SỞ GD&ĐT
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019
THPT CHUYÊN HƯNG YÊN
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh: .......................................................................
Số báo danh: ............................................................................
Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt
- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.
- Kiến thức đời sống.
Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học).
I.PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Những người dễ thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực cũng chính là những người biết chấp nhận cuộc
sống của bản thân. Mỗi người chúng ta đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng, bởi vậy khi so sánh bản
thân với người khác, chúng ta không chỉ thấy “khoảng cách” giữa mọi người mà còn thấy được “sự khác
biệt” trong mỗi người.
Tự bản thân nghĩ như thế nào về mình được gọi là “tự đánh giá bản thân”. Khi một người đánh giá
thấp bản thân, anh ta sẽ tự giày vò bản thân bởi cảm giác tự ti, chán ghét chính mình và chỉ nhìn mọi
chuyện theo hướng tiêu cực. Cũng có nhiều trường hợp so sánh điểm mạnh của người khác với điểm yếu
của bản thân, sau đó tự giam mình trong cảm giác tự ti, mặc cảm.
Ngược lại, nếu một người biết đánh giá bản thân phù hợp, dù gặp thất bại thì người đó vẫn tiếp tục hi
vọng vào lần sau, tiếp thu lần thất bại này và học hỏi kinh nghiệm trong đó.
Tôi có một người quen. Anh là một người rất giỏi, học đại học Tokyo. Thời đại học, anh đi làm người
mẫu. Nhìn bề ngoài, anh hoàn hảo đến mức mọi người phải ghen tị, nhưng thực ra anh ấy lại tự đánh giá
thấp bản thân. Ngay từ nhỏ, anh ấy thường bị bố mẹ so sánh với người khác: “Con vẫn đang thua bạn đấy,
cố gắng lên”. Anh ấy luôn nghĩ, dù ở đâu, lĩnh vực gì, bản thân cũng chỉ là kẻ nửa vời mà thôi: “Dù vào
được đại học Tokyo thì vẫn có nhiều người giỏi hơn, trong giới người mẫu vẫn có rất nhiều người hơn
mình”. […]
Trong khi đó, anh Hirotada Ototake, tác giả của cuốn sách Không ai hoàn hảo, dù sinh ra với cơ thể
không lành lặn, khuyết thiếu cả hai chân hai tay, nhưng anh vẫn hoạt động rất tích cực với vai trò nhà báo
thể thao. Anh đã kết hôn và sống rất hạnh phúc. […]
Chính vì vậy, việc tự đánh giá bản thân ở mức thích hợp là điều rất quan trọng”.
(Trích “Mình là cá, việc của mình là bơi”, Takeshi, Purukawa, NXB Thế giới)
Trang 1
1.Nhận biết
Theo tác giả, việc tự đánh giá thấp bản thân sẽ gây ra hậu quả gì? (0,5 điểm)
2.Thông hiểu
Anh/chị hiểu thế nào về câu nói “khi so sánh bản thân với người khác, chúng ta không chỉ thấy “khoảng
cách” giữa mọi người mà còn thấy được “sự khác biệt” trong mỗi người”? (1,0 điểm)
3.Thông hiểu
Theo anh/chị thế nào là “biết đánh giá bản thân phù hợp”? (0,5 điểm)
4.Thông hiểu
Anh/chị có cho rằng việc chấp nhận những khuyết điểm của bản thân, coi nó là đặc trưng cho con người
mình sẽ khiến chúng trở nên tự mãn hay không? Vì sao? (1,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Vận dụng cao
Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ của mình về ý kiến: “việc tự đánh giá bản thân ở mức thích hợp là điều rất quan trọng”.
Câu 2 (5,0 điểm) Vận dụng cao
Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã 2 lần miêu tả sự trỗi dậy của sức sống tiềm
tàng trong nhân vật Mị. Trong đêm tình mùa xuân: “Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi
chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách.” và trong
đêm đông: “Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ… Rồi Mị cũng vụt chạy ra.
Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc”.
Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm
nổi bật sự khác biệt cơ bản trong hai lần sức sống tiềm tàng trỗi dậy ấy.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu
Đọc hiểu
Nội dung
1:
Phương pháp: căn cứ nội dung văn bản được trích
Cách giải:
Hậu quả việc tự đánh giá thấp bản thân: bị giày vò bởi cảm giác tự ti, chán ghét chính mình
và chỉ nhìn mọi chuyện theo hướng tiêu cực.
2.
Phương pháp: Phân tích, lí giải
Cách giải:
Có thể hiểu:
- Khi so sánh bản thân với người khác chúng ta thấy “khoảng cách” giữa mình và mọi người,
có thể cao hơn, hoặc thấp hơn, khoảng cách nghiêng về việc ám chỉ thành tựu đạt được trong
cuộc sống.
Trang 2
- Không chỉ vậy, ta còn thấy sự khác biệt giữa mình với mọi người về những ưu thế, nhược
điểm của riêng mỗi người, sự khác biệt nghiêng về việc ám chỉ tài năng của từng cá nhân.
=> So sánh bản thân với người khác là cách thức giúp ta nhận thấy rõ bản thân, để từ đó có
những phương hướng phấn đấu.
3.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Đánh giá bản thân phù hợp là khi nhìn nhận đúng bản thân về những ưu điểm và nhược điểm
của chính. Đánh giá chính xác, khách quan, để từ những đánh giá đó có những phương
hướng phù hợp để phát huy lợi thế, giảm thiểu hoặc loại bỏ khuyết điểm.
4.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- Khi chấp nhận khuyết điểm của bản thân, coi đó là đặc trưng cho con người mình sẽ khiến
chúng trở nên tự mãn.
- Vì: khuyết điểm của bản thân khi coi nó là đặc trưng khiến chúng ta không có ý thức đó là
điểm yếu cần phải thay đổi, mà coi đó là một điểm khu biệt, điểm nhấn, từ đó thói thỏa mãn
sẽ hình thành.
Làm văn
1
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Về kĩ năng:
- Biết cách làm bài nghị luận xã hội (về một tư tưởng đạo lý)
- Bài viết có bố cục chặt chẽ; lập ý sáng tạo; vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận giải
thích, phân tích, chứng minh, bình luận; hành văn mạch lạc, trôi chảy, có cảm xúc; không
mắc lỗi dùng từ, chính tả.
Về kiến thức: Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm nổi bật các ý sau:
1. Giới thiệu vấn đề: Việc tự đánh giá bản thân ở mức thích hợp là điều rất quan trọng
2. Giải thích
- Tự đánh giá bản thân: là khả năng nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
Nhận thức rõ mình muốn gì, cần gì và phương hướng hành động để thực hiện những mục
tiêu đó.
=> Việc đánh giá đúng bản thân là điều vô cùng quan trọng
3. Bàn luận
- Đánh giá bản thân ở mức thích hợp sẽ giúp chúng ta biết phát huy những lợi thế, hạn chế
hoặc loại bỏ những khuyết điểm để từ đó vươn đến thành công.
- Đánh giá đúng bản thân cũng khiến cho chúng ta có niềm tin, hi vọng vào cuộc sống. Gặp
thất bại cũng không nản lòng, bỏ cuộc mà tiếp tục phấn đấu tiến về phía trước.
- Đánh giá đúng bản thân cũng khiến cho cuộc sống của bạn trở nên tốt đẹp hơn, ý nghĩa
hơn, hài lòng với những gì mình có và không ngừng phấn đấu.
- Đánh giá đúng bản thân không có nghĩa là tự mãn, thỏa mãn với những gì mình có, đề cao
Trang 3
những khuyết điểm. Làm như vậy chỉ khiến ta nhanh chóng đi đến thất bại.
=> Đánh giá đúng bản thân, đánh giá một cách thích hợp là điều vô cùng quan trọng trong
cuộc sống mỗi con người.
- Liên hệ bản thân
2
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học: có đủ các phẩn, trong đó phẩn Mở bài nêu
được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b.Xác định đúng vấn đề nghị luận:
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả, tác phẩm cũng
như cách hiểu về vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi tráng, thí sinh có thể triển khai theo nhiều
cách nhưng phải bám
sát vấn đề nghị luận và cần làm rõ một số ý cơ bản sau.
• Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Tô Hoài là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một nhà văn lớn, có số
lượng đạt kỉ lục trong văn học hiện đại Việt Nam. Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự
thật của đời thường. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục tập quán của
nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối
trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có – nhiều khi rất bình
dân và thông tục, nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động
người đọc.
- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập Truyện Tây Bắc, được tặng giải Nhất –
Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955, sau hơn nửa thế kỉ, đến nay vẫn giữ gần
như nguyên vẹn giá trị và sức thu hút đối với nhiều thế hệ người đọc.
• Giới thiệu nhân vật Mị
Nhà văn Tô Hoài đã dồn tất cả yêu thương để khắc họa nên hình ảnh một cô gái Mông có vẻ
đẹp toàn diện giữa vùng núi cao Hồng Ngài
- Xinh đẹp: “Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”
- Tài năng: Mị còn “thổi sáo giỏi” và “thổi lá cũng hay như thổi sáo”, hay đến mức “có bao
nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”
- Chăm chỉ, hiếu thảo và có khát vọng tự do: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con
phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”
-> hội tụ những vẻ đẹp ấy, tuổi trăng tròn của Mị tràn trề cơ hội được hưởng tình yêu và
hạnh phúc.
• Cảm nhận về đoạn trích đầu tiên
* Vị trí đoạn trích và tóm tắt diễn biến dẫn đến đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần giữa
của câu chuyện, được bắt đầu từ khung cảnh ngày xuân với những màu sắc rực rỡ và âm
thanh rộn rã náo nhiệt, từ tiếng sáo gọi bạn tình réo rắt, từ hũ rượu mà Mị cứ uống ực từng
bát trong bữa cơm ngày Tết cúng ma. Những tác nhân đó đã dìu hồn Mị bềnh bồng sống lại
những đêm Tết ngày trước. Mị quên đi thực tại, sống về quá khứ tươi đẹp rồi lại trở lại thực
Trang 4
tại bi kịch. Khát khao được sống một cuộc đời tự do trỗi dậy trong Mị.
* Phân tích đoạn trích: Đoạn trích đã cho thấy sức sống tiềm tàng, khát vọng sống chân
chính của Mị:
+ Mị “Mị muốn đi chơi”, tình trạng sống mà như chết đã được cởi bỏ
+ Lần đầu tiên sau sau những tháng ngày mất ý niệm về thời gian, không gian và bản thân,
Mị bừng tỉnh để ý thức về bản thân và quyền sống, trỗi dậy khát vọng hạnh phúc, sửa soạn
cho chính mình “Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”
- Tiếng sáo chính là nguyên nhân cơ bản làm trỗi dậy sức sống tiềm tàng trong Mị “Trong
đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo”
-> Liên hệ tác phẩm:
+ Trong hơi rượu, trong tiếng sáo tha thiết, sức ám ảnh của tuổi xuân cứ lớn dần. Với những
hành động như người mộng du, Mị đang vượt thoát khỏi hoàn cảnh để tìm lại chính mình:
. Mị thấy phơi phới trở lại trong lòng… Mị còn trẻ. Mị muốn đi chơi
. Mị lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Mị thắp sáng căn buồng như
thắp sáng khát vọng của đời mình
+ Mị không quan tâm đến sự hiện hữu của A Sử. Lúc này, A Sử vừa về, lại đang sửa soạn đi
chơi, muốn rình bắt mấy người con gái nữa về làm vợ, nó lấy làm lạ trước những hành động
của Mị, cất tiếng hỏi nhưng Mị cũng không buồn đáp lời…
-> Và hành động vượt thoát hoàn cảnh của Mị đã bị A Sử chặn đứng. Tuy nhiên, hành động
dã man của A Sử chỉ có thể trói buộc được thân xác Mị, ngăn cản được hành động đi chơi
của Mị chứ không thể dập tắt sức sống mãnh liệt đang trào dâng trong Mị. Trong hơi rượu
nồng nàn, Mị quên đi những đau đớn thể xác để thả hồn theo tiếng sáo gọi bạn tình, đến với
những cuộc chơi…
Giá trị nhân đạo:
Tuy rằng lần vùng vẫy thứ nhất không đủ sức để thay đổi số phận của Mị nhưng nó có ý
nghĩa thật sâu sắc, cho biết rằng sức sống của Mị vẫn còn và có thể hồi sinh. Khát vọng
sống, khát vọng hạnh phúc vẫn tiềm ẩn trong sâu thẳm tâm hồn nhân vật, như ngọn lửa âm ỉ
cháy dưới lớp tro tàn nguội lạnh, chỉ cần một trận gió là nó có thể bùng cháy mãnh liệt.
• Cảm nhận về đoạn trích thứ hai
* Vị trí đoạn trích và tóm tắt diễn biến dẫn đến đoạn trích: đoạn trích nằm ở phần cuối
truyện, được bắt đầu từ lúc Mị chứng kiến A Phủ bị trói đứng giữa đêm đông giá rét. Mị đêm
nào cũng dậy thổi lửa hơ tay, hơ lưng và chứng kiến A Phủ đã bị trói mấy đêm liền. Chứng
kiến những giọt nước mắt của A Phủ, Mị chợt nhớ lại khi mình bị A Sử trói. Sự đồng cảm và
thương cảm kia đã thôi thúc Mị đi đến hành động cắt dây cởi trói cho A Phủ.
* Phân tích đoạn trích: Đoạn trích thể hiện sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm mùa
đông.
- Hành động “Rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây” thể hiện đỉnh cao của sự thức dậy
sức sống tiềm tàng
- Nguyên nhân:
+ Giọt nước mắt A Phủ “giọt nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”.
+ Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ, nhớ về kí ức đau khổ -> thương mình -> thương người.
Trang 5
+ Mị từ cõi vô thức dần sống lại ý thức, nhận ra dấu hiệu về cái chết -> càng thương hơn ->
thương người lấn át cả thương thân -> Hành động cắt dây cởi trói.
- Hành động : “Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A
Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc”
+ Thể hiện sự hốt hoảng, sợ hãi của Mị
+ Thể hiện sự tự vệ chính đáng của Mị
+ Thể hiện khát khao muốn được sống một cuộc đời khác
Giá trị nhân đạo:
Lần thức dậy thứ hai của sức sống tiềm tàng này đã giải thoát cho Mị và A Phủ khỏi cuộc
đời cùng cực, khổ đau. Mị đã không chỉ cứu sống được cuộc đời của mình mà còn cứu sống
được cuộc đời của người khác. Qua đó ta thấy tác giả muốn ca ngợi sức sống mãnh liệt của
người dân lao động miền núi.
=> Qua hai lần nổi dậy của Mị ta có thể thấy: Nếu như trong lần thứ nhất, hành động nổi
loạn mới dừng lại ở suy nghĩ và bị chặn đứng bởi cường quyền thì trong lần nổi loạn thứ hai
Mị đã bứt phá. Mị không chỉ dừng lại ở suy nghĩ mà đã biến thành hành động. Hành động
đầu tiên là cứu người, biểu tượng cho giá chị nhân đạo, nhân văn cao cả. Hành động thứ hai
là cứu mình, dù hành động này tuy là bộc phát nhưng cũng đã chứng tỏ sức sống tiềm tàng
của Mị: Mị phá bỏ thần quyền, cường quyền để đến với cuộc đời tự do.
• Tổng kết
Trang 6