Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

“Nghiên cứu xu thế biến đổi lòng dẫn sông Hồng giai đoạn 2020 2050 và đề xuất các giải pháp ổn định lòng dẫn”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.41 MB, 88 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể bộ môn Công nghệ và
Quản lý Xây dựng, Phòng đào tạo Đại học và sau đại học, Trường Đại học Thuỷ lợi
Hà Nội, thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Lê Văn Hùng, PGS.TS. Lê Đình Chung, các
thầy cô giáo, các nhà khoa học, đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi,
tận tình hướng dẫn, giảng dạy, giúp đỡ, cung cấp tài liệu, động viên tác giả trong
quá trình học tập nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và tập thể Chi cục quản lý đê điều
thành phố Hà Nội; Cục quản lý đường thủy nội địa Hà Nội đã tạo điều kiện, cung
cấp các tài liệu, thông tin khoa học có giá trị thiết thực cho luận văn.
Cuối cùng và trên hết tác giả xin cảm ơn cha, mẹ và những người thân trong
gia đình đã động viên, giúp đỡ tác giả trong cuộc sống, học tập và công tác.
Việc nghiên cứu được tiến hành trong điều kiện tài liệu, phương tiện, thời
gian và kiến thức của tác giả còn hạn chế. Các vấn đề đặt ra và giải quyết trong
khuôn khổ một luận văn thạc sĩ kỹ thuật do đó còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục
nghiên cứu. Tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng giúp đỡ quí báu của các
nhà khoa học để tác giả tiếp tục hoàn thiện, nâng cao kiến thức trong công tác và
nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014.
Tác giả

CHU ĐÌNH SƠN


BẢN CAM KẾT
Họ và tên học viên: Chu Đình Sơn
Lớp cao học: CH20C11
Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy
Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu xu thế biến đổi lòng dẫn sông Hồng giai
đoạn 2020 - 2050 và đề xuất các giải pháp ổn định lòng dẫn”


Tôi xin cam đoan đề tài luận văn của tôi là do tôi làm. Những kết quả nghiên
cứu, tính toán là trung thực. Trong quá trình làm tôi có tham khảo các tài liệu liên
quan nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và cấp thiết của đề tài. Các tài liệu trích dẫn
rõ nguồn gốc và các tài liệu tham khảo được thống kê chi tiết. Tôi không sao chép
từ bất kỳ nguồn thông tin nào, nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./.
Hà Nội, ngày
B
0

tháng

năm 2014

Học viên
B
1

Chu Đình Sơn
B
2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Mục đích đề tài ....................................................................................................3
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu..........................................................3
4. Kết quả đạt được..................................................................................................4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG LÒNG DẪN
SÔNG HỒNG ............................................................................................................5

1.1. Khái quát về lưu vực sông Hồng ......................................................................5
1.2. Thực trạng diễn biến lòng dẫn sông Hồng những năm gần đây (2001-2012)10
1.3. Thực trạng về phù sa và khai thác cát ở hạ du sông Hồng (từ sau hồ Hòa
Bình) ......................................................................................................................13
Kết luận Chương 1 ................................................................................................23
CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG KẾT QUẢ TÍNH TOÁN THỦY LỰC BẰNG MÔ
HÌNH MIKE 11 MÔ PHỎNG DIỄN BIẾN LÒNG DẪN SÔNG HỒNG ĐỂ DỰ
BÁO XU THẾ BIẾN ĐỔI LÒNG DẪN ................................................................24
2.1. Khái quát về mô hình MIKE11 ......................................................................24
2.2. Đề xuất các kịch bản tính toán và xây dựng mô hình tính toán diễn biến xói
lở, bồi lắng .............................................................................................................29
2.3. Kết quả tính toán mô phỏng diễn biến lòng dẫn sông Hồng theo các kịch bản .... 65
2.4. Kết luận chương 2 ..........................................................................................69
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VỀ ỔN ĐỊNH SÔNG HỒNG ......70
3.1. Các giải pháp về quản lý khai thác cát ở hạ du sông Hồng ............................70
3.2. Các giải pháp tổng hợp về ổn định lòng dẫn sông Hồng ...............................75
Kết luận Chương 3 ................................................................................................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................81


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Lưu lượng bùn cát lơ lửng và sai số quân phương tương đối tại các trạm
thời kỳ trước khi có hồ Hòa Bình..............................................................................13
Bảng 1.2. Lưu lượng bùn cát lơ lửng và sai số quân phương tương đối tại các trạm
thời kỳ sau khi có hồ Hòa Bình .................................................................................13
Bảng 1.3. Tỷ lệ đóng góp dòng chảy bùn cát lơ lửng hàng năm của 3 nhánh Đà,
Thao, Lô vào sông Hồng thời kỳ trước và sau khi có hồ Hòa Bình .........................14
Bảng 1.4. Tổng lưu lượng bùn cát lơ lửng trong các mùa dòng chảy thời kỳ trước
khi có hồ Hòa Bình ...................................................................................................15

Bảng 1.5. Tổng lưu lượng bùn cát lơ lửng trong các mùa dòng chảy thời kỳ sau khi
có hồ Hòa Bình..........................................................................................................16
Bảng 1.6. Lưu lượng bùn cát lơ lửng bình quân các mùa dòng chảy thời kỳ trước
khi có hồ Hòa Bình ...................................................................................................16
Bảng 1.7. Lưu lượng bùn cát lơ lửng bình quân các mùa dòng chảy thời kỳ sau khi có
hồ Hòa Bình ..................................................................................................................... 16
Bảng 1.8. So sánh lưu lượng bùn cát lơ lửng bình quân trong các mùa dòng chảy
giữa hai thời kỳ trước và sau khi có hồ Hòa Bình ....................................................17
Bảng 1.9. Tỷ lệ đóng góp dòng chảy bùn cát lơ lửng từng mùa của ba nhánh Đà,
Thao, Lô vào sông Hồng thời kỳ trước và sau khi có hồ Hòa Bình (%) ..................18
Bảng 1.10. Các đặc trưng của lưu lượng bùn cát lơ lửng bình quân tháng lớn nhất và
nhỏ nhất thời kỳ trước khi cò hồ Hòa Bình..............................................................20
Bảng 1.11. Các đặc trưng của lưu lượng bùn cát lơ lửng bình quân tháng lớn nhất và
nhỏ nhất thời kỳ sau khi cò hồ Hòa Bình ................................................................21
Bảng 1.12. Các đặc trưng của Lưu lượng bùn cát lơ lửng bình quân 3 tháng lớn nhất
và nhỏ nhất thời kỳ trước khi có hồ Hòa Bình ..........................................................21
Bảng 1.13. Các đặc trưng của lưu lượng bùn cát lơ lửng bình quân 3 tháng lớn nhất
và nhỏ nhất thời kỳ sau khi có hồ Hòa Bình ............................................................21
Bảng 2.1. Các thông số thiết kế các hồ chứa thượng nguồn .....................................30
Bảng 2.2. Địa hình lòng dẫn sông Hồng- Thái Bình.................................................33


Bảng 2.3. Các trạm thủy văn dùng để hiệu chỉnh và kiểm định thông số mô hình
Mike 11 .....................................................................................................................35
Bảng 2.4. Thông số Thủy lực của hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình ...............38
Bảng 2.5. Các trạm thủy văn dùng để hiệu chỉnh và kiểm định thông số mô hình
Mike 11 .....................................................................................................................41
Bảng 2.6. Kết quả hiệu chỉnh thông số mô hình thủy lực với trận lũ 1996 ..............47
Bảng 2.7. Kết quả kiểm định thông số mô hình thủy lực với trận lũ 2002 ...............52
Bảng 2.8. Kết quả tính toán hệ số tương quan trong trường hợp hiệu chỉnh ............55

Bảng 2.9. Kết quả tính hệ số tương quan trong trường hợp kiểm định ....................57
Bảng 2.10. Vị trí các điểm khai thác cát trên địa bàn Thành phố Hà Nội ................60
Bảng 2.11.Lượng khai thác cát ước tính của các tỉnh dọc sông Hồng......................64


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. Sạt lở bờ hữu Hồng đoạn Sơn Tây .................................................................1
Hình 2. Hàm lượng phù sa tại trạm Sơn Tây ..............................................................2
Hình 1.1. Hồ Hòa Bình xả lũ.......................................................................................7
Hình 1.2. Lũ sông Hồng tại khu vực ngã ba Lô - Hồng..............................................7
Hình 1.3. Sông Hồng mùa nước lũ..............................................................................9
Hình 1.4. Ví trí 165 mặt cắt được đo vẽ hàng năm ...................................................10
Hình 1.5. Mô hình phân phối lưu lượng bùn cát lơ lửng trong năm của hai thời kỳ:
trước và sau khi có hồ Hòa Bình ...............................................................................20
Hình 2.1. Chế độ dòng chảy của đoạn sông đơn được mô tả bằng hệ phương trình vi
phân đạo hàm riêng Saint – Vernant .........................................................................26
Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống sông Hồng-Thái Bình tính toán thủy lực .........................30
Hình 2.3. Sơ đồ hệ thống hồ chứa trên lưu vực sông Hồng ......................................32
Hình 2.4. Quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Trung Hà ...................42
Hình 2.5. Quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Sơn Tây .....................42
Hình 2.6. Quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Hà Nội .......................43
Hình 2.7. Quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Hưng Yên ..................43
Hình 2.8. Quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Phủ Lý .......................44
Hình 2.9. Quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Gián Khẩu .................44
Hình 2.10. Quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Quyết chiến .............45
Hình 2.11. Quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Thượng cát...............45
Hình 2.12. Quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Bến hồ......................46
Hình 2.13. Quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Triều Dương ............46
Hình 2.14. Đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Trung Hà– Lũ
tháng


8- 2002 ............................................................................................................ 48

Hình 2.15. Đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Sơn Tây– Lũ
tháng 8- 2002..........................................................................................................49
Hình 2.16. Đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Hà Nội– Lũ
tháng

8- 2002........................................................................................................49

Hình 2.17. Đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Hưng Yên– Lũ
tháng 8- 2002.............................................................................................................50


Hình 2.18. Đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Gián Khẩu– Lũ
tháng 8- 2002.............................................................................................................50
Hình 2.19. Đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Quyết Chiến–
Lũ tháng 8- 2002 .......................................................................................................51
Hình 2.20. Đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Thượng Cát–
Lũ tháng 8- 2002 .......................................................................................................51
Hình 2.21. Đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Triều Dương –
Lũ tháng 8- 2002 .......................................................................................................52
Hình 2.22. Kết quả hiệu chỉnh lưu lượng bùn cát tại trạm Sơn Tây cho trận lũ năm
1996 ...........................................................................................................................53
Hình 2.23. Kết quả hiệu chỉnh lưu lượng bùn cát tại trạm Hà Nội cho trận lũ năm
1996 ...........................................................................................................................54
Hình 2.24. Kết quả hiệu chỉnh lưu lượng bùn cát tại trạm Thượng Cát cho trận lũ năm
1996 ....................................................................................................................................... 54
Hình 2.25. Kết quả kiểm định lưu lượng bùn cát tại trạm Hà Nội cho trận lũ năm
2002 ...........................................................................................................................55

Hình 2.26. Kết quả kiểm định lưu lượng bùn cát tại trạm Sơn Tây cho trận lũ năm
2002 ...........................................................................................................................56
Hình 2.27. Kết quả kiểm định lưu lượng bùn cát tại trạm Thượng Cát cho trận lũ năm
2002 .................................................................................................................................. 56
Hình 2.28. Bản đồ vị trí khai thác cát khu vực dọc sông Hồng ................................59
Hình 2.29. Quá trình diễn biến lòng dẫn sông Đà.....................................................67
Hình 2.30. Quá trình diễn biến lòng dẫn đoạn sông từ Ngã ba Thao – Đà đến cửa Đuống.....67
Hình 2.31. Quá trình diễn biến lòng dẫn đoạn sông từ sau Ngã ba sông Đuống đến
Ngã ba Sông Luộc .....................................................................................................67
Hình 2.32. Quá trình diễn biến lòng dẫn đoạn sông từ Ngã ba sông Luộc đến cửa
biển ............................................................................................................................68


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Diễn biến lòng dẫn luôn gắn liền với quá trình vận động của dòng sông. Mối
quan hệ giữa dòng chảy và lòng dẫn liên quan mật thiết đến cân bằng bùn cát cũng
như quá trình khai thác, chỉnh trị sông của con người. Những năm gần đây, việc
khai thác nguồn nước và bãi sông ngày càng mạnh mà điển hình là xây dựng hồ
chứa thủy lợi thủy điện và khai thác cát. Mất cân bằng bùn cát có tác động sâu sắc
và lâu dài đến tài nguyên nước và môi trường lưu vực sông, bao gồm cả tác động
tích cực và tác động tiêu cực. Cùng với nó là hiện tượng xói bồi lòng sông, sạt lở bờ
sông diễn ra mạnh mẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, kinh tế và xã hội cũng như
an toàn đê điều.

Hình 1. Sạt lở bờ hữu Hồng đoạn Sơn Tây
Lượng phù sa lơ lửng của sông Hồng lớn nhất trong các sông ở Việt Nam, xếp
vào loại các sông nhiều phù sa của thế giới. Trung bình nhiều năm chuyển qua trạm
Sơn Tây trên sông Hồng thời đoạn 1985 – 1990 đạt từ 114 – 115.106 tấn/năm, với

tổng lượng nước 118.109 m3/năm. So với sông Mê Kông khi vào Việt Nam với tổng
lượng nước đạt gần 500.109m3/năm nhưng chỉ có tổng lượng phù sa 95.106 tấn/năm
(Diện tích lưu vực Mê Kông 795.000km2, sông Hồng 143.600km2 tính đến Sơn
Tây). Hàm lượng phù sa sông Hồng lớn gấp 5 lần sông Mê Kông.


2
Độ đục nước sông biến đổi mạnh theo các mùa dòng chảy: rất lớn trong mùa lũ
và rất nhỏ trong mùa kiệt. Độ đục bình quân mùa lũ thường lớn hơn từ 1,7 đến 2 lần
độ đục bình quân năm. So với độ đục bình quân mùa kiệt, độ đục bình quân mùa lũ
lớn gấp từ 4 dến chín lần đối với thời kỳ trước khi có hồ Hòa Bình và từ 3 đến 5 lần
đối với kỳ sau khi có Hồ Hòa Bình.
Do tác dụng của hồ Hòa Bình, mức độ phân hóa độ đục nước sông giữa hai mùa
lũ và kiệt bớt sâu sâu sắc hơn, đặc biệt là trên sông Đà. Tỷ số giảm từ 9 lần trong
thời kỳ trước khi có hồ Hòa Bình xuống còn khoảng 3 lần ở thời kỳ sau khi có hồ
Hòa Bình.
Từ khi hồ Hòa Bình bắt đầu hoạt động, độ đục nước sông bình quân các mùa tại
các trạm ở hạ lưu đều giảm đi rõ rệt, đặc biệt là trên sông Đà. Độ đục bình quân
mùa lũ tại Hòa Bình giảm 7,49 lần; tại Sơn Tây giảm 1,81 lần; tại Hà Nội giảm 1,37
lần và tại Thượng Cát giảm 1.07 lần. Độ đục bình quân mùa kiệt tại Hòa Bình giảm
2,39 lần; tại Sơn Tây giảm 1,47 lần; tại Hà Nội giảm 1,14 lần và tại Thượng Cát
giảm 1,04 lần.
Qs14000
(kg/s)
12000
10000
8000
6000
4000
2000


Tháng

0
I

II

III

IV

V

Thêi kú tr­íc khi cã hå Hßa B×nh

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII


Thêi kú sau khi cã hå Hßa B×nh

Hình 2. Hàm lượng phù sa tại trạm Sơn Tây
B
3

Ngoài ra, trong những năm gần đây, cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, dòng
chảy của các sông cũng có sự biến động bất thường không theo quy luật, nạn khai
thác cát tràn lan không theo quy hoạch càng góp phần làm mất cân bằng bùn cát
trong sông.


3
Vì vậy, việc nghiên cứu xu thế biến đổi lòng dẫn sông Hồng giai đoạn 2020 –
2050 là hết sức quan trọng và cần thiết.
2. Mục đích đề tài
− Đánh giá được diễn biến lòng dẫn sông Hồng từ năm 2001 đến nay;
− Dự báo diễn biến lòng dẫn sông Hồng đến năm 2050 theo các kịch bản khai
thác tài nguyên và đề xuất giải pháp ổn định lòng dẫn.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cách tiếp cận
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sông Hồng trên địa bàn Hà Nội. Đây là
vùng đặc biệt quan trọng là trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước. Đối tượng
nghiên cứu liên quan đến nhiều lĩnh vực: Giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, thủy
lợi (nguồn nước, công trình thủy lợi), môi trường, phương hướng phát triển kinh tế
xã hội khu vực,vv…. Với nội dung đề tài luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu
các yếu tố chính là nguồn phù sa và khai thác cát từ điểm sau hồ Hòa Bình về hạ du.
3.1.1. Tiếp cận từ tổng thể đến chi tiết (tiếp cận hệ thống)
Tiếp cận các kết quả về quy hoạch; các nghiên cứu về diễn biến lượng phù sa
trên sông Hồng; Chi tiết diễn biến thực đo những năm gần đây trên các mặt cắt sông

Hồng.
3.1.2. Tiếp cận toàn diện, đa ngành đa lĩnh vực
Xem xét đầy đủ các yếu tố phát triển khi nghiên cứu đề tài bao gồm các lĩnh
vực kinh tế xã hội, môi trường sinh thái …; các giải pháp được xem xét toàn diện từ
giải pháp công trình đến các giải pháp phi công trình.
3.1.3. Tiếp cận kế thừa
Đề tài sử dụng các kết quả nghiên cứu có liên quan gần đây về sông Hồng trên
địa bàn tỉnh Hà Nội của các cơ quan như Trường Đại học Thủy lợi, Viện Khoa học
thủy lợi Việt Nam, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Viện Quy hoạch thủy lợi.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập các tài liệu liên quan: các tài liệu về hiện trạng công trình chỉnh trị,
hiện trạng khai thác cát, hiện trạng xói lở bờ sông;


4
- Phương pháp phân tích thống kê: thống kê phân tích các kết quả đo lượng
phù sa, độ đục trong lòng dẫn sông Hồng;
- Sử dụng kết quả mô hình toán để phân tích dự báo theo các kịch bản khai
thác dòng chảy sông Hồng.
4. Kết quả đạt được
− Đánh giá được hiện trạng diễn biến lòng dẫn sông Hồng những năm gần đây;
− Dự báo được diễn biến sông Hồng đến năm 2050 theo một số kịch bản khai
thác tài nguyên;
− Đề xuất giải pháp ổn định lòng dẫn.


5

Chương 1.


Tổng quan và đánh giá hiện trạng lòng dẫn sông Hồng

1.1. Khái quát về lưu vực sông Hồng
Hạ du đập Thủy điện Hòa Bình gồm bốn tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ và
Hà Nội là nơi khởi nguồn của đồng bằng châu thổ sông Hồng, nơi tập trung dân cư
đông đúc và lâu đời, là trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước. Do ảnh hưởng của
thủy điện Hòa Bình nên điều kiện thủy văn trên các sông Đà, sông Thao, sông Lô và
sông Hồng ở hạ du bị ảnh hưởng lớn, gây ra nhiều hiện tượng xói lở bờ sông
nghiêm trọng.
Sông Đà: Đoạn qua Hà Nội có chiều dài khoảng 35 km từ xã Khánh Thượng đến
ngã 3 Trung Hà thuộc huyện Ba Vì. Lưu vực đến Việt Trì là 52.900 km2, chảy qua
Phú Thọ từ Tình Nhuệ (H.Thanh Sơn) đến Hồng Đà (H.Tam Nông) dài 41,5 km,
diện tích lưu vực trong tỉnh 367,4km2; các ngòi chính gồm Ngòi Lạt, Ngòi Cái, suối
Rồng.
Sông Hồng: Là con sông lớn nhất chảy qua TP Hà Nội với chiều dài khoảng
118km có lưu lượng bình quân hàng năm 2.640 m3/s với tổng lượng nước khoảng
83,5 triệu m3. Sông Hồng chảy vào địa phận Vĩnh Phúc từ Ngã Ba Hạc với chiều
dài là 41 km.
Sông Thao: Lưu vực đến Việt Trì 51.800 km2, chảy qua Phú Thọ từ Hậu Bổng
(H.Hạ Hoà) đến Bến Gót (TP.Việt Trì) là 109,5 km. Các sông suối nhỏ gồm Ngòi
Vần, Ngòi Mỹ, Ngòi Lao, Ngòi Giành, Ngòi Me, Ngòi Cỏ, sông Bứa và Ngòi Mạn
Lạn.
Sông Lô: Lưu vực đến Việt Trì khoảng 39.040 km2, chiều dài 464km; Chiều dài
chảy qua địa phận Phú Thọ từ Chi Đám (H. Đoan Hùng) đến Bến Gót (TP.Việt Trì)
là 73,5 km. Diện tích lưu vực trong tỉnh 502,8km2, các sông nhỏ gồm sông Chảy,
Ngòi Rượm, Ngòi Dầu, Ngòi Tiên Du và Ngòi Tranh. Sông Lô chảy vào giang phận
Vĩnh Phúc từ xã Quang Yên (Sông Lô) qua xã Việt Xuân (Vĩnh Tường) đến ngã ba
Bạch Hạc thì đổ vào sông Hồng, có chiều dài 34km.



6
Trên mỗi đoạn sông do chảy qua những vùng địa hình, điạ chất khác nhau nên
lòng dẫn cũng có những đặc điểm khác nhau. Hơn nữa, trên mỗi đoạn sông còn có
sự thay đổi về chế độ thủy lực do sự hợp lưu của các nhánh sông nên tình hình lòng
dẫn của các đoạn sông này cũng khác nhau. Dựa vào tài liệu khảo sát và thu nhập
được có thể đưa ra những đánh giá chung về đặc điểm lòng dẫn mỗi đoạn sông như
sau:
• Ở Bắc Bộ mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, cũng có năm bắt đầu sớm hơn hoặc
muộn hơn 15-20 ngày; ở phía Đông Bắc có thể xảy ra lũ lớn vào tháng 11, ở
Tây Bắc mùa lũ có thể sớm hơn.
• Tỷ lệ lượng dòng chảy mùa lũ chiếm từ 65-80% tổng lượng dòng chảy năm.
Tuy nhiên có những năm do tổ hợp nhiều nhân tố, tổng lượng dòng chảy lũ có
thể đạt trên 80% lượng dòng chảy cả năm.
• Tùy theo điều kiện hình thái thời tiết gây ra mưa khác nhau mà số lần xuất hiện
lũ hàng năm có biến động đáng kể, ít nhất là một trận và nhiều nhất là 10 trận.
Thời gian duy trì trận lũ của từng loại sông có khác nhau, tùy thuộc vào diện
tích lưu vực, vào hình thái thời tiết gây lũ. Ở sông lớn như sông Thao, Đà,
Lô…thường từ 7-15 ngày. Trên các sông vừa và nhỏ lũ thường tập trung lên
nhanh, xuống nhanh nên chỉ kéo dài khoảng từ 2-5 ngày.
• Thời gian tập trung lũ khá nhanh, từ khi mưa đến khi lũ về chỉ trong vòng 2 đến
3 ngày, riêng đối với sông miền núi có nơi không quá 24h, cường suất lũ lớn
đạt từ 5-7m/ngày ở thượng lưu sông Đà, sông Lô; ở trung lưu 2-3m/ngày và ở
hạ lưu là 0,5-1,5m/ngày.
• Biên độ mực nước ở các sông nhỏ đạt từ 3-4m, sông lớn tới 10m. Biên độ tuyệt
đối đạt tới 13,22m ở Lào Cai (sông Thao); 31,1m ở Lai Châu (sông Đà); 20,4m
ở Hà Giang (sông Lô) và 13,1m ở Hà Nội (sông Hồng).
• Tương quan về lưu lượng đỉnh lũ hàng năm của sông Hồng (ở Sơn Tây) với các
sông Đà (Hòa Bình) hệ số R=0,84; sông Lô (Tuyên Quang) hệ số R=0,83; sông
Lô (Yên Bái) với hệ số R=0,665.



7

Hình 1.1.

Hình 1.2.

Hồ Hòa Bình xả lũ

Lũ sông Hồng tại khu vực ngã ba Lô - Hồng

Lũ trên lưu vực sông Hồng là sản phẩm của mưa rào nhiệt đới, đồng thời lại chịu
tác động của địa hình lưu vực.
Mưa lũ trên sông Hồng do nhiều loại hình thời tiết gây nên, mỗi loại hình thời
tiết ảnh hưởng khác nhau tới từng vùng, mưa lũ lại phụ thuộc vào sự tổ hợp và quá
trình diến biến các loại hình thời tiết theo không gian và thời gian, vì vậy tính đồng
nhất của mưa lũ trên lưu vực không cao, nghĩa là ít khi trên toàn lưu vực xảy ra mưa
lớn và chưa từng xảy ra trường hợp lũ lớn nhất của tất cả các sông đồng thời xuất
hiện. Lũ tháng 8/1971, với chu kỳ lặp lại khoảng 200 năm cũng mới chỉ là lũ lớn
nhất trên sông Lô, gặp lũ lớn nhất trên sông Thao và lũ vừa trên sông Đà.


8
Mô đun dòng chảy trên lưu vực sông Hồng khá lớn. Phụ thuộc vào cường độ hoạt
động của gió mùa Tây Nam và áp thấp nhiệt đới Bắc Ấn Độ Dương cũng như ảnh
hưởng của dải hội tụ và cao áp Thái Bình Dương, lũ trên lưu vực sông Hồng có tính
chất phân kỳ rõ rệt: Đối với lưu vực sông Hồng, lũ lớn nhất thường xảy ra vào tháng
8, lũ tháng 7 và tháng 9 chỉ xảy ra quy mô nhỏ hơn.
Lũ thường có nhiều ngọn, nhiều đỉnh kế tiếp nhau. Ở những lưu vực nhỏ từng
con lũ có thể tách biệt nhưng những lưu vực lớn những con lũ kế tiếp nhau tạo

thành một con lũ lớn có thể có nhiều đỉnh hinh răng cưa trên nền một con lũ lớn.
Tùy theo quy mô các trận lũ, thời gian lũ lên từ 3-5 ngày, thời gian lũ xuống từ 57 ngày. Những trận lũ lớn ở lưu vực sông Hồng thường do 2-3 con lũ kết hợp nhau
tạo thành và thường kéo dài 15-20 ngày như lũ tháng 8/1969; tháng 8/1971.
Từ Việt Trì đến Hà Nội, lũ tổng hợp của 3 sông Đà, Thao, Lô dồn vào một dòng,
nên tốc độ dòng chảy lũ ở Sơn Tây còn rất mạnh, đạt Vmaxtb = 2,6m/s,
Vmaxmax=3,45m/s. Lũ ở hợp lưu chỉ kém lũ sông Đà và đầu nguồn sông Thao và sông Lô.
Cường suất nước lên tới 1,88m/ngày ở Sơn Tây còn lớn hơn cường suất nước lên ở Hòa
Bình. Biên độ mực nước năm lớn nhất đạt tới 12,72m, còn biên độ mực nước lũ đạt
11,41m ở Sơn Tây, chỉ khoảng 2-3 ngày là đạt tới đỉnh lũ, ngắn hơn lũ xuống tới 3-4 lần.
Lũ sông Hồng cũng giống như Thao, Đà, Lô, thường xảy ra nhiều ngọn liên tiếp,
lên xuống nhanh vào tháng 4-5, biên độ lũ khoảng tháng 6 có thể lên tới 5-6m, sang
tháng 7-8m các cơn lũ đổ về liên tiếp con lũ thứ nhất chưa rút hết đã chồng tiếp con
lũ thứ 2 làm đỉnh lũ lên cao dần và thường đạt đỉnh lũ vào tháng 8, sau đó mực
nước hạ xuống dần. Do vậy quan hệ mực nước lưu lượng ở từng trạm luôn thay đổi
kể cả trị số lớn nhất, vì đó là dòng không ổn định, lưu lượng lũ cũng luôn thay đổi
theo từng trận lũ không những khác nhau về về dạng lũ (cao, mập), nhọn gầy hoặc
không cao nhưng kéo dài ngày và bắt đầu lên cao ở mức nước do con lũ trước còn
lại cao thấp quyết định. Vì thế khi mực nước sông Hồng đã ở mức cao từ 11,512,5m chỉ xảy ra thêm một đợt lũ không lớn trên diện rộng hay gặp bão thì sẽ xảy ra
lũ đặc biệt như lũ tháng 8/1971, rất nguy hiểm cho hệ thống đê dọc sông.
Một điều đáng chú ý là khi mực nước lũ càng lên cao thì độ dốc mặt nước từ Việt
Trì đến Hà Nội tính theo thời gian truyền lũ có giảm nhỏ (tùy trận lũ khác nhau), độ


9
dốc giảm khác nhau, như trận lũ 8/1971 có chênh lệch mực nước Việt Trì và Hà Nội
là 4,26m, độ dốc mặt nước là 6,7cm/km ở cấp mực nước Hà Nội 11,5m; chênh lệch
chỉ còn 3,7m và độ dốc 6,1cm/km ở cấp mực nước cao 13,3m. Nếu xét với lũ lớn
năm 1945 và năm 1969 cũng ở cấp mực nước chênh lệch giữa Việt Trì và Hà Nội là
4,16m (năm 1945) và 4,03m (năm1969), tình hình khi nước rút thì thì độ dốc cũng
giảm đi nhanh vì mực nước thượng lưu thường rút nhanh trước các trạm hạ du.

Mực nước lũ sông Hồng thường cao hơn mặt ruộng đồng bằng 4-5m, có những
năm cao đến 4-6m, có 3 năm đặc biệt cao hơn mặt ruộng đến 8-9m. Nếu không có
đê thì sản xuất vụ mùa rất khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết cuối vụ, do cấy
muộn, trời rét lúa trổ bông bị hạt lép và mực nước cao kéo dài nên hệ thống đê bị uy
hiếp, kém độ an toàn nên phải có nhiều biện pháp giảm thấp mực nước lũ. Trong
gần 100 năm qua thì có khoàng 73% số năm mức nước từ báo động I đến báo động
III (từ 9,5-11,5m ở Hà Nội) trong khi đó đồng ruộng của đồng bằng phần lớn dưới
cao độ 5-5,5m. Đặc biệt thời gian hơn 50 năm gần đây đã xảy ra 3 trận lũ đạt trên
13m ở Hà Nội, riêng năm 1971 đặc biệt lớn, mức nước thực tế đạt 14,13m; hoàn
nguyên nếu không vỡ đê và không phân lũ thì lên tới 14,80m ở Hà Nội, vượt cả
chiều cao thiết kế của đê. Lưu lượng Sơn Tây đạt tới 37.800m3/s.
Lũ sông Hồng biến đổi giữa các năm không lớn lắm ở Sơn Tây, Qmax thực đo
(1971) chỉ gấp 2,26 lần lưu lượng bình quân lớn nhất (QmaxTB=16.000m3/s) và chỉ
gấp 3,96 lần lưu lượng lũ năm nhỏ nhất (1916 và 1931), Qmaxmin=9.630m3/s. Hệ số
biến sai Cv=0,28; Qmax thực đo(8/1971) lớn gấp 10 lần lưu lượng năm bình quân
nhiều năm (Qo=3.740m3/s) và gấp 100 lần lưu lượng kiệt nhất (Qmin=376m3/s) 1.
F
0

Hình 1.3.

Sông Hồng mùa nước lũ

1 Đề tài: “ĐẶC ĐIỂM DÒNG CHẢY BÙN CÁT SÔNG HỒNG TN - 04 - 24”


10
1.2. Thc trng din bin lũng dn sụng Hng nhng nm gn õy (20012012)
1.2.1. Hin trng din bin sụng Hng
Trờn c s tng hp cỏc s liu t 165 mt ct c o v hng nm h du sụng

Hng t nm 2001 n 2011 cho thy hu nh tt c cỏc v trớ mt ct t u cú xu
hng h thp v m rng nhanh c bit trong khong 4 nm cui 2.
F
1

sơ đồ vị trí 165 mặt cắt hệ thống sông Hồng
việt trì

ng

ao
Th

sông



sông hồng

Sông

Hồng

ng


ng
hồ

cửa ba lạt


tỷlệ 1:200 000

Hỡnh 1.4.

chú thích
điểm khống chế cơ sở
điểm đường chuyền cấp 1

Vớ trớ 165 mt ct c o v hng nm

Trờn sụng Hng cú 126 mt ct, khu vc chy qua a phn huyn Ba Vỡ, th xó
Sn Tõy, huyn Phỳc Th, v ni thnh H Ni cú nhiu bói phự sa ln gia sụng
hoc hai bờn b sụng, xuụi v phớa h du do cú s phõn lu sang cỏc sụng nh sụng
ung, sụng Luc, sụng Tr Lý m dũng chớnh ca sụng nh dn. Cỏc kt qu phõn
tớch chi tit c th hin trong ph lc.
2 Ngun: Cc Qun lý ờ iu


11
Nhận xét:
Đoạn đầu sông Hồng mặt cắt không có xu hướng mở rộng hoặc hạ thấp đáng kể.
Bãi sông nhỏ, xu hướng biến đổi không đáng kể.
Ở đoạn tiếp theo (từ SHG33 đến SHG72) đều có đặc điểm chung là bãi rộng, mặt
cắt lòng sông có xu hướng hạ thấp nhưng không đáng kể. Bãi phát triển ổn định.
Từ mặt cắt SHG73 đến 78 xu hướng biến đổi bắt đầu có sự thay đổi đáng kể: Bãi
sông nhỏ dần và có xu hướng hạ thấp trung bình khoảng 0,5m. Trong khi dòng chảy
có xu hướng hạ thấp đáng kể. Dòng chính hạ thấp khoảng hơn 5m sau 11 năm.
Mặt cắt SHG79 và 80 có bãi rộng hơn và ít biến đổi, trong khi lòng dẫn có xu
hướng giảm ít hơn và có sự phân tách tành 2 dòng chính, thậm chí lòng sông còn có

xu hướng hơi bồi lên so với năm 2001.
Mặt cắt SHG81 cho thấy: Bãi sông bên bờ hữu khá rộng và ổn định, phía bên bờ
hữu nhỏ và có xu hướng hạ thấp. Trong khi lòng dẫn hình thành 2 dòng chảy chính,
dòng phía bên hữu có xu hướng biến đổi không đáng kể nhưng dòng phía bên ta xu
hướng mở rộng và hạ thấp khá rõ rệt với mặt cắt ướt gấp đến gần 3 lần so với năm
2001.
Tại mặt cắt SHG82 và SHG83 nhìn thấy xu hướng biến đổi tương tự như mặt cắt
SHG81 nhưng dòng chính có xu hướng dịch chuyển sang phía bờ hữu. Bãi rộng
biến đổi không đáng kể so với năm 2001. Nhưng lòng dẫn mặc dù không có xu
hướng mở rộng nhưng lại có xu hướng hạ thấp rất rõ rệt với mức độ hạ thấp trung
bình khoảng 2,5m sau 11 năm.
Từ mặt cắt SHG84 đến SHG86 nhìn thấy xu hướng biến đổi giống nhau: Có 2
bãi một ở giữa sông một phía bên bờ tả nhưng không rộng, bãi biến đổi không
nhiều. Nhưng lòng dẫn chính có sự hạ thấp cục bộ cực lớn đặc biệt bên phía sát bờ
hữu khi cao trình hạ thấp lên đến gần 17m so với năm 2001 tạo thành những hàm
ếch gần bãi rất nguy hiểm, không thấy có sự mở rộng lòng dẫn. Các vị trí lòng dẫn
còn lại cũng có sự hạ thấp đáng kể.
Mặt cắt SHG89 cho thấy cả xu thế mở rộng và xu thế hạ thấp lòng dẫn đáng kể ở
cả dòng chảy chính bên phía bờ hữu và dòng chảy giữa sông với diện tích mặt cắt


12
ướt mở rộng gần gấp đôi so với năm 2001, lòng dẫn sát mép bãi bị hạ thấp khá sâu.
Bãi nhỏ, ít biến động sau 11 năm.
Từ mặt cắt SHG90 đến SHG93 bãi rộng, lòng dẫn nhỏ và ít biến đổi.
Mặt cắt SHG94 lòng dẫn mùa kiệt rất nhỏ sát phía bên bờ tả mở rộng không đáng
kể nhưng cao trình mặt cắt ướt hạ thấp trung bình khoảng 2m so với năm 2001.
Trong khi đó cao trình bãi mùa kiệt cho thấy xu hướng hạ thấp rất lớn trên toàn bộ
bãi trung bình khoảng gần 3m.
Tại các mặt cắt từ SHG95 đến SHG113 có xu hướng biến đổi tương tự nhau:

Dòng chảy nhỏ có xu hướng hạ thấp nhưng không nhiều, xu hướng vận động dòng
chảy chủ yếu là dịch chuyển từ phía bở tả sang bờ hữu và ngược lại. Bãi sông rộng
biến đổi không nhiều so với năm 2001.
Xu thế biến đổi lòng dẫn có sự thay đổi mạnh từ mặt cắt SHG114: Toàn bộ lòng
sông nhỏ lại, lòng sông có xu hướng hạ thấp rất mạnh trung bình khoảng hơn 3m so
với năm 2001, trong khi bờ và bãi sông ít biến đổi.
Hình thái dòng chảy và bờ sông ở các mặt cắt từ SHG115 đến SHG122 là khá
giống nhau: Bãi sông có biến động nhưng không đáng kể, lòng dẫn có xu hướng hạ
thấp nhưng không nhiều, xu hướng chủ đạo được nhìn thấy là chuyển dịch dòng
chảy từ bờ tả sang bờ hữu và ngược lại.
Mặt cắt SHG122 có xu hướng biến đổi lòng dẫn rất mạnh: Cao trình đáy hạ thấp
không nhiều khoảng 2m, nhưng lòng dẫn mở rộng rất lớn khoảng hơn hai lần so với
năm 2001. Bờ và bãi sông rộng, ít biến đổi sau 11 năm.
Tại mặt cắt SHG124 lòng sông không có xu hướng mở rộng, nhưng mặt cắt ướt
có xu hướng hạ thấp rất lớn lên đến gần 8m sau 11 năm. Toàn bộ bờ bãi sông có hạ
thấp so với năm 2001 nhưng không đáng kể chỉ khoảng 0,5m. Xu thế biến đổi
tương tự được nhìn thấy ở mặt cắt SHG123 tuy nhiên với mức độ thấp hơn (cao
trình đáy sông hạ thấp gần 4m).
Từ mặt cắt SHG125 đến SHG127 có xu thế biến đổi khá giống nhau: Lòng sông
không có xu hướng mở rộng nhưng toàn bộ cao trình đáy sông bị hạ thấp khoảng
hơn 1m. Cao trình bờ, bãi sông có biến đổi nhưng không lớn sau 11 năm.
Từ mặt cắt SHG128 đến mặt cắt SHG132 ít biến đổi. Lòng sông chỉ có xu hướng
dịch chuyển dòng chảy từ bờ hữu sang bờ tả và ngược lại. Bờ và bãi sông phát triển
ổn định trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2011.


13
1.3. Thực trạng về phù sa và khai thác cát ở hạ du sông Hồng (từ sau hồ Hòa
Bình)
1.3.1. Lưu lượng bùn cát lơ lửng bình quân năm bình quân nhiều năm

Lưu lượng bùn cát lơ lửng (Qs) là lượng bùn cát lơ lửng chảy qua mặt cắt ngang
sông trong một đơn vị thời gian, được tính bằng tích số giữa lưu lượng nước và độ
đục nước sông. Vì vậy, dù hồ Hoà Bình hầu như không ảnh hưởng đến giá trị dòng
chảy bình quân năm nhưng do ảnh hưởng đến độ đục bình quân năm nên cũng ảnh
hưởng đến Qs. Bởi vậy, cũng như chuỗi số liệu độ đục, chuỗi số liệu lưu lượng bùn
cát lơ lửng cũng không đồng nhất và việc tính toán Qs vẫn phải tách làm hai thời kỳ
trước và sau khi có hồ Hòa Bình.
Bảng 1.1.

Lưu lượng bùn cát lơ lửng và sai số quân phương tương đối tại các
trạm thời kỳ trước khi có hồ Hòa Bình

TT

Tên trạm

TKTTĐB

Số năm

Ktb

Cv

Qs ( kg/s)

σ%

1


Hòa Bình

1959 - 1987

28

≈ 1,00

0,42

1761

7,94

2

Yên Bái

1958 - 1987

30

≈ 1,00

0,50

1157

9,13


3

Vụ Quang

1959 - 1987

28

≈ 1,00

0,41

272

7,75

4

Sơn Tây

1958 - 1987

30

≈ 1,00

0,33

3633


6,02

5

Hà Nội

1957 - 1987

31

≈ 1,00

0,29

2350

5,21

Bảng 1.2.

Lưu lượng bùn cát lơ lửng và sai số quân phương tương đối tại các
trạm thời kỳ sau khi có hồ Hòa Bình

TT

Tên trạm

TKTTĐB

Số

năm

Cv

Qs
( kg/s)

σ%

QSTHB
QSSHB

QSSHB
QSTHB

1

Hòa Bình

1988 - 2003

16

0,31

214

7,75

8,23


0,12

2

Yên Bái

1988 - 2003

16

0,42

1552

10,5

0,75

1,34

3

Vụ Quang

1988 - 2003

16

0,28


368

7,00

0,74

1,35

4

Sơn Tây

1988 - 2003

16

0,54

1904

13,5

1,91

0,52

5

Hà Nội


1988 - 2003

16

0,37

1433

9,25

1,64

0,61


14
Bảng 1.3.

Tỷ lệ đóng góp dòng chảy bùn cát lơ lửng hàng năm của 3 nhánh
Đà, Thao, Lô vào sông Hồng thời kỳ trước và sau khi có hồ Hòa
Bình
Đặc trưng

QsHB/QsHB+ QsYB+ QsVQ

Thời kỳ trước khi có
hồ Hòa Bình
55,20 %


Thời kỳ sau khi có hồ
Hòa Bình
10,03 %

QsYB /QsHB+ QsYB+ QsVQ

36,27 %

72,73 %

QsVQ /QsHB+ QsYB+ QsVQ

8,53 %

17,24 %

Từ các số liệu trên ta thấy rằng :
- Trong thời kỳ trước khi có hồ Hòa Bình: mặc dù chuẩn độ đục của sông Thao là
lớn nhất nhưng do chuẩn lưu lượng nước của sông Đà lớn hơn nên chuẩn lưu lượng
bùn cát lơ lửng của sông Đà là lớn nhất (1761 kg/s tại Hoà Bình), tiếp đến là sông
Thao (1157 kg/s tại Yên Bái) và nhỏ nhất là sông Lô (chỉ 272 kg/s tại Vụ Quang).
Bởi vậy, tỷ lệ gia nhập lưu lượng bùn cát hàng năm vào sông Hồng của sông Đà là
lớn nhất (55,2%), tiếp đến sông Thao (36,3 %) và nhỏ nhất là sông Lô (8,5%). Lưu
lượng bùn cát lơ lửng sông Hồng tại Sơn Tây tăng so với lưu lượng bùn cát sông Đà
tại Hoà Bình do được bổ sung lưu lượng bùn cát của sông Thao và sông Lô (đạt
3633 kg/s).
- Từ năm 1988, hồ Hòa Bình bắt đầu đi vào hoạt động, lượng bùn cát bị bồi lắng
lại trong hồ rất nhiều nên độ đục nước sông tháo xuống hạ lưu giảm mạnh khiến lưu
lượng bùn cát lơ lửng trên sông Đà tại trạm Hoà Bình giảm theo, (tới hơn 8 lần so
với thời kỳ trước khi có hồ Hòa Bình). Ảnh hưởng giảm lưu lượng bùn cát lơ lửng ở

hạ lưu đập Hòa Bình này lan truyền đến tận các trạm Sơn Tây và Hà Nội trên sông
Hồng nhưng có xu thế yếu dần (tại Sơn Tây: giảm 1,9 lần; tại Hà Nội: giảm 1,6
lần). Ngược lại, lưu lượng bùn cát lơ lửng trên sông Thao và sông Lô lại tăng mạnh
do hậu quả của nạn chặt phá rừng bừa bãi, làm xói mòn nghiêm trọng bề mặt lưu
vực dẫn đến tăng lượng bùn cát gia nhập sông. So với thời kỳ trước khi có hồ Hòa
Bình, lưu lượng bùn cát lơ lửng tại Yên Bái và tại Vụ Quang đều tăng xấp xỉ 1,35
lần. Sự giảm lưu lượng bùn cát lơ lửng trên sông Đà và sự tăng lưu lượng bùn cát lơ
lửng trên sông Thao và sông Lô đã làm thay đổi tỷ lệ đóng góp lưu lượng bùn cát


15
hàng năm của ba sông Đà, Thao, Lô vào sông Hồng: của sông Đà trở thành nhỏ
nhất (chỉ còn 10%, giảm 45%), của sông Thao là lớn nhất (lên tới 73%, tăng 37%)
và của sông Lô lên vị trí thứ hai (đạt 17%, tăng 8%).
1.3.2. Phân phối lưu lượng bùn cát lơ lửng trong năm
1.3.2.1. Theo mùa dòng chảy
Lưu lượng bùn cát lơ lửng biến đổi mạnh theo các mùa dòng chảy: rất lớn trong
mùa lũ và rất nhỏ trong mùa kiệt. Lưu lượng bùn cát lơ lửng bình quân mùa lũ
thường lớn gấp hơn 2 lần lưu lượng bùn cát lơ lửng bình quân năm và lớn gấp từ 10
đến 32 lần lưu lượng bùn cát lơ lửng bình quân mùa kiệt đối với thời kỳ trước khi
có hồ Hòa Bình và từ 9,5 đến xấp xỉ 15 lần lưu lượng bùn cát lơ lửng bình quân
mùa kiệt đối với thời kỳ sau khi có hồ Hòa Bình. Tổng lưu lượng bùn cát lơ lửng
mùa lũ thường chiếm tới từ 88% đến 95% tổng lưu lượng bùn cát lơ lửng cả năm
đối với thời kỳ trước khi có hồ Hòa Bình và từ 87% đến 91% đối với thời kỳ sau khi
có hồ Hòa Bình. So với tổng lưu lượng bùn cát lơ lửng mùa kiệt, tổng lưu lượng
bùn cát lơ lửng mùa lũ lớn gấp từ 7 đến 23 lần đối với thời kỳ trước khi có hồ Hòa
Bình và từ 7 đến 10,5 lần đối với thời kỳ sau khi có hồ Hòa Bình.
Bảng 1.4.

Tổng lưu lượng bùn cát lơ lửng trong các mùa dòng chảy thời kỳ

trước khi có hồ Hòa Bình

Tên trạm

(∑ Q )

s n

(kg/s)

Mùa lũ
Thời
gian

(∑ Q )

s ML

(kg/s)

Mùa kiệt
Thời
gian

(∑ Q )

s MK

(kg/s)


(∑ Q s ) ML
(∑ Q s ) n

(%)

(∑ Q s ) ML
(Q s ) MK

Hòa Bình

18789

VI - X

18001

XI - V

788

95,81

22,86

Yên Bái

13883

VI - X


12658

XI - V

1225

91,18

10,33

3261

VI - X

2871

XI - V

390

88,04

7,36

Sơn Tây

39651

VI - X


36099

XI - V

3552

91,04

10,16

Hà Nội

25650

VI - X

23126

XI - V

2524

90,16

9,16

Vụ Quang


16

Bảng 1.5.

Tổng lưu lượng bùn cát lơ lửng trong các mùa dòng chảy thời kỳ
sau khi có hồ Hòa Bình
(∑ Q s ) n

Mùa lũ

(kg/s)

Thời
gian

(∑ Q s ) ML

Hòa Bình

2613

Yên Bái

Mùa kiệt

(∑ Q s ) ML (∑ Q s ) ML

(∑ Q s ) MK

(kg/s)

Thời

gian

(kg/s)

(%)

VI - IX

2321

X-V

292

88,81

7,94

18622

VI - X

16792

XI - V

1830

90,18


9,18

Vụ Quang

4298

VI - X

3893

XI - V

406

90,57

9,60

Sơn Tây

19679

VI - X

17509

XI - V

2171


88,97

8,07

Hà Nội

16429

VI - X

14328

XI - V

2100

87,22

6,82

Tên trạm

Bảng 1.6.

(∑ Q s ) n

(Q s ) MK

Lưu lượng bùn cát lơ lửng bình quân các mùa dòng chảy thời kỳ
trước khi có hồ Hòa Bình


Tên trạm

Qs n

Mùa lũ

Mùa kiệt

QS ML

QS ML

QS n

QS MK

113

2,30

32,00

XI - V

175

2,19

14,47


574

XI - V

56

2,11

10,30

VI - X

7220

XI - V

507

2,18

14,23

VI - X

4625

XI - V

361


2,16

12,83

(kg/s)

Thời
gian

(kg/s)

Thời
gian

(kg/s)

Hòa Bình

1566

VI - X

3600

XI - V

Yên Bái

1157


VI - X

2532

Vụ Quang

272

VI - X

Sơn Tây

3304

Hà Nội

2138

Bảng 1.7.

QS ML

QS MK

Lưu lượng bùn cát lơ lửng bình quân các mùa dòng chảy thời kỳ sau
khi có hồ Hòa Bình

Tên trạm


Qs n

Mùa lũ

Mùa kiệt

QS ML

QS ML

QS n

QS MK

42

2,13

11,12

XI - V

261

2,16

12,85

779


XI - V

58

2,17

13,44

VI - X

3502

XI - V

310

2,14

11,29

VI - X

2866

XI - V

300

2,09


9,55

(kg/s)

Thời
gian

(kg/s)

Thời
gian

(kg/s)

Hòa Bình

218

VI - X

464

XI - V

Yên Bái

1552

VI - X


3358

Vụ Quang

358

VI - X

Sơn Tây

1640

Hà Nội

1369

QS ML

QS MK

Từ khi hồ Hoà Bình bắt đầu hoạt động, lưu lượng bùn cát lơ lửng bình quân các
mùa tại các trạm ở hạ lưu đều giảm đi rõ rệt, đặc biệt là trên sông Đà. So với thời kỳ
trước khi có hồ Hòa Bình, lưu lượng bùn cát lơ lửng bình quân mùa lũ tại Hoà Bình


17
giảm 7,49 lần; tại Sơn Tây giảm 2,06 lần và tại Hà Nội giảm 1,61 lần còn lưu lượng
bùn cát lơ lửng bình quân mùa kiệt tại Hoà Bình giảm 2,69 lần; tại Sơn Tây giảm
1,64 lần và tại Hà Nội giảm 1,2 lần.
Bảng 1.8.


So sánh lưu lượng bùn cát lơ lửng bình quân trong các mùa dòng
chảy giữa hai thời kỳ trước và sau khi có hồ Hòa Bình
Mùa lũ
TT

Tên trạm

QS MLTHB
QS MLSHB

Mùa kiệt
Q S MKTHB

QS MKSHB

Q S MLTHB

Q S MKSHB

QS MKTHB

Q S MLSHB

1

Hòa Bình

7,76


0,13

2,69

0,37

2

Yên Bái

0,75

1,33

0,67

1,49

3

Vụ Quang

0,74

1,36

0,97

1,04


4

Sơn Tây

2,06

0,49

1,64

0,61

5

Hà Nội

1,61

0,62

1,20

0,83

Tại các trạm Yên Bái trên sông Thao và Vụ Quang trên sông Lô, tình hình diễn
biễn theo chiều hướng gần như ngược lại. Lưu lượng bùn cát lơ lửng bình quân các
mùa của thời kỳ sau khi có hồ Hòa Bình đều tăng lên rõ rệt so với thời kỳ trước khi
có hồ Hòa Bình. Sự tăng lưu lượng bùn cát lơ lửng này xảy ra không phải do tác
động của hồ Hòa Bình mà xảy ra do hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi trên bề
mặt lưu vực từ những năm giữa thập kỷ 80 trở lại đây. Lưu lượng bùn cát lơ lửng

bình quân mùa lũ tại Yên Bái tăng 1,33 lần và tại Vụ Quang tăng 1,36 lần. Lưu
lượng bùn cát lơ lửng bình quân mùa kiệt tại Yên Bái tăng 1,49 lần và tại Vụ Quang
tăng 1,04 lần.
Sự giảm lưu lượng bùn cát lơ lửng bình quân trong các mùa dòng chảy trên sông
Đà và sự tăng lưu lượng bùn cát lơ lửng bình quân trong các mùa dòng chảy trên
các sông Thao và Lô trong thời kỳ sau khi có hồ Hòa Bình đã làm thay đổi tỷ lệ
đóng góp dòng chảy bùn cát lơ lửng trung bình từng mùa của ba sông Đà, Thao, Lô
vào sông Hồng. So với thời kỳ trước khi có hồ Hòa Bình, tỷ lệ đóng góp lưu lượng
bùn cát lơ lửng bình quân các mùa của sông Đà giảm, của sông Thao và sông Lô
tăng.


18
Bảng 1.9.

Tỷ lệ đóng góp dòng chảy bùn cát lơ lửng từng mùa của ba nhánh
Đà, Thao, Lô vào sông Hồng thời kỳ trước và sau khi có hồ Hòa
Bình (%)
Mùa lũ

Mùa kiệt

Đặc trưng

Trước khi có
hồ Hòa Bình

QsHB/QsHB+ QsYB+ QsVQ

53,68


10,08

32,85

11,63

QsYB /QsHB+ QsYB+ QsVQ

37,76

72,98

50,87

72,30

QsVQ /QsHB+ QsYB+ QsVQ

8,56

16,93

16,28

16,07

1.3.1.2.

Sau khi có Trước khi có Sau khi có hồ

hồ Hòa Bình hồ Hòa Bình
Hòa Bình

Theo các tháng trong năm

Phân phối lưu lượng bùn cát lơ lửng theo tháng trong năm tại tất cả các trạm
trong cả hai thời kỳ: trước và sau khi có hồ Hòa Bình đều rất không đều trong năm
và đều có dạng một đỉnh (một năm có một cực đại và một cực tiểu). Cực đại thường
xuất hiện vào tháng VII hoặc tháng VIII còn cực tiểu thường xuất hiện vào tháng II
hoặc III. Ba tháng có lưu lượng bùn cát lơ lửng lớn nhất thường là các tháng VI,
VII, VIII hoặc VII, VIII, IX. Ba tháng có lưu lượng bùn cát lơ lửng nhỏ nhất thường
là các tháng I, II, III hoặc II, III, IV. Biên độ dao động của lưu lượng bùn cát lơ
lửng trong năm rất lớn, tỷ số giữa lưu lượng bùn cát lơ lửng tháng cực đại lớn gấp
từ 77 đến 890 lần lưu lượng tháng cực tiểu đối với thời kỳ trước khi có hồ Hòa Bình
và từ 33 đến 118 lần đối với thời kỳ sau khi có hồ Hòa Bình. Lưu lượng bùn cát lơ
lửng 3 tháng lớn nhất cũng lớn hơn nhiều lần so với lưu lượng bùn cát lơ lửng 3
tháng nhỏ nhất, khoảng từ 44 đến 354 lần đối với thời kỳ trước khi có hồ Hòa Bình
và từ 21,5 đến 70 lần đối với thời kỳ sau khi có hồ Hòa Bình.
Trong thời kỳ từ năm 1988, do ảnh hưởng hoạt động tích nước phát điện, điều
tiết dòng chảy của hồ Hòa Bình, cả độ đục nước sông và lưu lượng nước ở hạ lưu
trong các tháng mùa lũ đều giảm nên lưu lượng bùn cát trong các tháng mùa lũ cũng
giảm mạnh. Tại trạm Hòa Bình trên sông Đà, lưu lượng bùn cát lơ lửng của tháng
lớn nhất giảm tới 8,12 lần và của 3 tháng lớn nhất giảm tới 8,75 lần so với thời kỳ
trước khi có hồ Hòa Bình. Ảnh hưởng này lan truyền tới các trạm Sơn Tây và Hà


×