Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học " NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN HUYỆN HƯƠNG THỦY -THỪA THIÊN HUẾ " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238 KB, 12 trang )



5

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG
NGHIỆP NÔNG THÔN HUYỆN HƯƠNG THỦY -THỪA THIÊN HUẾ
Trịnh Văn Sơn
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh vai trò to lớn của nông nghiệp,
nông thôn (NNNT), đồng thời khẳng định vị trí rất quan trọng của công nghiệp
hóa (CNH), hiện đại hoá (HĐH). Hội nghị lần thứ tư B.C.H.T.Ư, khoá VIII đã
nhấn mạnh: “Phát triển nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương và giải pháp
lớn thúc đẩy sự nghiệp đổi mới tiến lên.” “phải đặc biệt coi trọng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn”.
Hương Thủy là một huyện chủ yếu về sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thừa
Thiên Huế. Để đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội trên địa bàn
huyện và nâng cao đời sống và thu nhập của người dân, con đường tất yếu là phải
đẩy nhanh tốc độ thực hiện CNH, HĐH NNNT.
I. Một số nội dung về phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH NNNT
ở Hương Thủy:
1.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
1.1.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp và dịch vụ:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH sẽ tạo tiền đề vật chất
cho sự tăng trưởng, ổn định và phát triển. Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự thay


6

đổi phù hợp với qui luật phát triển, theo hướng tăng qui mô của tất cả các ngành,
tăng nhanh về tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của


ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP.

Sơ đồ 1: Cơ cấu GDP của công, nông và dịch vụ huyện Hương Thủy

1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành nông, lâm và ngư nghiệp
Giá trị sản xuất của năm 2001 là 104.200 triệu, năm 2002 là 107.150 triệu
tăng 2,83 % so với năm 2001; năm 2003 đạt 109.760 triệu tăng 2,44% so với
năm 2002 và tăng 5,34% so với năm 2001. Trong tổng giá trị sản xuất thì nông
nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao trên 92%.
20.4
30.6
45.9
27.4
38.6
46.9
90
34.6
45
0
20
40
60
80
100
2000 2001 2002
Cäng nghiãp
Näng nghiãûp
Dëch vuû
92.82
5.24

1.94
92.76
5.65
1.59
92.65
5.49
1.86
0
20
40
60
80
100
2001 2002 2003
Näng nghiãûp
Lám nghiãûp
Thuyí saín


7

Sơ đồ 2: Cơ cấu giá trị sản xuất của nông, lâm và thủy sản ở huyện Hương Thủy
1.1.3 Phân tích chuyển dịch về qui mô và cơ cấu diện tích cây trồng, tỷ
trọng sản phẩm hàng hóa
Cơ cấu diện tích các loại cây trồng trên đã có sự thay đổi qua các năm với
xu thế giảm dần tỷ trọng của cây lương thực và tăng dần tỷ trọng của cây công
nghiệp và thực phẩm. Sản phẩm hàng hoá từ trồng trọt có tỷ lệ rất thấp (trong đó
một số cây trồng như lạc, đậu lại có tỷ trọng sản phẩm hàng hóa cao (82.2%));
nhưng sản phẩm ngành chăn nuôi của các nông hộ chủ yếu cung cấp ra thị trường
(bình quân 81%), đặc biệt là lợn và trâu bò.

Xét về diện tích, năng suất và sản lượng chúng ta thấy diện tích trồng lúa có
thay đổi nhưng nhỏ, song năng suất lúa đã tăng lên đáng kể, đặc biệt năm 2003
đạt bình quân gần 50 tạ/ha.
Bảng 1: Tỷ suất sản phẩm hàng hoá của các nhóm hộ điều tra, năm 2003
(%)



8

(Nguồn: Số liệu điều tra)
1.2. Quá trình thực hiện thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa và cơ sở
hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn ở huyện Hương Thủy.
1.2.1 Thủy lợi hóa:
Huyện Hương Thủy về cơ bản đã chủ động trong việc tưới, tiêu góp phần
đưa nông nghiệp từng bước ổn định và phát triển. Trong những năm qua, thực
hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, huyện các xã đã chủ động
xây dựng các hồ chứa nước, các trạm bơm để kịp thời tưới tiêu. Tuy nhiên, các
trạm bơm chỉ mới phát huy được năng lực tưới trên 50% và năng lực tiêu trên
Chỉ tiêu Hộ khá Hộ T. bình Hộ nghèo Bình quân
1. Ngành trồng trọt

- Lúa
- Lạc, đậu
- Loại khác
2. Chăn nuôi
- Lợn
- Gia cầm
- Trâu bò
55,3

15,2
81,4
20,1
80,9
99,1
5,6
100,0
51,5
12,6
82,4
20,0
81,1
98,2
7,1
100,0
29,6
3,3
86,5
23,0
5,7
81,8
100,0
100,0
46,5
10,3
82,2
15,3
81,0
99,1
6,1

100,0


9

35%. Với công suất hiện tại chỉ đáp ứng tưới và tiêu chủ động cho trên 48% diện
tích vụ đông xuân và tưới trên 45% diện tích vụ hè thu.
1.2.2 Cơ giới hóa nông nghiệp:
Bảng 2:Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ điều tra
(tính bình quân cho 100 hộ)
So sánh (%)
Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003
02/01 03/01
1. Bình bơm thuốc trừ
sâu
2. Xe cải tiến
3. Máy cày
4. Máy tuốt lúa
5. Máy xay xát
6. Xe công nông
7. Trâu bò cày kéo
8. Lợn sinh sản
cái




con
con
con

63
33
1
1
3
1
42
6
66
34
1
3
3
1,1
54
10
73
34
1,5
4
4
1,2
65
12
104,8
103,0
100,0
300,0
100,0
110,0

128,6
166,7
110,6
100,0
150,0
133,3
133,3
120,0
120,4
120,0


10
(Nguồn: số liệu điều tra)
Nếu xem xét qua các năm về tình hình trang bị cơ sở vật chất của các nông
hộ điều tra, thực tế đã cho thấy trong xu hướng chung, các nông hộ đã tự đầu tư
trang bị cho mình một số tài sản nhất định để phục vụ cho quá trình sản xuất
nông nghiệp. Tuy nhiên, mức tăng đầu tư chủ yếu là trâu bò cày kéo. Hướng
trang bị về máy móc như máy cày, máy tuốt lúa năm 2003 đã tăng khá lớn so
với 2 năm trước.
1.2.3 Điện khí hóa nông thôn:
Từ năm 2000 trở lại đây, ở nước ta nói chung và ở huyện Hương thuỷ nói
riêng tốc độ điện khí hoá nông thôn đã tăng rất nhanh chóng. Điện khí hoá nông
nghiệp, nông thôn của huyện đã là nền tảng và cơ sở quan trọng để thực hiện việc
phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn, nâng cao dân trí.
1.2.4 Hóa học hóa trong nông nghiệp:
Việc sử dụng phân bón và các loại hóa chất khác đã có sự thay đổi và sử
dụng một cách hợp lý hơn, vừa bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp phát triển, vừa
giữ được môi trường trong sạch và bền vững. Các hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp ở các xã đã phát huy tính năng động và nhạy bén, phục vụ và cung cấp

kịp thời cho các nông hộ về lượng phân bón, thuốc trừ sâu và các loại khác theo
yêu cầu của các nông hộ.
1.2.5. Cơ sở hạ tầng nông thôn (Về hệ thống giao thông, thông tin nông
thôn):
Trong những năm đổi mới, hệ thống giao thông nông thôn đã thay đổi rõ
rệt, hệ thống đường sá đã được tu bổ và nâng cấp, một số vùng nông thôn đã thực


11
hiện bê tông hoá. Kết quả đó đã tạo ra bộ mặt nông thôn càng thay đổi, thuận tiện
cho việc đi lại, cho đầu tư và sản xuất. Tốc độ phát triển đường giao thông nông
thôn khá cao, nhưng nhìn chung chất lượng chưa bảo đảm và chưa đồng đều giữa
các vùng, các xã và thôn xóm.
Hệ thống thông tin nông thôn cũng có những thay đổi đáng kể, đến năm
2003 tất cả các xã trong Huyện đã có điện thoại, khoảng 25% hộ gia đình cũng
đã trang bị hệ thống điện thoại để phục vụ cho việc sản xuất và kinh doanh.
1.3.Hình thức tổ chức và quản lý nông nghiệp, nông thôn:
Vai trò tổ chức và quản lý cảu các HTX kinh doanh dịch vụ nông nghiệp đã
có những đổi thay theo hướng đa dạng và hiệu quả thúc đẩy quá trình phân công
lại lao động xã hội và quá trình CNH, HĐH .
1.4.Công tác giáo dục, y tế và văn hóa ở nông thôn huyện Hương Thủy:
Về y tế cho thấy đến năm 2003, với 12 xã trong địa bàn của huyện đã có 15
cơ sở y tế, trong đó có 1 bệnh viện và 14 trạm y tế xã. Tổng số giường bệnh là
145 và tổng số cán bộ y tế là trên 150 người. Số lượng bác sỹ cũng chiếm một tỷ
lệ khá nhưng chưa nhiều. Các hoạt động chăm sóc bảo vệ bà mẹ và trẻ em đang
từng bước thay đổi, số lượt khám và chữa bệnh đã tăng lên đáng kể qua các năm.
Với sự chăm lo và đầu tư của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa
phương đã tạo ra môi trường khá thuận lợi cho các xã trong huyện Hương Thủy
phát triển mạnh công tác giáo dục, xóa mù chữ và công tác văn hóa, y tế ở các
thôn xóm.

II. Những giải pháp cơ bản thực hiện CNH, HĐH NN&NT:


12
Bước đi của CNH, HĐH NNNTđến năm 2010 là đưa nông nghiệp và kinh tế
nông thôn của huyện thoát ra khỏi tình trạng lạc hậu, hiện đại hóa nông nghiệp
trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Phát triển
ngành nghề, dịch vụ nông nghiệp, nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm; áp dụng
rộng rãi các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống. Từng
bước HĐH bằng cơ giới hóa, điện khí hóa và áp dụng thành tựu của cách mạng
khoa học sinh học. Đồng thời phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng, tăng
cường bảo vệ môi sinh và sinh thái để phát triển nông nghiệp toàn diện, bền
vững; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân nông thôn.
Trước hết chúng ta cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:
2.1.Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công tác quản lý nông
nghiệp, nông thôn:
Tiếp tục nghiên cứu và lựa chọn cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi
trong nông nghiệp một cách hợp lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn tiềm
năng và nâng cao kết quả và hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Đặc
biệt, cần phải có qui hoạch đất đai hợp lý, gắn việc với việc giao khoán để nông
dân có thể sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả.
Chuyển đổi và xây dựng HTX theo luật HTX, khuyến khích thành lập các
HTX, tổ HTX làm nhiệm vụ cung tiêu vật tư, sản phẩm; nhận làm đại lý ủy thác
mua bán. Đào tạo cán bộ HTX có trình độ cao, năng động và sáng tạo.
2.2. Giải pháp cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
- Thu hút vốn tích lũy của các tầng lớp nhân dân, tăng cường các nguồn
vốn viện trợ cho khu vực nông thôn để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và hạ
tầng nông thôn, nhất là các xã vùng cao trong huyện Hương Thủy. Huyện và các



13
xã nên tập trung đầu tư đồng bộ và có hiệu quả hệ thống điện, hệ thống thủy lợi
và hệ thông thông tin.
- Ứng dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật, công nghệ để nâng cao năng suất,
chất lượng. Hiện đại hóa nền kinh tế nông nghiệp và cơ sở hạ tầng nông thôn.
Tạo môi trường thuận lợi để khu công nghiệp Phú Bài có thể thu hút các nguồn
lực dôi thừa ở nông thôn.
- Kêu gọi các nhà đầu tư, các dự án trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư vào
lĩnh vực sản xuất và chế biến nông - lâm thủy sản, đặc biệt ở khu công nghiệp
Phú Bài; động viên, khuyến khích các hộ gia đình bỏ vốn đầu tư ngành nghề và
các cơ sở hạ tầng nông thôn.
- Các xã, thôn cần có kế hoạch để xây dựng các trung tâm kinh tế, văn hóa ở
xã, thôn, nói đúng hơn là xây dựng các trung tâm thành thị trên địa bàn các xã
hay các thôn ta có thể gọi là các "thị thôn". Các trung tâm này là nền tảng quan
trọng để mở rộng sản xuất và văn hóa.
2.3 Giải pháp về giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo:
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, quan tâm và có chính sách thỏa đáng
đối với các hộ nghèo, chủ yếu ở vùng cao của huyện Hương Thủy. Cần hỗ trợ
vốn và tri thức cho các hộ nghèo đói để họ dễ dàng chuyển sang các ngành nghề,
dịch vụ, thương mại.
III. Kết luận:
Kết quả phân tích, đánh giá về thực trạng CNH, HĐH NNNT ở huyện
Hương Thủy đã cho chúng ta thấy được những vấn đề cơ bản về tiến trình, nội
dung và kết quả thực hiện. Những thành tựu cơ bản đã đạt được và những khó


14
khăn, thách thức cần sớm tháo gỡ; cũng như những nhiệm vụ cụ thể trước mắt
cần tiếp tục thực hiện trong những năm tới.
Nông nghiệp, nông thôn Hương Thủy, trong những năm qua đã thay đổi theo

hướng tích cực, cơ sở hạ tầng nông thôn đã bước đầu được xây dựng, hệ thống
giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống điện nước. Quá trình thực hiện thủy lợi
hóa, cơ giới hóa, hóa học hóa và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây
trồng - vật nuôi đã thực hiện từng bước có hiệu quả đã dần dần làm thay đổi tạo
tiền đề quan trọng cho quá trình CNH, HĐH.
Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân nông thôn Hương Thủy đã được
cải thiện, ổn định và phát triển. Tỷ lệ hộ đói nghèo của huyện cho đến nay đã
giảm một cách đáng kể so với trước. Kinh tế hộ gia đình, kinh tế cá thể, tiểu thủ
đã có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, một số hộ gia đình đã nhanh chóng
tiếp thu những thiết bị và công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học hiện đại
vào sản xuất và đời sống, mở rộng qui mô sản xuất và làm ra những sản phẩm có
chất lượng cao, tạo thêm nhiều việc làm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo đề tài cấp Bộ, Trịnh Văn Sơn (2004)
2. Báo cáo tóm tắt qui hoạch sử dụng đất đai huyện Hương Thủy
3. Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp
Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. NXB Thống kê
Hà Nội (2001)


15
4. Dự thảo qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
5. Niên giám thống kê của huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế (2002).
6. Văn kiện Đại hội của huyện Đảng bộ Hương Thủy

THE PROBLEMS OF INDUSTRIALIZATION AND
MODERNIZATION OF AGRICULTURE AND RURAL AREAS IN
HUONG THUY DISTRICT
OF THUA THIEN HUE PROVINCE

Trinh Van Son
College of Economics, Hue University
SUMMARY
Basing on the analytical result and the estimation of the real situation of
the Huong Thuy District, we have the following conclusions:
Agriculture and rural areas have changed greatly in the past years their
infrastructure, traffic system, information field, water and electricity supply. The
process of irrigation, mechanization, chemical engineering and the moving of
economical structure; plant, animal structure are step by step effective. This is
an important premise for industrialization and modernization.


16
The material and intellectual life of the farmers has been improved, stable
and developed and the range of poverty has reduced considerably. The farming
economy plays an important role in the economy of Huong Thuy District.



×