Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lan hài ráp (paphiopedilum malipoense), hoàng thảo hải nam (dendrobium salaccense ), phượng vĩ đỏ (renanthera coccinea)” tại vườn lan hồ núi cốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------

LÒ VĂN LUYẾN
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC, PHÒNG TRỪ SÂU
BỆNH HẠI LAN HÀI RÁP (PAPHIOPEDILUM MALIPOENSE),
HOÀNG THẢO HẢI NAM (DENDROBIUM SALACCENSE ),
PHƯỢNG VĨ ĐỎ (RENANTHERA COCCINEA)
TẠI VƯỜN LAN HỒ NÚI CỐC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Nông Lâm Kết Hợp
: Lâm nghiệp
: 2014 – 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------

LÒ VĂN LUYẾN


NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC, PHÒNG TRỪ SÂU
BỆNH HẠI LAN HÀI RÁP (PAPHIOPEDILUM MALIPOENSE),
HOÀNG THẢO HẢI NAM (DENDROBIUM SALACCENSE ),
PHƯỢNG VĨ ĐỎ (RENANTHERA COCCINEA)
TẠI VƯỜN LAN HỒ NÚI CỐC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Nông Lâm Kết Hợp
Khoa
: Lâm nghiệp
Khóa học
: 2014 – 2018
Giảng viên hướng dẫn: Th.S.La Thu Phương

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu kỹ thuật trồng,
chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lan Hài Ráp (Paphiopedilum
malipoense), Hoàng thảo hải nam (Dendrobium salaccense ), Phượng vĩ đỏ
(Renanthera coccinea)” tại vườn Lan Hồ Núi Cốc là công trình nghiên cứu
đánh giá của bản thân em, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của
Th.S.La Thu Phương. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận

đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên
cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên
các tài liệu, nếu có gì sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
XÁC NHẬN CỦA GVHD

Người viết cam đoan

ThS. La Thu Phương

Lò Văn Luyến

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
để sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô
giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô trong
khoa Lâm nghiệp của trường đã tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ cho em trong
quá trình thực hiện đề tài khóa luận.
Em xin bày tỏ biết ơn sâu sắc tới ThS. La Thu Phương là người đã trực
tiếp hướng dẫn thực hiện và giúp đỡ em hoàn thành đề tài khóa luận này.
Em cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ở bên
cạnh động viên, khích lệ em trong suốt quá trình học tập và thời gian em thực
hiện khóa luận tốt nghiệp này.

Trong quá trình thực tập, cũng như trong quá trình làm bài báo cáo thực
tập, khó tránh khỏi sai sót. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh
nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài khóa luận tốt nghiệp không thể tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô để
chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 09 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Lò Văn Luyến


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Bảng tổng hợp sinh trưởng của lá lan Hài Ráp .............................. 36
Bảng 4.2: Tổng hợp sinh trưởng thân lan Hoàng Thảo Hải Nam .................. 38
Bảng 4.3: Tổng hợp sinh trưởng lá lan Hoàng thảo hải nam ......................... 40
Bảng 4.4 : Tổng hợp các pha phát triển của hoa lan Hoàng thảo hải nam ............... 41
Bảng 4.5: So sánh hoa Hoàng Thảo Hải Nam ở Vườn Lan Hồ Núi
Cốc với ngoài Tự Nhiên ................................................................... 42
Bảng 4.6: Tổng hợp sinh trưởng lá non lan Phượng Vĩ Đỏ ............................. 43
Bảng 4.7: Tổng hợp sinh trưởng rễ lan Phượng Vĩ Đỏ.................................... 44
Bảng 4.8: Tổng hợp sâu hại lan Hài Ráp ......................................................... 45
Bảng 4.9: Tổng hợp bệnh hại lan Hài Ráp ....................................................... 46
Bảng 4.10: Tổng hợp sâu hại lan Phượng Vĩ Đỏ ............................................ 47
Bảng 4.11: Tổng hợp bệnh hại lan Phượng Vĩ Đỏ ......................................... 48
Bảng 4.12: Tổng hợp sâu hại lan Hoàng Thảo Hải Nam ................................ 48
Bảng 4.13: Tổng hợp bệnh hại lan Hoàng Thảo Hải Nam ............................. 49



iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 : Biểu đồ sinh trưởng lá non cây lan Hài Ráp ................................ 37
Hình 4.2 : Biểu đồ sinh trưởng thân già cây lan Hoàng Thảo Hải Nam...... 38
Hình 4.3: Biểu đồ sinh trưởng thân non cây lan Hoàng Thảo Hải Nam...... 39
Hình 4.4: Biểu đồ sinh trưởng lá cây lan Hoàng thảo hải nam ...................... 40
Hình 4.5: Biểu đồ sinh trưởng lá non lan Phượng Vĩ Đỏ .............................. 43
Hình 4.6: Biểu đồ sinh trưởng rễ lan Phượng Vĩ Đỏ ...................................... 44


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1.Đặt vấn đề ................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................. 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ..................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................ 4
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu .................................................. 4
2.1.1 Về cơ sở sinh học:............................................................................. 4
2.1.2 Cơ sở trồng, chăm sóc, bảo vệ lan rừng ............................................ 4

2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ....................... 5
2.2.1. Tình hình nghiên cứu thực vật trên thế giới ..................................... 5
2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................. 10
2.3.Phòng ngừa sâu bệnh hại cho lan ........................................................... 20
2.3.1 Phòng ngừa ...................................................................................... 20
2.3.2.Trị sâu bệnh...................................................................................... 20
2.4 Các loại giá thể trồng lan thông dụng ở Việt Nam ................................ 22
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 25
3.1 Đối tượng ............................................................................................... 25
3.2 Nội dung khóa luận ................................................................................ 25
3.3 Phương pháp tiến hành........................................................................... 25
3.3.1 Kỹ thuật trồng .................................................................................. 25
3.3.2. Theo dõi sinh trưởng ....................................................................... 28


vi

3.3.3 Kỹ thuật chăm sóc............................................................................ 29
3.3.4 Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại ..................................................... 31
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ..................................... 33
4.1 Kỹ thuật trồng và chăm sóc ba loài lan.................................................. 33
4.1.1 Kỹ thuật gây trồng ........................................................................... 33
4.2. Kỹ thuật chăm sóc ................................................................................. 35
4.2.1 Tưới nước......................................................................................... 35
4.2.2 Bón phân .......................................................................................... 35
4.3 Theo dõi sinh trưởng và phát triển của ba loài lan ................................ 36
4.3.1 Khả năng sinh trưởng của lan Hài ráp ............................................. 36
4.3.2 Khả năng sinh trưởng lan Hoàng Thảo Hải Nam ........................... 38
4.3.3 Khả năng sinh trưởng của lan Phượng Vĩ Đỏ.................................. 43
4.4 Đề xuất các biện pháp gây trồng, chăm sóc, bảo tồn các loài lan ......... 49

4.4.1 Đề xuất các biện pháp gây trồng, chăm sóc, bảo tồn lan Hài ráp.... 49
4.4.2 Đề xuất các biện pháp gây trồng, chăm sóc, bảo tồn lan Hoàng
thảo hải nam .............................................................................................. 50
4.4.3 Đề xuất các biện pháp gây trồng, chăm sóc, bảo tồn lan Phượng vĩ đỏ 50
Phần 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................... 52
5.1. Kết luận ................................................................................................. 52
5.2 Kiến nghị ................................................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 54


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Người yêu hoa, ngay từ thời xa xưa ở khắp nơi trên thế giới, đã dành mối
quan tâm, sự chú ý và yêu thích đặc biệt với loài hoa lan. Dù ở mỗi vùng, mỗi
dân tộc, ý nghĩa của hoa lan có khác nhau ít nhiều, song nó luôn chứa đựng ý
nghĩa tốt đẹp. Một cách chung nhất, hoa lan chứa đựng thông điệp về tình yêu
và sự hoàn mỹ. Đó có thể là vẻ đẹp của sự quyến rũ, tinh tế, sang trọng, quý
phái, hay dịu dàng, lịch lãm. Nó cũng có thể là vẻ đẹp của trí tuệ, sự thanh
cao, tinh khiết, hay sự mạnh mẽ, quyết đoán. Nó cũng biểu trưng cho tình
thủy chung, sự son sắt, lòng biết ơn. Hoa lan còn là biểu tượng cho sự sinh
sôi, nảy nở và phát triển, tính bền vững.
Chính vì mỗi loại hoa lan cùng màu sắc và hình dạng riêng của chúng ẩn
chứa thông điệp nhất định, nên đây là loại hoa rất phù hợp để tặng nhiều đối
tượng, nhiều lứa tuổi, như là hoa tặng người yêu, bạn bè, đồng nghiệp, thầy
cô hay cũng có thể là hoa tặng mẹ.
Hoa lan sở dĩ được nhiều người ưa chuộng là vì: Trong thế giới các loài
hoa, hoa lan là một trong những loài hoa đẹp nhất. Hoa lan có hơn 25.000

giống khác nhau, cùng với những loài mới được khám phá và mô tả theo hàng
năm. Hoa lan được coi là loài hoa tinh khiết, hoa vương giả cao sang, vua của
các loài hoa. Hoa lan không những đẹp về màu sắc mà còn đẹp cả về hình
dáng, cái đẹp của hoa lan thể hiện từ những đường nét của cánh hoa tao nhã
đến dạng hình thân, lá, cành duyên dáng ít có loài hoa nào sánh nổi.
Mầu sắc thắm tươi, đủ vẻ, từ trong như ngọc, trắng như ngà, êm mượt
như nhung, mịn màng như phấn, tím sậm, đỏ nhạt, nâu, xanh, vàng, tía cho
đến chấm phá, loang sọc vằn…


2

Hình dáng đa dạng phong phú, dù rằng phần lớn chỉ là 5 cánh bao bọc
chung quanh một cái môi elip, nhưng mỗi thứ hoa lại có những dị biệt khác
thường. Hoa lan có loại cánh tròn, có loại cánh dài nhọn hoắt,có loại cụp vào,
có loại xoè ra có những đường chun xếp, vòng vèo, uốn éo, có loại có râu, có
vòi quấn quýt, có những hoa giống như con bướm, con ong. Hoa lan có những
bông nhỏ nhưng cũng có bụi lan rất lớn và nặng gần một tấn.
Hương lan đủ loại: thơm ngát, dịu dàng, thoang thoảng, ngọt ngào,
thanh cao, vương giả. Tại Thái lan có một loại lan được giấu tên và được bảo
vệ rất nghiêm ngặt, hương thơm dành riêng để cung cấp cho một hãng sản
xuất nước hoa danh tiếng. Hoa lan nếu được nuôi giữ ở nhiệt độ và ẩm độ
thích hợp có thể giữ được nguyên hương, nguyên sắc từ 2 tuần lễ cho đến
hai tháng, có những giống lâu đến 4 tháng, có những giống nở hoa liên tiếp
quanh năm.
Phân bố, đây là một trong những họ lớn nhất của thực vật, và chúng
phân bố nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam.
Do có giá trị kinh tế cao, được nhiều người ưa thích, các loài lan rừng đã
bị khai thác kiệt quệ .Vì vậy tôi thực hiện khóa luận : “Nghiên cứu kỹ thuật
trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lan Hài Ráp (Paphiopedilum

malipoense), Hoàng thảo hải nam (Dendrobium salaccense), Phượng vĩ đỏ
(Renanthera coccinea)”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được Kỹ thuật gây trồng lan: Hài Ráp (Paphiopedilum
malipoense), Hoàng thảo hải nam (Dendrobium salaccense) Phượng vĩ đỏ
(Renanthera coccinea)
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng và các biện pháp phòng trừ sâu,
bệnh hại lan của lan: Hài Ráp (Paphiopedilum malipoense), Hoàng thảo hải
nam (Dendrobium salaccense), Phượng vĩ đỏ (Renanthera coccinea)


3

+ Đề xuất các biện pháp gây trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh hại
lan: Hài ráp (Paphiopedilum malipoense), Hoàng thảo hải nam (Dendrobium
salaccense),Phượng vĩ đỏ (Renanthera coccinea)
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về khả
năng sinh trưởng và ra hoa của hài ráp, hoàng thảo hải nam, phượng vĩ đỏ
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu
về hoa.
-Việc nghiên cứu kỹ thuật chăm sóc phòng trừ sâu bệnh hại lan nhằm đề
xuất một số giải pháp bảo tồn
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Giúp tôi hiểu thêm các kỹ thuật gây trồng và chăm sóc lan: Hài Ráp ,
Hoàng thảo hải nam, Phượng vĩ đỏ trong khu vực nghiên cứu
- Biết được tầm quan trọng của các loài thực vật quý hiếm nói chung và
các loài lan nói riêng
- Ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn

- Biết được tầm quan trọng của công tác chăm sóc bảo tồn các loại lan
hiện nay.
- Kết quả đề tài góp phần giải quyết yêu cầu thực tế sản xuất của các hộ
nông dân, các doanh nghiệp trồng hoa lan để lựa chọn các biện pháp kỹ thuật
tốt nhất để nuôi trồng các loài lan.Tạo tiền đề thúc đẩy nghề trồng hoa lan ở
Thái Nguyên, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh


4

Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Về cơ sở sinh học
Công việc nghiên cứu đối với bất kỳ loài cây rừng nào chúng ta cũng cần
phải nắm rõ đặc điểm sinh học của từng loài. Việc hiểu rõ hơn về đặc tính
sinh học của loài giúp chúng ta có những biện pháp tác động phù hợp, sử
dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và bảo vệ hệ động thực
vật quý hiếm, từ đó giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về thiên nhiên sinh vật
2.1.2 Cơ sở trồng, chăm sóc, bảo vệ lan rừng
Đối với phong lan : Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào, đặc biệt
"kỵ" với nắng quái chiều và gió tây (gió Lào).
Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) cho toàn bộ cây
và giá thể theo kinh nghiệm "2 ướt - 1 khô" trong ngày, đó là vào các thời
điểm trước bình minh và sau hoàng hôn. Lượng nước vừa đủ để làm mát cây,
ướt rễ và dự trữ.
Đối với địa lan: Chăm sóc như đối với phong lan, cần chú ý đảm bảo đất
nền tơi xốp, nhiều màu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất. Nên bổ sung
từ 10-20% vụn gỗ mục (cả vỏ), 10-20% (theo khối lượng tổng thể) các mẫu

than gỗ nhỏ, luôn ẩm (nhưng không ướt sũng) để nhử rễ ăn ra (gọi là hồ rễ).
Tránh gió khô, nóng lùa qua phần nổi của cây. Làm mát đất bằng phun tưới
nước loang theo bóng tán. Cần loại bỏ ngay những lá già để ngăn chặn sâu
bệnh bội nhiễm, tỉa các cành khô, rễ đã hết chức năng hấp thụ hơi nước và
cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây.
Không nên dùng NPK - loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực để
bón cho lan. Để cây tươi lâu, đẹp bền, hoa sai thắm màu, hương đậm có thể
thúc cho lan (phun tưới toàn bộ giá thể) với nước gạo mới vo, nước ngâm tro


5

hoai và rắc xỉ than (nguồn phân vi lượng tổng hợp). Nếu có điều kiện lấy
bông (hoặc vải cotton) nhúng vào dung dịch glycerin 10-15% cuốn vào cổ rễ
để giữ ẩm cho cây.
Cây sau khi ra hoa nếu không đáp ứng độ ẩm sẽ khiến rễ, lá teo nhăn lại
rất khó hồi phục. Nếu mới trồng, nên tưới phân số 1 (phân nhiều đạm) hay
phân số 2 (phân trung hòa đạm và NPK) nồng độ 1 - 2g/lít nước. Trung bình
nên tưới nước cho cây hai lần/ngày, tưới vào buổi sáng sớm và buổi chiều
mát. Làm đúng như vậy thì cây sẽ ra hoa. Theo Kỹ thuật đơn giản trồng hoa
lan rừng [20]
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu thực vật trên thế giới
Tổng quan về nhiên cứu các loài lan trên thế giới
* Tổng quan về các loài lan
- Đặc điểm thực vật
Họ Lan (Orchidaceae) là một họ thực vật có hoa, thuộc bộ Lan
Orchidales, lớp thực vật một lá mầm.



Lan thuộc vào loài hoa đông đảo với khoảng 750 loài và hơn 25.000

giống nguyên thủy và khoảng một triệu giống đã được lai giống nhân tạo hay
thiên tạo, hoa lan (Orchidaceae) là một loài hoa đông đảo vào bậc thứ nhì sau
hoa cúc (Asteraceae). Theo Vasilyeva E (2003) [19]
Người ta thường gọi lầm tất cả các loại hoa lan là phong lan. Hoa lan
mọc ở các điều kiện, giá thể khác nhau và được chia làm 4 loại:
1. Epiphytes: Phong lan bám vào cành hay thân cây gỗ đang sống.
2. Terestrials: Địa lan mọc dưới đất.
3. Lithophytes: Thạch lan mọc ở các kẽ đá.
4. Saprophytes: Loại lan mọc trên lớp rêu hay gỗ mục.
Đối với các loài lan (phong lan và địa lan), hầu như từ trước tới nay,
người dân mới biết đến chúng là những loài được sử dụng làm cây cảnh trang


6

trí ở các hộ gia đình mà chưa biết rằng trong số hàng ngàn loài lan đã phát
hiện có một số loài còn có tác dụng cung cấp các hoạt chất sinh học làm
nguyên liệu chế biến thuốc và thực phẩm chức năng. Trong số những loài đó
người ta đã phát hiện trong lan Thạch hộc tía và lan kim tuyến có chứa một
loại hoạt chất để sản xuất thuốc chữa ung thư. Chính vì vậy, giá thị trường
hiện nay lên tới 7 triệu đồng/kg lan Thạch hộc tía. Theo Thần dược thạch hộc
tía [21].
- Phân bố
Họ lan là một họ có tính chất toàn cầu, chúng xuất hiện và có mặt mọi
nơi trên trái đất nhưng có khoảng 4/5 tập trung ở các vùng nhiệt đới. Những
vùng khí hậu khắc nghiệt như khu vực gần các địa cực thuộc Bắc Cực và Nam
Cực người ta vẫn thấy sự xuất hiện của hoa lan.Tuy nhiên số lượng địa lan ở
đây rất ít ỏi chỉ có một vài loài địa lan với sức sống vô cùng mạnh mẽ. Ở các

vùng Ôn Đới hoa lan bắt đầu phong phú hơn, phân bố nhiều loài địa lan sống
sát mặt đất. Theo Việt Chương, Nguyễn Việt Thái (2002) [4].
Đây là một trong những họ lớn nhất của thực vật, và chúng phân bố
nhiều nơi trên thế giới. Gần như có mặt trong mọi môi trường sống, ngoại trừ
các sa mạc và sông băng. Phần lớn các loài được tìm thấy trong khu vực nhiệt
đới, chủ yếu là châu Á, Nam Mỹ và Trung Mỹ. Chúng cũng được tìm thấy tại
các vĩ độ cao hơn vòng Bắc cực, ở miền nam Patagonia và thậm chí trên đảo
Macquarie, gần với châu Nam Cực. Nó chiếm khoảng 6–11% số lượng loài
thực vật có hoa.
Theo Helmut Bechtel (1982) [18] hiện nay trên thế giới có hơn 750 loài
lan rừng, gồm hơn 25.000 giống được xác định, chưa kể một số lượng khổng
lồ Lan lai không thể thống kê chính xác số lượng. Cây hoa lan (orchidaceae)
thuộc họ phong lan (orchidaceae), bộ lan (orchidales), lớp một lá mầm
(monocotyledoneae).


7

Họ phong lan phân bố từ 680 vĩ Bắc đến 560 vĩ Nam, nghĩa là từ gần
cực Bắc như Thuỵ Điển, Aleska, xuống tận cuối cùng ở cực nam của Ostralia.
Tuy nhiên tập trung phân bố của họ này là ở trên các vĩ độ nhiệt đới, đặc biệt
châu Mỹ và Đông nam á. Ngay ở các vùng nhiệt đới họ phong lan cũng phân
bố rộng khắp từ vùng đầm lầy sát Biển Hồ qua các đồi núi thấp lên các vùng
núi cao. Mặc dù đa số các loài lan chỉ mọc ở độ cao dưới 2000 m so với mặt
nước biển, song có một số ít loài sống cả ở độ cao 5000m so với mặt nước
biển (ở Colômbia có một số loài phong lan sống ở núi quanh năm tuyết phủ).
Theo Việt Chương, Nguyễn Việt Thái (2002) [4].
Lan rừng phân bố trên thế giới gồm 05 khu vực:
+ Vùng nhiệt đới Châu Á gồm các giống: Bulbophyllum, Calanthe,
Ceologyne, Cymbidium, Dendrobium, Paphiopedilum, Phaius, Phalaenopsis,

Vanda, Anoectochillus…
+ Vùng nhiệt châu Mỹ gồm các giống: Brassavola, Catasetum, Cattleya,
Cynoches, Pleurothaillis, Stanhopea, Zygopetalum, Spathoglottis.
+ Châu Phi gồm các giống: Lissochilus, Polystachiya, Ansellia, Disa…
+ Châu Úc gồm các giống: Bulbophyllum, Calanthe, Cymbidium,
Dendrobium, Eria, Phaius, Pholidota, Sarchochilus…
+ Vùng ôn đới của Châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Bắc Châu Á gồm các
giống: Cypripedium, Orchis, Spiranthes…
Ở Châu Á, các nước Thái Lan, Lào Campuchia, Việt Nam... có Hoàng
thảo (Dendrobium), Hồ điệp (Phalaenopsis), Phượng vĩ (Renanthera). Các
nước Châu Mỹ như Venezuela, Colombia... có các chi Cattleya, Miltonia...
Theo presley (1951) thì vùng Châu Á nhiệt đới có 250 chi và 6.800 loài,
trong đó có Dendrobium có 1.400 loài, chi phalaenopsis có 35 loài, chi Vanda
có 60 loài .Theo Nguyễn Tiến Bân (1990), “Cẩm nang tra cứu và nhận biết
các họ thực vật ở Việt Nam” [1].


8

Theo Briger (1971), ở vùng khí hậu ôn hoà số lượng loài giảm đi nhanh
chóng và rõ rệt. Bắc bán cầu có khoảng 75 chi và 900 loài. Nam bán cầu có
khoảng 40 chi và 500 loài, toàn Châu Âu có khoảng 120 loài và Bắc Mỹ
khoảng 170 loài . Theo Nguyễn Tiến Bân (1990) [1].
Theo Dresler (1981) ở Châu Mỹ nhiệt đới có 306 chi và 8.266 loài, Trên
thế giới có một số nước tập trung nhiều loài như Colombia có 1.300 loài và
Tân Ghinê có 1.450 loài. Theo Phan Thúc Huân (1987) [8].
Danh sách dưới đây liệt kê gần đúng sự phân bố của họ Orchidaceae:
Nhiệt đới châu Mỹ: 250 - 270 chi
Nhiệt đới châu Á: 260 - 300 chi
Nhiệt đới châu Phi: 230 - 270 chi

Châu Đại Dương: 50 - 70 chi
Châu Âu và ôn đới châu Á: 40 - 60 chi
Bắc Mỹ: 20 - 25 chi . Theo Nguyễn Tiến Bân (1997) [2].
 Những nghiên cứu về lan
Cây hoa lan được biết đến đầu tiên từ năm 2800 trước công nguyên, trải
qua lịch sử phát triển lâu dài, đến nay ở nhiều quốc gia đã lai tạo, nhân nhanh
được giống mới đem lại kinh tế cao. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và sản
suất hoa lan trên thế giới ngày càng được quan tâm, chú ý nhiều hơn, đặc biệt
nhất là Thái lan.
Thái Lan có lịch sử nghiên cứu và lai tạo phong lan cách đây khoảng
130 năm .
Theo Ajchara - Boonrote (1987) [16] , hiện nay là nước đứng đầu về
xuất khẩu hoa phong lan trên thế giới (kể cả cây giống và hoa lan cắt cành)
trong đó các giống phong lan thuộc chi lan Hoàng Thảo Dendrobium
chiếm 80%.
Cây lan biết đến đầu tiên ở Trung Quốc là Kiến lan (được tìm ra đầu
tiên ở Phúc Kiến) đó là Cymbidium ensifonymum là một loài bán địa lan. Ở


9

Phương Đông, lan được chú ý đến bởi vẻ đẹp duyên dáng của lá và hương
thơm tuyệt vời của hoa. Vì vậy trong thực tế lan được chiêm ngưỡng trước
tiên là lá chứ không phải màu sắc của hoa (quan niệm thẩm mỹ thời ấy
chuộng tao nhã chứ không ưa phô trương sặc sỡ).
Lan đối với người Trung Hoa hay Lan đối với người Nhật, tượng trưng
cho tình yêu và vẻ đẹp, hương thơm tao nhã, tất cả thuộc về phái yếu, quý
phái và thanh lịch như có người đã nói “Mùi hương của nó tỏa ra trong sự yên
lặng và cô đơn”. Khổng Tử đề cao lan là vua của những loài cây cỏ có hương
thơm. Phong trào chơi phong lan và địa lan ở Trung Quốc phát triển rất sớm,

từ thế kỷ thứ V trước công nguyên đã có tranh vẽ về phong lan còn lưu lại từ
thời Hán Tông. Theo nguồn cây kiểng [25]
Ở châu Âu bắt đầu để ý đến phong lan từ thế kỷ thứ 18, sau Trung Quốc
đến hàng chục thế kỷ và cũng nhờ các thuỷ thủ thời bấy giờ mà phong lan đã
đi khắp các miền của địa cầu. Lúc đầu là Vanny sau đó đến Bạch Cập, Hạc
Đính rồi Kiến Lan... lan chính thức ra nhập vào ngành hoa cây cảnh trên thế
giới hơn 400 năm nay (Draiti, 1960; Coat, 1969; Garay, 1974). Theo nguồn
cây kiểng [25]
Địa lan (Cymbidium) hay còn gọi Thổ lan là một loại hoa lan khá phổ
thông, vì hội đủ điều kiện: có nhiều hoa, to đẹp, đủ màu sắc và lâu tàn, rất
thông dụng cho việc trang trí trưng bày. Hiện nay nước Mỹ có nhiều vườn địa
lan dùng cho kỹ nghệ cắt bông như Gallup & Tripping ở Santa Barbara nhưng
cũng phải nhập hàng triệu đô la mỗi năm từ các nước Âu Châu và Á châu để
cung ứng cho thị trường trong nước.
Trước năm 1930, nước Mỹ không có nhiều giống lan và cũng không có
nhiều người thích chơi lan hay vườn lan. Nói riêng về California thì chỉ có 2-3
vườn lan ở Oakland và San Francisco, nhưng chỉ dùng cho kỹ nghệ cắt bông,
không có bán cây. Lúc bấy giờ các vườn lan chỉ có Cát lan (Cattleya) hay địa lan
(Cymbidium) nhưng cũng không có nhiều giống lan hay hoa đẹp, những giống
này được nhập cảng từ nước Anh. Theo Phạm Hoàng Hộ (2000) [7]


10

2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
2.2.2.1. Tổng quan về nghiên cứu sinh thái
Ý nghĩa của nghiên cứu sinh thái loài hết sức cần thiết và quan trọng,
đây là cơ sở cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên,
ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật quý hiếm, ngăn
ngừa ô nhiễm môi trường...

Khi nghiên cứu sinh thái các loài thực vật, theo Lê Mộng Chân (2000)
[3] Đã nêu tóm tắt khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu. Sinh thái thực
vật nghiên cứu tác động qua lại giữa thực vật với ngoại cảnh. Mỗi loài cây
sống trên mặt đất đều trải qua quá trình thích ứng và tiến hoá lâu dài, ở hoàn
cảnh sống khác nhau các loài thực vật thích ứng và hình thành những đặc tính
sinh thái riêng, dần dần những đặc tính được di truyền và trở thành nhu cầu
của cây đối với hoàn cảnh.
Con người tìm hiểu đặc tính sinh thái của loài cây để gây trồng, chăm
sóc, nuôi dưỡng, sử dụng và bảo tồn các loài cây đúng lúc, đúng chỗ đồng
thời lợi dụng các đặc tính ấy để cải tạo tự nhiên và môi trường
Hài Ráp (Paphiopedilum Malipoense)
Mọc trên đất hay mọc trên đá với 4-6 lá mọc thành 2 hàng và có thân rễ
ít nhiều kéo dài với đường kính 2-3,5 mm. Lá dai, gần dựng đứng, hình bầu
dục thuôn hay bầu dục hẹp, nhọn không đối xứng ở chóp , dài 10-16(20) cm,
rộng 2,5-5(7) cm, đốm khảm xanh lá cây tươi hoặc xanh sẫm ở mặt trên, có
đốm tím dày và gờ ở mặt dưới; cuống lá dài 2-4 cm, có lông rìa ở mép gần
gốc. Cụm hoa dài 30-50(65) cm, có 1(2) hoa; cuống xanh, có đốm tía nâu
hoặc lông tơ trắng hoặc tía nâu; lá hoa hình trứng hay mũi giáo hẹp, dài
khoảng 1,5 cm, có lông rìa trắng ở mép, lông tơ trắng ở mặt ngoài. Hoa rộng
8- 12,2 cm, có mũi thơm ngọt dịu; lá đài và cánh hoa xanh táo, có đốm và sọc
tím-hồng; môi vàng-xám xanh nhạt, có những đốm tím hồng ở mặt trong; nhị
lép trắng tuyền, nâu thẫm hạt dẻ ở nửa trên; cuống hoa và bầu dài khoảng 4


11

cm, có lông trắng và mở ở chóp. Lá đài lưng hình trứng rộng tới hình mũi
giáo- bầu dục với mũi nhọn ở chóp, dài 4,4-7,1 cm, rộng 1,8-4,5 cm, có lông
tơ trắng lưa thưa ở mặt trong, không có ở bên ngoài. Lá đài hợp hình trứng
rộng tới hình mũi giáo-trứng, nhọn hoặc đôi khi có 2 răng ở chóp, 2 gờ ở

lưng, dài 3,8-5,3 cm, rộng 2,4-4,8 cm. Cánh hoa hình trứng, hơi nhọn, dài 47,1 cm, rộng 3,4-5,1 cm, có lông tơ trắng ở gốc, lông nhung trắng ở mặt
trong. Môi nằm ngang, hình túi sâu, dài 4,5- 6,5 cm, rộng 3,8-5,4 cm, gần như
hình cầu, mép không cuộn vào trong, có lông tơ trắng phía trong gốc, lông
mịn bên ngoài. Nhị lép lồi, từ hình trứng rộng tới thuôn, dài 13-14 mm, rộng
11-13 mm, cụt ở chóp, gần như không có cuống, có lông mép trắng và lông
nhung ở nửa dưới, có gờ ở lưng, có bướu lồi tròn trên bề mặt ở nửa trên.
Phân bố: Nam Trung Quốc (đông nam Vân Nam, tây Quảng Tây, tây
nam Quý Châu), bắc Việt Nam (Bắc Kạn, Hà Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn,
Quảng Bình, Sơn lá, Thanh Hoá và Tuyên Quang), đông bắc Lào.
Sinh thái: Rừng nguyên sinh, rậm, thường xanh cây lá rộng hỗn giao và
cây lá kim trên núi đá vôi kết tỉnh bị bào mòn mạnh ở độ cao từ (450) 600 đến
1200 (1450) m.
Thời gian hoa nở trong thiên nhiên: Tháng 3-4. Theo phong lan rừng [24]
Hoàng thảo hải nam (Dendrobium salaccense )
Giả hành mọc thành bụi, dài, rất sai hoa nhưng hoa lại nhỏ, màu xanh
nâu, thơm mùi vani. Lan sống phụ sinh, mọc bụi thẳng, cao 50 - 70cm, thân
hình trụ có đốt như tre. Lá thuôn dài 10 - 13cm, rộng 1 - 1,3cm, gốc có bẹ ôm
thân, đỉnh chia 2 thùy không đều. Cụm hoa ở nách lá, có 2 - 3 hoa màu vàng
tươi. Cánh môi thuôn bầu dục, nhọn, nguyên, có đốm đỏ.
Phân bố: Cây mọc ở Lâm Đồng, Đồng Nai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, và phân bố ở Mianma, Thái Lan, Inđônêxia, Trung Quốc.
Phát hiện ở Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Mã Lai, Lào, Việt Nam,
Java, Borneo và Sumatra ở các cánh rừng ven biển ở độ cao 500 đến 1.800


12

mét, lan Dendrobium salaccense là một loài cây sống trên những thân cây nhỏ
và lớn, ở nơi có khí hậu ấm áp và mát mẻ, chúng có thể phát triển trên cây và
trên đá trong rừng ở những nơi hẻo lánh với thân cây thon thả, thường lõm,

bóng, cây sống thành từng bụi lớn, với những thân cây mảnh mai, giống như
lá cỏ phân tán ở phần trên của 2/3 của cây mía và nở vào mùa xuân và mùa hè
với độ dài khoảng 8,8 cm , 1 đến 4 cụm hoa hoa xuất hiện từ các nút đối diện
lá với hoa biến đổi thậm chí trong cùng một chùm hoa.
Tại Malaysia, những chiếc lá thơm của loài này được nấu bằng gạo để
cho nó có vị cay đặc biệt và mùi thơm và một số người ở phía tây Sumatra
mang những chiếc lá khô trong tóc của họ như một loại nước hoa, theo Trần
Hợp (1990) [5]
Phượng vĩ đỏ (Renanthera coccinea)
Lan sống phụ sinh, leo cao, dài 3 - 5m, có nhiều rễ chống, bám. Lá xếp 2
dãy, hình giải thuôn, tròn, dày, dài 10 - 20cm, tròn ở đỉnh và chia 2 thùy
không đều. Cụm hoa lớn, trải ra trong mặt phẳng. Hoa màu đỏ lớn 5cm, cánh
môi màu đỏ đậm, thùy bên vàng có vạch dọc.
Phân bố: Cây mọc rất rộng rãi từ miền bắc vào miền Nam (Cao Bằng,
Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn Tây, Vĩnh Phú, Ninh Bình,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nha trang, Tây Nguyên) và phân
bố ở Lào, Mianma, Thái Lan, Trung Quốc. Theo
Mô tả: Phong lan có thân dài đến 5m, mang nhiều rễ khí sinh. Lá có
phiến tròn dài, dày, đầu có 2 thuỳ. Cụm hoa rất to, trong một mặt phẳng; hoa
đỏ to 5cm, phiến hoa nhẵn, dài 3-4cm, lá đài bên to, môi có thuỳ giữa đỏ đậm,
thuỳ bên vàng có sọc dọc, mỏng 5mm. Quả nang khá to.
Bộ phận dùng: Lá - Folium Renantherae.
Nơi sống và thu hái: Loài của Nam Trung quốc, Mianma, Thái lan, Lào,
Campuchia, Philippin, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc bám trên cây gỗ lớn hay
vách đá vôi ở miền núi, chân rừng nhiều ánh sáng, phổ biến ở nhiều nơi từ


13

Hoà bình, Hà tây, Hải hưng, Ninh bình qua Thừa thiên Huế đến Khánh hoà,

Gia lai tới Nam bộ Việt Nam. Cây cũng được trồng làm cảnh. Người ta thu
hái lá quanh năm, thường dùng tươi.
Công dụng: Ở nhiều địa phương, nhân dân biết sử dụng cây này làm
thuốc chữa khản tiếng, viêm họng, ho. Chỉ cần ngậm giập một lá với ít muối,
nuốt lấy nước rồi nhả bã đi; vài lần là khỏi. Cũng có thể phối hợp với lá Hẹ, lá
Dâu tằm giã nát thêm đường, hấp cơm, lấy nước uống. Trần Hợp (1990) [5]
2.2.2.2 Tổng quan về các loài lan rừng ở Việt Nam
Lan rừng Việt Nam – Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học đã được rất
nhiều tác gia để cập đến. Có thể tóm tắt đặc điểm thực vật học của lan rừng
Việt Nam theo tiêu trí chính sau :
 Rễ cây có hệ rễ khí sinh,có một lớp hút ẩm dày bao quanh gồm
những tế bào chết chứa đầy không khí nên rễ ánh lên màu xanh bạc.Vì vậy rễ
hút được nước mưa chảy dọc trên vỏ cây gỗ hay nước lơ lửng trong không khí
hơi sương và hơi nước , giúp cây hút dinh dưỡng và chất khoáng , mặt khác
giúp cây bám vào giá thể không bị gió cuốn.Một số loài có thân lá kém phát
triển thậm chí còn tiêu giảm Lan là họ sống phụ (bì sinh) bám, treo lơ lửng
trên các cây thân gỗ khác. Các dạng thân gỗ nạc dài, ngắn, mập hay mảnh mai
đưa cơ thể bò đi xa hay chụm lại thành các bụi dày. Theo Nguyễn Công
Nghiệp (2000) [10]
 Thân
-Lan có 2 loại thân: đa thân và đơn thân.
- Ở các loài lan sống phụ có nhiều đoạn phình lớn thành củ giả (giả
hành). Đó là bộ phận dự trữ nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây trong
điều kiện khô hạn khi sống bám trên cao.
- Củ giả rất đa dạng: Hình cầu hoặc hình thuôn dài xếp sát nhau hay rải
rác đều đặn hoặc hình trụ xếp chồng chất lên nhau thành một thân giả.


14


- Cấu tạo củ giả: Gồm nhiều mô mềm chứa đầy dịch nhầy, phía ngoài là
lớp biểu bì với vách tế bào dày, nhẵn bóng bảo vệ, tránh sự mất nước do mặt
trời hun nóng. Đa số củ giả đều có màu xanh bóng, nên cùng với lá nó làm
nhiệm vụ quang hợp.
 Lá
-Hầu hết các loài phong lan là cây tự dưỡng, nó phát triển đầy đủ hệ
thống lá.
- Hình dạng của lá thay đổi rất nhiều, từ loại lá mọng nước đến loại lá
phiến mỏng.
- Phiến lá trải rộng hay gấp lại theo các gân vòng cung hay chỉ gấp lại
theo gân hình chữ V.Màu sắc lá thường xanh bóng, nhưng có trường hợp
2 mặt lá khác nhau. Thường mặt dưới có màu xanh đậm hay tía, mặt trên lại
khảm nhiều màu sặc sỡ.
 Hoa
- Hoa đối xứng qua một mặt phẳng.Bên ngoài có 6 cánh hoa, trong đó 3
cánh ngoài cùng là 3 cánh đài, thường có màu sắc và kích thước giống nhau.
Một cánh đài nằm ở phía trên hay phía sau của hoa gọi là cánh đài lý, hai cánh
đài nằm ở 2 bên gọi là cánh đài cạnh. Nằm kề bên trong và xen kẽ với 3 cánh
đài là 3 cánh hoa, chúng giống nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc. Cánh
còn lại nằm ở phía trên hay phía dưới, có hình dạng và màu sắc khác hẳn với
các cánh còn lại gọi là cánh môi. Cánh môi quyết định giá trị thẩm mỹ của
hoa lan.
- Ở giữa hoa có một trụ nổi lên, đó là bộ phận sinh dục của cây, giúp cây
duy trì nòi giống. Trụ gồm nhị và nhuỵ. Sau khi thụ phấn, các cánh hoa héo,
cuống hoa hình thành quả lan. Theo rừng hoa lan [23]
Cấu tạo hoa lan
- Lá đài: Mỗi hoa lan có 3 lá đài, đây là bộ phận ngoài nhất cửa hoa. Lá
đài thường có hình dạng rất biến đổi. Dạng tròn như các giông Vanda,



15

Ascocentrum. ‘Nhọn như Cattleya. Xoắn như loài thuộc giống Laelia.

Vài

loại của hai giông Bulbophyllum, Oncidium thì 2 lá đài thấp nằm ở hai
bên dính lại thành một. Lá đài thường là bộ phận đồng nhất, nhưng nhiều
khi cũng có sự khác biệt, nhất là lá đài trên hết và cặp lá đài 2 bên như ở
các giống Renanthera, Bulbophyllum, Oncidium. Ở Masdevallia trong đa
số truờng hợp 3 lá đài liên nhau ở góc kéo ra thành cái đuôi thon dài gọi
lậ caudae.
Khác với môi, đài hoa là một bộ phận ít được lưu ý ở hoa lan về phương
diện thẩm mỹ nhưng ở các loài Vanda lai, đài hoa là bộ phận đẹp nhất Như
các

loài'

vanda

coerulea, Vanda,

Sanderiana, Vanda Onomea,

Vanda Thananchai... không những đài họa là một bộ phận to, có hình dáng
tròn, đẹp và mang mầu sắc nổi bật nhất trong hoa của giống Vanda. Đài hoa
có nhiềụ mầu sắc khác nhau tùy theo loài, chỉ riêng các loài thuộc
giống Vanda cũng cho ta một số lượng mậu đáng kể
- Cánh hoa: 3 cánh hoa nằm kế đài hoa, trong đó một cánh đã biến thành môi.
Cánh hoa gồm hai phần giống nhau, thường rộng hơn đài hoa. Đây là bộ

phậnquan trọng nhất trong sự tạo dạng của hoa. Một loài hoa lan đẹp hay xấu,
do cánh hoa tròn hay nhọn, tó hay bé, khít hay hở. Mặc dù hai cánh hoa luôn
luôn bằng và giống nhau, nhưng kích thước chúng có thể biến đổi nhiều so
với phần còn lại của hoa. Ở Masdevallia và vài giống có liên quan hay da số
các loại thuộc giống Bulbophyllum, chúng thường thu lại thành những cấu
trúc rất khó nhận bằng mắt. Ngược lại một , sô như loài Paphiopedium
sauterianum và Phragnipedium caudatum có các cánh hoa , biến thành dạng
dải ru băng với chiều dài 0,6m.
Cánh hoa là một bộ phận quan trọng đối với đa số các loài Dendrobium
lai như Dendrobium American Beauty, Dendrobium Hickam Deb,
Dendrobium Theodore Takiguchi, Dendrobium Broen Derby,...


16

- Cánh môi hay Cánh dưới: Là một bộ phận quan trọng nhất của hoa lan
và cung biến đổi nhiều nhất về dạng. Dù nó có hình dạng gì đi nữa không bao
giờ có hai giông hóa lan có môi giống nhau. Cấu trúc của môi thế nào cho sự
thụ phân hiệu quả nhất. Môi gắn vào trụ bởi một móng ngắn và đôi khi nó gắn
lên trụ bởi một bản lề, nên bản của môi dễ rung lên dù với cơn gió nhẹ như
môi của BuLbophyllum barbigerum. Ở giống Epidendrum môi gắn vào trụ. Ở
Odontoglossum môi gắn song song với trụ. Oncidium và vài giống khác gắn
thẳng góc với trụ. Ở Isochilus và vài giống khác, môi ở dạng đơn giản nhất và
về căn bản giống cánh hoa, có nhiềụ giống môi kéo dài thành gai nhọn, ở
Angraecum sesquipedale nó dài đến 0,3m. Môi là một bộ phận có kích thước
và hình dạng biến động lớn nhất. Môi đạt đến sự phát triển tối đa ở giống
Cypripedium và Catasetum. Rhyncholaeliạ có các rìa phức tạp dùng để lai
tạo. Ở Calanthe môi lại có những khía sâu.
- Môi là một dạng của cánh hoa đã bị biến thái và là bộ phận đẹp nhất
của hoa. Môi có thể hình trụ như ở giống Cattleya và vài loài của giống

Laelia, Phaius... hay phát triển thành diện tích rộng với chỗ nối phức tạp như
Oncidium, Odontoglossum, hay không phân biệt đối với cánh hoa như
Masdervallia... Nhất là đối với giống Cattleya, môi là bộ phận được chạm
trổ rất tinh vi, kết hợp với mầu sắc cầu kỳ, đôi khi khảm nhau một cách
khéo léo. Có lẽ đây là một kỳ công của tạo hóa: môi đáng lẽ ở trên nhưng
do sự xoắn của bầu noãn hình cuống thường là 180° hay hiếm hơn ở 360°,
để làm thế nào cánh hoa giữa đáng lẽ ở trên và sau khi trở nên dưới và
trước . Theo Phạm Hoàng Hộ (2000) [7]. Vài giống như Potystachya môi ở
trên hết khi ra hoa. Sự vặn của hoa lan do sự tiến hóa trong họ để thực hiện
sự thụ phấn do côn trùng.
- Trụ nhụy: Trụ là bộ phận mang hoa và là cơ quan hữu tính, đây là đặc
điểm làm cho họ lan khác với họ thực vật khác. Trụ là cơ quan đồng thời có
cả hai bộ phận sinh dục đực và cái của hoa. Phần cái mang nuốm hình lồi bề


17

mặt chứa chất nhầy. Phần đực là tiểu nhụy mang phấn khối: phấn của hoa lan
không tách ra thành từng hột nhỏ xíu mà kết tụ lại thành những đám đặc có ít
nhiều sáp gọi là phấn khối nhưng vẫn có các hạt phấn riêng rẽ, mặc dù mắt
thường không phân biệt được. Trừ một ít ngoại lệ, phấn khối được sản xuất từ
một nhị đực đơn ở gần đỉnh của trụ. Số lượng các phấn khối là 2, 4, 6, 8. Đây
cũng là một yếu tố quyết định ở họ lan. Ví dụ về hình dạng thân, lá, căn hành,
rễ và cấu trúc của hoa Lealia và Cattleya hoàn toàn giống nhau, nhưng Laetia
khác với Cattleya ở chỗ có 8 phấn khối chứ không phải là 4, và Eria có 8
phấn khôi nên khác với Dendrobium có 4.
Nhóm khác biệt với các nhóm khác về tính của trụ gồm 4 giống nhỏ của
Cypripedium (Cypriperditinae). Các giống này được đặt vào họ phụ riêng gọi
là Diandrae đối lại tất cả các loài hòa khác Moniandrae. Các cây này được
xem là loài hoa lan cổ lỗ nhất, dó 2 nhị đực thụ chứ không phải là 1 cái đơn,

như các thành viên khác của họ. Ở giống Cypripedium có một nhị đực thứ ba
nhưng bất thụ, thường có dạng một cái khiên gọi là staminode hay
staminodium - Cái khiên nằm ở đầu trụ và có dạng biến thiên thường là
hình thùy và mang bông nhỏ. Đây là một đặc tính quan trọng để nhận diện
các loài gần nhau. Cái khiên dùng là phần bảo vệ cho các nhị đực thường là
phát sinh từ mỗi bên của trụ và cho nuốm nằm giữa các nhị đực. Theo Trần
Hợp (1990) [5].
- Quả lan thuộc quả nang, nở ra theo 3 - 6 đường nứt dọc. quả có
dạng cải dài đến hình trụ ngắn phình ở giữa. Khi chin, quả nở ra và mảnh
vỏ còn dính lại với nhau ở phía đỉnh và phía gốc. Theo Hoàng Ngọc
Thuận (2003) [11].
- Hạt lan: Hạt lan rất nhiều, hạt liti. Hạt chỉ cấu tạo bỡi một lớp chưa
phân hoá, trên một mạng lưới nhỏ, xốp, chứa đầy không khí. Hạt trưởng thành
sau 2 - 18 tháng . Theo Việt Chương, Nguyễn Việt Thái (2002) [4].


×