Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành trong các doanh nghiệp vận tải biển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 196 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
******************
ĐỖ THỊ MAI THƠM

NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI
PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI
MÃ SỐ: 62.84.10.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Phạm Văn Cƣơng
2. TS Nguyễn Văn Sơn

HẢI PHÒNG - 2012


ii

LỜI CAM ĐOAN
Bằng danh dự của mình, tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Những
kết luận khoa học của luận án chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.


Tác giả luận án

Đỗ Thị Mai Thơm


1

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian dài học tập và nghiên cứu tại Viện Đào tạo sau đại
học – Trƣờng Đại học Hàng hải, luận án của tôi đã đƣợc hoàn thành. Tôi xin
chân thành cảm ơn Viện Đào tạo sau đại học – Trƣờng Đại học Hàng hải,
PGS.TS Phạm Văn Cƣơng - Ngƣời hƣớng dẫn khoa học thứ nhất và TS
Nguyễn Văn Sơn - Ngƣời hƣớng dẫn khoa học thứ hai đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận án.
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị công tác tại các phòng
chức năng của các công ty vận tải biển thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt
Nam (VINALINE) đã nhiệt tình cung cấp các nguồn tài liệu thực tế quý giá
để tôi có thể hoàn thành đề tài của mình. Tuy nhiên, với thời gian và trình độ
còn hạn chế, luận án không thể tránh khỏi nhiều khiếm khuyết, rất mong nhận
đƣợc sự đóng góp ý kiến của mọi ngƣời để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................................ 1
2. Tổng quan những công trình đã công bố nghiên cứu về tổ chức công tác
kế toán quản trị chi phí và giá thành trong các doanh nghiệp ............................... 2
3. Mục đích nghiên cứu của luận án ............................................................................. 4

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án ..................................................... 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu luận án ............................................................................. 5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ............................................................ 5
7. Kết quả đạt đƣợc và điểm mới của luận án ............................................................ 6
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
VÀ GIÁ THÀNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN ............. 7
1.1 Tổng quan về kế toán quản trị ................................................................................ 7
1.1.1 Bản chất của kế toán quản trị............................................................................... 7
1.1.2 Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị ............................................... 7
1.1.3 Một số phƣơng pháp kỹ thuật của kế toán quản trị ........................................ 9
1.2 Kế toán quản trị chi phí .......................................................................................... 22
1.2.1 Vai trò của kế toán quản trị chi phí .................................................................. 22
1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán quản trị chi phí ............................................................ 22
1.2.3 Phân loại chi phí ................................................................................................... 24
1.2.4 Phƣơng pháp để xác định chi phí hỗn hợp .................................................... 35
1.2.5 Đối tƣợng tập hợp chi phí và đối tƣợng tính giá........................................... 38
1.2.6 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ..................................................................... 40
1.3 Kế toán quản trị giá thành trong các doanh nghiệp vận tải biển .................. 43
1.3.1 Đặc điểm sản xuất của ngành vận tải biển .................................................... 43
1.3.2 Khái niệm và phân loại giá thành vận tải biển ............................................. 44


3

1.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng, chi phối đến công tác tổ chức kế
toán quản trị chi phí và giá thành trong doanh nghiệp vận tải biển ................... 46
1.3.4 Tính toán chi phí khai thác tàu và giá thành dịch vụ vận tải biển ............ 59
1.4 Các mô hình quản trị kinh tế - tài chính ............................................................. 65
1.4.1 Mô hình kế toán quản trị hoạt động kinh doanh theo tƣ duy giá trị gia
tăng .................................................................................................................................... 63

1.4.2 Mô hình kế toán quản trị hoạt động kinh doanh theo tƣ duy chuỗi giá
trị ....................................................................................................................................... 64
1.4.3 Mô hình quản trị chi phí theo mục tiêu (Target costing) ............................ 66
1.4.4 Mô hình quản trị chi phí theo hƣớng cải tiến liên tục chi phí (Keizen
costing) .............................................................................................................................. 67
1.4.5 Mô hình quản trị chi phí Taguchi ..................................................................... 68
1.4.6 Mô hình quản trị chi phí trên cơ sở hoạt động (ABCM – Activity
Based Cost Management) ............................................................................................. 69
1.5 Mô hình tổ chức bộ máy công tác kế toán quản trị chi phí và tính giá
thành ................................................................................................................................... 70
Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................................... 72
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH Ở CÁC DOANH NGHIỆP VẬN
TẢI BIỂN VIỆT NAM .................................................................................................. 73
2.1 Sự ra đời và phát triển của kế toán quản trị ....................................................... 73
2.2 Khung pháp lý kế toán Việt Nam về tổ chức kế toán quản trị chi phí và
giá thành ............................................................................................................................ 75
2.2.1 Về mặt pháp lý ...................................................................................................... 75
2.2.2 Thông tƣ số 53/2006/TT-BTC hƣớng dẫn nội dung thực hiện kế toán
quản trị chi phí và giá thành cho các doanh nghiệp ............................................... 75


4

2.3 Những nhân tố thúc đẩy sự cần thiết phải tổ chức thực hiện kế toán
quản trị trong các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam hiện nay ....................... 80
2.3.1 Vai trò của nghành vận tải biển trong nền kinh tế Việt Nam .................... 81
2.3.2 Chiến lƣợc phát triển ngành vận tải biển Việt Nam đến năm 2020,
định hƣớng đến năm 2030. .......................................................................................... 81
2.4 Mô hình tổ chức bộ máy tài chính - kế toán của các doanh nghiệp vận

tải biển................................................................................................................................ 87
2.5 Khái quát công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành trong các
doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam hiện nay ......................................................... 91
2.5.1 Chế độ kế toán áp dụng ....................................................................................... 91
2.5.2 Thực tế phân loại chi phí dịch vụ vận tải biển .............................................. 93
2.5.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành vận tải ............................. 98
2.6 Thực trạng công tác dự toán giá thành vận tải cho một chuyến đi của
tàu để xác định giá cƣớc vận chuyển ....................................................................... 116
2.7 Đánh giá thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ
vận tải biển Việt Nam của một số doanh nghiệp tiêu biểu thuộc Tổng công
ty Hàng hải Việt Nam (VINALINES) ..................................................................... 122
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................................... 127
CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM .................................................................. 128
3.1 Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về tổ chức công tác kế toán quản trị chi
phí và tính giá thành trong các doanh nghiệp ........................................................ 128
3.1.1 Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về mô hình tổ chức công tác kế toán
quản trị của các nƣớc phát triển trên thế giới và khu vực Đông Nam Á......... 128
3.1.2 Kế toán quản trị chi phí của các nƣớc Pháp, Mỹ ........................................ 133


5

3.1.3 Bài học kinh nghiệm vận dụng vào các doanh nghiệp vận tải biển
Việt Nam ......................................................................................................................... 136
3.2 Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị và kế toán quản trị
chi phí sản xuất, tính giá thành trong các doanh nghiệp vận tải biển .............. 137
3.2.1 Định hƣớng tổ chức bộ máy kế toán quản trị trong các doanh nghiệp
vận tải biển...................................................................................................................... 137

3.2.2 Lựa chọn mô hình tổ chức kế toán quản trị và kế toán quản trị chi phí
sản xuất, tính giá thành trong các doanh nghiệp vận tải biển ............................ 139
3.3 Tổ chức hệ thống kế toán quản trị chi phí sản xuất cho các doanh
nghiệp vận tải biển ........................................................................................................ 141
3.3.1 Tổ chức hệ thống thông tin .............................................................................. 141
3.3.2 Hoàn thiện hệ thống tài khoản chi phí chi tiết............................................. 146
3.3.3 Nhận diện các chi phí chuyến đi của tàu ...................................................... 149
3.3.4 Xây dựng các phƣơng trình dự toán cho các chi phí hỗn hợp ................. 151
3.3.5 Hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí ......................................................... 151
3.4 Xây dựng hệ thống định mức chi phí chuyến đi cho tàu.............................. 153
3.4.1 Định mức chi phí nhiên liệu, vật liệu trực tiếp............................................ 154
3.4.2 Định mức chi phí nhân công trực tiếp ........................................................... 155
3.4.3 Định mức chi phí sản xuất chung ................................................................... 156
3.5 Xây dựng hệ thống báo cáo dự toán chi phí chuyến đi của tàu .................. 156
3.5.1 Hệ thống các bảng định mức chi phí chuyến đi của tàu ........................... 156
3.5.2 Xây dựng hệ thống báo cáo tổng hợp chi phí chuyến đi của tàu ............ 162
3.6 Tổ chức hệ thống kế toán quản trị giá thành ................................................... 166
3.6.1 Xác định đối tƣợng tập hợp chi phí và đối tƣợng tính giá thành dịch
vụ vận tải biển ................................................................................................................ 166
3.6.2 Xác định kì kế toán quản trị lập báo cáo giá thành dịch vụ vận tải biển168
3.6.3. Xây dựng quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành... 168


6

3.6.4. Xử lý thông tin lập hệ thống báo cáo chi phí, giá thành vận tải ............ 171
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................................... 172
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 173
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............................... 177
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 179

PHỤ LỤC........................................................................................................................ 184


7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

KÝ HIỆU

NỘI DUNG

1

BHXH

Bảo hiểm xã hội

2

BHYT

Bảo hiểm y tế

3

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp


4

BTC

Bộ tài chính

5

CCDC

Công cụ dụng cụ

6

CPNC

Chi phí nhân công

7

CPNVL

Chi phí nguyên vật liệu

8

CPSX

Chi phí sản xuất


9

CPSXC

Chi phí sản xuất chung

10

DN

Doanh nghiệp

11

DNVTB

Doanh nghiệp vận tải biển

12

GTVT

Giao thông vận tải

13

HĐKD

Hoạt động kinh doanh


14

KHCB

Khấu hao cơ bản

15

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

16

KTQT

Kế toán quản trị

17

KTTC

Kế toán tài chính

18

SXKD

Sản xuất kinh doanh


19

THL

Tấn hải lý

20

TKM

Tấn km

21

TK

Tài khoản

22

TSCĐ

Tài sản cố định

23

VTB

Vận tải biển



8

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
1. DANH MỤC BẢNG, BIỂU
STT KÝ HIỆU

NỘI DUNG

Trang

1

1.1

Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị

8

2

1.2

Phân tích và chọn phƣơng án kinh doanh

15

3

2.1


So sánh phân loại chi phí hoạt động vận tải tại ba

96

doanh nghiệp vận tải biển tiêu biểu của Vinalines
4

2.2

Bảng tổng hợp các chi phí ngày tàu năm của

118

VINASHIP
5

2.3

Time Charter Rate – Estimation of VOSCO

119

6

3.1

Danh mục tài khoản chi phí

147


7

3.2

Khái quát cách ứng xử của các chi phí VTB theo

150

chuyến đi
8

3.3

Bảng định mức chi phí nhiên liệu cho chuyến đi

158

của tàu
9

3.4

Bảng định mức chi phí vật liệu cho chuyến đi

159

của tàu
10


3.5

Bảng định mức chi phí nhân công cho chuyến đi

160

của tàu
11

3.6

Bảng dự toán các chi phí sản xuất chung cho

161

chuyến đi của tàu
12

3.7

Báo cáo chi phí hoạt động kinh doanh thực tế và

162

tiềm ẩn
13

3.8

Báo cáo chi phí hoạt động kinh doanh theo từng


163

tuyến đƣờng của các tàu
14

3.9

Báo cáo chi phí hoạt động kinh doanh theo từng

164


9

tàu
15

3.10

Financial Statement

165

II. DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT KÝ HIỆU
1

1.1


NỘI DUNG

Trang

Biểu đồ phản ánh chi phí của các tàu theo kỳ kế

11

toán
2

1.2

Mô hình chuỗi giá trị trong nội bộ doanh nghiệp

17

3

1.3

Sơ đồ phân loại chi phí theo cách ứng xử

32

4

1.4

Đồ thị phản ánh biến phí tuyệt đối


33

5

1.5

Đồ thị phản ánh biến phí cấp bậc

33

6

1.6

Mối quan hệ các loại thời gian của tàu

54

7

1.7

Mô hình hoá chi phí khai thác tàu

59

8

1.8


Phƣơng thức quản trị hoạt động kinh doanh theo

65

tƣ duy giá trị gia tăng
9

1.9

Phƣơng thức quản trị hoạt động kinh doanh theo

66

tƣ duy chuỗi giá trị
10

1.10

Mô hình kế toán chi phí theo mục tiêu kiểu Nhật

67

Bản
11

1.11

Mô hình quản trị chi phí trên cơ sở hoạt động


70

ABC
12

1.12

Mô hình tổ chức công tác kế toán trong các

71

doanh nghiệp
13

2.1

Sơ đồ quá trình phát triển của kế toán quản trị

74

14

2.2

Mô hình tổ chức bộ máy tài chính- kế toán của

90

các doanh nghiệp vận tải biển



10

15

2.3

Mô hình tổ chức phòng kế toán của các doanh

91

nghiệp vận tải biển
16

2.4

Sơ đồ tổ chức kỹ thuật ghi số kế toán tại các

92

doanh nghiệp vận tải biển hiện nay
17

2.4

Quy trình ghi sổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

18

2.5


Quy trình kế toán luân chuyển chứng từ cấp vật
tƣ, nhiên liệu cho tàu

99

100

2

Quy trình ghi sổ kế toán chi phí nhân công trực

.6

tiếp

102

20

2.7

Quy trình ghi sổ kế toán chi phí sản xuất chung

106

21

3.1


Quy trình phân tích và mã hoá chi phí hoạt động

145

19

kinh doanh
22

3.2

Kết cấu các loại giá thành vận tải biển

23

3.3

Quy trình hạch toán CPSX và tính giá thành dịch
vụ VTB theo hƣớng kết hợp KTTC và KTQT

167

169


11

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Đối với nền kinh tế thị trƣờng, vai trò của kế toán quản trị (KTQT) là
công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản trị quản lý, điều hành hoạt động doanh
nghiệp không còn là vấn đề tranh luận. Trong những năm gần đây, nền kế
toán Việt Nam đã có những bƣớc chuyển biến và thay đổi sâu sắc về hệ thống
kế toán doanh nghiệp. Hệ thống kế toán doanh nghiệp không còn duy nhất
một bộ phận kế toán tài chính (KTTC) mà bao gồm cả bộ phận KTTC và bộ
phận KTQT. Kế toán quản trị đang ở trong thời kỳ phát triển để đáp ứng với
những thay đổi về kỹ thuật, toàn cầu hoá và những mối quan tâm ngày càng
tăng đối với việc quản trị rủi ro. Tuy nhiên, trong thực tiễn ở các DN Việt
Nam, việc áp dụng KTQT và vai trò của KTQT còn chƣa phổ biến và phát
triển.
Vận tải biển là một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc biệt, phù hợp với lợi
thế vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Việt Nam. Vì vậy, quan điểm và
mục tiêu phát triển ngành vận tải biển của Chính phủ là phát triển với tốc độ
nhanh và đồng bộ để trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn nhằm
đáp ứng nhu cầu vận tải đƣờng biển của nền kinh tế quốc dân với chất lƣợng


12

ngày càng cao, giá thành hợp lý, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện
đại hóa đất nƣớc; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chủ động hội nhập
và mở rộng thị trƣờng vận tải biển trong khu vực và trên thế giới; thúc đẩy
phát triển kinh tế đất nƣớc. Sự cần thiết phải phát triển với tốc độ nhanh và
quy mô lớn đã đặt ra yêu cầu cấp bách cho các doanh nghiệp vận tải biển
(DNVTB) phải tổ chức công tác KTQT để đáp ứng nhu cầu thiết yếu về thông
tin quản lý điều hành doanh nghiệp, đặc biệt là KTQT chi phí, tính giá thành
dịch vụ vận tải nhằm kiểm soát tốt chi phí, hạ giá thành vận tải, tăng khả năng
cạnh tranh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đáp ứng đƣợc vai trò là
công cụ quản lý kinh tế trong thời kỳ mới. Do vậy, cần thiết phải có sự nghiên

cứu đầy đủ, cụ thể về đặc thù hoạt động kinh doanh của các DNVTB để tổ
chức KTQT chi phí, tính giá thành dịch vụ vận tải biển cho thích hợp.
Trên thực tế, việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
dịch vụ vận tải tại các công ty vận tải biển có nhiều đổi mới phù hợp với
thông lệ quốc tế và chế độ kế toán mới, đã đáp ứng đƣợc yêu cầu công tác lập
các báo cáo tài chính và một số yêu cầu của nhà quản trị. Tuy nhiên, công tác
kế toán chi phí sản xuất và giá thành vận tải chủ yếu đƣợc thực hiện theo chức
năng của KTTC, việc phân loại chi phí, xây dựng các phƣơng trình dự toán
chi phí để kiểm soát chi phí theo yêu cầu của quản trị doanh nghiệp chƣa
đƣợc thực hiện, phƣơng pháp tập hợp chi phí và phân bổ chi phí chung để tính
giá thành vận tải còn bộc lộ nhiều hạn chế, tính kịp thời của thông tin về giá
thành vận tải cho từng chuyến đi của từng tàu, để cung cấp cho nhà quản lý
trƣớc và sau mỗi chuyến đi là chƣa thực hiện đƣợc.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu
sinh đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá
thành trong các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam” là đề tài nghiên cứu
luận án tiến sĩ kinh tế của mình.


13

2. Tổng quan những công trình đã công bố nghiên cứu về tổ chức công
tác kế toán quản trị chi phí và giá thành trong các doanh nghiệp
Tổ chức công tác KTQT có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa cơ
sở lý luận với thực tế thực hành công việc kế toán ở doanh nghiệp. Về mặt lý
luận, KTQT đã đƣợc nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc nghiên cứu rất đa
dạng phong phú. Tuy nhiên, về mặt tổ chức ứng dụng, KTQT là một lĩnh vực
rất khan hiếm về nguồn tài liệu hƣớng dẫn thực thi. Vì vậy, rất cần các đề tài
nghiên cứu tổ chức KTQT chuyên sâu vào các lĩnh vực kinh tế của từng
ngành cụ thể. Ở Việt Nam, đã có một số luận án tiến sĩ nghiên cứu về lĩnh vực

công tác KTQT, kế toán chi phí và giá thành sau đây:
- Luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế của Phạm Văn Dƣợc về đề tài “Phƣơng
hƣớng xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng kế toán quản trị vào các doanh
nghiệp Việt Nam”, năm 1997.
- Luận án tiên sĩ kinh tế của Đỗ Minh Thành về đề tài “Hoàn thiện kế toán chi
phí sản xuất kinh doanh, tính giá thành sản phẩm xây lắp ở các doanh nghiệp
xây lắp Nhà nƣớc trong điều kiện hiện nay”, năm 2001.
- Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Văn Bảo về đề tài “Nghiên cứu hoàn
thiện cơ chế quản lý tài chính và kế toán quản trị trong doanh nghiệp Nhà
nƣớc về xây dựng”, năm 2002.
- Luận án tiến sĩ kinh tế của Trần Văn Dung về đề tài “Tổ chức kế toán quản
trị và giá thành trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam”, năm 2002.
- Luận án tiến sĩ kinh tế của Phạm Kim Vân về đề tài “Tổ chức kế toán quản
trị chi phí và kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch”, năm
2002.
- Luận án tiến sĩ khoa học của Lê Đức Toàn về đề tài “Kế toán quản trị và
phân tích chi phí sản xuất trong ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam”,
năm 2002.


14

- Luận án tiến sĩ kinh tế của Phạm Quang về đề tài “Phƣơng hƣớng xây dựng
hệ thống báo cáo kế toán quản trị và tổ chức vận dụng vào các doanh nghiệp
Việt Nam”, năm 2002.
- Luận án tiến sĩ khoa học kinh tế của Giang Thị Xuyến về đề tài “Tổ chức
KTQT và phân tích kinh doanh trong DN Nhà nƣớc”, năm 2002.
- Luận án tiến sĩ kinh tế của Trần Quý Liên về đề tài “Hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm với việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu quản trị
doanh nghiệp”, năm 2003.

- Luận án tiến sĩ kinh tế của Đinh Phúc Tiến về đề tài “Hoàn thiện hạch toán
chi phí sản xuất và tính giá thành với việc tăng cƣờng quản trị doanh nghiệp
vận tải Hàng không Việt Nam”, năm 2003.
- Luận án tiến sĩ kinh tế của Lƣu Thị Hằng Nga về đề tài “Hoàn thiện tổ chức
kế toán quản trị trong các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam”, năm 2004.
- Luận án tiến sĩ kinh tế của Phạm Thị Thuỷ về đề tài “Xây dựng mô hình kế
toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất dƣợc phẩm Việt Nam”,
năm 2007.
- Luận án tiến sĩ kinh tế của Hoàng Văn Tƣởng về đề tài “Tổ chức kế toán
quản trị với việc tăng cƣờng quản lý hoạt động kinh doanh trong các doanh
nghiệp xây lắp Việt Nam”, năm 2010.
- Luận án tiến sĩ kinh tế của Hoàng Văn Tƣởng về đề tài “Tổ chức kế toán
quản trị chi phí, giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp thuộc ngành
giống cây trồng Việt Nam”, năm 2011.
Qua những tìm hiểu trên cho thấy chƣa có công trình nghiên cứu nào về
kế toán quản trị dành riêng cho lĩnh vực vận tải biển, luận án sẽ tập trung vào
việc nghiên cứu để xây dựng mô hình công tác KTQT chi phí và tính giá
thành vận tải chuyến đi cho các DNVTB Việt Nam. Vì vậy việc nghiên cứu
không bị trùng lắp


15

3. Mục đích nghiên cứu của luận án
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trị (KTQT)
chi phí và giá thành trong các doanh nghiệp.
Làm rõ những đặc điểm kinh doanh của ngành vận tải biển, đặc thù
riêng của sản phẩm dịch vụ vận tải biển. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng, chi
phối đến sự biến đổi liên tục, phức tạp của chi phí và giá thành dịch vụ vận tải
biển trong từng chuyến đi của tàu.

Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu thực trạng công tác kế toán chi phí và
giá thành tại các doanh nghiệp vận tải biển (DNVTB) Việt Nam hiện nay,
luận án đề ra các nguyên tắc, phƣơng hƣớng và các giải pháp cụ thể để xây
dựng mô hình tổ chức thực hiện công tác KTQT chi phí và giá thành trong
các DNVTB Việt Nam theo hƣớng kết hợp với kế toán tài chính (KTTC).
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là: Nghiên cứu việc tổ chức mô hình
KTQT chi phí và giá thành trên cơ sở kết hợp KTQT với KTTC.
Phạm vi nghiên cứu của luận án là công tác tổ chức kế toán chi phí và
giá thành dịch vụ vận tải đƣờng biển tại một số công ty vận tải biển tiêu biểu
trong Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VINALINES).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu luận án
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, luận án đã sử dụng một số phƣơng
pháp nghiên cứu sau:
Vận dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử để nghiên cứu các vấn đề vừa toàn diện, vừa cụ thể, có hệ thống đảm
bảo tính logic của các vấn đề nghiên cứu.
Phƣơng pháp mô hình hóa và phƣơng pháp toán để xây dựng mô hình
tổ chức công tác KTQT và các phƣơng trình dự toán chi phí vận tải.
Sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: Phƣơng pháp quy


16

nạp, phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp phân tích so sánh….để
phân tích vấn đề, đánh giá và rút ra kết luận.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Về mặt khoa học: Luận án trình bày hệ thống và toàn diện về tổ chức
công tác KTQT chi phí và giá thành của các DNVTB, trong đó đƣa ra vấn đề
tổ chức KTQT phải phù hợp với hệ thống KTTC của các doanh nghiệp.

Về mặt thực tiễn: Đề xuất các giải pháp để tổ chức thực hiện KTQT chi
phí sản xuất và giá thành dịch vụ vận tải tại các DNVTB Việt Nam, góp phần
tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lƣợng công tác ra quyết định quản
lý cho các nhà quản trị DNVTB.
7. Kết quả đạt đƣợc và điểm mới của luận án
Luận án đã tập trung nghiên cứu và đƣa ra các giải pháp để xây dựng
một mô hình tổ chức công tác KTQT chi phí và tính giá thành vận tải biển
cho các DNVTB Việt Nam. Luận án đã có một số điểm mới sau:
Lần đầu tiên ở Việt Nam, luận án đã phân tích các đặc điểm chủ yếu
của hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải biển và ảnh hƣởng của nó đến sự
biến đổi đa dạng, liên tục của các thành phần chi phí chuyến đi và sự thay đổi
phức tạp của giá thành đơn vị vận tải.
- Phân tích, nhận diện chi phí vận tải theo góc độ của KTQT, ứng dụng
phƣơng pháp xác định chi phí hỗn hợp vào công tác dự toán chi phí chuyến đi
cho tàu.
- Xây dựng hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán chi phí chi tiết, sổ kế toán
quản trị chi phí trên cơ sở kết hợp chặt chẽ với hệ thống chứng từ, tài khoản
kế toán tổng hợp, sổ kế toán tài chính hiện hành.
- Xây dựng hệ thống báo cáo dự toán chi phí chuyến đi của tàu.
- Xây dựng mô hình tổ chức công tác KTQT chi phí và giá thành phù hợp với
đặc thù sản xuất kinh doanh của các DNVTB Việt Nam.


17


18

CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
VÀ GIÁ THÀNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN

1.1 Tổng quan về kế toán quản trị
1.1.1 Bản chất của kế toán quản trị
Kế toán quản trị đƣợc định nghĩa theo nhiều khía cạnh khác nhau, tuy
nhiên tất cả đều thống nhất chung mục đích: KTQT cung cấp thông tin định
lƣợng tình hình kinh tế - tài chính về hoạt động SXKD cho các nhà quản trị ở
DN, và KTQT là một bộ phận kế toán linh hoạt do DN xây dựng phù hợp với
đặc điểm kinh tế kỹ thuật, tổ chức quản lý của đơn vị. Theo Luật kế toán Việt
Nam số 03/2003/QH đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 17/6/2003, đã đƣa ra các định nghĩa về kế toán nhƣ sau:
“Kế toán” là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông
tin kinh tế, tài chính dƣới hình thức giá trị hiện vật và thời gian lao động.
“Kế toán tài chính” là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung
cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng các báo cáo tài chính cho đối tƣợng có
nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán.
“Kế toán quản trị” là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông
tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính
trong nội bộ đơn vị kế toán [3, tr. 8].
Theo định nghĩa của Viện kế toán quản trị Hoa Kỳ: “Kế toán quản trị là
quá trình nhận diện, đo lƣờng, tổng hợp, phân tích, soạn thảo, diễn giải và
truyền đạt thông tin đƣợc quản trị sử dụng để lập kế hoạch, đánh giá và kiểm
tra trong nội bộ tổ chức, để đảm bảo việc sử dụng hợp lý và có trách nhiệm
đối với các nguồn lực của tổ chức đó” [14, tr. 11].
1.1.2 Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị
Kế toán tài chính và kế toán quản trị chỉ là sự chuyên môn hóa của kế


19

toán theo định hƣớng phản ánh, cung cấp thông tin khác nhau.
Giống nhau: KTTC và KTQT là hai bộ phận của hệ thống kế toán nên

có một số điểm chung nhƣ sau:
- Đều phục vụ cho công tác quản lý kinh tế tài chính và đều có chức năng
cung cấp thông tin.
- Cùng sử dụng hệ thống thông tin ban đầu trên chứng từ kế toán.
- Sử dụng một số phƣơng pháp kế toán chung nhƣ phƣơng pháp ghi sổ kép,
phƣơng pháp chứng từ, phƣơng pháp tính giá…
Khác nhau: Thể hiện qua bảng 1.1 dƣới đây.
Bảng 1.1 Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị
Khác nhau

Kế toán tài chính

Những ngƣời sử dụng ở bên
Đối
tƣợng
ngoài DN: cổ đông, chủ nợ, cơ
phục vụ chủ
quan Nhà nƣớc, công chúng, các
yếu
nhà quản trị
Thể hiện thông tin kinh tế tài
chính quá khứ và hiện tại.
Đặc
điểm Thƣờng đo lƣờng bằng đơn vị
tiền tệ và thông tin phải đầy đủ,
thông tin.
chính xác, khách quan và kiểm
tra đƣợc.

Kế toán quản trị

Các cấp quản trị ở bên trong DN

Thể hiện thông tin kinh tế tài
chính quá khứ, hiện tại, tƣơng
lai nhƣng thƣờng hƣớng tới
tƣơng lai. Đƣợc đo lƣờng bằng
bất cứ đơn vị nào và thông tin
phải kịp thời linh hoạt, phù hợp
yêu cầu quản trị.
Thông tin cung cấp về DN và các
Phạm vi của Thông tin cung cấp thƣờng đƣợc
đơn vị, dự án, sản phẩm của DN
thông tin cung soạn thảo với phạm vi toàn bộ
hoặc về bất kỳ bộ phận nào của
cấp
DN
DN mà cần ra quyết định
Kì báo cáo.

Báo cáo đƣợc soạn thảo theo định Báo cáo đƣợc soạn thảo theo
kỳ
định kỳ hay khi có nhu cầu

Mẫu báo cáo

Hình thức và nội dung của báo Hình thức và nội dung của báo
cáo tuân thủ các chế độ báo cáo cáo linh hoạt tuỳ theo yêu cầu
do Bộ tài chính ban hành
của quản trị


Tính pháp lý

Thông tin của kế toán tài chính Thông tin của kế toán quản trị
có tính pháp lý cao.
không có tính pháp lý


20

1.1.3 Một số phương pháp kỹ thuật của kế toán quản trị
KTQT sử dụng kết hợp các phƣơng pháp kỹ thuật của KTTC là:
phƣơng pháp chứng từ, phƣơng pháp kiểm kê, phƣơng pháp đánh giá, phƣơng
pháp tính giá, phƣơng pháp tài khoản, phƣơng pháp ghi sổ kép, phƣơng pháp
tổng hợp và cân đối, cùng với một số phƣơng pháp kỹ thuật riêng của KTQT
nhƣ sau:
1.1.3.1 Phương pháp phân loại
Nội dung chính của phƣơng pháp này là phân chia các đối tƣợng
nghiên cứu thành các loại, chi tiết theo từng tiêu thức nhất định để quan sát
đối tƣợng trong mối quan hệ với những loại, những chi tiết hợp thành đối
tƣợng sau:
Căn cứ tình hình phát sinh, chi phí đƣợc chia thành chi phí thực tế và
chi phí tiềm ẩn để quan sát tổng chi phí, chi phí thực, chi phí tiềm ẩn trong
hoạt động;
Căn cứ vào mối quan hệ kỳ kế toán để tính kết quả kinh doanh, chi phí
đƣợc phân chia thành chi phí sản phẩm, chi phí thời kỳ để quan sát đặc điểm,
ảnh hƣởng chi phí đến kết quả kinh doanh, giá vốn hàng tồn kho trong kỳ;
Căn cứ vào mối quan hệ ứng xử chi phí, chi phí đƣợc chia thành biến
phí ( Y1  aX ), định phí ( Y2  B ), chi phí hỗn hợp ( Y  Y1  Y2  aX  B ) để quan
sát khả năng ứng xử chi phí khi mức độ hoạt động thay đổi;
Căn cứ vào khả năng kiểm soát, chi phí đƣợc phân chia thành chi phí

kiểm soát đƣợc và chi phí không kiểm soát đƣợc để quan sát khả năng kiểm
soát chi phí trong hoạt động của từng cấp quản trị;
Căn cứ vào quan hệ so sánh, chi phí đƣợc chia thành chi phí chìm và
chi phí khác biệt (chi phí chênh lệch) để quan sát những điểm khác biệt chi
phí, những chi phí luôn phải gánh chịu trong các hoạt động [15, tr. 27].


21

1.1.3.2 Phương pháp so sánh
Nội dung chính của phƣơng pháp này là chọn các chỉ tiêu có cùng điều
kiện so sánh hoặc có quan hệ kinh tế để thiết lập quan hệ so sánh với nhau. Từ
đó, quan sát biến động nội dung, kết cấu, mối tƣơng quan giữa các đối tƣợng.
Phƣơng pháp so sánh thƣờng đƣợc thiết lập dƣới các hình thức [15, tr. 28]:
So sánh tuyệt đối:

X  X s  X 0

So sánh tƣơng đối:

X % 

Xs
 100%
X0

(1.1)
(1.2)

Trong đó: X - chỉ tiêu; S - kỳ so sánh; 0 - kỳ gốc;

ΔX - chênh lệch; X% - tỷ lệ.
1.1.3.3 Phương pháp phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố
Nội dung của phƣơng pháp này là xác định, lƣợng hóa mức độ ảnh
hƣởng của các nhân tố đến sự biến động của một chỉ tiêu. Quy trình phân tích
theo phƣơng pháp này đƣợc thực hiện nhƣ sau [15, tr. 29]:
Xác định nội dung kinh tế, tài chính của chỉ tiêu và thể hiện chỉ tiêu
trong mối quan hệ với các nhân tố cấu thành cần quan sát theo thứ tự nhân tố
chất đến nhân tố lƣợng, nhân tố quan trọng trƣớc, nhân tố thứ yếu sau, mối
quan hệ cấu thành này có thể tồn tại dƣới nhiều hình thức, ví dụ: X = ABC;
Đo lƣờng sự biến động chỉ tiêu:
X  X s  X 0  As BsCs  A0 B0C0

(1.3)

Lần lƣợt đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng từng nhân tố, từ nhân tố chất đến
nhân tố lƣợng, từ những nhân tố quan trọng đến nhân tố thứ yếu, ví dụ:
X A   As  A0 BsCs

(1.4)

X B  Bs  B0 A0Cs

(1.5)

X C  Cs  C0 A0 B0

(1.6)

1.1.3.4 Phương pháp đồ thị - biểu đồ



22

Nội dung chính của phƣơng pháp này là căn cứ vào mối quan hệ giữa
các đối tƣợng thiết lập phƣơng trình toán học biểu hiện mối quan hệ giữa
chúng. Từ đó, thiết lập nên đồ thị hay biểu đồ thể hiện các đối tƣợng và cũng
chính từ đồ thị, biểu đồ này nhận định, quan sát sự tồn tại, đặc điểm đối
tƣợng. Ví dụ, căn cứ quan hệ tổng chi phí với biến phí, định phí, xác lập
phƣơng trình chi phí:
Y  aX  B Y

(1.7)

Và quan hệ này đƣợc thể hiện qua đồ thị [15, tr. 30].
Ví dụ, biểu đồ sau đây phản ánh tình hình chi phí của các tàu A, B, C
qua 3 tháng đầu năm của một DNVTB nào đó:

Hình 1.1 Biểu đồ phản ánh chi phí của các tàu theo các kỳ kế toán
1.1.3.5 Phương pháp chỉ số tài chính
Nội dung cơ bản của phƣơng pháp này là căn cứ vào mối quan hệ có ý
nghĩa giữa các yếu tố tài chính thiết lập nên các chỉ số tài chính có nội dung,
kết cấu tài chính đặc trƣng này để tìm hiểu các dấu hiệu tài chính. Ví dụ, khi
phân tích tình hình tài chính trên báo cáo tài chính, nhà phân tích quan sát
những chỉ tiêu tài chính cơ bản sau để tìm hiểu về thực trạng, đặc điểm, xu
hƣớng, tiềm năng tài chính DN [15, tr. 30-32].


23

Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết cấu tài sản, vốn của DN:

- Tỷ trọng tài sản (i):

- Tỷ suất đầu tƣ:

- Tỷ suất tự tài trợ:

- Tỷ trọng nguồn vốn (i):

- Tỷ lệ vốn sở hữu:

Nhóm chỉ tiêu thể hiện quan hệ cân đối tài sản với nguồn vốn của DN:
- Tài sản ngắn hạn gồm Nợ ngắn hạn và một phần vốn sở hữu là cân đối,
Tài sản ngắn hạn ≤ Nợ ngắn hạn là mất cân đối.
Tài sản ngắn hạn chỉ do vốn sở hữu tài trợ cũng mất cân đối.
Nhóm chỉ tiêu thể hiện cơ cấu chi phí trên thu nhập:
- Tỷ trọng chi phí trên doanh thu:

Nhóm chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán:
- Tỷ lệ nợ ngắn hạn:


×