Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.07 KB, 30 trang )

Đề cương môn Ngữ văn khối 11 học kì II- Trường THCS- THPT Diên Hồng

TRƯỜNG THCS – THPT DIÊN HỒNG

ĐỀ CƯƠNG
MÔN NGỮ VĂN HỌC KÌ II

LƯU HÀNH NỘI BỘ

Trang 0


Đề cương môn Ngữ văn khối 11 học kì II- Trường THCS- THPT Diên Hồng

KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU
CHƯƠNG 1:
CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
PHẦN 1: CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG
Bài 1
SO SÁNH
1. Khái niệm:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
VD:

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
(Nguyễn Du)
– Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất
(Tô Hoài)


2. Cấu tạo của phép so sánh
So sánh là cách công khai đối chiếu các sự vật với nhau, qua đó nhận thức được sự
vật một cách dễ dàng cụ thể hơn. Vì vậy một phép so sánh thông thường gồm 3 yếu tố:

+ Yếu tố (2) có thể là các từ : như, giống, tựa, khác nào, tựa như, giống như, là,
bao nhiêu,…bấy nhiêu, hơn, kém …
+ Trật tự của phép so sánh có khi được thay đổi.
VD:
Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng
Hồn tôi vang tiếng vọng của hai miền.
3. Các kiểu so sánh
Dựa vào mục đích và các từ so sánh người ta chia phép so sánh thành hai kiểu:
a) So sánh ngang bằng
Phép so sánh ngang bằng thường được thể hiện bởi các từ so sánh sau đây: là, như,
y như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu…bấy nhiêu.
VD: Cao như núi, dài như sông (Tố Hữu)
b) So sánh hơn kém
Trong so sánh hơn kém từ so sánh được sử dụng là các từ : hơn, hơn là, kém, kém
gì…
Trang 1


Đề cương môn Ngữ văn khối 11 học kì II- Trường THCS- THPT Diên Hồng

VD:
– Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng
4. Tác dụng của so sánh
+ Tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động.
VD:
Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. (Ca dao)
+ Giúp cho câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng.
VD:
Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh
BÀI 2
NHÂN HÓA
1. Khái niệm
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
VD:
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
(Trần Đăng Khoa)
2. Phân loại
- Gọi sự vật bằng những từ vốn gọi người
VD:
Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi :
– Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả ?
(Tô Hoài)
- Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động,
tính chất sự vật.
VD :
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân

Đầy đường
(Trần Đăng Khoa)
- Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động
tính chất của thiên nhiên
VD :
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
(Trần Đăng Khoa)
- Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người
VD :
Khăn thương nhớ ai
Trang 2


Đề cương môn Ngữ văn khối 11 học kì II- Trường THCS- THPT Diên Hồng

Khăn rơi xuống đất ?
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt trên vai
(Ca dao)
Em hỏi cây kơ nia
Gió mày thổi về đâu
Về phương mặt trời mọc…
(Bóng cây kơ nia)
3. Tác dụng của phép nhân hoá
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
BÀI 3

ẨN DỤ
1. Khái niệm
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Vd:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viễn Phương)
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
(Nguyễn Khoa Điềm)
→ Mặt trời ở dòng thơ thứ hai chính là ẩn dụ.
Thuyền về có nhớ bến chăng ?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
..
+ Ẩn dụ hình tượng (cách gọi sự vật A bằng sự vật B)
VD:
Người Cha mái tóc bạc
(Minh Huệ)
→ Lấy hình tượng Người Cha để gọi tên Bác Hồ.
+ Ẩn dụ cách thức (là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B)
VD:
Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
(Nguyễn Đức Mậu)
→Nhìn “hàng râm bụt” với những bông hoa đỏ rực tác giả tưởng như những ngọn
đèn “thắp lên lửa hồng”.
+ Ẩn dụ phẩm chất (là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự
vật B)

VD:
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
→ Tròn và dài được lâm thời chỉ những phẩm chất của sự vật B.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B)
VD:
Trang 3


Đề cương môn Ngữ văn khối 11 học kì II- Trường THCS- THPT Diên Hồng

Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt
Huế giải phóng nhanh mà anh lại muộn về.
(Tố Hữu)
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
(Xuân Diệu)
3 Tác dụng của ẩn dụ
……………………………………………………………………………………….
BÀI 4
HOÁN DỤ
1 Khái niệm
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2 Phân loại
- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
Vd:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
Vd:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
BÀI 5
ĐIỆP NGỮ
1. Khái niệm.
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
2. Tác dụng
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Ví dụ:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
BÀI 6
Trang 4


Đề cương môn Ngữ văn khối 11 học kì II- Trường THCS- THPT Diên Hồng

CHƠI CHỮ

1 Khái niệm:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2 Một số kiểu chơi chữ thường gặp:
Dùng từ gần nghĩa, đồng nghĩa để chơi chữ…
Nửa đêm, giờ tí, canh ba
Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi
Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa:
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
Dùng lối nói lái:
Mang theo một cái phong bì
Trong đựng cái gì, đựng cái đầu tiên.
Dùng từ đồng âm:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn!
BÀI 7
LIỆT KÊ – TƯƠNG PHẢN - NÓI QUÁ – NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
1. Liệt kê
Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn
những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
Vd:
“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!”
[Người con gái anh hùng – Trần Thị Lý]

2. Tương phản
Là cách sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt.
“O du kích nhỏ giương cao sung
Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế, to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu”
[Tố Hữu]
3. Nói quá
Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng
được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
“Độc ác thay, trúc Nam sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông hải không rửa sạch mùi”
[Bình NGô đại cáo – Nguyễn Trãi]
“Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
Trang 5


Đề cương môn Ngữ văn khối 11 học kì II- Trường THCS- THPT Diên Hồng

[Việt Bắc – Tố Hữu]
4. Nói giảm nói tránh
Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển,
nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
“Bác đã đi rồi sao Bác ơi!”
[Bác ơi – Tố Hữu]
“Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta”
[Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến]
PHẦN 2:

CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ CÚ PHÁP THƯỜNG GẶP
1. Đảo ngữ
a. Khái niệm
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
b. Tác dụng
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
– Ví dụ:
“Lom khom dưới núi: tiều vài chú
Lác đác bên sông: chợ mấy nhà”
[Qua Đèo Ngang – Bà huyện Thanh Quan]
→ Tô đậm cảm giác hoang vắng, cô liêu…
2. Điệp cấu trúc
a. Khái niệm
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
b. Tác dụng
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
– Ví dụ: “Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một” [Hồ Chí Minh]
→ Khẳng định hùng hồn, đanh thép về sự đoàn kết, thống nhất ý chí của nhân dân ta.
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta”
[Đất nước – Nguyễn Đình Thi]
→ Khẳng định chủ quyền dân tộc, bộc lộ niềm tự hào, vui sướng,….
3. Chêm xen
a. Khái niệm

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
b. Tác dụng
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Vd:
Trang 6


Đề cương môn Ngữ văn khối 11 học kì II- Trường THCS- THPT Diên Hồng

“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích!
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”
[Quê hương – Giang Nam]
→ Bộc lộ tình cảm, cảm xúc: ngạc nhiên, xúc động, yêu mến,… một cách kín đáo.
5. Câu hỏi tu từ
a. Khái niệm
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
b. Tác dụng
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Vd
“Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu?”

[Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]
→ Nhấn mạnh cảnh ngộ mất mát, chia lìa, hoang tàn của quê hương trong chiến tranh.
6. Phép đối
a. Khái niệm
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
b. Tác dụng
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
c. Phân loại: 2 loại
- Đối tương phản (ý trái ngược nhau);
Vd:
“Ta/ dại /ta/ tìm/ nơi/ vắng vẻ
Người/ khôn/ người/ đến/ chốn/ lao xao”
(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- Đối tương hỗ [bổ sung ý cho nhau]
“Son phấn/ có/ thần/ chôn vẫn hận
Văn chương/ không/ mệnh/ đốt còn vương”
(Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du)

Trang 7


Đề cương môn Ngữ văn khối 11 học kì II- Trường THCS- THPT Diên Hồng

CHƯƠNG 2:
PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

PHƯƠNG
THỨC


I. Lí thuyết
1. Tự sự:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Ví dụ:
“Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và
hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì
mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông
chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.”
(Tấm Cám)

Trang 8


Đề cương môn Ngữ văn khối 11 học kì II- Trường THCS- THPT Diên Hồng

2. Miêu tả:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Ví dụ:
“Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ
sông thành một khối tím sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên,
những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát”
(Trong cơn gió lốc, Khuất Quang Thụy)
3. Biểu cảm:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
Ví dụ:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
(Ca dao)
4. Thuyết minh:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Ví dụ:
“Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của
các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói
mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước
thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn của hệ thống
cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm
chết các sinh vật khi chúng nuốt phải…”
(Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000)
5. Nghị luận
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Ví dụ:
“Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều
người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có
học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai”
(Tài liệu hướng dẫn đội viên)
6. Hành chính – công vụ:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Ví dụ:
“Điều 5.- Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Trang 9


Đề cương môn Ngữ văn khối 11 học kì II- Trường THCS- THPT Diên Hồng

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà sách nhiễu nhân dân, dung túng,
bao che cho cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, không xử phạt hoặc xử phạt
không kịp thời, không đúng mức, xử phạt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại
vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
II. Bài tập: Xác định phương thức biểu đạt
1. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng,
lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để
kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,…
(Cây dừa Bình Định)
2. “Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh
trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện
tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường
dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn của
hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra
biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải…”
(Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000)
3. “Đàn chó cứ vây kín chung quanh chị dậu như quân đèn cù. Hình như chúng nó
muốn cố làm hết phận sự với chủ: con nào con nấy nhe răng lè lưỡi, chỉ chực vồ vào hai
chân chị chàng đáng thương.
Cái nón dùng làm khí giới đã bị đàn vật cắn rách tan tành. Chị Dậu luống cuống
không biết làm thế nào. Bí quá, chị phải giơ hai nắm tay đánh nhau bộ với “đội lính coi
nhà“ của ông Nghị

(Tắt đèn- Ngô Tất Tố)
4. “ Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn, nhưng lại đáng
buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng
nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi
đang xôn xao trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu
tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long lên sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sủi ra, khắp
người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi
đè lên người lão. Lão vật vã đên hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội.
Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi và Binh
Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão
đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão...”
( Trích Lão Hạc, Nam Cao )
5. “Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn
có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi
vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong
tương lai”
6. “Trong cuộc sống luôn có những điều mà ta chẳng bao giờ hài lòng, có những lời
nói khiến ta bị tổn thương, có những cách đối xử làm ta buồn rười rượi…Nhưng điều quan
trọng là sau tất cả những điều đó,ta vẫn có lòng vị tha. Ngạn ngữ có câu: “Hãy tha thứ và
hãy quên!”, nhưng phần lớn chúng ta thường cảm thấy quên dễ hơn nhiều so với việc tha
thứ cho một người nào đó đã làm ta đau lòng, việc tha thứ đòi hỏi một người phải có tấm
lòng nhân hậu sâu sắc,biết yêu thương mọi người và bỏ qua tất cả tội lỗi mà họ đã làm.
Nhưng so với thực tế, chẳng mấy ai có thể làm được như vậy. Song nếu nhìn lại,việc tha
thứ cho một người nào đó có thể khiến ta cảm thấy thật sự thanh thản,nhẹ nhõm. Nếu cứ
Trang 10


Đề cương môn Ngữ văn khối 11 học kì II- Trường THCS- THPT Diên Hồng

gặm nhấm những nỗi đau và âm ỉ sự phục thù, ta sẽ bị hao mòn cả về thể xác lẫn tinh thần.

Tha thứ sẽ là một liều thuốc giải độc mạnh mẽ.Tha thứ được thể hiện qua nhiều hành động
trong cuộc sống hằng ngày,vui vẻ nở nụ cười khi có ai đó vô tình giẫm phải chân mình,
hay chẳng chấp người bạn ngồi cùng bàn hay có tính mượn đồ của mình trong giờ học…
Những việc làm đó sẽ khiến cho mình đáng yêu hơn trong mắt của mọi người.Vì vậy,hãy
học cách sống mà có lòng vị tha vì nó là đức tính quý báu của mỗi con người chúng ta.”
7. “Rất nhiều người bước vào và ra đi khỏi cuộc đời bạn,nhưng chỉ có người bạn
thật sự mới có thể để lại dấu chân trong tim bạn”.Thật vậy,tình bạn giúp chúng ta nhận ra
cuộc sống thật đẹp,thật đáng yêu. Tình bạn là một thuật ngữ được dùng biểu thị sự hợp tác
và hành vi nhiệt tình giữa hai hoặc nhiều con người. Đặc biệt là mối quan hệ cá nhân với
nhau, bao hàm một mối quan hệ về kiến thức, sự quý trọng và ảnh hưởng lẫn nhau, nhu
cầu hay cơn khủng hoảng.Nhưng tình bạn không đơn thuần là như vậy, cuộc sống không
thể thiếu vắng tình bạn.Một tình bạn chân thành sẽ mạng cho ta nhiều niềm vui và động
lực cho cuộc sống.Nhiều lúc cảm thấy trống vắng và chẳng muốn những chuyện nhỏ nhặt
làm ảnh hưởng đến gia đình, khi đó một cái nắm tay siết chặt của tình bạn cũng làm ta vơi
đi phần nào nỗi khổ tâm trong lòng.Thật may mắn cho ai có được người bạn thật sự của
mình ở trong cái xã hội mà hiện nay chỉ toàn giẫm đạp lên nhau mà sống.Và điều cần thiết
cho một tình bạn đẹp đẽ là ta phải sống thật, sống chân tình,biết yêu thương người bạn
của mình.Có như vậy ta mới được tình bạn thật sự cho riêng mình.
8. Hy sinh,là một trong những đức tính khó thực hiện nhất ở mỗi con người. Hy
sinh là từ bỏ hết những thứ mình có,những thứ mình cần để đem lại hạnh phúc cho người
khác. Khi nói đến hy sinh, ta lại nghĩ đến,ta nghĩ đến ông bà, cha mẹ - những người đã
dành hết tâm sức của mình để chăm lo, dạy dỗ con cháu nên người. Ta nghĩ đến những
người phục vụ trong quân đội đã chấp nhận mạo hiểm, đánh đổi cuộc sống của mình để
bảo vệ quê hương, đất nước. Tôi nghĩ đến các thầy cô, những người đã từ bỏ những công
việc đem lại cuộc sống sung túc hơn để theo đuổi việc dạy dỗ, giáo dục thế hệ trẻ, những
người học trò thân yêu,những tình nguyện viên khắp nơi trên thế giới, những trái tim nhân
ái đã dành thời gian và cả tuổi thanh xuân của mình để cứu giúp người khác hay làm cho
đời sống tinh thần của mọi người phong phú, tươi vui hơn.Qua đây,ta hiểu được để có đức
hy sinh,trước hết ta phải có một trái tim nhân hậu hơn những trái tim khác,biết nghĩ đến
mọi người,muốn mình phải làm một người có ích cho xã hội.

9. “Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững
bên bờ sông thành một khối tím sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng
rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát”
(Trong cơn gió lốc, Khuất Quang Thụy)
10. Nhà ngoại ở Bến Tre. Vườn nhà ngoại rộng mênh mông đến ba, bốn công đất.
Cả một vùng quê dừa mọc thành rừng. Vườn ngoại cũng bao la dừa, bát ngát dừa.
Dừa trồng thành hàng. Giữa các hàng dừa có mương nước chạy dọc song song.
Mỗi cây dừa có một lãnh thổ riêng biệt. Có những cây dừa cao 20 — 30m, ngạo nghễ giữa
trời xanh, gốc to xù xì, người lớn ôm không xuể. Có những cây dừa tơ ba, bốn tuổi, chỉ
thấp độ 3 – 4m, lá xanh rì, lúc lỉu buồng quả trông rất thích.
Lá dừa mọc ở ngọn cây, có từ 20 – 30 lá, được gọi là tàu dừa. Tàu dừa có bẹ dài 3
– 4m. Bẹ dừa hình máng, thuôn dài, rất to, rất dẻo dai. Hai bên bẹ dừa có từ 120- 125
mảnh lá dạng lông vũ khổng lồ, mềm dẻo, óng ánh xanh, lay động theo gió. Mỗi năm dừa
thay đổi lá một lần, lá này rụng thì có lá mói mọc ra thay thế. Mỗi lá dừa rụng để lại dấu
ngấn trên thân dừa bạc thếch.
11. Cứ mỗi độ thu sang
Hoa cúc lại nở vàng
Trang 11


Đề cương môn Ngữ văn khối 11 học kì II- Trường THCS- THPT Diên Hồng

Ngoài vườn hương thơm ngát
Ong bướm bay rộn ràng
Em cắp sách tới trường
Nắng tươi trải trên đường
Trời cao xanh gió mát
Đẹp thay lúc thu sang.
(Trích Sách Tập đọc lớp 3 - chương trình cũ)
12. Trong cuộc sống, rất nhiều đức tính dẫn dắt ta đến thành công,và khiêm tốn là

một trong số đó.Điển hình, khi ta trò chuyện với người khiêm tốn, ta luôn cảm thấy thoải
mái, dễ chịu và thú vị rất nhiều. Người khiêm tốn luôn biết che giấu ưu điểm, chẳng bao
giờ thổi phồng hoặc đánh giá quá cao về tài năng của mình. Người khiêm tốn luôn thấy
kém cỏi hơn so với mọi người, họ luôn tìm kiếm những ưu điểm của người khác và xem đó
là cái gương để mình học tập. Ngược lại, càng muốn chứng tỏ mình với mọi người, khoe
khoang những gì mình có và chê bai người khác, ta sẽ nhận được kết quả ngược lại.
Người nào tự bó chặt bản thân trong những suy nghĩ tự cao tự đại, thì chẳng bao lâu sẽ
trở nên một kẻ nhỏ mọn trong mắt người khác. Từ đó, ta nhận biết được muốn tạo được ấn
tượng đẹp đẽ trong mắt người khác,ta phải khiêm tốn. Ta phải lắng nghe người khác góp ý
về mình, luôn học hỏi những điều hay, điều tốt của mọi người xung quanh là cố gắng thực
hiện theo. Hãy rèn luyện tính khiêm tốn trở thành một thái độ sống và phát huy nó trong
những mối quan hệ hằng ngày.
13. “Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người
không thể sống thiếu nước. Nước chiếm khoảng 58 - 67% trọng lượng cơ thể người lớn và
đối với trẻ em lên tới 70 - 75%, đồng thời nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa
diễn ra trong cơ thể con người.
Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme
sẽ không đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và
cơ thể không thể hoạt động chính xác. Tình trạng thiếu nước do không uống đủ hàng ngày
cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có tới 80% thành phần mô não được cấu tạo
từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung, tinh thần và tâm lý giảm sút…”
(Nanomic.com.vn)
14. Dịch bệnh E-bô-la ngày càng trở thành “thách thức” khó hóa giải. Hiện đã có
hơn 4000 người tử vong trong tổng số hơn 8000 ca nhiễm vi rút E-bô-la. Ở năm quốc gia
Tây Phi. Hàng nghìn trẻ em rơi vào cảnh mồ côi vì E-bô-la. Tại sao Li-bê-ri-a, cuộc bầu
cử thượng viện phải hủy do E-bô-la “tác quái
Với tinh thần sẻ chia và giúp đỡ năm nước Tây Phi đang chìm trong hoạn noạn,
nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã gửi những nguồn lực quý báu với vùng dịch để
giúp đẩy lùi “bóng ma” E-bô-là, bất chấp nhưng nguy cơ có thể xảy ra.
Mĩ đã quyết định gửi 4000 binh sĩ, gồm các kĩ sư, chuyên gia y tế, hàng loạt nước ở

Châu Âu, Châu Á và Mĩ-la-tinh gửi trang thiết bị và hàng nghìn nhân viên y tế tới khu vực
Tây Phi. Cu-ba cũng gửi hàng trăm chuyên gia y tế tới đây.
Trong bối cảnh chưa có vắc xin điều trị căn bệnh E-bô-la, việc cộng đồng quốc tế
không “quay lưng” với vùng lõi dịch ở Tây Phi, tiếp tục gửi chuyên gia và thiết bị tới đây
để dập dịch không chỉ là hành động mang tính nhân văn, mà còn thắp lên tia hi vọng cho
hàng triệu người Phi ở khu vực này.
(Dẫn theo Nhân dân.com.vn)
15. “Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu
chứa nhiều ngang trái. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều
Trang 12


Đề cương môn Ngữ văn khối 11 học kì II- Trường THCS- THPT Diên Hồng

lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng
với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh”
(Nhớ Sài Gòn - Minh Hương).
16. “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo sáng sủa. Từ khi có vịnh
Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi
lần dông tố, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại
thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đàhơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng
ròn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày dông bão, thì nay lưới càng
thêm nặng mẻ cá giã đôi”
(Cô Tô - Nguyễn Tuân)

CHƯƠNG 3
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ

Trang 13



Đề cương môn Ngữ văn khối 11 học kì II- Trường THCS- THPT Diên Hồng

PHẦN I. LÍ THUYẾT
1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
a/ Khái niệm Ngôn ngữ sinh hoạt:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
– Có 2 dạng tồn tại:
+ Dạng nói
+ Dạng viết: nhật kí, thư từ, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại,…
b/ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
Trang 14


Đề cương môn Ngữ văn khối 11 học kì II- Trường THCS- THPT Diên Hồng

*** *** Cách nhận biết ngôn ngữ chính luận trong đề đọc hiểu :Trong đề đọc hiểu, nếu
đề bài trích đoạn hội thoại, có lời đối đáp của các nhân vật, hoặc trích đoạn một bức thư,
nhật kí, thì chúng ta trả lời văn bản đó thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
a/ Ngôn ngữ nghệ thuật:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
– Phạm vi sử dụng:

+ Dùng trong văn bản nghệ thuật: Ngôn ngữ tự sự (truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, hồi
kí…); Ngôn ngữ trữ tình (ca dao, vè, thơ…); ngôn ngữ sân khấu (kịch, chèo, tuồng…)
+ Ngoài ra ngôn ngữ nghệ thuật còn tồn tại trong văn bản chính luận, báo chí, lời nói hằng
ngày…
b/ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
*** *** Cách nhận biết ngôn ngữ nghệ thuật trong đề đọc hiểu : Như vậy trong đề đọc
hiểu, nếu thấy trích đoạn nằm trong một bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tuỳ bút, ca dao,
… và các tác phẩm văn học nói chung thì mình đều trả lời thuộc phong cách ngôn ngữ
nghệ thật.
3. Phong cách ngôn ngữ chính luận
*** Cách nhận biết ngôn ngữ chính luận trong đề đọc hiểu :
- Nội dung liên quan đến những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư
tưởng,…
- Có quan điểm của người nói/ người viết
- Dùng nhiều từ ngữ chính trị
- Được trích dẫn trong các văn bản chính luận ở SGK hoặc lời lời phát biểu của các
nguyên thủ quốc gia trong hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự , …
4. Phong cách ngôn ngữ báo chí
*** Nhận biết :
+Văn bản báo chí rất dễ nhận biết khi đề bài trích dẫn một bản tin trên báo, và ghi rõ
nguồn bài viết ( ở báo nào? ngày nào?)
+Nhận biết bản tin và phóng sự : có thời gian, sự kiện, nhân vật, những thông tin trong văn
bản có tính thời sự
PHẦN II. BÀI TẬP
1.
20.5.68
Tiễn chân những bệnh nhân lên đường trở về đội ngũ chiến đấu, lẽ ra chỉ là niềm vui, vậy
mà cả người đi lẫn người ở đều buồn thấm thía. Hơn một tháng nằm lại bệnh xá, những
bệnh nhân ấy đã gắn bó với mình không phải chỉ là tình thương giữa người thầy thuốc với
bệnh nhân mà trong tình cảm ấy có cả nỗi cảm thông sâu sắc giữa những người bạn. Hôm

nay họ đi rồi, người ra đi còn nhớ chăng những đêm dài trò chuyện những đêm mình đi
trực. Nhớ chăng những buổi cả cơ quan đi cõng gạo họ đã cùng mình xử trí một ca
thương, họ làm như những nhân viên thực thụ, đêm đến trong ánh đèn dầu họ ngồi hí hoáy
Trang 15


Đề cương môn Ngữ văn khối 11 học kì II- Trường THCS- THPT Diên Hồng

lau dụng cụ… những ngày ấy vui sao! Bao giờ gặp lại nhau và có còn được gặp nhau
không hở những người bạn mến thương?
(Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm)
2. “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng
thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong
vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được
hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở
rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới”.
3. “Xứ sở Tình Thương, ngày 15 tháng 02 năm 2015.
Nhà văn Andersen kính mến!
... Nếu được gặp ông trước đêm ông đặt bút viết nên câu chuyện kể về cháu, cháu đã xin
ông đừng tạo nên một nhân vật đáng thương đến vậy. Cháu muốn được lớn lên trong một
thế giới đẹp đẽ hơn, sống một cuộc sống yên bình, hạnh phúc nhưng ngặt nỗi số phận và
chính ông đã chẳng cho cháu có quyền được lựa chọn. ...
Chính người bà mà cháu yêu quý đã rời xa cháu vĩnh viễn chỉ vì bệnh tật và nghèo khổ
đấy ạ. Những cánh chim bồ câu trắng khẽ bay lượn trên bầu trời trong lành, thoáng đãng,
chẳng chút bụi bặm, ô nhiễm, bên dưới là mái nhà có dây thường xuân bao quanh, có
tiếng mẹ, tiếng cha ấm áp, dịu dàng… Đó mới là một cuộc sống mà cháu hằng mong ước,
ông có biết?
Điều mà cháu tiếc nhất ở câu chuyện của ông đó là giữa những con người còn có một
khoảng cách vô hình tồn tại, ngăn cản sự chan hòa của tình thương. Ông cũng biết đấy,
trông thấy một bé gái nhỏ lạnh co vì rét giữa đêm giá buốt chào diêm mà chẳng ai dừng

lại mua giúp lấy một bao. Để rồi khi cô bé ấy “nắm tay bà bay lên”, bay về một thế giới
khác. Người ta cũng chẳng buồn quan tâm, họa chăng chỉ là đôi lời bàn tán để thỏa mãn
cho sự hiếu kỳ của họ.
Ông ơi! trước khi chết vì cái đói, cái rét, cô bé kia đã chết vì chính sự lạnh lùng vô cảm,
tàn nhẫn và ích kỷ của người đời. Càng ngẫm nghĩ, cháu lại càng thấm thía câu nói, tuy
đơn giản ngắn gọn nhưng lại vô cùng ý nghĩa của Loilla Cather: “Nơi nào có tình thương
yêu thì nơi đó luôn có những điều kỳ diệu”. Giá như con người biết quan tâm đến nhau
nhiều hơn thì có lẽ điều kỳ diệu đã xảy ra và cháu đã chẳng về với Thượng đế. Tình
thương, sự sẻ chia, giúp đỡ đồng loại, chỉ mơ ước nhỏ bé ấy thôi mà chẳng ai giúp cháu,
giúp những em bé có hoàn cảnh như cháu thực hiện được ông nhỉ?...
(Cô bé bán diêm Trương Hải Nam, Trường THCS Lê Hữu Lập - Thanh Hóa)
4. Văn hóa xếp hàng nơi công cộng, từ lâu đã trở thành đề tài gây tranh cãi của
nhiều người. Đó được xem là “bài ca” muôn thuở của giới trẻ hiện nay. Mới đây, bức ảnh
ghi lại cảnh một anh chàng ngoại quốc tỏ ra bối rối, không biết xử sự như thế nào khi
nhiều bạn trẻ người Việt phía trước đổ dồn để mua thức ăn không theo một trật tự nào, đã
lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng mạng, đồng thời dấy lên làn sóng tranh cãi về
văn hóa ứng xử nơi công cộng.
Theo tìm hiểu, bức ảnh này được chụp tại một trung tâm thương mại ở Hà Nội. Khi đó,
chàng trai ngoại quốc chỉ biết đứng khoanh tay ngơ ngác, không hiểu chuyện gì đang xảy
ra trước mặt mình. Khoảng 10 phút sau, khi nhóm bạn trẻ phía trước rời đi, chàng trai
này mới tiến lại quầy mua thức ăn. Bức ảnh một lần nữa khiến nhiều người phải suy nghĩ
về cách ứng xử văn minh nơi công cộng.
(Theo Đặng Thanh, ngày 26/08/2015, www.yan.vn)
5.
Trang 16


Đề cương môn Ngữ văn khối 11 học kì II- Trường THCS- THPT Diên Hồng

“Em là ai? Cô gái hay nàng tiên

Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng?
[…]
Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!”
(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961)
6. Nhà tôi có tới mấy vườn cau. Ôm lấy thân cau là dây trầu không. Ngày nào tôi cũng
theo mẹ ra vườn. Tôi giơ hai bàn tay nhỏ xíu đón nhận những lá trầu hình trái tim mẹ tôi
hái, bỏ vào sọt tre, kịp ngày mai đưa ra chợ Chè. Mẹ tôi bảo: “Con ạ, lòng tốt nó thẳng
ngay như cây cau, thơm như lá trầu xanh. Lòng tốt không giữ, nó như cây cau còi, lá trầu
héo. Con út của mẹ đừng để lòng tốt khô héo nghe không…”. Tôi mơ hồ hiểu. Ý tưởng mẹ
tôi chi phối suốt một đời cầm bút của tôi. Đừng bao giờ nguôi đi khát vọng, nguôi đi niềm
say mê, nguôi đi tình yêu của mình… Để lá trầu xanh và thơm, cây cau sung sức, từ sáng
tinh mơ mẹ tôi gánh cạn cả một khe nước tưới cho mấy khu vườn rậm rạp ấy (…)
Thơ tôi là những hạt cát li ti ẩn giữa hai nếp nhăn vầng trán mẹ tôi nơi miền gió cát
Quảng Bình. Là dòng chảy buồn buồn như dáng người mẹ mảnh khảnh một mình băng
qua cồn cát khi ánh tà vừa xuống, hoặc những lúc bất ngờ gặp trận bão cát dữ dội. Nào ai
dám nói người mẹ của mình trọn đời hạnh phúc? Thơ tôi viết về cái nghiệt ngã, nỗi khắc
khoải, dằn vặt, về thiên nhiên, về đời sống, về tình yêu… thông qua dòng chảy ấy, viết về
vẻ đẹp của nỗi buồn. Dù ở đâu, đi đâu, hạt cát thơ tôi vẫn trở về chốn cũ - vành nôi yên
tĩnh nhân ái của mẹ tôi. Với tôi, chỉ bằng cách đó, bài thơ mới ra đời trong trạng thái rung
động thật sự.
(“ Vẻ đẹp của nỗi buồn”- Hoàng Vũ Thuật,vannghequandoi.com.vn)
7. Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng
đàn hậm hực, chừng như không thoát hết vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ
lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra

được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống thở than của một
cảnh ngộ tri âm... Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư
ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa.
(Trích Chùa đàn – Nguyễn Tuân)

Trang 17


Đề cương môn Ngữ văn khối 11 học kì II- Trường THCS- THPT Diên Hồng

MỘT SỐ TÁC PHẨM CHÍNH
BÀI 1
VỘI VÀNG
(Xuân Diệu)
I. TÌM HIỂU CHUNG.
1. Tác gia: Xuân Diệu (1916 -1985)
- Tên khai sinh: Ngô Xuân Diệu, quê nội ở Hà Tĩnh, quê ngoại ở Bình Định.
- Sau khi đỗ tú tài: XD đi dạy học tư, làm viên chức ở Mĩ Tho, rồi ra HN sống bằng nghề
viết văn.
- Ông hăng hái tham gia các hoạt động xã hội với tư cách 1 nhà văn chuyên nghiệp.
- 1996: được nhà nước tặng giải thưởng HCM về VHNT.
* Vị trí.
- Nhà thơ lớn, nhà văn hoá lớn.
+ Ngay khi bước chân vào làng thơ, đã được nhìn nhận: nhà thơ mới nhất trong những
nhà thơ mới (Hoài Thanh).
+ Nhà thơ của mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu với một hồn thơ khát khao giao cảm với đời
(Nguyễn Đăng Mạnh).
- Luôn duy trì nguồn cảm xúc tươi mới, cặp mắt xanh non để nhìn vạn vật -> dòng thơ cho
đến cuối đời không hề vơi cạn.
-> Sự đam mê sáng tạo của ông như một cuộc chạy đua với thời gian, tìm đến sự bất tử

trong văn chương.
* Tác phẩm chính.
- Các tập thơ: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió(1945), Riêng chung (1960)…
- Các tập văn xuôi: Phấn thông vàng (1939)…
- Các tập tiểu luận, phê bình, nghiên cứu: Các nhà thơ cổ điển VN…
2. Bài thơ: Vội vàng.
a. Xuất xứ:
Trích trong tập thơ đầu tay: Thơ thơ (1938), một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của
Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.
b. Thể loại:
Thơ tự do.
II. ĐỌC - HIỂU.
1. Đoạn 1: Tình yêu thiết tha với thiên đường nơi trần thế của nhà thơ.
a. Khát vọng của nhà thơ.
- Niềm ước muốn kì lạ, vô lí:
+ tắt nắng
+ buộc gió
- Mục đích : Giữ lại sắc màu, mùi hương.
- Thực chất: Sợ thời gian trôi chảy, muốn níu kéo thời gian, muốn tận hưởng mãi hương vị
của cuộc sống. Bất tử hóa cái đẹp.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn, rõ ràng như lời khẳng định, cố nén cảm xúc và ý tưởng.
+ Điệp ngữ: Tôi muốn/ tôi muốn một cái tôi cá nhân khao khát giao cảm và yêu đời đến
tha thiết.
b. Cảm nhận thiên đường trên mặt đất.
Trang 18


Đề cương môn Ngữ văn khối 11 học kì II- Trường THCS- THPT Diên Hồng


- Các câu thơ kéo dài thành 8 chữ để dễ dàng vẽ bức tranh cuộc sống thiên đường chính
ngay trên mặt đất, ngay trong tầm tay của mỗi chúng ta.
- Điệp từ: Này đây
-> Tất cả như được bày sẵn, mời gọi chúng ta thưởng thức một bữa tiệc trần gian.
- Hình ảnh đẹp đẽ, tươi non, trẻ trung:
+ Ong bướm tuần tháng mật
+ Hoa của đồng nội xanh rì
+ Lá của cành tơ phơ phất
+ Khúc tình si của yến anh
+ Ánh sáng chớp hàng mi
-> Cảnh vật quen thuộc của cuộc sống, thiên nhiên qua con mắt yêu đời của nhà thơ đã
biến thành chốn thiên đường, thần tiên.
- Nhịp thơ nhanh, gấp biểu hiện hơi thở sống, nhịp điệu sống, nhịp tim, nhịp thở phật
phồng.
- So sánh cuộc sống thiên nhiên như người đang yêu, như tình yêu đôi lứa đắm say, tràn trề
hạnh phúc.
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
-> So sánh mới mẻ, độc đáo và táo bạo. Gợi cảm giác liên tưởng, tưởng tượng rất mạnh
về tình yêu đôi lứa, hạnh phúc tuổi trẻ.
- Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng thống nhất:
Sung sướng >< vội vàng
-> Muốn sống gấp, sống nhanh, sống vội tranh thủ thời gian.
=> Thiên đường đẹp nhất là mùa xuân và tuổi trẻ. Yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt bởi cảm
nhận được cuộc sống trần thế cái gì cũng đẹp, cũng mê say, đầy sức sống. Lí do muốn níu
kéo sự trôi chảy của thời gian.
2. Đoạn 2: Lý lẽ về tình yêu, tuổi trẻ, mùa xuân, hạnh phúc.
- Xuân Diệu đưa tiêu chuẩn: Con người là vẻ đẹp chuẩn mực trên thế gian. Nhưng đời
người có hạn, thời gian một đi không trở lại, thế giới luôn luôn vận động:
+ Xuân tới - xuân qua
+ Xuân non - xuân già

+ Xuân hết - tôi mất.
+ lòng tôi rộng - đời chật
+ xuân tuần hoàn – tuổi trẻ không thắm lại
+ còn đất trời – chẳng còn tôi.
-> Một hệ thống tương phản để khẳng định một chân lý: tuổi xuân không bao giờ trở lại,
phải biết quý trọng tuổi xuân.
- Người buồn - cảnh buồn :
+ Năm tháng ….chia phôi
+ Sông núi…tiễn bịêt.
+ Gió…hờn
+ Chim…sợ
-> Nói thiên nhiên nhưng là nói lòng người: tâm trạng lo lắng, buồn bã, tiếc nuối khi xuân
qua.
- Điệp từ : Nghĩa là…: Định nghĩa, giải thích, mang tính khẳng định tính tất yếu qui luật
của thiên nhiên
- Kết cấu: Nói làm chi…nếu..còn…nhưng chẳng còn…nên…; điệp ngữ: phải chăng…:
Sự lí lẽ, biện minh về chân lí mà nhà thơ đã phát hiện ra.
Trang 19


Đề cương môn Ngữ văn khối 11 học kì II- Trường THCS- THPT Diên Hồng

-> Muốn níu kéo thời gian nhưng không được. Vậy chỉ còn một cách là hãy sống cao độ
giây phút của tuổi xuân.
3. Đoạn 3: Lời giúc giã sống vội vàng, cuống quýt của thi sĩ.
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm.
-> Lời giục giã hãy sống vội vàng, hãy ra sức tận hưởng tuổi trẻ, mùa xuân, tình yêu đắm
say, cuồng nhiệt, hết mình.
-> Bộc lộ sự ham hố, yêu đời, khao khát hòa nhập của tác giả với thiên nhiên và tình yêu
tuổi trẻ.

- Điệp từ: và… cho..: cảm xúc ào ạt, dâng trào.
- Điệp ngữ: Ta muốn: bộc lộ sự ham hố, yêu đời, khao khát hòa nhập của tác giả với thiên
nhiên và tình yêu tuổi trẻ.
- Tôi - Ta: Sự hòa nhập đồng điệu trong tâm hồn nhà thơ, mang tính phổ quát.
- Nghệ thuật vắt dòng với 3 từ và: Sự mê vồ vập trước cảnh đẹp, tình đẹp.
- Động từ:
ôm…riết…say…thâu…hôn...cắn…
-> Mức độ tăng dần – càng mạnh càng mê đắm, cuồng nhiệt.
- Từ chỉ mức độ: Chếnh choáng…đã đầy…no nê…
-> Sự hòa nhập của một sức sống nồng nàn, mê say.
=> Sống vội vàng, cuống quít không có nghĩa là ích kỷ, tầm thường, thụ động, mà đó là
cách sống biết cống hiến, biết hưởng thụ. Quan niệm nhân sinh của thi sĩ.
4. Kết luận.
- Một quan niệm sống nhân văn cao đẹp. Một trái tim sôi nổi, trẻ trung, khát vọng hưởng
thụ và cống hiến cho đời. Xuân Diệu đã khẳng định được cái tôi trong quan bệ gắn bó với
đời.
III. GHI NHỚ

Trang 20


Đề cương môn Ngữ văn khối 11 học kì II- Trường THCS- THPT Diên Hồng

BÀI 2
TRÀNG GIANG
( Huy Cận)
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Huy Cận (1919-2005) quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
- Thuở nhỏ ông học ở quê rồi vào Huế học hết trung học, 1939 ra Hà Nội học ở trường

cao đẳng Canh nông
- Từ năm 1942, Huy Cận tích cực hoạt động trong mặt trận Việt Minh sau đó được bầu
vào uỷ ban dân tộc giải phóng toàn quốc. Sau cách mạng tháng 8, giữ nhiều trọng
trách quan trọng trong chính quyền cách mạng.
=> Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ
ảo não.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Trước cách mạng tháng 8: Lửa thiêng, Kinh cầu tự, Vũ trụ ca
+ Sau cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Chiến trường gần đến
chiến trường xa...
- Thơ Huy Cận hàm xúc, giàu chất suy tưởng triết lí.
2.Tác phẩm:
- Là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ HC trước Cách mạng
- Hoàn cảnh sáng tác: viết vào một chiều mùa thu 1939 và được gợi cảm hứng từ
cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.
- Xuất xứ: In trong tập “ Lửa thiêng”
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Nhan đề và lời đề từ:
a. Nhan đề
- Từ Hán Việt “Tràng giang” (sông dài) => gợi không khí cổ kính.
- Điêp vần “ang”: tạo dư âm vang xa, trầm lắng, mênh mang.
=> Gợi không khí cổ kính, khái quát => nỗi buồn mênh mang, rợn ngợp.
b. Lời đề từ
Định hướng nội dung và cảm xúc chủ đạo của bài thơ: Nỗi buồn, nhớ của con
người trước cảnh sông dài, trời rộng
2. Khổ 1: Cảnh sông nước mênh mông
- Hình ảnh “sóng gợn”: sóng hơi lăn tăn ->gợi lên sự tĩnh lặng của dòng sông.
- Cụm từ “buồn điệp điệp”-> diễn tả tâm trạng buồn dai dẳng,chất chồng, triền miên
không dứt.
- Hình ảnh“con thuyền xuôi mái” nổi bật trên dòng sông -> biểu tương cho sự lênh

đênh, trôi dạt. Con thuyền nhỏ bé ,đơn độc, phó mặc cũng là nét tâm lí có phần buông
xuôi, bế tắc của tầng lớp tiểu tư sản lúc bấy giờ
- Hình ảnh đối lập “thuyền vê, nước lại” -> ngầm chứa về sự nghịch ngược, éo le,
chia lìa-> gợi ra trong lòng người nỗi “sầu trăm ngả”.Nỗi “buồn” tăng cấp thành nỗi
“sầu” chất chứa, chẳng thể nào vơi
- Cành củi khô- sự vật nhỏ bé, tầm thường được đưa lên đầu câu làm nổi bật cái nhỏ
bé, tầm thường của nó; và phép đối giữa “một” cành củi khô với “mấy” dòng nước
càng nhấn mạnh hơn sự nhỏ nhoi, cô độc đến tội nghiệp. -> gợi liên tưởng đến kiếp
người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.
-> Bằng sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại, từ ngữ giàu giá trị biểu
Trang 21


Đề cương môn Ngữ văn khối 11 học kì II- Trường THCS- THPT Diên Hồng

cảm, khổ thơ đã khắc họa bức tranh sông nước rộng lớn vô tận, gợi cảm giác buồn tủi
, cô đơn
2. Khổ 2: Cảnh có thêm yếu tố nhưng càng vắng vẻ,mênh mông
- Cảnh sông: cồn nhỏ, ít; gió đìu hiu
- Hai từ láy “lơ thơ” và “đìu hiu” được xếp trong một dòng thơ -> vẽ nên một quang
cảnh vắng lặng,hiu hắt.
- Từ “đâu” mang nhiều sắc thái: vừa mơ hồ (đâu đó) vừa mang nghĩa phủ định (đâu
có). Âm thanh tiếng chợ chiều dù mơ hồ hay không hề có đều gợi một không khí tàn
tạ, vắng vẻ,thiếu sức sống.
- Câu 3, 4: Sủ dụng tiểu đối: Nắng xuống><trời lên; sông dài>-> mở rộng không gian ra nhiều chiều: cao, rộng, dài,sâu
- Cách kết hợp từ độc đáo “sâu chót vót” -> vừa diễn tả được độ sâu thăm thẳm của
dòng sông, lại vừa gợi ra được chiều cao chót vót của bầu trời. Hai chiều sâu và cao ấy
lại được kết hợp với câu thơ tả về chiều dài và chiều rộng tạo ra một không gian nhiều
chiều, trải rộng mở ra mãi về phía vô cùng, vô tận.

-> Khổ thơ gợi tả một không gian đa chiều mang màu sắc tâm trạng độc đáo: Đó là
một vũ trụ bao la, hùng vĩ nhưng thiếu vắng sự sống
3. Khổ ba: Cảnh có màu sắc tươi tắn hơn nhưng càng buồn và vắng lặng hơn
- Hình ảnh cánh bèo dạt gợi lên sự bấp bênh, trôi nổi là ẩn dụ cho những thân phận
nhỏ bé giữa cuộc đời. Bèo dạt “hàng nối hàng” càng gợi ra sự rợn ngợp trước sông
nước mênh mông. Hai chữ “về đâu”-> không xác định phương hướng, gây cảm giác
hoang mang.
- “không đò”, “không cầu”: phủ định hoàn toàn những kết nối của con người..
- “bờ xanh tiếp bãi vàng”: chỉ có bờ, không hề có dấu hệu của con người. Từ láy “lặng
lẽ” được đưa lên đầu câu càng nhấn mạnh thêm sự cô đơn.
-> Cảnh có thêm màu sắc tươi tắn hơn nhưng càng buồn, càng mênh mông, vắng lặng
hơn. Đó không chỉ là nỗi buồn trước cảnh trời rộng, sông dài mà còn là nỗi sầu nhân
thế.
4. Khổ cuối: Nỗi nhớ quê hương
- Hai câu đầu: Cảnh mang vẻ đẹp cổ điển và hiện đại
+ Hình ảnh: mây đùn núi bạc
Từ “đùn” rất tài tình. Mây như có nội lực từ bên trong, từng lớp, từng lớp xếp tầng ra
mãi. Từ láy “lớp lớp” đảo lên đầu câu càng làm tăng thêm sự trùng điệp của mây và vẻ
đẹp hùng vĩ, tráng lệ của bầu trời.
+ Hình ảnh ước lệ: cánh chim:-> không chỉ báo hiệu thời gian, mà còn gợi ra không
gian vô cùng, vô tận. Cánh chim nhỏ bé chao nghiêng chở nặng ráng chiều cũng là
cảm giác bé nhỏ, cô đơn của các nhà Thơ mói trước thời cuộc.
- Hai câu cuối: trực tiếp bày tỏ nỗi lòng nhớ quê hương của nhà thơ. Từ“dợn dợn’ đi
cùng với cụm từ “vời con nước” -> một nỗi nhớ quê da diết,thường trực không lúc nào
nguôi.
- Câu
thơ cuối được gợi ý từ câu thơ của Thôi
Hiệu : Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sống khói sóng cho buồn lòng ai.
Xưa, Thôi Hiệu nhìn khói sóng thì buồn, nhớ quê nhà, còn nay, Huy Cận không cần

tác động của ngoại cảnh mà vẫn “nhớ nhà” tha thiết. . Cái tâm trạng chạnh buồn nhớ
quê của người khách tha hương xưa là do ngoại cảnh, còn nỗi buồn da diết của thi
Trang 22


Đề cương môn Ngữ văn khối 11 học kì II- Trường THCS- THPT Diên Hồng

nhân hôm nay là nỗi buồn tâm cảnh, nỗi buồn nhớ vốn đã chất chứa sẵn tự cõi lòng
nên đâu phải cần đến
khói hoàng hôn để mà gợi nhớ. Ấy là cái tâm trạng và nỗi lòng của kẻ thiếu quê
hương, cũng là cái tâm trạng và nỗi lòng của cả một thế hệ thanh niên trước cách mạng
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung: Bài thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên mênh mông vắng lặng cùng
với tâm trạng bơ vơ,cô đơn,lạc lòng và nỗi nhớ quê hương da diết .
2. Nghệ thuật: Kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại; hình ảnh gợi tả

Trang 23


Đề cương môn Ngữ văn khối 11 học kì II- Trường THCS- THPT Diên Hồng

BÀI 3
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
(Hàn Mặc Tử )
I.
1.
-

TÌM HIỂU CHUNG
Tác giả:

Tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí (1912-1940)
Cuộc đời ngắn ngủi và bất hạnh
Hàn Mặc Tử là thơ từ rất sớm, ông được xem là đỉnh cao của Phong trào Thơ mới
1932- 1945
2. Tác phẩm::
- In trong tập “ Thơ Điên”
- Được viết năm 1939, được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô
giá quê ở Vĩ Dạ ( Huế)
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Khổ 1: Thiên nhiên và con người xứ Huế trong buổi bình minh
– “Câu hỏi tu từ :”Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
+ Vừa là lời trách móc nhẹ nhàng vừa là lời nhắc nhở,mời mọc của cô gái Vĩ Dạ
+ Vừa là lời tự trách mình, nhắc mình của Hàn Mặc Tử
->Dù là lười của ai nhưng nó chứa đựng cả một niềm khao khát mãnh liệt được trở về
chốn cũ của nhà thơ.
- Vẻ đẹp vườn thôn Vĩ buổi bình minh:
+ Hình ảnh “Nắng hàng cau” đầy sức gợi. Đó là cái nắng đầu tiên, long lanh, tinh
khiết. Bởi lẽ trong vườn, cau là loại cây cao nhất vượt lên trên hết các loại cây khác vì
thế cau thường bắt được những tia nắng đầu tiên trong buổi bình minh. Trong đêm lá
cau thường được sương đêm tắm gội cho nên nó luôn giữ được vẻ tươi mới. Khi hàng
cau bắt được nắng thì sẽ tạo ra nắng hàng cau
+ Cách dùng từ độc đáo : “mướt quá” ,” xanh như ngọc” gợi vẻ đẹp trong trẻo, óng
ánh, xanh mướt của khu vườn, đồng thời cũng thể hiện thái độ ngỡ ngàng của người
ngắm cảnh.
– Con người thôn Vĩ xuất hiện trong câu thơ cuối “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
với vẻ đẹp phúc hậu, hiền từ. Con người hòa quyện với thiên nhiên tạo nên nét quyến
rũ riêng của thôn Vĩ Dạ.
-=> Đoạn thơ thể hiện rõ tình yêu thiên nhiên,yêu cuộc sống tha thiết, đắm say của
Hàn Mặc Tử
b. Khổ 2: Cảnh đêm trăng Vĩ Dạ

* Hai câu đầu:
- Gió, mây vốn đi liền nhau. Gió thổi, mây bay. Nhưng trong câu thơ gió một
đường,mây một hướng. Ngắt nhịp 4/3 càng nhấn mạnh hơn sự chia cách giưa 2 yếu tố.
- “dòng nước buồn thiu”-> hình ảnh nhân hóa gợi nỗi buồn nặng trong lòng người. Vì
người buồn nên cảnh buồn hay nỗi buồn của con người trải dài và thấm sâu vào cảnh
vật
- Hình ảnh “hoa bắp” kết hợp từ chỉ trạng thái“lay” -> càng gợi sự ảm đạm,hiu hắt.
=>Hai câu thơ khắc họa nỗi buồn, cô đơn và dự cảm về sự chia cách của nhà thơ với
cuộc đời.
* Hai câu sau:
- Hình ảnh con thuyền xuất hiện trên bến sông đầy ánh trăng thật lãng mạn.Chữ “ai”
phiếm chỉ đầy sức gợi.
Trang 24


×