Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Thanh khoản và hành vi tìm kiếm rủi ro của ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------------------

LÊ THỊ HỒNG

THANH KHOẢN VÀ HÀNH VI TÌM KIẾM RỦI RO
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------------------

LÊ THỊ HỒNG

THANH KHOẢN VÀ HÀNH VI TÌM KIẾM RỦI RO
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
(Công cụ và thị trường tài chính)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN PHÚC CẢNH



Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự giúp đỡ của
Giảng viên hướng dẫn trên cơ sở tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước được liệt
kê đầy đủ trong luận văn. Các số liệu thống kê là trung thực được lấy từ các nguồn
đáng tin cậy, nội dung và kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn này chưa từng
được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 9 năm 2018
Tác giả

Lê Thị Hồng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ....................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
1.2. Vấn đề và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
1.5. Bố cục đề tài .................................................................................................. 3

CHƯƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT, THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM, TỔNG
QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT 4
2.1. Khung lý thuyết về thanh khoản và rủi ro thanh khoản ................................ 4
2.2. Các đại diện cho rủi ro thanh khoản và rủi ro ngân hàng .............................. 6
2.3. Thực trạng về rủi ro thanh khoản và rủi ro chung của các ngân hàng TMCP
tại Việt Nam giai đoạn 2008-2016. .................................................................... 10
2.4. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa thanh khoản và
hành vi tìm kiếm rủi ro ....................................................................................... 18
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 26
3.1. Mô hình và dữ liệu....................................................................................... 26
3.2. Xử lý dữ liệu ................................................................................................ 28
3.3. Phương pháp ước lượng .............................................................................. 29
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 32
4.1. Phân tích thống kê mô tả ............................................................................. 32


4.2. Phân tích kết quả hồi quy ............................................................................ 35
4.3. Tác động của hủng hoảng kinh tế tài chính ................................................. 40
4.4. Tác động của quy mô ngân hàng ................................................................. 43
4.5. Tác động của sở hữu Nhà nước ................................................................... 46
4.6. Vĩ mô ........................................................................................................... 48
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ...................................................................................... 53
5.1. Kết luận........................................................................................................ 53
5.2. Hạn chế ........................................................................................................ 55
5.3. Hướng phát triển đề tài ................................................................................ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Diễn giải

Tiếng việt

AGR

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông thôn Việt Nam
Triền Nông thôn Việt Nam

BIDV

NHTM CP Đầu tư và Phát triển NHTM CP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam
Việt Nam

CTG

NHTM CP Công thương Việt NHTM CP Công thương Việt Nam
Nam

FEM

Fixed effects model

Mô hình các ảnh hưởng cố định

GMM


Generalized method of moments

Phương pháp ước lượng moment
tổng quát

IMF

Internaltional Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước

LLP

Loan loss provision

Dự phòng tổn thất tín dụng

LC

Liquidity creation

Hệ số tạo thanh khoản


OFF_BS

Off – balance sheet

Tài sản ngoại bảng

REM

Random effects model

Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên

NH TMCP

Ngân hàng Thương mại cổ phần

Ngân hàng Thương mại cổ phần

TCTC

Tổ chức tài chính

Tổ chức tài chính

TCTD

Tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng


VCB

NHTM CP Ngoại Thương Việt NHTM CP Ngoại Thương Việt
Nam
Nam

Vix

The implied volatility of S&P Độ biến động tiềm ẩn của hợp đồng
500 options contracts
quyền chọn S&P 500

Z-core

Chỉ số Z-score

Chỉ số Z-score


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hệ số Z-score của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam từ 2008-2016….11
Bảng 2.2. Báo cáo thu nhập của ngân hàng Bưu điện Liên Việt từ 2012-2016……12
Bảng 3.1. Kỳ vọng dấu của các biến được sử dụng trong bài.................................. 28
Bảng 4.1. Thống kê mô tả .........................................................................................32
Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến ............................................................34
Bảng 4.3. Thanh khoản và rủi ro các ngân hàng với kiểm định FEM hoặc REM ....36
Bảng 4.4. Thanh khoản và rủi ro các ngân hàng với kiểm định GMM ....................37
Bảng 4.5. Thanh khoản và rủi ro ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế .....41
Bảng 4.6. Thanh khoản và rủi ro ngân hàng khi xét yếu tố quy mô .........................44
Bảng 4.7. Thanh khoản và rủi ro ngân hàng khi xét yếu tố sở hữu Nhà nước..........46

Bảng 4.8. Thanh khoản và rủi ro ngân hàng khi xét đến nhân tố vĩ mô ...................49

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Chỉ số trung bình của tổng tiền gửi trên tổng tài sản của các ngân hàng của
Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2016 ...................................................................... 10
Hình 2.2 Tổng tài sản các ngân hàng tại ngày 31.12.2016 ...................................... 14
Hình 2.3. Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước đối với các ngân hàng tại ngày 31/12/2016 .. 15
Hình 2.4 Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2008-2016 (%/năm) .............. 16
Hình 2.5 Tăng trưởng cung tiền M2 tại Việt Nam từ 2008-2016(%/năm) ............... 17
Hình 4.1. Sự biến động của chỉ số Vix từ năm 2003 đến năm 2016 ........................ 41


TÓM TẮT
Nghiên cứu này tìm hiểu tác động của rủi ro thanh khoản đến hành vi tìm kiếm
rủi ro ngân hàng. Sử dụng dữ liệu theo năm từ năm 2008 đến năm 2016, luận văn tìm
thấy bằng chứng thực nghiệm rằng, các ngân hàng TMCP tại Việt Nam, nếu có rủi ro
thanh khoản thấp hơn, được đại diện bằng tỷ lệ tiền gửi cao hơn, sẽ tìm kiếm nhiều
rủi ro hơn. Sự suy giảm trong rủi ro thanh khoản, làm tăng rủi ro của ngân hàng, được
đại diện bằng chỉ số Z-score, dự phòng rủi ro tín dụng, hệ số tạo thanh khoản và tổng
tài sản ngoại bảng. Luận văn cũng tìm thấy bằng chứng thực nghiệm trong khủng
hoảng kinh tế, ngân hàng nào có rủi ro thanh khoản ít hơn sẽ có ít hành vi tìm kiếm
rủi ro hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa thể đưa ra kết luận về mối quan hệ của rủi ro
thanh khoản và hành vi tìm kiếm rủi ro đối với ngân hàng có quy mô lớn cũng như
ngân hàng có vốn sở hữu Nhà nước.

Từ khóa: rủi ro thanh khoản, rủi ro ngân hàng, Basel, Z-score, khủng hoảng
kinh tế, tiền gửi.



1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1.

Lý do chọn đề tài
Ngân hàng được xem là một định chế tài chính quan trọng trong bất kỳ nền

kinh tế nào với vai trò chính là chu chuyển dòng vốn, điều đó khiến ngân hàng dễ bị
ảnh hưởng trước các cú sốc, trong đó có cú sốc về thanh khoản. Drehmann (2013)
định nghĩa thanh khoản là khả năng giải quyết các nghĩa vụ nợ ngay lập tức và rủi ro
thanh khoản là khả năng mà nếu vượt qua ngưỡng đó, ngân hàng trở nên không thể
thanh toán các nghĩa vụ nợ kịp thời. Điều này ám chỉ rằng, khi ngân hàng có thanh
khoản thấp, ngân hàng sẽ đối diện với nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh, có
thể dẫn đến phá sản. Khan và cộng sự (2016) cũng cho rằng, rủi ro thanh khoản được
công nhận là mối đe dọa đến sự ổn định của các định chế tài chính nói chung và hệ
thống ngân hàng nói riêng, ngân hàng nên duy trì bộ đệm thanh khoản, vừa cho mục
đích quản trị rủi ro, vừa đóng vai trò một công cụ chống lại các cú sốc thanh khoản
nhỏ có thể xảy ra trong tương lai gần. Nhóm tác giả cũng cho rằng kể từ cuộc khủng
khoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, rủi ro thanh khoản đã trở thành nhân tố quan trọng
của cuộc cải cách quy chế tài chính.
Việc áp dụng Basel tại Việt Nam thí điểm cho 10 ngân hàng1 cho thấy những
nhà quản lý kinh tế quốc gia đã quan tâm đến việc quản trị rủi ro theo các hướng dẫn
quốc tế. Thời gian vừa qua, Việt Nam cũng đã đối diện với các thời kỳ liên quan đến
khủng hoảng thanh khoản như trường hợp của ngân hàng TMCP Á Châu. Cùng với
đó, Ngân hàng Nhà nước cũng ra quyết định gia tăng mức chi trả bảo hiểm tiền gửi
từ 50 triệu đồng lên 75 triệu đồng cho một đối tượng. Bảo hiểm tiền gửi làm gia tăng
rủi ro đạo đức vì nó khuyến khích các giám đốc ngân hàng nắm giữ rủi ro nhiều hơn.
Acharya and Naqvi (2012) chỉ ra rằng khi ngân hàng có rủi ro thanh khoản thấp hơn
bằng việc có nhiều dòng tiền gửi vào hơn, các giám đốc ngân hàng sẽ tăng lượng tiền


1

10 ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II tại Việt Nam được liệt kê chi tiết tại

phụ lục 2.


2
cho vay để tăng thù lao nhận được. Khi thanh khoản nhiều hơn, ngân hàng có thể hạ
tiêu chuẩn cho vay xuống để nhận được nhiều lợi nhuận ở hiện tại hơn là quan tâm
đến rủi ro trong tương lai.
Rủi ro thanh khoản là mối đe dọa cho sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Ủy
ban giám sát Basel cũng đưa ra những hướng dẫn để phòng ngừa rủi ro thanh khoản.
Vậy rủi ro thanh khoản và hành vi tìm kiếm rủi ro trong ngân hàng có mối quan hệ
như thế nào? Để trả lời câu hỏi trên, học viên đã chọn đề tài “Thanh khoản và hành
vi tìm kiếm rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn Thạc sĩ khoa Ngân hàng năm 2018.
1.2.

Vấn đề và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và

hành vi tìm kiếm rủi ro của 28 ngân hàng trong hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam
trong giai đoạn 2008 – 2016. Tác giả thu thập dữ liệu của tất cả các ngân hàng thuộc
danh sách các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam tại ngày 31 tháng 12 năm
2016. Tuy nhiên, một vài ngân hàng có số liệu không đầy đủ trong giai đoạn đã được
lựa chọn, cũng như một vài ngân hàng đã trải qua thời kỳ thâu tóm sáp nhập trước đó
nên số liệu sẽ không đồng nhất và gây hiên tượng đột biến dữ liệu, sẽ không phù hợp
cho phương pháp nghiên cứu định lượng bằng các mô hình thông kê.

Thời kỳ 2008- 2016 cũng là thời kỳ nền kinh tế thế giới trải qua cuộc khủng
hoảng toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới,
trong đó có Việt Nam. Do vậy, mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và hành vi tìm
kiếm rủi ro cũng được so sánh giữa giai đoạn trong và sau khủng hoảng. Đồng thời,
luận văn cũng nghiên cứu liệu rằng mối quan hệ này có bị tác động bởi quy mô ngân
hàng hay không.
1.3.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu mối quan hệ giữa rủi ro thanh

khoản và hành vi tìm kiếm rủi ro tại các ngân hàng TMCP Việt Nam. Luận văn sẽ trả
lời các câu hỏi sau:


3

1. Khi ngân hàng có rủi ro thanh khoản thấp hơn thì có tìm kiếm nhiều hoạt
động kinh doanh rủi ro hơn hay không?
2. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới, khi ngân hàng có rủi ro thanh
khoản thấp hơn thì hành vi tìm kiếm rủi ro có ít hơn hay không?
3. Những ngân hàng lớn hơn có tìm kiếm nhiều rủi ro hơn những ngân hàng nhỏ
hay không?
1.4.

Phương pháp nghiên cứu
Để trả lời các câu hỏi đã nêu ở phần mục tiêu nghiên cứu, tác giả thu thập dữ

liệu tài chính của 28 ngân hàng TMCP tại Việt Nam theo dữ liệu bảng từ năm 2008
đến 2016. Uớc lượng FEM, REM và ước lượng GMM hệ thống là các phương pháp

định lượng được sử dụng trong bài.
1.5.

Bố cục đề tài
Bài nghiên cứu được trình bày theo cấu trúc như sau.
Chương 1: Giới thiệu đề tài: nêu rõ tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài,

các mục tiêu cần giải quyết, phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Khung lý thuyết, thực trạng tại Việt Nam, tổng quan các nghiên
cứu trước đây và phát triển giả thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: nêu rõ cách lấy dữ liệu, mô hình thống
kê được lựa chọn, dự đoán kết quả.
Chương 4: Kết quả hồi quy đạt được, kiểm định kết quả, phân tích và giải thích
ý nghĩa.
Chương 5: Kết luận các kết quả chính tìm thấy ở bài nghiên cứu, trình bày
những khuyến nghị, hạn chế và đề xuất các hướng nghiên cứu mới.


4
CHƯƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT, THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM,
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ PHÁT
TRIỂN GIẢ THUYẾT
2.1.

Khung lý thuyết về thanh khoản và rủi ro thanh khoản

2.1.1. Khái niệm thanh khoản và rủi ro thanh khoản
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) định nghĩa thanh khoản là khả năng của một tổ chức
thực hiện các nghĩa vụ thanh toán kịp thời (Drehmann, 2009). Năm 2013, Drehmann
định nghĩa chi tiết hơn, thanh khoản là khả năng giải quyết các nghĩa vụ nợ ngay lập

tức và rủi ro thanh khoản là khả năng mà nếu vượt qua ngưỡng đó, ngân hàng trở nên
không thể thanh toán các nghĩa vụ nợ kịp thời. Thanh khoản ngân hàng được xác định
bằng khả năng thanh toán tất cả các chi phí dự kiến như sự rút tiền gửi của khách
hàng, thanh toán nợ đến hạn bằng tài sản thanh khoản. Tài sản thanh khoản là tài sản
có thể dễ dàng chuyển thành tiền mặt mà không gặp bất kỳ trở ngại nào (Melese,
2015). Borio (2000), Brunnermeier và Pedersen (2007) và Strahan (2008) (trong
Drehmann và Nikolaou, 2009) định nghĩa “thanh khoản là khả năng gia tăng tiền mặt
trong ngắn hạn bằng việc bán bớt tài sản hoặc đi vay”.
Tuy nhiên, nhiều người tin rằng thanh khoản có liên quan chặt chẽ đến tiền
gửi. Tiền gửi giúp các ngân hàng chống lại tình trạng bị rút tiền ồ ạt (bank run) và
những ngân hàng với tiền gửi nhiều hơn sẽ ít rủi ro thanh khoản hơn, khi ấy kỷ luật
thị trường đối với ngân hàng cũng giảm, làm tăng hành vi tìm kiếm rủi ro. Hơn nữa,
bảo hiểm tiền gửi tạo ra rủi ro đạo đức vì các ngân hàng sẽ tăng cường các hành vi
tìm kiếm rủi ro khi có nhiều tiền gửi hơn tại mức chi phí của bảo hiểm tiền gửi
(Keeley, 1990). Bordo và cộng sự (2001) cho rằng khi nền kinh tế bị suy thoái, thu
nhập được kỳ vọng sẽ giảm, người đi vay sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ. Trong
khi đó, người gửi tiền sẽ cố gắng bảo vệ tài sản của họ bằng cách rút tiền gửi trong
ngân hàng vì dự đoán ngân hàng sẽ giảm hiệu quả từ các khoản cho vay. Do đó, ngân
hàng không thể cân đối giữa tài sản không thanh khoản (khoản cho vay) và nợ phải
trả thanh khoản (khoản tiền gửi) và trở nên dễ mất thanh khoản. Vì vậy, Ủy ban giám


5

sát ngân hàng Basel (trong Drehmann và Nikolaou, 2009) xem xét khái niệm thanh
khoản bao gồm cả khái niệm rủi ro thanh khoản.
Rủi ro thanh khoản xảy ra khi ngân hàng không đủ nguồn để thanh toán các
nghĩa vụ nợ đến hạn. Nguyên nhân trực tiếp phổ biến nhất trong lịch sử ngành ngân
hàng liên quan đến rủi ro thanh khoản là sự đổ xô đi rút tiền của người dân. Sự thiếu
hụt nguồn tiền mặt sẵn có cũng như tài sản thanh khoản cao khiến các ngân hàng

không thể đáp ứng nhu cầu rút tiền tăng lên đột. Khi các ngân hàng bị mất cân đối vì
huy động quá nhiều từ nguồn tiền ngắn hạn và giải ngân cho các khoản vay dài hạn
thì khả năng xảy ra rủi ro thanh khoản sẽ cao hơn.
2.1.2. Cầu thanh khoản và cung thanh khoản và
2.1.2.1 Cung thanh khoản
Cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng,
là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng, bao gồm:
- Các khoản tiền gửi sẽ nhận được

(S1)

- Thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ

(S2)

- Các khoản tín dụng sẽ thu về

(S3)

- Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng

(S4)

- Vay mượn từ thị trường tiền tệ

(S5)

2.1.2.2 Cầu thanh khoản
Cầu thanh khoản là nhu cầu vốn cho các mục đích hoạt động của ngân hàng,
các khoản làm giảm quỹ của ngân hàng. Thông thường, trong lĩnh vực kinh doanh

của ngân hàng, những hoạt động tạo ra cầu thanh khoản bao gồm:
- Khách hàng rút các khoản tiền gửi

(D1)

- Đề nghị vay vốn của khách hàng

(D2)

- Thanh toán các khoản phải trả khác

(D3)


6
- Chi phí cho quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ ngân hàng (D4)
- Thanh toán cổ tức cho cổ đông

(D5)

2.1.2.3 Trạng thái thanh khoản
Ở bất cứ thời điểm nào, các nguồn cung và nhu cầu thanh khoản đến cùng lúc
và tạo thành trạng thái thanh khoản ròng và có thể được tính như sau:
NLPt = Net Liquidity Position = (S1+S2+S3+S4+S5) - (D1+D2+D3+D4+D5)
Ở đây xảy ra một trong hai trường hợp:
NLPt > 0: điều này có nghĩa là ngân hàng ở trong tình trạng thặng dư thanh
khoản (liquidity surplus).
NLPt < 0: điều này có nghĩa là ngân hàng ở trong tình trạng thâm hụt thanh
khoản (liquidity deficit).
2.2.


Các đại diện cho rủi ro thanh khoản và rủi ro ngân hàng

2.2.1. Đại diện cho rủi ro thanh khoản
Thông tư 08/2017/TT- NHNN ngày 01/12/2017 của NHNN định nghĩa: “Rủi
ro thanh khoản là rủi ro do:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có khả năng thực
hiện các nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn; hoặc
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khả năng thực hiện
nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn nhưng phải trả chi phí cao để thực hiện nghĩa vụ đó.”
Luận văn liên hệ việc không thể thực hiện các khoản nợ khi đến hạn bởi lẽ các
tổ chức tín dụng thiếu các loại tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. Acharya và
Naqvi (2012) dự đoán rằng những ngân hàng có rủi ro thanh khoản thấp hơn, được
đo lường bởi tiền gửi cao hơn, sẽ tìm kiếm nhiều rủi ro hơn. Các tác giả cho rằng tiền
gửi là một đại diện cho rủi ro thanh khoản bởi vì tiền gửi có thể là tấm chắn cho ngân
hàng khỏi rủi ro vỡ nợ. Ngân hàng cần duy trì một tỷ lệ tiền gửi nhất định như là dự
trữ thanh khoản để chống lại các cú sốc có thể xảy ra trong ngắn hạn. Tiền gửi được


7

sử dụng như một biến đo lường rủi ro thanh khoản bởi vì sự phụ thuộc vào tiền gửi
ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn sẽ làm cho các ngân hàng dễ bị tổn thương hơn
khi lượng tiền gửi trong ngắn hạn sụt giảm. Tiền gửi được ký thác, bảo hiểm tiền gửi
giống như quyền chọn bán đối với tài sản ngân hàng. Do có bảo hiểm tiền gửi, các
ngân hàng tìm kiếm nhiều rủi ro hơn khi tiền gửi gia tăng.
Khan và cộng sự (2016) cũng dùng tỷ số giữa tổng tiền gửi và tổng tài sản làm
đại diện cho rủi ro thanh khoản ngân hàng và giải thích rằng, ngân hàng có tiền gửi
cao hơn nghĩa là ngân hàng đó có rủi ro thanh khoản thấp hơn.
2.2.2. Đại diện cho rủi ro ngân hàng: Z-core

Nhiều nghiên cứu trước đây dùng Z-score để đo lường mức độ rủi ro cho ngân
hàng (Laeven và Levine, 2009; Delis và cộng sự, 2014; Khan và cộng sự, 2016). Zscore bằng tổng của ROA cộng tỷ số Equity và Asset chia cho độ lệch chuẩn của
ROA. Z-score dùng để đo khoảng cách đến mất khả năng thanh toán (Laeven và
Levine, 2009). Z-score được tính như sau:
𝒁 − 𝒔𝒄𝒐𝒓𝒆 =

𝑹𝑶𝑨 +

𝑬𝒒𝒖𝒊𝒕𝒚
𝑨𝒔𝒔𝒆𝒕

Độ 𝒍ệ𝒄𝒉 𝒄𝒉𝒖ẩ𝒏 𝒄ủ𝒂 𝑹𝑶𝑨

(3)

Ý tưởng cơ bản của việc sử dụng Z-score được dựa trên mối quan hệ giữa mức
vốn và độ biến động tỷ suất sinh lợi của ngân hàng để khi nhìn vào đó, chúng ta có
thể biết được có bao nhiêu sự thay đổi trong lợi nhuận có thể được hấp thụ bởi vốn
ngân hàng mà ngân hàng không rơi vào tình trạng vỡ nợ (Li và cộng sự, 2017). Độ
lệch chuẩn của ROA đại diện cho sự thay đổi trong tỷ suất sinh lợi, trong khi tử số
bằng ROA cộng tỷ lệ vốn chủ sở hữu chia tổng tài sản. Bởi vì ngân hàng được cho
là vỡ nợ khi ngân hàng bị mất vốn, do đó, khả năng này tương đương với xác suất khi
ROA < - (Equity/Asset), hay tử số nhỏ hơn 0. Z-score càng gần 0 chứng tỏ ngân hàng
càng gần khả năng phá sản, nghĩa là rủi ro của ngân hàng sẽ cao hơn. Zcore càng thấp
thì rủi ro càng tăng. Từ công thức Z-score, có thể thấy rằng khi giá trị Z-score tăng,
có thể là do ROA tăng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu chia tổng tài sản tăng hoặc độ lệch chuẩn
của ROA giảm. Giả sử khi vốn của ngân hàng giảm xuống 0, ngân hàng bị mất khả


8

năng thanh khoản, khi đó giá trị Z-score sẽ giảm. Giá trị Z-score thấp hơn thể hiện
ngân hàng rủi ro hơn, và Z-score càng cao thể hiện ngân hàng càng ổn định.
2.2.3. Đại diện cho rủi ro ngân hàng: Hệ số tạo thanh khoản (LC)
Berger và Bouwman (2009) giới thiệu phương pháp tính hệ số tạo thanh khoản
(Liquidity creation), rất hiệu quả trong việc đo lường mức độ ngân hàng tài trợ cho
tài sản kém thanh khoản bằng khoản nợ phải trả thanh khoản. Ngân hàng đối diện với
rủi ro trung gian tài chính bởi vì chức năng đặc biệt của nó trong nền kinh tế là chu
chuyển vốn, do đó ít khi nào ngân hàng có khoản tiền gửi và khoản cho vay đáo hạn
cùng lúc. Vì vậy, hệ số tạo thanh khoản càng cao thì ngân hàng càng có nhiều rủi ro
trung gian tài chính. Hệ số này cũng được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về
rủi ro thanh khoản (Berger và Bouwman, 2009; Khan và cộng sự, 2016). Drechsler
(2018) cho rằng hệ số tạo thanh khoản tạo ra nhiều biến động rủi ro và có thể gây ra
tổn thất cho định chế tài chính. Hệ số tạo thanh khoản LC được tính theo công thức
sau:
Liquidity Creation = 0.5×Tài sản không thanh khoản + 0.5×Nợ phải trả thanh
khoản - 0.5×Tài sản thanh khoản - 0.5×Nợ phải trả không thanh khoản 0.5×Vốn chủ sở hữu

(4)

2.2.4. Đại diện cho rủi ro ngân hàng: Dự phòng rủi ro tín dụng (LLP)
Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/03/2013 của NHNN Việt Nam định
nghĩa: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn
thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần
hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.
Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động
để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng
chung”



9

Dự phòng rủi ro tín dụng (Loan loss provision LLP) đánh giá chất lượng tài
sản của ngân hàng (Lee và Hsieh, 2013; Delis và cộng sự, 2014). Những ngân hàng
duy trì dự phòng rủi ro tín dụng nếu đánh giá khả năng mất mát tài sản có thể xảy ra.
Vì vậy, LLP càng cao cho thấy rằng ngân hàng càng nắm giữ nhiều tài sản rủi ro.
Cebenoyan và Strahan (2004) sử dụng độ lệch chuẩn của của tỷ lệ LLP trên tổng dư
nợ cho vay để đo lường rủi ro ngân hàng. Shrieves và Dahl (1992) nhấn mạnh rằng
LLP trong năm hiện tại sẽ phản ánh quyết định đầu tư trong năm kế tiếp. Vì vậy, LLP
có thể ảnh hưởng đến quyết định cho vay và ảnh hưởng đến rủi ro của ngân hàng.
2.2.5. Đại diện cho rủi ro ngân hàng: Chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán
(OFF_BS)
Chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán là các cam kết bảo lãnh, trả nợ, thanh
toán,… Các ngân hàng theo dõi riêng khoản mục này ở ngoài bảng cân đối kế toán vì
chúng chưa xảy ra nên được gọi là tài sản ngoại bảng.
Trước khủng hoảng kinh tế năm 2008, nhiều nghiên cứu đã trình bày mối quan
hệ giữa tài sản ngoại bảng và rủi ro tài sản của ngân hàng. Phần lớn các nghiên cứu
chỉ ra rằng, hoạt động tài sản ngoại bảng làm giảm tổng rủi ro ngân hàng (Hassan,
1993; Hanssan và cộng sự, 1994). Angbazo (1997) cho rằng, tài sản ngoại bảng thúc
đẩy ngân hàng có danh mục tài sản đa dạng hơn.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 xảy ra đã khiến nhiều cơ quan
quản lý kinh tế, nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu phải nhìn nhận lại tầm
quan trọng của tài sản ngoại bảng đến rủi ro ngân hàng nói chung. Arnold (2009) cho
rằng các nghiên cứu về kế toán trước đây không đề cập đến sự nguy hiểm của danh
mục đầu tư, chứng khoán hóa và tài sản ngoại bảng mãi đến năm 2008. Các hoạt động
kế toán liên quan đến khủng hoảng tài chính theo cách rõ ràng nhất, dễ thấy là qua
báo cáo tài chính, việc định giá tài sản và hoạt động ngoại bảng, việc định giá không
đúng giá trị “fair value” của tài sản ngoại bảng được cho một trong những nguyên
nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu.



10
2.3.

Thực trạng về rủi ro thanh khoản và rủi ro chung của các ngân hàng
TMCP tại Việt Nam giai đoạn 2008-2016.
Dựa trên khung lý thuyết về đại diện cho rủi ro thanh khoản trong hệ thống

ngân hàng, học viên tính tỷ lệ tổng tiền gửi toàn hệ thống chia cho tổng tài sản toàn
hệ thống và vẽ được đồ thị như hình bên dưới.

.800
.700
.600

.656

.580

.720
.663

.610

.578
.508

.500


.691

.478

.400
.300
.200
.100
.000
2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Hình 2.1: Tỷ lệ tổng tiền gửi trên tổng tài sản của các ngân hàng của Việt Nam từ
năm 2008 đến năm 2016
Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng và tính toán của tác giả

Nhận xét: Giai đoạn 2008-2016, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản của các ngân
hàng TMCP tại Việt Nam biến động theo hai xu hướng rõ ràng, giảm trong giai đoạn
2008- 2011, tỷ lệ này thấp nhất vào năm 2011 sau đó tăng nhanh từ năm 2012 đến
2016. Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới năm 2007 nên cuộc khủng
hoảng tài chính phần nào ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. Sự suy giảm của tiền gửi
giai đoạn này vì người dân lo lắng sự an toàn cho tài sản của họ. Tiền gửi được xem


11

là kênh đầu tư an toàn và ngoài tiền gửi, có nhiều kênh an toàn tài chính khác như
vàng, tiền mặt tại dân cư và đầu tư vào giấy tờ tài chính an toàn khác.
Như đã trình bày ở phần 2.2.2, hệ số Z-score là một trong những đại diện cho
rủi ro ngân hàng, khi Z-score càng tăng, rủi ro của ngân hàng càng giảm.
Bảng 2.1. Hệ số Z-score của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam từ 2008-2016

ACB
AGR
AnBinh
BIDV
DongA
DongNamA
EIB
HDB
KLB
LienVietPostbank
Maritimebank
NamA
NCB


2008
2.89
3.35
3.98
3.63
3.44
3.42
3.77
3.74
4.00
3.33
2.76
3.98
2.91

2009
2.63
3.23
3.49
3.72
4.30
3.42
3.53
3.18
3.17
2.60
2.77
3.43
2.51


2010
2.54
3.45
3.20
3.82
3.57
2.90
2.89
2.87
3.69
2.00
2.73
3.65
2.95

2011
2.33
3.39
3.09
3.70
3.72
2.17
2.79
3.02
3.46
1.98
3.05
3.81
3.28


2012 2013
2.67 2.72
3.66 3.50
3.04 2.92
3.60 3.67
3.15 3.23
2.47 2.45
2.79 2.63
3.22 3.17
3.41 3.27
1.90 1.67
2.99 3.06
3.96 3.35
3.26 2.97

2014 2015
2.65 2.57
3.46 3.37
2.75 2.81
3.56 3.50
2.00 2.00
2.42 2.39
2.56 2.79
3.08 3.08
3.12 3.03
1.43 1.38
3.07 3.43
3.13 3.20
2.73 2.47


2016
2.53
3.50
2.70
3.37
3.00
2.80
3.57
3.20
1.50
3.55
3.69
2.11



×