BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
TRẦN CAO SƠN
ĐẤU TRANH KHẮC PHỤC BIỂU HIỆN SUY THOÁI
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG
TRONG MỘT BỘ PHẬN CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN
Ở ĐẢNG BỘ KHỐI DÂN CHÍNH ĐẢNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
HÀ NỘI - 2015
3
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
TRẦN CAO SƠN
ĐẤU TRANH KHẮC PHỤC BIỂU HIỆN SUY THOÁI
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG
TRONG MỘT BỘ PHẬN CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN
Ở ĐẢNG BỘ KHỐI DÂN CHÍNH ĐẢNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
MÃ SỐ: 60 31 02 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ DUY CHƯƠNG
HÀ NỘI - 2015
4
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương
1
1.1
1.2
3
ĐẤU TRANH KHẮC PHỤC BIỂU HIỆN SUY THOÁI
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG
TRONG MỘT BỘ PHẬN CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN Ở
ĐẢNG BỘ KHỐI DÂN CHÍNH ĐẢNG THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN
Sự suy thoái và khắc phục biểu hiện suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng
viên ở Đảng bộ khối dân chính đảng thành phố Hồ Chí Minh
Thực trạng và một số kinh nghiệm đấu tranh khắc phục biểu
hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong
một bộ phận cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ khối dân chính
đảng thành phố Hồ Chí Minh
Chương 2 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY
MẠNH ĐẤU TRANH KHẮC PHỤC BIỂU HIỆN SUY
VỀ THOÁI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI
SỐNG TRONG MỘT BỘ PHẬN CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN
Ở ĐẢNG BỘ KHỐI DÂN CHÍNH ĐẢNG THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
2.1
Những thuận lợi, khó khăn và yêu cầu đẩy mạnh đấu tranh
khắc phục biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức
lối sống trong cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ khối dân chính
đảng thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
2.2
Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh đấu tranh khắc phục biểu hiện
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một
bộ phận cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ khối dân chính đảng
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
10
10
34
55
55
67
99
101
104
5
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
CTTT
Chính trị tư tưởng
Nxb
Nhà xuất bản
QP,AN
Quốc phòng, an ninh
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cả lý luận và thực tiễn đã khẳng định rằng tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống của cán bộ, đảng viên là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với công tác
xây dựng Đảng. Nhận thức rõ điều này, trong suốt quá trình lãnh đạo cách
mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm xây dựng đường lối cách
mạng đúng đắn và bồi dưỡng, nâng cao tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
của cán bộ, đảng viên, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch vững mạnh, đủ
sức lãnh đạo toàn dân thực hiện đường lối, nhiệm vụ cách mạng. Chính vì
vậy, từ trước đến nay, đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao
phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân,
được nhân dân tin tưởng. Thành tựu gần 30 năm đổi mới vừa qua là thành quả
của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự đóng góp to lớn của đội
ngũ cán bộ, đảng viên.
Tuy nhiên, hiện nay có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau,
ngày càng nghiêm trọng. Các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng đã thẳng thắn chỉ ra sự trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tác hại của nó. Về
nguyên nhân của tình trạng này, bên cạnh những nguyên nhân khách quan
Đảng đã nhấn mạnh tới những nguyên nhân chủ quan. Hội nghị lần thứ 4 Ban
Chấp hành Trung ương khóa XI của Đảng thẳng thắn chỉ rõ: "Một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo,
quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ
nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa
địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…" [15, tr.22].
7
Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng
viên diễn ra từ chỗ trước đây chỉ có ở "không ít" hoặc “một bộ phận” thì
hiện nay đã và đang diễn ra ở “một bộ phận không nhỏ”, diễn ra ở "những
đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp". Những
hiện tượng này nếu không được ngăn chặn, đẩy lùi sẽ có tác hại rất nghiêm
trọng đến công tác xây dựng Đảng và do đó, quyết định đến sự tồn vong
của Đảng và chế độ.
Quán triệt và thực hiện Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung
ương khóa XI của Đảng, Đảng bộ khối dân chính đảng thành phố Hồ Chí
Minh đã có những chủ trương, giải pháp lãnh đạo chỉ đạo cuộc đấu tranh
ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
trong cán bộ, đảng viên. Nhờ đó đã trực tiếp góp phần nâng cao phẩm chất
chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên, củng cố lòng tin của nhân
dân đối với Đảng.
Mặc dù vậy, so với yêu cầu nhiệm vụ của công giáo dục rèn luyện
đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI thì vẫn chưa
đáp ứng. Trong báo cáo kiểm điểm việc quán triệt và thực hiện Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI của Đảng, Thành
ủy thành phố Hồ Chí Minh đã nghiêm túc chỉ rõ, ở một số cấp ủy, việc lãnh
đạo, chỉ đạo tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI của Đảng có những biểu hiện
buông lỏng, né tránh, hữu khuynh.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận, thực tiễn trên, học viên lựa chọn
vấn đề: “Đấu tranh khắc phục biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối
sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ khối dân chính đảng
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ xây dựng
Đảng và chính quyền Nhà nước
8
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Quán triệt các quan điểm của Đảng, nhất là từ khi có Hội nghị lần
thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề cấp bách của
công tác xây dựng Đảng, đã có nhiều cán bộ, lãnh đạo, quản lý, cán bộ
khoa học nghiên cứu về công tác xây dựng, chỉnh đốn đội ngũ đảng viên.
Dưới đây là một số công trình tiêu biểu:
Ban Tuyên giáo Trung ương – Bảo tàng Hồ Chí Minh: 60 năm tác
phẩm Sửa đổi lối làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh Kỷ yếu hội thảo kho
học, Nxb CTQG, Hà Nội 2008.
Ban Tuyên Giáo Trung ương: Đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan
điểm sai lầm thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nxb CTQG, Hà Nội 2008.
Học viện Chính trị: Kỷ yếu hội thảo khoa học 60 năm tác phẩm Sửa
đổi lối làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh- Giá trị lịch sử và hiện thực,
Nxb CTQG, Hà Nội 2007.
Học viện Chính trị: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh- Giá trị lịch
sử và hiện thực, Nxb QĐND, Hà Nội 2009.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình xây dựng
Đảng, Nxb CTQG Hà Nội, 2004.
Nguyễn Phú Trọng (1995), Sự lãnh đạo và hoạt động của Đảng
trong điều kiện kinh tế thị trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa, Trần Khắc Việt (đồng chủ biên)
(2004), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời
kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trần Đình Huỳnh, Phạm Hữu Tiến, Đức Vượng, Nguyễn Thế Thông
(2002), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, Nxb CTQG, Hà Nội.
Nguyễn Vĩnh Thắng, Sự cần thiết, tầm quan trọng của việc ngăn
chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
trong một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay, Nxb QĐND, Hà Nội 2012.
9
Phạm Văn Nhuận, Những thuận lợi, khó khăn trong đấu tranh ngăn
chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của
một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay. Nxb QĐND, Hà Nội 2012.
Dương Văn Minh, Nhận diện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay. Nxb QĐND, Hà Nội 2012.
Đỗ Mạnh Tôn, Tích cực hóa quá trình tự tu dưỡng, rèn luyện của cán
bộ, đảng viên trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện
nay. Nxb QĐND, Hà Nội 2012.
Ngoài ra còn có nhiều bài báo đăng trên Tạp Chí Cộng sản, Tạp chí Xây
dựng Đảng bàn về một số kinh nghiệm bước đầu về quán triệt và thực hiện
Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI.
Những công trình trên, ở các góc độ tiếp cận khác nhau đã nghiên cứu
phân tích luận giải khá sâu sắc học thuyết Mác – Lênin về xây dựng Đảng, tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về xây dựng Đảng. Các tổng quát, các công trình đã dựa vào lý luận
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam để phân tích luận giải nguồn gốc, nguyên nhân, biểu hiện và các giải
pháp đấu tranh ngăn chặn, khắc phục sư suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối
sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay. Một số công trình đề cập
đến tư tưởng của V.I.Lênin về những căn bệnh của Đảng Cộng sản cầm
quyền. Nhiều công trình đã phân tích, luận giải làm sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí
Minh về những căn bệnh của cán bộ, đảng viên khi Đảng lãnh đạo chính
quyền và con đường khắc phục những căn bệnh đó. Một số công trình nghiên
cứu chỉ ra thực trạng, nguyên nhân của tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính
trị đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên hiện nay.
Tuy nhiên, do đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của mỗi công trình khác
nhau mà các tác giả chỉ đề cập đến từng bộ, yếu tố của việc đấu tranh ngăn
10
chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị , đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ,
đảng viên. Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu “Khắc phục tình
trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ,
đảng viên ở Đảng bộ khối dân chính đảng thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”
một cách có hệ thống với tính chất là một công trình khoa học độc lập. Tác
giải luận văn trân trọng kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình có liên
quan để luận giải làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn đấu tranh khắc phục
những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận
cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ khối dân chính đảng thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn; đề xuất những giải
pháp chủ yếu khắc phục biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính tri, đạo đức, lối
sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ khối dân chính đảng
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận khắc phục biểu hiện suy thoái về tư tưởng
chính tri, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ
khối dân chính đảng thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
- Đánh giá thực trạng và rút ra kinh nghiệm khắc phục biểu hiện suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng
viên ở Đảng bộ khối dân chính đảng thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất những giải pháp cơ bản đẩy mạnh cuộc đấu tranh khắc phục
biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận
cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ khối dân chính đảng thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay.
11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu: Khắc phục biểu hiện suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ
khối dân chính đảng thành phố Hồ Chí Minh.
* Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động đấu tranh khắc phục biểu hiện suy
thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên ở
Đảng bộ khối dân chính đảng thành phố Hồ Chí Minh.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Cơ sở lý luận: Hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây
dựng Đảng, quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên.
* Cơ sở thực tiễn: Hoạt động đấu tranh khắc phục biểu hiện suy thoái
về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ
khối dân chính đảng thành phố Hồ Chí Minh thông qua nghiên cứu các báo
cáo tổng kết của cấp uỷ đảng, chính quyền; tác giả trực tiếp trao đổi với các
cán bộ lãnh đạo, quản lý và tổ chức trưng cầu ý kiến.
* Phương pháp nghiên cứu: Dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với sử dụng các
phương pháp: Lịch sử - lô gích, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương
pháp tổng kết thực tiễn, phương pháp hệ thống – so sánh, phương pháp khảo
sát - điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia ...để thực hiện mục tiêu
nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
6. Ý nghĩa của đề tài
Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn đấu tranh khắc phục
tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ,
đảng viên. Cung cấp cơ sở khoa học, giúp cấp ủy, tổ chức đảng xác định các
chủ trương, giải pháp khắc phục biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối
12
sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ khối dân chính đảng
thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay. Luận văn có thể dùng làm tài liệu nghiên
cứu tham khảo trong giảng dạy môn xây dựng Đảng ở các học viện, nhà
trường trong và ngoài quân đội.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm: Phần mở đầu; 2 chương (4 tiết); kết luận; danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.
13
Chương 1
ĐẤU TRANH KHẮC PHỤC BIỂU HIỆN SUY THOÁI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ,
ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG TRONG MỘT BỘ PHẬN CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN Ở
ĐẢNG BỘ KHỐI DÂN CHÍNH ĐẢNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH –
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Sự suy thoái và đấu tranh khắc phục biểu hiện suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên ở
Đảng bộ khối dân chính đảng thành phố Hồ Chí Minh
1.1.1. Sự suy thoái và những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ khối
dân chính đảng thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
* Đảng bộ khối dân chính đảng thành phố Hồ Chí Minh
Theo Hướng dẫn số 14-HD/TCTW ngày 22 tháng11 năm 2002 của Ban
Tổ chức Trung ương Đảng ủy khối cơ quan dân chính đảng trực thuộc tỉnh ủy,
thành ủy (gọi chung là tỉnh ủy) là cấp trên của tổ chức cơ sở đảng, đặt dưới sự
lãnh đạo trực tiếp của tỉnh ủy, thành ủy, có chức năng: Lãnh đạo các tổ chức
cơ sở đảng trong cơ quan tỉnh bảo đảm thực hiện nhiệm vụ chính trị, thực
hiện công tác xây dựng đảng bộ gắn với xây dựng cơ quan và các đoàn thể
trong khối trong sạch vững mạnh.
Đảng bộ khối dân chính đảng thành phố Hồ Chí Minh có các nhiệm
vụ sau đây:
Lãnh đạo các đảng bộ, chi bộ trực thuộc bảo đảm thực hiện nhiệm vụ
chính trị, giáo dục, động viên cán bộ, đảng viên, công chức hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao, không ngừng cải tiến nâng cao hiệu quả, hiệu suất công
tác; theo dõi, góp ý kiến với lãnh đạo cơ quan và đề xuất với tỉnh ủy, ủy ban
nhân dân, hội đồng nhân dân tỉnh những vấn đề theo chức năng để thúc đẩy
14
việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan thuộc khối.
Lãnh đạo các tổ chức cơ sở đảng làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư
tưởng cho cán bộ, đảng viên và công chức quán triệt và chấp hành chủ trương,.
Chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ của cơ quan, nâng
cao kiến thức, năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ, đảng viên.
Lãnh đạo chi bộ thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, giữ gìn an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm đoàn kết nội bộ, đề cao cảnh giác, giữ gìn
bí mật của Đảng, Nhà nước.
Lãnh đạo công tác kiểm tra, giữ gìn kỷ luật đảng, phát hiện vi phạm,
ngăn chặn kịp thời những biểu hiện về tư tưởng và việc làm trái với đường
lối, quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, chống tác
phong quan liêu, tư tưởng cục bộ, gia trưởng, vô tổ chức, vô kỷ luật, suy thoái
về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn tiêu cực khác của
đội ngũ cán bộ, đảng viên trong khối.
Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch
vững mạnh, thực hiện đúng Điều lệ Đảng và các quy định của trung ương về
nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng; bồi dưỡng cấp ủy viên bảo đảm tiêu
chuẩn về phẩm chất, năng lực lãnh đạo tổ chức cơ sở đảng; chăm lo công tác
phát triển Đảng; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Lãnh đạo các chi bộ, đảng bộ cơ sở chăm lo xây dựng các đoàn thể
trong cơ quan thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo điều lệ của các đoàn thể
đã đề ra.
Tham gia ý kiến với Ban Tổ chức tỉnh ủy, ban tổ chức chính quyền tỉnh
và các cơ quan có liên quan về đề bạt, bổ nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ
luật đối với cán bộ, đảng viên trong khối thuộc diện tỉnh ủy quản lý.
Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong khối theo phân cấp
quản lý cán bộ của mình.
Đảng ủy khối cơ quan dân chính đảng tỉnh được thành lập các ban tham
15
mưu chuyên trách giúp việc gọn, nhẹ gồm có: văn phòng, ban tổ chức, ban
tuyên giáo, cơ quan ủy ban kiểm tra. Mỗi ban có từ một đến ba cán bộ chuyên
trách. Đảng ủy khối cơ quan dân chính đảng được trang bị các phương tiện,
điều kiện làm việc.
Đảng ủy khối dân chính đảng phối hợp với các ban đảng của tỉnh ủy để
lãnh đạo, chỉ đạo các đảng ủy, chi ủy trực thuộc thực hiện chỉ thị, nghị quyết
của Đảng, hướng dẫn kiểm tra công tác xây dựng Đảng.
Đảng ủy khối cơ quan dân chính tỉnh phối hợp với ban cán sự đảng,
đảng đoàn và thủ trưởng các cơ quan, các quận, huyện, thành, thị ủy để làm
công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, kiểm tra về
phẩm chất đạo đức cán bộ, đảng viên ở nơi làm việc và nơi cư trú.
Đảng bộ khối dân chính đảng ở Thành phố Hồ Chí Minh có những đặc
điểm sau đây:
Một là, Đảng bộ khối dân chính đảng thuộc loại hình tổ chức đảng ở
cơ quan với chức năng, nhiệm vụ chuyên môn khác nhau.
Hợp thành hệ thống chính trị thành phố Hồ Chí Minh có Thành ủy,
Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
khác. Các cơ quan của Thành ủy, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và các tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ cụ thể. Đảng bộ khối dân chính
Đảng bao gồm các tổ chức đảng được thành lập ở các cơ quan của Thành ủy,
Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
Mỗi cơ quan, tổ chức là một đầu mối của tổ chức trong hệ thống chính trị
Thành phố, có chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Chẳng hạn các ban của Thành ủy
có chức năng , nhiệm vụ tham mưu, chỉ đạo hướng dẫn công tác Đảng. Những
sở, ban ngành của chính quyền có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, hướng dẫn
thực hiện việc quản lý Nhà nước. Do vậy việc nhận diện và đấu tranh với
những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận
cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ khối dân chính đảng thành phố Hồ Chí Minh
16
phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, chuyên môn nghiệp vụ của từng cơ
quan, tổ chức để nhận diện và xác định đúng các giải pháp đấu tranh ngăn
chặn, không thể dập khuôn, máy móc, chung chung.
Hai là, Các mối quan hệ của Đảng bộ khối cơ quan dân chính đảng ở
Thành phố Hồ Chí Minh cũng có nét đặc thù so với khối kinh tế, tổ chức đảng
ở quận, huyện, đơn vị lực lượng vũ trang.
Mỗi cơ quan đảm nhiệm một chức năng, nhiệm vụ nào nào đó của
Thành ủy, Chính quyền, Mặt Trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
khác. Về công tác chuyên môn, mỗi cơ quan, tổ chức đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ
đạo của cấp trên trực tiếp. Chẳng hạn các cơ quan của Thành ủy, chịu sự lãnh
đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thành ủy (Thường vụ Thành ủy) Thành phố Hồ Chí
Minh. Các cơ quan, ban ngành của chính quyền, đặt dưới sự chỉ đạo quản lý
trực tiếp của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Mặt trận Tổ quốc
Thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội khác hoạt động dưới sự lãnh đạo
của Thành ủy (Thường vụ Thành ủy) Thành phố Hồ Chí Minh. Về công tác
xây dựng Đảng, giáo dục, quản lý, rèn luyện đảng viên, do Đảng ủy khối dân
chính đảng trực tiếp lãnh đạo, quản lý. Đặc điểm này đòi hỏi phải thực hiện
tốt sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các
nghị quyết của Đảng ủy khối về đấu tranh diện và đấu tranh với những biểu
hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng
viên ở Đảng bộ khối dân chính đảng thành phố Hồ Chí Minh
Ba là, cương vị công tác, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ,
đảng viên của Đảng bộ Khối dân chính đảng Thành phố Hồ Chí Minh đa
dạng, phức tạp.
Nhìn chung đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ khối dân chính đảng
thường bao gồm những người có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ,
năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm và vốn sống. Tuy nhiên giữa họ
có sự khác nhau về cương vị công tác. Có cán bộ, đảng viên là người đứng
17
đầu các cơ quan của Thành ủy, của Chính quyền Thành phố, Ủy ban Mặt Trận
Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Còn lại phần lớn là
những cán bộ, công chức, chuyên viên làm công tác chuyên môn, nghiệp
vụ. Mỗi loại cán bộ, công chức ở các cơ quan, ban ngành, đoàn thể có
những chuyên môn công tác khác nhau, trình độ đào tạo khác nhau. Do đó
giữa họ có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống khác nhau. Biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống của thủ trưởng cơ quan, cán bộ chủ chốt khác với biểu hiện suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, chuyên
viên. Đặc điểm này đòi hỏi việc nhận diện và đấu tranh với những biểu
hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ,
đảng viên ở Đảng bộ khối dân chính đảng thành phố Hồ Chí Minh phải hết
sức cụ thể, phải xuất phát từ chức trách, nhiệm vụ, chuyên môn nghiệp vụ
của cán bộ, đảng viên để nhận diện và xác định đúng các giải pháp đấu
tranh ngăn chặn. Tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ khối dân
chính đảng có gia đình cư trú trên địa bàn Thành phố. Vì vậy, Đảng bộ khối
dân chính đảng cần thực hiện nghiêm Quy định 76 của Bộ Chính trị, thực
hiện tốt việc phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương nơi gia đình cán
bộ, đảng viên cư trú trong đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư
tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.
* Quan niệm sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
trong một bộ phận cán bộ, đảng viên ở đảng bộ khối dân chính đảng thành
phố Hồ Chí Minh
Đường lối và tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng
viên là hai vấn đề cực kỳ quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng. Theo
đó, có thể sẽ có hai nguy cơ lớn nhất đối với một đảng cầm quyền là sai
lầm về đường lối; suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán
18
bộ, đảng viên.
Nhận thức rõ điều này, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng
Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm xây dựng đường lối cách mạng đúng đắn
và bồi dưỡng, nâng cao tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ,
đảng viên, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh
đạo toàn dân thực hiện đường lối, nhiệm vụ cách mạng.
Chính vì vậy, từ trước đến nay, đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rèn
luyện, nâng cao phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức
phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng. Thành tựu hơn gần 30 năm đổi
mới vừa qua là thành quả của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có
sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Tuy vậy, hiện nay do nhiều nguyên nhân, có một bộ phận không nhỏ
cán bộ, đảng viên đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với
những biểu hiện khác nhau, và ngày càng nghiêm trọng. Hội nghị lần thứ tư
Ban Chấp hành Trung ương khóa XI của Đảng thẳng thắn chỉ rõ: “Một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí
lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý
tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh
lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô
nguyên tắc” [15, tr.22].
Theo tình thần các văn kiện nghị quyết của Đảng, tình trạng suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên diễn ra
từ chỗ trước đây chỉ có ở “không ít” hoặc “một bộ phận” thì hiện nay đã
và đang diễn ra ở “một bộ phận không nhỏ”, diễn ra ở “những đảng viên
giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp”. Những hiện
tượng này nếu không được ngăn chặn, đẩy lùi sẽ có tác hại rất nghiêm
trọng đến công tác xây dựng Đảng và do đó, quyết định đến sự tồn vong
19
của Đảng và chế độ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: Trong thế giới cái gì cũng biến
hóa, tư tưởng con người cũng biến hoá. Có cái thì biến hóa tiến bộ lên, tức là
phát triển; có cái thì biến hóa lạc hậu đi, tức là suy thoái.
Suy thoái là sự yếu kém, hư hỏng, làm mất dần đi cái tốt, cái tiến bộ, làm
tăng dần cái xấu, cái lạc hậu, làm chậm lại quá trình phát triển dẫn đến sự
thoái hóa và biến chất của sự vật, hiện tượng, quá trình hay chính bản thân
con người và tổ chức xã hội của con người.
Từ luận giải trên có thể quan niệm: Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ khối dân chính
đảng thành phố Hồ Chí Minh là trạng thái suy giảm và sút kém, phai nhạt
dần về lý tưởng chính trị, giảm sút dần về ý chí chiến đấu, sa sút dần vể phẩm
chất đạo đức, xuống cấp về lối sống của cán bộ, đảng viên.
Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống khác với những băn
khoăn, lo lắng, bức xúc, có lúc thiếu lòng tin, khác với vi phạm một số khuyết
điểm, chấp hành không nghiêm một số quy định của Hiến pháp, pháp luật.
Cũng như phát triển, suy thoái bao giờ cũng mang tính bản chất, tính
tổng thể của sự vật, hiện tượng, quá trình hay con người và tổ chức của con
người. Đối với suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ,
đảng viên, từ suy thoái về mặt này dẫn đến hay tất yếu sẽ kéo theo sự suy
thoái mặt khác, làm hư hỏng, làm biến chất cán bộ, đảng viên và làm hỏng
mọi việc của cá nhân và tổ chức của họ.
* Biểu hiện sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong
một bộ phận cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ khối dân chính đảng thành phố Hồ
Chí Minh.
Muốn phòng chống và khắc phục biểu hiện sự suy thoái về tư tưởng,
đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ khối dân
20
chính đảng thành phố Hồ Chí Minh, cần phải nhận diện đúng sự suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên hiện nay. Sở dĩ
trong thời gian qua, việc ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái này kém hiệu
quả là vì chúng ta chưa nhận rõ biểu hiện của sự suy thoái đó như thế nào; có
lúc nhận định, đánh giá còn thiếu khách quan, chung chung, lờ mờ, thiếu địa
chỉ cụ thể, chưa chỉ ra được ai suy thoái, bộ phận nào suy thoái, chưa vạch rõ
tính chất và tác hại thực sự của sự suy thoái.
Hiện nay sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống biểu hiện
tính chất, mức độ khác nhau, diễn ra ở các đối tượng khác nhau, từ đảng viên
không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý
các cấp, kể cả cán bộ cao cấp. Do đó, vấn đề đặt ra cấp bách là cần thấy rõ sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đang diễn ra ở họ hiện nay.
Có thể nhận diện theo hai cách: Theo các mặt suy thoái và theo đối tượng cán
bộ, đảng viên suy thoái.
Biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống theo đối
tượng cán bộ, đảng viên có thể chia thành hai nhóm: Nhóm cán bộ, đảng viên
giữ cương vị lãnh đạo, quản lý và nhóm đảng viên không giữ cương vị lãnh
đạo, quản lý.
Nhóm đối tượng thứ nhất, sự suy thoái của bộ phận cán bộ, đảng viên
giữ cương vị lãnh đạo, quản lý, kể cả cán bộ cao cấp. Đây là những cán bộ,
đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý có chức, có quyền trong hệ thống chính
trị tử Trung ương đến cơ sở. Thực tế cho thấy, nhóm cán bộ, đảng viên này có
nguy cơ suy thoái cao và có nguy hại lớn, vì mọi hoạt động của họ trực tiếp
tác động đến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Trong đội ngũ cán bộ, đảng viên này, có nhiều người đã phấn đấu
trưởng thành cùng sự nghiệp cách mạng của Đảng, được phân công giữ những
trọng trách lãnh đạo và quản lý xã hội, luôn tỏ rõ sự vững vàng về lập trường
21
tư tưởng chính trị và trong sạch về đạo đức, lối sống. Nhưng cũng có bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên do bố trí không đúng phẩm chất, năng lực, lại
không chịu rèn luyện phấn đấu, dần dần rơi vào chủ nghĩa cá nhân, dẫn tới
thoái hóa, biến chất.
Đảng ta nhận định: “Đội ngũ cán bộ cấp Trung ương, cấp chiến lược rất
quan trọng, nhưng chưa được xây dựng một cách cơ bản. Công tác quy hoạch
cán bộ mới tập trung thực hiện ở địa phương, chưa thực hiện được ở cấp trung
ương, dẫn đến sự hẫng hụt, chắp vá, không đồng bộ và thiếu chủ động trong
công tác bố trí, phân công cán bộ. Một số trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ
chưa thật công tâm, khách quan, không vì yêu cầu công việc, bố trí không
đúng sở trường, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, sự phát
triển của ngành, địa phương và cả nước” [15, tr.22].
Biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị: Suy thoái về tư tưởng chính
trị biểu hiện ở bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền này là tự cho
mình đứng ngoài sự quản lý, giám sát của tổ chức, coi thường kỷ luật, nguyên
tắc lãnh đạo của Đảng, cũng như quy định của cơ quan, đơn vị; không thực
hiện đúng các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, có tư tưởng bè phái, cục
bộ, mất đoàn kết; coi thường nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách”. Từ đó, dẫn tới độc đoán, chuyên quyền, đặc quyền, đặc lợi, tham
nhũng, coi thường tập thể, trở thành “quan cách mạng”.
Trong số đó, có người mất phương hướng chính trị, quay lại nói xấu
Đảng, chống phá chế độ. Suy thoái về tư tưởng chính trị sẽ dẫn đến cơ hội về
chính trị, làm phân hóa bộ phận lãnh đạo, làm tan rã Đảng, vô hiệu hóa sự
quản lý của Nhà nước, làm chệch hướng đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước. Bài học xương máu về sự sụp đổ của các Đảng Cộng
sản và chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu cuối thế kỷ XX chỉ
ra rằng, nó có nguyên nhân chính từ những mặt, những biểu hiện suy thoái về
22
tư tưởng chính trị trong bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý cao nhất.
Suy thoái về tư tưởng chính trị của bộ phận cán bộ, đảng viên có chức,
có quyền còn biểu hiện ở bệnh quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức
xúc của nhân dân. Hiện nay, vẫn còn không ít người lãnh đạo, cán bộ cấp cao
còn xa dân, không sát cơ sở, không hiểu thực tiễn, ít lắng nghe ý kiến cấp
dưới, không nắm được công việc, cuộc sống của nhân dân, nên nhiều trường
hợp đề ra chủ trương, chính sách không phù hợp với thực tế, không đi vào
cuộc sống, không được nhân dân đồng tình và ủng hộ.
Nhóm đối tượng thứ hai, sự suy thoái của bộ phận đảng viên không giữ
chức vụ trong Đảng và chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội. Đảng viên
không giữ cương vị chức trách trong Đảng và chính quyền là những đảng viên
chưa hoặc không được giao các chức vụ lãnh đạo, quản lý, họ chỉ chịu trách
nhiệm cá nhân khi thực hiện các nhiệm vụ đảng viên. Sự suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của bộ phận không nhỏ đảng viên không
giữ chức vụ, quyền hạn có những điểm giống và điểm khác với đối tượng cán
bộ, đảng viên có chức, có quyền nêu trên.
Sự suy thoái về tư tưởng chính trị của nhóm đối tượng này là thiếu niềm
tin vào các cấp, nghi ngờ vai trò lãnh đạo của Đảng, phai nhạt lý tưởng cách
mạng, dao động về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; không làm tròn nhiệm
vụ người đảng viên. Nhiều người không còn là “Đảng viên đi trước, làng
nước theo sau”.
Trong sản xuất, kinh doanh, có đảng viên không chấp hành pháp luật, cố
ý làm trái chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm giàu bất chính;
không biết hoặc không dám đấu tranh, lại còn phụ họa theo những nhận thức
sai trái, quan điểm lệch lạc; phát ngôn sai với đường lối, quan điểm của Đảng;
thậm chí có người ý thức chính trị kém, bị kẻ địch lợi dụng lôi kéo.
Biểu hiện sự suy thoái về đạo đức, lối sống: Đặc trưng bản chất nhất của
23
sự suy thoái về đạo đức, lối sống ở nhóm đối tượng cán bộ, đảng viên có
chức, có quyền là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng. Thực tiễn chỉ
ra, tham nhũng chỉ xảy ra ở những nơi có quyền lực và ở những người nắm
quyền lực. Xét về bản chất, lẽ ra khu vực kinh tế nhà nước, ở đấy có cả một
hệ thống cán bộ, đảng viên giữ các cương vị lãnh đạo quản lý, thậm chí được
sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp nhất của các cơ quan Đảng, Nhà nước; lẽ ra, khu
vực công, khu vực kinh tế nhà nước phải thực sự ngày càng vững mạnh, giữ
vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc dân thì ở đấy phải có nhiều yếu tố chủ
nghĩa xã hội nhất và do đó phải ít tiêu cực hay ít suy thoái nhất.Ngược lại,
thực tế đến nay cho thấy, khu vực kinh tế nhà nước lại là nơi có nhiều yếu
kém nhất, nhiều tham nhũng nhất và sự suy thoái của đội ngũ cán bộ ở đây
cũng nhiều nhất. Nạn tham nhũng diễn ra với tính chất ngày càng phức tạp,
thủ đoạn tinh vi, quy mô ngày càng lớn; nó làm hư hỏng cán bộ, đảng viên,
làm thất thoát một khối lượng lớn tài sản, tiền bạc của xã hội, làm xói mòn
lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đối với chủ nghĩa xã hội, làm vẩn đục các
mối quan hệ xã hội, làm băng hoại tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có chức, có quyền… Trong bộ phận cán
bộ, đảng viên có chức, có quyền, kể cả cán bộ cấp cao, sự suy thoái còn biểu
hiện ở sự hình thành “cơ chế ngầm”, bảo vệ, bao che cho nhau. Cơ chế này
luôn tìm cách “hạ gục”, vô hiệu hóa uy tín của những người trung thực, có
năng lực; trù dập những người thẳng thắn đấu tranh phê bình, người bảo vệ
công bằng, bình đẳng, bảo vệ sự nghiệp và lý tưởng cách mạng của Đảng và
nhân dân ta.
Sự suy thoái về đạo đức, lối sống của bộ phận đảng viên không giữ
cương vị lãnh đạo, quản lý còn sống buông thả, ngại học tập, phấn đấu, rèn
luyện. Có nhiều người sa vào tệ nạn xã hội liên quan đến ma túy, cờ bạc,
rượu chè, số đề, buôn lậu...; tha hóa trong các quan hệ gia đình, vợ chồng,
24
quan hệ xã hội.
Suy thoái về tư tưởng chính trị thường gắn liền với suy thoái về đạo đức,
lối sống; hai mặt này có quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau trong cả
nhận thức, động cơ, thái độ và hành vi của mỗi cá nhân. Thường thì suy thoái
về đạo đức, lối sống xuất hiện trước và dễ nhận thấy. Khi suy thoái về đạo
đức, lối sống kéo dài sẽ xuất hiện suy thoái về tư tưởng chính trị; ngược lại,
có khi suy thoái về tư tưởng chính trị là nguyên nhân dẫn đến suy thoái về đạo
đức, lối sống. Đối với bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền, suy thoái
về tư tưởng chính trị là tiền đề của suy thoái về đạo đức, lối sống, đồng thời
sự suy thoái về đạo đức, lối sống là điều kiện dẫn đến sự suy thoái về tư tưởng
chính trị.
Khi chủ nghĩa cá nhân xuất hiện thì nhiệt huyết cách mạng và tính tích
cực của họ dần dần giảm sút và phẩm chất tốt đẹp của người cách mạng cũng
bị xói mòn. Những cán bộ, đảng viên này khi được ngồi vào “ghế quyền lực”,
họ trở nên ngại rèn luyện, phấn đấu, lười suy nghĩ, lười học tập. Đây là
nguyên nhân trực tiếp làm cho những người đó thoái hóa, biến chất về đạo
đức, lối sống. Khi “chất cộng sản” trong họ đã thay đổi thì những kiến thức,
kinh nghiệm mà họ đã tích lũy được chỉ nhằm phục vụ cho mục đích cá nhân,
và điều đó trở nên vô cùng nguy hại cho sự nghiệp cách mạng. Ở họ, chủ
nghĩa cơ hội và chủ nghĩa thực dụng luôn kết hợp lại, tìm kẽ hở để đục khoét,
tìm cơ hội ngoi lên kiếm chác, kiếm chác được lại “lo lót” để tạo cơ hội chui
sâu, leo cao hơn.
Để nhận diện đúng đắn và trung thực sự suy thoái đó, mỗi cán bộ, đảng
viên phải tự nhận diện sự suy thoái của chính mình; thấy rõ mình đã, đang suy
thoái về cái gì, suy thoái như thế nào. Trong đợt tự phê bình và phê bình theo
tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, người có chức vụ càng cao về Đảng và
chính quyền càng phải gương mẫu tự nhận diện trước.
Cần phải đặt ngay câu hỏi và trả lời được với chính mình và thành thực
25
với tổ chức, rằng mình có suy thoái không? Suy thoái ở mặt nào? Suy thoái
đến đâu? Ảnh hưởng của nó đến bản thân và tổ chức, đơn vị và xã hội; trách
nhiệm của bản thân đối với sự suy thoái đó như thế nào? Hướng tự nhận
khuyết điểm, khắc phục, sửa chữa ra sao? Không nên nghĩ rằng chỉ có sự suy
thoái ở người khác, ở cấp dưới mình.
Nếu tự cho mọi việc làm của mình là đúng đắn, là chuẩn mực, là bất khả
xâm phạm, thì đó lại chính là mình đang bị suy thoái. Tổ chức đảng, cơ quan
quản lý nhận diện sự suy thoái, thẳng thắn chỉ ra sự suy thoái ngay trong cơ
quan, đơn vị mình, ai bị suy thoái, suy thoái về cái gì, suy thoái ở mức độ nào,
suy thoái như thế nào?… Báo chí, các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân
dân cũng cần phải kịp thời phát hiện cán bộ, đảng viên suy thoái; các tổ chức
đảng, cơ quan quản lý thật sự tôn trọng các ý kiến đó để nghiêm túc tiếp thu,
tự phê bình và phê bình, có thái độ và biện pháp giải quyết dứt điểm.
* Tác hại của sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ
phận cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ khối dân chính đảng thành phố Hồ Chí Minh
Hiện tượng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một
bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra ở tất cả các cấp, các tổ chức
trong hệ thống chính trị đất nước với mức độ khác nhau, nên phạm vi ảnh
hưởng và tác hại của nó với cuộc sống là vô cùng lớn.
Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên trực tiếp làm suy yếu Đảng bộ khối dân chính
đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Đặc biệt, sự suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên của những
người giữ cương vị càng lớn, có trách nhiệm càng cao thì tác hại đối với sự
nghiệp cách mạng càng nghiêm trọng. Bởi lẽ, như người xưa đã đúc kết:
“thượng bất chính, hạ tắc loạn”, và có thể làm đổ vỡ, thay đổi cả một hệ thống
chế độ xã hội.
Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán
26
bộ, đảng viên Đảng bộ khối dân chính đảng có hưởng rất lớn đến cán bộ các
cấp, đến đội ngũ đảng viên và toàn thể nhân dân, làm cho toàn bộ hệ thống
chính trị suy thoái theo. Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của
một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên sẽ làm cho chủ trương, chính sách
của cấp trên không đưa được vào cuộc sống. Nếu sự suy thoái đó mà trở thành
một “dây”, một chuỗi và gắn kết chặt chẽ, có hệ thống và tổ chức với nhau thì
đó được coi sự “tự chuyển hóa” và dẫn tới nguy cơ làm biến chất chế độ xã
hội chủ nghĩa của chúng ta. Suy thoái về tư tưởng chính trị sẽ dẫn đến cơ hội
về chính trị, làm phân hóa bộ phận lãnh đạo, làm tan rã Đảng, vô hiệu hóa sự
quản lý của Nhà nước, làm chệch hướng đường lối, chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước. Bài học xương máu về sự sụp đổ của Liên Xô và Đông
Âu cuối thế kỷ XX vẫn còn đó. Vì vậy, nhận rõ được các mặt, các đối tượng,
các góc cạnh suy thoái đang hiện hữu, thấy trước hậu quả khôn lường của nó
là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong phòng chống, khắc phục sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên hiện nay.
Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán
bộ, đảng viên Đảng bộ khối dân chính đảng gây hậu quả đối với xây dựng,
củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên làm cho nhân dân lo lắng, giảm lòng tin đối với
Đảng, Nhà nước, mất lòng tin đối với cán bộ, đảng viên. Suy thoái đang là
nhân tố kìm hãm bước tiến của công cuộc đổi mới, là nguy cơ, hiểm họa lớn
đe dọa sự sống còn của Đảng và chế độ.
Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán
bộ, đảng viên Đảng bộ khối dân chính đảng là cơ hội để các thế lực thù địch
khoét sâu, thúc đẩy “tự biễn biên”; “tự chuyển hóa”, phá hoại sự lãnh đạo của
Đảng và sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Như vậy, tham nhũng