Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ HSG HÓA 9 HAY VÀ KHÓSỐ 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.67 KB, 4 trang )

ĐỀ SỐ 13 – MÃ ĐỀ 814
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (10 điểm)
Câu 1: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
(b) Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 3 mol NaOH.
(c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc dư.
(d) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) vào dung dịch HCl dư.
(e) Cho CuO vào dung dịch HNO3.
(f) Cho KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ.
Số thí nghiệm thu được hai muối là
A. 3.
B. 5.
C. 6.
D. 4.
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
(1) Các kim loại Na, K, Ba đều phản ứng mạnh với nước.
(2) Kim loại Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 (loãng).
(3) Crom bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ.
(4) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa ba muối.
(5) Hỗn hợp Al và BaO (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CH 4, C2H4, C2H6 và C3H8 bằng lượng oxi
vừa đủ sau phản ứng thu được sản phẩm gồm CO 2 và hơi nước. Cho toàn bộ sản phẩm vào dung dịch
nước vôi trong dư thu được 38 gam kết tủa đồng thời thấy khối lượng dung dịch giảm so với lượng ban
đầu là 11,56 gam. Thể tích của dung dịch Br2 0,1M cần để phản ứng vừa đủ với X là
A. 0,2.
B. 0,5.


C. 0,3.
D. 0,4.
Câu 4: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(2) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
(3) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO đun nóng.
(4) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(5) Nhiệt phân AgNO3.
(6) Đốt FeS2 trong không khí.
(7) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 5: Hoà tan a gam M2(CO3)n bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch muối
có nồng độ 15,09%. Công thức của muối cacbonat đã dùng là
A. CuCO3.
B. CaCO3.
C. MgCO3.
D. Na2CO3.
Câu 6: Khi cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được chất rắn X và dung dịch Y.
Dãy chất nào dưới đây gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Y?
A. Br2, NaNO3, KMnO4.
B. BaCl2, HCl, Cl2.
C. NaOH, Na2SO4, Cl2.
D. KI, NH3, NH4Cl.
Câu 7: Cho bột Fe vào dung dịch hổn hợp NaNO3 và HCl đến khi các phản ứng kết thúc, thu được dung
dịch X, hỗn hợp khí NO, H2 và chất rắn không tan. Các muối trong dung dịch X là
A. FeCl3, NaCl.

B. Fe(NO3)3, FeCl3, NaNO3, NaCl.
C. FeCl2, NaCl.
D. FeCl2, Fe(NO3)2, NaCl, NaNO3
Câu 8: Tiến hành các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường
(a) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S
(b) Sục khí F2 vào nước.
(c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc.
(d) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH.
(e) Cho Si vào dung dịch NaOH.
(g) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4
Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là
Trang 1/4 - Mã đề thi 814


A. 3
B. 4
C. 6
D. 5
Câu 9: Hỗn hợp X gồm hiđro và một hiđrocacbon. Nung nóng 14,56 lít hỗn hợp X (đktc), có Ni xúc tác
đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có khối lượng 10,8 gam. Biết tỉ khối của Y so với metan
là 2,7 và Y có khả năng làm mất màu dung dịch brom. Công thức phân tử của hiđrocacbon là
A. C4H6.
B. C3H6.
C. C3H4.
D. C4H8.
Câu 10: Hỗn hợp X gồm Al, Fe và Mg. Cho 15,5 gam hỗn hợp X vào 1 lít dung dịch HNO 3 2M. Sau
phản ứng thu được dung dịch Y và 8,96 lít NO duy nhất (đktc). Mặt khác cho 0,05 mol X vào 500ml dung
dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi lấy toàn
bộ kết tủa thu được đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2 gam chất rắn.
Thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong X lần lượt là

A. 17,42%; 36,13% và 46,45%
B. 36,13%; 11,61% và 52,26%
C. 17,42%; 46,45% và 36,13%
D. 52,26%; 36,13% và 11,61%
Câu 11: Nung m gam hỗn hợp gồm Mg và Cu(NO3)2 trong điều kiện không có không khí, sau một thời
gian thu được chất rắn X và 10,08 lít hỗn hợp khí NO 2 và O2 (ở đktc). Hòa tan hoàn toàn X bằng 650 ml
dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y chỉ chứa 71,87 gam muối clorua và 0,05 mol hỗn hợp khí Z
gồm N2 và H2. Tỉ khối của Z so với H2 bằng 11,4. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 60.
B. 55.
C. 50.
D. 45.
Câu 12: Trong phòng thí nghiệm, bộ dụng cụ thí nghiệm được lắp như hình vẽ dưới đây:

Hãy cho biết, bộ thí nghiệm trên có thể dùng để điều chế được bao nhiêu khí trong số các khí sau: Cl 2,
NH3, CO2, H2, C2H2.
A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
Câu 13: Cho các phát biểu sau. Phát biểu nào đúng?
A. Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch NH4NO2 bão hoà
B. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thuỷ tinh lỏng
C. Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng cát khô
D. CF2Cl2 bị cấm sử dụng do khi thải ra khí quyển thì phá huỷ tầng ozon
Câu 14: Cho biết phản ứng nào không xảy ra ở nhiệt độ thường.
A. NaAl(OH)4 + 4NH4Cl → AlCl3 + NaCl + 4H2O + 4NH3
B. Mg(HCO3)2 + 2Ca(OH)2 → Mg(OH)2 + 2CaCO3 + 2H2O
C. Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaOH + H2O
D. CaCl2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaCl + HCl

Câu 15: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, K tác dụng với H 2O thu được dung dịch Y và khí H 2. Cho toàn bộ lượng
khí H2 trên tác dụng với CuO dư, nung nóng. Sau phản ứng cho lượng H 2O thu được hấp thụ vào 63 gam
dung dịch H2SO4 90% thì thu được H2SO4 70%. Dung dịch Y tác dụng hết với dung dịch chứa 80,1 gam
AlCl3 thu được m gam kết tủa. (Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là
A. 15,6.
B. 7,8.
C. 23,3.
D. 31,2
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 4,64 gam một hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch
Ba(OH)2 tạo ra 39,4 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,912 gam so với dung
dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức đơn giản nhất của X là
A. C2H4.
B. C3H4.
C. CH4.
D. C2H2.
Câu 17: Cho x gam hỗn hợp A gồm Al2O3 và Fe2O3 vào 500 ml dung dịch HCl y(M), thu được dung dịch
B. Cho từ từ NaOH vào dung dịch B, lượng kết tủa phụ thuộc vào số mol NaOH được biểu diễn bằng đồ
thị dưới đây:
Trang 2/4 - Mã đề thi 814


Giá trị của m là
A. 3,9.
B. 7,8.
C. 16,8.
D. 14,6.
Câu 18: Cho hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở, có thể là ankan, anken, ankin, ankađien. Đốt cháy
hoàn toàn một lượng X, thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. X không thể gồm
A. ankan và ankađien
B. ankan và ankin

C. ankan và anken
D. hai anken
Câu 19: Cho dãy các kim loại: Na, Ba, Al, K, Mg. Số kim loại trong dãy phản ứng với lượng dư dung
dịch FeCl3 thu được kết tủa là:
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 20: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 Phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng
(dư), thu được 1,344 lít khi NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu
được m gam muối khan Giá trị của m là
A. 35,50.
B. 38,72.
C. 34,36.
D. 49,09.
PHẦN II: TỰ LUẬN (10 điểm)
Bài 1: (2,0 điểm)
1. Cho từ từ từng giọt dung dịch HCl vào dung dịch K 2CO3, phản ứng kết thúc thu được dung dịch
X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thì có phản ứng xảy ra thu được dung dịch Z. Viết các
phương trình hóa học trong thí nghiệm trên.
2. Một loại muối ăn có lẫn tạp chất: CaCl 2, MgCl2, Na2SO4, MgSO4, CaSO4, NaBr, AlCl3. Hãy
trình bày cách loại bỏ các tạp chất để thu được muối ăn tinh khiết.
Bài 2: (2,0 điểm)
1. Hoàn thành các phương trình
phản ứng sau:
to
a) FeS2 + H2SO4 o(đặc)
b) Ag2S + O2 o t
t
c) NH4NO3

d) KNO2 + K2Cr2O7 + H2SO4  KNO3 + Cr2(SO4)3 + ...
2. Có 5 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng 1 chất khí không màu sau: CO 2, C2H4, C2H2, SO2, CH4. Bằng
phương pháp hóa học hãy trình bày cách nhận biết 5 lọ khí trên. Viết các phương trình hóa học.
Bài 3: (2,0 điểm)
Nung m gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4, thu được rắn Y (KCl, K2MnO4, MnO2, KMnO4)
và O2. Trong Y có 1,49 gam KCl chiếm 19,893% theo khối lượng. Trộn toàn bộ lượng O 2 ở trên với
không khí theo tỉ lệ thể tích 1 : 4 thu được hỗn hợp khí Z. Đốt cháy hết 0,528 gam cacbon bằng hỗn hợp
Z, thu được hỗn hợp khí T gồm 3 khí O 2, N2, CO2 có tỉ khối so với H2 là 16,04. Biết trong không khí có
80% N2 và 20% O2 theo thể tích, các khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xác định giá trị của
m.
Bài 4: (2,0 điểm)
Hòa tan hoàn toàn 16,48 gam hỗn hợp A gồm Cu và Fe 3O4 bằng dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ)
thì chỉ thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 35,68 gam muối. Mặt khác, nếu hòa tan hoàn
toàn 8,24 gam A bằng lượng dư dung dịch H 2SO4 đặc, nóng thu được V lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy
nhất). Hấp thụ hoàn toàn V lít SO2 thu được ở trên vào 200 gam dung dịch Ba(OH) 2 x% thì thấy khối
lượng dung dịch sau phản ứng giảm 1,015 gam và thu được m gam kết tủa.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính khối lượng của từng muối trong B và xác định giá trị của V, x và m.
Trang 3/4 - Mã đề thi 814


Bài 5: (2,0 điểm)
1. Đốt cháy 13,7 ml hỗn hợp A gồm CH4, C3H8 và CO2 bằng một lượng oxi vừa đủ, ta thu được
25,7 ml khí CO2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
a) Xác định thành phần phần trăm về thể tích của C3H8 trong hỗn hợp A.
b) So sánh khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp A với nitơ.
2. Hỗn hợp A gồm 3 hyđrocacbon mạch hở X,Y, Z (dạng lỏng) khi hóa hơi hỗn hợp A đúng bằng
3,36g N2 (đo ở cùng điều kiện). Chia A thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho tác dụng với AgNO 3 / NH3 chỉ có Z phản ứng, thu được 5,84g kết tủa. Nếu cho kết
tủa này phản ứng hoàn toàn với axit HCl thì thược được 0,02 mol Z.

- Phần 2: Đem đốt cháy rồi cho sản phẩm qua dung dịch Ca(OH)2 thì thấy khối lượng bình tăng
lên 20,8g và 35g kết tủa.
Tìm công thức phân tử của X,Y,Z.
------------------------------------------------------- HẾT ----------

Trang 4/4 - Mã đề thi 814



×