Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ VAI TRÒ CỦA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.32 KB, 12 trang )

QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ VAI TRÒ
CỦA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TRONG DỊCH VỤ TRUYỀN MÁU
Nguyễn Đức Thuận, Ngô Mạnh Quân,
Nguyễn Văn Nhữ, Nguyễn Anh Trí
Quan hệ công chúng (Public Relation - PR), hay còn có nhiều tên gọi khác là quan hệ cộng
đồng, quan hệ giao tế, giao tế đối ngoại, quan hệ đối ngoại ... đã và đang là một lĩnh vực thu
hút sự quan tâm, đầu tư của các quốc gia, các tổ chức, các doanh nghiệp và các cá nhân trên
khắp thế giới. Thậm chí nó được coi như một ngành công nghiệp hấp dẫn và đầy thách thức,
một nghề được nhiều người không chỉ giới trẻ ưu tiên lựa chọn. Người ta thường gọi tắt quan
hệ công chúng là PR với các chuyên gia PR, bộ phận PR, hoạt động PR..
Ở nước ta, quan hệ công chúng đang là lĩnh vực được Nhà nước, các tổ chức, doanh
nghiệp và nhiều cá nhân quan tâm, chú ý. Năm 2006, một số trường đại học, học viện cũng đã
thông báo chính thức tuyển sinh khóa đầu tiên đào tạo về quan hệ công chúng và quan hệ công
chúng cũng thực sự trở thành một nghề được nhiều người ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn. Tuy
vậy, hiểu biết về PR của nhiều người còn khá mờ nhạt, đó cũng là lý do chủ yếu dẫn đến việc
vận dụng PR trong hoạt động của các tổ chức trong đó có ngành truyền máu còn nhiều hạn
chế.
1. QUAN HỆ CÔNG CHÚNG - HOẠT ĐỘNG KHÔNG THỂ THIẾU Ở BẤT KỲ TỔ
CHỨC NÀO
1.1.

Khái niệm về PR:

- Công chúng: theo nghĩa rộng thì công chúng là tất cả mọi người trong xã hội. Tuy nhiên
đối với một tổ chức cụ thể thì công chúng của nó lại không phải như vậy và công chúng của
PR cũng không hướng đến một “công chúng nói chung chung”. Khái niệm công chúng của PR
là:
Công chúng của một cá nhân hay tổ chức là tất cả các cá nhân, các nhóm người hay các tổ
chức có những mối liên hệ nhất định với cá nhân hay tổ chức đó.
- Khái niệm về PR: có rất nhiều quan niệm, cách định nghĩa khác nhau về PR. Người ta
ước tính có khoảng 500 định nghĩa khác nhau về PR. Có 3 định nghĩa được chấp nhận trên


phạm vi quốc tế và quen thuộc với các chuyên gia PR là:
+ Theo Viện Quan hệ công chúng Anh (England Institute of Public Relations - IPR) thì:
“PR là một hoạt động liên tục được lên kế hoạch nhằm nỗ lực thiết lập và duy trì uy tín, tình
cảm, sự hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng”.

1


Định nghĩa này nhấn mạnh đến việc PR là hoạt động được tổ chức thành chiến dịch hay
một chương trình, kéo dài liên tục và phải có kế hoạch.
+ Theo Frank Jefkins (tác giả cuốn sách Public Relations - Frameworks do Financial
Times xuất bản) thì: “PR bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp được lên kế hoạch, cả trong
nội bộ và bên ngoài tổ chức, giữa một tổ chức và công chúng của nó nhằm đạt được những
mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau”.
Định nghĩa này nhấn mạnh đến hoạt động có mục tiêu cụ thể và dựa vào đó để xây dựng
các hoạt động và đánh giá hiệu quả hoạt động của PR.
+ Hội nghị các viện sĩ thông tấn PR toàn cầu (World Assembly of Public Relations
Associates) tại Mexico tháng 8 năm 1978 thì nêu: “PR là một nghệ thuật và môn khoa học xã
hội, phân tích những xu hướng, dự đoán những kết quả, tư vấn cho các nhà lãnh đạo của tổ
chức, và thực hiện các chương trình hành động đã được lập kế hoạch để phục vụ quyền lợi của
cả tổ chức và của công chúng”.
Định nghĩa này chú trọng đến việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu trước khi lên kế
hoạch PR và khía cạnh xã hội của một tổ chức. Một tổ chức sẽ được đánh giá qua sự quan tâm
và trách nhiệm của nó đối với quyền lợi của công chúng. PR liên quan đến uy tín và danh
tiếng của tổ chức.
1.2.

Bản chất của PR:

- Bản chất của PR là quá trình trao đổi thông tin hai chiều giữa chủ thể và công chúng

nhằm tác động tới nhận thức của công chúng để đạt được mục đích của chủ thể.
- Sơ đồ minh họa quá trình PR như sau:

Thông điệp

Chủ thể

Công
chúng
Hiểu, quan tâm, ủng hộ, tin tưởng

- Các thành phần của PR: gồm 4 thành phần
+ Chủ thể: là những cá nhân hay tổ chức xây dựng và vận hành các chương trình PR trong
hoạt động của mình.
+ Công chúng: có thể là các cá nhân hay tập thể.
Cá nhân: có thể là khách hàng, bạn hàng, nhân viên, nhà lãnh đạo....
Tập thể: doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cơ quan thông tấn báo chí, cơ quan cấp trên, đơn vị
trực thuộc, đối tác, đối thủ cạnh tranh,...

2


+ Thông điệp: rất đa dạng, phong phú, được chủ thể mong muốn chuyển tải tới công
chúng. Có thể là khẩu hiệu, lô gô, thương hiệu, kế hoạch, tuyên bố, khuyến cáo, văn hóa...
+ Kênh truyền tải thông tin: đó là các công cụ PR như báo chí, truyền thông, vệ tinh,
Internet, điện tín, điện thoại, mẫu phiếu điều tra, tài liệu PR, sự kiện...
1.3.

Vai trò, lợi ích của PR:


- Với cá nhân: tạo dựng, củng cố và phát triển hình ảnh, uy tín, ảnh hưởng, vai trò, quan hệ
của họ với cộng đồng. Đặc biệt với những ngôi sao thể thao, ca nhạc, chính trị gia hay những
cá nhân đang muốn tạo dựng và củng cố uy tín của mình trước cộng đồng.
- Với tổ chức:
+ Xây dựng/tạo dựng và duy trì hình ảnh, uy tín cho tổ chức.
+ Xây dựng và quảng bá thương hiệu đối với cộng đồng. PR được đánh giá là phương tiện
quan trọng và hiệu quả hàng đầu trong việc định vị và xây dựng thương hiệu cho các tổ chức,
cá nhân.
+ Khuyến khích công chúng tham gia vào các hoạt động của tổ chức.
+ Khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên/thành viên tích cực làm việc, đóng góp vì
quyền lợi của tập thể.
+ Bảo vệ tổ chức trước các cơn khủng hoảng.
1.4.

Các kênh thông tin của PR:

Kênh thông tin (hay công cụ) của PR là các phương tiện để truyền tải thông điệp của
chủ thể tới công chúng và phản hồi từ công chúng về chủ thể. Trong thời đại “bùng nổ thông
tin” ngày nay thì việc lựa chọn kênh phù hợp để chuyển tải thông điệp tới đối tượng là rất
quan trọng. Có nhiều kênh thông tin khác nhau, thông thường gồm 4 kênh chính sau:
- Các hoạt động quan hệ với giới truyền thông, báo chí: đây là hoạt động và là công cụ
quan trọng nhất của PR. Nhờ việc thu hút sự vào cuộc của giới truyền thông, thông điệp được
phát tới công chúng một cách gián tiếp, khách quan, có chiều sâu qua “bên thứ ba” - báo chí,
nên dễ hấp dẫn và tạo được niềm tin cho công chúng. Các hoạt động cụ thể:
+ Tổ chức họp báo.
+ Thông cáo báo chí.
+ Tổ chức gửi đăng tin tin bài, ảnh...
+ Tổ chức diễn đàn trên báo chí, mời tham dự sự kiện ...
- Tổ chức sự kiện: khánh thành, lễ hội, mừng ngày lễ, kỷ niệm, gặp mặt, pinic, hội
nghị... Đây là cơ hội rất tốt để những hình ảnh đẹp nhất về cá nhân, tổ chức được mang đến

cho công chúng và tạo cơ hội cho họ được tiếp xúc trực tiếp, lắng nghe công chúng. Sự kiện
được đặc trưng bởi 4 yếu tố:

3


+ Tạo được sự thay đổi một cách chủ động theo ý định của chủ thể cho số lượng đông
đảo công chúng bằng tiếp xúc trực tiếp.
+ Ảnh hưởng trong một giai đoạn nhất định (tương đương với đó là sự kiện của năm,
của tháng hay của tuần...).
+ Là một quá trình: có giai đoạn hình thành, giai đoạn phát triển và giai đoạn kết thúc.
+ Có chương trình, kế hoạch cụ thể.
Bởi vậy, tổ chức sự kiện là một kênh thông tin được các tổ chức rất coi trọng. Tuy vậy,
nó sẽ là khủng hoảng PR nếu tổ chức nhưng mất khả năng kiểm soát các sự kiện đó.
- Tài liệu PR: tờ rơi, báo cáo, bản tin, bản tin nội bộ, tạp chí.. Đây là kênh thông tin khá
quan trọng bởi qua đó cung cấp những thông tin chính xác, chi tiết cho công chúng về cá nhân,
tổ chức.
- Giao tiếp với cá nhân (PR cá nhân): là hoạt động PR phổ biến, được thể hiện trong
mọi hoạt động của tất cả các nhân viên khác nhau trong tổ chức, trong các hoàn cảnh khác
nhau và các hoạt động khác nhau. Một tổ chức vững mạnh là tổ chức mà mọi nhân viên đều có
hiểu biết và tham gia tích cực vào hoạt động PR của tổ chức đó.
1.5. Các hình thức PR:
Có nhiều hình thức PR khác nhau dựa theo cách phân loại.
- Dựa theo kênh PR : chia thành các hình thức như PR qua báo chí, PR qua tổ chức sự
kiện, PR cá nhân, PR qua tài liệu,...
- Dựa theo đối tượng PR: chia thành 2 nhóm:
+ PR nội bộ: tiến hành PR mà công chúng lại chính là các thành viên trong tổ chức nhằm
mang lại niềm tin, sự tự hào cho họ về tổ chức mà mình đang làm việc. Hoạt động PR nội bộ
thực tế đã giúp ích rất lớn cho các cơ quan tổ chức trong việc tuyển chọn và duy trì được đội
ngũ nhân viên tốt, ngày càng có kinh nghiệm và gắn bó với cơ quan. PR nội bộ cũng giúp duy

trì và phát triển hệ thống những cổ động viên, người hâm mộ, người yêu thích hoặc ủng hộ
những cá nhân và tổ chức.
+ PR ngoài tổ chức: PR với lãnh đạo, PR với khách hàng, PR với báo chí, với cộng đồng...
- Dựa theo mục tiêu PR:
+ PR để thay đổi nhận thức.
+ PR tạo dựng hay củng cố thái độ: niềm tin, tình cảm, sự quan tâm....
+ PR chuyển đổi hành vi: mời gọi tham dự họat động, tạo thói quen mới...
+ PR để điều tra về nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng.
1.6.

Khủng hoảng PR:

4


- Định nghĩa: Khủng hoảng PR là tình trạng công chúng và dư luận lên án hoặc đồng loạt
dự định cắt đứt quan hệ với tổ chức.
Ngày nay, các tổ chức đều đối mặt với nguy cơ khủng hoảng PR vì nhiều nguyên nhân
khác nhau. Hậu quả của khủng hoảng PR là rất to lớn có thể dẫn đến phá sản doanh nghiệp,
phá sản một tổ chức, phá sản một phong trào...
-

Nguyên nhân: có thể chia thành 3 nhóm:
+ Do nội bộ của tổ chức: bị tố cáo là trốn thuế, hối lộ, tham nhũng, tham ô, vi phạm
pháp luật...
+ Do sản phẩm của tổ chức: sản phẩm gây nguy hại đến sức khỏe, gây thiệt hại về tính
mạng và tài sản của cá nhân hay tập thể...
+ Do lý do khách quan: thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, khủng bố...
- Nhiệm vụ quan trọng của PR là đề phòng bất cứ nguy cơ dù nhỏ nhất có thể gây ra
khủng hoảng PR.

-

Giải quyết khủng hoảng PR:

+ Khi có dấu hiệu khủng hoảng: phải lập tức xây dựng kế hoạch để hạn chế thấp nhất
khả năng xẩy ra khủng hoảng theo các bước sau:
Bước 1: Giải quyết triệt để nguy cơ khủng hoảng phải thể hiện trách nhiệm cao nhất của
tổ chức với nhân viên, khách hàng bằng thương lượng. Nếu tổ chức không có gì sai thì không
nên thỏa hiệp vì có thể gây tiền lệ xấu là cứ dọa “lên báo” là tổ chức phải nhượng bộ.
Bước 2: Nếu thương lượng không đạt kết quả và ngay cả khi đã đạt kết quả, tổ chức nên
chuẩn bị đầy đủ các tài liệu có tính pháp lý về nguyên nhân khủng hoảng. Tổ chức cần chủ
động truyền đạt kịp thời, chính xác các thông điệp tới báo chí và chuẩn bị đầy đủ các hoạt
động khi xẩy ra khủng hoảng.
+ Khi khủng hoảng xẩy ra: tổ chức nên đoàn kết và bình tĩnh, coi khủng hoảng như một cơ
hội để củng cố niềm tin với công chúng; tiếp tục sử dụng các kênh thông tin PR để gửi thông
điệp và chuẩn bị giải quyết nguyên nhân khủng hoảng. Sự vượt qua khủng hoảng PR của tổ
chức là một lần niềm tin của tổ chức ấy với công chúng được củng cố và phát triển.
1.7.

PR với marketing và quảng cáo:

PR có mối quan hệ trực tiếp với marketing và quảng cáo. Nhiều trường hợp người ta
không phân biệt được sự khác nhau giữa PR và hai lĩnh vực nói trên. Tuy nhiên, từ mục tiêu,
nội dung cho đến cách thức thực hiện, PR đều có sự khác biệt với ưu thế vượt trội so với
marketing và quảng cáo.
- Phân biệt PR và marketing:
+ Marketing: tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của khách hàng,
đáp ứng thị hiếu của khách hàng/người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

5



+ Đối với PR: khách hàng chỉ là một bộ phận của công chúng (public). Quan hệ công
chúng quan tâm tới rất nhiều đối tượng khác nhau, không chỉ riêng với người khách hàng và
người tiêu dùng.
- Phân biệt PR và quảng cáo:

Quảng cáo nhằm quảng bá về sản phẩm mới hoặc đặc tính mới của sản phẩm cũ
với những tính năng tiến bộ hơn như: tính mới, sáng tạo, vượt trội, duy nhất... Quảng cáo
thuyết phục công chúng mua sản phẩm của chủ thể và nhằm mục tiêu bán được nhiều sản
phẩm. Do đó, quảng cáo thường đòi hỏi cao ở tính hấp dẫn và phải lặp lại nhiều lần trên các
phương tiện truyền thông. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho chi phí cho quảng cáo rất
tốn kém; tuy nhiên ngược lại, một điểm nổi bật là quảng cáo có thể dễ gây ấn tượng nhưng
khó tạo dựng lòng tin cho công chúng.
+ Trong khi đó, các hoạt động PR thường không cấp tập, có sự chuẩn bị rất kỹ của các cá
nhân và tổ chức trước khi đưa thông điệp tới với công chúng. Các hoạt động PR qua các
phương tiện truyền thông thường ít lặp lại và tác động vào những nhóm đối tượng chọn lọc
nên thường dễ tạo được niềm tin.
PR không thay thế và phủ nhận quảng cáo. PR kết hợp với quảng cáo và marketing
nhằm tăng khả năng tác động đến công chúng và cùng mang lại lợi ích cho chủ thể. PR đã,
đang và sẽ trở thành một công cụ hữu ích cho tất cả các cá nhân, tổ chức trong việc tạo dựng
và duy trì hình ảnh, uy tín đối với công chúng.
2.

QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TRONG DỊCH VỤ TRUYỀN MÁU
2.1.

Công chúng của dịch vụ truyền máu:

Dịch vụ truyền máu có thể nói là một dịch vụ tổng hợp, ở đó cần có rất nhiều đối tượng

tham gia mới có thể có được những kết quả tốt đẹp. Công chúng của dịch vụ truyền máu bao
gồm:
- Các cá nhân:
+ Người hiến máu: Nguồn người hiến máu là điều kiện sống còn của các ngân hàng máu.
Bởi vậy, thiết lập và duy trì các mối quan hệ với người hiến máu là một trong những hoạt động
cần được các trung tâm truyền máu đặt lên hàng đầu. Nếu không có người hiến máu hoặc quan
hệ không tốt đối với đa số người hiến máu được coi là khủng hoảng PR của trung tâm truyền
máu.
+ Các tình nguyện viên vận động hiến máu nhân đạo: Họ không chỉ là những người tham
gia vận động và chăm sóc người hiến máu mà còn là những người đem đến cho công chúng
những tình cảm, niềm tin về trung tâm truyền máu. Không những thế, chính họ cũng là những
người hiến máu và tham gia vào lực lượng hiến máu dự bị.
+ Các nhà lãnh đạo: là lãnh đạo của Ban chỉ đạo vận động hiến máu nhân đạo các cấp, các
tập thể tổ chức hiến máu, các bệnh viện sử dụng máu, các đoàn thể xã hội, các cơ quan truyền
6


thông đại chúng, lãnh đạo cấp trên... Họ là những người có những ý kiến có thể quyết định đến
nhiều hoạt động của trung tâm truyền máu.
+ Phóng viên, nhà báo: đây là nhóm công chúng không chỉ trong dịch vụ truyền máu và
các ngành, các lĩnh vực khác rất coi trọng. Đối với truyền máu thì họ có vai trò rất lớn đối với
công tác vận động hiến máu và giới thiệu hình ảnh của trung tâm truyền máu với xã hội.
+ Người bệnh nhận máu: là khách hàng của dịch vụ truyền máu. Sự hiểu biết đầy đủ và tạo
được niềm tin của người bệnh với các trung tâm truyền máu không chỉ đảm bảo tiêu thụ các
sản phẩm của dịch vụ truyền máu mà còn góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả truyền
máu và dự phòng khủng hoảng PR.
+ Các bác sỹ lâm sàng: họ là những người chỉ định truyền máu và sản phẩm máu. Bất kỳ
một sự e ngại nào về truyền máu đều có thể ảnh hưởng xấu tới hoạt động của trung tâm truyền
máu. Các trung tâm truyền máu trên thế giới đều có bộ phận riêng biệt hoặc một chương trình
riêng biệt để PR cho nhóm công chúng này.

+ Các nhân viên trong ngành truyền máu: sự quan hệ mật thiết của hệ thống truyền máu ở
mỗi quốc gia luôn là một yêu cầu bắt buộc. Do vậy, hầu hết các trung tâm truyền máu trên thế
giới đều có những chương trình PR riêng cho các nhân viên thuộc hệ thống truyền máu.
+ Các cá nhân là người nước ngoài.
- Các tập thể:
+ Các khoa huyết học - truyền máu: là mỗi bộ phận của hệ thống truyền máu. PR để thống
nhất về nhận thức, thái độ và các kỹ năng cần thiết đối với tất cả các nhân viên trong cả hệ
thống truyền máu là một yêu cầu bắt buộc trong dịch vụ truyền máu.
+ Các ngành, các địa phương, các cơ quan, trường học, doanh nghiệp: là các tập thể tổ
chức hiến máu. Không những thế họ còn có thể tham gia vào nhiều dịch vụ khác của ngành
huyết học - truyền máu.
+ Các bệnh viện: là các tập thể có sử dụng máu và các chế phẩm máu của trung tâm truyền
máu. Bên cạnh đó, họ còn là tập thể tổ chức hiến máu khi có đề nghị của trung tâm truyền
máu.
+ Các cơ quan thông tấn báo chí: là cơ quan truyền thông về hiến máu nhân đạo, về sử
dụng máu và giới thiệu hình ảnh của trung tâm truyền máu với xã hội.
+ Các tổ chức quốc tế: hội nhập và hợp tác quốc tế là một xu thế tất yếu không chỉ trong
họat động truyền máu mà còn ở tất cả các ngành và toàn xã hội.
2.2.

Cơ sở xác lập vai trò của PR trong dịch vụ truyền máu:

- Đặc trưng của Truyền máu là dịch vụ với sản phẩm rất đang dạng. Muốn có máu thì
phải vận động hiến máu nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về hiến máu nhân đạo.
Muốn tiêu thụ sản phẩm thì cần có sự cộng tác mang tính hiểu biết và tin cậy lẫn nhau của
7


người bệnh, các bác sỹ, các bệnh viện và các nhà quản lý... Đồng thời, vì là hoạt động nhân
đạo khi hiến máu và liên quan đến tính mạng con người khi truyền máu hoặc chế phẩm máu

nên nguy cơ khủng hoảng PR là rất cao.
- Định hướng xây dựng và phát triển chuyên ngành truyền máu ngày càng hiện đại,
vừa đòi hỏi phải thu hút sự quan tâm, đầu tư của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, của ngành y tế
các địa phương, vừa phải thu hút và xây dựng được đội ngũ cán bộ có chất lượng tốt.
- Truyền máu luôn cần thiết phải có mối quan hệ và liên hệ khá chặt chẽ với uy tín
tốt đối với các đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế.
- Sản phẩm của dịch vụ truyền máu luôn là mối quan tâm của công chúng nên nhu
cầu thoả mãn về mặt thông tin của công chúng rất cần sự chia sẻ từ các cơ sở truyền máu qua
các cơ quan truyền thông đại chúng.
- Nhiều hoạt động về quan hệ với báo chí và giới truyền thông, tổ chức các sự kiện,
biên soạn tài liệu, giao tiếp cá nhân... trong những năm qua đã được tổ chức thành công bởi
nhiều cơ sở truyền máu trong cả nước. Đây là hoạt động quan trọng của chuyên ngành Truyền
máu để phát triển nguồn người hiến máu, xây dựng và bảo vệ uy tín, vị thế của hoạt động
Truyền máu trong Ngành y tế nói riêng và đối với cộng đồng nói chung. Những hoạt động này
đã để lại những kinh nghiệm rất quý về PR cho nhiều nhà quản lý và cán bộ truyền máu.
- Các hoạt động PR trong truyền máu không đòi hỏi phải có nguồn tài chính lớn.
Bí quyết thành công của PR đã cho thấy, PR không phải là quá khó để có thể thực
hiện được. Những việc cơ bản đó là: tạo dựng hình ảnh tốt nhất trước khi truyền tới công
chúng (có thể bằng chính sản phẩm, dịch vụ...); thực hiện những công việc có lợi cho cộng
đồng và chia sẻ công việc đó với công chúng để họ được biết. Với hoạt động của dịch vụ
truyền máu thì PR là nhiệm vụ quan trọng cần ưu tiên hàng đầu. Đã đến lúc ở nước ta, các cán
bộ truyền máu cần được đào tạo một cách chu đáo và có tính nghiệp vụ cao.
2.3.

Sơ đồ xây dựng chương trình PR trong dịch vụ truyền máu:

8


Đánh giá

thực trạng

Đặt
mục tiêu

Chươn
g
trình
PR
mới
tiếp
theo

Đánh giá
kết qủa

Xác định
đối tượng

Xây dựng
thông điệp

Tổ chức
thực hiện

Lựa chọn
kênh PR

Thông thường thì PR trong dịch vụ truyền máu được tiến hành song song ở nhiều đối
tượng công chúng khác nhau, nhiều hoạt động khác nhau nhằm tới các mục tiêu về số lượng

máu thu gom được, số lượng máu và chế phẩm máu được tiêu thụ cũng như các hoạt động
đảm bảo chất lượng và an toàn truyền máu, nâng cao hiệu quả quản lý trong hoạt động truyền
máu. Các hoạt động trên có thể do từng bộ phận đảm nhiệm hoặc được giao cho một bộ phận
theo dõi, giám sát và tư vấn cho lãnh đạo của các trung tâm truyền máu.
Hầu hết các ngân hàng máu trên thế giới đều thành lập bộ phận quan hệ công chúng. Các
ngân hàng máu ở Châu Âu, Châu Mỹ thì thành lập bộ phận PR riêng. Các nước khác như Thái
Lan, Oxtrâylia, Đài loan, Singapore... thì PR được chia thành hai bộ phận: một bộ phận nằm
chung trong bộ phận tuyển mộ người hiến máu, một là bộ phận thuộc truyền máu lâm sàng.
3.

QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TRONG DỊCH VỤ TRUYỀN MÁU Ở NƯỚC TA

Trước đây, hoạt động PR trong dịch vụ truyền máu đã được các cơ sở truyền áu trong
cả nước tiến hành khá đều đặn và cũng đạt được những kết quả nhất định. Tuy vậy, hoạt động
này còn mang tính tự phát, chủ yếu được tổ chức ở các trung tâm truyền máu lớn như Viện
Huyết học - Truyền máu Trung ương và các trung tâm truyền máu khu vực. Còn các cơ sở
truyền máu khác vẫn chỉ tập trung chủ yếu là PR cho người hiến máu và các bác sỹ lâm sàng.
Hầu hết các cơ sở truyền máu chưa có các chương trình PR để tiến hành thường xuyên và bài
bản. Nhiều cán bộ truyền máu chưa có hiểu biết về vai trò, sự cần thiết và phương pháp thiết
lập các chương trình PR trong dịch vụ truyền máu. Nguyên nhân chủ yếu là do ở nước ta, PR
là hoạt động còn khá mới mẻ, chưa có chương trình đào tạo chuyên sâu về PR và Ngành
truyền máu cũng chưa có chương trình đào tạo về PR trong dịch vụ truyền máu cho các cán bộ
làm công tác truyền máu.

9


Ngày nay, với sự phát triển của truyền máu và hoạt động PR đã được xã hội thực sự
quan tâm thì việc xây dựng Chương trình PR trong dịch vụ truyền máu ở nước ta là một nhu
cầu tất yếu mang tính bắt buộc có định hướng, có kế hoạch. Trong đó cần tập trung vào ba vấn

đề chính là:
- Một là: Cán bộ truyền máu cần có nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của PR trong
dịch vụ truyền máu.
- Hai là: Xác định một chương trình PR trong dịch vụ truyền máu mang tính toàn quốc.
Cụ thể:
+ Xác định công chúng và vai trò của các nhóm công chúng trong dịch vụ truyền máu.
+ Đề ra các mục tiêu PR cho từng nhóm công chúng trong từng giai đoạn nhất định
đảm bảo thống nhất trong hệ thống truyền máu cả nước.
+ Xây dựng các thông điệp thống nhất cả nước, hoàn thiện các quy trình về PR trong
dịch vụ truyền máu.
+ Hình thành các chỉ tiêu giám sát đánh giá hiệu quả PR.
+ Hoàn thiện các văn bản pháp luật để đảm bảo có đủ cơ sở pháp lý để mọi cán bộ
truyền máu đều phải tuân thủ và là cơ sở để giải quyết khi có khủng hoảng PR xẩy ra.
+ Thành lập bộ phận chuyên sâu về PR trong truyền máu tại Viện Huyết học - Truyền
máu Trung ương và các trung tâm truyền máu lớn. Bộ phận này có nhiệm vụ PR cho những
hoạt động cấp quốc gia và hướng dẫn, giám sát, xử lý kịp thời những nguy cơ khủng hoảng PR
cho các cơ sở truyền máu trên cả nước.
- Ba là: Tổ chức đào tạo về PR cho các cán bộ truyền máu cả nước theo nhiều hình
thức khác nhau: tập trung, từ xa, ngắn hạn và dài hạn ...
4. KẾT LUẬN:
Quan hệ công chúng là các hoạt động tác động nhận thức của công chúng nhằm thiết
lập và duy trì uy tín, tình cảm, niềm tin của công chúng với chủ thể. Quan hệ công chúng đã
và đang thu hút sự quan tâm đầu tư của nhiều quốc gia trên thế giới và trở thành một ngành
công nghiệp đầy hấp dẫn. Ở nước ta, hoạt động quan hệ công chúng được Nhà nước và xã hội
rất quan tâm, đang dần trở thành hoạt động không thể thiếu ở tất cả các cơ quan, doanh
nghiệp, tổ chức xã hội...
Truyền máu là một ngành dịch vụ có công chúng rất đa dạng. Với tính chất cứu
người, phi lợi nhuận và kêu gọi lòng nhân ái từ cộng đồng, có thể nói hoạt động truyền máu là
hoạt động của công chúng, do công chúng tạo nên và vì lợi ích của chính công chúng. Hoạt
động của các trung tâm truyền máu không thể tách khỏi công chúng. Và giống như các ngân

hàng máu trên thế giới, PR trong dịch vụ truyền máu ở nước ta hiện nay cần được các trung
tâm truyền máu coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

10


11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Thúy Hằng, (2006), Quan hệ công chúng: một ngành công nghiệp đầy thách
thức, Học viện báo chí và tuyên truyền, www.ajc.edu.vn.
2. Thanh Hương, Bí quyết quảng cáo và quan hệ công chúng, VnExpress (27/12/2005).
3. Nguyễn Anh Trí, (2004), “An toàn truyền máu và những biện pháp để đảm bảo truyền
máu an toàn”, Một số chuyên đề Huyết học - truyền máu (tập I), NXB Y học, 87- 93.
4. Frank Jefkins, (2004), Phá vỡ bí ẩn của PR, Nhà xuất bản trẻ.
5. John J.Macionis, (2004), “Hành vi tập thể và vận động xã hội”, Xã hội học, NXB
Thống kê, 703- 734.
6. IFC, (22006), Quan hệ công chúng, Nhà xuất bản trẻ.
7. Moi Ali, (2006), Effective Public Relations, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ CHí
Minh.
8. AABB, (1998), Motivating Donors in Todays World: Recruiment and Retention, ISBN
NO 1-56395-2749, Maryland,73-129.
9. Australian Red Cross, (2003), Blood Service, Annual Report 2002/2003 Australian Red
Cross Blood Service.
10. Chaivej Nuchprayoon, Blood Transfusion servisces in Thailand. Japanese Journal of
Transfusion medicine, (vol 40, No5 40), 772-775.
11. International Federation of Red Cross and Red Crescent Societies, (2002), “Recruiting
Voluntary, non - remunerated Blood Donors”, Making a difference, CH-1211 Geneva
19.

12. WHO, (2001), The clinical use of Blood, Pub.WHO, 21-42.

12



×