Tải bản đầy đủ (.pdf) (249 trang)

ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THU HỌC PHÍ THEO CHI PHÍ ĐÀO TẠO VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÁP ỨNG THÔNG TƯ 23/2014/TT-BGDĐT CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 249 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỀ ÁN
ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
THU HỌC PHÍ THEO CHI PHÍ ĐÀO TẠO VÀ ĐẢM BẢO
CHẤT LƯỢNG ĐÁP ỨNG THÔNG TƯ 23/2014/TT-BGDĐT
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGÀNH: Máy tính và khoa học thông tin
MÃ SỐ:

7480110QTD

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỀ ÁN
ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
THU HỌC PHÍ THEO CHI PHÍ ĐÀO TẠO VÀ ĐẢM BẢO
CHẤT LƯỢNG ĐÁP ỨNG THÔNG TƯ 23/2014/TT-BGDĐT
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số
ngày

tháng

/QĐ-ĐHQGHN,



năm 2017 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

NGÀNH: Máy tính và khoa học thông tin
MÃ SỐ:

7480110QTD
PHÊ DUYỆT CỦA ĐHQGHN
GIÁM ĐỐC

Nguyễn Kim Sơn

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỀ ÁN
ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
THU HỌC PHÍ THEO CHI PHÍ ĐÀO TẠO VÀ ĐẢM BẢO
CHẤT LƯỢNG ĐÁP ỨNG THÔNG TƯ 23/2014/TT-BGDĐT
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số
ngày

tháng

/QĐ-ĐHQGHN,


năm 2017 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

NGÀNH: Máy tính và khoa học thông tin
MÃ SỐ:

7480110QTD
ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO
HIỆU TRƯỞNG

PGS.TS. Nguyễn Văn Nội

HÀ NỘI - 2018


MỤC LỤC
PHẦN I. THÔNG TIN VỀ NGÀNH ĐÀO TẠO, SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC
TIÊU ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO ..................................................................... 5
1. Thông tin về ngành đào tạo chất lượng cao ................................................................................ 5
1.1. Năm được giao nhiệm vụ đào tạo............................................................................................. 5
1.2. Đơn vị quản lý đào tạo ............................................................................................................. 5
1.3. Đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý sinh viên ....................................................................... 7
1.4. Kết quả đào tạo trong 5 năm gần nhất ...................................................................................... 7
*: Tuyển sinh theo hình thức đánh giá năng lực theo mô hình của ĐHQGHN ............................. 7
2. Sự cần thiết, mục tiêu đào tạo chất lượng cao ............................................................................ 7
2.1. Sự cần thiết ............................................................................................................................... 7
2.2 Mục tiêu đào tạo chất lượng cao ............................................................................................. 10

PHẦN II. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chất lượng cao........................ 11
1. Về kiến thức ................................................................................................................................. 11
1.1. Khối kiến thức chung ............................................................................................................. 11

1.2. Kiến thức chung theo lĩnh vực ............................................................................................... 11
1.3. Kiến thức chung của khối ngành ............................................................................................ 11
1.4. Kiến thức chung của nhóm ngành .......................................................................................... 11
1.5. Kiến thức ngành ..................................................................................................................... 11
1.6. Kiến thức thực tập và tốt nghiệp ............................................................................................ 12
2. Về kĩ năng .................................................................................................................................... 12
2.1. Kĩ năng chuyên môn .............................................................................................................. 12
2.1.1. Các kĩ năng nghề nghiệp ..................................................................................................... 12
2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề ................................................................... 12
2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức ..................................................................... 13
2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống ........................................................................................... 13
2.1.5. Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh............................................................................................. 13
2.1.6. Bối cảnh tổ chức .................................................................................................................. 13
2.1.7. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn ........................................................... 13
2.1.8. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp ............................. 13
2.2. Kĩ năng bổ trợ......................................................................................................................... 13
2.2.1. Các kĩ năng cá nhân ............................................................................................................ 14
2.2.2. Làm việc theo nhóm ............................................................................................................ 14
2.2.3. Quản lí và lãnh đạo.............................................................................................................. 14
2.2.4. Kĩ năng giao tiếp ................................................................................................................. 14
2.2.5. Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ................................................................................... 14
2.2.6. Các kĩ năng bổ trợ khác ....................................................................................................... 15
3. Về phẩm chất đạo đức ................................................................................................................ 15
3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân .................................................................................................... 15
3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp ............................................................................................. 15
3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội....................................................................................................... 15
4. Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp ......................................... 15
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp ......................................................... 16

Phần III. ĐIỀU KIỆN VÀ NĂNG LỰC ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH ............... 17

CHẤT LƯỢNG CAO CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO ....................................................... 17
1. Chương trình đào tạo.................................................................................................................. 17
1


1.1. Một số thông tin về chương trình đào tạo .............................................................................. 17
1.2. Nội dung chương trình đào tạo ............................................................................................... 18
1.2.1. Tóm tắt yêu cầu của chương trình đào tạo .......................................................................... 18
1.2.2. Khung chương trình đào tạo:............................................................................................... 18
1.2.3. Danh sách các học phần có nội dung thực tập, thực tế:....................................................... 24
1.3. So sánh chương trình đào tạo đã xây dựng với CTĐT chuẩn và CTĐT nước ngoài ............. 25
1.3.1. So sánh với CTĐT nước ngoài ............................................................................................ 25
Ohio State University, USA .......................................................................................................... 42
Stanford University, USA ............................................................................................................. 42
1.3.2. So sánh với CTĐT chuẩn .................................................................................................... 43
1.4. So sánh chuẩn đầu ra .............................................................................................................. 55
2. Đội ngũ giảng viên, trợ giảng, cán bộ quản lý, cán bộ phục vụ thực hành, thí nghiệm ........ 63
2.1. Đội ngũ giảng viên .............................................................................................................. 63
2.1.1. Giảng viên cơ hữu đúng ngành đăng kí đào tạo .................................................................. 65
2.2. Đội ngũ trợ giảng ................................................................................................................... 74
2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, cố vấn học tập ................................................................................. 74
2.3.1. Đội ngũ cán bộ quản lý ....................................................................................................... 74
2.3.2. Đội ngũ cố vấn học tập ........................................................................................................ 76
2.4. Đội ngũ cán bộ cơ hữu phục vụ thực hành: ............................................................................ 76
3. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo .................................................................................................. 76
3.1. Phòng học, phòng máy tính .................................................................................................... 77
3.2. Thư viện, giáo trình, sách, tài liệu tham khảo ........................................................................ 77
3.2.1. Thư viện .............................................................................................................................. 77
3.2.2. Danh mục giáo trình, sách chuyên khảo, tạp chí của ngành đào tạo ................................... 80
4. Hợp tác quốc tế .......................................................................................................................... 102

4.1. Hội nghị, hội thảo khoa học ngành, chuyên ngành trong và ngoài nước ............................. 103
4.2. Chương trình, đề tài hợp tác nghiên cứu khoa học với nước ngoài đã và đang triển khai ... 105
4.3 Các hình thức hợp tác quốc tế khác....................................................................................... 105
5. Nghiên cứu khoa học ................................................................................................................. 107
6. Chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục hoặc xác nhận đã đăng ký và
đang trong thời gian kiểm định.................................................................................................... 118

PHẦN IV. CÁC ĐIỀU KIỆN KHÁC ...................................................................... 119
1. Tuyển sinh .................................................................................................................................. 119
1.1. Điều kiện (dự kiến) .............................................................................................................. 119
1.2. Kế hoạch tuyển sinh ............................................................................................................. 120
2. Tổ chức và quản lý đào tạo ....................................................................................................... 120
2.1.Tổ chức đào tạo ..................................................................................................................... 120
2.2. Điều kiện tốt nghiệp ............................................................................................................. 121
2.3. Tổ chức quản lý .................................................................................................................... 121
2.4. Danh sách các học phần tổ chức giảng dạy bằng Tiếng Anh ............................................... 122
3. Văn bản quy định chi tiết của cơ sở đào tạo về ĐTCLC trình độ đại học ........................... 123
4. Chính sách hỗ trợ, ưu tiên cho giảng viên và sinh viên CTCLC........................................... 127
5. Dự toán chi phí .......................................................................................................................... 128
5.1. Nguồn thu của đề án ............................................................................................................. 128
5.2. Các khoản chi thực hiện đề án.............................................................................................. 135
5.2.1 Chi hoạt động đào tạo......................................................................................................... 135
5.2.2 Chi hành chính, quản lý...................................................................................................... 136
5.2.3 Các khoản trích theo quy định............................................................................................ 137
5.3. Lộ trình học phí .................................................................................................................... 137
2


PHẦN V. KẾT LUẬN ............................................................................................... 139
B. PHỤ LỤC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO TRÌNH ĐỘ

ĐẠI HỌC .................................................................................................................... 140
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO .................. 140
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo ............................................................................... 140
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo......................................................................................... 140
3. Thông tin tuyển sinh ................................................................................................................. 141
3.1. Điều kiện (dự kiến) .............................................................................................................. 141
3.2. Kế hoạch tuyển sinh ............................................................................................................. 142

PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ..................... 143
1. Về kiến thức ............................................................................................................................... 143
1.1. Khối kiến thức chung ........................................................................................................... 143
1.2. Kiến thức chung theo lĩnh vực ............................................................................................. 143
1.3. Kiến thức chung của khối ngành .......................................................................................... 143
1.4. Kiến thức chung của nhóm ngành ........................................................................................ 143
1.5. Kiến thức ngành ................................................................................................................... 143
1.6. Kiến thức thực tập và tốt nghiệp .......................................................................................... 144
2. Về kĩ năng .................................................................................................................................. 144
2.1. Kĩ năng chuyên môn ............................................................................................................ 144
2.1.1. Các kĩ năng nghề nghiệp ................................................................................................... 144
2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề ................................................................. 144
2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức ................................................................... 144
2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống ......................................................................................... 145
2.1.5. Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh........................................................................................... 145
2.1.6. Bối cảnh tổ chức ................................................................................................................ 145
2.1.7. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn ......................................................... 145
2.1.8. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp ........................... 145
2.2. Kĩ năng bổ trợ....................................................................................................................... 145
2.2.1. Các kĩ năng cá nhân .......................................................................................................... 145
2.2.2. Làm việc theo nhóm .......................................................................................................... 146
2.2.3. Quản lí và lãnh đạo............................................................................................................ 146

2.2.4. Kĩ năng giao tiếp ............................................................................................................... 146
2.2.5. Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ................................................................................. 146
2.2.6. Các kĩ năng bổ trợ khác ..................................................................................................... 146
3. Về phẩm chất đạo đức .............................................................................................................. 146
3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân .................................................................................................. 146
3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp ........................................................................................... 147
3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội..................................................................................................... 147
4. Ma trận chuẩn đầu ra ............................................................................................................... 148
5. Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp ....................................... 149
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp ....................................................... 149

PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ........................................ 150
1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo .................................................................................... 150
2. Khung chương trình đào tạo .................................................................................................... 150
3. Danh sách các học phần có nội dung thực tập, thực tế .......................................................... 156
4. Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................................................... 157
3


5. Đội ngũ cán bộ giảng dạy.......................................................................................................... 191
6. Hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo ........................................................................... 202
6.1. Khác biệt so với chương trình chuẩn.................................................................................... 202
6.2. Kế hoạch giảng dạy (dự kiến) .............................................................................................. 203
6.3. Tổ chức đào tạo .................................................................................................................... 208
7. So sánh chương trình đào tạo đã xây dựng với chương trình đào tạo của nước ngoài (đã sử
dụng để xây dựng chương trình).................................................................................................. 209
a) Giới thiệu về chương trình được sử dụng để xây dựng chương trình: .................................... 209
b) Bảng so sánh chương trình đào tạo ......................................................................................... 210
8. Tóm tắt nội dung học phần....................................................................................................... 224


C. PHỤ LỤC KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VIỆC LÀM VÀ NHU CẦU
NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC MT&KHTT .................................................... 242

4


PHẦN I. THÔNG TIN VỀ NGÀNH ĐÀO TẠO, SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC
TIÊU ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
1. Thông tin về ngành đào tạo chất lượng cao
1.1. Năm được giao nhiệm vụ đào tạo
Khoa Toán – Cơ – Tin học được giao nhiệm vụ đào tạo khoá đầu tiên của ngành
Toán tin ứng dụng từ năm 1993. Đến năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo tạm dừng
ngành Toán tin ứng dụng trên toàn quốc thì Khoa được giao đào tạo ngành Máy tính
và Khoa học thông tin với khóa đầu tiên là khoá QHT.2012 (K57). Lớp sinh viên này
nhập học vào tháng 9 năm 2012 và tốt nghiệp vào năm 2016.
1.2. Đơn vị quản lý đào tạo
Khoa Toán – Cơ – Tin học được thành lập từ năm 1956, là một trong số các
Khoa được thành lập đầu tiên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây và
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN ngày nay.
Hiện nay, Khoa Toán - Cơ - Tin học có 07 bộ môn chuyên ngành: Toán học
tính toán và toán ứng dụng, Đại số - Hình học - Tô pô, Giải tích, Cơ học, Xác suất Thống kê, Toán sinh thái và Môi trường (hiện đang đề nghị đổi tên thành Phương trình
vi phân và hệ động lực) và Tin học. Ngoài ra, trên cơ sở các hoạt động đã và đang
được thực hiện, Khoa đang đề xuất thành lập mới Phòng thí nghiệm Khoa học dữ liệu,
đồng thời tạo nền tảng cho việc sát nhập trung tâm Tính toán hiệu năng cao trực thuộc
trường ĐHKHTN.
Về nhân lực, Khoa Toán - Cơ - Tin học hiện có tổng cộng 89 nhân lực, trong đó
có 06 Giáo sư, Giáo sư Tiến sĩ Khoa học; 08 Phó giáo sư, 41 Tiến sĩ, 15 Thạc sĩ và 18
cử nhân và 02 cán bộ khác. Tỷ lệ cán bộ có trình độ Tiến sĩ trở lên là 61.3%, tỷ lệ cán
bộ có chức danh GS, PGS là 17.2 %. Bên cạnh đó, Khoa còn có đội ngũ trên 20 giảng
viên thỉnh giảng, cộng tác viên có chất lượng từ các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trong

khác
Khoa Toán – Cơ – Tin học là một trong những đơn vị đào tạo và nghiên cứu
khoa học lớn nhất cả nước, cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao trong
các lĩnh vực Toán học, Cơ học và Tin học, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, hội
nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của đất nước. Khoa đào tạo các bậc học từ đại
học chính quy, cử nhân khoa học tài năng, chương trình tiên tiến đến thạc sĩ, tiến sĩ
các ngành Toán học, Cơ học và Tin học. Bậc Cử nhân có 04 ngành: Toán học; Toán
Cơ; Toán - Tin ứng dụng; và Máy tính và Khoa học thông tin.Ngoài ra, Khoa phối hợp
với Trường ĐH Giáo dục tham gia đào tạo ngành Sư phạm Toán theo mô hình 3+1.
Năm 2013, Khoa Toán – Cơ – Tin học là một trong các đơn vị đầu tiên của Đại học
5


Quốc Gia Hà Nội thực hiện kiểm định theo tiêu chuẩn AUN-QA ngành Toán học, và
đạt kết quả tốt (4.9 điểm). Khoa cũng là một trong những đơn vị đầu tiên thực hiện các
chương trình đào tạo cử nhân khoa học Tài năng, chương trình tiên tiến bậc Đại học.
Bậc Thạc sĩ có 9 chuyên ngành: Đại số và lý thuyết số; Hình học và Tô pô; Lý thuyết
xác suất và thống kê toán học; Phương pháp toán sơ cấp (đang tạm dừng tuyển sinh);
Toán giải tích; Toán ứng dụng; Cơ học vật rắn; Cơ học chất lỏng; Cơ sở toán học cho
Tin học.Bậc Tiến sĩ: Đại số và lý thuyết số; Hình học và Tô pô; Lý thuyết xác suất và
thống kê toán học; Phương trình vi phân và tích phân; Toán giải tích; Toán ứng
dụng;Cơ học vật rắn; Cơ học chất lỏng; Cơ sở toán học cho Tin học. Về quy mô đào
tạo, Khoa hiện có 587 người học, trong đó 402 sinh viên và 120 học viên cao học, 65
nghiên cứu sinh. Tỷ lệ sau đại học/tổng số người học chiếm 72.6%.
Khoa Toán - Cơ - Tin học hiện có 02 nhóm nghiên cứu được công nhận là
Nhóm nghiên cứu mạnh cấp Đại học Quốc gia Hà Nội gồm: Nhóm nghiên cứu Tôpô
Đại số (GS. TSKH. Nguyễn Hữu Việt Hưng là Trưởng nhóm) và Nhóm nghiên cứu
Sóng trong môi trường đàn hồi (GS. TS. Phạm Chí Vĩnh là Trưởng nhóm). Ngoài ra
trong Khoa đang hình thành một số nhóm nghiên cứu tiềm năng với các kết quả
nghiên cứu tốt có thể phát triển thành nhóm nghiên cứu mạnh trong thời gian tới như:

Nhóm nghiên cứu Giải tích trong môi trường ngẫu nhiên ở Bộ môn Xác suất và Thống
kê, Nhóm nghiên cứu Giải tích hình học ở Bộ môn Giải tích, Nhóm nghiên cứu Hình
học đại số ở Bộ môn Đại số - Hình học - Tôpô, Nhóm nghiên cứu Hệ động lực và
Phương trình vi phân ở bộ môn Toán sinh thái - Môi trường. Năm 2014, GS.TSKH.
Nguyễn Hữu Việt Hưng (trưởng Nhóm nghiên cứu Tôpô Đại số) là một trong hai nhà
khoa học đã được trao giải thưởng Tạ Quang Bửu về khoa học cơ bản. Số lượng đề tài
nghiên cứu Khoa đã thực hiện là 39 đề tài, trong đó gồm 02 đề tài trọng điểm, 01 đề tài
chuyển giao công nghệ, 24 đề tài Nofosted và 12 đề tài cấp ĐHQHGN. Khoảng 300
bài báo, trong đó phần lớn các bài báo thuộc cơ sở dữ liệu ISI hoặc SCOPUS.
Trong những năm gần đây, Khoa đã tích cực, chủ động nghiên cứu thị trường,
tìm ra những đối tác tiềm năng và phù hợp để xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực đào tạo,
tư vấn. Các nhóm nghiên cứu của Khoa như nhóm nghiên cứu về xử lý ngôn ngữ tự
nhiên, xử lý ảnh và khoa học dữ liệu; nhóm Tư vấn thống kê; nhóm nghiên cứu về mật
mã đã có nhiều hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước. Khoa cũng đã thiết lập
được mối quan hệ chặt chẽ với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu có uy tín trong
nước và quốc tế như Viện Toán học, Viện CNTT, Viện Cơ học, Đại học Washington,
Đại học Bách khoa Paris, ...

6


1.3. Đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý sinh viên
Đội ngũ cán bộ quản lý của Khoa Toán – Cơ – Tin học và Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên là đội ngũ đã thực hiện quản lý các chương trình đào tạo trong
nhiều năm, trong đó có các chương trình tiên tiến ngành Toán học của Bộ GD&ĐT và
chương trình cử nhân khoa học tài năng của ĐHQGHN trong những năm qua đáp ứng
tốt các yêu cầu của Thông tư 23 của Bộ GDĐT (23/2014/TT-BGD ĐT ngày 18 tháng
7 năm 2014).
1.4. Kết quả đào tạo trong 5 năm gần nhất
Bảng 1.1. Kết quả đào tạo của ngành Máy tính và Khoa học thông tin học trong 6

năm gần nhất
Năm

Năm

Năm
2016*

Năm

2014

Năm
2015*

2013

Quy mô đào tạo

131

93

80

61

174

Số thí sinh đăng ký dự thi


333

376

787

527

321

Số sinh viên tuyển mới

131

77

74

58

179

Điểm trúng tuyển

19.5

21.5

98


90

21.75

6

10

11

07

Thông tin chung

Số tốt nghiệp và được cấp bằng

38

Số sinh viên thôi học (tính theo
năm tuyển)

4

2017

*: Tuyển sinh theo hình thức đánh giá năng lực theo mô hình của ĐHQGHN
2. Sự cần thiết, mục tiêu đào tạo chất lượng cao
2.1. Sự cần thiết
Về nhu cầu nhân lực:

Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà kể cả các nước phát triển trong khu vực và
thế giới đều đang phải đối mặt với những thách thức lớn về sự thiếu hụt lao động có
trình độ cao và kỹ năng chuyên nghiệp để đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực
cho cuộc CMCN 4.0.
Đối với ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam, ước tính mỗi năm, nhu cầu
tuyển dụng vẫn tăng đều đặn gần 50%, trong khi thực tế với 500.000 ứng viên công

7


nghệ thông tin ra trường chỉ có 8% đáp ứng được nhu cầu này1. Ước tính sẽ có gần
80.000 sinh viên CNTT bước vào thị trường lao động trong hai năm, 2017 và 2018,
tuy nhiên so với nhu cầu tính đến cuối năm 2018, Việt Nam vẫn sẽ thiếu khoảng
70.000 nhân lực về CNTT. Nếu tính tới năm 2020, số nhân lực thiếu hụt sẽ lên tới hơn
500.000 người2. Riêng FPT có kế hoạch tuyển dụng 20.000 lao động từ 2017 đến
20203.
Theo khảo sát của Khoa nhân ngày hướng nghiệp năm 2017, các cử nhân khoa
học tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Máy tính và khoa học thông tin được đánh
giá cao và hiện đang công tác trong các trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh
nghiệp, công ty hàng đầu của Việt Nam. Trong năm năm tới nhu cầu tuyển dụng nhân
lực lĩnh vực công nghệ thông tin của các công ty này cũng rất lớn. Tháng 10 năm 2017
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tiến hành khảo sát tình hình việc làm của sinh
viên sau 3 tháng và 6 tháng tốt nghiệp. Kết quả cho thấy 100% sinh viên tốt nghiệp
ngành Máy tính và khoa học thông tin có việc làm đúng ngành ngay sau khi tốt nghiệp
(xem Phụ lục C).
Khoa cũng đã có khảo sát về nhu cầu đào tạo ngành Máy tính và khoa học
thông tin chất lượng cao ở một số doanh nghiệp. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp
hiện đang rất cần nguồn nhân lực này. Có những đơn vị (ví dụ như Fsoft) mỗi năm
tuyển trung bình từ 3000 đến 4000 nhân lực ngành Máy tính và Khoa học thông tin
(xem Phụ lục).

Về chủ trương chính sách:
CNTT là một trong bốn hướng khoa học công nghệ được nhà nước xếp hàng ưu
tiên lâu dài. Nhận thức tầm quan trọng của CNTT trong quá trình xây dựng và phát
triển đất nước ngày 6/10/2005 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển
công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020. Theo đó, tầm nhìn 2020 là với công nghệ thông tin và truyền thông làm nòng cốt
Việt Nam chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế - xã hội trở thành một nước có trình độ tiên
tiến về phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin, góp phần quan trọng thực hiện
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc mở chương trình đào
tạo ngành Máy tính và khoa học thông tin chất lượng cao dựa trên cơ sở pháp lý sau:
1

Nguồn: />2

Nguồn: n-nhan-luc-3475551.html

3

Nguồn:
8


1. Nghị quyết số 29-NQ/TW ký ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa và hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế.
2. Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 được thông qua tại kì họp thứ 7 Quốc hội khoá
XI;
3. Luật số 44/2009/QH12 sửa đổi một số điều của luật giáo dục số 38/2005/QH11;
4. Luật giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua;

5. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012;
6. Quyết định số 70/2014/QĐ-Ttg ký ngày 10/12/2014 của Thủ tướng chính phủ
ban hành Điều lệ trường Đại học.
7. Quyết định số 26/2014/QĐ-Ttg ngày 26/3/2014 của thủ tướng Chính phủ ban
hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia và các cơ sở giáo dục
đại học thành viên;
8. Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 quy định về cơ chế thu, quản lý
học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách
miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học
2020-2021;
9. Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị
sự nghiệp công lập;
10. Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT ngày 06/09/2017 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ
tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học;
11. Thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo Ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học;
12. Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18/7/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học;
13. Chiến lược phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030
ban hành theo quyết định số 4488/QĐ-ĐHQGHN ngày 28/11/2014 của Giám
đốc ĐHQGHN;
14. Quyết định số 3568/QĐ-ĐHQGHN ngày 08/10/2014 quy định về tổ chức và
hoạt động của các đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà
Nội.

9



15. Quyết định số 665/ĐT ngày 02/6/2006 của Giám đốc ĐHQGHN ban hành Quy
định về đào tạo cử nhân tài năng, chất lượng cao ở ĐHQGHN;
16. Quyết định số 5115/QĐ-ĐHQGHN ngày 25/12/2014 ban hành Quy chế đào
tạo đại học ở ĐHQGHN;
17. Quyết định số 5248/QĐ-ĐHQGHN ngày 27/12/2014 ban hành Quy chế Công
tác sinh viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Quyết định số 5249/QĐ-ĐHQGHN ngày 27/12/2014 ban hành Quy định về
việc quản lý và sử dụng học bổng tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ
Máy tính và khoa học thông tin là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện
mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Ứng dụng rộng rãi các thành tựu của máy tính và khoa học
thông tin là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã
hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động.
2.2 Mục tiêu đào tạo chất lượng cao
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có tính cạnh tranh cao trên thị trường
lao động trong thời kì hội nhập kinh tế khu vực và thế giới: Chương trình đào tạo CLC
ngành MT&KHTT trang bị cho sinh viên các kiến thức tốt về khoa học xã hội và nhân
văn, tin học, ngoại ngữ, các kiến thức và kỹ năng sâu về khoa học máy tính và thông
tin, khả năng thực hành nghề nghiệp, thích ứng tốt với môi trường làm việc. Sau khi
được đào tạo, sinh viên có trình độ tiếng Anh tương đương bậc 4 theo Khung năng lực
ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, có thể giao tiếp và sử dụng được trong trao đổi
chuyên môn. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có kiến thức, trình độ chuyên môn tốt, có
năng lực sáng tạo cao, có khả năng làm việc độc lập hay theo nhóm, có năng lực
nghiên cứu khoa học, có khả năng tiếp cận và ứng dụng các thành tựu khoa học tiên
tiến vào thực tiễn nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu về nhân lực của cuộc cách mạng
4.0.
- Tạo môi trường học tập sáng tạo, hội nhập với khu vực và thế giới trong lĩnh
vực khoa học máy tính và thông tin.
- Nâng cao chất lượng các hoạt động khoa học và công nghệ.

- Tăng cường năng lực đội ngũ giáo viên, nghiên cứu viên và cán bộ quản lý.

10


PHẦN II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT
LƯỢNG CAO
1. Về kiến thức
1.1. Khối kiến thức chung
-

Hiểu và vận dụng được các kiến thức về tư tưởng, đạo đức cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghề nghiệp và cuộc sống.

-

Áp dụng được kiến thức về máy tính và khoa học thông tin trong nghiên cứu
khoa học.

-

Vận dụng được kiến thức về ngoại ngữ trong giao tiếp và công việc chuyên
môn. Đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6
bậc dùng cho Việt Nam.

-

Đánh giá, phân tích được các vấn đề an ninh, quốc phòng và có ý thức cảnh
giác với những âm mưu chống phá cách mạng của các thế lực thù địch.


1.2. Kiến thức chung theo lĩnh vực
Nắm vững kiến thức cơ sở văn hoá Việt Nam, làm nền tảng tri thức khoa học xã
hội và nhân văn. Nắm vững các kiến thức cơ bản về khoa học sự sống, làm nền tảng lí
luận và thực tiễn cho khối ngành Khoa học Tự nhiên.
1.3. Kiến thức chung của khối ngành
Vận dụng được các kiến thức về cơ sở vật lí trong việc học tập và nghiên cứu.
1.4. Kiến thức chung của nhóm ngành
Nắm vững và biết vận dụng các mô hình toán học và thống kê để tối ưu hoá
việc giải quyết các vấn đề phân tích dữ liệu, xử lí thông tin.
1.5. Kiến thức ngành
-

Nắm vững kiến thức cơ bản và có khả năng vận dụng tri thức về tính toán và
toán học, đặc biệt là toán rời rạc, xác suất và thống kê.

-

Nắm vững kiến thức về thu thập, tổ chức và lưu trữ thông tin trên máy tính.
Có khả năng thiết kế và triển khai thực nghiệm, phân tích và diễn giải dữ liệu.
Có khả năng thiết kế, cài đặt và đánh giá một hệ thống hay một thành phần
phần mềm, đáp ứng các ràng buộc về thời gian, bộ nhớ cũng như các ràng buộc
kinh tế, xã hội, v.v.
Có khả năng xác định, mô hình hoá và giải quyết các vấn đề tính toán.

-

11


-


Có khả năng sử dụng các kĩ thuật, các công cụ hiện đại cho công việc tính toán
chuyên nghiệp.

-

Có khả năng ứng dụng cơ sở toán học, nguyên lí thuật toán và các lí thuyết tin
học trong việc mô hình hoá và thiết kế các hệ thống trên máy tính, có tính tới
việc cân bằng các ràng buộc.

-

Nắm vững kiến thức cơ bản về Trí tuệ nhân tạo, có khả năng vận dụng tổng hợp
kiến thức thu được để phân tích, mô hình hoá, thiết kế và đánh giá một hệ thống
thông tin trên nền tảng trí tuệ nhân tạo.

1.6. Kiến thức thực tập và tốt nghiệp
Sinh viên cử nhân chất lượng cao ngành Máy tính và Khoa học Thông tin nắm
vững các khối kiến thức cơ bản,kỹ năng thực tập thành thạo.Có khả năng phân tích,
thiết kế mô hình và đề xuất giải pháp cho việc xây dựng một hệ thống thông tin. Có
khả năng tự xác định hướng nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Về kĩ năng
2.1. Kĩ năng chuyên môn
2.1.1. Các kĩ năng nghề nghiệp
-

Có kĩ năng tổ chức và sắp xếp công việc, có khả năng làm việc độc lập.

-


Có kĩ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành.

-

Có hiểu biết về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.

-

Có kĩ năng lập trình trên các hệ thống máy tính hiện đại.

-

Có kĩ năng phân tích, thiết kế, triển khai và đánh giá các hệ thống thông tin theo
các xu hướng hiện đại trong Công nghệ phần mềm.

-

Có kĩ năng tổ chức, xử lí thông tin, phát hiện tri thức từ các kho dữ liệu bằng
các phương pháp học máy, khai phá dữ liệu.
2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

-

Có kĩ năng phát hiện vấn đề và đánh giá phân tích vấn đề.

-

Có kiến thức về các vấn đề hiện đại

-


Có kĩ năng giải quyết vấn đề sử dụng kiến thức khoa học máy tính và khoa học
thông tin.

-

Có kĩ năng đưa ra giải pháp, tối ưu hoá giải pháp để giải quyết các vấn đề cụ
thể.

12


2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
-

Có khả năng thực hiện các đề tài nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của các chuyên
gia.

-

Có khả năng đọc hiểu các tài liệu khoa học trong lĩnh vực khoa học thông tin và
máy tính.

-

Có khả năng đề xuất, triển khai mô hình tính toán, đánh giá được hiệu quả mô
hình.

2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống
Có khả năng tư duy logic về toán học và phân tích, tổng hợp, xây dựng thuật

toán và hệ thống thông tin.
2.1.5. Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh
-

Nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân với xã hội và cơ quan công tác.

-

Nắm bắt được nhu cầu xã hội với kiến thức khoa học chuyên ngành.

-

Hiểu rõ vai trò của cử nhân Máy tính và Khoa học Thông tin trong thời đại
thông tin với nhu cầu phát triển nền tảng trí tuệ nhân tạo trong các hệ thống
thông tin.

2.1.6. Bối cảnh tổ chức
-

Phân tích được đặc điểm và tình hình đơn vị.

-

Xây dựng kế hoạch và phát triển đơn vị.

-

Tạo được mối liên hệ với các đối tác chủ yếu.

2.1.7. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn

Vận dụng sáng tạo các kiến thức, kỹ năng đã được học vào thực tiễn nghề
nghiệp. Có khả năng hình thành ý tưởng liên quan đến chuyên môn và triển khai
nghiên cứu. Sử dụng thành tạo các công cụ, có kĩ năng tiếp thu nhanh công nghệ mới
trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Áp dụng được các quy trình, phương pháp nghiên
cứu vào thực tiễn nghề nghiệp.
2.1.8. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
-

Có kĩ năng sử dụng kiến thức trong công tác.

-

Có kĩ năng thiết kế dự án chuyên ngành máy tính và khoa học thông tin.

-

Có kĩ năng sáng tạo các phương án, dự án mới.

2.2. Kĩ năng bổ trợ
13


2.2.1. Các kĩ năng cá nhân
-

Có kĩ năng học và tự học, chăm chỉ, nhiệt tình, tự tin, sáng tạo và say mê trong
công việc.

-


Thích ứng nhanh với công việc và sự thay đổi trong công việc.

-

Có kĩ năng sống hòa nhập với môi trường và đồng nghiệp.

-

Có kỹ năng quản lý bản thân, sắp xếp kế hoạch công việc khoa học và hợp lý.

2.2.2. Làm việc theo nhóm
-

Có kĩ năng làm việc theo nhóm;

-

Có khả năng làm việc trong các nhóm đa ngành;

-

Có kĩ năng xây dựng và điều hành nhóm làm việc hiệu quả;

-

Liên kết được các nhóm.

2.2.3. Quản lí và lãnh đạo
-


Biết tổ chức, phân công công việc trong đơn vị;

-

Biết đánh giá hoạt động của cá nhân và tập thể;

-

Liên kết được các đối tác.

2.2.4. Kĩ năng giao tiếp
-

Sắp xếp được nội dung, ý tưởng giao tiếp;

-

Có các kỹ năng tốt trong giao tiếp bằng văn bản, qua thư điện tử và phương tiện
truyền thông;

-

Có chiến lược giao tiếp (chủ động trong giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác; luôn
có thái độ thân thiện, thể hiện sự tôn trọng đối với mọi người; biết lắng nghe
các ý kiến đóng góp);

-

Có kỹ năng thuyết trình tốt về lĩnh vực chuyên môn.


2.2.5. Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ
Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được các ý chính của
một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến
ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống
chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý
kiến liên quan đến công việc chuyên môn.

14


2.2.6. Các kĩ năng bổ trợ khác
Tự tin trong môi trường làm việc quốc tế, có kỹ năng phát triển cá nhân và sự
nghiệp, luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực khoa học máy tính và thông tin.
3. Về phẩm chất đạo đức
3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
-

Có lối sống chuẩn mực và lành mạnh;

-

Sẵn sàng đương đầu với khó khăn;

-

Có tinh thần đấu tranh chống các hành vi tiêu cực trong xã hội;

-

Tôn trọng bản thân và mọi người xung quanh;


-

Sống có trách nhiệm, khiêm tốn, nhiệt tình, trung thực, chí công vô tư.

3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
-

Trung thực, có trách nhiệm trong công việc;

-

Đáng tin cậy trong công việc;

-

Trung thành với tổ chức;

-

Luôn có tư tưởng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn.

3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội
-

Tuân thủ luật pháp;

-

Có ý thức bảo vệ môi trường, tài sản chung của xã hội;


-

Có ý thức phục vụ cao, nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội.

4. Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Máy tính và Khoa học thông tin CLC có thể:
-

Làm nghiên cứu viên tại các viện, các trung tâm nghiên cứu và phát triển trong
lĩnh vực khoa học và công nghệ thông tin, đặc biệt là phát triển nền tảng trí tuệ
nhân tạo

-

Làm chuyên gia kĩ thuật tại các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp có hệ
thống thông tin và nhu cầu tổ chức, khai thác thông tin hiệu quả.

-

Đảm nhiệm các vai trò tư vấn, quản lí, phân tích, thiết kế, lập trình cho các dự
án công nghệ thông tin.

-

Làm công tác giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp, dạy nghề trong lĩnh vực khoa học máy tính và khoa học thông tin.
15



5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Máy tính và
Khoa học Thông tin được trang bị tốt các kiến thức cơ sở và chuyên ngành, có kĩ năng
thực hành tốt, có khả năng tư duy, nghiên cứu độc lập và làm việc theo nhóm. Do vậy,
sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng theo học sau đại học tại các trường đại học uy
tín trên thế giới cũng như trong nước, tham gia nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa
học công nghệ trong các trường đại học, viện nghiên cứu và cơ sở sản xuất.

16


PHẦN III. ĐIỀU KIỆN VÀ NĂNG LỰC ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH
CHẤT LƯỢNG CAO CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO
Điều kiện cơ bản: Chương trình đào tạo CLC ngành Máy tính và khoa học
thông tin đáp ứng nhu cầu cần thiết của xã hội đối với ngành máy tính và khoa học
thông tin, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước và phù hợp với chiến lược phát
triển của Trường ĐHKHTN cũng như chiến lược phát triển khoa học công nghệ của
ĐHQGHN, góp phần tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông
tin cho xã hội. Khoa Toán – Cơ – Tin học có đầy đủ các điều kiện cơ bản để đào tạo
ngành Máy tính và khoa học thông tin như:
-

Khoa có đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn cao, tiếng Anh tốt và
tâm huyết, trong đó nhiều cán bộ được đào tạo ở các trường đại học uy tín ở
nước ngoài.

-

Khoa có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu có
uy tín trong nước và quốc tế như viện CNTT, Viện Toán học, Đại học

Washington, Đại học Bách khoa Paris,... Ngoài ra Khoa có mối quan hệ mật
thiết với các công ty về tin học, các đơn vị tuyển dụng, ... đảm bảo tốt việc thực
tập, thực tế của sinh viên.

-

Tiềm lực cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng giảng dạy: ngoài hệ thống phòng
máy tính hiện đại, Khoa còn tận dụng được cơ sở vật chất của Trung tâm tính
toán hiệu năng cao phục vụ cho việc đào tạo.

-

Kết quả khảo sát việc làm của các khóa sinh viên ngành Máy tính và khoa học
thông tin cho thấy 100% sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp (xem
phụ lục).

1. Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo được xây dựng đảm bảo yêu cầu theo quy định tại Điều 5
của Quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học.
1.1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt:

Máy tính và Khoa học thông tin

+ Tiếng Anh:

Computer and Information Science

- Mã số ngành đào tạo: 7480110QTD

- Trình độ đào tạo:

Đại học

- Thời gian đào tạo:

4 năm
17


- Tên văn bằng sau tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt:

Cử nhân Máy tính và khoa học thông tin
(Chương trình đào tạo chất lượng cao)

+ Tiếng Anh:

The Degree of Bachelor in Computer and Information
Science
(Honors Program)

- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại

học Quốc gia Hà Nội.
1.2. Nội dung chương trình đào tạo
1.2.1. Tóm tắt yêu cầu của chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo:

154 tín chỉ


- Khối kiến thức chung:

34 tín chỉ

- Khối kiến thức theo lĩnh vực:

6 tín chỉ

- Khối kiến thức theo khối ngành:

6 tín chỉ

- Khối kiến thức chung theo nhóm ngành:

32 tín chỉ

- Khối kiến thức ngành:

67 tín chỉ

+ Bắt buộc:

44 tín chỉ

+ Tự chọn:

23/49 tín chỉ

+ Khối kiến thức tốt nghiệp:


9 tín chỉ

STT


học phần

Số tín chỉ

1.2.2. Khung chương trình đào tạo:

Học phần

Số giờ tín chỉ

Mã số

Tự học phần
học tiên quyết


thuyết

Thực
hành

2

21


5

4

3

32

8

5

Khối kiến thức chung
(Không tính các học phần từ 11 đến
13)

I

1.

2.

PHI1004

PHI1005

Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin 1
Fundamental Principles of Maxis –

Leninism 1
Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin 2
Fundamental Principles of Maxis –
18

34

PHI1004


Học phần

học phần

Mã số

Số tín chỉ

STT



Số giờ tín chỉ

thuyết

Thực
hành


2

20

8

2

PHI1005

3

35

7

3

POL1001

2

10

20

3

20


23

2

INT1003

4

16

40

4

5

20

50

5

FLF2101

5

20

50


5

FLF2102

Tự học phần
học tiên quyết

Leninism 2
3.

4.

POL1001

HIS1002

5.

INT1003

6.

INT1006

7.

FLF2101

8.


FLF2102

9.

FLF2103

10.

FLF2104

Ho Chi Minh Ideology
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng
sản Việt Nam
Revolutionary Strategies of
Vietnamese Communist Party
Tin học cơ sở 1
Introduction to Informatics 1
Tin học cơ sở 4
Introduction to Informatics 4
Tiếng Anh cơ sở 1
English A1
Tiếng Anh cơ sở 2
English A2
Tiếng Anh cơ sở 3
English B1
Tiếng Anh cơ sở 4 (*)

5

English B2

Giáo dục thể chất

11.

Giáo dục quốc phòng-an ninh
National Defence Education
Kỹ năng bổ trợ

13.

Khối kiến thức chung theo lĩnh vực

14.

HIS1056

15.

GEO1050

Cơ sở văn hóa Việt Nam
Fundamental of Vietnamese Culture
Khoa học trái đất và sự sống
Earth and Life Sciences
Khối kiến thức chung theo khối
ngành

III
PHY1100


8
2

Soft skills

II

FLF2103

4

Physical Education

12.

16.

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Cơ - Nhiệt
Mechanics – Thermodymiacs
19

6
3

42

3


3

42

3

32

10

6
3

3

MAT2401


17.

PHY1103

Điện - Quang
Electromagnetism – Optics
Khối kiến thức chung theo nhóm
ngành

IV
18.


MAT2400

19.

MAT2401

20.

MAT2402

21.

MAT2403

22.

Học phần

học phần

MAT2404

23.

MAT2405

24.

MAT2410


25.

MAT2411

Đại số tuyến tính
Linear Algebra
Giải tích 1
Calculus 1
Giải tích 2
Calculus 2
Phương trình vi phân
Differential Equations


thuyết

Thực
hành

3

28

17

5

50

25


5

45

30

5

45

30

MAT2401

3

30

15

MAT2401

4

Numerical Analysis
Xác suất
Probability
Thống kê ứng dụng (**)
Applied Statistics

Tối ưu hóa (**)
Optimization

15

MAT2402

4

45

15

MAT2405

3

30

15

4

45

15

3

30


15

INT1006

4

40

20

INT1006

3

20

25

INT1006

3

30

15

44

MAT3551


29.

MAT3503

30.

MAT3552

MAT2403

30

Các học phần bắt buộc

28.

15

3

V.1

MAT3550

45

INT1006

67


27.

MAT2401

MAT2402

Giải tích số

Khối kiến thức ngành

MAT3500

Tự học phần
học tiên quyết

32

V

26.

Mã số

Số tín chỉ

STT




Số giờ tín chỉ

Toán rời rạc
Discrete Mathematics
Nguyên lý hệ điều hành (**)
Principles of Operating Systems
Cấu trúc dữ liệu và thuật toán (**)
Data Structures and Algorithms
Lập trình hướng đối tượng
Object–Oriented Programming
Thiết kế đánh giá thuật toán (**)
Algorithm Design and Analysis
20

MAT2400
MAT2402

MAT2400
MAT2401

MAT2402
INT1006


Học phần

học phần

31.


MAT3505

32.

MAT3517

33.

MAT3507

34.

MAT3553

35.

MAT3554

Kiến trúc máy tính
Computer Architecture
Mạng máy tính (**)
Computer Networks
Cơ sở dữ liệu
Databases
Nhập môn Trí tuệ nhân tạo (**)
Introduction to Artificial Intelligence
Ngôn ngữ hình thức và ôtômat (**)
Formal Language and Automata

Mã số


Số tín chỉ

STT



Số giờ tín chỉ

thuyết

Thực
hành

3

30

15

INT1006

3

40

5

INT1006


4

40

20

INT1006

4

40

20

INT1006

3

40

5

3

10

2

15


15

3

30

15

2

25

5

FLF2102

2

10

20

MAT3503

2

10

20


MAT3503

2

12

15

2

10

20

Tự học phần
học tiên quyết

INT1006
MAT3500

Đồ án phần mềm
36.

MAT3510 Object – Oriented Software
Development Project

37.

MAT3515


38.

MAT3543

39.

Tiếng Anh chuyên ngành khoa học
MAT3555 máy tính (*)

Tiểu luận khoa học
Mini project
Công nghệ phần mềm
Software Engineering

35

MAT3551
MAT2410
MAT3551
MAT3510
MAT3552

English for Special Purpose
Các học phần tự chọn

V.2

23

Tự chọn về kỹ năng phần mềm

Sinh viên chỉ được chọn tối đa 2 học
phần ngôn ngữ lập trình MAT3520,
3521, 3522, 3556

V.2.1

40.

MAT3520

41.

MAT3521

42.

MAT3522

43.

MAT3556

Lập trình C/C++
Progamming in C/C++
Lập trình C#
Programming in C#
Lập trình Python/Scala
Programming in Python/Scala
Lập trình NodeJS (*)
Programming in NodeJS

21

8/16

3

MAT3503
MAT3510
MAT3510


44.

45.

46.

Học phần

học phần

MAT3557

MAT3558

MAT3559

Môi trường lập trình Linux
Linux Programming Environment


Số tín chỉ

STT



Số giờ tín chỉ

thuyết

Thực
hành

2

15

15

Mã số

Tự học phần
học tiên quyết
INT1006
MAT3551

Lập trình mobile (*)
Programming for mobile platforms
Xây dựng hệ thống nhúng (*)
Embedded System Workshop


2

10

20

MAT3507
MAT3503

2

10

20

2

10

20

MAT3503
MAT3505

Phát triển phần mềm trò chơi (*)
47.

MAT3560 Introduction to game design and
development


V.2.2

48.

49.

MAT3533

MAT3561

Tự chọn về khoa học máy tính và
thông tin: Trí tuệ nhân tạo và phát
triển phần mềm

15/33

Chọn 2 trong 3 học phần về trí tuệ
nhân tạo sau

6/9

MAT3521

MAT3551

Học máy

3


Machine Learning

24

15

6

MAT2404

Xử lí ngôn ngữ tự nhiên và ứng dụng
(**)
Natural Language Processing and
applications

3

35

MAT3510

10

MAT2410
MAT2402

Thị giác máy tính (**)
50.

MAT3562 Computer Vision: Foundations and

Applications
Chọn 3 trong 8 học phần trí tuệ nhân
tạo và phát triển phần mềm sau

51.

MAT3563

52.

MAT3535

MAT2410

Một số vấn đề chọn lọc về thị giác
máy tính (*)
Advanced Reading in Computer
Vision
Tìm kiếm thông tin
Introduction to Information Retrieval
22

3

35

10

MAT2400
INT1006


9/24

3

15

15

15

3

24

15

6

MAT3562

MAT3551
MAT2410


×