Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Công phá hóa học đề 12 file word có lời giải image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.68 KB, 13 trang )

Lovebook.vn

ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI THPTQG NĂM 2019

(Đề thi có 05 trang)

CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 12
Môn thi: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: .......................................................................
Số báo danh: ............................................................................
Câu 1. Khối lượng Ag thu được khi cho 0,1 mol CH3CHO phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3, đun nóng là
A. 21,6 gam.

B. 43,2 gam.

C. 16,2 gam.

D. 10,8 gam.

Câu 2. Tơ nilon–6,6 là sản phẩm trùng ngưng của
A. axit ađipic và etylen glicol.

B. axit ađipic và hexametylenđiamin.

C. axit ađipic và glixerol.

D. etylen glicol và hexametylenđiamin.


Câu 3. Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng:
(a) 2C + Ca → CaC2;

(b) C + 2H2 → CH4;

(c) C + CO2 → 2CO;

(d) 3C + 4Al → Al4C3.

Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng
A. (a).

B. (c).

C. (d).

D. (b).

Câu 4. Cho 1,37 gam Ba vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,01M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối
lượng kết tủa thu được là
A. 2,33 gam.

B. 0,98 gam.

C. 3,31 gam.

D. 1,71 gam.

Câu 5. Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?
A. HCl.


B. K3PO4.

C. KBr.

D. HNO3.

Câu 6. Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được 8,96 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH, thu được 15,68
lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 16,4.

B. 29,9.

C. 24,5.

D. 19,1.

Câu 7. Dung dịch axit axetic phàn ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. NaOH, Cu, NaCl.

B. Na, NaCl, CuO.

C. NaOH, Na, CaCO3.

D. Na, CuO, HCl.

Câu 8. Kim loại sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra muối sắt(II)?
A. HNO3 đặc, nóng, dư.


B. CuSO4.

C. H2SO4 đặc, nóng, dư.

D. MgSO4.

Câu 9. Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaCl.

B. HCl.

C. NaHCO3.

D. KOH.

Câu 10. Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?
A. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng.
B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.
C. Đốt dây sắt trong khí oxi khô.
D. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl.

Trang 1


Câu 11. Lên men m gam glucozo để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ hoàn
toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 7,5.

B. 15,0.


C. 18,5.

D. 45,0.

Câu 12. Tên thay thế (theo IUPAC) của (CH3)3C–CH2–CH(CH3)2 là
A. 2,2,4,4–tetrametylbutan.

B. 2,4,4–trimetylpentan.

C. 2,2,4–trimetylpentan.

D. 2,4,4,4–tetrametylbutan.

Câu 13. Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau:
(a) 2H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O.

(b) H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O.

(c) 4H2SO4 + 2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.

(d) 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.

Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là
A. (d).

B. (a).

C. (c).

D. (b).


Câu 14. Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
A. HNO3, NaCl và Na2SO4

B. HNO3, Ca(OH)2 và KNO3.

C. NaCl, Na2SO4 và Ca(OH)2.

D. HNO3, Ca(OH)2 và Na2SO4.

Câu 15. Các chất trong dãy nào sau đây đều tạo kết tủa khi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3
dư, đun nóng?
A. vinylaxetilen, glucozo, axit propionic.

B. vinylaxetilen, glucozo, anđehit axetic.

C. glucozo, đimetylaxetilen, anđehit axetic.

D. vinylaxetilen, glucozo, đimetylaxetilen.

Câu 16. Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH
0,5M, thu được dung dịch chứa 5 gam muối. Công thức của X là
A. NH2C3H6COOH.

B. NH2C3H5(COOH)2.

C. (NH2)2C4H7COOH.

D. NH2C2H4COOH.


Câu 17. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế kim loại bằng cách dùng
khí H2 để khử oxit kim loại:
Hình vẽ trên minh họa cho các phản ứng trong đó oxit X là
A. MgO và K2O.

B. Fe2O3 và CuO.

C. Na2O và ZnO.

D. Al2O3 và BaO.

Câu 18. Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có anđehit?
A. CH3–COO–CH2–CH=CH2.

B. CH3–COO–C(CH3)=CH2.

C. CH2=CH–COO–CH2–CH3.

D. CH3–COO–CH=CH–CH3.

Câu 19. Cho 0,1 mol tristearin ((C17H35COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun
nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 27,6.

B. 4,6.

C. 14,4.

D. 9,2.


Câu 20. Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu?
A. axit axetic.

B. alanin.

C. glyxin.

D. metylamin.

Câu 21. Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là:
A. glucozo, tinh bột và xenlulozo.

B. saccarozo, tinh bột và xenlulozo.

C. glucozơ, saccarozo và fructozo.

D. fructozo, saccarozo và tinh bột.

Câu 22. Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có tỉ khối so với H2 là 9,25. Cho 22,4 lít X (đktc) vào bình
kín có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng
10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là
Trang 2


A. 0,070 mol.

B. 0,050 mol.

C. 0,015 mol.


D. 0,075 mol.

Câu 23. Cho 25,5 gam hỗn hợp X gồm CuO và Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, thu
được dung dịch chứa 57,9 gam muối. Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong X là
A. 60%.

B. 40%.

C. 80%.

D. 20%.

Câu 24. Trong các dung dịch: CH3–CH2–NH2, H2N–CH2–COOH, H2N–CH2–CH(NH2)–COOH, HOOC–
CH2–CH2–CH(NH2)–COOH, số dung dịch làm xanh quỳ tím là
A. 4.

B. 3.

C. 1.

D. 2.

Câu 25. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,07 mol một ancol đa chức và 0,03 mol một ancol không
no, có một liên kết đôi, mạch hở, thu được 0,23 mol khí CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
A. 2,70.

B. 2,34.

C. 8,40


D. 5,40.

Câu 26. Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ
ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng:
(a) bông khô.

(b) bông có tẩm nước.

(c) bông có tẩm nước vôi. (d) bông có tẩm giấm ăn.
Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là
A. (d).

B. (a).

C. (c).

D. (b).

Câu 27. Cho các phát biểu sau:
(a) Để xử lí thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh.
(b) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tầng ozon.
(c) Trong khí quyển, nồng độ CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính.
(d) Trong khí quyến, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 2.

B. l.

C. 4.


D. 3.

 Cl2 d 
 dung dich NaOH du
Câu 28. Cho sơ đồ phản ứng: Cr 

 X 
 Y . Chất Y trong sơ đồ trên là
t0
t0

A. Na[Cr(OH)4].

B. Na2Cr2O7.

C. Cr(OH)2.

D. Cr(OH)3.

Câu 29. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch
hỗn hợp gồm x mol Al2(SO4)3 và y mol H2SO4, kết quả thí
nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Giá trị của x + y là?
A. 0,30.

B. 0,20.

C. 0,40.

D. 0,35.


Câu 30. Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí
X gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Giá trị của m là
A. 21,60.

B. 18,90.

C. 17,28.

D. 19,44.

Câu 31. Biết X là axit cacboxylic đơn chức, Y là ancol no, cả hai chất đều mạch hở, có cùng số nguyên
tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp gồm X và Y (trong đó số mol của X lớn hơn số mol của
Y) cần vừa đủ 30,24 lít khí O2, thu được 26,88 lít khí CO2 và 19,8 gam H2O. Biết thể tích các khí đo ở
điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng của Y trong 0,4 mol hỗn hợp trên là
A. 11,4 gam.

B. 19,0 gam.

C. 9,0 gam.

D. 17,7 gam.

Câu 32. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.

(b) Cho FeS vào dung dịch HCl.
Trang 3



(c) Cho Si vào dung dịch NaOH đặc.

(d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaF.

(e) Cho Si vào bình chứa khí F2.

(f) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. 5.

B. 3.

C. 6.

D. 4.

Câu 33. Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl (hiệu suất 100%, điện cực
trơ, màng ngăn xốp), đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân, thu được
dung dịch X và 6,72 lít khí (đktc) ở anot. Dung dịch X hòa tan tối đa 20,4 gam Al2O3. Giá trị của m là
A. 25,6.

B. 51,1.

C. 50,4.

D. 23,5.

Câu 34. Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, đồng phân. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 10,08 lít
oxi (đktc), thu được 17,6 gam CO2 và 5,4 gam nước. Cho m gam X tác dụng hết với 200 ml dung dịch

NaOH IM, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 12,1 gam chất rắn và hỗn hợp ancol Y. Khối lượng
của ancol có phân tử khối lớn hơn trong Y là
A. 4,6gam

B. 2,3 gam

C. 3,0gam

D. 2,9 gam

Câu 35. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.
(2) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
(3) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.
(4) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3.
(5) Sục

khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.

(6) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
Số thí nghiệm đều tạo ra NaOH là
A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 5.

Câu 36. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho từ từ đến dư dd NaOH loãng vào dd gồm CuCl2 và AlCl3.
(b) Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.
(c) Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3.
(d) Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dd Ca(OH)2.
(e) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Na[Al(OH)4].
(f) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHSO4.
(g) Đổ dung dịch AlC3 vào dung dịch NaAlO2.
Số thí nghiệm thu được kết tủa sau khi các thí nghiệm kết thúc là
A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 5.

Câu 37. Cho 18 gam bột sắt vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì
thu được 5,6 lít (đktc) hỗn hợp hai khí đều không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí
(không có sản phẩm khử khác) và X gam kim loại. Hỗn hợp khí này có tỷ khối hơi so với H2 bằng 6,6. Cô
cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của (m – x) là
A. 40,92

B. 39,58

C. 39,85

D. 42,75

Câu 38. Este X 3 chức (không có nhóm chức nào khác). Xà phòng hóa hoàn toàn 2,7 gam X bằng NaOH
được ancol Y no, mạch hở và 2,84 gam hỗn hợp 3 muối của 1 axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và 2

axit cacboxylic không nhánh đồng đẳng kế tiếp trong dãy đồng đẳng của axit acrylic. Chuyển toàn bộ hỗn
Trang 4


hợp muối thành các axit tương ứng rồi đốt cháy hỗn hợp axit đó thu được 5,22 gam hỗn hợp CO2 và H2O.
Đốt cháy hoàn toàn 2,7 gam X thu được tổng khối lượng nước và CO2 là:
A. 7,18 gam

B. 7,34 gam

C. 8,12 gam

D. 6,84 gam

Câu 39. X là tripeptit, Y là tetrapeptit và Z là hợp chất có CTPT là C4H9NO4 (đều mạch hở). Cho 0,19
mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,56 mol NaOH (vừa đủ). Sau phản
ứng thu được 0,08 mol ancol đơn chức; dung dịch T chứa 3 muối trong đó có muối của Ala và muối của
một axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở với tổng khối lượng là 54,1 gam. Giá trị của nY – nX là?
A. 0,03.

B. 0,02.

C. 0,04.

D. 0,05.

Câu 40. Hòa tan hết 5,52 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào dung dịch chứa 0,54 mol NaHSO4 và 0,08 mol
HNO3, thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa và hỗn hợp khí Y gồm các khí không màu,
không hóa nâu ngoài không khí (có khí H2). Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, đun nóng thu
được 8,12 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của H2 trong Y là:

A. 8,33%

B. 6,94%

C. 9,72%

D. 11,11%

–––––––––––––––––––– HẾT ––––––––––––––––––––
Thí sinh không được sử dụng tài liệu! Phụ huynh, thầy cô và đồng đội vui lòng không giải thích gì thêm.
Lovebook xin cảm ơn!
CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT!

Trang 5


ĐÁP ÁN
1. A

2. B

3. B

4. C

5. D

6. C

7. C


8. B

9. D

10. B

11. B

12. C

13. D

14. D

15. B

16. A

17. B

18. D

19. D

20. D

21. B

22. D


23. D

24. D

25. D

26. C

27. C

28. A

29. A

30. A

31. A

32. A

33. B

34. D

35. C

36. D

37. D


38. B

39. A

40. A

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Chọn đáp án A.
Ta co: n CH3CHO  0,1 
 n Ag  0, 2 
 m Ag  21, 6
CHÚ Ý
+ HCHO cho 4 Ag.
+ Các andehit dạng CH=C–R–CHO có thêm kết tủa dạng CAg  C  R  COONH 4
Câu 2. Chọn đáp án B.
+ axit ađipic có công thức là HOOC–(CH2)4–COOH.
+ hexametylenđiamin có công thức là H2N–(CH2)6–NH2.
+ Tơ nilon–6,6 có tính dai, bền, mềm mại, óng mượt, ít thấm nước, giặt mau khô nhưng kém bền với
nhiệt và với axit hay kiềm. Được dùng làm vải may mặc, vải lót săm lốp xe, dệt bít tất, bện dây cáp, dây
dù, đan lưới...
Câu 3. Chọn đáp án B.
Với (a) chất khử là Ca.
Vói (b) chất khử là H2.
Với (d) chất khử là Al.
CHÚ Ý
Các đáp án có sự sắp xếp các phương án không trùng nhau. Rất nhiều bạn không để ý sẽ bị mắc sai lầm
rất đáng tiếc.
Câu 4. Chọn đáp án C
Ta có:


BaSO 4 : 0, 01
n Ba  0, 01



 m  3,31

n CuSO4  0, 01
Cu  OH 2 : 0, 01
Câu 5. Chọn đáp án D.
Với các phương án A, B, C đều có kết tủa.

Ag   Cl 
 AgCl 

3Ag   PO34 
 Ag 3 PO 4 
Ag   Br  
 AgBr 
CHÚ Ý
Kết tủa Ag3PO4 không tan trong nước nhưng tan trong các axit mạnh như HNO3
Trang 6


Câu 6. Chọn đáp án C.
Nhận xét: Thí nghiệm đầu có Al dư.
Với thí nghiệm 1:

Ba : a

BTE
n H2  0, 4  

 2a  6a  0,8  a  0,1
Al
:
2a

Với thí nghiệm 2:

Ba : 0,1 BTE
n H2  0, 7  

 0, 2  3b  1, 4  b  0, 4
Al : b
 m  24,5
Câu 7. Chọn đáp án C.
Phương án A loại vì có Cu và NaCl.
Phương án B loại vì có NaCl.
Phương án D loại vì có HCl.
Cáu 8. Chọn đáp án B.
Với HNO3 đặc, nóng, dư và H2SO4 đặc, nóng, dư → thu được muối Fe3+
Phương án D không thỏa mãn vì Fe không tác dụng với MgSO4.
Câu 9. Chọn đáp án D.
Phương trình: C6H5OH + KOH→ C6H5OK + H2O
Cáu 10. Chọn đáp án B.
Câu 11. Chọn đáp án B.
Ta có:
BTNT.C



 n   n CO2  0,15  m 

0,15
1
.180.
 15
2
90%

Câu 12. Chọn đáp án C.
Câu 13. Chọn đáp án D.
CHÚ Ý
Muốn cho sản phẩm khử là SO2 thì axit phải là đặc
Câu 14. Chọn đáp án D.
Phương án A loại vì có NaCl.
Phương án B loại vì có KNO3.
Phương án C loại vì có NaCl.
Câu 15. Chọn đáp án B.
CHÚ Ý
Những chất có nhóm chức CHO; HCOO– hoặc có nối ba đầu mạch thì sẽ phản ứng được với dung dịch
AgNO3/NH3 và cho kết tủa.
Câu 16. Chọn đáp án A.
Ta có
Trang 7


n X  0, 04
BTKL


 m X  5  0, 04.18  0, 04.10  4,12

n

0,
04
 NaOH


 M X  103 
 H 2 N  C3 H 6  COOH
Câu 17. Chọn đáp án B.
Phương trình phản ứng:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑
Khí H2 chỉ khử được những oxit của những kim loại từ ZnO trở xuống
Vậy chỉ có phương án B là hợp lý
Câu 18. Chọn đáp án D.
Chú ý : Những ancol không bền thường gặp

RCH  CH  OH 
 RCH 2 CHO
RCH  OH 2 
 RCHO  H 2 O
RC  OH 3 
 RCOOH  H 2 O
Câu 19. Chọn đáp án D.
Ta có:
n trieste  0,1 
 n C3H5  OH   0,1 
 m  9, 2

3

Câu 20. Chọn đáp án D.
Câu 21. Chọn đáp án B.
CHÚ Ý
Với cacbohidarat cần chú ý:
+ glucozo, fructozo không bị thủy phân.
+ glucozo, fructozo, mantozo có phản ứng tráng bạc.
+ Tinh bột vaà xenlulozo không phải là đồng phân của nhau.
+ glucozo, fructozo, saccarozo, mantozo đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
Câu 22. Chọn đáp án D.
Vì m  const 

nX MY
20
1




nY MX
18,5 n Y

ung

 n Y  0,925 
 n phan
 0, 075
H2


Câu 23. Chọn đáp án D.
Hoán đổi điện tích

25,5  16a  57,9  96a 
 a  n o  0, 405
CuO : 0, 2325


 23%
Al2 O3 : 0, 0575 
Câu 24. Chọn đáp án D.
Các dung dịch thỏa mãn là
Trang 8


CH3–CH2–NH2; H2N–CH2–CH(NH2)–COOH
Câu 25. Chọn đáp án D.
Nhận xét: Ancol không no có ít nhất 3C

OH  CH 2  CH 2  OH : 0, 07


CH 2  CH  CH 2  OH : 0, 03
BTNT.H

m 

0, 07.6  0, 03.6
.18  5, 4
2


Câu 26. Chọn đáp án C.
+ Dùng bông khô thì không ngăn được khí NO2 thoát ra
+ Dùng bông tẩm nước hay tảm giấm ăn ngăn được NO2 nhưng không triệt để.
+ Dùng bông tẩm nước vôi (Ca(OH)2) là tốt nhất vì NO2 tác dụng mạch với Ca(OH)2.
Câu 27. Chọn đáp án C.
(a). Đúng vì ở nhiệt độ thường S + Hg → HgS (không độc)
(b). Đúng theo SGK lớp 11.
(c). Đúng theo SGK lớp 11.
(d). Đúng theo SGK lớp 11.
Câu 28. Chọn đáp án A.
Các phương trình phản ứng
0

t
2Cr  3Cl2 
 2CrCl3

2Cr 3  3Cl2  16OH  
 2CrO 24  6Cl  8H 2 O
MỞ RỘNG VỀ Cr
+ Cr không tan trong dung dịch kiểm (kể cả đặc, nóng)
+ Cr2O3 và Cr(OH)3 là những chất lưỡng tính.
CrO3 là oxi axit màu đỏ thẫm, có tính oxi hóa rất mạnh, bốc cháy khi tiếp xúc với các chất như C, S, P,
NH3, C2H5OH … Tác dụng với nước tạo hỗn hợp axit H2CrO4 và H2CrO7 hai axit này không tách ra được
ở dạng tự do.
+ 2CrO 24 (màu vàng + 2H+  Cr2 O72 (da cam) + H2O
+ Trong môi trường kiềm Cr 3 là chất khử.
+ Trong môi trường axit Cr 6 là chất oxi hóa mạnh.
Câu 29. Chọn đáp án A.

Từ đồ thị thấy ngay 2y = 0,4 → y = 0,2
Tại vị trí 1,1 ta có


1,1  0, 4  2x.3   2x  0,1 
 x  0,1
CHÚ Ý
+ Với các loại bài toán về đồ thị để giải nhanh và chính xác được các bạn nên tư duy theo hướng phân
chia nhiệm vụ của yếu tố thuộc trục hoành.
Trang 9


+ Với bài toán này ở mỗi giai đoạn Ba(OH2) làm những nhiệm vụ sau:
Giai đoạn 1: Trung hòa H+
Giai đoạn 2: Đưa kết tủa lên cực đại.
Giai đoạn 3: Hòa tan kết tủa Al(OH)3
Câu 30. Chọn đáp án A.
Ta có:
m
 2,16
 N 2 : 0,12
BTE
n x  0, 24 

 n NH4 NO3  9
8
 N 2 O : 0,12
m
 2,16
m

BTKL
9

 8m  .213  80.

 m  21, 6
27
8

Câu 31. Chọn đáp án A.
Ta có:

n X  Y  0, 4

 CX  CY  3

n CO2 1,2
và n H2 O  1,1  1.2

n X  n Y  0, 4
Nếu X có 2 
  CTDC
 n X  n Y  0,1
 
n  0, 25 
 C3 H 4 O 2

 X
n Y  0,15
BTKL


 m X  Y  29, 4 
 m Y  29, 4  0, 25.72  11, 4

Câu 32. Chọn đáp án A.
Các thí nghiệm có phản ứng là: a – b – c – e – f

3Fe 2  NO3  4H  
 3Fe3  NO  2H 2 O
FeS  2HCl 
 FeCl2  H 2S
Si  2NaOH  H 2 O 
 Na 2SiO3  2H 2 
Si  2F2 
 SiF4
SO 2  2H 2S 
 3S  2H 2 O
Câu 33. Chọn đáp án B.
Ta có:
n Anot  0,3 
 n Cl2  0,3 
 n e  0, 6

 n H  1, 2 
 n O2  0, 4(Voly)


n

0,

2


 Al2O3
 n H2  0, 2
 n OH 0,4 

BTE

 0, 6  0, 2.2  2n Cu 
 n Cu  0,1

Trang 10


CuSO 4 : 0,1

 m  51,1 
 NaCl : 0, 6
GIẢI THÍCH THÊM
+ Vì dung dịch sau điện phân có kahr năng tác dụng với Al2O3 nên sẽ có hai trường hợp xảy ra
+ Trường hợp 1: Dung dịch sau điện phân chứa axit
+ Trường hợp 2: Dung dịch sau điện phân chứ kiềm
Câu 34. Chọn đáp án D.
Ta có:
n CO2  0, 4

 n OX  0, 2 
 n X  0,1
n H2O  0,3 


n O2  0, 45

C2 H 3COOCH 3 : a


HCOOCH 2  CH  CH 2 : b

a  b  0,1


94a  68b  0,1.40  12,1
a  0, 05



 m CH2 CH CH2 OH  2,9
b  0, 05
Câu 35. Chọn đáp án C.
Các thí nghiệm: 1 – 4 – 5 không xảy ra phản ứng.

Na 2 CO3  Ca  OH 2 
 CaCO3  2NaOH
dpdd/mn
2NaCl  2H 2 O 
 2NaOH  H 2  Cl2

Na 2SO 4  Ba  OH 2 
 BaSO 4  2NaOH
Câu 36. Chọn đáp án D.

Các thí nghiệm có kết tủa là: a – b – c – f – g. Các thí nghiệm d và e ban đầu có kết tủa nhưng bị tan.
(a). Có kết tủa Cu(OH)2.
(b). Có kết tủa CuS.
(c). Có kết tủa BaSO4.
(f). Có kết tủa BaSO4.
Câu 37. Chọn đáp án D.
Ta có:

 NO : 0,1
H
0, 25 

 NaNO3 : 0,1 
 n HCl  0, 7
H 2 : 0,15
 Na  : 0,1


 Cl : 0, 7
 
2
  Fe : 0,3

Trang 11


m  43,95


 x  18  0,3.56  1, 2



 m  x  42, 75
LƯU Ý
+ Với các bài toán liên quan tới tính oxi hóa của NO3– trong môi trường H+ thì khi có khí H2 bay ra →
toàn bộ N trong NO3– phải chuyển hết vào các sản phẩm khử.
+ Liên qua tới Fe thì khi có khi H2 thoát ra dung dịch vẫn có thể chứa hỗn hợp muối Fe2+ và Fe3+.
Câu 38. Chọn đáp án B.

CO : x
n X  a  n RCOONa  3a  n RCOOH  3a   2
H 2 O : x  2a

44a  18  x  2a   5, 22
BTKL


12x  2  x  2a   3a.32  2,84  22.3a
62x  36a  5, 22
 x  0, 09




14x  158a  2,84
a  0, 01
CO : y
Chay

 m X  2, 7 

 2
H 2 O : y  0, 04
BTKL

12y  2  y  0, 04   2, 7  0, 01.6.16


 y  0,13

 m CO2  H2O  0,13.44  0, 09.18  7,34
NHẬN XÉT
+ Những bài toán ở cuối đề luôn yêu cầu kỹ năng khá cao do đó khi luyện đề các em cần phải có những
mục tiêu điểm thật rõ ràng để tập trung vào những phần mình chắc ăn nhất. Có những câu dùng để phân
loại cao thì có thế bỏ ngay từ đầu để tập trung làm chắc những câu dễ hơn.
+ Những em muốn đạt điểm 10 cũng cần tích cực trang bị kỹ năng thì mới yên tâm khi gặp những câu
kiểu như thế này.
+ Nhiều em có kỹ năng chưa đù tốt nhìn qua thì nghĩ mình làm được nhưng các em lại không làm nhanh
được dẫn đến thiếu thời gian → tâm lý bị hoảng. Điều này rất nguy hiểm trong khi làm bài.
Câu 39. Chọn đáp án A.
Ta dễ dàng suy ra Z là:
HCOONH3CH2COOCH3: 0,08 mol → X, Y được tạo bởi Gly và Ala

 X 3 : x  x  y  0,19  0, 08
 x  0, 04



 Y 4 : y 3x  4y  0,56  0, 08.2  y  0, 07
Khối lượng muối do X, Y sinh ra là:
54,1 – 0,08.68 – 0,08.97 = 40,9 gam)


Trang 12


C2 H 4 NO 2 Na : 0, 4
Dồn muối về 
 40,9 
CH 2 : 0, 04k1  0, 07k 2
k  2

 4k1  7k 2  15 
 1
k 2  1
GlyAla 2 : 0, 04



 n Y  n X  0, 03
Gly3 Ala : 0, 07
Câu 40. Chọn đáp án A.
Ta có:

Mg : 0,14
n Mg OH   0,14 
 5,52 
2
Al : 0, 08

 n e  0,52 
 n NH  0, 02

4

H 2 : a

BTNT.N
Khí Y gồm  N 2 : b 
 b  2c  0, 02  0, 08
N O : c
 2
BTNT.O

 0, 083  c 

0, 62  2a  0, 02.4

 a  c  0, 03
2



H

 2a  12b  10c  0, 02.10  0, 62

a  0, 06


 b  0 
 %H 2  8,333%
c  0, 03



Trang 13



×