Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Đào tạo cử nhân luật ở một số nước trên thế giới và khả năng ứng dụng vào tiến trình đổi mới đào tạo cử nhân luật ở việt nam trong điều kiện hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.48 MB, 171 trang )

BỘ r ư P H Ấ P
TRƯƠNG ĐẠI HỌC M

Ị HẢ NỘĨ

*>Ể T Ả I K H O A H Ọ C CẤP TE

0 ?.;G

ĐÀO TẠO CỬ: ,'HÁN LUẬT ơ MỘT sể NƯỚC T&ẺN THỂ GIỚI
VÀ KHẢ NĂNG ỨNG ĐỤNG VÀO TIẾN TRÌNH i ĩ ổ ĩ MỚI

ĐAO TẠO CỬ NHÂN LƯẴr?1 Ở VIÊT NAM
TRONG ĐĨỂU ẲÍỆN H Ộ I Ệ m ị Q IIỠ C TẾ

Chủ ữMệ T đề ấàiỉ T;S. N guyfii Thị Ánh v âĩi
Trung íẮ.~r» Uiật 20 sáõk, Đ f i học Luâr Hà Nộí

HÀ NỘI - 2010


B ộ T ư PHÁP
T RƯ ỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÈ TÀI KH OA HỌC CẤP TRƯỜNG

ĐÀO TẠO CỦ NHÂN LUẬT Ở M ỘT SỐ NƯỚC TRÊN THÉ GIỚI
VÀ KHÁ NẢNG ỨNG DỤNG VÀO TIÉN TRÌNH Đ Ỏ I MỚI
ĐÀO TẠO C Ử NHÂN LUẬT Ở VIỆT N AM
TRONG Đ IÊU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TÉ


Chủ nhiệm đ< tài: TS. N guyễn Thị Ảnh Vân
Trung tâm Luật so sánh, Đại học Luật Hà Nội

TRUNG TÂMTHÔNG TIN THƯVIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌCMT hà nộ
PHÒNG ĐỌC —



MÃ SỐ: LH - 09 - 17/ĐHL - HN

HÀ NỘI, 2010


N H Ũ NG NGƯỜI THAM GIA T H ự C HIỆN ĐÊ TÀI


SO
TT

HỌ VÀ TÊN

NƠI CÔ N G TÁC



T ư C Á CH
T H A M GIA

1


TS. Nguyên Thị Anh Vân

Dại học Luật Hà Nội

2

Th.s Cao Xuân Phong

Viện KH pháp lý, BTP

Chù nhiệm đê tài,
tác giả CĐ 01, 02 &
08
Tác giả CĐ 03

3

TS. Phạm Hông Quang

Đại học Luật Hà Nội

Tác giả CD 04

4

TS. Nguyên Thị Vân Anh

Đại học Luật Hà Nội


Tác giả CĐ 05

5

TS. Nguyên Văn Quang

Đại học Luật Hà Nội

Tác giả CD 06

6

Th.s Nguyền Đức Ngọc

Đại học Luật Hà Nội

Tác giả CĐ 07


MỤC LỤC
Phần I: Báo cáo tổng thuật

3

Phần II: Các chuyên đề nghiên cứu

53

Nhổm 1: Tổng
thống Cỉvil Law

Khái quát về
luật nói riêng

quan về đào tạo cử nhân luật trong truyền
và Common Law
đào tạo đại học nói chung và đào tạo cử nhân
trong truyền thống Civil Law và com m on Law
TS. Nguvễn Thị Ánh Vân
Vài so sánh khái quát về đào tạo cử nhân luật trong truyền
thống Civil Law và Common Law
TS. Nguyễn Thị Ánh Vân
N hóm II. Kinh nghiệm đào tạo cử nhân luật ở một sổ nước
Châu Ả có hệ thống pháp luật thuộc truyền th>ng Civil Law
hoặc Common Law

54
54

75

89



Đào tạo cử nhân luật ở Hàn Quốc

89
Th.s. Cao Xuân Phong

Đào tạo cử nhân luật ở Thái Lan

TS. Phạm Hồng Quang

102

TS. Nguyễn Thị Vân Anh

119

TS. Nguyễn Văn Quang

129

Nhóm III. Thực trạng và giải pháp đổi mới đào tạo cử nhân
luật ở Việt N am đáp ứng yêu cầu hội nhập

143

Đ 0 tạo cử nhân luật ở Malaysia
Đào tạo cử nhân luật ở Philippines

Thực trạng công tác đào tạo cử nhân luật ở Việt Nam: vài
điểm hạn chế
Th.s. Nguyễn Đức Ngọc
Một số giải pháp đổi mới đào tạo cử nhân luật ở Việt Nam
đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
TS. Nguyễn Thị Ánh Vân
Danh mục tài liệu tham khảo

143


155

172

2


PHẦN I

BÁO CÁO TỐNG THUẬT
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong vài thập kỷ gần đây, Việt Nam đã và đang trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong quá trình
hội nhập đó, cùng với cơ hội họp tác đế phát triến, các quốc gia còn bị đặt
trước thách thức của những cuộc cạnh tranh khốc liệt trên nhiều lĩnh vực mà
thực tiễn đã minh chứng, lợi thế luôn thuộc về quốc gia có nguồn nhân lực
chất lượng cao. Như vậy, để tăng cường năng lực cạnh tranh của mình, cac
quốc gia cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có nguôn
nhân lực công tác trong lĩnh vực pháp luật.
Hội nhập kinh tế quốc tế, một mặt, làm cho nguồn vốn đầu tư từ nước
ngoài được thu hút vào thị trường nội địa một cách dễ dàng bơn, đa dạng
hoá các loại hình kinh doanh trong nước và tạo điều kiện thuận lợi đế các
doanh nghiêp trong nước thiết lập các quan hệ hợp tác kinh doanh với các
r
đôi tác ơ nước ngoài. Tuy nhiên, hội nhập kinh tê quôc tê cũng buộc các
doanh nghiệp trong nước phải đương đầu với những hệ thống “phòng thủ
thương mại’" và thậm chí, trong một số trường hợp, phải tham gia tranh tụng
tại các cơ quan tài phán nước ngoài với tư cách bên nguyên hoặc bên bị và vì
vậy, cần đến sự hỗ trợ đắc lực của đội ngũ cán bộ pháp lý trong nước. Trong

bối cảnh đó, có thể dễ dàng nhận thấy, quá trình hội nhập giữa nước ta với
các quốc gia khác đã đặt ra những yêu cầu mới đối với những ngưcu làm
công tác pháp luật ở Việt Nam: không thể làm tốt công việc của mình trên
cơ sở nền tảng kiến thức thuần tuý về pháp luật trong nước mà còn phải nắm
bắt được những kiến thức nhất định về pháp luật nước ngoài và pháp luật
quốc tể; thậm chí trước đó, khi còn ngồi ở giảng đường của trường luật, cái
mà họ cần không phải là học thuộc lòng nội dung pháp luật thực định mà
quan trọna; hơn là phải có khả năng nghiên cứu các quy định pháp luật và có
kỹ năng phân tích các vấn đề pháp lý, và kỹ năng tranh luận... Đc đáp ứng
được những đòi hỏi mới này của thực tiễn, cần phải có những đổi mới căn
bản trong công tác đào tạo luật nói chung, mà trước hết là đổi mới ở bậc đào
tạo cử nhân luật, nơi trang bị những hành trang tối thiểu cho các cán bộ pháp
lý tương lai của đất nước.
r

4 Ạ



. f

7

^ •

r-r-1

1

• /\


1

A ■

1

1 »

1



.Ạ

_

r

Ã

r

J Ã

~

1

__ ^


z _

3


Với lý do trên, việc lựa chọn đề tài “Đ ào tạo cử nhân luật ở một sô nước
trên thế giới và khả năng ứng dụng vào tiến trình đôi mới đào tạo cử nhân
luật ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc t ế ” là việc làm thiễt thực và
cấp bách.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Cho đến nay, trong số các công trình khoa học đã được công bố, hầu như
chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống về đào
tạo luật ở các nước trên thế giới để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm
có khả năng ứng dụng vào cải cách đào tạo luật ở Việt Nam, đáp ứng yêu
cầu hội nhập. Hiện, chỉ có môt số bài báo đăng trên các tạp chí chuyên
ngành luật, viết về đào tạo luật ở một vài nước phát triển trên thế giới. Ví dụ:
bài viết của PGS. TS. Đào Thị Hằng “Đào tạo một sổ chức danh tư pháp ở
Cộng Hoà Liên bang Đ ức” (Tạp chí Luật học số 4/1998); bài viết của thạc
sỹ Nguyễn V ăn Nam “Tìm hiểu về đào tạo luật và nghề luật ở CHLB Đ ức”
(Tạp chí N ghiên cứu Châu Àu số 5/2005); bài viết của thạc sỹ Lê Thu Hà
“Chế độ đào tạo luật gia tại Hoa Kỳ” (tạp chi nghiên cứu Lập pháp số
2/2005); và bài viết của TS. Nguyễn Thị Ánh Vân “Xu hướng mới trong đào
tạo luật ở N hật Bản và vài gợi mở cho đỏi mới đào tạo luật ở Việt Nam”
(Tạp chí N hà nước & Pháp luật số 7/2009).... Tuy nhiên, có rất ít bài viết
trong số đó m ang tính nghiên cứu về những đổi mới trong quy trình đào tạo
cử nhân luật của nước ngoài để rút ra bài học kinh nghiệm, có khả năng ứng
dụng vào tiến trình đổi mới đào tạo cử nhân luật ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay. Đ a số các bài viết chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin cho
người đọc về cách thức và mô hình đào tạo luật mà chủ yếu là dạy nghề (đào

tạo nghề luật) hoặc thậm chí về một vài khía
cạnh nhỏ của công tác đào tạo
_
nghê luật ở m ột quôc gia nào đó trên thê giới.
>

r

r

Đầu tháng 2 năm 2009. Trung tâm Luật So sánh (Đại học Luật Hà Nội)
cũng đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Đào tạo Luật ở một & quốc gia trên
thế g iớ i”. Cuộc hội thảo xoav quanh 9 mô hình đào tạo luật ở 9 hệ thống
pháp luật khác nhau.1 Mặc dù ban tổ chức hội thảo dự định nội dung hội
thảo sẽ bao quát toàn bộ quy trình đào tạo luật ở các nước, bao gồm đào tạo
đ ạ i h ọ c , s a u đ ạ i h ọ c v à d ạ y n g h ề Vi- đ ã l ư u ý c á c b á o c á o v i ê n k h i m ờ i v i ê t

bài.2 Trên thực tế, đại đa số các báo cáo viên chỉ tập trung bàn về kinh
nghiệm của các nước trong việc xây dựng kết cấu và nội dung chương trình
1 C ác hệ thổng pháp luật này gồm M ỹ, ú c , Singapore, Đ ức, Hà Lan, Liên bang N ga, Pháp, Nhật, Trung
Q uốc.
2 Chu r.hiệm đề tài nay cũng đồng thời là thành viên ban tồ chức hội thào và là chủ toa hội tháo.

4


giảng dạy theo học chế tín chỉ ở bậc đào tạo đại học. Điều này hoàn toàn dễ
hiểu, khi cuộc hội thảo được tô chức trong bối cảnh Trường Đại học Luật Hà
Nội đang trong giai đoạn xày dựng dự thảo chương trình đào tạo cử nhân
luật theo học chế tín chỉ. Trong hoàn cảnh đó, các báo cáo viên của hội thảo

hâu như quá bị hâp dân bởi chủ đê nói trên. Tuy nhiên, cuộc hội thảo van gặt
hái được những thành công nhất định do kết quả nghièn cứu và thảo luận có
tác dụng phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng chương trình đào tạo cử nhân
luật theo học chế tín chỉ của Trường. Hơn nữa, những vấn đề đưa ra bàn bạc
tại hội thảo cũng có tác dụng mở mang tầm hi- u biết cho những người tham
dự hội thảo về một số vấn đề như học liệu sử dụng trong đào tạo sau đại học,
cơ quan quản lý đào tạo luật ở trường đại học và cơ quan quản lý các cơ sở
dạy nghề luật ở một số nước trên thế giới; cũng như những cải cách lớn
trong đào tạo luật ở N hật Bản thời gian vừa q u a ...
I



1

/

1



1

A

1 A

1

? •


1 9

4 A

r •

.



r p

1

'



1

/\ •

,1

■» _______Ạ

_ w ,

Như vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về đào tạo

cử nhân luật ở các nước thuộc hai truyền thong pháp luật lớn trên thế giới
(Civil Law và Comm on Law) lứiam đúc rút kinh nghiộm phục vụ cho công
tác đổi mới toàn diện công tác đào tạo cử nhân luật ở Việt Nam, đáp ứng yêu
câu hội nhập, có thê 1101 , hâu như vân còn bị bỏ ngỏ.
/V

1

/V •

1

/\

'

.11

A

r •

1

ã

1




^

1

*

1

?

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
-

Tìm hiểu kinh nghiệm đào tạo cử nhân luật trong m ột số hệ thống
pháp luật thuộc hai truyền thống pháp luật lớn trên thế giới: Civil Law
và Common Law, trong đó ưu tiên nghiên cứu kinh nghiệm của các
nước trong khu vực C hâu Á; nghiên cứu xu hướng chung ve cải cách
đào tạo luậl trong những năm gần đây ở các quốc gia này.

-

Làm rõ thực trạng công tác đào tạo cử nhân luật ở Việt Nam trong quá
khứ và hiện tại và chỉ ra sự cần thiết phải đổi mới đào tạo cử nhân luật
ở Việt Nam.

-

Xem xét khả năng và mức độ vận dụng kinh nghiệm đào tạo cừ nhân
luật ở những hệ thông pháp luật đa nghiên cửu vào công cuộc đoi mới
đào tạo cử nhân luật ở V iệt Nam.

1

-



,

?

1

~

1

A

,1

Á

1 /

1

A

.


4«.

1

• «

_

r

A



_

4 Ạ



/ •

Đưa ra một số đê xuất nliằm hoàn thiện công tác đào tạo cử nhân luật
ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

5


4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
-


Trong khuôn khổ một đề tài khoa học cấp trường, đề tài này không có
tham vọng nghiên cứu toàn bộ quy trình đào tạo luật. Đào tạo luật là
khái niệm rộng, bao gồm cả đào tạo ở bậc đại học, đào tạo sau đại học
và dạy nghề. Đe tài này chỉ tập trung nghiên cứu đào tạo luật ở các
trường đại học và đào tạo luật ở bậc đại học (đào tạo cử nhân luật) chứ
không nghiên cứu về đào tạo luật ở bậc sau đại học và đào tạo nghề
luật.

-

Đề tài này sẽ không và cũng không thể bao quát hết các mô hình đào
tạo cử nhân luật ở tất cả các nước trên thế giới mà chủ yếu tập trung
vào việc nghiên cứu mô hình đào tạo cử nhân luật ở một số quốc gia
Châu Ả. là những nước có nền văn hoá va điều kiện kinh tế - xã hội
(những nhân tố ảnh hưởng lớn tới nền giáo dục) tưưng đối gần gũi với
Việt Nam. Tuy nhiên, ở một mức độ nhất định, đề tài cũng tham khảo
kinh nghiệm đào tạo của một vài nước phát triển phương tây dưới
dạng nghiên cứu tổng quan về mô hình đào tạo cử nhân luật trong hai
truyền thống pháp luật lớn trên thế giói: Civil Law và Common Law
(và chỉ tập trung vào 2 cặp hệ thống pháp luật tiêu biểu cho mỗi
truyền thống pháp luật trên là Pháp - Đức và Anh - Mỹ) nhằm góp
ph in xác định một hướng đi đúng đắn và hiệu quả trong tiến trinh đỏi
mới đào tạo cử nhân luật ở Việt Nam.

-

Đề tài này cũng không được triển khai nghiên cứu dưới giác độ sư
phạm học mà chỉ nghiên cứu dưới giác độ luật học, và chỉ nghiên cứu
về một số khía cạnh quan trọng của đào tạo cử nhân luật ở một số

quốc gia nói trên.

5. Phương pháp nghiên cứu:
Với mục đích và phạm vi nghiên cúu đã trình bày ở trên, các phương
pháp nghiên cứu được sử dụng để hoàn tất đề tài nghiên cứu gồm:
Phương so sánh luật học được sử dụng như phương pháp chủ
đạo nhằm nghiên cứu sự tương đồng và khác biệt trong đào
tạo cử nhân luật giữa các hệ thống pháp luật trong cùng một
truyền thống pháp luật; và giữa các hệ thống pháp luật thuộc
hai truyền thống pháp luật khác nhau tập trung chủ yếu ở khu

6


vực Châu Á, có tham khảo kinh nghiệm đào tạo cử nhân luật
của một số nước phát triển ở phương tây.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên C iru khác
như: phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn giải, hệ thống hoá, và
ở những nơi cần thiết phương pháp lịch sử cũng được khai
thác để làm rõ những đổi mới trong đào tạo luật của các nước
được lựa chọn nghiên cứu và nguyên nhân dẫn đến những đôi
mới đó.

6. Nội dung nghiên cứu:
-

Nghiên cứu k h á i quát về đào tạo cử nhân luật trong hai truyền thống
pháp luật: Civil Law và Common Law, để rút ra những sự khác biệt
điển hình trong đào tạo cử nhân luật ớ hai truyền thống pháp luật này;
và để bước đầu xác đinh hướng di thích hợp cho đổi mới đào tạo cử

nhân luật ở V iệt Nam.

-

Nghiên cứu kinh nghiệm đào tạo cử nhân luật của một số nước trong
khu vực có hệ thống pháp luật thuộc một trong hai truyền thống Civil
Law hoặc Common Law. Lựa chọn những nước có điều kiện kinh tê,
văn hoá, xă hội khá tương đồng với Việt Nam để nghiên cửu và học
hỏi, các tác giả hy vọng sẽ có thể tiếp thu được nhiều kinh nghiệm
quý báu đưa vào áp dụng trực tiếp tại Việt Nam.

-

Nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo cử nhân luật ở \ lệt Nam trong
quá khứ và hiện tại, tìm ra những khiếm khuyết và từ đó chỉ ra sự cần
thiết phải đổi mới công tác đào tạo luật nhằm đáp ứng yêu cầu của hội
nhập quốc tế.

-

Đúc rút kinh nghiệm đào tạo củ nhân luật của các nước dã được chọn
lọc để nghiên cứu và xem xét khả năng vận dụng những kinh nghiệm
đó vào công cuộc đổi mới toàn diện công tác đào tạo cử nhân luật ở
Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập.

7. Các kếv quả nghiên cứu chu yếu
K t quả nghiên cứu đề tài được thể hiện trong 3 nhóm, gồm 8 chuyên
đề:

7



Nhỏm /. Tông quan về đào tạo cử nhân luật trong truyên thông Civìl
Law và Common Law, gồm 2 chuyên đề:
1. Khái quát \ ề đào tạo đại học nói chung và đào tạo cử nhân luật nói
riêng trong truyền thống Civil Law và Common Law
2. Vài so sánh khái quát về đào tạo cử nhân luật trong truyền thống Civil
Law và Common Law
Nhóm JI. Kinh nghiệm đào tạo cử nhăn luật ở m ột số nước Châu A có
hệ thông ph áp luật thuộc truyên thông Civỉl Law hoặc Common Law,
gồm 4 chuyên đề:
1.
2.
3.
4.

Đào
Đào
Đào
Đào

tạo
tạo
tạo
tạo

cử

cử
cử


nhân
nhân
nhân
nhân

luật
luật
luật
luật






Hàn Quốc
Thái Lan
Malaysia
Philippines

Nhóm JII. Thực trạng và giải pháp đổi mới đào tạo cử nhân luật ở Việt
~- r
r
s\


r\
Nam đáp ứng yêu câu hội nhập, gom 2 chuyên đê:
* r ____


9

_

Ạ •

f

_ A

1_______ A

-4 A

1. Thực trạng công tác đào tạo cử nhân luật ở Việt Nam: một số đi m
hạn chế
2. Một số giải pháp đổ mới đào tạo cử nhân luật ở Việt Nam đáp ứng
yêu cầu hội nhập quốc tế
8. Cơ cấu nội dung báo cáo tổng quan về kết quả nghiên cứu đề tài:

-

-

Báo cáo tổng quan gồm 6 phần:
Phần m ở đầu
Phần 1: Tổng quan về đào tạo cử nhân luật trung truyền thong Cỉvil
Law và com m on Law
Phần 2: Kinh nghiệm đào tạo cử nhân luật của một số nước Châu Á

có hệ th< ng pháp luật thuộc truyền thống Cỉvil Law hoặc Common
Law
Phần 3: Thực trạng công tác đào tạo cử nhân luật ở Việt Nam
Phần 4: M ột số giải pháp đối mới đào tạo cử nhân luật ở Viêt Nam
đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
Kết luận

8


PHẦN I: TỎNG QUAN VÈ ĐÀO TẠO c ử NHÂN LUẬT TRONG
TRUYỀN THỐNG CIVIL LAYV VÀ CỎMMON LAW
Đào tạo cử nhân luật là một công đoạn trong đào tạo luật. Đào tạo luật
là một khái niệm rộng, bao hàm: đào tạo luật ở bậc đại học, đào tạo luật ở
bậc sau đại bọc và dạy nghề. Nhìn chung, tất cả các nước trên thế giới đều
bóc tách đào tạo luật ở bậc đại học và sau đại học thành những công đoạn
riêng. Tuy nhiên, đối với hoạt động đào tạo luật ở bậc đại học và dạy nghê,
cũng có quốc gia không có sự bóc tách rành mạch. Thông thường, ở những
quốc gia có sự phân tách rành mạch giữa giai đoạn đào tạo cử nhân luật và
đào tạo nghề, việc đào tạo cử nhân luật thường chỉ nhằm trang bị những kiến
thức lý luận khoa học pháp lý thuần tuý và nội dung pháp luật thực định cho
người học; phần kỹ năng nghề nghiệp không được coi trọng và hầu như
không được đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc đào tạo cử nhân luật.
Kiểu đào tạo này thường thấy ở những nước có hệ thống pháp luật thuộc
truyền thống Civil Law như ở các nước Châu Âu lục địa và một số nước
Châu Á, Châu Mỹ La-tinh. Ngược lại, ở những quốc gia không có sự bóc
tách rành mạch giữa giai đoạn đào tạo cử nhân luật và đào tạo nghề, nội
dung chương trình đào tạo cử nhân luật thường chú trọng tới việc trang bị
các kỹ năng làm Việc cho người học như kỹ năng phân tích luật, kỹ năng tư
duy có phê phán, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng lập luận, kỹ năng tranh

tụng, kỹ năng tư vấn pháp luật... Mỹ và ở mức độ thấp hơn, ở một số quốc
gia có hệ thống pháp luật thuộc truyền thống Common Law (như ú c ,
Canada, New Z ealand... trừ Vương quốc Anh) thường đi theo mô hình đào
tạo này. Để minh chứng cho nhận định trên, phần dưới đây sẽ điểm qua về
đào tạo cử nhân luật ở hai quốc gia tiêu biểu cho truyền thống Civil Law và
hai quốc gia tiêu biêu cho truyền thống Common Law.
1. Đào tạo cử nhân luật trong truyền thống Civil Law: khảo sát trường
họp của Pháp và Đức dưới góc nhìn so sánh
- v ề cách thức tuyển sinh và sàng lọc sinh viên trong quá t r ì n h đào tạo: ở cả
hai quốc gia việc tuyển sinh được thực hiện thông qua xét tuyển thay vì thi
tuyển. Điều đó có nghĩa là học sinh tốt nghiệp phổ thông, có kết quả học tập
tốt và có nguyện vọng vào học tại một khoa luật của một trường đại học đ< 1
có thể làm thủ tục nhập học tại một khoa luật mình muốn. Cách ihức tuyển
sinh không m ang tính cạnh tranh cao nhưng để tốt nghiệp khoa luật, sinh
viên luật phải vượt qua quá trình đạo tạo hết sức khắt khe. Sinh viên phả:
vượt qua được các kỳ thi hết môn để được chuyển lên học những năm tiếp
theo và cuối cùng phải vượt qua kỳ thi tốt nghiệp đòi hỏi lượng kiến thuc
9


khá rộng mới có thể giành được tấm bằng cử nhân luật. Thời gian học để lấy
bằng cử nhân luật kéo dài trong ba năm trong trường hợp của Pháp và bổn
năm trong trường hợp của Đức.

- v ề mục tiêu đào tạo: ở cả hai quốc gia, mục tiêu đào tạo cu nhân luật đều
không phải là nhằm “sản sinh” ra đội ngũ luật sư mà là nhằm trang bị kiến
thức đại cương cho người học, điển hình là những lĩnh vực kiến thức như:
lịch sử, triết học, kinh tế học, ngôn ngữ học và pháp luật.
- v ề chương trình đào tạo: nội dung chương t r ì n h đào tạo cử nhân luật ở cả
hai nước còn nặng về giang dạy lý thuyết và các quy phạm pháp luật thực

định trong khi xem nhẹ kỹ năng nghề nghiệp với các môn học bắt buộc là
chủ yếu và sinh viên ít có cơ hội lựa chọn môn học trong số lượng hạn hẹp
các môn tự chọn. Ở cả hai nước, chính phủ can thiệp khá sâu vào việc xây
dựng nội đung chương trình đào tạo, các tổ chức xã hội nghề nghiệp như
đoàn luật sư, hội luật g ia ... không có vai trò đáng kể nào trong lĩnh vực này.
- v ề phương pháp đào tạo: ở cả hai quốc gia, phương pháp thuyết giảng trên
thực tế vẫn là phương pháp chủ yếu và gần như duy nhất để truyền đạt kiến
thức tới người học. Cách thức tổ chức giảng dạy là hình th .íih những lớp học
cỡ lớn với hàng trăm sinh viên tham dự bài thuyết trình của các giáo sư luật
một cách thụ động. Cơ hội tương tác giữa sinh viên với giảng viên va giữa
sinh viên với nhau trên lớp hầu như không có.
- v ề nội dung giảng dạy trên lớp: giảng viên hầu như chi quan tâm tới việc
thuyết trinh những kiến thức về lý luận khoa học pháp lý và nội dung các
quy phạm pháp luật được rút ra từ các đạo luật. Phán quyết của toà hiếm khi
được đề cập tới trên lớp, nếu có cũng chi là nhằm m inh hoạ cho việc áp dụng
một vài quy phạm pháp luật nào đó nằm trong các văn bản pháp luật hoặc đê
minh hoạ việc giải thích luật hoặc để chỉ ra một kẽ hở, một m âu thuẫn nào
đó trong các quy định pháp luật.
- N hu cầu cải tổ đào tạo cử nhân luật: Chính thực tế đào tạo cử nhân luật nói
trên ở hai quốc gia Pháp và Đức m à các quốc gia này đã lần lượt tiên hành
những bước đi nhằm đổi mới công tác đào tạo cử nhân luật: Pháp vào cuối
những năm 90 của thế kỷ XX và Đức vào đầu thiên niên kỷ mới. Ở cả hai
quốc gia, cai cách đào tạo cừ nhân luật đều hướng tới yêu cầu gắn lý thuyết
với thực tiễn và chú trọng hơn tới việc trang bị kỹ năng thực hành hay kỹ
năng nghề nghiệp cho người học nhằm giúp các tốt nghiệp sinh có khả năng
vận dụng lý thuyết vào thực tiễn hoạt động nghề nghiệp sau này.
10


2. Đào dạo cử nhân luật trong truyền thống Common Law: khảo sát

trưòng hợp của Anh và Mỹ dưới góc nhìn so sánh
- v ề cách thức tuyển sinh: tuyển sinh vào học tại khoa luật ở Anh và Mỹ vừa
có những điểm tương đồng, lại vừa có những điểm khác biệt. Ở cả hai quốc
gia, các khoa luật đều tô chức thi tuyển mặc dù dưới những hình thức khác
nhau và phần th tuyển ở Mỹ xem ra khắt khe hơn ở Anh. Tuy nhiên điểm
khác nhau lớn nhất trong cách tuyển sinh của các khoa luật là ở chỗ, đôi
tượng tuyển sinh của người Anh là học sinh tốt nghiệp phố thông trung học
trong khi đối tượng đó ở Mỹ là những người đã có một bằng đại học và cũng
vì vậy, thông thường, sinh viên luật khoa của Mỹ lớn tuổi hơn và có trình độ
học vấn cao hơn sinh viên luật khoa cua Anh ở vào thời điểm nhập học.
- về mục tiêu đào tạo: đào tạo cử nhân luật ở Anh chủ yếu hướng tới việc
trang bị một phạm vi rộng lớn kiến thức khoa học tổng quan cho người học
và không chú ý tới phần trang bị kỹ nàng nghề nghiệp cho người học vì các
cử nhân luật của Anh sẽ phải trải qua trường lớp dạy nghề riêng, sau khi có
bằng cử nhân (không nhất thiết phải là cử nhân luật). Ngược lại, đào tạo cử
nhân luật ơ Mỹ lại có mục tiêu nhào nặn ra những luật sư hành nghề trong
tương lai chứ không nhằm trang bị kiến thức lý luận khoa học nói chung và
khoa học pháp lý nói riêng.
- v ề chương trình đào tạo: do mục tiêu đào tạo khác nhau, chương trinh đào
tạo cư nhân luật ở hai quốc gia Anh và Mỹ cũng rất khác nhau. Người Anh
chú trọng tới các môn học luật nội dung và coi các môn học về luật thủ tục
(tố tụng dân sự và tố tụng hình sự) không cần thiết phải đưa vào chương
trình đào tạo cử nhân luật. Thậm chí, cho tới gần đây, ngườ' A nh vẫn tỏ ra
hết sức xem nhẹ phần kỹ năng thực tiễn khi thiết kế chương trình đào tạo cử
nhân luật. Mặc dù các hiệp hội nghề nghiệp (Đoàn luật sư và Hội luật gia)
của Anh cL u đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chương trình đào
tạo cử nhân luật nhưng cả hai hiệp hội nghi nghiệp này đều coi kỹ năng
nghề nghiệp, đặc biệt kỹ năng tranh tụng và những kiển thức về pháp luật tố
tụng thuộc khối kiến thức của người học nghề. Vì lẽ đó, các môn học về luật
thủ tục (tố tụng) chỉ được tìm thấy trong chương trình đào tạo nghề. Ngược

lại với người Anh, người M ỹ lại rất chú trọng tới các môn học cung cấp kỹ
năng cho người học và không coi nội dung luật thực định là khối kiến thức
nhất thiết các cử nhân luật tương lai phải có. Đối với ngươi M ỹ, điều quan
trọng là các cư nhân luật tương lai phải biết cách tư duy có phê phán đối với
các quy định của pháp luật chứ không phải là học thuộc lòng nội dung các
quy định pháp luật. Ngoài kỹ năng tư duy có phê phán, các cử nhân luật
11


tirơng lai của Mỹ còn cần các kỹ năng nghề nghiệp khác như kỹ năng soạn
thao văn bản, kỹ năng tư vấn luật, và kỹ năng tranh tụng. V vậy, chương
trình đào tạo của mỹ được thiết kế với những môn học bao quát cả về luật
nội dung, luật thủ tục và kỹ năng thực tiễn thông qua hàng loạt các môn học
b ắ t b u ộ c , t ự c h ọ n v à n h ữ n g g i ờ t h ự c h à n h ( d i ễ n á n Vd l à m v i ệ c t ạ i v ă n p h ò n g

thực hành nghề luật).
- về phương pháp đào tạo: trong n h i ề u năm, người Anh chủ yếu dùng
phương pháp thuyết trình để truyền tải kiến thức khoa học tới sinh viên. Gần
đây, người Anh đã bắt đầu chú trọng tới việc đổi mới phương pháp đào tạo,
tăng cường sự tương tác giữa người dạy và người học đồng thời từng bước
sử dụng phương pháp thực h-inh trong quá trình đào tạo để trang bị kv năng
nghê nghiệp cho sinh viên. Ngược lại với người Anh, người Mỹ hẩu như chỉ
chú trọng sử dụng các phương pháp giảng dạy trang bị các loại kỹ năng thực
tiễn cho người học. Các phương pháp đã và đang được khai thác rộng rãi
gồm: phương pháp tình huống, phương pháp Socratic, phương pháp diễn án,
phương pháp thực hành nghề luật. Tất ca những phương pháp này đều
hướng tới việc rèn rũa các kỹ năng cần thiết cho các cử nhân luật tương lai
như: kỹ năng tư duy có phê phán và lập luận, kỹ năng tranh tụng, kỹ năng tư
vấn, hoà giải...
- về nội dung giảng dạy t r ê n lóp: ở Anh, sinh v i ê n chủ yếu vẫn được tiếp

cận với bài thuyết giảng của các giáo sư về nội dung luật thực định gồm cả
luật thành văn và án lệ. Trong khi đó ở M ỹ, trên lớp, sinh viên chủ yếu được
học các tình huống rút ra từ án lệ được đưa vào các cuon sách tình huống do
các giáo sư luật biẻn soạn. Tuy nhiên, sinh viên không thụ động ngồi nghe
giáo sư giảng giải về các tình huống để nắm bắt được nội dung của các tình
huống này mà chính các sinh viên phải nghiên cứu các tình huống đó trước
giờ lên lóp. Trên lớp, sinh viên được yêu cầu trình bày, phân tích các tình
huống và xem xét tình họp lý và bất hợp lý trong cách giải quyết các tình
huống đó của các thẩm phán. Với nội dung giảng dạy đó, người học không
phải nhớ một cách máy móc các quy phạm pháp luật thực định mà điều quan
trọng là họ phải hiểu được rằng pháp luật không phải là những quy định bất
biến mà là cái có thể tranh luận có thể thay đổi theo hướng ngày càng đáp
ứng tốt hơn nhu cầu giải quyết các tranh chấp nảy sinh trong thực tiễn cuộc
sống.
- Cải cách đào tạo cử nhân luật: ở cả hai quốc gia, trong những năm gan đây,
đào tạo cử nhãn luật đều có những chuyển biến nhất định. Những đổi mới ở
Anh nhàm vào mục tiêu tăng cường kỹ năng thực tiễn cho người học theo xu
12


hướng của người Mỹ. Trong khi bản thân mô hìnli đào tạo của Mỹ đã và
đang là hình mẫu cho nhiều quốc gia trên thế giới theo đuôi, thì bản thân
người Mỹ cũng đã nhận thức được nhu cầu đổi mới đào tạo cử nhân luật
nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập. Cái mà người Mỹ đã làm là đa dạng hoá
các môn học tự chọn và tăng cường cơ hội trao đôi, thảo luận giữa người học
và người dạy cũng như giữa ngưừi học với nhau đế tạo điều kiện giúp người
học mở mang kiến thức và khám phá những lĩnh vực mới trong khoa học
pháp lý.
3. Sự• khác biệt
điển hình trongo đào tạo

cử nhân luật
ỏ’ hai truyền



1
/ thống
0
Civil Lavv và Common Law
Những phân tích trên cho thấy, đào tạo cử nhân luật ở các nước trong
cùng một truyền thống pháp luật, ví dụ truyền thống Comon Law không hắn
đã giống nhau (như kiểu đào tạo của Anh có nhiều nét tương đồng với đào
tạo luật ở các nước thuộc truyền thống Civil Law hơn la với kiểu đào tạo của
Mỹ). Vì vậy, v iệt so sánh giữa đào tạo cử nhân luật trone hai truyền thống
pháp luật lớn trên xem ra sẽ gặp khó khăn nếu không lụa chọn một hướng
tiếp cận so sáiih tương đối nào đó. Để giúp người đọc có một hình dung nhất
định, phần dưới đây sẽ tập trung so sánh giữa đào tạo cử nhân luật ở Mỹ (đại
diện cho truyền thống Common Law) với đào tạo luật ở các nước trong
truyền thống Civil Law. Tại sao lại là Mỹ? Mặc dù Mỹ khóiig phải là cái nôi
sản sinh ra truyền thống Comm on Law mà công lao đó thuộc về Anh quốc
nhưng mô hình đào tạo cử nhân luật của M ỹ trong vài thập kỷ gần đây đã
được nhiều quốc gia không chỉ trong truyền thống Common Law học tập mà
còn có ảnh hưởng lớn tới nhiều quốc gia có hệ thống pháp luật thuộc truyền
thống Civil Lavv.
Những khác biệt điển hình được xem xét dưới đây chủ yếu liên quan tới
mục tiêu đào tạo, chương trình và phương pháp giảng dạy.
3.1. về m ục tiêu đào tạo cứ nhân luật





*

Mục tiêu đào tạo cử nhân luật trong hai truyền thống pháp luật, Civil Law
và Common Law. khác nhau rất lớn.
Thứ nhất, đào tạo cử nhân luật ở các nước Civil I,aw, về bản chất, là đào
tạo mang tính đại cương, không chuyên sâu, không nhằm mục đích đào tạo
người hành nghề. Đành rằng nhiều khoa luật ở các nước Civil Law có đưa
vào chưtmg trình đào tạo một số kiến thức mang tính chát kỹ thuật hoặc
13


nghề nghiệp nhưng các cua học chỉ mới được đưa vào và chỉ là phần phụ
đóng vị trí thứ yếu cho một phần chính. Ở các quốc gia này, người ta không
cho rằng tất ca hoặc hầu hết các tốt nghiệp sinh của các khoa luật đều sẽ trở
thành luật sư, thẩm phán hoặc công chứng viên. Luật chỉ là một trong những
chương trình đào tạo ở bậc cử nhân.
Dó là lý do tại sao trong con mắt của người Mỹ, đào tạo cử nhân luật ở
các trường đại học thuộc truyền thống Civil Law không mang tính chuyên
nghiệp, không đủ sức trang bị các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho người
học. Bất cứ phong trào nào theo hướng đào tạo chuyên môn hay nghề nghiệp
đều là phong trào đi chệch khỏi quỹ đạo này. Vì vậy những bài giảng ở các
khoa luật thuộc truyền thống Civil Law thường trừu tượng hơn, quan tâm tới
vấn đề triết học hơn là thực tiễn và xa rời việc giải quyết các vấn đề xã hội.
Tuy nhiên, đào tạo cử nhân luật ở Anh cũng có đặc điểm này vì vậy, người
Anh có cách đào tạo khác vái người Mỹ. Ở các nước Châu Âu lục địa và
thậm chí ở Anh, học nghề được tiến hành sau khi sinh viên tốt nghiệp đại
học và diễn ra tại một trường dạy nghề nào đó nằm ngoài truưng đại học.
Ở Mỹ đào tạo cử nhân luật về cơ bản là đào tạo với định hướng nghề
nghiệp và đào tạo giành cho những người đã có bằng đại học. Luật không

được giảng dạy ở trường đại học như một môn học nhân văn hay như một
môn khoa học xã hội. Bất lợi của hệ thống đào tạo đó là một bộ phân lớn các
cử nhân t t nghiệp đại học mà không được tiếp cận một cách có tổ cliức với
hệ thống pháp luật. Thực tế là không có cua học nào được tổ chức cho
nhũng sinh viên muốn học về hệ thống pháp luật Mỹ nếu không sẵn sàng
giành thêm vài năm nữa đ học tại khoa luật.
Những phát triển gần đây có xu hướng làm lu mờ sự khác biệt giữa đào
tạo luật mang tính tự do và không mang tính dạy nghề ở các trường đại học
của các nước Civil Law với đào tạo luật mang tính dạy nghề ở các trường
đại học thuộc các nước Common Law. Các trường đại học ở Pháp và các
nước Châu Mỹ Latin đã đưa thêm những buổi học do trợ giảng phụ trách để
thảo luận về những vụ việc cụ thể phụ thêm vào những bài giảng lý thuyết
do các giáo sư luật đảm nhiệm là một trong những ví dụ về mục tiêu lý
thuyết thuần khiết của đào tạo cử nhân luật tự do đã bị suy giảm ở các nước
Civil Law. Trong khi đó, các khoa luật ở Mỹ ngày càng tăng mối quan tâm
tới việc nghiên cứu pháp luật từ phương diện khoa học xã hội và nhân văn
chứ không chỉ coi khoa luật đơn thuần là những cơ sở đào tạo nghề luật sư
như trước.

14


Thứ hai, một sự khác nhau nữa giữa mục tiêu đào tạo cử n h â n luật ở hai
truyền thống pháp luật là quan niệm của mỗi truyền thống pháp luật về
những người hành nghề luật tương lai, cái đích cuối cùng mà đào tạo cử
nhân luiật hướng tới. Nêu như các nước Civil Law coi đào tạo cử nhân luật là
bước khởi đầu để nhào nặn ra các kỹ thuật viên thì người Mỹ coi đào tạo cử
nhân luật là giai đoạn được tiến hành nhằm nhào nặn ra những kỹ sư xã hội.
Ở các nước Civil Law, các luật sư thực hành và thẩm phán được xem như
những kỹ thuật viên, những người vận hành một cỗ máy do người khác thiết

kế; trong khi đó ở Mỹ, các luật sư thực hành và thẩm phun được xem như
những kỹ sư xã hội, những người được đặc biệt trang bị kiến thức đế nhận
thức và cố gắng giải quyết những khúc mắc của xã hội. Các luật sư ở Mỹ
đều coi mình tự chịu trách nhiệm nghề nghiệp trước chính phủ và trước khu
vực tư nhân. Ý kiến tư vấn họ đưa ra thường vượt ra khỏi khuôn khổ những
vấn đề mang tính kỹ thuật pháp lý, có cân nhắc đến hệ quả, và ý kiến tư vân
còn giúp người được tư vẩn lường trước và giải quyết được những hệ quả
đó. Các luật sư được coi như những nhân tố mấu chốt trong cải cách xã hội,
cũng giống như các chuyên gia làm cho những chương trình xã hội mới hoạt
động. Nói cách khác, các luật sư Mỹ được xem như như lớp người có quyền
giải quyết những khúc mắc xã hội và hệ thống đào tạo cử nhân luật nói trên
của Mỹ với tính tự giác đã phân tích ở trên, đã và đang cố gắng một cách
nghiêm túc chuẩn bị cho các sinh viên để sau khi tốt nghiệp có thể gánh vác
được vai trò xã hội nói trên.
Ở các nước Civil Law, luật sư cũng có xu hướng chiếm giữ vị trí như
nhau trong khu vực công và tư giống như ở Mỹ nhưng dường như, sự hiểu
biết và mối quan tâm về vai trò thực tiễn của luật sư trong mối quan hệ với
đào tạo cử nhân luật xem ra mờ nhạt hưn rất nhiều so với ở Mỹ. Các luật sư
chuyên nghiệp được xem như những kỹ thuật viên làm những công việc theo
chuyên ngành hẹp, dù quan trọng nhưng không mang tính sáng tạo. Sở dĩ có
điều đó là vì một mặt, trên thực tế, các khoa luật lả đã lờ đi khía cạnh dạy
nghề, coi đó là việc làm không xứng đáng với tầm cỡ của khoa luật, nơi
truyền bá kiến thức khoa học pháp lý uyên thâm; mặt khác các nước này có
quan điểm rất hạn hẹp về dạy nghề: dù hoạt động dạy nghề được tiến hành ở
đâu, đều coi là công việc đào tạo chuyên môn chứ không pha truyền bá kiến
thức khoa học pháp lý.
Thứ ba, sự khác nhau trong mục tiêu đào tạo luật giữa hai t r u y ề n thống
pháp luật có thể nhận thấy từ sự khác biệt trong tư duy của giới nghiên cứu
khoa học pháp lý về mục tiêu đào tạo cử nhân luật ở hai truyền thống này.
Nếu các nước Civil Law coi đào tạo cử nhân luật là nhằm trang bị kiến thức

15


lý luận khoa học pháp lv thì Mỹ coi giai đoạn đào tạo này là nhằm trang bị
kỹ năng thực tiễn nghề nghiệp. Trong truyền thong Civil Law, giới khoa học
pháp lý có kiểu tư duy thuần khiết và trữu tượng, và nhìn chung không quan
tâm đến việc giải quyết những vấn đề xã hội cụ thế hoặc đên sự vận hành
của các cơ quan pháp luật. M ục tiêu chính của giới nghiên cửu khoa học
pháp lý là xây dựng nền tảng lý thuyết cho khoa học luật. G iới nghiên cửu
khoa học pháp lý hoạt động rời xa xã hội, con nợười. và những khúc mac
của xã hội đến mửc lam gịới luật sư ơ các nước Coinm oa Law phải kinh
ngạc. Chính vì vậy, đào tạo cư nhân luật g :ác nước Civil Law cũng là nhằm
hướng tới việc trang bị nền tản£ kiến thức lý thuyết khoa học pháp lý thuần
khiết. Trong khỉ đó ở các nước Commoti Law, giới nghiên cứu khoa học
pháp lý thường được coi là những kỹ sư xã hội có nhiệm vụ giám sát hoạt
động của trật tự pháp lý, phê phán và đưa ra những để xuất hoàn thiện. Đôi
với họ, hoàn thiện pháp luật là phương tiện thích hợp nhất để đối phó với
những khúc mắc xã hội cụ thể. Quan điểm này của các nhà khoa học pháp lý
cũng được phản ánh trong nội dung chương trình và phương pháp đào tạo
luật vì hầu hết họ là các giáo sư luật. Kiểu đào tạo cử nhân luật của Mỹ
nhằm trang bị cho người học nhiều kỹ năng, trong đó có kỹ năng tư duy có
phê phán đối với những gì được nghe và được đọc. Chính kỹ năng này sẽ
giúp các tốt nghiệp sinh có được kỹ năng phân tích, mổ xẻ và hoàn thiện các
quy định pháp luật sau này. Trên thực tế, ở M ỹ không chỉ có các công chức
làm việc trong lĩnh vực lập pháp và hành pháp mới quan tâm tới việc hoàn
thiện pháp luật mà có thể nói toàn bộ giới hành nghề luật đều tham gia vào
công tác hoàn thiện pháp luật. N ếu tìm đọc các tạp chí chuyên ngành luật do
các khoa luật ở các trường đại học của Mỹ xuất bản, cu thể thấy tác giả
không chỉ là các giáo sư luật đang làm công tác nghiên cứu và giảng dạy mà
còn thấy một số lượng không nhỏ bài viết của các thẩm phán, luật sư và

thậm chí cả sinh viên luật về xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Vậy là xem
ra người Mỹ đã hết sức thành công Irong việc phấn đấu để đạt được mục tiêu
đào tạo cử nhân luật, nếu chỉ xét riêng về phương diện đào tạo nhằm trang bị
kỹ năng tư duy có phê phán trong nghiên cứu và áp dụng pháp luật.

3.2. về chương trình giảng dạy và phư ơng ph áp giảng dạy
Chương trình giảng dạy của các khoa luật ở Mỹ bao gồm ít môn học bắt
buộc và nhiều môn học tự chọn. So với chương trĩnh giảng dạy của Mỹ,
chương trình giảng dạy của các nước Civil Law giứi hạn hon cả về số lượng
và mục tiêu của các môn học được tổ chức và thường có rất ít môn tự chọn.
Sự khác biệt này bắt nguồn từ thực tế là các khoa luật ở các nước Civil Law
không có định hướng dạy nghề và vì vậy, ít quan tâm tới việc tạo cơ hội cho
16


sinh viên học hỏi các kỹ năng chuyên môn nghề luật; hơn nữa các khoa Luật
của Mỹ tự do hơn trong việc sáng tạo và thử nghiệm vì không bị bó buộc bởi
những chính sách chung của chính phủ và cũng không cần thiết phải được sự
chấp thuận của chính phủ trước khi thực hiện một cải cách nào đó trong đào
tạo; thêm vào đó, các khoa luật ở các nước Civil Law có quan điêm hẹp hơn
và hạn chế hơn về bản chất pháp luật và chức năng của luật sư trong xã hội,
vì thế cách hiểu về những nội dung phù hợp có thể đưa vào chương trình
giảng dạy ở bậc cử nhân luật của các khoa luật cũng hẹp hơn.
Một lý do cơ bản hơn nữa cho sự khác biệt trên là các nước Civil Law tin
tưởng một cách rộng rãi rằng luật là một khoa học. Từ niềm tin đó, họ cho
rằng mục đích của đào tạo cử nhân luật là để trang bị kiến thức cho sinh viên
về những khía cạnh của khoa học luật. N hững gì các giáo sư biểt sẽ được
truyền lại cho sinh viên qua các bài giảng; đổi với những vấn đề còn tranh
cãi giữa các học giả và những vấn đề có hai hoặc nhiều hon hai lý thuyết
được coi là đủ tầm quan trọng và xứng đáng được đưa vào chương trình đào

tạo. v ề tổng thể, kết cấu chung của chương trình giảng dạy khá ổn định,
trong đó luật được chia thành nhiều ngành và mỗi ngành luật được giảng dạy
như những môn học riêng. Xu hướng xây dựng chương trình đào tạo kiểu
này làm cho nội dung chương trình giảng dạy của các khoa luật ở các nước
Civil Law bị giới hạn hơn rất nhiều, m ang tính truyền thống hơn, ít có khả
năng đáp lại những thay đổi của xã hội và thiếu tính nhạy bén trước nhu cầu
xã hội luôn đổi thay.
Các khoa luật ở M ỹ trong vài thập kỷ gần đây đã cương quyết giảm
bớt nội dung chương trình giảng dạy xuống 3 năm và trao cho sinh viên
nhiều cơ hội đồng thời cũng là nghĩa vụ trong việc tự quyết định lựa chọn
các môn học trong số lượng lớn các môn học sẵn có trong hai năm cuối.
Nhìn chung, các nhà đào tạo luật của Mỹ không mấy tin tưởng về cái gọi là
“vấn đề cốt lõi của đào tạo luật đích thực” . Đối với họ, việc xác định danh
mục các môn học tự chọn không theo một công thức cô định. Ngay cả đối
với những môn học mà các khoa luật ở các nước Civil Law cho rằng cẩn
phải có trong nội dung chương trình đào tạo và thuộc khối kiến thức bắt
buộc như luật đất đai, luật lao động hoặc luật kinh doanh quốc tế ... thì các
nhà đào tạo luật của M ỹ vẫn còn phân vân rằng liệu có nên đưa vào danh
mục môn học bắt buộc.
o các nước Civil Law, tâm điểm của đào tạo luật, về cơ bản, là nội
dung giảng dạy chứ không phải phương pháp g i-ng dạy, và phương pháp
giảng dạy thường bị xem nhẹ. Người Mvffhi**majihiên cũng quan tâm tưi nội


dung giáng dạy nhưng chú trọng hơn tới các kỹ năng cần trang bị cho người
học, như: kỹ năng phân tích luật, kỹ năng phân biệt giữa cái có liên quan và
không liên quan, kỹ năng giải quyết những khúc mẳc pháp lý lcm. kỹ năng tư
duy một cách hữu dụng và có suy luận về các khúc mắc xã hội và các giải
pháp pháp lý. Tất nhiên là sinh viên cần làm quen với pháp luật hiện hành
trước khi thảo luận về việc áp dụng luật để giải quyết các vấn đề xã hội cụ

thể nhưng theo quan niệm của người Mỹ đó là công việc đơn giản. Thay vì
giành thời gian quí báu trên lớp để thảo luận xem luật quy định gì (trên thực
tế, những kiến thức này sinh viên phải tự học trước ở nhà), người Mỹ tập
trung vào vấn đề như: luật sẽ áp dụng như thế nào hay không thể áp dụng;
những ngụ ý của pháp luật; thực tế xã hội xung quanh vấn đề đang xem xét,
nghiên cứu... Như vậy mục tiêu đào tạo luật ở Mỹ là trang bị phương pháp
và kỹ năng cho người học. Điều mà họ quan tâm là làm thế nào đê giúp sinh
viên cỏ thể giải quyết một cách có suy nghĩ, có trách nhiệm và hữu ích các
loại khúc mắc xã hội khác nhau mà họ sẽ gặp phải sau này với tư cách là
người lãnh đạo của một cơ quan công quyền hay một tổ chức lư nhân hoặc
với tu cách một luật sư. Hệ thống đào tạo luật truyền thống ở các nước CiviỊ
Law hiển nhiên có một mục tiêu khác: giáo sư thuyết giảng và sinh viên lắng
nghe... Kiểu hệ thống đào tạo đó rõ ràng đã được thiết kế đ- truyền đạt
thông tin khoa học pháp lý tới sinh viên và cho thấy, đối với các nước Civil
Law, :hông tin là kiến thức trọng yếu; vấn đề kỹ năng ít được quan tâm.

v ề phương pháp giảng dạy: như trên đã đề cập, trong khi các nước
Civil Law chú trọng sử dụng phương pháp thuyết trình để truyền tải kiến
thức 1ỚÌ người học thì các nước Common Law lại coi trọng những phương
pháp rèn luyện kỹ năng cho ngưưi học và dường như mọi phương pháp
giảng dạy mà người M ỹ sử dụng vào đào tạo cử nhân luật đt 1 luyện kỹ năng
cho s nh viên, từ phương pháp tình huống, Socratic tới phương pháp law
ciỉmcs và diễn án. Tuy v ậ), điều đó không có nghĩa là ngườir Mỹ bỏ qua
những kiên thức vê nội dụng pháp luật mà sinh viên cân có. Vân đê này đã
được John Henrry M erryman phân tích hết sức sâu sắc từ giữa thập kỷ thứ
VII của thế kỷ XX.3 Ông thậm chí còn khẳng định rằng: có một vấn đề
thưừr.g được nhắc đến nhưng hoàn toàn thiếu chính xác, phương pháp án lệ
(case method hay phương pháp tình huống) là phương phdp chiếm ưu thế
trong giảng dạy luật ở các khoa luật của Mỹ. Phương pháp này đặc biệt hay
được các học giả người nước ngoài nhắc đến khi bàn về đào tạo luật ở Mỹ

Và thím chí nhiều người M ỹ cũng tin như vậy. Theo M erry M an, “trên thực
tế, không có phưcmg pháp án lệ. Đúng là sinh viên Mỹ nghiên cứu tất cả các
1

'•S'

1

f

• Ạ

,1

r

>

Á

A



1

1

>


r IẠ , ■ ' _ * 1 ■«

_ A _r T

A

T A 4 A > _4 ~

3 X em ohn Henrry Merryman (S đ d ) 8 5 9 , tr.8 7 1 -8 7 3 .

18


án lệ với cùng lý do theo cùng cách thức nhưng họ không chỉ nghiên cứu án
lệ mà họ còn nghiên cứu cả luật và các văn bản do cơ quan hành chính ban
hành và họ cũng nghiên cứu rất nhiều tài liệu về học thuyết pháp lý được sử
dụng trong giảng dạy luật. N hững học giả đến từ các nước Civil Law cho
rằng tất cả các khoa luật ở M ỹ sử dụng phương pháp án lệ đều có chung một
giả định sai lầm. Người Mỹ ngbicn cứu án lệ vì đó là nơi chứa đựng quy
phạm pháp luật - luật án lệ hay tiền lệ pháp. Dựa trên học thuyết Stare
Decisis, luật được rút ra từ chính những phán quyết của toà là án lệ. Vì vậy,
ở các nước Common Law, sinh viên nghiên cứu án lệ cũng giong như ở các
nước Civil Law, sinh viên nghiên cửu các bộ luật vì đo là nguồn luật chủ
yếu. Trên thực tế, đọc án lệ để học nội dung các quy phạm pháp luật là một
cách học rất kém hiệu quả vì nếu chỉ để tìm kiếm quy phạm pháp luật, sẽ
đơn giản hon rất nhiều là thông qua con đường đọc giáo trinh nhập mòn
(hombook) và trên thực tế, sinh vièn luật của Mỹ thường lãm như vậy”.
Thêm vào đó, một số luật sư ở các nước Civil Law còn cho rằng
người Mỹ nghiên cứu án lệ với lý do tương tự như giả định của khoa học
pháp lý truyền thống ở Châu Âu lục địa: vì người ta có thể đúc rút các

nguyên tắc pháp lý tò những quy phạm pháp luật cụ thể, rút ra thậm chí
những nguyên tắc rộng hơn những gì có được từ lần đúc rút thứ nhất, và
bằng qaá trình tiếp diễn như vậy, cuối cùng đã làm ra được “lý luận tổng
quan về pháp luật” (general theory o f law). Áp dụng tư duy logíc này vao
hoàn cảnh của các nước Com m on Law, có thể thấy ngưòi ta nghiên cứu án
lệ như là nền tảng cơ bản, rút ra từ những vụ án cụ thể những nguyên tắc
pháp luật rộng hơn từ những quy phạm pháp luật cụ thể đã được nghíẻn cứu,
và vì thế cũng đã xây dựng nên lý luận tổng quan về pháp luật. Trong cả hai
truyền thống pháp luật, hi n nhiên là những tài liệu mà sinh viên nghiên cứu
là tài liệu luật m à ở các nước Civil Law chủ yếu là luật thành văn còn ở các
nước Common Lavv chủ yếu là án lệ.
Từ những phân tích trên, Merry M an muốn khẳng định rằng sinh viên
Mỹ nghiên cứu án lệ không phai để đúc rút ra các quy phạm pháp luật mà
cũng không phải để tìm đến lý luận tổng quan về pháp luật mà xuất phát từ
ba lý do cơ bản. Trước tiên và quan trọng nhất, án lệ là một ví dụ về trình tự
pháp lý diễn ra trên thực tế. Khi một người đọc án lệ, như dã được ghi chóp
lại và xuất bản trong truyền thống Common Law, người đó sẽ đối mặt với:
các tình tiết thực tế dẫn đến việc tranh tụng; cách thức mà những tình tiết
thực tế này đã được giải quyết theo các quy định pháp luật; lý lẽ và những
lập luận của các luật sư của hai bên đương sự liên quan đến giải pháp pháp
lý chuẩn xác; và cách thức toà án giải quyết vụ việc và đi đến phán quyết
19


cuối cùng. Nghiên cứu án lệ chính là công việc nhằm làm quen với trình tự
pháp lý trên, để biết hệ thống pháp luật vận hành như thế nào trên thực tế.
Như vậy, kiểu học này thực chất vẫn đề cao phương pháp cần trang bị hơn là
nội dung kiến thức cần trang bị cho ngưoi học.
Hiển nhiên là án lệ chỉ phản ánh một phần của hệ thống phdp luật, vì
vậy sinh viên M ỹ còn nghiên cứu cả luật, các quyết định hành chính và các

tác phẩm của các nhà khoa học pháp lý. Trong hệ thống pháp luật Mỹ, thẩm
phán vẫn giữ vai trò chủ đạo và hoạt động tư pháp vẫn là tâm điểm của hệ
thống pháp luật vì vậy người Mỹ vẫn dành nhiều nỗ lực để quan sát và học
hỏi từ quy trình xét xử của hệ ffc ìng toà án.
Lý do thứ hai cho việc sinh viên nghiên cứu án lệ ở các khoa luật của
Mỹ là mồi vụ án là một mảnh nhỏ của lịch sử xã hội. Nghiên cửu các phán
quyết của toà trong ba năm học sẽ thiết lập cho người học một nguồn kiến
thức về các vụ án iớn và nhỏ đã xảy ra trong lịch sử xã hôi. Việc làm này sẽ
tạo cho sinh viên cảm giác được tiếp xúc với nền văn hoá Mỹ; được chứng
kiến những hoan cảnh xã hội cụ thể đã được giải quyết bằng pháp luật, trong
đó các bên đương sự của các vụ việc là các cá nhân mà sinh viên có thế nhận
diện trong đời sống hàng ngày. Người học sẽ tập trả lời các câu hỏi: liệu kết
quả xét xử có chính xác; liệu các quy định pháp luật có nhất thiết phải đi đến
kết cục như trong vụ việc này; và liệu phải sửa đổi pháp luật như thế nào để
ngăn chặn sự tái diễn của những kết cục đó.
Ở nhiều nước Civil Law, kiểu nghiên cứu phán quyết của toà như vậy
rất khó và thậm chí không thể tiến hành. Phán quyết của toà được xuất bản
theo cách thức cắt xén trong con mắt của các luật sư Mỹ: các tình tiết bị cắt
bỏ hoặc lược bớt gần hết và thủ tục tố tụng được thể hiện một cách trừu
tượng và mang tính kỹ thuật.
Thứ ba, người M ỹ còn nghiên cứu án lệ vì chúng khó. Á 11 lệ khó vì
cẩn phải hết sức tập trung mới có thể hiểu được vụ việc, nắm bắt dược các
tình tiết để có thể thảo luận. Bên cạnh đó bản thân các thẩm phán cũng phải
đối mặt với những khó khăn trong quá trinh xét xử, khi mà vấn đề cần giải
quyết dường nhu không có giải pháp vì cả ha bên đương sự dèu tỏ ra có lý
khi khẳng định rằng mình đúng. Thường thì những tình huốne đó nảy sinh
do pháp luật không quy định rõ ràng và vì vậy khỏ tìm câu trả lời cho vấn đề
được đưa ra trước toà trong khi đó người thẩm phán vẫn phải ra phán quyết.
Như vậy sẽ rất hữu ích cho sinh viên luật nếu họ được đối mặt với khó khăn
ngay từ đầu, họ sẽ hiểu được rằng mình phải sống với khó khăn trong suốt

20


cuộc đời hành nghề của mình. Ngược lại, theo M erry Man, ở các nưức Civil
Law, đào tạo luật làm cho sinh viên khó có được sự kiên nhẫn đối với các
tình tiết, không muốn đối mặt với sự phức tạp của các tình tiết sự việc, thiếu
chuẩn bị để giải quyết những vấn đề cụ thể trong thực tiễn.
Như vậy, cái vẫn được íihắc đến dưới cái tên “phương pháp án lệ”
được sử dụng ở các khoa luật của Mỹ khỏng chỉ đơn thuần là phương pháp
giảng dạy mà cũng lại chính là nội dung giảng dạy vì rhông qua việc học án
lệ, sinh viên còn được học các quy phạm pháp luật, tức học nội dung luật
thực định có liên quan, song song với việc nghiên cứu luật thành văn và các
học thuyết pnáp lý khác; thông qua phương pháp này, sinh viên còn được
tìm hièu về nền văn hoá, bối cảnh lịch sử và ngữ cảnh xã hội cũng như trình
tự pháp lý để giải quyết một vụ việc nào đó tại hệ thống cơ quan tư pháp;
sinh viên cũng tự tìm hiểu và xác định được bản chất của công việc mà mình
sẽ làm trong tương lai. Điều đó càng cho thấy ưu thế của việc giảng dạy sử
dụng án lệ hay tìnli huống.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thức được ràng mục tiêu và phương
pháp đào tạo cư nhân luật của Mỹ không gắn với phán quyết của toà. Án lệ
của Mỹ cung cấp một lượng tài liệu tham khảo giàu có, hi 5 dẫn và thiết thực
nhưng những tài liệu tương tự chắc chắn vẫn có thể hiểu được và sẵn có ở
các quồc gia Civil Law. Đe đưa phương pháp giảng dạy tích cực như của Mỹ
vào các khoa luật trong truyền thống Civil Law không nhất thiết đòi hỏi các
quốc gia phải áp dụng học thuyết tiền lệ pháp mà cũng không nhất thiết phải
thông qua việc nghiên cứu án lệ. Các khoa Luật ở các nước Civil Law hoàn
toàn có thể sử dụng các phán quyết của toà không phải là án lệ hoặc thậm
chí xay dựng các tình huống giả tưởng để giúp người học tiếp cận với kỹ
năng giải quyết vụ việc ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, và khuyến
khích họ tích cực tham gia vào quá trình dạy - học.

PHẦN II: KINH N G H IỆM ĐÀO TẠO c ử NHÂN LUẬT CỦA M ỘT
SỐ NƯỚC CHÂU Á CÓ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THUỘC TRUYEN
THÓVG CIVIL LAW HOẶC COM M ON LAW


1. Kinh nghiệm đào tạo cử nhân luật của Hàn Quốc
Cuộc cả' cách đào tạo luật năm 2007
Sau những cuộc tranh luận kéo dài về cải cách đào tạo luật từ đầu
những năm 1990, cuối cùng, Nghị viện Hàn Quốc đã thông qua Luật về
T hàm lập các Trường luật (Luật số 8544) ngày 04/07/2007 và được Tổng

21


thống Hàn Quốc phê chuẩn vào ngày 27/7/2007. Ngày 28/09/2007, Nghị
định hướng dẫn thi hành Luật về Trường luật cũng được ban hành. Vào ngày
30-10, Bộ Giáo dục và N guồn nhân lực giới thiệu Hướng dẫn đánh giá chi
tiết để các Trường luật làm hồ sơ chuyển đổi thành trường luật sau đại học
theo mô hình của Mỹ. Đen ngày 30/11/2007, có 41 cơ sở đào tạo luật đã nộp
hồ sơ về vi :c chấp nliận hiển chương của các trường luật nhưng chỉ có 25
trường được Bộ Giáo dục chấp thuận đạt yêu cầu. Tháng 03/2008, Hiệp hội
các Trường Luật đã được thành lập.
Những thay đổi gần đây trong đào tạo cử nhân luật thể hiện một loạt
đổi mới có tính chất cách mạng. Sự đổi mới này diễn ra ở nhiều khía cạnh:
đổi mới cách thức tuyển sinh, đổi mứi mục tiêu đào tạo, đổi mới các cơ sở
đào tạo và đổi mới phương pháp đào tạo. M ột trong những nguyên nhân cơ
bản dẫn đến đổi mới đào tạo cử nhân luật là xu thế cạnh tranh quyết liệt giữa
các trường đại học: chỉ tiêu phân bổ của nhà nước làm cho m ỗi trường luật
đều phải huy động tối đa năng lực tài chính và sự ủng hộ không chỉ của lãnh
đạo các trường đại học tổng hợp m à còn của dân chúng địa phương. Các nhà

cải cách hy vọng là sẽ làm cho nhiều trường luật địa phương trước đây
không có hoặc có rất ít tốt nghiệp sinh vượt qua được Bar exam sau cải cách
sẽ có khả năng đào tạo ra những sinh viên luật có chất lượng cao hơn.
Tuyển sinh vào trường luật
Cho mãi tới gần đây, mô hình đào tạo cử nhân luật ở H àn Quốc vẫn
khá giống với mô hình của Anh, các khoa luật tuyển sinh từ học sinh tốt
nghiệp phổ thông và cấp bằng LLB cho các tốt nghiệp sinh. Q uá trình đào
tạo cử nhân luật kéo dài bốn năm. Đ được vào học tại khoa luật, thí sinh
phải tham dự kỳ thi sát hạch cấp quốc gia do chính phủ tổ chức tương tự như
kỳ thi để được tiếp nhận vào trường luật của M ỹ (LSAT). N eu một học sinh
trung học phổ thông đạt kết quả xuất sắc ở trường trung học phổ thông và
đạt điểm LSAT cao, học sinh đó sẽ bị thầy cô, gia đình và bạn bè hối thúc để
xin vào học tại khoa luật của m ột trường đại học danh tiếng ở Hàn Quốc bất
kế nguyện vọng và năng khiếu của học sinh đó. Các khoa luật danh giá vì
vậy thường tuyển được những sinh viên xuất sắc và sinh viên luật khoa
thường là những sinh viên giỏi nhất trong trường đại học ở H àn Q i ốc. Kiểu
tuyèn sinh vào các khoa luật ở Hàn Quốc như đã đề cập đã được duy trì
trong suốt hon 40 năm.
Tuy nhiên do cuộc cải cách đào tạo luật được khởi xướng năm 2007,
từ đầu năm 2009, các cơ sở đào tạo cử nhân luật (được gọi là trường luật) đã
đi theo mô hình đào tạo của Mỹ, trở thành cơ sở đào tạo sau đại học và chỉ

22


tuyến sinh đối với những người đã có bằng cử nhân thuộc một lĩnh vực nào
đó và thoả mãn một số tiêu chí. Các tiêu chí này gồm: đáp ứng được yêu cầu
về điểm trung bình ở bậc đào tạo cử nhân đã học, thanh thạo một ngoại ngữ,
đạt điểm chuẩn trong kỳ thi năng khiếu vào trường luật. Ngoài ra có trưimg
còn đưa thêm tiêu chí khác như tổ chức thi viết để lấy điểm bài luận do thí

sinh viết, tổ chức phỏng vấn thí sinh và yêu cầu thí sinh nộp một số giấy tờ
xin nhập họ c...
Chương trình đào tạo
Trong rất nhiều năm. các cơ sở đào tạo cử nhân luật tự xây dựng
chương trình đao tạo phù hợp vưi pháp luật. Mặc dù cá nhân các thành viên
của cơ sở đào tạo có thể đề xuất môn học mơi nhưng những để xuất này phải
được nhà trường chấp thuận. Trên thực tế, nguồn kinh phí hạn hẹp và những
hạn chế khác đã làm cho các trưởng luật không thể chấp thuận tất cả các đề
xuất thêm, bớt hoặc thay đổi các môn học. Nội dung chương trình giảng
trong năm thứ nhất gồm những môn học giáo dục đại cương, từ năm thứ hai
đến năm thứ tư, sinh viên mới học các môn học luật. E)è được cấp băng cử
nhân luật (LLB), sinh viên phải dành được 140 tín chỉ. Các môn học được
đưa vào chương trình giảng dạy thiên về lý thuyết và xem nhẹ việc trang bị
kỹ năng thực hành cho người học, vì vậy chương trình giảng dạy nạy đã bị
phê phán nhiều trước cuộc cải cách đào tạo luật.
Chương trình đào tạo cử nhân luật bắt đầu được thay đổi đầu từ niên
khoá 2010-2011. Khi đề cập tới chương trình đào tạo, các cuộc tranh luận
đều không thể vượt ra khỏi m ột số vấn đề có tính nguyên lý như nên xây
dựng một chương trình đào tạo thiên về lý luận hay thực tiễn; mối quan hệ
giữa môn bắt buộc và tự chọn; nội dung chương trình đào tạo thiên về pháp
luật trong nước hay pháp luật quốc tế; chương trình đào tạo nhằm trang bị kỹ
năng giải quyết tranh chấp hay phòng ngừa tranh chấp cho người học v .v ...
Một số học giả H àn Quốc cho rằng chương trình đào tạo luật ở quốc
gia này cần tiếp tục hoàn thiện; rằng sinh viên năm thứ ba cần được tiếp cận
nhiều hơn tới các môn học m ang tính thực tiễn; các môn học bắt buộc chỉ
nên giới hạn trong số các môn học có tính giới thiệu hệ thống pháp luật và
nên được giảng dạy ở năm thứ nhất; ràng đối với các môn học về pháp luật
nước ngoài, sinh viên cầir được gửi đi đào tạo ở nước ngoài 1 học kỳ chứ
không nên học tò giảng viên Hàn Quốc va tại H àn Quốc; rằng nên Jưa vào
chương trình đào tạo các m ôn học về biện pháp phòng ngừa tranh chấp.


23


×