Tải bản đầy đủ (.doc) (244 trang)

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016-2020) TỈNH THANH HOÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 244 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016-2020)
TỈNH THANH HOÁ

Thanh Hoá, tháng 10 năm 2017


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016-2020)
TỈNH THANH HOÁ

Ngày..….. tháng .….. năm 2017

Ngày ...... tháng .….. năm 2017

CƠ QUAN THẨM ĐỊNH

CƠ QUAN LẬP

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT


Thanh Hoá, tháng 10 năm 2017


MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................................vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................................ix
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết.................................................................................................................1

2.

Mục tiêu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất...........................................................2

Phần I SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT...............................4
I.

CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT.........................4

II.

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ
HỘI, MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT...............................7

2.1.

Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực
trạng môi trường............................................................................................................7


2.1.1.

Điều kiện tự nhiên.........................................................................................................7

2.1.2.

Các nguồn tài nguyên..................................................................................................12

2.1.3.

Thực trạng môi trường................................................................................................19

2.2.

Phân tích, đánh giá bổ sung thực trạng phát triển kinh tế-xã hội..............................28

2.2.1.

Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế................................................................28

2.2.2.

Thực trạng phát triển các ngành kinh tế......................................................................30

2.2.3.

Dân số, lao động, việc làm và thu nhập......................................................................43

2.2.4.


Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.............................................................................45

2.2.5.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường.........................51

2.3.

Phân tích, đánh giá bổ sung về biến đổi khí hậu tác động đến sử dụng đất................52

2.3.1.

Thực trạng biển đổi khí hậu có liên quan đến địa bàn tỉnh.........................................52

2.3.2.

Tác động của biến đổi khí hậu đối với việc sử dụng đất ở Thanh Hoá......................57

III.

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG
ĐẤT ĐẾN THỜI ĐIỂM ĐIỀU CHỈNH..................................................................59

3.1.

Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình thực hiện các nội dung nhà nước về quản
lý đất đai......................................................................................................................59

3.1.1.


Công tác đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính
và đăng ký thống kê....................................................................................................59

3.1.2.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.................................................................59

3.1.3.

Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất...........60

3.1.4.

Công tác quản lý đất ở các nông, lâm trường, Ban Quản lý rừng phòng hộ...............63

ii


3.1.5.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo...........................................63

3.1.6.

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất......................................................66

3.1.7.

Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất đến thời điểm điều chỉnh

quy hoạch sử dụng đất..............................................................................................68

3.2.

Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất..........................................69

3.3.1.

Đất nông nghiệp..........................................................................................................70

3.3.2.

Đất phi nông nghiệp..................................................................................................71

3.3.3.

Đất chưa sử dụng........................................................................................................72

IV.

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT ĐẾN THỜI ĐIỂM ĐIỀU CHỈNH.......................................................................73

4.1.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất kỳ trước (2011 - 2015).............73

4.1.1.

Đất nông nghiệp.........................................................................................................75


4.1.2.

Đất phi nông nghiệp..................................................................................................76

4.1.3.

Đất chưa sử dụng.......................................................................................................77

4.1.7.

Kết quả thực hiện thu hồi đất, chuyển mục đích đến thời điểm điều chỉnh................77

4.2.

Đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong thực
hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước..........................................................................78

4.2.1.

Những mặt được..........................................................................................................78

4.2.2.

Những tồn tại...............................................................................................................78

4.2.3.

Nguyên nhân của tồn tại..............................................................................................79


4.3.

Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ tới
.....................................................................................................................................81

PHẦN II PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT.........................82
I.

ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT....................................................82

1.1.

Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội....................................82

1.1.1.

Phương hướng phát triển kinh tế, xã hội.....................................................................82

1.1.2.

Mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội..............................................................................82

1.2.

Quan điểm sử dụng đất...............................................................................................83

1.2.1.

Khai thác triệt để quỹ đất tự nhiên..............................................................................83


1.2.2.

Quan điểm về chuyển mục đích sử dụng....................................................................83

1.2.3.

Quan điểm duy trì và bảo vệ đất nông nghiệp.............................................................84

1.2.4.

Quan điểm sử dụng tiết kiệm......................................................................................84

1.2.5.

Quan điểm điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất........................................84

1.2.6.

Quan điểm về bảo vệ môi trường cảnh quan...............................................................84

1.2.7.

Quan điểm sử dụng đất hiệu quả.................................................................................85

iii


1.3.

Định hướng sử dụng đất..............................................................................................85


1.3.1.

Khu vực sản xuất nông nghiệp....................................................................................86

1.3.2.

Khu lâm nghiệp...........................................................................................................87

1.3.3.

Khu phát triển công nghiệp.........................................................................................88

1.3.4.

Khu đô thị....................................................................................................................88

1.3.5.

Khu du lịch..................................................................................................................89

1.3.6.

Khu dân cư nông thôn...............................................................................................90

II.

PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT...................................90

2.1.


Chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong kỳ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất...........90

2.1.1.

Chỉ tiêu phát triển kinh tế............................................................................................90

2.1.2.

Chỉ tiêu phát triển văn hoá - xã hội.............................................................................91

2.2.

Chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất cho các ngành, lĩnh vực........................................91

2.2.1.

Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất do cấp quốc gia phân bổ đến năm 2020 phân bổ
đến đơn vị hành chính cấp huyện.................................................................................91

2.2.2.

Chỉ tiêu sử dụng đất do cấp tỉnh xác định, xác định bổ sung đến năm 2020 phân
bổ đến đơn vị hành chính cấp huyện...........................................................................94

2.3.

Tổng hợp, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất................................................................97

2.3.1.


Tổng hợp, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất do cấp quốc gia phân bổ và do
cấp tỉnh xác định.......................................................................................................97

2.4.

Chỉ tiêu sử dụng đất theo các khu chức năng.......................................................140

2.4.1.

Khu sản xuất nông nghiệp.........................................................................................140

2.4.2.

Khu lâm nghiệp.........................................................................................................140

2.4.3.

Khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học...........................................................141

2.4.4.

Khu phát triển công nghiệp.......................................................................................141

2.4.5.

Khu đô thị..................................................................................................................141

2.4.6.


Khu dân cư nông thôn...............................................................................................142

III.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT ĐẾN KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG........................................142

3.1.

Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến nguồn thu từ việc
giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư.........................................................................................142

3.2.

Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng bảo đảm
an ninh lương thực quốc gia......................................................................................143

iv


3.3.

Đánh tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải quyết quỹ
đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động
phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất................................143

3.4.

Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến quá trình đô thị hóa

và phát triển hạ tầng..................................................................................................144

3.5.

Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc tôn tạo di
tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hoá các dân tộc................144

3.6.

Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng khai thác
hợp lý tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ
che phủ......................................................................................................................145

PHẦN III KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI.........................................................147
I.

PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG
KỲ KẾ HOẠCH......................................................................................................147

1.1.

Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế...............................................................147

1.1.1.

Phương hướng phát triển kinh tế..........................................................................147

1.1.2.

Mục tiêu phát triển kinh tế.........................................................................................147


1.2.

Các chỉ tiêu về dân số, lao động, việc làm.............................................................148

II.

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI..............................................................148

2.1.

Chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng........................................................148

2.1.1.

Chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ từ kế hoạch sử dụng đất của cấp quốc
gia..............................................................................................................................148

2.2.

Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng theo từng năm kế hoạch tỉnh
Thanh Hóa.................................................................................................................205

2.2.1.

Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp........................................................205

2.2.2.

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp..................................215


2.2.3.

Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở....................................219

2.3.

Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng............................................................220

2.4.

Danh mục các công trình, dự án thực hiện trong kỳ kế hoạch..................................222

2.4.1.

Danh mục công trình, dự án thực hiện trong kỳ kế hoạch (Biểu 13/CT)..................222

2.4.2.

Thu hồi đất theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai để thực hiện
trong kỳ kế hoạch sử dụng đất theo từng năm...........................................................222

2.5.

Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai trong kỳ kế hoạch.......................223

2.5.1.

Căn cứ pháp lý để ước tính các khoản thu, chi liên quan đến đất đai......................223


2.5.2.

Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai.....................................................223

PHẦN IV GIẢI PHÁP THỰC HIỆN..................................................................................225

v


I.

CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ, CẢI TẠO ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ỨNG
PHỐ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU................................................................................225

II.

CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT...............................................................................................................225

2.1.

Giải pháp về cơ chế, chính sách................................................................................225

2.1.1.

Về quy hoạch sử dụng đất.........................................................................................225

2.1.2.

Về chính sách tài chính đất đai..................................................................................226


2.1.3.

Về quản lý sử dụng đất:.............................................................................................226

2.1.4.

Các chính sách đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn:.................................226

2.1.5.

Chính sách đất đai đối với phát triển công nghiệp...................................................227

2.1.6.

Chính sách đất đai đối với phát triển đô thị..............................................................227

2.1.7.

Chính sách đối với phát triển hạ tầng.......................................................................227

2.2.

Giải pháp về vốn đầu tư..........................................................................................227

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................230
1.

KẾT LUẬN..............................................................................................................230


2.

KIẾN NGHỊ..............................................................................................................231

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Trữ lượng nước dưới đất ở một số vùng trong tỉnh Thanh Hoá...............................14
Bảng 1.2: Tổng sản phẩm (GDP) và tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2010– 2015...................28
Bảng 1.3: Tình hình thu chi ngân sách của tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2010-2015...................29
Bảng 1.4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010-2015....................................................30
Bảng 1.5: Một số chỉ tiêu phát triển nông, lâm nghiệp và thuỷ sản..........................................30
Bảng 1.6: Một số chỉ tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2010-2015.....................31
Bảng 1.7: Một số chỉ tiêu phát triển ngành trồng trọt giai đoạn 2010-2015.............................32
Bảng 1.8: Một số chỉ tiêu phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2010-2015............................34
Bảng 1.9: Một số sản phẩm lâm sản chính của tỉnh Thanh Hóa...............................................35
Bảng 1.10: Tình hình sản xuất thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2010-2015........................35
Bảng 1.11: Tình hình phát triển công nghiệp giai đoạn 2010-2015..........................................37
Bảng 1.12: Dân số và lao động tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2015...................................44
Bảng 1.13. Tổng hợp diện tích đất giao, cho thuê, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng
tại các địa phương trong tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2011-2015..............................62
Bảng 1.14. Hiện trạng và biến động sử dụng đất đai giai đoạn 2010-2015 tỉnh Thanh Hóa
.................................................................................................................................69
Bảng1.15: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu tỉnh Thanh Hóa............................74
Bảng 2.1. Chỉ tiêu sử dụng đất do cấp quốc gia phân bổ đến năm 2020 tỉnh Thanh Hóa........92
Bảng 2.2. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020...............................98
Bảng 2.3. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trồng lúa đến năm 2020 tỉnh Thanh Hóa........100
Bảng 2.4. Điều chỉnh quy hoạch đất trồng cây lâu năm đến năm 2020 tỉnh Thanh Hóa........102
Bảng 2.5. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất rừng phòng hộ đến năm 2020 tỉnh Thanh

Hóa........................................................................................................................104
Bảng 2.6. Điều chỉnh quy hoạch đất rừng đặc dụng đến năm 2020 tỉnh Thanh Hóa.............105
Bảng 2.7. Điều chỉnh quy hoạch đất rừng sản xuất đến năm 2020 tỉnh Thanh Hóa...............107
Bảng 2.8. Điều chỉnh quy hoạch đất nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 tỉnh Thanh Hóa
...............................................................................................................................108
Bảng 2.9. Điều chỉnh đất làm muối đến năm 2020 tỉnh Thanh Hóa.......................................109
Bảng 2.10. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020.....................110
Bảng 2.11. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc phòng đến năm 2020 tỉnh Thanh Hóa
...............................................................................................................................111
Bảng 2.12. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất an ninh đến năm 2020 tỉnh Thanh Hóa.........113
Bảng 2.13. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp đến năm 2020 tỉnh Thanh
Hóa........................................................................................................................114

vii


Bảng 2.14. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản đến năm 2020
tỉnh Thanh Hóa......................................................................................................117
Bảng 2.15. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất xây dựng cơ sở văn hóa đến năm 2020
tỉnh Thanh Hóa......................................................................................................119
Bảng 2.16. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất xây dựng cơ sở y tế đến năm 2020 tỉnh
Thanh Hóa.............................................................................................................120
Bảng 2.17. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cơ sở cơ sở giáo dục đào đến năm 2020
tỉnh Thanh Hóa......................................................................................................122
Bảng 2.18. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cơ sở thể dục, thể thao đến năm 2020 tỉnh
Thanh Hóa.............................................................................................................123
Bảng 2.19. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giao thông đến năm 2020..............................124
Bảng 2.21. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất công trình năng lượng đến năm 2020................127
Bảng 2.22. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất công trình BCVT đến năm 2020...................128
Bảng 2.23. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chợ đến năm 2020.........................................129

Bảng 2.24. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất di tích danh thắng đến năm 2020 tỉnh
Thanh Hóa.............................................................................................................131
Bảng 2.25. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất bãi thải, xử lý chất thải đến năm 2020 tỉnh
Thanh Hóa.............................................................................................................132
Bảng 2.26. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất ở tại đô thị đến năm 2020 tỉnh Thanh Hóa
...............................................................................................................................133
Bảng 2.27. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất ở tại nông thôn đến năm 2020 tỉnh Thanh
Hóa........................................................................................................................134
Bảng 2.28. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất xây dựng trụ sở cơ quan và xây dựng trụ
sở tổ chức sự nghiệp đến năm 2020 tỉnh Thanh Hóa,...........................................136
Bảng 2.29. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đến năm 2020
tỉnh Thanh Hóa,.....................................................................................................137
Bảng 2.30. Điều chỉnh quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa đến năm 2020 tỉnh Thanh
Hóa........................................................................................................................138
Bảng 3.1. Chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh Thanh Hóa..............................................148
Bảng 3.2. Cân đối thu chi các khoản có liên quan đến đất đai...............................................224

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ATNĐ
BĐKH
BOD
BQ
BTNMT
BVTV
COD
CCN

CNH
FAO
GDP
GHCP
GRDP
GTSX
HĐND
HĐH
KCN
KDC
KH-KT
KKL
KTQD
KT-XH
QCVN
QCCP

MPN
NSNN
SL
TBNN
TDTT
THCS
THPT
TP
TNHH
TS
TSS
TX
XD

XDCB
UBND
UNESCO

Nghĩa đầy đủ
Áp thấp nhiệt đới
Biến đổi khí hậu
Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu ôxy sinh hoá)
Bình quân
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bảo vệ thực vật
Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu ôxy hoá học)
Cụm công nghiệp
Công nghiệp hoá
Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức
Nông-Lương Liên hợp quốc)
Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa)
Giới hạn cho phép
Gross Regional Domestic Product (Tổng sản phẩm địa phương)
Giá trị sản xuất
Hội đồng nhân dân
Hiện đại hoá
Khu công nghiệp
Khu dân cư
Khoa học-Kỹ thuật
Không khí lạnh
Kinh tế quốc doanh
Kinh tế-xã hội
Quy chuẩn Việt Nam
Quy chuẩn cho phép

Lao động
Most Probable Number (Số có xác xuất nhất)
Ngân sách Nhà nước
Sản lượng
Trung bình nhiều năm
Thể dục thể thao
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thành phố
Trách nhiệm hữu hạn
Thuỷ sản
Total Suspended Solid (Tổng chất rắn lơ lửng)
Thị xã
Xây dựng
Xây dựng cơ bản
Uỷ ban nhân dân
United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
(Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc)

ix


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong các nội dung quan trọng trong
công tác quản lý Nhà nước về đất đai và đã được quy định trong Luật Đất đai năm 1987,
1993, 2003 và 2013.
Với vai trò của quy hoạch sử dụng đất đối với phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước và từng địa phương, trong nhiều năm qua, công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp
đã được tăng cường đẩy mạnh cả về quy mô và chất lượng. Quy hoạch sử dụng đất đến

năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Thanh Hoá được phê
duyệt, đã góp phần đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai,
thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, giữ vững ổn định tình hình xã hội đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có
hiệu quả, bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái trong thời gian qua. Tuy nhiên, công
tác lập, quản lý và thực hiện quy hoạch sử dụng đất vẫn còn những tồn tại cần phải khắc
phục như: công tác lập và xét duyệt quy hoạch sử dụng đất của các cấp còn chậm so với
kỳ quy hoạch; khả năng dự báo chưa đầy đủ nên chất lượng quy hoạch chưa cao, chưa
đáp ứng nhu cầu thực tế; sự gắn kết giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,
quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành còn chưa đồng bộ; vị trí
và quy mô diện tích của các công trình, dự án trong quy hoạch cũng thường bị thay đổi
do tác động của cơ chế tài chính, chính sách giá đất bồi thường, giải phóng mặt bằng;...
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (20112015) được xây dựng trên cơ sở các dự báo phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020
của tỉnh trong bối cảnh chưa tính đến tác động của khủng hoảng tài chính, tiền tệ, suy
thoái kinh tế toàn cầu; xuất phát điểm của tỉnh thấp, trình độ dân trí, chất lượng nguồn
nhân lực còn hạn chế; kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nhưng chịu ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu, biến động giá cả, thời tiết, dịch bệnh, thiên tai,… nhiều chỉ tiêu phát triển
kinh tế - xã hội đến năm 2020 được dự báo theo xu hướng tích cực với tốc độ tăng
trưởng nhanh.
Trải qua 5 năm thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đẩt giai đoạn 2011-2015 tại tỉnh Thanh Hoá đã nảy sinh nhiều bất cập trong sử
dụng đất. Nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã thay đổi để thích ứng với
tốc độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành
quyết định số 872/QĐ-TTg ngày 17/6/2015 về phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng
thể Phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
Bên cạnh đó, các địa phương trong tỉnh cũng có sự bứt phá mạnh mẽ về kinh tế, đòi hỏi
sự điều chỉnh phù hợp của Quy hoạch sử dụng đất nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất
đai của các dự án trên địa bàn tỉnh.

1



Mặt khác, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011-2015) của địa phương được lập theo quy định của Luật Đất đai 2003 nên có một số
nội dung chưa phù hợp với quy định của Luật Đất đai 2013 (bổ sung thêm các chỉ tiêu
mới như đất khu chế xuất, khu kinh tế, đất đô thị, đất khu chức năng, ...). Do đó, căn cứ
khoản 1 Điều 51 Luật Đất đai năm 2013 quy định “Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt trước ngày Luật này
có hiệu lực thi hành thì phải rà soát, điều tra bổ sung đất cho phù hợp với quy định của
Luật này khi lập kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2016-2020)”.
Như vậy, để đảm bảo tính đồng nhất của hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất và đồng
thời phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cần thiết phải tiến hành “Điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020)
tỉnh Thanh Hoá”. Đây sẽ là căn cứ mang tính pháp lý và khoa học, làm cơ sở sử dụng
đất, phân bổ hợp lý quỹ đất, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả cao và bền vững đất đai, thiết
lập các hành lang pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng,
chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất,... phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, dựa trên cơ sở quy định của pháp luật đất đai,
UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức triển khai thực hiện dự án “Điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) tỉnh
Thanh Hóa” để kịp thời đáp ứng nhu cầu sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cũng như đảm bảo sự phù hợp
giữa quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội với quy hoạch sử dụng đất.
2. Mục tiêu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
Trên cơ sở phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Thanh Hóa kỳ trước,
thực trạng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015; hiện trạng sử dụng đất năm
2015; phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2020 của tỉnh
Thanh Hóa, công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, lập kế hoạch sử dụng đất của
tỉnh Thanh Hóa nhằm các mục tiêu sau đây:
1.Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) được Chính phủ

phê duyệt tại Nghị quyết số 74/2012/NQ-CP ngày 12/11/2012, nhằm bổ sung, điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở tổ chức lại việc sử dụng đất theo hướng đầy đủ,
hợp lý, có hiệu quả phù hợp với phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an
ninh, quốc phòng theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ
XVIII nhiệm kỳ 2015-2020.
2. Tạo lập cơ sở để quản lý thống nhất đất đai trong lãnh thổ và làm căn cứ để giao đất,
cho thuê đất, thu hồi đất... theo đúng thẩm quyền.
3. Cụ thể hoá điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia và làm căn cứ định hướng cho
quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch của các ngành, lĩnh vực tránh tình trạng
chồng chéo
4. Xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai, phục vụ cho công tác quản lý đất đai một cách hợp
lý, khoa học, tiết kiệm và có hiệu quả. Điều chỉnh quy hoạch còn tạo cơ sở cho việc tin
học hóa các nguồn dữ liệu quy hoạch phục vụ quản lý, sử dụng đất.
2


5. Làm cơ sở để UBND tỉnh cân đối giữa các khoản thu ngân sách từ giao đất, cho thuê
đất, chuyển mục đích sử dụng đất; các loại thuế có liên quan đến đất đai và các khoản
chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Kết cấu của báo cáo thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Thanh Hoá, ngoài phần mở đầu,
kết luận và kiến nghị, được bố cục thành các phần chính sau:
Phần I: Sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
Phần II: Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
Phần III: Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
Phần IV: Giải pháp thực hiện

3



Phần I
SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13;
- Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai
trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại;
- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản
lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
- Nghị quyết số 134/2016/QH13 về Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia được Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 09
tháng 4 năm 2016;
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đất đai;
- Quyết định số 18/2015/QĐ- TTg ngày 12/6/2015 của Thủ tướng chính phủ về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Nghi Sơn,
tỉnh Thanh Hóa ban hành kèm theo Quyết định 28/2010/QĐ-TTg ngày 03/03/2010 của
Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định số 872/QĐ- TTg ngày 17/6/2015 của Thủ tướng chính phủ về việc
phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 1026/QĐ- TTg ngày 8/6/2016 của Thủ tướng chính phủ về việc
Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn
đến năm 2065.
- Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng chính phủ về việc

phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến 2030 (Khoản 10, Mục I, Điều 1).
- Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng chính phủ về việc
điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020,
và định hướng đến năm 2030 (Khoản 9, Mục I, Điều 1; Khoản 1, Mục II, Điều 1; Điểm
B, Khoản 11, Mục III, Điều 1).
- Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/03/2016 của Thủ tướng chính phủ về việc
phê duyệt quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030 (Khoản 1, Khoản 5, Điều 1; Khoản 3, Điều 2).
4


- Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/08/2015 của Thủ tướng chính phủ về việc
phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt
Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Khoản 8, Mục I; Khoản 7, Mục V,
Điều 1).
- Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/06/2014 của Thủ tướng chính phủ về việc
điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030 (Điểm H, Khoản 4, Điều 1).
-- Quyết định số 2368/QĐ-BGTVT ngày 29/07/2016 của Bộ GTVT phê duyệt quy
hoạch chi tiết nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ (Nhóm 2) giai đoạn đến năm 2020 định
hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24/04/2013 của Bộ GTVT phê duyệt điều
chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa đến năm 2020
định hướng đến 2030.
- Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất;
- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Công văn số 2269/TTg-KTN ngày 13 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính
Phủ về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.
- Công văn số 270/VPCP-KTN ngày 09/01/2013 của Văn phòng chính phủ về việc
Thủ tướng Chính Phủ đồng ý đưa sân bay Hải Ninh, tỉnh Thanh Hóa ra khỏi quy hoạch
mạng cảng hàng không, sân bay vùng và hệ thống sân bay toàn quốc.
- Công văn số 1224/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 22/9/2014 của Tổng cục quản lý đất
đai về việc hướng dẫn điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp và lập kế
hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện;
- Công văn số 187/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 21/1/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất.
- Công văn số 781/TTg-KTN ngày 11/5/2016 của Thủ tương chính phủ về việc ổn
định giá thuê đất đối với nhà, đất cho cơ quan đại diện nước ngoài thuê làm trụ sở.
- Công văn số 1635/TTg-KTN ngày 14/9/2016 của Thủ tương chính phủ về việc
Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư đối với Dự án đầu tư xây dựng và khai
thác hạ tầng Khu công nghiệp số 3 - Khu kinh tế Nghi Sơn.
- Công văn số 1927/TTg-KTN ngày 2/11/2016 của Thủ tương chính phủ về việc
phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia.
- Quy hoạch sử dụng đến đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu
(2011-2015) của tỉnh Thanh Hoá;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
(Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ);

5


- Quyết định số 3615/QĐ-UBND ngày 14/10/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh về
việc phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại địa bàn
tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.
- Quyết định số 4123/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Chủ tịch
UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển giao

thông vận tải tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 đến 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 2055/QĐ-UBND ngày 17/6/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc
quy hoạch Tổng thể thủy lợi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030.
- Quyết định số 606/QĐ-UBND ngày 6/3/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc
phê duyệt quy hoạch điều chỉnh phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
- Quyết định 2201/QĐ-UBND ngày 15/7/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc
phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu và khí hóa lỏng trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
- Quyết định 4833/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm
2025 và định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 05/01/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc
phê duyệt quy hoạch điều chỉnh các cụm công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.
- Quyết định số 1703/QĐ - UBND ngày 12/5/2015 về việc: Phê duyệt đề cương, nhiệm
vụ và dự toán dự án Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng
đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Thanh Hóa và các văn bản có liên quan khác của UBND
tỉnh Thanh Hóa;
- Quyết định 5429/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 của UBND tỉnh về phê duyệt và
công bố kết quả kiểm kê rừng tỉnh Thanh Hóa.
- Quyết định số 1252/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 04 năm 2016 của UBND tỉnh về
phê duyệt chương trình phát triển đô thị tỉnh Thanh Hóa giai đoạn đến năm 2020 và giai
đoạn 2021 – 2030.
- Nghị quyết số 145/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Thanh Hoá khoá 16, kỳ họp thứ 15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020
tỉnh Thanh hoá;
- Niên giám thống kê của tỉnh Thanh Hóa qua các năm 2011-2015;
- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai cấp tỉnh, cấp huyện Thanh Hóa giai đoạn 20102015;
- Đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các sở, ban ngành và các huyện, thành phố

trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn (2016 - 2020).

6


II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ
HỘI, MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT
2.1. Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực
trạng môi trường
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Thanh Hoá là tỉnh cực Bắc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, cách Thủ đô Hà Nội 153 km
về phía Nam, cách thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 138 km, cách thành phố Hồ Chí Minh
1.560 km. Thanh Hoá nằm ở vị trí từ 19,18o đến 20,40o vĩ độ Bắc; từ 104,22o đến 106,40o
kinh độ Đông. Có ranh giới như sau:
- Phía Bắc giáp 3 tỉnh: Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La.
- Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An.
- Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn - CHDCND Lào.
- Phía Đông giáp biển Đông.
Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc
Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: Đường sắt xuyên Việt, đường Hồ
Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217, cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông
ngòi thuận lợi cho lưu thông Bắc Nam và giao thương giữa các vùng trong tỉnh với quốc tế.
Thanh Hoá có cảng hàng không quốc tế Thọ Xuân đáp ứng nhu cầu đi lại và du lịch giữa cán
bộ và nhân dân trong tỉnh với các vùng khác nhau trên cả nước và nước ngoài.
b) Địa hình, địa mạo
* Địa hình:
Thanh Hoá có địa hình khá phức tạp, bị chia cắt nhiều và nghiêng theo hướng Tây Bắc
- Đông Nam: Phía Tây Bắc có những đồi núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m, thoải dần, kéo

dài và mở rộng về phía Đông Nam; đồi núi chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên của cả tỉnh. Địa
hình Thanh Hoá có thể chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi và trung du, vùng đồng bằng và
vùng ven biển với những đặc trưng như sau:
- Vùng núi và trung du
Gắn liền với hệ núi cao phía Tây Bắc và hệ núi Trường Sơn phía Nam, bao gồm
11 huyện: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc,
Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, có tổng diện tích là
7064,12 km2, chiếm 71,84% diện tích toàn tỉnh. Độ cao trung bình vùng núi từ 600700 m, độ dốc trên 25 0. Ở đây có những đỉnh núi cao như Tà Leo (1.560 m) ở phía hữu
ngạn sông Chu, Bù Ginh (1.291 m) ở phía tả ngạn sông Chu. Vùng trung du có độ cao
trung bình từ 150-200 m, độ dốc từ 150 - 200 chủ yếu là các đồi thấp, đỉnh bằng, sườn
thoải. Đây là vùng có tiềm năng, thế mạnh phát triển lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công
nghiệp dài ngày, cao sau, mía đường của tỉnh Thanh Hóa.
- Vùng đồng bằng
Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên đạt 1906,97 km 2, chiếm 17,11% diện tích
toàn tỉnh bao gồm các huyện: Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hoá, Đông Sơn, Triệu Sơn, Nông
Cống, Vĩnh Lộc, Hà Trung, TP. Thanh Hoá và thị xã Bỉm Sơn. Đây là vùng được bồi tụ bởi 4
7


hệ thống sông chính là: Hệ thống sông Mã, sông Bạng, sông Yên, sông Hoạt. Vùng này có độ
dốc không lớn, bằng phẳng, độ cao trung bình dao động từ 5 - 15 m so với mực nước biển.
Tuy nhiên, một số nơi trũng như Hà Trung có độ cao chỉ khoảng 0 - 1 m, thậm chí vùng độ
cao dưới mực nước biển trung bình như Hà Tiến, Hà Tân, Hà Yên... Đặc điểm địa hình vùng
này là sự xen kẽ giữa vùng đất bằng với các đồi thấp và núi đá vôi độc lập. Đây là vùng có
tiềm năng, thế mạnh phát triển nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.
- Vùng ven biển
Vùng ven biển gồm 06 huyện, thị xã chạy dọc ven bờ biển với chiều dài 102 km từ
huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia. Diện tích
vùng này là 1.230,67 km2, chiếm 11,05% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, địa hình tương đối
bằng phẳng;Chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông. Vùng đất cát ven biển có địa hình lượn

sóng chạy dọc bờ biển, độ cao trung bình 3 - 6 m. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát
triển nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy sản), đặc biệt vùng này có
bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ mát khác như Hải Tiến (Hoằng Hoá) và Hải
Hoà (Tĩnh Gia)... có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và
phát triển các khu công nghiệp (Nghi Sơn), dịch vụ kinh tế biển.
* Địa mạo
Do điều kiện địa hình nằm ở rìa ngoài của miền tự nhiên Tây Bắc đang được nâng lên,
tiếp giáp với miền sụt võng là các đồng bằng châu thổ. Đây là những khu vực núi thấp uốn
nếp được cấu tạo bằng nhiều loại đá khác nhau, từ các đá trầm tích (đá phiến, đá vôi, cát kết,
cuội kết, sỏi kết…) đến các đá phun trào (spilit, riôlit, bazan), đá xâm nhập (granit), đá biến
chất (đá hoa). Chúng nằm xen kẽ nhau, có khi lồng vào nhau, làm phong cảnh thay đổi không
ngừng. Đồng bằng châu thổ Thanh Hoá được cấu tạo bởi phù sa hiện đại, trải ra trên bề mặt
rộng, hơi nghiêng về phía biển ở mé Đông Nam. Rìa Bắc và Tây Bắc là dải đất cao được cấu
tạo bởi phù sa cũ của sông Mã, sông Chu cao từ 2 - 15 m. Trên đồng bằng có một số đồi núi
xen kẽ với độ cao trung bình 200 - 300 m, được cấu tạo bằng nhiều loại đá khác nhau (đá
phun trào, đá vôi, đá phiến). Trên địa hình ven biển có vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa
sông Mã, sông Yên... địa hình vùng ven biển được hình thành với các đảo đá vôi rải rác ngoài
vụng biển, dòng phù sa ven bờ được đưa ra từ các cửa sông đã tạo nên những thành tạo trầm
tích dưới dạng mũi tên cát, cô lập dần dần những khoảng biển ở phía trong và biến chúng
thành những đầm nước mặn. Những đầm này về sau bị phù sa sông lấp dần, còn những mũi
tên cát thì ngày càng phát triển rộng thêm, nối những cồn cát duyên hải thành những chuỗi
dài chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam dạng xòe nan quạt.
c) Khí hậu
Thanh Hoá nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng, ẩm
mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô, nóng. Mùa đông lạnh và ít mưa.
- Chế độ nhiệt: Thanh Hoá có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 0C240C, tổng nhiệt độ năm vào khoảng 8.5000C- 8.7000C. Hàng năm có 4 tháng nhiệt độ trung
bình thấp dưới 200C (từ tháng XII đến tháng III năm sau), có 8 tháng nhiệt độ trung bình cao
hơn 200C (từ tháng IV đến tháng XI). Biên độ ngày đêm từ 70C - 100C, biên độ năm từ 110C 120C. Tuy vậy, chế độ nhiệt có sự khác biệt khá rõ nét giữa các tiểu vùng

8



+ Vùng khí hậu đồng bằng và ven biển có nền nhiệt độ cao, biên độ năm từ 11 0C 130C, biên độ nhiệt độ ngày từ 5,50C -70C, nhiệt độ trung bình năm là 24,20C.
+ Vùng khí hậu trung du có nền nhiệt độ cao vừa phải, tổng nhiệt độ trung bình cả năm
0
7.600 C -8.5000C, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,10C.
+ Vùng khí hậu núi cao có nền nhiệt độ thấp, mùa đông rét có sương muối, mùa hè mát
dịu, ít bị ảnh hưởng của gió khô nóng, tổng nhiệt độ trung bình cả năm khoảng dưới 8.0000C,
nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,80C.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa nhưng sự chênh lệch độ ẩm giữa các
mùa là không lớn. Độ ẩm trung bình các tháng hàng năm khoảng 85%, phía Nam có độ ẩm
cao hơn phía Bắc, khu vực núi cao ẩm ướt hơn và có sương mù.
- Chế độ mưa: Lượng mưa ở Thanh Hóa là khá lớn, trung bình năm từ 1.456,6 1.762,6 mm, nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa và lớn dần từ Bắc vào Nam và từ Tây
sang Đông. Mùa khô (từ tháng XI đến tháng IV năm sau) lượng mưa rất ít, chỉ chiếm 15 - 20%
lượng mưa cả năm, khô hạn nhất là tháng I, lượng mưa chỉ đạt 4 - 5 mm/tháng. Ngược lại mùa
mưa (từ tháng V đến tháng X) tập trung tới 80 - 85% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào
tháng VIII có 15 đến 19 ngày mưa với lượng mưa lên tới 440 - 677 mm. Ngoài ra trong mùa
này thường xuất hiện giông, bão kèm theo mưa lớn trên diện rộng gây úng lụt. Độ ẩm không
khí tương đối cao, trung bình từ 84 - 86% và có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Mùa
mưa độ ẩm không khí thường cao hơn mùa khô từ 10 - 18%.
- Chế độ nắng và bức xạ mặt trời: Tổng số giờ nắng bình quân trong năm từ 1.600 1.800 giờ. Các tháng có số giờ nắng nhiều nhất trong năm là từ tháng V đến tháng VIII đạt từ
237 - 288 giờ/tháng, các tháng XII và tháng I có số giờ nắng thấp nhất từ 55- 59 giờ/tháng.
Tổng bức xạ vào các tháng mùa hè lên rất cao, đạt tới 500 - 600 cal/cm2/ngày từ tháng
V đến tháng VII, đó là thời kỳ ít mây và mặt trời ở gần thiên đỉnh. Tuy nhiên vào mùa đông
xuân rất nhiều mây, ít nắng và mặt trời xuống thấp cho nên bức xạ mặt trời giảm sút rõ rệt,
cực tiểu vào các tháng XII hoặc tháng I với mức độ 200 - 500 cal/cm2/ngày.
- Chế độ gió: Thanh Hoá nằm trong vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, hàng năm có ba
mùa gió:
+ Gió Bắc (còn gọi là gió Bấc): Do không khí lạnh từ Bắc cực qua lãnh thổ Trung
Quốc thổi vào.

+ Gió Tây Nam: Từ vịnh Belgan qua lãnh thổ Thái Lan, Lào thổi vào, gió rất nóng nên
gọi là gió Lào hay gió phơn Tây Nam. Trong ngày, thời gian chịu ảnh hưởng của không khí
nóng xảy ra từ 10 giờ sáng đến 12 giờ đêm.
+ Gió Đông Nam (còn gọi là gió nồm): Thổi từ biển vào đem theo không khí mát mẻ.
Vào mùa hè, hướng gió thịnh hành là hướng Đông và Đông Nam; các tháng mùa đông
hướng gió thịnh hành là hướng Bắc và Đông Bắc.
Tốc độ gió trung bình năm từ 1,3 - 2 m/s, tốc độ gió mạnh nhất trong bão từ 30 -40 m/s,
tốc độ gió trong gió mùa Đông Bắc mạnh trên dưới 20 m/s.
Qua theo dõi những năm gần đây vùng núi gió không to lắm, bão và gió mùa Đông Bắc
yếu hơn các vùng khác.Tốc độ gió giảm thấp, bình quân tốc độ gió khoảng 1,0-1,5 m/giây;
gió bão khoảng 25 m/giây.

9


- Bão và áp thấp nhiệt đới: Tình hình thời tiết ở Việt Nam nói chung và Thanh Hoá nói
riêng là bất thường, bão lũ xuất hiện không theo tính quy luật, mức độ ngày càng nhiều,
cường độ ngày càng tăng, phạm vi xảy ra ở khắp các vùng miền gây hậu quả hết sức nặng nề
về người và của, làm ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển kinh tế- xã hội, an ninh, quốc
phòng của tỉnh.
Thanh Hóa thuộc vùng Bắc Trung Bộ, là vùng dễ bị tổn thương do tác động của biến
đổi khí hậu. Những năm gần đây, đã có nhiều biểu hiện khá rõ những thay đổi về thời tiết và
các thiên tai thường xuyên xảy ra với mức độ ngày càng khắc nghiệt hơn. Nhiệt độ các tháng
VI, VII, VIII có xu thế tăng lên khá rõ. Lượng mưa tháng VIII những năm gần đây cao hơn
trung bình nhiều năm.
Các cơn bão ở Thanh Hoá thường xuất hiện từ tháng VIII đến tháng X hàng năm. Tốc
độ gió trung bình là 1,72 m/s, dao động từ 1,2 - 3,8 m/s, tốc độ gió mạnh nhất trong bão ghi
nhận được từ 30 - 40 m/s. Theo số liệu thống kê từ năm 1996 đến 2005 có 39 cơn bão và áp
thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam, trong đó có 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh
hưởng trực tiếp tới Thanh Hóa.

- Lũ cuốn và lũ ống: Đã xuất hiện ở các vùng núi đe doạ sinh mạng và tàn phá tài sản,
ảnh hưởng đến sinh thái tổn thất về kinh tế ở tỉnh.
d) Thuỷ văn
* Hệ thống sông
Thanh Hóa là tỉnh có mạng lưới sông khá dầy, từ Bắc vào Nam có 5 hệ thống sông
chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Chu, sông Yên, sông Bạng, với tổng chiều dài 881km,
tổng diện tích lưu vực là 39.756 km2, tổng lượng nước trung bình hàng năm 19,52 tỉ m 3.
Sông suối Thanh Hóa chảy qua nhiều địa hình phức tạp, mật độ lưới sông trung bình khoảng
0,5 - 0,6 Km/Km2, có nhiều vùng có mật độ lưới sông rất cao như vùng sông Âm, sông Mực
tới 0,98 - 1,06 Km/Km2. Đây là tiềm năng lớn cho phát triển thủy điện, tuy nhiên có sự biến
động lớn giữa các năm và các mùa trong năm.
- Hệ thống Sông Hoạt: Sông Hoạt là một sông nhỏ có lưu vực rất độc lập và bắt nguồn
từ xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành chảy qua huyện Hà Trung, huyện Nga Sơn. Sông Hoạt
có cửa đổ vào sông Lèn tại cửa Báo Văn và đổ ra biển tại cửa Lạch Càn. Sông có diện tích
lưu vực 250 km2, trong đó 40% là đồi núi trọc, chiều dài sông 55 km. Tổng lượng nước trung
bình nhiều năm khoảng 150 x 106 m3. Dòng chảy mùa cạn không đáng kể. Để phát triển kinh
tế vùng Hà Trung - Bỉm Sơn, ở đây đã xây dựng kênh Tam Điệp để cách ly nước lũ của 78
km2 vùng đồi núi và xây dựng âu thuyền Mỹ Quan Trang, để tách lũ và ngăn mặn.Do vậy,
sông Hoạt trở thành một chi lưu của sông Lèn và chi lưu cấp II của sông Mã. Sông Hoạt hiện
tại đã trở thành kênh cấp nước tưới và tiêu cho vùng Hà Trung.
- Hệ thống Sông Mã: Dòng chính sông Mã bắt nguồn từ núi Phu Lan (Tuần Giáo - Lai
Châu) ở độ cao 800 m - 1.000 m, sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đến Chiềng
Khương sông chảy qua đất Lào và trở lại đất Việt Nam tại Tén Tằn - Mường Lát, rồi chảy
qua các huyện Quan Hóa, Bá Thước, cẩm Thủy, Yên Định, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa, Quảng
Xương, đổ ra biển (cửa Lạch Hới). Tổng diện tích lưu vực sông rộng 28.490 km 2, trong đó
phần trên lãnh thổ Việt Nam rộng 17.810 km2, có chiều dài 512 km, phần chảy qua Thanh
Hóa có chiều dài 242 km. Sông Mã có 39 phụ lưu lớn và 02 phân lưu.
10



- Hệ thống sông Chu: Là phụ lưu cấp I lớn nhất của sông Mã. Bắt nguồn từ vùng núi
cao trên đất CHDCND Lào chảy chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam. Sông
Chu đổ vào sông Mã tại ngã ba Giàng, cách cửa sông mã về phía thượng lưu 25,5 km. Chiều
dài dòng chính sông Chu 392 km, phần chảy trên đất Việt Nam 160 km. Tổng diện tích lưu
vực sông Chu 7.580 km2. Từ Bái Thượng trở lên thượng nguồn lòng sông Chu dốc, có nhiều
ghềnh thác, lòng sông hẹp có thềm sông nhưng không có bãi sông. Từ Bái Thượng đến cửa
sông Chu chảy giữa hai tuyến đê, bãi sông rộng, lòng sông thông thoáng, dốc nên khả năng
thoát lũ của sông nhanh. Sông Chu có rất nhiều phụ lưu lớn như sông Khao, sông Đạt, sông
Đằng, sông Âm.
- Hệ thống Sông Yên: Sông Yên bắt nguồn từ huyện Như Xuân, chảy qua huyện Như
Thanh, Nông Cống, Tĩnh Gia, Quảng Xương rồi đổ ra biển tại Lạch Ghép, sông có diện tích
lưu vực 1.996km2, sông dài 89 km. Đoạn đầu từ huyện Như Xuân đến Nông Cống gọi là
sông Mực, từ ngã ba Yên Sơ ra biển gọi là sông Yên. Tổng lượng dòng chảy trung bình nhiều
năm khoảng 1.129x106 m3, tổng lượng dòng chảy mùa kiệt khoảng 132 x106 m3.
- Hệ thống Sông Bạng: Sông Bạng bắt nguồn từ Như Xuân chảy qua Tĩnh Gia rồi đổ ra
biển tại cửa Lạch Bạng, diện tích lưu vực sông là 236 km 2, chiều dài sông 35 km, tổng lượng
nước trung bình nhiều năm khoảng 112,9x106 m3, tổng lượng dòng chảy mùa kiệt khoảng
9,0 - 10x106 m3.
* Hệ thống suối
Thanh Hoá là tỉnh có địa hình dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam nên có rất nhiều suối
và khe suối lớn nhỏ. Có 264 khe suối chằng chịt thuộc 4 hệ thống sông:Sông Yên, Sông Mã,
Sông Hoạt, Sông Bạng. Trong đó, các suối chủ yếu như: Suối Sim, suối Quanh, suối Xia…
cùng một số sông như: Sông Luồng, Sông Lò, Hón Nủa, sông Bưởi, sông Cầu Chày, sông
Chu, sông Khao, sông Âm, sông Đạt…
* Hệ thống hồ đập
Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 1.760 công trình hồ, đập dâng, trạm bơm do các
Doanh nghiệp Nhà nước quản lý như: Công ty khai thác thuỷ nông Sông Chu, Công ty Thuỷ
nông Bắc sông Mã, Công ty Thuỷ nông Nam sông Mã và chính quyền địa phương các cấp;
Hồ chứa có 610 hồ, trong đó các hồ đập lớn đang hoạt động như: Hồ thuỷ lợi, thuỷ điện Cửa
Đặt; Hồ sông Mực; Hồ Cống Khê; Các hồ đang thi công như: Hồ thuỷ điện Trung Sơn,…

Chức năng chính của hồ là tích nước, ngăn lũ, phát điện, cung cấp nguồn nước tưới và nuôi
trồng thuỷ sản. Toàn tỉnh có 1023 đập dâng, 891 trạm bơm tưới, tiêu các loại.1
đ Chế độ hải văn
* Chế độ thủy triều
Vùng biển Thanh Hóa nhìn chung có chế độ nhật triều chiếm ưu thế. Độ cao mực nước
chiều trung bình kỳ nước cường biến đổi trong khoảng 1,2 - 2,5 m. Tốc độ dòng triều ở khu
vực biển Thanh Hóa là khá lớn, tại cửa Hới tốc độ dòng lớn nhất của sóng K1 tại tầng 4m đạt
trên 70 cm/s.

1

Theo Quyết định số 2055/QĐ-UBND ngày 17/6/2013 về phê duyệt quy hoạch tổng thể thuỷ lợi tỉnh Thanh Hoá
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

11


* Chế độ sóng biển
Vùng biển Thanh Hóa mang đặc điểm chung của chế độ khí tượng thủy văn vùng
biển ven bờ Vịnh Bắc bộ và có những nét đặc thù riêng. Biển Thanh Hóa là vùng biển
hở nên sóng biển khá lớn. Vào mùa đông, sóng có hướng thịnh hành là Đông Bắc với
tần suất 40%, độ cao trung bình 0,8 - 0,9m, riêng 3 tháng đầu mùa đông, độ cao trung
bình xấp xỉ đạt 1,2m và độ cao lớn nhất 2,0 - 2,5 m. Vào mùa hè, hướng sóng thịnh
hành là Đông Nam; Ngoài ra hướng Bắc, Đông Bắc cũng đóng vai trò đáng kể ở mùa
này. Độ cao sóng trung bình từ 0,6 - 0,7m, lớn nhất 3,0 - 3,5 m. Từ tháng VI đến tháng
VIII sóng có hướng thịnh hành Tây Nam và độ cao sóng đạt 0,6 – 0,7m. Đặc biệt, khi có
bão lớn đổ bộ vào độ cao sóng có thể đạt khoảng 6m.
* Dòng hải lưu
Trong vùng vịnh Bắc Bộ, dòng nước lạnh chảy sang hướng Đông, rồi cùng với
dòng nước ấm chạy ngược lên phía Bắc, tạo thành một vòng tuần hoàn ngược chiều kim

đồng hồ. Do hoàn lưu của vịnh như vậy nên, vùng biển Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của
dòng nước lạnh theo hướng Tây Nam và Nam.
Mùa lạnh: Gió mùa Đông Bắc và các giai đoạn giao thời hoàn lưu chung của vịnh Bắc
Bộ nói chung và của biển Thanh Hóa nói riêng có hướng dòng chảy ven bờ theo hướng Bắc Nam (dọc theo ven biển Thanh Hóa về phía Nam). Cường độ hải lưu vào mùa này được tăng
cường do khống chế của gió mùa Đông Bắc, tuỳ theo mức độ mạnh hay yếu, liên tục hay đứt
quãng mà cường độ của hải lưu tăng hay giảm.
Mùa nóng: Do ảnh hưởng của gió Tây Nam, dòng chảy ven bờ có hướng ngược lại so
với mùa lạnh, nhưng cường độ có giảm hơn. Tháng II đến tháng III vùng biển Thanh Hóa
thường có hiện tượng nước xoáy và tập trung ở phía Bắc, nhưng đến tháng VII hiện tượng
này lại lùi xuống phía Nam.
2.1.2. Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất
Theo kết quả phúc tra thổ nhưỡng theo phương pháp của FAO- UNESCO năm
2012, tỉnh Thanh Hoá có 10 nhóm đất chính với 20 đơn vị đất khác nhau và được phân
bố như sau:
- Nhóm đất cát: Diện tích 15.861,11 ha, chiếm 1,77% diện tích đất nông nghiệp, phân
bố tập trung ở các huyện ven biển. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo chất dinh dưỡng,
khả năng giữ nước, giữ phân kém... nên năng suất cây trồng thấp. Song đất có thành phần cơ
giới nhẹ nên dễ canh tác, thích hợp cho nhiều loại cây trồng nhưhoa màu, cây công nghiệp,
cây ăn quả, trồng rừng ven biển... và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên trong quá trình canh tác
cần tăng cường bón phân cho đất, đặc biệt là bón phân hữu cơ vùi sâu và áp dụng các biện
pháp cải tạo đất.
- Nhóm đất mặn: Diện tích 4.839,45 ha, chiếm 0,54% diện tích đất nông nghiệp, phân
bố chủ yếu ở vùng ven biển. Đất thường có độ phì nhiêu khá cao, thành phần cơ giới từ trung
bình tới thịt nặng, độ pH từ 6,0 - 7,5... thích hợp cho trồng cói, nuôi trồng thuỷ sản và phát
triển rừng ngập mặn.

12



- Nhóm đất phù sa: Diện tích 163.283,37 ha, chiếm 18,17% diện tích đất nông
nghiệp, phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng, ven biển. Đất có thành phần cơ giới
thường là thịt nhẹ, ít chua, giàu chất dinh dưỡng nên có chất lượng tốt, thích hợp với
nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây ngắn ngày như lương thực, hoa màu và cây
công nghiệp ngắn ngày khác.
- Nhóm đất glây: Diện tích 3.964,41 ha, chiếm 0,44% diện tích đất nông nghiệp. Đất có
tình trạng yếm khí cao gây khó khăn cho canh tác nông nghiệp nên cần có những biện pháp
cải tạo cơ bản.
- Nhóm đất loang lổ: diện tích 113,00 ha, chiếm 0,01% diện tích đất nông nghiệp. Đất
có tầng loang lổ đặc trưng thể hiện quá trình biến đổi, tích tụ ở tầng B. Cần chú ý đến việc
che phủ đất, luân canh cây trồng phù hợp.
- Nhóm đất đen đá vôi: Diện tích 5.495,11 ha, chiếm 0,61% diện tích đất nông nghiệp.
Đất bị lầy thụt và bùn, cần cải tạo đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp.
- Nhóm đất đen Secpentin: diện tích 133,00 ha, chiếm 0,01% diện tích đất nông nghiệp.
Đất thường bị glây nông, gây yếm khí cản trở sinh trưởng của cây.
- Nhóm đất xám: Diện tích 631.130,56 ha, chiếm 70,23% diện tích đất nông
nghiệptoàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở vùng trung du miền núi, thuộc các huyện Quan Hoá, Bá
Thước, Như Xuân, Thường Xuân, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Lang Chánh... Đất
có tầng dầy, dễ thoát nước, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp và các cây công nghiệp dài
ngày, cây ăn quả như cao su, cà phê, chè, cam, chanh, dứa...
- Nhóm đất đỏ: Diện tích 40.762,29 ha, chiếm 4,54% diện tích đất nông nghiệp, phân
bố ở độ cao trên 700 mét tại các huyện: Quan Hoá, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Thanh
và Nông Cống. Nhóm đất này có tầng dày, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, ít chua
nên thích hợp với nhiều loại cây trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng. Tuy nhiên, do phân bố ở
địa hình cao, chia cắt mạnh và dễ bị rửa trôi nên việc khai thác sử dụng gặp nhiều khó khăn
và cần có biện pháp bảo vệ đất.
- Nhóm đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá: Diện tích 30.053,41 ha, chiếm 3,68% diện tích
đất nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở vùng trung du và các dãy núi độc lập ở đồng bằng ven
biển như Nông Cống, Thiện Hoá, Yên Định, Hoằng Hoá, Hà Trung, Hậu Lộc, Tĩnh Gia,
Đông Sơn...Đặc điểm của nhóm đất này là có tầng mỏng và bị xói mòn trơ sỏi đá, nên cần

được đầu tư, cải tạo, phủ xanh và đưa vào khai thác.
b) Tài nguyên nước
*Tài nguyên nước mặt
Tài nguyên nước mặt tỉnh Thanh Hoá tương đối phong phú và đa dạng. Ngoài 4 hệ
thống sông chính cung cấp nước là sông Hoạt, sông Mã, sông Chu, sông Yên, sông Lạch
Bạng còn có 264 suối nhỏ và 610 hồ chứa lớn và nhiều ao hồ lớn nhỏ khác nhau, tạo ra một
mạng lưới thủy văn dày đặc và phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh. Tổng lượng dòng chảy
trung bình hàng năm đạt 20 - 21 tỷ m3, năm cao nhất xấp xỉ 26 tỷ m3, năm nhỏ nhất khoảng
12 tỷ m3. Trong tổng lượng dòng chảy hàng năm chỉ có khoảng 10 tỷ m 3 nước được sinh ra
trong nội tỉnh, còn lại là nước ngoại lai. Chế độ dòng chảy phân thành 2 mùa khá rõ rệt: Mùa
kiệt từ tháng XI đến tháng V năm sau, trong đó các tháng III, IV là tháng có lượng dòng chảy
nhỏ nhất trong năm. Lượng dòng chảy trong mùa kiệt chỉ vào khoảng 25% lượng dòng chảy
13


năm (khoảng 4,6 tỷ m3). Ngoài ra, trong tỉnh còn một hệ thống hồ chứa nước cấp quan trọng
quốc gia và cấp tỉnh như:
+ Hồ sông Mực có dung tích chứa W = 174 triệu m3;
+ Hồ Yên Mỹ có dung tích chứa
W = 87 triệu m3;
+ Hồ Đồng Ngư có dung tích chứa W = 764 triệu m3;
+ Hồ Duồng Cốc có dung tích chứa W = 615 triệu m3;
+ Hồ Thung Bằng có dung tích chứa W = 34 triệu m3.
+ Hồ Cửa Đạt có dung tích chứa
W =1,45 tỷm3
+ Hồ Cống Khê có dung tích chứa W = 4,38 triệu m3
Bình quân trữ lượng nước trên đầu người trên địa bàn tỉnh là thấp so với trung bình cả
nước, chỉ có 5.600 m3/người.năm (cả nước: 11.000 m3/người.năm) và còn tiếp tục giảm. Do
vậy, ngay từ bây giờ cần có những biện pháp hữu hiệu để điều tiết và sử dụng tiết kiệm tài
nguyên nuớc nhằm đảm bảo cho nhu cầu phát triển trong tương lai.

* Tài nguyên nước dưới đất
Nước dưới đất trong phạm vi tỉnh Thanh Hóa chủ yếu được tàng trữ ở tầng chứa nước
lỗ hổng và tầng chứa nước khe nứt, trữ lượng nước dưới đất ở một số vùng được thống kê
trong bảng sau:
Bảng 1.1: Trữ lượng nước dưới đất ở một số vùng trong tỉnh Thanh Hoá
TT
1

Vùng
mỏ

Diện tích
điều tra
(km2)
45

Tầng
chứa
nước
T2đg

Trữ lượng nước dưới đất ở các cấp
(m3/ngày)
A
B
C1
C2
21.300 20.000
159.000


Báo cáo Bỉm Sơn

100

Qp

4.000

2.000

9.000

-

Báo cáo Hàm Rồng

40

Qh2
Qp, t3
t2, 2
Qp, t2,
p2

-

480

800


26.000

Báo cáo Sầm Sơn

-

-

16.620

173.000

Báo cáo Tĩnh Gia

-

-

3.600

52.471

Báo cáo Phúc Do

3

Bỉm Sơn
Hàm
Rồng
Sầm Sơn


4

Tĩnh Gia

790

5

Phúc Do

320

2

Tổng cộng

Ghi chú

25.300 22.480
30.020
410.471
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra địa chất thủy văn tỉnh Thanh Hóa, 2010)

Qua đó ta thấy trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có những tầng giàu hoặc rất giàu nước. Đó
là tầng chứa nước lỗ hổng Qp (QI-III), các tầng nước khe nứt trầm tích cacbonat hoặc lục
nguyên - cacbonat. Đây thực sự là một tiềm năng về nguồn nước dưới đất của tỉnh. Tuy
nhiên, cho đến nay chưa có số liệu chính xác về trữ lượng của chúng. Ngoài các tầng chứa
nước kể trên một số tầng chứa nước khác cũng rất đáng chú ý như: 2sm, O1đs; d1np; K2yc;
QI-III. Ngay cả một số tầng tuy xếp vào thang nghèo nước nhưng vẫn bắt gặp có nơi các lỗ

khoan cho ta một lưu lượng đủ để đáp ứng được nhu cầu thông thường như: P2ct; P2yđ...
* Tài nguyên nước khoáng, nước nóng
Cho đến nay vùng đồng bằng Thanh Hóa đã có 02 địa điểm phát hiện được nước
khoáng, nước nóng như: Chà Khốt (Sơn Điện - Quan Sơn) và Yên Vực (Quảng Yên - Quảng
Xương).
Điểm nước nóng Chà Khốt theo các tài liệu hiện có đều có quy mô nhỏ.
14


Điểm nước khoáng Yên Vực được nhân dân phát hiện khi khoan nước từ những năm
1997. Diện tích gặp nước khoáng gần 1 km 2 trên diện tích 03 thôn Làng Vực II, Chính Cảnh
và Yên Trung. Nước nằm trong tầng Laterits (đá ong) ở độ sâu 45 - 50m kể từ mặt đất. Đây
được đánh giá là điểm nước khoáng nóng có chất lượng tốt, lưu lượng đáng kể. Theo đánh
giá cảm quan của các nhà chuyên môn thì nước khoáng ở đây trong, không màu, không mùi,
vị hơi lợ, thuộc loại nước Clorua - Natri - Calci và được xếp vào loại nước khoáng silic
khoáng hóa vừa.
c) Tài nguyên rừng
Với hơn 2/3 diện tích tự nhiên là đồi núi, tỉnh Thanh Hoá có tài nguyên rừng khá lớn,
đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phòng hộ đầu nguồn và phát triển kinh tế xã hội.
Theo kết quả kiểm kê đất đai về số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2015, được
phê duyệt, công bố theo quyết định số 5429/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Thanh Hoá, diện tích đất có rừng toàn tỉnh là 647.677,14 ha, chiếm 58,27% diện tích
tự nhiên toàn tỉnh; trong đó diện tích đất có rừng là 554.607,9 ha, diện tích đất chưa có rừng
là 93.069,2 ha. Độ che phủ rừng đạt 52,8%. Trong đó:
- Rừng phòng hộ có diện tích 185.045,79 ha; chiếm 28,57% diện tích đất lâm nghiệp,
phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Tây và một số ít ở ven biển. Chức năng của rừng là phòng
hộ đầu nguồn các sông lớn như sông Mã, sông Chu, sông Mực, sông Bưởi, Hồ Cửa Đạt, Hồ
Yên Mỹ... và phòng hộ ven biển.
- Rừng đặc dụng bao gồm Vườn quốc gia Bến En, một phần Vườn quốc gia Cúc
Phương và các Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên và các di tích danh

thắng như Lam Kinh, rừng Thông. Với tổng diện tích đất rừng đặc dụng là 82.268,93 ha,
chiếm 12,70% diện tích đất lâm nghiệp. Chức năng của rừng là bảo tồn đa dạng sinh học, hệ
động thực vật quí hiếm, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường.
- Rừng sản xuất có diện tích 380.362,42 ha, chiếm 5,72% diện tích đất lâm nghiệp; tập
trung ở vùng đồi núi thấp và vùng trung du.
Rừng của Thanh Hoá chủ yếu là rừng lá rộng với hệ động thực vật khá phong phú, đa
dạng về giống loài. Về thực vật có các loại gỗ quý như lát, pơmu, trầm hương, lim, sến, vàng
tâm…; các loại thuộc họ tre có luồng, nứa, vầu, giang, bương, tre…; ngoài ra còn có mây,
song, dược liệu, cây thả cánh kiến. Tuy nhiên, trong những năm cuối thập kỷ trước do bị khai
thác quá mức nên chất lượng rừng giảm sút nghiêm trọng, các loại thực vật quí hiếm như lim,
lát chỉ còn rải rác ở một số địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở và tại các
khu bảo tồn, vườn Quốc gia.
Về động vật, có thể nói hệ động vật rừng ở Thanh Hóa trước đây rất phong phú, nhưng
do trong nhiều năm bị săn bắt bừa bãi nên đã bị giảm sút nhiều. Tuy nhiên, hiện nay vẫn
thuộc loại phong phú so với nhiều tỉnh khác ở Bắc Bộ. Trong một số khu rừng còn xuất hiện
bò rừng, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng và nhiều loại chim, thú, bò sát khác. Đặc biệt một số
nơi còn có các loài động vật quý như hổ, báo, gấu, gà lôi, công trĩ. Riêng ở Vườn Quốc gia
Bến En hiện còn hệ động vật rất phong phú gồm 162 loài chim, 53 loài thú, 39 loài bò sát..,
trong đó có nhiều loài quý hiếm không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với cả thế giới, do
vậy cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

15


×