Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

thí nghiệm kỹ thuật giao thông dh bách khoa tp.hcm bài 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.73 KB, 6 trang )

1

BÀI 5: XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ BỐ TRÍ CHUNG VỀ KÍCH THƯỚC ÔTÔ
1.

Cơ sở lý thuyết:
Xác định các thông số về kích thước khuôn khổ, kích thước cơ bản, các thông số
đặc biệt và các thông số về trọng lượng bằng thiết bị đo thông số kích thước chiều
dài, đo theo phép đo thông thường.
Ngoài ra còn dùng thêm thiết bị gia tải để gia tăng tải trọng lên xe cho trường hợp
xe đầy tải với hệ số chuyển đổi là:
- Trọng lượng không tải: Go = 981 (kG)
- Trọng lượng đầy tải: Ga = 1701 (kG)
Hệ số chuyển đổi trong thiết bị đo: 1 kG/cm2 tương đương 16 kG

1.1 Các thông số chung:
a. Kích thước khuôn khổ:
- Chiều dài bao của ôtô L (mm): Đó là chiều dài đo giữa hai mặt phẳng thẳng

góc với trục đối xứng dọc của xe và đi qua hai điểm ngoài nhất của xe.
- Chiều rộng bao của ôtô B (mm): Là chiều rộng giữa hai mặt phẳng trong mặt
phẳng ngang qua hai điểm ngoài nhất của xe.
- Chiều cao bao của ôtô H (mm): Là khoảng cách giữa mặt tựa của ôtô và mặt
phẳng nằm ngang tiếp xúc với phần cao nhất của ôtô. Tất cả các phần lắp đặt
của xe phải nằm giữa hai mặt phẳng này.
b. Kích thước cơ bản:
- Chiều dài cơ sở Lo (mm): Là khoảng cách giữa tâm bánh trước đến tâm bánh
sau.
- Chiều rộng cơ sở Bo1 , Bo2 (mm): Là khoảng cách giữa hai mặt phẳng đối xứng
thẳng đứng của hai bánh trên cùng một trục, đo tại điểm tiếp xúc lốp với mặt
đường.


Ngoài ra, còn có thông số kích thước bố trí chung khác như:
- Chiều dài đầu xe (L1): Là khoảng cách giữa mặt phẳng đứng đi qua tâm bánh
xe trước và điểm đầu cùng của ôtô, bao gồm tất cả các bộ phận được lắp cứng
vào ôtô.
- Chiều dài đuôi xe (L2): Là khoảng cách giữa mặt phẳng đứng đi qua tâm bánh
xe sau và điểm sau cùng của ôtô, bao gồm tất cả biển số hoặc giá lắp đặt và tất
cả các bộ phận được lắp cứng vào ôtô.
Chú ý: Trước khi đo kích thước này người ta đồng thời đo luôn bán kính tĩnh
của bánh và độ võng của nhíp.
1.2 Các thông số đặc biệt:


2

a. Bán kính tĩnh của bánh xe R t (mm): Là khoảng cách từ tâm bánh xe đến mặt

đường khi xe đứng yên.
Chú ý: Tiến hành đo Rt khi bánh xe đã nguội, áp suất bánh xe phải theo yêu
cầu.
b. Các thông số hình học đặc trưng cho tính năng thông qua.
- Khoảng sáng gầm xe K (mm): Là khoảng cách từ điểm thấp nhất của gầm xe
đến mặt đường.
- Góc thoát sau ɤ’ (độ): Là góc nhỏ nhất tạo bởi bề mặt tựa và mặt phẳng tiếp
tuyến với các bánh trước và đi qua điểm thấp nhất của đường bao trước ôtô
- Góc thoát trước ɤ’’ (độ): Là góc nhỏ nhất tạo bởi bề mặt tựa và mặt phẳng tiếp
tuyến với các bánh sau và đi qua điểm thấp nhất của đường bao sau ôtô
Chú ý: Đo trong trường hợp xe đủ tải.
1.3 Các thông số về trọng lượng:
a. Trọng lượng không tải Go (kG): Là trọng lượng xe đã nạp đầy đủ nước làm
mát, dầu bôi trơn trong cácte động cơ, hộp số, cầu trước, cầu sau,... nhưng

không có tải hữu ích.
b. Trọng lượng đầy tải Ga (kG): Là trọng lượng xe không tải cộng với tải hữu ích
của xe.
1.4 Bán kính thiết kế ro :
Theo công thức:
B = 7.00 (In)
d = 16 (In)
ro = (B+ )x25.4
 ro = 381 (mm)

2. Số liệu thí nghiệm:

Bảng 5.1: Các kết quả đo


3

STT

Thông số
Chiều dài bao
Chiều rộng bao
Chiều cao bao

Lần 1

Bên
Chiều dài cơ sở phải
Bên trái
Khoảng cách phía trước

Khoảng cách phía sau
Chiều rộng cơ sở
Bán kính tĩnh
Khoảng sáng gầm xe
Góc thoát

3. Kết quả thí nghiệm:

Bảng 5.3: Xử lý kết quả đo


hiệu
L
B
H

mm
mm
mm

Không
tải
3980
1510
1985

Đầy
tải
3980
1510

1982

Lo

mm

2558

2558

Lo
L1
L2
B01
Bo2
Rt
K
ɣ'
ɣ''

mm
mm
mm
mm
mm
mm
mm
độ
độ


2600
575
850
1265
1247,2
821
682
25
53

2600
575
850
1265
1247,2
821
680
25
53

Đơn vị


4

STT

Thông số

1

2
3

Chiều dài bao
Chiều rộng bao
Chiều cao bao

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Bên
Chiều dài cơ sở phải
Bên trái
Khoảng cách phía trước
Khoảng cách phía sau
Chiều rộng cơ sở
Bán kính tĩnh
Khoảng sáng gầm xe
Góc thoát


hiệu

L
B
H

mm
mm
mm

Không
tải
3980
1510
1495

Đầy
tải
3980
1510
1492

Lo

mm

2558

2558

Lo
L1

L2
B01
Bo2
Rt
K
ɣ'
ɣ''

mm
mm
mm
mm
mm
mm
mm
độ
độ

2600
575
850
1265
1247
331
192
25
53

2600
575

850
1265
1247
331
190
25
53

Đơn vị

4. Nhận xét và đánh giá kết quả:
- Từ kết quả đo được thì xe của chúng ta đang khảo sát nằm trong nhóm xe ôtô
-

chở người và là xe con 9 chỗ ngồi chở xuống.
Dựa vào tiêu chuẩn QCVN 09:2015/BGTVT thì xe chúng ta thỏa các điều kiện
do BGTVT đưa ra do:
+ Chiều dài toàn bộ xe là: L = 3980 (mm) = 3.98 (m) . Tiêu chuẩn là
không được lớn hơn 12.2 (m)
+ Chiều rộng toàn bộ xe là: B = 1510 (mm) = 1.51 (m). Tiêu chuẩn là
không được lớn hơn 2.5 (m)
+ Chiều cao xe là: H = 1495 (mm) = 1.495 (m). Tiêu chuẩn là không lớn
hơn 4.0 (m)
+ Hmax ≤ 1.75 WT
Trong đó:
• Hmax là chiều cao lớn nhất cho phép của xe
• WT = Bo1
+ Chiều dài đuôi xe nhỏ hơn 65% chiều dài cơ sở tính toán
+ Khoảng sáng gầm xe khi đầy tải K = 190 (mm) và khi không tải K =
192 (mm). Tiêu chuẩn là không được nhỏ hơn 120 (mm)

+ Số người cho phép chở:
N ≤ ( Gtbmax - Go - L*V)/ Gn
Trong đó:
• N là số người cho phép chở


5

Gtbmax = Ga là khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất (kg)
Go = 981 (kg) là khối lượng xe không tải
Ga = 1701 (kg) là khối lượng xe đầy tải
L =100 (kg/m3) là khối lượng riêng của hành lý được xác
định theo thể tích khoang chở hành lý
• V là tổng thể tích của khoang chở hành lý (m3)
• Gn = 65 (kg/người) là khối lượng tính toán cho một người
- Các thông số kích thước xác định trong trường hợp xe đầy tải thay đổi so với
trường hợp không tải cho thấy sự ảnh hưởng của việc tải nặng đến việc phân
bố tải trọng, phản lực mặt đường tác dụng lên bánh xe, khoảng sáng gầm xe bị
hạ thấp hơn, góc thoát thay đổi dẫn đến tính năng thông qua của xe cũng thay
đổi.
- Độ chính xác của phương pháp đo chưa cao do:
+ Các thao tác đo chưa thống nhất
+ Việc quan sát, xác định các thông số kích thước, xác định các mặt phẳng
đi qua các điểm đầu và cuối của xe chủ yếu bằng mắt thường kém
chính xác
+ Sai số dụng cụ đo.
5. Câu hỏi phụ:
5.1 Dựa vào thông số đo được hãy cho biết chiều cao thiết kế tối đa của xe này ?
Theo tiêu chuẩn QCVN 09:2015/BGTVT ta có:
Hmax ≤ 1.75 WT

Mà: 1.75WT = 1.75*1265= 2213.75 (mm)
 Vậy chiều cao tối đa của xe này Hmax không được lớn hơn: 2213.75 (mm)
5.2 Hãy giải thích rõ thông số lốp:
195/50R16 84H
Trong đó:
195: Bề rộng lốp. Là chiều ngang, tính bằng (mm), đo từ hông bên này sang hông
bên kia. Lốp này có chiều rộng là: 195 (mm)
50: Tỉ lệ hình dạng (%). Là tỉ số giữa chiều cao của tiết diện lốp với chiều rộng
tính bằng phần trăm.
Ở đây, chiều cao thành lốp bằng 50% của 195 = 97.5 (mm)
R: Lốp bố tròn. Kí hiệu R là “ radial construction ” hướng tâm, tức là các lớp bố
thân lốp chạy hướng tâm từ ta - lông bên này sang ta - lông bên kia.
16: Đường kính mâm. Là chiều ngang mâm bánh từ mút bên này sang mút bên
kia. Đường kính của bánh xe này là 16 (inch) = 406.4 (mm)
84: là chỉ số tải trọng (LI). Là khối lượng tối đa mà lốp này có thể tải được. Tra
bảng ta được lốp này có tải trọng tối đa cho phép là 500 (kg)
H: Chỉ số tốc độ (SI). Là tốc độ tối đa khi sử dụng lốp này. Tra bảng ta được lốp
này có tốc độ tối đa cho phép là 210 (km/h)






6



×