Tải bản đầy đủ (.pdf) (223 trang)

KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGỮ VĂN NĂM 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 223 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

KHOA NGỮ VĂN

KỶ YẾU
HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGỮ VĂN NĂM 2018

Bình Định, tháng 05 năm 2018


BAN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ
(Theo Quyết định số: 12/2018/QĐ-KNV ngày 16 tháng 04 năm 2018
của Trưởng khoa Ngữ văn)
1. PGS.TS. Võ Xuân Hào

P. Trưởng khoa

Trưởng ban

2. TS. Võ Minh Hải

P. Trưởng khoa

P.Trưởng ban

3. TS. Nguyễn Đình Thu

Giảng viên

Thư ký



4. TS. Trần Thị Tú Nhi

Trưởng bộ môn VHVN-HN

Ủy viên

5. TS. Nguyễn Quốc Khánh

Trưởng bộ môn LL-PP

Ủy viên

6. ThS. Lê Từ Hiển

Trưởng bộ môn VHNN

Ủy viên

7. PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Anh

Trưởng bộ môn NN-VNH

Ủy viên

8. TS. Võ Như Ngọc

Giảng viên

Ủy viên


9. ThS. Lê Minh Kha

Giảng viên

Ủy viên

TIỂU BAN BIÊN TẬP KỶ YẾU HỘI NGHỊ
(Theo Quyết định số: 12/QĐ – KNV ngày 16 tháng 04 năm 2018
của Trưởng khoa Ngữ văn)
1. TS. Võ Minh Hải

P. Trưởng khoa

Trưởng ban

2. TS. Nguyễn Đình Thu

Giảng viên

Thư ký

3. ThS. Lê Từ Hiển

Trưởng bộ môn VHNN

Ủy viên

4. PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Anh


Trưởng bộ môn NN-VNH

Ủy viên

5. TS. Trần Thị Tú Nhi

Trưởng bộ môn VHVN-HN

Ủy viên

6. TS. Võ Như Ngọc

Giảng viên

Ủy viên

7. ThS. Lê Minh Kha

Giảng viên

Ủy viên


LỜI NÓI ĐẦU
Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Quy Nhơn là một trong những Khoa đầu
tiên được thành lập cùng với sự ra đời của Trường Đại học Quy Nhơn. Bên
cạnh công tác giảng dạy, tập thể lãnh đạo và giảng viên Khoa Ngữ văn luôn xác
định hướng dẫn khoa học là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và mang tính
liên tục. Trên cơ sở định hướng của nhà trường, trong nhiều năm qua, hoạt
động này đã được BCN Khoa hết sức quan tâm cũng như sự hưởng ứng, tham

gia ngày càng tích cực của sinh viên, học viên cao học các khóa.
Nhằm thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học, đồng thời tổng kết, đánh
giá các kết quả nghiên cứu đã đạt được của sinh viên, học viên cao học của
Khoa trong năm học 2017 – 2018, Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Quy Nhơn
quyết định tổ chức HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGỮ VĂN NĂM
2018. Tập KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGỮ VĂN NĂM
2018 mà quý thầy cô và các bạn đang theo dõi là công trình nghiên cứu, sản
phẩm từ hoạt động thường niên của sinh viên, học viên cao học đang học tập,
nghiên cứu tại Khoa. Tập kỷ yếu đã tập hợp được số lượng tham luận tương đối
lớn; cập nhật, tiếp cận tới nhiều vấn đề của khoa học Ngữ văn hiện nay, thuộc
các chuyên ngành: Văn học Việt Nam, Ngôn Ngữ học, Ngữ văn Hán Nôm, Văn
học nước ngoài, Lý luận văn học, Phương pháp dạy học Ngữ văn,… Đây là một
thành quả đáng trân trọng, thể hiện sự tiếp nối truyền thống, bề dày giảng dạy
và nghiên cứu khoa học của Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Quy Nhơn.
Mặc dù Ban biên tập kỷ yếu Hội nghị đã hết sức cố gắng song chắc chắn
không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót trong quá trình tuyển chọn, biên tập
kỷ yếu. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô, các
tác giả tham luận để tập kỷ yếu ra đời trong những Hội nghị nghiên cứu khoa
học Ngữ văn lần sau được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, BTC Hội nghị chúng tôi
xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo Khoa Ngữ văn; sự
đồng tâm giúp sức, tích cực tham gia từ tập thể cán bộ, giảng viên và sinh viên,
học viên cao học của Khoa để Hội nghị được tổ chức thành công.
Bình Định, ngày 23 tháng 05 năm 2018
BAN TỔ CHỨC
HỘI NGHỊ NCKH NGỮ VĂN NĂM 2018


PHAN TRẦN VÀ SỰ THỂ HIỆN CON NGƢỜI TRONG TÌNH YÊU ĐÔI LỨA
(Nguyễn Thị Ánh - Lớp Sƣ phạm Ngữ văn K37)
1. Đặt vấn đề

Trong kho tàng văn học Việt Nam, bên cạnh những tác gia tên tuổi với các tác
phẩm nổi tiếng thì văn chương nước nhà còn có những tác phẩm cho đến nay vẫn chưa
tìm ra tên tác giả. Truyện Phan Trần cũng là một trong số đó. Trải qua bao năm tháng
thăng trầm của lịch sử, tác phẩm đã tự khẳng định giá trị của mình qua thời gian tồn tại.
Mặc dù vẫn nằm trong phạm trù văn học trung đại nhưng truyện Phan Trần lại chứa
đựng những yếu tố mới mẻ có tính dự báo cho những đổi thay trong lịch sử văn học.
Điều đó giải thích vì sao tác phẩm đã thu hút được sự quan tâm của giới phê bình,
nghiên cứu văn học. Mặc dù vậy, xung quanh tác phẩm này vẫn còn rất nhiều vấn đề
cần được tiếp tục nghiên cứu sâu và khám phá trên nhiều bình diện.
Trong những vấn đề liên quan đến truyện Phan Trần, Sự thể hiện con ngƣời
trong tác phẩm là một đề tài đáng được quan tâm. Bởi lẽ, đối tượng chủ yếu của sáng
tạo văn học chính là con người. Nhân vật được nhà văn xây dựng không phải để chiêm
ngưỡng mà để cho ta nhận thức rõ về con người và thông qua vấn đề con người có thể
tìm hiểu được quan niệm của người sáng tác về thế giới nhân sinh. Đó cũng là lí do,
chúng tôi muốn đi sâu vào tìm hiểu Con ngƣời trong tình yêu đôi lứa, góp phần đánh
giá toàn diện hơn giá trị của tác phẩm.
2. Con ngƣời trong tình yêu đôi lứa
2.1. Con ngƣời chủ động trong tình yêu
Từ lâu, tình yêu luôn là đề tài muôn thuở và là nguồn cảm hứng bất tận của
người làm văn chương. Cuộc sống có bao nhiêu màu sắc thì tình yêu cũng có bấy nhiêu
sắc màu. Có người dùng cả đời để tìm kiếm tình yêu, cũng có người dùng cả đời để nhớ
thương, để đau khổ. Có người nuôi dưỡng tình yêu bằng những cảm xúc hồn nhiên,
những rung động đầu đời nhưng cũng có người lại giữ mãi bên mình một câu chuyện
buồn về tình yêu dang dở. Tình yêu có nhiều cung bậc khác nhau, lúc nhớ nhung, đau
khổ, khi tuyệt vọng, chán chường, lúc lại sướng vui và ngập tràn hạnh phúc. Tình yêu
giữa Phan Tất Chính và Trần Kiều Liên trong Phan Trần là một tình yêu như thế. Đây
là chuyện tình lãng mạn xảy ra dưới chân đức Phật. Không những thế, đó còn là câu
chuyện tình vượt ra ngoài khuôn khổ của lễ giáo phong kiến. Tuy vậy, tác giả đã khéo
léo mượn hai chữ “nhân nghì” làm một thứ bùa hộ mệnh cho tình yêu ấy. Trong truyện,
Phan Sinh và Kiều Liên vốn có đính ước với nhau:

Đổi trao chỉ Tấn tơ Tần,
Họ Phan thời quạt, họ Trần thời trâm.
Mai ngày dành để sờ cầm,
Kẻo quên ƣớc cũ, kẻo nhầm duyên xƣa.
Song, trải qua những biến cố, thất lạc, hai người không thể nhận ra nhau. Kiều Liên giờ
đây là ni cô Diệu Thường và Phan Sinh là một kẻ sĩ tu chí chờ ngày ứng thí. Cả hai gặp
nhau dưới mái tam quan và câu chuyện tình ái nơi cửa Phật bắt đầu:
1


Ai ngờ một tấm tự nhiên,
Có khi cũng động đến trên chuyển vần.
Hai phƣơng chỉ Tấn tơ Tần,
Bỗng đâu nhƣ dắt dần dần lại cho.
Phan Sinh là một chàng trai giàu tình cảm, một khách tình si. Khi chàng mới đến cửa
chùa, dáng người ngơ ngác:
Nhác trông ra mái tam quan
Thấy chàng niên thiếu lạc ngàn ngẩn ngơ.
Nhưng chẳng mấy chốc, chàng niên thiếu “ngẩn ngơ” ấy đã trở nên rất liều lĩnh. Chàng
yêu Kiều Liên từ cái nhìn đầu tiên, mê đắm trước vẻ đẹp “tầm thước trẻ trung”, “lấp
lánh gương ả Hằng” của nàng. Khi đã yêu, con tim chỉ hướng đến duy nhất một người,
chỉ nhìn về một phía. Tình cảm mãnh liệt đã khiến cho Phan Sinh trở nên can đảm hơn,
chủ động đến với tình yêu, chủ động giãi bày tình cảm và cũng chủ động nhờ người bắc
cầu mai mối. Chàng hỏi vãi Hương. Hương gạt đi. Chàng ướm hỏi Diệu Thường:
Kể từ đến cảnh Bồng Lai,
May thay đã trộm thấy ngƣời tiên cung.
Mới hay hai chữ sắc không,
Chẳng duyên mà dễ rối lòng trần duyên.
Ba sinh ƣớc vẹn mƣời nguyền,
Chiêm bao lẩn quất ở bên giảng đƣờng.

Sƣ còn lân mẩn chúng sinh,
Xin thƣơng với tấm lòng thành với nao.
Nàng làm thinh lẩn tránh. Thế là:
Đeo sầu chàng trở ra về,
Xem chiều thèn thẹn, e e nực cƣời.
Trách ngƣời một, trách ta mƣời,
Bởi ta sàm sỡ, nên ngƣời dẩy dun.
Như thế không có nghĩa là về sau chàng sẽ dè dặt hơn. Con người đã yêu thì sẽ hết lòng,
càng đẩy ra xa thì càng bị thu hút, càng cố gắng để đạt được tình yêu, chiếm trọn trái
tim người tình. Có lẽ vậy, Phan Sinh tìm hết lời này, lẽ nọ, năn nỉ thiết tha để vãi Hương
nói giúp. Hương sợ sự tình không ăn thua, chàng quả quyết:
Dẫu làm sao quả phúc này cũng nên.
Chàng đã yêu say đắm và quyết lấy cho kì được nàng Kiều Liên. Bởi vậy, dẫu cho bị
chối từ, Phan Sinh vẫn kiên trì theo đuổi đến cùng. Chàng đánh bạo đi tìm nàng:
Sao tàn, sƣơng dịu, tuyết êm,
Góc tƣờng ẩn bóng bên thềm lân la.
Quả thực, Phan Sinh bộc lộ tình cảm của mình với nàng Trần là rất táo bạo. Bởi, tình
cảm ấy nảy sinh giữa chốn cửa chùa - nơi giới nghiêm sắc dục. Tuy vậy, điều đó cũng
không thể cản được bước chân tìm cách gặp nàng Trần để giải bày. Đứng ngoài cửa,
chàng gửi lời theo gió:
Thƣơng với nao! Nể với nao!
2


Làm sao trong ấy? Làm sao ngoài này?
Diệu Thường không mở cửa. Yêu quá hóa liều. Phan Sinh dọa tự tử, khi người “ban ơn”
Diệu Thường không chịu tiếp. Với chàng, kiếp này không được yêu thì kiếp sau vẫn
theo đuổi để được yêu:
Trót ơn đây, phải đến đây,
Chẳng yêu để tiếng nƣớc mây oan ngƣời!

Hẹp chi chút cánh cửa ngoài,
Chẳng cho vào bạch Nhƣ Lai một điều.
Kiếp này phụ, kiếp sau yêu,
Lại nhƣ ả Bích quyết liều cho xong!
Tác giả đã xây dựng hình tượng nhân vật hết sức chủ động, quyết liệt trong việc
tìm kiếm, tiếp xúc và lựa chọn người mình thương. Thậm chí, ở đây ta thấy nổi bật một
con người sống chết với tình yêu, dám tìm đến cái chết để giữ trọn tình yêu của mình.
Quả thực khi yêu, lý trí không thể thắng nổi con tim. Dù nàng từ chối nhưng biết làm
sao được, trái tim chàng đã vì nàng mà lỗi nhịp. Phan sinh đã không ngần ngại thể hiện
tình cảm yêu đương một cách say đắm, vừa dịu dàng, vừa rất mãnh liệt và cũng rất đớn
đau khi tình yêu đó không được đáp lại. Tuy nhiên, “có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Chính nhờ chủ động, kiên trì và mãnh liệt trong tình yêu mà cuối cùng Phan Sinh cũng
có được ái tình:
Sa vàng lẫn, áo hồng chen,
Hết bên sầu não, tới bên vui mừng.
2.2. Yêu theo tiếng nói trái tim
Như đã nói, Phan Tất Chính và Trần Kiều Liên gặp gỡ và nảy sinh tình cảm
trong cửa thiền, khi ni cô Diệu Thường đang muốn dứt nợ trần duyên. Tuy nhiên, tấm
chân tình của nho sĩ họ Phan đã khuấy động lòng trần thôi thúc nàng vượt qua rào cản
của giới luật để đến với tình yêu. Đúng như thi hào Nguyễn Du nói:
Cho hay là giống hữu tình,
Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong.
(Truyện Kiều)
Trai tài gái sắc gặp nhau và yêu nhau, đó là qui luật của đời sống tình cảm con người
không có bất cứ một thế lực nào có thể cản ngăn. Phan Sinh vốn đã có đính ước từ sớm,
lại được cha cẩn thận dặn dò:
Nhân duyên đã chiếc trâm này,
Của Trần công để cho mày đính hôn.
Tuy rằng cách trở nƣớc non,
Hãy còn trăng bạc, hãy còn trời xanh.

Đừng nhƣ Ngô tƣớng, Tử khanh,
Quên bài thuốc dạy, phụ manh áo nguyền.
Thế nhưng, vừa bước vào cửa chùa trông thấy Diệu Thường, mọi lời dặn chỉ còn
là gió thoảng, mây trôi. Chàng đã quên tất cả để chạy theo tiếng gọi của tình yêu, một
mối tình tự do vượt ra ngoài khuôn khổ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Mặc dù vi phạm
3


đạo đức phong kiến nhưng đó không phải là một thứ tình cảm “gặp chăng hay chớ, đầu
đường xó chợ” theo quan niệm của lễ giáo “nam đáo nữ phòng nam tắc loạn, nữ đáo
nam phòng nữ tắc dâm”. Mối tình của họ là một mối tình rất trong sáng và thủy chung.
Họ đến với tình yêu một cách vô tư, hồn nhiên, trong sáng không bị ràng buộc bởi bất
cứ điều gì. Mọi cám dỗ về danh lợi đều trở nên vô nghĩa. Với chàng, thế giới chỉ có
Diệu Thường. Lúc này, kẻ đa tình chỉ còn biết chạy theo tiếng gọi của mối tình si. Bối
rối khi bị Kiều Liên lẩn tránh, đành nhờ vãi già mối manh nhưng cũng bị khước từ,
chàng rơi vào tình trạng:
Hai hàng lã chả nhƣờng mƣa,
Biết đem lòng ấy bây giờ cậy ai.
Vì duyên nên phải vật nài,
Vì duyên, vì tình mà chàng trở nên vạn lần yếu đuối. Có yêu thì mới có nhớ, có mong,
có thương thì mới có giận hờn, đau khổ. Cả trí lẫn tình của Phan Sinh chỉ mong được
một lần nàng để tâm tới. Ngày chàng ốm, nàng sang thăm và lựa lời an ủi. Tức thì:
Sinh đang nấu sắt nung vàng,
Bỗng nghe nhƣ nƣớc cành dƣơng tƣới nhuần.
Thảnh thơi thƣ sảng tinh thần,
Thiều quang đem lại, phong trần giũ bay.
Bệnh của chàng là tâm bệnh, cái bệnh ấy nào có thuốc gì chữa khỏi, họa may:
Có chăng liên nhục, liên kiều,
Dùng thang đồng nữ mới tiêu bệnh chàng.
Bước vào thế giới của tình yêu là bước vào thế giới của nhớ thương, mong ước, đợi chờ,

hy vọng… Sau lần gặp gỡ ni cô Diệu thường, Phan sinh thực sự bước vào thế giới ấy.
Với chàng, giờ đây, điều duy nhất có ý nghĩa trong cuộc đời hiện tại là được xe duyên
cùng Kiều Liên. Trái tim chàng đang rừng rực lửa yêu đương, không một trở lực nào có
thể cản ngăn. Những tưởng “sự đời đã tắt lửa lòng” nhưng khi tiếp xúc với Phan sinh, ni
cô Diệu thường cũng không còn giữ được tâm tịnh. Tuy vẫn còn giữ được vẻ ngoài có
phần thanh tịnh, kín đáo nhưng kì thực lòng nàng cũng đã dậy sóng yêu đương. Ở độ
tuổi căng tràn nhựa sống, đôi nam thanh nữ tú đã đến với tình yêu một cách rất tự nhiên
và thuần khiết. Nàng ni cô Diệu Thường vốn đoan chính, thủy chung nhưng không thể
không xao lòng khi đối diện với chàng nho sinh khả ái. Khi Phan sinh đánh liều bước
tới, nàng liền:
Vội vàng khép bức rèm mây,
Ngoài hƣơng còn chút hƣơng bay với chàng.
Dù muốn lẩn trốn nhưng dường như vẫn có chút gì vấn vương, níu kéo trong lòng người
thiếu nữ. Vì có nỗi niềm riêng, nàng dứt khoát với Phan sinh song đối với chàng, nàng
không phải không có chút yếu lòng. Lần thứ nhất, nàng van vỉ:
Vả ngƣời là đấng thƣ trung,
Tấc mây đâu nỡ để lồng gƣơng thu.
Bao dung xin hãy xét cho,

4


Đang đắm đuối trong bể tình, Phan sinh nào chịu “xét” đến lời nàng. Thế nhưng, nàng
không oán mà lại động lòng:
Thấy ngƣời đeo đẳng mọi bề,
Ngập ngừng trƣớc mắt liễu e cúi mày.
Ngay cả trong lời trách móc cũng ngụ không biết bao nhiêu ý tình :
Đã nhờ tình thực ân cần,
Chẳng thƣơng mà dạy nợ nần trăm hoa.
Có lẽ, con tim nàng đã có chút mến thương nên khi Phan sinh ốm, nàng sang thăm

nhưng thực ra không phải chỉ vì sư nhờ:
Vì sƣ vả cũng nể ngƣời,
Nàng theo Hƣơng đến phòng trai thăm chàng.
Mỗi cử chỉ, mỗi câu nói của nàng lúc này thật quý làm sao:
Nghiêng mình hé bức rèm sƣơng,
Chiều thanh khép nép, tiếng vàng khoan thai.
Trộm nghe sƣơng tuyết hơi hơi,
Thuốc thênh giãn mấy, cơm xơi thế nào?
Lạy trời xin mát mẻ nao,
Kẻo sƣ tuổi tác ra vào băn khoăn.
Không một lời nào sỗ sàng, lộ liễu nhưng chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ làm chàng Phan
nhẹ lòng. Đó cũng chính là động lực để chàng bước thêm một bước trong tình yêu của
mình. Đêm hôm ấy, chàng xuống phòng trai, cũng biết là liều nhưng tin chắc thế nào
cũng được. Khi vào được phòng thì đâu chỉ mình chàng mừng “khấp khởi”:
Cửa mây vừa hé then sƣơng,
Dƣới đèn lóng lánh mặt gƣơng Quảng hàn.
Lan mừng huệ, huệ mừng lan,
Ngọc lan khấp khởi, từ nhan ngập ngừng.
Cũng từ đây, bao nhiêu nỗi khổ, niềm thương, Kiều Liên kể hết cho Phan sinh và
dường như nàng đã xem chàng như một người bạn tri âm, tri kỉ. Nút thắt của câu chuyện
dần được tháo gỡ. Chuyện tình có vấp váp cũng chỉ bởi người trong cuộc chưa nhận ra
nhau. Khi biết được người trước mặt là người duyên xưa đã định thì cả hai “Mừng
nhau, lần kể sự lòng”, để rồi nồng đượm trong men say tình ái:
Ngày ngƣời đất Bụt, đêm ngƣời động tiên.
Phan Sinh và Kiều Liên đã đến với nhau bằng tình yêu, bằng tiếng nói của trái
tim mình vượt qua được sự khắc nghiệt của lễ giáo. Có thể nói, bức tường đầu tiên mà
họ phải vượt qua chính là quan niệm hôn nhân phong kiến, luân lý lễ giáo phong kiến.
Để giúp cho nhân vật vượt qua rào cản khắc nghiệt ấy, tác giả đã khéo léo thu xếp cho
hai người họ vốn có đính ước với nhau từ trước để cuộc tình duyên cuối cùng cũng nằm
trong vòng lễ giáo. Chính cái “tình cờ” đã là nên điều “bất ngờ” trong tình yêu. Hai

người vượt ra ngoài vòng cương tỏa để yêu nhau nhưng vẫn nằm trong khuôn phép.
Điều này quả thực là điểm sáng của tác phẩm. Như vậy, luân lý “cha mẹ đặt đâu con

5


ngồi đấy”... không bị phủ định bởi tình yêu đôi lứa tự do mà chỉ bị nới rộng ra thành
một cái khung hợp pháp hóa về hình thức.
2.3. Con ngƣời chung thủy trong tình yêu
Trong cuộc đời mỗi con người có thể trải qua nhiều mối tình, có những mối tình
đã qua vẫn còn vương chút dư âm, có những mối tình mãi mãi khắc cốt ghi tâm. Không
ít người hy vọng tìm kiếm cho mình một tình yêu chân thành, ấm áp nhưng cũng không
ít người chờ đợi sự thủy chung ở đối phương. Trước những sóng gió của cuộc đời, nhất
là trong xã hội phong kiến chứa đầy những ngang trái thì tình yêu đôi lứa cần hơn hết là
lòng chung thủy. Nếu như tác giả Phan Trần để cho Phan Sinh mạnh dạn và có phần hơi
phóng túng trong tình cảm thì Kiều Liên lại có thái độ ngược lại. Nàng vừa giữ được nét
e ấp, ngại ngùng vốn có của người phụ nữ, vừa giữ được sự tôn nghiêm, đứng đắn trước
những lời nói, hành động vượt quá giới hạn của Phan Sinh. Trong khuôn phép của xã
hội xưa, người phụ nữ luôn gắn liền với ba chữ “tòng” của đạo làm con, làm vợ, làm
mẹ. Đó cũng chính là trọn đạo làm người. Kiều Liên cũng không ngoại lệ. Điểu đáng
quý nhất ở nàng đó chính là lòng chung thủy, với mối tình “trỏ bụng đính hôn” thuở
xưa, dù cho bao khoảng cách ngăn trở và nàng chưa từng một lần gặp mặt đối phương.
Thế mới nói, thủy chung là điều đáng trân quý nhưng cũng khó bề thực hiện. Song, vẻ
đẹp của nàng Kiều Liên lại sáng ngời ở chính điều đó. Sau khi lạc mẹ, phải nương náu
cửa chùa, Kiều Liên chỉ nhớ thương mẹ và người tình đã được đính ước mà hoàn toàn
không nghĩ đến chuyện gì khác:
Nghĩ xa thôi lại nghĩ gần,
Chạnh niềm sẩy nhớ Châu - Trần nghĩa xƣa.
Dãi dầu kể mấy nắng mƣa,
Thề phai nguyền lạnh bây giờ biết đâu.

Quạt này hãy để cho nhau,
Phong phong mở mở tả sầu làm khuây.
Lần đầu tiên khi Phan Sinh ngỏ lời, nàng chỉ thấy trái tai trước những lời “đưa đẩy” và
đối sách của nàng chỉ có “làm thinh” rồi “lẩn bóng”:
Thẩn thơ trƣớc dãy hành lang,
Vin cành biếc, hái hoa vàng, làm thinh.
Được vãi Hương đưa lối dẫn đường và kể hết mối tình của Phan Sinh và nỗi đau khổ
của chàng cho nàng nghe, tuy có ái ngại cho chàng nhưng nàng vẫn một mực từ chối:
Kiếp tu đã nguyện bồ đề,
Lòng son bảy mối, tóc thề mƣời phƣơng.
Một đèn, một nến, một hƣơng,
Dám còn để mối tơ vƣơng bên lòng.
Trong xã hội xưa, nam nữ tự yêu nhau là điều cấm kị. Hơn nữa, Kiều Liên là
người đã có đính ước, lại đang nương náu cửa chùa thì càng khó để cho chuyện tình nảy
nở. Lúc này, mâu thuẫn giữa ý thức cá nhân và lễ giáo phong kiến đang dằn xé trong tân
can của Kiều Liên. Từ chối Phan Sinh chỉ vì nàng muốn giữ lời ước hẹn của hai họ
Phan Trần. Tuy nhiên, nàng không phải là người con gái vô tình, cũng không phải là
6


người chỉ biết câu nệ theo những hình thức lễ giáo phong kiến. Chính vì vậy, khi thấy
Phan sinh ốm, nàng nghe lời khuyên của vãi Hương đến thăm Phan sinh. Nàng muốn
dứt khoát từ chối chàng bằng cách cho chàng biết rõ tâm sự của mình, lòng sắt đá và chí
kiên quyết của phận nữ nhi:
Dù chàng ép trúc nài mai,
Tìm nơi giếng cạn thấy ngƣời hồng nhan.
Để ai ngọc nát hoa tàn,
Giải oan chàng phải lập đàn cho nhau.
Nàng đã gửi một thông điệp quyết liệt để giữ đạo lí đến Phan sinh. Nếu Phan
sinh mượn cái chết để được gặp nàng thì giờ đây nàng cũng mượn cái chết để đáp lại

nếu chàng vẫn “ép trúc nài mai”. Lòng chung thủy, dạ keo sơn đã giúp cho người con
gái yếu thể xác nhưng lại rất mạnh mẽ về tinh thần. Như vậy, có thể thấy, nếu xét về
chung thủy thì không thể thiếu tên của nàng Kiều Liên, mặc dù chỉ là chung thủy với lời
ước của cha mẹ. Cái chung thủy trong trường hợp này thực đáng ca ngợi. Người con gái
dành trọn tình yêu và cả tuổi xuân của mình cho một mối tình chỉ dựa trên ước hẹn
“trâm” - “quạt”. Diệu Thường vẫn kiên định nhân duyên trần tục giữa cuộc sống thoát
tục, vẫn giữ đạo “tam tòng” theo khuôn phép xã hội xưa. Có lẽ vì vậy mà Kiều Liên vẫn
đóng cửa then cài khi Phan Sinh tới thăm để trả ơn và khéo lựa lời cho chàng biết:
Xƣa nay đã gửi một bề,
Dù thƣơng cũng đội, trách thì cũng vâng.
Rút dây chẳng nể động rừng,
Làm chi để tiếng tiểu tăng thế cƣời!
Cho tới lúc này, nàng vẫn kiên quyết giữ mình, không tiếp Phan Sinh trong
phòng riêng giữa đêm hôm khuya vắng, để tránh miệng thế gian chê cười. Ta có thể
hiểu, nàng giữ mình là do đã “gửi một bề” vào chốn tu hành, mà cũng có thể nghĩ rằng,
nàng đã “gửi một bề” vào hai chữ “tòng phu”. Nàng đã sống trọn vẹn nghĩa tình, nguyện
một lòng gắn bó và dồn tất cả tâm tư để vun đắp cho hôn ước đã định. Sống giữa xã hội
thời phong kiến, người phụ nữ đã chịu biết bao áp bức, bất công nhưng vẻ đẹp thuần
khiết của họ vẫn lấp lánh, sáng ngời không thể bị vùi lấp.
3. Kết luận
Hiện lên trong truyện Phan Trần là hình ảnh những con người tốt bụng, thật thà,
những con người với tình cảm dạt dào và tâm hồn cao thượng. Những vẻ đẹp ấy đã để
lại những dấu ấn khó quên trong lòng người đọc bao thế hệ. Con ngƣời trong tình yêu
đôi lứa đã mang đến những cảm nhận chân thành, những rung cảm nhẹ nhàng và tinh tế
của tình yêu giữa chàng Phan và nàng Trần. Thể hiện thành công những hình ảnh ấy, tác
giả Phan Trần đã góp vào văn chương một tiếng nói sâu sắc, khẳng định vẻ đẹp của con
người thời đại, cũng như mở rộng thêm những biểu hiện mới trong quan niệm nghệ
thuật về con người trong văn học trung đại Việt Nam nói chung và thể loại truyện Nôm
nói riêng.


7


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường, (1995), Từ điển văn học Việt Nam, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
2. Trần Nghĩa (2009), Truyện Phan Trần, Nxb Văn học, Hà Nội.
3. Bùi Thức Phước (2015), Truyện Phan Trần, Thạch Sanh, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
4. Nguyễn Hữu Sơn (1998), Về con ngƣời các nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
5. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.

8


SỰ BIẾN CHUYỂN CỦA THIÊN NHIÊN BỐN MÙA TRONG THƠ HAIKU
(Huỳnh Thị Xuân Chi – Lớp Sƣ phạm Ngữ văn K37)
1. Đặt vấn đề
Nhâ ̣t Bản là mô ̣t quố c đảo đươ ̣c biế t đế n với tên go ̣i “Đấ t nước Mă ̣t trời mo ̣c” ,
với tà áo kimono duyên dáng , với hương thơm của rươ ̣u sake và đă ̣c biê ̣t là cánh hoa
anh đào mỏng manh tươ ̣ng trưng cho đấ t nước này . Đây còn là xứ sở dũng mãnh của
“truyền thống võ sĩ đạo” và “kiếm đạo”, của những môn phái võ thuật nổi tiếng như:
sumo, akido, karate, judo… Một xứ sở thâm trầm của Thiền đạo và Trà đạo gắn liền với
những bài thơ haiku ngắn đến mức tưởng chừng như không thể ngắn hơn được nữa
nhưng la ̣i có ý nghĩa sâu s ắc. Đối với thế giới, văn học và văn hóa Nhật Bản là hai
nguồn văn minh lớn.
Đối với mỗi xứ sở dân tộc, mỗi con người, thiên nhiên lúc nào cũng hiển hiện
ngay trước mắt nhưng nó lại được cảm nhận khác nhau ở mọi lúc mọi nơi. “Thiên
nhiên” còn tượng trưng cho văn hoá của từng dân tộc. Dân tộc Nhật quan niê ̣m thiên

nhiên mang ý nghĩa huyền bí sâu xa nên người Nhật có cảm thức riêng về thiên nhiên
của dân tộc mình. Họ tìm thấy từ thiên nhiên mọi cái đẹp, tình yêu và thơ ca. Thiên
nhiên là nơi để con người gửi hồn vào tha hồ ngụp lặn, cảm nhận được mọi vẻ đẹp nảy
sinh bao tình cảm và là linh hồn của thơ ca. Hai ku là thể thơ viế t về thiên nhiên và đời
số ng thường ngày . Người Nhâ ̣t yêu thiên nhiên , sùng bái tôn thờ thiên nhiên. Vì thế cả
nền văn học văn hóa Nhật Bản thấm đẫm thiên nhiên. Bất cứ cái gì của dân tộc Nhật
Bản đều có chứa một phần nào đó là thiên nhiên hay mang chất thiên nhiên kể cả con
người cũng thế từ xưa cho đến nay. Mô ̣t nét đă ̣c biê ̣t của thiên nhiên trong thơ Haiku là
thiên nhiên biế n đổ i theo bước chuyể n bố n mùa .
2. Nô ̣i dung
2.1. Bƣ́c tranh mùa xuân
Trong tiề m thức c ủa con người phương Đông , mùa xuân là mùa khởi đầu một
năm, tượng trưng cho sức sống, sự sinh sôi của muôn loài , cây cố i đâm chồ i nảy lô ̣c .
Dùng thơ ca diễn đạt cái đẹp của mùa xuân sao cho rung động cảm xúc, chạm vào lòng
người quả là không dễ. Vậy mà ở Nhật có thể thơ Haiku, được xem là loại thơ ngắn
nhất thế giới nhưng đề tài lại luôn hướng về thiên nhiên, đặc biệt là mùa xuân với
những cánh hoa anh đào. Ai cũng biế t , hoa anh đào không chỉ là biể u tươ ̣ng của mùa
xuân mà còn là biể u tươ ̣n g của đấ t nước mă ̣t trời mo ̣c . Trong thơ haiku, hoa anh đào là
quý ngữ chỉ mùa xuân, sứ giả của mùa xuân. Người Nhật tôn quý hoa anh đào, nâng lên
hàng quốc hoa. Hoa anh đào rơi khi đang độ tươi thắm, hoa biết chọn một cách chết
đẹp, tựa tinh thần võ sĩ đạo. Khi hoa anh đào nở là lúc mùa xuân dầ n trở nên ấ m áp .
Song, ở đây, Buson tả hoa xuân đang nở tràn, có thể hiểu là tất cả các loài hoa nở tưng
bừng, tràn trề sắc hương: Hoa xuân nở tràn – bên lầu du nữ – mua sắm đai lƣng
Ở đất nước Phú Sĩ, mùa xuân là mùa của lễ hội thưởng lãm hoa anh đào, thăm
viếng đền chùa, đi mua sắm… Đây là dịp cho các du nữ đi sắm các vật trang sức làm
đẹp, trong đó có cái đai lưng, một vật không thể thiếu bên ngoài bộ kimono truyền
9


thống. Những cái đai lưng của du nữ đã là tín hiệu mùa xuân. Những cô thiếu nữ đương

tuổi thanh xuân đi mua sắm càng làm tôn vẻ đẹp tươi, rộn ràng của mùa xuân. Một bức
tranh con người và thiên nhiên, cuộc sống hòa hợp càng tô điểm cho mùa xuân thêm
màu sắc rực rỡ và sức sống mãnh liệt.
Đến Basho (1644-1694), haiku đạt đến độ tuyệt hảo của nó. Suốt một đời, Basho
hành hương qua các vùng miền của đất nước, thâu tóm những cảnh đẹp của quê hương,
thức nhận đầy đủ hương sắc của bốn mùa. Bài “Xuân nhật” đã làm nên chấn động của
văn chương bằng bước nhảy bất ngờ của con ếch: Ao cũ – Con ếch nhảy vào – Vang
tiếng nƣớc xao.
Nhiều bài viết đã bình luận về câu, chữ của bài thơ kỳ bí này. Tiếng động của
nước do con ếch khuấy lên đã vang âm qua bao thời đại, bao xứ sở, cả đến bây giờ. Bài
thơ gợi cho ta nhớ đến tiếng ếch trong bài thơ “Sông Lấp” của Tú Xương. Với
bài “Nguyên Đán”, Basho viết: Ngày đầu năm – Tƣ duy về cô tịch – Chiều thu.
Bài thơ viết vào ngày đầu năm nhưng cái cô tịch của chiều thu đã xuất lộ. Người
ta cảm thấy ở Basho cái tĩnh mịch của vũ trụ mà với kinh nghiệm thiền quán mới có, đã
làm nên cái nhìn về lẽ sống, về cõi phúc, sự tan hòa giữa nỗi cô đơn của con người và
sự tịch liêu vời vợi của đất trời, thẳm sâu giữa ánh sáng và cát bụi, giữa mênh mông,
hùng vĩ của thiên nhiên và tâm hồn của một hành giả đi tìm chân lý.
Một khuôn mặt độc đáo khác, Kobayashi Issa (1763-1827), có một trái tim vĩ đại
đằng sau những dòng thơ của Issa. Một lần, ngỡ ngàng trước mùa xuân quê nhà, nơi
sinh ra ông, nhà thơ đã xúc động, viết: Lạ thay, lạ thay – Ngôi nhà thơ ấu ấy – Mùa
xuân sớm hay.
Issa đưa mùa xuân vào thế giới haiku với cái nhìn thơ dại, với những sự vật tầm
thường và bé mọn, gần gũi và khả ái, mặc dầu cuộc đời của ông có quá nhiều đau khổ.
Thiên nhiên vốn là đề tài quen thuộc của thơ ca phương Đông, Nhật Bản cũng
vậy. Mùa xuân đã làm nên nét riêng trong haiku, khiến bao đời nay, nhiều thế hệ đã tìm
đến đây, đọc lại những tâm tình, lễ nghi tôn giáo của tâm hồn xứ Phù Tang.
2.2. Bƣ́c tranh mùa ha ̣
Nói tới mùa hạ ta liên tưởng tới sức nóng của thời tiế t , tới những hình ảnh quen
thuô ̣c như Furin (chuông gió ), hanabi (pháo hoa), cảnh bình minh, nhưng có lẽ hình ảnh
đă ̣c trưn và đầ y đủ nhấ t của mô ̣t mùa hè đầ y nắ ng và gió , đó là hin

̀ h ảnh của mô ̣t loa ̣i
côn trùng (semi) hay còn go ̣i là ve sầ u . Đa số người Nhâ ̣t cho rằ ng, tiế ng kêu của loài ve
sầ u có thể làm cho mùa ha ̣ sinh đô ̣ng hơn , có sức lôi cuốn hơn , sông ve sầ u vẫn là biể u
tươ ̣ng của mô ̣t cuô ̣c đời ngắ n ngủi . Chúng kêu suốt thời gian nghỉ ngơi để mong có thể
giữ đươ ̣c khoảnh khắ c đe ̣p nhấ t trong cuô ̣c đời min
̀ h : Tiế ng ve mãi kêu – không hề để lộ
– cái chết cận kề (Basho).
Ở đây Basho không đi miêu tả chú ve mà dừng lại ở tiếng ve “mã i kêu”. Mô ̣t đă ̣c
tính của ve sầu là kêu râm ran , dường như là không nghỉ ngơi khi ha ̣ tới , tiế ng ve làm
cho mùa ha ̣ như náo nhiê ̣t hơn , bầ u trời căng tràn , mây xanh trong và nắ ng vàng trải
khắ p nơi nơi . Nhưng rồ i cũng chính tiế ng k êu đó báo hiê ̣u mô ̣t vòng đời mới cho chú ,
sau ha ̣ chú phải lô ̣t xác , điề u đó đồ ng nghiã với cái chế t . Nhưng chú không quan tâm
10


đến điều đó, điề u chú quan tâm là tác du ̣ng, ý nghĩa tiếng kêu của mình đối với đời sống
con người. Chú ve nhỏ bé nhưng cũng có tâm hồn , cũng suy nghĩ tới giá trị sống như
con người vâ ̣y.
Miura Chora diễn tả mùa hạ đang reo trên muôn ngàn nhánh cây, với lá xanh
thắm sáng rực trong nắng vàng : Vàng phai – cùng với ngàn xanh/nghe ngày tháng cũ
theo quanh nẻo về.
Mùa hạ về với mẫu đơn, diên vĩ, hoa kì, hoa sen với tiếng chim cu hát vang giữa
trưa hè oi ả. Là cơn mưa đầu mùa dữ dội khiến con người ngỡ ngàng , tưởng như xóa đi
tấ t cả nhưng không thể xóa đi cái đe ̣p : Mƣa mùa hạ –Xóa đi tất cả – Ngoài chiếc cầu
Seta (Basho)
“Cầ u Seta” là mô ̣t trong tám thắ ng cảnh của hồ Ômi . Đó là mô ̣t thắ ng cảnh mà
bấ t cứ người Nhâ ̣t nào cũng biế t , nó đẹp và dài vươn mình qua hồ Ômi . Chính vì vậy
mà mưa lớn cỡ nào cũng không phủ mờ đươ ̣c nó , cái đẹp vẫn luôn tồn tại.
Mùa hạ nắng cháy da cháy thịt nhưng đêm hạ mà có trăng thì tuyệt đẹp . Dù đêm
có ngắn ngủi , sông có ca ̣n thì vầ ng trăng vẫn đe ̣p trong lòng thi nhân . Đó còn là h ình

ảnh con nước mùa hạ cạn khô vì thời tiết mùa hạ quá khắc nghiệt : Con nƣớc mùa hạ –
Cây cầ u bỏ không – Ngƣ̣a lội qua sông (Shiki).
Như vâ ̣y bức tranh mùa ha ̣ trong thơ haiku đươ ̣c các nhà thơ vẽ nên với nhiề u
biể u tươ ̣ng, nhiề u màu sắ c . Đó có thể là tiế ng ve kêu mùa hè , là vầng trăng sáng đêm
hạ, là con nước khô cạn , cung có thể là cơn mưa đầ u mùa trắ ng xóa ,… Mùa ha ̣ là mùa
nóng nhất trong năm , với người dân Nhâ ̣t Bản , mùa hạ mang lại cho họ một bức tranh
thiên nhiên đầ y nắ ng và gió .
2.3. Bƣ́c tranh mùa thu
Trong mô ̣t dàn nha ̣c , nế u mùa xuân là mang đế n tiế ng nha ̣c tươi vui , mùa hạ
mang đế n cung đàn réo rắ t , thì mùa thu lại mang đến những tiếng nhạc trong trẻo nh ất.
Thơ Haiku mùa thu mang nhiều sắc thái thẩm mỹ khác nhau, giao thoa hòa quyện lẫn
nhau để làm nên hương sắc và phong vị khó miêu tả, khó phân tích, chỉ có thể cảm nhận
bằng sự vi diệu của tâm linh, sự tinh tế của tâm hồn, sự mẫn cảm của trực giác mà thôi.
Trong đó bi cảm (tiềng Nhật là aware) là cảm thức bao trùm, là cái chất thu đẹp, buồn
và quyến rũ, ngàn năm lay động hồn người dù chỉ bằng một chút men thu.
Lá phong đỏ, hoa cúc vàng, và triêu nhan tím là ba hình ảnh hoa thơ đẹp nhất và
đặc trưng cho sắc thu, hương thu, vị thu trong thơ Haiku. Mùa thu là mùa của lễ
hội ngắm lá vàng rơi. Phủ dần đường xưa lối cũ là sắc đỏ sang mùa của ngàn vạn lá
phong. Đẹp đến mức Shiki phải thốt lên: Đẹp lạ lùng –ai mà không ghen tị - lá đỏ rời
cành phong .
Cũng như hoa anh đào, đẹp từ lấm tấm nụ dến bạt ngàn hoa, đẹp cả lúc lả
tả trong mưa bụi gió xuân, rơi xuống làm hồ Biwa gợn sóng, lá phong đẹp rợn ngợp trên
cành cây cao và kiêu hảnh gieo mình về với cội rễ già, chôn mình bằng xác lá khô héo
úa vàng.

11


Thiên nhiên hình như cũng biết tình tứ hẹn hò. Nhớ lời ước hẹn sang thu, hoa cúc
rủ nhau về nở rộ: Mong manh mong manh –một nhành hoa cúc – vừa đơm nụ vàng

(Basho).
Bông hoa cúc Nhật ấy cũng như đóa sen trong ca dao Việt vậy. Và đến khi thu
vàng sắp từ biệt, những đóa cúc muộn màng cuối mùa cũng ra đi, vạn vật hầu như chỉ
còn là hư không trống vắng, như có một cái gì đó vừa trôi qua tầm tay ta: Hoa cúc hết
mùa – ngoài cây củ cải – còn lại gì đâu (Basho).
Mùa thu còn quyến rũ lòng người bằng sắc triệu nhan (asagao) xanh tím. Thiền
Ni Chiyo không để lại nhiều thơ, nhưng vẫn đủ sức tạo hương gây mùi nhớ cho đời, mà
đẹp nhất là bài thơ về bông hoa triê ̣u nhan biêng biếc bên thành giếng một sớm tinh mơ:
A! Asagao! – dây gầu vƣơng hoa bên giếng – đành xin nƣớc nhà bên.
Bài thơ đẹp cách tạo hình ảnh vừa tương phản lại vừa tương hợp giữa dãy hoa
dây gầu, còn đẹp hơn bởi cách tạo yếu tố bất ngờ trùng điệp tăng cấp qua cả ba câu thơ
bé nhỏ. Bài thơ còn sâu sắc ở chỗ đã gửi gắm kín đáo dưới chữ nghĩa ít ỏi kia một nét
đẹp lấp lánh của tâm hồn Nhật Bản. Đó là sự tinh tế và nhạy cảm trước cái đẹp của cuộc
sống và hơn thế nữa là thái độ và nghĩa cử biết nâng niu, trân trong gìn giữ cái
đẹp trong đời .
Hình hài của mùa thu không chỉ hiển hiện ra trong màu sắc, mà thu chỉ thật
sự hiện hữu, thật sự được cảm nhận từ những làn hương: Ở Yamankta – không cần ngắt
hoa cúc bỏ vào – mà nƣớc suối vẫn thơm (Basho).
Đi giữa trời thu, con người hòa vào vũ trụ một cách như nhiên nhất, vì ta chính là
một phần của bản thể vũ trụ mà. Vì vậy, ta có thể cảm nhận một cách tinh tế nhất cái
cuộc sống huyền diệu này. Cái đẹp của vạn vật vào thu không chỉ tồn tại như một hằng
thường khách quan mà vô thường trong cảm nhận chủ quan của chính con người. Trực
giác bao giờ cũng sắc bén khiến những câu thơ thu bé nhỏ kia đẹp và thực đến khó tin.
Gió thu và sương thu là những quý ngữ quen thuộc trong những khúc ca thu bé
nhỏ này. Gió cũng là ngôn ngữ riêng của thu, lời của thu cũng là lời của gió. Đi qua
những ngày hạ nóng nực, những làn thu phong đã đem lại cho vạn vật một cảm giác mát
mẻ dễ chịu những ngày đầu thu: Không khí mát mẻ mùa thu – bàn tay gọt vỏ - dƣa gang
và cà tím (Basho).
Và trong làn gió thu nhẹ thoảng, những chiếc lá chao mình rơi rụng, đùa giỡn
cùng gió mùa thu tinh nghịch: Một chiếc lá rơi – chiếc khác – gió đoạt (Issa).

Mùa thu bao giờ cũng đem lại cho con người cảm giác buồn hơn vui. Bởi vì mùa
thu đẹp quá! Cái đẹp trong tâm thức, trong cảm thức người Nhật bao giờ cũng gắn liền
với cái buồn xao xuyến, cái hoài niệm, cái tiếc nuối và sự dùng dằng, ngập ngừng như
níu kéo để còn được khát khao, được mong đợi dù biết rằng thu đã sang mùa. Bức tranh
thiên nhiên vào thu đươ ̣c các cây đa ̣i thu ̣ diễn tả mô ̣t cách đầ y màu sắ c và hương vi ̣
thông qua các quý ngữ . Không dùng trực tiế p “mùa th u” nhưng vẫn gơ ̣i cho người đo ̣c
cảm nhận được mùa thu đang hiện hữu trong những trang thơ Haiku đầy màu sắc và
hương vi.̣

12


2.4. Bƣ́c tranh mùa đông
Mỗi mùa ở Nhâ ̣t Bản có mô ̣t đă ̣c trưng riêng , mùa đông bao phủ bởi một gam
màu trắng tinh khiế t của tuyế t . Đất trời chuyển lạnh, đố i nghich
̣ với cái oi ả của ngày ha ̣
sang. Tâm hồ n Basho không bỏ lỡ cơ hô ̣i để đă ̣t nét bút chấ m phá lên bầ u trời
: Mùa
đông vò võ – thế gian một màu – và âm thanh gió.
Đông sang, mọi vật từ cành cây, đường phố , nhà cửa,… đề u trở thành nét vẽ trên
nề n trời tuyế t trắ ng . Tuyế t tràn ngâ ̣p khắ p nơi ,… gơ ̣i lên cho con người cảm giác la ̣nh
lẽo nhưng cũng đem lại cảm nhận của sự thuần khiết , tinh khôi. Người Nhâ ̣t mong chờ
đông tới, mong chờ những bông tuyế t rơi rơi , tràn ngập khắp nơi để có thể đùa nghịch
cùng tuyết trắng . Và cũng chính trong cái tiết trời lạnh giá đó thì con người mới cảm
nhâ ̣n hế t đươ ̣c sự ấ m áp .
Mùa đông lạnh lẽo lại về mang theo tuyết rơi trắng xóa : Tuyế t mƣời bộ cao – Nơi
cuố i cùng tôi số ng – Trong cuộc đời này sao? (Issa)
3. Kế t luâ ̣n
Nhật Bản là đất nước của ngàn thơ, vì trước hết đó là đất nước của ngàn hoa.
Hoa lá một trong những hiện thân trọn vẹn và rực rỡ nhất của cái đẹp trên đời. Hình như

tạo hóa có phần thiên vị Phù Tang quần đảo, và hình như người Nhật cũng đã cảm nhận
được cái ân tình của tạo hóa nên thầm lặng nói lời tạ ơn bằng cách sống đẹp như hoa,
trồng hoa trên khắp mọi miền đất nước, thưởng hoa suốt bốn mùa xuân hạ thu đông. Tất
cả những người Nhật tài hoa chạm tay vào đều biến thành hoa của cuộc sống. Thơ
Haiku mùa nào cũng có quý ngữ là những loài hoa đẹp… Mỗi mùa sẽ có mô ̣t sắ c hoa
đă ̣c trưng, biể u tươ ̣ng cho mùa ấ y . Cả thiên nhiên của đất nước Nhật Bản xinh đẹp đã
đươ ̣c các nhà thơ đưa vào trong những tranng thơ Haiku mô ̣t cách tro ̣n ve ̣n và đầ y đủ
nhấ t.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhật Chiêu (1995), Nhật Bản trong chiếc gƣơng soi, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Nhật Chiêu (2007), Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Lê Từ Hiển - Lưu Đức Trung (2007), Hai–kƣ - Hoa thời gian, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.

13


TỪ “VỌNG NGUYỆT TƢ HƢƠNG” ĐẾN “VĂN ĐỊCH TƢ HƢƠNG”
TRONG THƠ LÝ BẠCH
(Hàng Công Hải – Lớp Sƣ phạm Ngữ văn K38)
1. Đặt vấn đề
Thi Tiên Lý Bạch – không chỉ là một cánh bằng kiêu sa trong trí tưởng tượng của
mình mà cũng đồng thời là một con ưng đã từng sải cánh che khắp bầu trời Đường thi,
làm rung động vạn triệu bạn đọc không chỉ bằng một nghệ thuật thi pháp tài hoa sắc
sảo, có sự kế thừa của mạch nguồn truyền thống qua những “bất kiến sư” như Kinh thi,
Khuất Nguyên và kết hợp với sự sáng tạo tài năng riêng biệt.
Một hiệp khách từ niên thiếu đã chống kiếm viễn du, đó đây khắp mọi miền đất
nước, không một danh thắng nào không từng đặt chân đến. Để làm một cuộc viễn hành
thì thi nhân cũng tự sắp xếp hành lí cho riêng mình. Đó là một thanh kiếm du hiệp, một
ngòi bút để tình thơ trang trải khắp đất trời và duy mỗi một trái tim nặng ấm những kỉ

niệm chân thành đầy lưu luyến. Lý tiên sinh đi đến đâu cũng ôm riêng vào mình một
bóng hình cố hương. Ẩn bên trong một cánh chim dũng mãnh đương sải cánh tung bay
vào vũ trụ là một cõi lòng nặng nhớ quê nhà. Ai cũng vậy, nam nhi chí tại bốn phương,
không thể sống bó mình nơi mấy dặm ấu thơ mà phải dứt áo ra đi. Ra đi vì nghiệp cả, ra
đi để giải phóng tầm nhìn, ra đi để biết trời cao đất rộng,… Thế nhưng tựu trung lại, ra
đi vẫn là để trở về. Có thể trên bước hành hương vạn dặm xa xôi ta không thể quay lại
tìm nơi cảnh xưa, người cũ, thân xác ta không thể trở về nhưng hãy để điệu hồn ta trở
về trong thương nhớ. Hãy để sóng gió của cuộc đời thổi tắt đi một vài ngọn đuốc cầu
tìm danh lợi, phú quý nhưng đừng để nó phũ phàng thổi tắt đi ánh lửa “cố hương” đang
rừng rực trong tim. Vì lẽ đó mà những đề tài về cố hương bao giờ cũng dễ dàng chiếm
được hồn bạn đọc nhiều nhất và để lại nhiều suy tư nhất cho lòng người để đi tìm một
sự thanh thản trôi qua xoa dịu những nhọc nhằn tất tả trên đường đời. Lý tiên sinh đã
từng làm không biết bao kẻ tha phương xứ người phải đớn dạ ưu tư về một niềm tâm sự.
Vần thơ ông như một bó đuốc đốt rực hơn nữa những ngọn lửa “cố hương” đang âm ỉ
cháy sâu trong con tim họ. Hai tiếng quê mùa thân thương ấy dần sáng lên soi đường
cho những cuộc vạn lí hành chinh.
2. Vọng nguyệt tƣ hƣơng
Cõi trần tựa như trăng là của riêng Lý Bạch, Lý Bạch là bạn tri kỉ nhất của trăng.
Có lẽ vì cái duy nhất ấy mà Lý Bạch công nhiên treo vừng trăng ấy sừng sững, hiên
ngang trong hồn thơ mình: “Trường lưu nhất phiến nguyệt/Quải tại Đông Khê tùng.”
như ông đã từng treo một thác núi Lư dưới sự ngưỡng vọng mà bất cập của hậu thế:
“Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.” Trăng vẫn thường soi sáng người vuốt râu tĩnh tứ
trong màn đêm. Và vầng trăng trong thơ ấy là của riêng Lý Bạch, là một vừng trăng
chảy khắp những Lạc Thành, Trường Sa, Hoàng Hạc Lâu,… về với Nga Mi phong
nhưng kì lạ thay cũng vừng trăng ấy lại đưa biết bao những người đọc chảy về với
những vừng trăng cố hương tự tim mình. Vừng trăng ấy cũng như thi pháp ấy- chỉ gợi
mà không tả, gợi rất đơn sơ mà chân thật nên dễ có được cái bắt tay đồng điệu trong
14



hồn bạn đọc. Vì lẽ ấy mà motif “vọng nguyệt tư hương” trở thành tiêu biểu cho thơ Lý
Bạch, cũng motif đó đã tạo nên tâm thế cho bạn đọc tiếp cận thơ ông như một điệu đàn
du âm để truy cầu đến những cung thanh đồng điệu trong mỗi một trái tim riêng biệt.
Ánh trăng ấy đã từng lờ mờ hư ảo, ẩn hiện thấp thoáng giữa hai mươi chữ trong
một bài ngũ ngôn tuyệt cú: “Bạch phát tam thiên trượng/Ly sầu tự cá trường/Bất tri
minh kính lý/Hà xứ đắc thu sương.” Hai mươi chữ tròn không một từ “nguyệt” nào
được nhắc đến, ấy vậy mà ánh sáng của nó như tỏa dịu khắp tình thơ. Hai câu đầu là gợi
lên một chút niềm sầu tư, nỗi sầu tư nơi bến phố mùa thu miên man chảy dài theo ba
ngàn trượng dòng lưu thủy. Nhìn nước nhưng không thấy nước, trông mạch chảy vô tận
mà truy tìm thấy một dòng lưu chuyển tương đồng từ trái tim- đó là một chút niềm
vương vấn- cái sầu ly khách đã nhắc đến ở câu thứ hai. Tác giả khơi sầu đầu tiên, gợi
trong một trường liên tưởng rất độc đáo, rất “trích tiên”- nỗi sầu theo dòng nước chảy
suốt ba ngàn trượng về. Vậy là chứng minh được nỗi lòng cố hương là thường nhật
trong trái tim thi sĩ. Tạm gác lại những chuyến du hành khoái tận dưới bóng kim ô là
tiếng lòng tha thiết sầu ai mỗi phen thấp thoáng ác tà. Vậy trăng ở đây tiếp kiến với sầu
như một liều thuốc dẫn cho bệnh nhân. Trong màn gương sáng lại không biết được nơi
nào cũng nhuốm đầy sương. Sương và trăng trong đêm thật khó phân biệt. Lý Ích từng
nhìn ra ngoại cảnh rồi cũng thở than rằng: “Thụ Hàng thành ngoại nguyệt như sương.”
Và Lý Bạch trông sương ngỡ trăng, nhìn trăng tưởng sương cũng không ít lần.
Cái mơ hồ “bất tri” chính là ở sương và trăng ấy được thể hiện qua sự nghịch biệt giữa
hai từ “minh kính” và ghép đảo bốn chữ cuối bài “sương lý trường trượng” tức dặm dài
trong sương. Khó mà phân tách cho ra đâu là sương, đâu là trăng giữa nền trời Lý Bạch
cũng giống như cả hai cùng tan chảy, thấm hòa vào từng câu chữ. Đó là sự thách thức
người đọc, nhưng không phải thách thức chúng ta phân tách rách ròi đơn chất giữa
sương và trăng ấy mà là thách thức chúng ta có thể phủ đầy lớp sương trăng ấy trong
chính hồn chúng ta như thi sĩ. Khúc hát bến thu (Thu phố ca) ấy là tiếng lòng trông
nước nhớ nhà, khởi đầu bằng sầu chảy từ nước đến lòng, tiếp diễn giữa ánh trăng và kết
thúc trong màn sương thu. Nước- trăng- sương, cũng đều là một màu trắng lạnh lùngmột chữ “Bạch” khởi đầu để đi đến một chữ “sương” chấm hết cùng hòa điệu toát nên
một sắc lạnh hắt hiu phủ khắp bài thơ. Cảnh là đêm nhưng sắc trắng nổi trôi bồng bềnh
trong từng câu chữ, ý tứ. Cái độc đáo này khiến người đọc không ngừng suy ngẫm.

Trăng tuy sáng nhưng chưa đủ tròn vẹn, sương tuy lạnh mà chưa đủ tái tê, sầu tuy dài
mà vẫn chửa thâm tâm. Muốn cho trăng tròn, sương lạnh, sầu lấp thì ai trong chúng ta
cũng đều làm được vì ai cũng có một ánh trăng của riêng mình, một đêm sương thao
thức cô liêu và một nỗi sầu thẳm sâu trong tim. Cái trống trải của bài thơ không ai
không lấp đầy vào được nhưng còn việc phải lấp nó như thế nào cho trăng vẹn bóng
hình, cho sương lạnh tái tê, cho sầu trào ngập tứ là tùy ở mỗi người vì mỗi ánh trăng,
vừng sương, sầu nhớ trong mỗi chúng ta là khác nhau. Vì lẽ đó cái dư vị này của Đường
thi vô hình trung đã kích thích người đọc đồng sáng tạo. Tựu trung lại ánh trăng của Lý
Bạch dần mở ra thắp sáng vào từng vầng trăng bạn đọc… Để rồi kết đọng lại trong một
“Tĩnh dạ tư” đã đắm say, ngây ngất lòng người. Đây là bài thơ tiêu biểu nhất cho motif
15


“vọng nguyệt tư hương” của thi nhân. Vẫn là sự mơ hồ bất phân định giữa trăng và
sương khởi điểm từ hai câu thơ đầu: “Sàng tiền minh nguyệt quang/ Nghi thị địa thượng
sương.”
Rất nhiều ý kiến xoay quanh hai câu thơ này để bàn về trạng thái tâm thức của
Lý Bạch là thức hay mơ, là say hay tỉnh. Nếu nói tác giả đang ngủ say thì vô hình trung
đã giết đi nguyên cả một câu thơ đầu. Vì lẽ đã ngủ say thì há có khả năng định vị “sàng
tiền” và nhận thức “minh nguyệt quang” một cách rõ ràng như thế. Nếu nói thi sĩ đang
chông chênh giữa đôi bờ hư thực, nửa tỉnh nửa say nghe có vẻ rất thơ mộng, rất Lý
Bạch nhưng bản thân ý kiến đó đã có nhiều trái ngược từ chính hai câu mở đầu này.
Trước hết là sự nhầm lẫn giữa sương và trăng là phổ biến và cũng rất khó để phân định
được. Lý Ích rất tỉnh táo nhìn ra ngoài thành Thụ Hàng mà để lại hai câu thơ với hai
hình ảnh so sánh rất hữu lí: “Hồi Nhạc phong tiền sa tự tuyết/Thụ Hàng thành ngoại
nguyệt như sương.” Và thậm chí Lí Bạch trong bài “Thu phố ca” đã nhắc đến bên trên
cũng đã lí giải được điều đó. Vậy cái tỉnh táo mà nhầm lẫn sương trăng đôi bờ không
chỉ ở duy mỗi Lí Ích mà còn là sự tương đồng với Lí Bạch. Cho nên dựa vào chữ “nghi”
mà nói tác giả không tỉnh táo là chưa đủ căn cứ, có phần quán tính tâm lí. Thứ hai, ngay
câu thơ đầu bài là một sự tư duy giác quan tri nhận rất cụ thể, khả năng định vị và tri

giác nhận thức rất chuẩn xác, không thể nào trong mơ màng mà thốt lên thành câu thơ
đầu tiên khai mở được. Nếu chữ “nghi” được đặt ở đầu bài thì sự hồ nghi, bâng quơ mở
ra trạng thái mơ màng say tỉnh của con người thì sẽ rất đỗi hợp lí. Nhưng đáng tiếc ở bài
thơ cái cụ thể nhất đã mở đầu, cái nghi hoặc không còn quan trọng để lí giải trạng thái
thi sĩ là say hay thức mà đã hàm ẩn một dụng ý khác. Thơ Đường thường khiến người ta
rơi lạc vào một thế giới đầy những nghịch lí, nói cách khác bản thân một bài thơ đã hòa
điệu tất cả những mặt phi lí, đối cực thành một chỉnh thể thống nhất. Khách thể và chủ
thể, cảnh và tình, hữu hạn và vô biên, nhất thời và vĩnh viễn,say và tỉnh, âm và
dương,… tất cả đều có thể nhất thống vào nhau làm nên một sắc vị riêng của thể thơ
này. Trăng và sương cũng vậy, hai vật thể riêng biệt nhưng khi hòa lẫn vào nhau thì khó
mà phân tách được. Đêm tự nhiên sẽ có sương về che phủ, lúc trời không mây thì trăng
cũng sẽ tìm đến nhân gian, cả hai vật thể cùng mang một màu trăng trắng nhàn nhạt hòa
vào nhau trong cùng một cái lạnh lẽo giữa đêm trường vẫn thường khơi gợi nên biết bao
những nỗi sầu bên trong. Cho nên ở đây vấn đề chính là cái nhìn về thiên nhiên, sự hòa
hợp nhất thể nan phân giữa trăng và sương cũng như lòng “tư hương” và chính bản thể
thi nhân cũng quyện hòa làm một không thể phân tách. “Tư hương” chính là thi sĩ mà
thi sĩ cũng chính là “tư hương” đấy thôi. Tỉnh mà vẫn “nghi” chính là sự day dứt, trằn
trọc sâu thẳm trong lòng mình trước thiên nhiên và trước chính mình. Hơn thế nữa nếu
đặt thi nhân trong trạng thái tỉnh thì có phần hay hơn. Một hiệp khách hành chinh mang
trong mình lý tưởng tung bay nhưng không hề dứt bỏ quá khứ, vẫn ôm mãi nỗi niềm
thương nhớ quê cũ vào mình. “Tĩnh dạ” chính là thời gian lí tưởng của loại tâm trạng
này, chỉ cần đêm về và sự yên tĩnh lên ngôi để con người ta rơi vào kí ức dễ dàng hơn.
Cho nên Lý Bạch vẫn không sao ngủ được, vẫn đang mang nỗi ưu hoài và ưu hoài gì thì

16


chính đã được làm sáng tỏ ở hai câu sau: “Cử đầu vọng minh nguyệt/ Đê đầu tư cố
hương.”
“Minh nguyệt” lại được nhắc đến, trăng sáng càng lúc càng soi sáng hơn nữa. cái

“cử đầu” là để vọng nguyệt mà vọng nguyệt thì lại “tư hương”, “tư hương” thì dĩ nhiên
không thể ngửa mặt mà nhớ, buộc tiếp diễn một động từ “đê” cuối cùng. Chạy theo
mạch tâm trạng là năm động từ rải khắp bốn câu thơ, từ “nghi”, “cử”, “vọng”, “đê” và
kết lại bằng một từ “tư”, đó là sự tiếp biến từ cái mơ hồ đến cái chân thật, từ dòng ưu
niệm bâng quơ đến một dòng tâm sự cụ thể trong thi nhân. Sương và trăng, trăng rồi
sương cứ quyện lẫn vào nhau trong ba câu thơ đầu để rồi đi đến một quy luật motif nội
tại của nó là chảy về một “cố hương”. “Cố hương” đã khép lại bốn câu thơ, khép lại
năm động từ mà cũng đồng thời tự thân nó mở ra một cánh cổng khác. Nhớ nhà mà cứ
mãi mượn đường đi từ trăng đến sương, từ sương về trăng, đi mãi cũng phải đến “cố
hương”. Nhưng âm hưởng “cố hương” vừa vang lên đã tuyệt cú, đoạn thi và thật chất
chính là lòng tác giả đã bị sầu đoạn, không thể cất lời được nữa. Không nói tiếp chính là
hai chữ “cố hương” ấy không thể nào nói cho hết được và cũng không có một ngôn từ
nào có thể giãi bày cho xuôi. Vậy là vô hình trung “cố hương” ấy đã để lại một khoảng
trống cuối bài thơ, mở ra một khoảng trống vắng lạnh lùng hơn nữa trong trái tim tác
giả và kết lại vẫn để lại một chút “huyền ngoại chi âm” cho người đọc tự mình lấp đầy
như một “Thu phố ca”.
Cho nên ánh trăng của Lí Bạch vượt lên ánh trăng của nhất thời mà hóa thành
vĩnh viễn. “Thu phố ca”, “Tĩnh dạ tư” hay bất cứ một bài thơ nào khác cũng vậy. Đó là
một motif hay trong văn học, một khúc tâm tư cá thể mà dễ dàng du nhập, hòa điệu vào
những cái ta chung khác. Bất cứ ai cũng có một ánh trăng, một cố hương của riêng
mình. Trăng là nhất thời, cố hương là vĩnh viễn. Nhưng cái vĩnh viễn của cố hương thì
cũng hòa nhập vào trăng mà vĩnh viễn hóa cái nhất thời kia. Vậy là giữa trăng và cố
hương vẫn biện chứng trong mối tương quan với nhau. Sống cũng vậy, sống cho cái
nhất thời nhưng phải đưa được nó về thành vĩnh viễn; nghĩ đến vĩnh viễn, miên man mà
cũng không quên nâng niu, trân trọng cái nhất thời. Nhờ vậy mà motif “vọng nguyệt tư
hương” cứ sống mãi trong thơ Lý Bạch nói riêng và khúc hát Đường thi nói chung làm
nên một âm vang sống động giữa trần đời, lay chuyển muôn vạn những lòng ly khách
chinh nhân, chảy tan từ một trái tim đến vạn ngàn những trái tim kết hoa thơm mật ngọt
thành những quả chín bồi mát cho tình nhân loại.
3. Văn địch tƣ hƣơng

Thơ ca- hội họa- âm nhạc có một lực kết dính nội tại ẩn sâu bên trong mà không
phải bất kì ai cũng có thể thấy được. Một bức tranh thâm thúy nhất không đơn giản chỉ
là một bức tranh biết phối hợp sắc màu, kết tạo đường nét, không chỉ hiện lên cái đơn sơ
mà trầm mặc của thủy mặc, vẻ tươi tắn từng của nét đan thanh mà hơn cả phải ẩn tàng
được tình thơ. Nói cách khác, bức tranh ấy phải phải khiến người xem thấy cả một bài
thơ thì mới xứng danh kiệt tác. Ngược lại một bài thơ ngâm nga cũng phải làm người
đọc thấy được một bức sơn thủy hữu tình,… Giữa thơ ca và hội họa, mối quan hệ của

17


chúng dễ thấy nhất trong thơ và tranh Vương Duy, thơ haiku của Nhật Bản, tranh Haiga
của Buson,…
Đối với âm nhạc, thì quan hệ giữa nó với thơ ca cũng hết sức tương đồng. Đều là
những đứa con tinh thần được thai nghén trong những trái tim nghệ sĩ. Nên không phải
hiển nhiên mà Bạch Cư Dị trong lúc biếm trích lưu đày nghe khúc hát người kĩ nữ mà
nhói dạ làm nên một “Tỳ bà hành” để rồi tìm được một hằng số chung giữa khách tài tử
và người kĩ nữ là: “Cùng một lứa bên trời lận đận/Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau.” Đó
không chỉ đơn thuần là một lứa thân phận mà còn bởi một chất nghệ sĩ như nhau. Người
kĩ nữ cất lên tiếng đàn câu hát mà giãi phân tiếng lòng, đứt từng đoạn ruột, khách tao
nhân thì chất chứa nỗi niềm riêng vào trong từ điệu ca hành. Suy cho cùng thơ vẫn đọng
chất nhạc và nhạc khúc câu từ vốn dĩ đã được chắt lọc khác chi thơ?
Thơ Lý Bạch nào chỉ có motif “vọng nguyệt tư hương” như người thường nhắc
đến hoặc có lẽ tiếng sáo đi vào thơ ca khó bắt gặp được tiếng nói tương cầu của bạn đọc
ít quan tâm đến âm luật nên người ta vẫn thường chú ý đến vừng trăng mà vô tình bỏ
quên đi tiếng sáo vẫn đang vi vu theo gió trong từng tiếng thơ của Thi tiên. Và rồi trong
những đêm lạc mắt khỏi ánh trăng, Lý Bạch không phải bỏ quên đi trăng mà tại bởi hồn
đang mẩn mê vơ vẩn trong tiếng sáo vọng đưa. Nghe sáo rồi vẫn nhớ đến cố hương và
rồi tự nhiên xuất hiện thêm một motif độc đáo nữa là “văn địch tư hương”.
Lầu Hoàng Hạc - công trình nghệ thuật được dựng xây bởi bàn tay của tạo hóa

qua những gió mây, bãi bồi nơi đây kết hợp với kiến trúc nghệ thuật kì công của con
người đã trở thành nơi dừng chân, gặp gỡ của không ít thi khách, bằng hữu trong những
chuyến tiễn đưa hay tương hội. Cũng tại đây mà Thôi Hiệu vịnh cảnh si tình khiến Lý
trích tiên gác bút chịu thôi nhưng cũng chính nơi đây, tiếng sáo sầu vang vọng đã khiến
Lý Bạch không khỏi xiêu lòng mà ngẫm đến kiếp hành chinh qua một bài thơ khá nổi
tiếng- “Dữ Sử lang trung ẩm thính Hoàng Hạc lâu thượng xuy địch”. Có thể thấy giống
với tính chất của motif “vọng nguyệt tư hương” ở chỗ không phải tự nhiên nhìn mà nhớ,
nghe mà buồn mà là bởi nỗi lòng “cố hương” ấy đã thường trực trong lòng tác giả:
“Nhất vi thiên khách khứ Trường Sa/ Tây vọng Trường An bất kiến gia.”
Kể từ ngày phải rời chốn kinh kì để đi đến đất Trường Sa thì không lúc nào thi
nhân khỏi ngóng trông vườn xưa nhà cũ. “Tây vọng” ấy như một cái ngoảnh đầu lúc ra
đi và một niềm ngơ ngẩn thất thần dõi mãi hướng ác tà để chất chứa một niềm riêng cay
đắng. Nhìn tức là nhớ qua đôi mắt, nhưng nhìn được mà không thấy được thì đó lại như
một đợt sóng dữ dội đương cuộn trào dằn xé tâm can. Nhưng nghịch dị thay là tâm lí
con người, nhìn không thấy nhưng vẫn cứ hướng dõi theo, đưa tầm mắt xa xăm đến tận
chân trời mênh mang, vĩnh viễn. Và quy luật nhìn không thấy thì càng nhớ cứ tái đi tái
lại, làm thành một điệp khúc bất tận trong lòng người. Ba chữ “bất kiến gia” như một
tiếng thở dài ngao ngán cuối câu hai. Nó kết lại dòng tự sự chủ đạo ở hai câu đầu và bắt
đầu mở ra một dòng cảm xúc mới ở hai câu sau:“Hoàng Hạc lâu trung văn ngọc địc
h/Giang thành ngũ nguyệt Lạc Mai Hoa.” Quay về với thời gian tâm trạng thường cố
hữu ngự trị trong trái tim thi nhân - đó là lúc đêm về. Giữa cái vẳng vẻ, yên ả trong chút
lạnh lùng lãng đãng sương đêm, một tiếng sáo vọng đưa chẳng biết tự phương nào đã
18


làm Lý Bạch giật mình thảng thốt: “Thùy gia ngọc địch ám phi thanh/ Tán nhập xuân
phong mãn Lạc Thành.”
Tiếng sáo ấy không đến trong đơn điệu mà bay lạc vào trong gió, gió chất chứa
điệu hồn kẻ thổi mà bay tan ra khắp cả không gian, miên trường giữa dòng chảy thời
gian. Cũng không cần biết đến người nào đã tấu nên những nhạc khúc trong đêm mà

quan trọng là ở chỗ tiếng nhạc ấy réo rắt đã vượt qua lớp hình hài thể xác mà kết đọng
trong trái tim để gợi tình khơi ý. Cho nên nói nghe khúc nhạc này há phải bằng tai mà
bằng cả một điệu hồn đa cảm, khát khao giữa trần thế. Nỗi lòng tâm sự ấy được tiếp
biến qua hai câu thơ còn lại trong bài: “Thử dạ khúc trung văn chiết liễu/Hà nhân bất
khởi cố viên tình.”
Tức cảnh lại sinh tình, đó là quy luật tâm trạng chung ngự trị trong hồn người
suốt cả dặm trường cổ điển. Trong tiếng nhạc đêm nay lại có một bài chiết liễu. Lý
Bạch nghe nhưng hồn không ngơ ngẩn đến mức thất thần, dường như nghe là để đi tìm
kí ức cho từng bài nhạc thổi. Cho nên tác giả đã tìm được một đồng điệu thâm tình là
khúc chiết liễu. Chính khúc nhạc ấy đã sống lại trong lòng người hình bóng thuở chia li,
lấy cành liễu mỏng làm roi tế ngựa tiễn đưa mà luyến lưu cả khối tình thâm trọng. Liễu
tuy thanh mà tình lại đậm là vì thế. Chính khúc nhạc ấy đã dẫn dắt tâm trạng thi sĩ quay
lại với “cố viên” (vườn xưa). Và rồi cái sầu biệt li xa xứ theo quán tính của nó đã đến
lúc dâng trào ra đầu ngọn bút mà không thể thu thập. Bài thơ là hữu ý hay vô tình mà
cũng kết lại bằng một “cố viên tình” như một “cố hương” đã khép lại “Tĩnh dạ tư” kia?
Thế nhưng cái độc đáo của bài này là mạch vận động của trạng thái tâm lí. Tác giả khởi
đầu bằng một nghi vấn “thùy gia ngọc địch” (tiếng sáo của ai) nhưng là đó một hồ nghi
quán tính- giữa đêm thanh tĩnh trong thành bất chợt vang lên tiếng sáo thì bất cứ ai cũng
muốn hỏi ai là người thổi đến. Và bài thơ cũng kết thúc bằng một sự nghi vấn “hà nhân
bất khởi…”, đây không còn là sự băn khoăn của quán tính chung mà đã đòi hỏi đến
mạch chảy tình cảm phải vận động theo sự tiếp diễn chung. Hỏi nhưng là để khẳng
định. Khẳng định nhạc khúc ấy thật sự lâm li réo rắt khiến cảnh xưa vườn cũ chợt như
một đợt sóng ngầm tích trầm bấy lâu chợt dâng trào mạnh mẽ. Và cũng cái hồ nghi ở
câu thơ cuối cũng đã đánh thức trái tim mỗi chúng ta, đã khơi lên những kỉ niệm bấy lâu
hãy còn bâng quơ vô định mà dễ khiến chạnh lòng thương nhớ.
4. Vọng nguyệt tƣ hƣơng và văn địch tƣ hƣơng
Không một ai có thể tách ánh trăng ra khỏi vầng sương và cũng không một ai có
thể tách vừng trăng, tiếng sáo ra ngoài con đường “tư hương” của Lý Bạch. Thế nhưng
vầng trăng- tiếng sáo ấy cũng có khi đồng hiện để rồi khó mà phân được là tác giả
đương “vọng nguyệt tư hương” hay “văn địch tư hương”. Tiếng sáo dập dìu nổi trôi

giữa màn trăng lãng đãng du sầu trong một chút lạnh giá hoang sơn không chỉ đứt ruột
Lý Bạch mà có lẽ cũng đã đứt ruột vạn ngàn những kẻ ngâm nga tự xưa đến giờ.
“Thanh khê bán dạ văn địch” đã chất chứa tất cả những gì lạnh nhất của trăng và réo rắt
thê lương nhất của địch.
Bài thơ khởi đầu tiếp tục là một tiếng sáo và một khúc Lạc Mai Hoa: “Khương
địch Mai Hoa dẫn.”
19


Nhạc của rợ Hồ mà thốt lên khúc Mai Hoa dẫn lòng kẻ đa cảm giữa miền quan
san chiến địa. Ngay câu thơ đầu đã là một câu thơ của tâm trạng, câu thơ không chỉ kể,
tả mà còn ẩn cả tình. Người đọc chỉ vừa đọc đến câu thứ nhất cũng đã có thể thấy được
dòng tâm trạng chủ đạo xuyên suốt và cụ thể hóa tâm trạng đó qua tiếng sáo chính đã
ứng với tinh thần “mạch vô kì lộ” của Đường thi. Và rồi vang theo tiếng sáo, tác giả dẫn
dắt độc giả vào một miền quan san hoang lãnh ở hai câu tả chân kế tiếp: “Ngô Khê lũng
thủy thanh/ Hàn sơn thu phố nguyệt.”
Tình thơ đã lạnh hơn, sắc thơ đã nhạt hơn qua một dòng nước trong vắt mùa thu
đang uốn mình chảy giữa khe núi và một ánh trăng nhàn nhạt phủ vây tỏa khắp trái núi
lạnh lẽo cô liêu. Diện của hai câu thơ là tả cảnh nhưng có thể thấy được tâm đã hướng
tình. Kết hợp với câu thứ nhất thì chính là ứng ở chỗ tiếng sáo rợ Hồ đã ngấm vào và
trôi theo dòng nước, tan ra rồi chảy khắp theo trăng. Nói cách khác trăng và sáo trộn lẫn
vào nhau, quyện tan trong không gian lạnh lẽo hoang vu. Ba câu thơ có âm thanh, có
sắc màu mà không tươi vui, ấm áp ngược lại mang đến cái trầm tư trong tiếng sáo, thảm
đạm trong trăng nước… Để rồi cả trăng và sáo cùng xâm lĩnh đoạn tràng kẻ quá quan:
“Tràng đoạn Ngọc Quan tình”.
Cái đau đến đứt ruột phải là cái đau đã chất chứa, âm ỉ tự bao giờ. Chỉ cần một
chút cảnh tiếp kiến sẽ trở thành giọt nước tràn li. Cái đau ấy không phô diễn sống động
ra bên ngoài mà tự thân nó hằn sâu, thành những vết sẹo ở trong lòng. Vết sẹo “cố
hương” ấy ai cũng có. Cho nên âm hưởng “Tràng đoạn” dữ dội được đặt ở đầu câu thơ
được ẩn đi chủ ngữ thực sự càng khiến cái “tình Ngọc Quan” được nhắc đến ngay sau

đó thêm một chút mơ hồ vô định. Lý Bạch quá Ngọc môn quan còn chúng ta vẫn đang
tự qua những quan ải vô hình trong thơ ông và trái tim riêng của chính mình...
5. Kết luận
Giữa chốn nhân gian đầy những bụi trần nhơ bẩn, hãy để tâm hồn được lặng
khúc truy cầu một vừng trăng sáng mát cho riêng mình và hãy để trái tim thanh thản vơ
bắt theo những cung âm tình điệu làm đẹp hơn cho bến đời ngây ngất. Lý Bạch đã nhất
thống tất cả trong tài hoa, chất nghệ sĩ và tấm chân tình của mình để rồi suốt hơn ngàn
năm qua đã sưởi ấm cho vạn triệu con tim khắp muôn nẻo đông tây. Một “địch âm”,
“nguyệt dạ”, “cố hương” của người đã và đang sống mãi theo thời gian, tiếp tục hành
trình hướng đến những cái bắt tay tri âm với khách đa tình ở không chỉ hiện tại mà cả
tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Bằng Đoàn, Bùi Khánh Đản (2006), Đƣờng thi trích dịch, Nxb Văn học, Hà Nội
2. Lê Từ Hiển (chủ biên) (2017), Văn học so sánh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Lương Duy Thứ (2002), Bài giảng Văn học Trung Quốc, Nxb. Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh.

20


NHỮNG THÖ VỊ CỦA NHÓM TỪ NGỮ KIÊNG KỊ
TRONG NGHỀ TRẦM HƢƠNG Ở TỈNH KHÁNH HÕA
(Nguyễn Quang Hải – Lớp Cao học Ngôn ngữ K19)
1. Đặt vấn đề
1.1. Bất cứ một ngôn ngữ nào cũng sẽ có một vốn từ kiêng kị nhất định hình
thành từ nhiều lý do như tôn giáo, lịch sử, chính trị, văn hóa dân tộc... Hầu như tất cả
mọi lĩnh vực của một xã hội đều có những kiêng kị. Trong lĩnh vực nghề nghiệp, đặc
biệt là những nghề nguy hiểm, có rủi ro cao đối với sinh mạng, phụ thuộc nhiều vào yếu
tố may mắn, ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố văn hóa tâm linh, tín ngưỡng hay mang tính bí
mật nghề nghiệp cao thì càng có nhiều kiêng kị và đương nhiên sẽ có nhiều từ ngữ

kiêng kị. Tùy thuộc vào từng nghề và đặc trưng của ngành nghề đó mà số lượng từ ngữ
kiêng kị sẽ khác nhau. Vì những yếu tố tâm linh và tránh kị húy trong nghề mà người ta
sẽ dùng từ kiêng kị hay hình thức nói “trại” (tức là nói chệch đi). Nhìn theo một phương
diện khác thì nói “trại” cũng chính là uyển ngữ.
1.2. Theo Từ điển tiếng Việt, từ kiêng kị là: “từ dùng thay cho một từ khác do
kiêng tránh” [5, tr.1072]; nói trại là “nói trệch sang âm khác gần giống với âm gốc” [5,
tr.734] còn uyển ngữ là: “phƣơng thức nói nhẹ đi, thay cho lối nói có thể bị coi là sỗ
sàng, làm xúc phạm, làm khó chịu” [5, tr.1088]. Đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu
về từ ngữ kiêng kị, uyển ngữ, trong đó có thể kể đến 2 tác giả Đinh Trọng Lạc và
Nguyễn Văn Khang. Trong Cuốn 99 phƣơng tiện và biện pháp tu từ, tác giả Đinh
Trọng Lạc nêu: “uyển ngữ thuộc nhóm hoán dụ, là hình ảnh tu từ trong đó ngƣời ta
thay tên gọi một đối tƣợng (hoặc một hiện tƣợng) bằng sự miêu tả những dấu hiệu cơ
bản của nó hoặc bằng nêu lên những nét đặc biệt của nó. Uyển ngữ tăng cƣờng tính tạo
hình cho lời nói vì nó không chỉ gọi tên đối tƣợng mà còn miêu tả đối tƣợng” [8, tr.71]
Như vậy, từ những ý kiến trên ta thấy hiểu theo một cách nào đó thì uyển ngữ và
từ kiêng kị là hai thuật ngữ khác nhau nhưng có nhiều liên quan mật thiết với nhau mà
điều này có thể do yếu tố do hiện tượng văn hóa, tập tục, tôn giáo, tâm lý xã hội. Bàn về
vấn đề này tác giả Nguyễn Văn Khang nói rõ hơn, “uyển ngữ (Euphemism) có nguồn
gốc từ cách nói kiêng kị mà ngôn ngữ kiêng kị lại sinh ra từ taboo. Thoạt đầu, taboo
xuất hiện khi con ngƣời con chƣa lí giải đƣợc các hiện tƣợng tự nhiên cũng nhƣ sức
mạnh của tự nhiên. Dần dần, từ taboo đƣợc sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nhân
chủng học, dân tộc học, xã hội học”. Và “với tƣ cách là một thuật ngữ chuyên dùng để
chỉ các hiện tƣợng xã hội đặc thù (mang tính kiêng kị), taboo gồm hai mặt: một mặt là
các sự vật đƣợc tôn kính không đƣợc phép sử dụng và mặt khác là các sự vật “đang
khinh bỉ” không đƣợc tùy tiện tiếp xúc. Vì thế, cái gọi là taboo thực chất cũng gồm hai
mặt: một mặt là bái vật giáo (totem) ngôn ngữ và hai là các uyển ngữ hoặc các từ ngữ
chỉ tên gọi các sự vật, hành động “đáng khinh bỉ” [6, tr.318]. “Uyển ngữ nảy sinh trên
cơ sở đó. Khi ngƣời ta không muốn nói ra những tên gọi hoặc “động tác” kiêng kị
nhƣng lại không thể nói rõ những tên gọi hay động tác đó thì đành phải sử dụng nhũng
từ ngữ “dể nghe”, để “ngầm chỉ”; dùng ẩn dụ để ngầm chỉ những sự vật cảm thấy khó

21


gọi; dùng diễn đạt vòng vo để thể hiện những điều mà hai bên đều biết nhƣng không
muốn gọi thẳng ra” [6, tr.318-319].
Như vậy, nói cách khác thì nói “trại” hay uyển ngữ sinh ra từ kiêng kị, kiêng kị
có trước, uyển ngữ có sau hay kiêng kị là nguyên nhân hình thành nên cách nói uyển
ngữ. Và dù là từ kiêng kị hay uyển ngữ thì chúng đều đảm nhận chức năng kiêng kị,
chức năng lịch sự hay chức năng che giấu. Hiểu được vấn đề cơ bản này chúng ta sẽ dể
dàng tìm hiểu từ kiêng kị và uyển ngữ trong từ ngữ nghề trầm hương ở tỉnh Khánh Hòa.
2. Nội dung
2.1. Nghề trầm hƣơng và từ ngữ nghề trầm hƣơng ở tỉnh Khánh Hòa
Theo thống kê thì ở tỉnh Khánh Hòa có khá nhiều nghề truyền thống: nghề làm
gốm ở Vạn Bình (Vạn Ninh), Ngọc Hiệp (Nha Trang); nghề dệt chiếu cói ở Ninh Hà
(Ninh Hòa), Vĩnh Thái (Nha Trang); nghề chế tác đá mĩ nghệ ở Ninh Giang (Ninh
Hòa); nghề đúc đồng Phú Lộc ở thị trấn Diên Khánh (Diên Khánh); nghề xoi trầm
hương ở Vạn Thắng (Vạn Ninh); nghề trồng hoa cúc ở phường Ninh Giang (Ninh Hòa);
làng nghề đan giỏ cần xé ở Cam Hiệp Nam (Cam Lâm); nghề làm nem ở Ninh Hiệp
(Ninh Hòa); nghề khai thác yến sào ở Nha Trang. Ngoài ra còn có thể kể đến nghề đánh
bắt cá, nghề làm nước mắm, nghề làm muối ,... Nhưng có lẽ khi nhắc đến Khánh Hòa ,
ngoài “vàng trắng”- yến sào ta không thể không nhắc đến một loại có thể xem là “vàng
đen”- trầm hương, một loại lâm sản có giá trị nức tiếng cả trong và ngoài nước .
Trầm hương là chính là phần gỗ có nhựa thơm ở cây dó mọc trên dãy Trường
Sơn từ Quảng Bình trở vào đến Khánh Hòa và rải rác đến tận đảo Phú Quốc. Đây là
hương liệu và dược liệu rất quý. Đã có nhiều tài liệu ghi chép về loại hương dược liệu
này.“Các cố đạo Tây phƣơng cũng nói nhiều đến kỳ nam. Các văn hào Ấn Độ, Ai Cập,
Hi Lạp...đều nói đến trầm hƣơng. Ở Ấn Độ ngƣời ta dùng trầm hƣơng trộn với các chất
khác để tẩm ƣớp xác ngƣời. Ở Ảrập ngoài làm thuốc bổ tim thì các nhà tiên tri còn
dùng đốt lên mỗi khi tiết lộ thiên cơ” [7, tr.27]. Nhiều nước phương Đông có tập quán
sử dụng trầm hương trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ chữa bệnh, trừ tà, tạo sự may

mắn, hưng phấn.... Trong những nghi lễ quan trọng không thể thiếu trầm hương và đốt
trầm hương được coi là hình thức dâng cúng linh thiêng nhất.
Tại Việt Nam, trong Đại Nam nhất thống chí, có nói đến kỳ nam và trầm hương
là những sản vật đặc biệt của đất Khánh Hòa và Bình Định. Trong Phủ biên tạp lục,
nhà bác học Lê Quý Đôn có nói: “Hƣơng ấy do ruột cây dó kết thành. Dó có ba loại: dó
lƣỡi trâu thì thành khổ trầm, do niệt thì thành trầm hƣơng, dó bầu thì thành kỳ nam
hƣơng. Ngƣời ta thấy cây già lá vàng mà nhỏ, thân cây nhiều u bƣớu, thì biết ngay là
có hƣơng, chặt mổ để lấy” [2, tr.425]. Từ thế kỉ II sau Công nguyên người ta đã biết
dùng trầm hương lót ở đáy giếng ở kinh đô Chămpa ở Trà Kiệu (Quảng Nam). Đến thời
nhà Nguyễn, triều đình đặt đội Am Sơn, “hằng năm cứ tháng 2 thì đi tìm kiếm, tháng 6
thì trở về, số đƣợc nhiều ít không nhất định, lấy sắc sáp trắng là tốt nhất, sắc xanh đầu
vịt là thứ hai, sắc sáp xanh là kém nữa, sắc nhƣ vằn hổ thì kém nhất; lấy chất mềm nhƣ
phấn đông có thể cắt thành miếng là hạng tốt nhất, bền rắn là hạng xấu... Muốn phân
biệt trầm hƣơng với kỳ nam thì lấy hình chất khí vị mà phân biệt. Trầm hƣơng thì cứng,
22


×