nó làm cho ý nghĩa hơn để tập trung vào các biến số kết quả khác
liên quan đến FDI. Ở đây, tác động của quản trị thậm chí còn ấn tƣợng hơn.
Quản trị tốt hơn là kết hợp mạnh với tỷ lệ thực hiện FDI và các quyết định của
DN nƣớc ngoài để bổ sung nguồn vốn cho các dự án hiện có. Kích thƣớc khác
nhau của quản trị kinh tế có hiệu ứng khác nhau trên ba biến số kết quả. Minh
bạch thông tin quản lý và các dịch vụ phát triển khu vực tƣ nhân, chẳng hạn nhƣ
các hội chợ thƣơng mại và đào tạo công nghệ, có liên quan chặt chẽ với thu hút
đầu tƣ. Tuy nhiên, giá thực hiện bị ảnh hƣởng mạnh nhất bởi việc tiếp cận và

12


bảo đảm quyền sở hữu cũng nhƣ khả năng để bảo vệ những quyền lợi tại tòa án.
Đối với nghiên cứu về các yếu tố thu hút dòng vốn FDI: Ab Quyoom
Khachoo, Mohd Imran Khan (2012) kết luận quy mô thị trƣờng, tổng trữ lƣợng,
cơ sở hạ tầng và chi phí lao động là yếu tố quyết định chính của dòng vốn FDI
đến các nƣớc đang phát triển.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của các tác giả
trong nƣớc
1.1.2.1. Những công trình nghiên cứu về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

chung
- Luận án tiến sỹ kinh tế (2005) “Định hướng phát triển các hình thức
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” của Ngô Công Thành, đã làm sáng tỏ
các khái niệm về FDI và đặc điểm của chúng. Phân tích, làm rõ sự hình thành và
phát triển của các hình thức FDI tại Việt Nam từ năm 1988 đến này và xu hƣớng
vận động của các hình thức này. Luận án chƣa đề cập nhiều đến sự tác động của
FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và vùng KTTĐ miền
Trung nói riêng.
- “Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở
Việt Nam”, của Nguyễn Thị Kim Nhã năm 2005, đã mô tả bức tranh toàn cảnh
về thu hút FDI ở Việt Nam năm 1998 đến 2005, đánh giá các mặt thành công và
hạn chế trong hoạt động thu hút FDI tại Việt Nam, phân tích các nguyên nhân
ảnh hƣởng đến thành công và hạn chế đó. Từ đó nêu rõ các vấn đề cần tiếp tục
xử lý để tăng cƣờng thu hút FDI trong thời gian tới.
-“Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam‖, năm 2006 của Bùi Huy Nhƣợng. Tác
giả của luận án ngoài việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về FDI, đã
có những đóng góp mới về mặt lý luận liên quan đến triển khai và thúc đẩy triển
khai thực hiện dự án FDI điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản

13


lý nhà nƣớc đối với các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài sau khi cấp phép đầu
tƣ. Luận án cũng phân tích và đánh giá khá toàn diện bức tranh về tình hình đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam theo sự vận động của nguồn vốn này, từ
việc thu hút đến triển khai hoạt động thực hiện các dự án. Trên cơ sở đó, tìm ra
những nguyên nhân về phía Nhà nƣớc đang cản trở hoạt động triển khai thực
hiện các dự án FDI, đây đƣợc coi là cơ sở quan trọng cho việc hoạch định chính
sách về FDI trong thời gian sắp tới.

- “ Chiến lược đổi mới chính sách huy động các nguồn vốn nước ngoài
phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010” (2000), Đề
tài cấp Bộ của vụ tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, chủ nhiệm đề tài TS.Trƣơng
Thái Phiên. Trong đề tài này, tác giả đã đƣa ra các giải pháp chủ yếu thu hút
nguồn vốn FDI nhƣ: Đổi mới cơ cấu FDI nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng
cao chất lƣợng xây dựng quy hoạch đối với FDI; hoàn thiện hệ thống pháp luật
và cơ chế chính sách quản lý nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ nƣớc ngoài, mở
rộng hợp tác đầu tƣ nƣớc ngoài theo hƣớng đa phƣơng hóa, đa dạng hóa; đẩy
mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến công tác tổ chức bộ máy quản lý;
phân cấp và cơ chế hút vốn; nâng cấp cơ sở hạ tầng, thúc đẩy hoạt động hỗ trợ,
xúc tiến FDI, tăng cƣờng công tác bảo hộ sở hữu trí tuệ; phát triển và nâng cao
chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực trong nƣớc phục vụ có hiệu quả hoạt động
FDI.
- “Xây dựng một lộ trình thu hút vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2003 2010”, đề tài cấp bộ của trƣờng Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, chủ
nhiệm đề tài TS. Nguyễn Ngọc Định. Vấn đề cơ bản mà đề tài giải quyết là
nghiên cứu, phân tích các nguyên nhân gây ra sự giảm sút vốn FDI tại Việt Nam
trong thời gian qua, qua đó đề ra các giải pháp tăng cƣờng thu hút vốn FDI theo
lộ trình đƣợc xây dựng từ năm 2003 - 2010. Lộ trình này đƣợc xây dựng nhƣ
sau: Giai đoạn 2003 - 2005 tập trung vào việc hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ, giai

14


đoạn 2005 - 2008 định hƣớng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài theo đúng chiến lƣợc
phát triển kinh tế của Việt Nam, giai đoạn 2008 - 2010 biến Việt Nam trở thành
một điểm nóng trong thu hút FDI. Mỗi giai đoạn trong lộ trình, tác giả đƣa ra
những giải pháp khác nhau.
- “Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam‖, của Nguyễn Thị Ái Liên, năm 2011. Trong đó, luận án đã
đƣa ra bức tranh tổng thể lý luận về môi trƣờng đầu tƣ gồm khái niệm, đặc điểm,

phân loại, các yếu tố của môi trƣờng đầu tƣ các chỉ số môi trƣờng đầu tƣ mà các
nghiên cứu khác chỉ đề cập phần nào và chƣa đầy đủ. Tác giả cũng rút ra và làm
rõ hơn khái niệm về môi trƣờng đầu tƣ, từ đó phân tích 5 đặc điểm của môi
trƣờng đầu tƣ bao gồm: tính tổng hợp, tính hai chiều, tính động, tính mở và tính
hệ thống. Luận án đã ƣu tiên các yếu tố trở ngại trong môi trƣờng đầu tƣ để đề
xuất các giải pháp có tính hệ thống nhằm giải quyết các trở ngại này trong thời
gian tới để thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI. Trong các yếu tố môi trƣờng đầu
tƣ Việt Nam, tác giả tập trung vào các yếu tố của môi trƣờng mà Chính phủ có
ảnh hƣởng mạnh, gồm: Môi trƣờng chính sách pháp luật, Thủ tục hành chính,
Môi trƣờng kinh tế, Cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Về phạm vi thời gian, tác
giả nghiên cứu môi trƣờng đầu tƣ và ảnh hƣởng của môi trƣờng đầu tƣ đến FDI
từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới đến năm 2009.
- Kỷ yếu hội thảo tổng kết 25 năm đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam, Cục
Đầu tƣ nƣớc ngoài. Kỷ yếu đã đề cập đến những đánh giá của các cơ quan quản
lý nhà nƣớc và nhận định của các chuyên gia kinh tế về tình hình thực hiện và
thu hút vốn FDI trong thời gian qua, kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu
quả thu hút vốn FDI trong thời gian tới.
1.1.2.2. Những công trình nghiên cứu về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
vào các địa phƣơng hoặc vùng

15


- “Nghiên cứu các giải pháp cơ bản nhằm thu hút nguồn vốn FDI đầu tư
vào Hà Nội giai đoạn 2001 - 2005”, của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Hà Nội, chủ
nhiệm đề tài Trần Văn Lƣu. Đề tài đã đề cập một số vấn đề giải pháp chủ yếu
nhƣ tƣ duy kinh tế, cải cách hành chính trong công tác xúc tiến thu hút FDI và
xét duyệt cấp giấy phép đầu tƣ cho dự án; quy hoạch đô thị; phát triển nguồn
nhân lực và tạo việc làm; thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa hình thức đầu tƣ,
chính sách thuế; đền bù và giải phóng mặt bằng; quản lý vĩ mô, kiện toàn hệ

thống pháp luật; cân đối nguồn tài chính để thực hiện công tác xúc tiến FDI,
thúc đẩy thu hút dòng vốn FDI vào các khu công nghiệp.
- Luận án Tiến sĩ kinh tế: “Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên địa bàn duyên hải miền trung‖, năm 2007 của NCS Hà Thanh Việt,
cũng đã phân tích luận giải về các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng thu hút và sử
dụng hiệu quả vốn FDI trên một vùng kinh tế của một quốc gia, khái quát đƣợc
bối cảnh kinh tế - xã hội của vùng Duyên hải miền Trung và nhấn mạnh đến tầm
quan trọng của vốn FDI trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng về hiệu quả của
thu hút và sử dụng vốn FDI tại vùng Duyên hải miền Trung và những nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên. Từ đó, đề ra 3 nhóm giải pháp và có
những giải pháp đặc thù áp dụng riêng cho vùng Duyên hải miền Trung. Khoảng
thời gian mà luận án nghiên cứu là từ năm 1988 đến năm 2005. Trong phạm vi
luận án, tác giả đã đứng trên quan điểm quản lý Nhà nƣớc để đánh giá về khả
năng thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI đối với một vùng kinh tế của đất
nƣớc. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc tác giả sử dụng là phƣơng pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phƣơng pháp
điều tra, phân tích tổng hợp, thống kê; phƣơng pháp diễn dịch và quy nạp. Tuy
nhiên, khi đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng thu hút và sử dụng hiệu
quả vốn FDI tác giả sử dụng phƣơng pháp luận giải thì tính khách quan không

16


đƣợc cao, việc sử dụng các phƣơng pháp định lƣợng sẽ phù hợp hơn trong
trƣờng hợp này.
- Luận án Tiến sĩ kinh tế: “Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào tỉnh Nghệ An”, của NCS Đặng Thành Cƣơng, năm 2012. Trong đó,
luận án đã hệ thống bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ FDI theo
cách tiếp cận vĩ mô đứng trên góc độ nhà quản lý, đó là: (1) Giá trị gia tăng (2)
Mức độ đóng góp vào GDP, (3) Hệ số ICOR, (4) Năng suất lao động, (5) Hiệu

quả sử dụng điện năng, sử dụng đât, (7) Mức độ đóng góp vào xuất khẩu, ngân
sách Nhà nƣớc và tạo việc làm tại khu vực FDI; luận án cũng luận giải các chính
sách để thu hút vốn FDI vào địa phƣơng là chính sách cơ cấu ngành tại địa
phƣơng, chính sách thuế, phí và lệ phí, chính sách về đất đai, chính sách về lao
động, về ƣu đãi hỗ trợ đầu tƣ, chính sách cải cách thủ tục hành chính và chính
sách về xúc tiến đầu tƣ. Phạm vi nghiên cứu của luận án là địa bàn tỉnh Nghệ
An, thời gian là từ năm 1988 đến năm 2010. Luận án đã nghiên cứu việc tăng
cƣờng thu hút vốn FDI trên cả hai góc độ tăng cƣờng về mặt quy mô và tăng
cƣờng về mặt sử dụng vốn dựa trên việc đánh giá thực trạng vốn FDI tại Nghệ
An, đồng thời xây dựng và kiểm định mô hình phản ánh hiệu quả kinh tế của sử
dụng vốn FDI tại Nghệ An.
- Luận án “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các vùng
của Việt Nam”, của NCS Nguyễn Minh Tiến, năm 2014. Trong đó, luận án đã
đánh giá tác động của dòng vốn FDI đến tăng trƣởng kinh tế ở tổng thể vùng của
Việt Nam. Đồng thời, kiểm định tác động của dòng vốn FDI đối với tăng trƣởng
trong trƣờng hợp nghiên cứu riêng vùng và liên kết vùng ở Việt Nam. Luận án
cũng đã nghiên cứu các yếu tố quyết định thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam
để hỗ trợ trong việc đề xuất chính sách thu hút dòng vốn FDI phục vụ tăng
trƣởng kinh tế. Luận án tiến hành nghiên cứu tác động của dòng vốn FDI đến
tăng trƣởng kinh tế đối với các liên kết vùng thuộc miền Bắc (gồm Đồng bằng

17


sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc); liên kết vùng thuộc miền TrungTây Nguyên (gồm Bắc Trung Bộ-Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên) và liên
kết vùng thuộc miền Nam (gồm Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long).
Tuy nhiên, trong luận án phạm vi nghiên cứu là 6 vùng kinh tế ở Việt Nam chứ
vẫn chƣa phân tích sâu và cụ thể cho vùng KTTĐ miền Trung cũng nhƣ sự tác
động của hội nhập kinh tế quốc tế đến FDI tại vùng này.
1.1.2.3. Những công trình nghiên cứu về tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc

ngoài đến phát triển KT-XH nƣớc nhận đầu tƣ
- Luận án tiến sỹ kinh tế (2001) “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và ảnh
hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Hải Phòng” của Đào Văn Hiệp đã phân tích và đề cấp đến
đầu tƣ nƣớc ngoài và CDCCKT ngành ở Việt Nam. Đối tƣợng nghiên cứu của
luận án là những vấn đề lý luận cơ bản và xu hƣớng vận động của đầu tƣ nƣớc
ngoài cũng nhƣ vai trò của nó đến quá trình CDCC ngành kinh tế. Trên cơ sở
đánh giá thực trạng đầu tƣ nƣớc ngoài và tác động của FDI đến CDCCKT ngành
ở Hải Phòng theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phƣơng hƣớng và giải
pháp thu hút, sử dụng đầu tƣ nƣớc ngoài thúc đẩy CDCCKT ngành ở Hải Phòng.
Tuy nhiên, đề tài này chƣa đề cập đến FDI với CDCCKT thành phần, cơ cấu
kinh tế vùng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, mô hình ảnh hƣởng, tác động
và mối quan hệ giữa FDI với cân đối cơ cấu kinh tế ngành, thành phần và vùng
của Việt Nam.
- ―Báo cáo Đầu tƣ công nghiệp Việt Nam 2011‖, Tổ chức Phát triển công
nghiệp Liên hợp quốc - UNIDO. Báo cáo này đã tìm hiểu về tác động của đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài trong phát triển công nghiệp của Việt Nam, đánh giá và đƣa
ra nhận định mối quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp FDI với
các doanh nghiệp trong nƣớc thông qua điều tra khảo sát 1493 doanh nghiệp
trong nƣớc và nƣớc ngoài hoạt động trong lĩnh vực chế biến, chế tạo; xây dựng

18


và dịch vụ công ích tại 9 tỉnh, thành phố là Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình
Dƣơng, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng và Hồ Chí Minh.
Báo cáo đã đƣa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy mối liên kết giữa các doanh
nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nƣớc trong lĩnh vực công nghiệp.
-


Vũ Thị Thoa (2005), "Vai trò của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam ” trên Tạp chí Kinh tế và Phát
triển. Trong bài viết này, tác giả đã tập trung phân tích rõ về vai trò của
KTCVĐTNN đối với sự phát triển kinh tế của đất nƣớc, đó là: từng bƣớc làm
chuyển biến cơ cấu nền kinh tế nƣớc ta theo hƣớng CNH, HĐH; góp phần cải
thiện đời sống của nhân dân, tạo nhiều việc làm; tăng kim ngạch xuất khẩu; góp
phần vào việc khai thác tiềm năng về vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại; kích
thích việc cải cách và hoàn thiện thể chế tiền tệ và tín dụng, ngoại hối ở nƣớc ta.
Sau cùng, tác giả rút ra nhận xét: để nâng cao hiệu quả hoạt động của
KTCVĐTNN và tạo môi trƣờng hấp dẫn nhà ĐTNN, chúng ta cần phải tiếp tục
nghiên cứu và đƣa ra những chính sách phù hợp nhằm thu hút và quản lý có hiệu
quả KTCVĐTNN để phát triển nền kinh tế.
- Bardhyl, D (2009) chỉ ra trong nghiên cứu của mình FDI là một trong
những nhân tố quyết định tạo nên sự tăng trƣởng kinh tế ở Macedonia. Xu
hƣớng tăng lên của dòng vốn vào FDI khiến quá trình chuyển dịch nền kinh tế
và tự do hóa sâu sắc hơn, vì thế làm tăng mức độ mở cửa và hội nhập của
Macedonia vào thị trƣờng thế giới. Tác giả sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian theo
quý trong giai đoạn 1994 – 2008 và mô hình hiệu chỉnh sai số để xác định các
nhân tố quyết định đến dòng FDI ở Macedonia. Kết quả cho thấy độ mở thƣơng
mại, mức lƣơng và tỷ giá hối đoái là những nhân tố quyết định có ý nghĩa dƣơng
trong khi chi tiêu chính phủ và số lƣợng việc làm là những nhân tố quyết định có
ý nghĩa âm lên dòng vốn FDI ở Macedonia.

19


×