Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ THI HSG LỊCH sử 9 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.93 KB, 4 trang )

PHÒNG GD & ĐT HẠ HOÀ
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi có 04 trang)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8,0 điểm)
Câu 1: Cho các dữ liệu sau:
1. ASEAN thành lập Diễn đàn khu vực (ARF);
2. Hiệp ước thân thiện hợp tác được kí kết;
3. Việt Nam gia nhập ASEAN;
4. Hiệp hội các quốc gia ASEAN được thành lập.
Sắp xếp theo trình tự thời gian về quá trình hình thành phát triển của Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á:
A. 4, 1, 2, 3.
B. 4, 2, 3, 1.
C. 4, 3, 2, 1.
D. 4, 2, 1, 3.
Câu 2: Kết quả lớn nhất trong phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ
La-tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Đánh đổ chế độ thực dân mới, giành độc lập dân tộc.
B. Giải phóng dân tộc, thành lập các nhà nước tư bản chủ nghĩa.
C. Lật đổ chính quyền độc tài tay sai thân Mĩ, thành lập các chính phủ dân tộc
dân chủ.
D. Giành độc lập dân tộc, thành lập các nhà nước dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 3: Nguyên nhân khác biệt của Nhật Bản so với các nước Tây Âu trong giai
đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.


B. Chú trọng chiến lược phát triển con người.
C. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
D. Chi phí cho quốc phòng thấp.
Câu 4: Nguyên nhân làm bùng nổ cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật từ những
năm 40 của thế kỉ XX?
A. Do những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của con người.
B. Các nước tư bản muốn mở rộng việc xâm lược thuộc địa.
C. Nền tảng từ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII.
D. Khởi nguồn từ sự phát triển nhanh chóng của các nước Tây Âu.
Câu 5: Lựa chọn phương án đúng để điền vào chỗ trống.
Toàn bộ những quyết định của ......(a)... cùng những thỏa thuận sau đó của ....
(b)..... đã trở thành khuôn khổ của ....(c)...... thường gọi là .......(d)...........
A. (a) Hội nghị Ianta; (b) trật tự thế giới mới; (c) ba cường quốc; (d) trật tự hai
cực Ianta.
B. (a) Hội nghị Ianta; (b) ba cường quốc; (c) trật tự thế giới mới; (d) trật tự hai
cực Ianta.
C. (a) Hội nghị Ianta; (b) ba cường quốc; (c) trật tự hai cực Ianta; (d) trật tự thế
giới mới.
Trang 1/4


D. (a) Hội nghị Ianta; (b) trật tự thế giới mới; (c) trật tự hai cực Ianta; (d) ba
cường quốc.
Câu 6: So với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914), cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của Pháp có điểm mới nào dưới đây?
A. Đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn.
B. Vơ vét tài nguyên thiên nhiên các nước thuộc địa.
C. Đầu tư vào ngành giao thông vận tải và ngân hàng.
D. Tăng cường đầu tư vào nông nghiệp, khai thác mỏ.
Câu 7: Giai cấp công nhân Việt Nam có nguồn gốc chủ yếu từ đâu?

A. Giai cấp tư sản bị phá sản.
B. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
C. Thợ thủ công bị thất nghiệp.
D. Tiểu tư sản bị chèn ép.
Câu 8: Nguyễn Ái Quốc rút ra được “muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có
thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình” từ sự kiện:
A. 1919, gửi đến hội nghị Vécxai, bản yêu sách của nhân dân An Nam.
B. 1920, đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và
thuộc địa của Lê-nin.
C. 1920, gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp.
D. 1921, sáng lập ra Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
Câu 9: Biểu hiện nào dưới đây không phản ánh đúng sự phát triển của phong
trào công nhân nước ta giai đoạn 1926-1929?
A. Trở thành nòng cốt trong phong trào dân tộc.
B. Phong trào đấu tranh đòi mục tiêu về kinh tế là chủ yếu.
C. Phong trào đấu tranh đòi mục tiêu về kinh tế và chính trị.
D. Phong trào phát triển mạnh có sự đoàn kết giữa các ngành, các địa phương.
Câu 10: Sự khác nhau cơ bản nhất giữa tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên và Tân Việt Cách mạng đảng là:
A. Địa bàn hoạt động.
B. Phương pháp, hình thức đấu tranh.
C. Thành phần tham gia.
D. Khuynh hướng cách mạng lúc thành lập.
Câu 11: Đến tháng 9-1929, hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
ở Việt Nam có sự thay đổi như thế nào?
A. Thành lập một Đảng Cộng sản ở Việt Nam.
B. Tiếp tục xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng.
C. Phân hóa thành hai nhóm để thành lập các tổ chức cộng sản.
D. Tiếp tục thực hiện phong trào vô sản hoá ở các nhà máy, xí nghiệp.
Câu 12: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng

sản (1930) thể hiện như thế nào?
A. Thông qua Luận cương chính trị.
B. Thông qua Cương lĩnh chính trị.
C. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin.
D. Thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 13: Số nhà 5D - Phố Hàm Long - Hà Nội là nơi đã diễn ra sự kiện nào?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
B. Hội nghị lần thứ nhất của Đảng.
C. Chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời.
D. Phát lệnh Tổng khởi nghĩa.
Trang 2/4


Câu 14: Điểm khác biệt lớn nhất của phong trào cách mạng 1930 - 1931 so với
các phong trào đấu tranh trước đó là gì?
A. Nổ ra đồng loạt khắp cả nước.
B. Có sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân.
C. Có sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới.
D. Có sự lãnh đạo thống nhất của một chính đảng cộng sản.
Câu 15: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào dân chủ
1936 -1939 ở Việt Nam:
A. Đội ngũ cán bộ đảng viên được rèn luyện thử thách và trưởng thành.
B. Tập hợp các lực lượng chính trị hùng hậu trong mặt trận giải phóng dân tộc.
C. Quần chúng nhân dân trưởng thành qua các cuộc khởi nghĩa.
D. Là cuộc diễn tập lần thứ hai của Đảng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.
Câu 16: Sự kiện nào đánh dấu Đảng Cộng sản Đông Dương đã hoàn chỉnh chủ
trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam?
A. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (tháng 11/1939).
B. Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941).
C. Hội nghị toàn quốc (13-15/8/1945).

D. Đại hội quốc dân Tân Trào (16-18/8/1945).
Câu 17: Vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với Cách mạng tháng 8/1945?
A. Là hình ảnh của nước Việt Nam thu nhỏ.
B. Chuẩn bị lực lượng cho cách mạng.
C. Là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
D. Xây dựng căn cứ địa cho cách mạng.
Câu 18: Nhận định nào sau đây không đúng về tác động của sự kiện Nhật đảo
chính Pháp ngày 09/3/1945 đến cách mạng nước ta?
A. Phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.
B. Điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi.
C. Cuộc đảo chính đã tạo nên thời cơ chín muồi.
D. Đánh đuổi phát xít Nhật là nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân Đông Dương.
Câu 19: Sự kiện nào đã đánh dấu Tổng khởi nghĩa năm 1945 ở nước ta thắng lợi
hoàn toàn?
A. 19/8/1945, Hà Nội giành chính quyền.
B. 23/8/1945, Huế giành chính quyền.
C. 30/8/1945, Vua Bảo Đại thoái vị.
D. 02/9/1945, Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập.
Câu 20: Tính chất của cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Việt Nam là:
A. Cuộc cách mạng vô sản.
B. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C. Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.
D. Cuộc cách mạng tư sản.

Trang 3/4


II. PHẦN TỰ LUẬN (12,0 điểm)
Câu 1: (4,0 điểm)
Khái quát tình hình kinh tế, tài chính của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ

hai. Những nguyên nhân nào đã dẫn tới sự phát triển của nền kinh tế Mĩ?
Câu 2: (2,0 điểm)
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có những giai cấp,
tầng lớp nào? Phân tích thái độ chính trị của giai cấp được Đảng ta xác định là
động lực chính của cách mạng?
Câu 3: (3,5 điểm)
Vì sao lại khẳng định: Phong trào công nhân Việt Nam từ đầu thế kỉ XX
đến năm 1930, chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác hoàn toàn?
Câu 4: (2,5 điểm)
Vì sao đầu năm 1945, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương? Đảng ta đã
có chủ trương phát động khởi nghĩa từng phần như thế nào? Ý nghĩa của phong
trào khởi nghĩa từng phần?
---------------------- Hết ----------------------

Họ và tên thí sinh:.................................................SBD:...................
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Trang 4/4



×