Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

110 công phá đề 2019 ngữ văn đề 14 file word có lời giải chi tiết image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.43 KB, 7 trang )

ĐỀ SỐ

BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GĐ&ĐT

14

Môn: NGỮ VĂN

Đề thi gồm 02 trang

Thời gian làm bài: 120 phút.

******
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
ĐẠI BÀNG VÀ GÀ
Ngày xưa, có một ngọn núi lớn, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng. Trong tổ có bốn quả trứng lớn.
Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại bàng lăn xuống và rơi vào một
trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp quả trứng lớn ấy.
Một ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng buồn thay chú chim nhỏ được nuôi
lớn như một con gà. Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà không hơn không kém.
Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó cao xa
hơn. Cho đến một ngày, trong khi đang chơi đùa trong sân, đại bàng nhìn lên trời và thấy những chú
chim đại bàng đang sải cánh bay cao giữa bầu trời.
"Ồ - đại bàng kêu lên - Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó".
Bầy gà cười ầm lên: "Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà không
biết bay cao".
Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. Mỗi lần đại
bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó là điều không thể xảy ra. Đó là điều đại bàng cuối cùng
đã tin là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà. Cuối cùng, sau một thời
gian dài sống làm gà, đại bàng chết.


(Theo Quà tặng cuộc sống)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2: Vì sao đại bàng con trong câu chuyện trên không dám bay cao?
Câu 3: Theo anh (chị) nhan đề văn bản (Đại bàng và gà) có ý nghĩa gì?
Câu 4: Thông điệp mà anh (chị) rút ra qua văn bản là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ việc đọc - hiểu văn bản trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ của mình về những việc cần làm để biến khát vọng thành hiện thực.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cổ nhân từng nói: “Thi trung hữu họa”, “Thi trung hữu nhạc”
Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu để làm
sáng tỏ:
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Trang 1


Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo Dục, 2009, tr. 111)
-------------------- HẾT -------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu! Phụ huynh, thầy cô và đồng đội vui lòng không giải thích gì thêm.
Lovebook xin cảm ơn!
CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT!


Trang 2


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm):
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự/ phương thức tự sự
Câu 2 (1,0 điểm):
Đại bàng không dám bay cao vì:
1. Thái độ chế giễu của đàn gà con trước ước mơ của nó khiến đại bàng e sợ, dần dần quen với ý
nghĩ mình cũng chỉ là một con gà
2. Đại bàng chưa vượt qua được chính mình, có mơ ước nhưng chưa đủ can đảm để thực hiện ước
mơ.
Câu 3 (0,75 điểm):
Ý nghĩa nhan đề “Đại bàng và gà”:
- Đại bàng là loài vật biểu trưng cho sức mạnh. Chúng thuộc về trời xanh, về những điều lớn lao, kỳ
vĩ  biểu tượng cho những con người có khát vọng, có lí tưởng sống lớn lao, phi thường.
- Gà: loài vật nhỏ bé, sống và kiếm mồi dưới mặt đất, không biết bay cao biểu  tượng cho những
con người tầm thường, sống không có chí khí, lí tưởng.
 Nhan đề thực chất có ý nghĩa là sự đối lập giữa hai kiểu người, hai cá tính, hai cuộc đời.
Câu 4 (0,75 điểm):
Thí sinh có thể rút ra nhiều thông điệp hoặc cỏ cách diễn đạt khác
Gợi ý: + Ước mơ là chưa đủ, con người cần phải dũng cảm thực hiện ước mơ
+ Tâm lí đám đông, môi trường sống không thuận lợi cản trở con người sống đúng với năng lực,
khát vọng bản thân...
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
STUDY TIP
Viết đoạn văn:

- Giải thích khái quát: Khát vọng là gì?
- Muốn đạt được khát vọng cần phải làm gì?
- Phê phán những người không có khát vọng
1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc
song hành.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận(0,25 điểm):
Những việc cần làm để biến khát vọng thành hiện thực.
3. Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm):
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận nhưng cần nêu
được những việc mỗi người cần làm để thực hiện khát vọng của bản thân. Có thể theo hướng sau:
- Khát vọng là mong muốn làm nên những điều lớn lao, tốt đẹp cho bản thân, cho cuộc sống với một
sự thôi thúc mạnh mẽ. Hướng tới khát vọng là hướng tới những điều tốt đẹp cho bản thân và cho cộng
đồng.
- Từ khát vọng đến thực tế là một hành trình dài, để đạt được điều đó, mỗi người cần:
Trang 3


+ Đặt ra những mục tiêu phù hợp với điều kiện của bản thân, bởi khát vọng khác với ảo tưởng và
tham vọng
+ Kiên trì và kiên định thực hiện những mục tiêu, khát vọng của mình dù gặp phải khó khăn, thử
thách thậm chí những thất bại tạm thời
+ Có những khát vọng lớn lao mà một cá nhân không thể thực hiện được, khi ấy cần biết huy động sự
chung tay giúp sức của những người xung quanh, của cả cộng đồng.
- Phê phán những người thiếu ý chí, nghị lực, dễ dao động, dễ bỏ cuộc giữa chừng, không thực hiện
được ước mơ, khát vọng.
4. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
5. Sáng tạo (0,25 điểm):
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Câu 2 (5,0 điểm)
STUDY TIP
Khi làm bài cần bám sát và làm nổi bật được 2 yêu cầu: chất họa, chất nhạc ở đoạn thơ này biểu hiện như
thế nào?
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm):
Có đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được
vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
Chất nhạc, chất họa trong đoạn thơ bài “Việt bắc” của Tố Hữu
3. Triển khai vấn đề nghị luận:
Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
a. Giới thiệu khái quát về vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Văn học, hội họa, âm nhạc, nhiếp ảnh là những bộ môn nghệ thuật có sự gắn bó chặt chẽ. Qua mỗi
tác phẩm, chúng ta có thể tìm thấy được những cảm xúc tạo nên giá trị thẩm mỹ tích cực. Nhiều văn nghệ
sỹ quen thuộc với nhận xét: Trong thơ có họa, trong họa có thơ, thơ là nhạc của tâm hồn... Trong nhiều
tác phẩm, độc giả dễ dàng tìm thấy được mối giao cảm nghệ thuật đó.
- Ở bài thơ “Việt Bắc” Tố Hữu đã biết phối thanh, phối sắc để tạo nên những bức tranh đẹp về thiên
nhiên, con người Việt Bắc. Một trong những đoạn tiêu biểu nhất là:
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trang rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đo vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”

Trang 4



b. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
STUDY TIP
Đối với dạng bài nghị luận về một ý kiến, một nhận định thì phân đầu tiên của thân bài các em cần giải
thích nhận định đó. Ở đề này, cần giải thích: Thế nào là Thi trung hữu họa? Thi trung hữu nhạc?
- Thi: thơ, một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những xúc
cảm mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu. (Từ điển thuật ngữ văn học,
Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, NXB Giáo dục, 2007, tr.309).
- Thi trung hữu họa: Trong thơ có hoạ (có tranh, có cảnh).
- Thi trung hữu nhạc: Trong thơ có nhạc.
 Ý kiến trên của người xưa nói đến đặc trưng của thơ trữ tình là giàu hình ảnh và nhạc điệu.
+ Chất liệu của thơ ca nói riêng, văn học nói chung là ngôn từ (Hội họa dùng đường nét, màu sắc;
nhạc dùng giai điệu, âm thanh). Ngôn từ có đặc điểm riêng: giàu sức gợi mở, liên tưởng, khơi dậy những
cảm nhận cụ thể về màu sắc, hình khối, âm thanh...
+ Trong thơ có họa vì: Thơ ca phản ánh cuộc sống qua hệ thống ngôn từ giàu hình ảnh. Trong thơ ta
bắt gặp nhiều hình ảnh, biểu tượng, hình tượng. Hình ảnh trong thơ là biểu hiện của những rung cảm nội
tâm, mang màu sắc của cảm xúc mãnh liệt và trí tưởng tượng phong phú.
+ Trong thơ có nhạc vì: Thơ ca là sự biểu hiện trực tiếp cảm xúc. Cảm xúc biểu lộ mạnh mẽ ở thanh
điệu, nhịp điệu của lời nói (ngôn từ). Âm thanh và nhịp điệu làm tăng hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những
điều từ ngữ không thể nói hết. Nhạc điệu trong thơ thể hiện nhịp vận động của đời sống, của nhịp đập trái
tim, bước đi của tình cảm con người,
c. Chứng minh ý kiến qua đoạn thơ trong “Việt Bắc” của Tố Hữu
CHÚ Ý
Để làm sáng tỏ chất họa trong đoạn thơ cần chú ý khai thác bức tranh thiên nhiên và con người trong
bốn mùa: được tạo nên từ cách miêu tả đường nét, màu sắc, hình ảnh nào?
- Thi trung hữu họa (1,0 điểm)
Đoạn thơ trong “Việt Bắc” giàu chất họa. Đó là một bức tranh tứ bình tuyệt đẹp về thiên nhiên và con
người Việt Bắc trong bốn mùa.
+ Bức tranh mùa đông: Có sự hài hòa giữa màu xanh bạt ngàn của rừng già và màu đỏ tươi đậm của

bông hoa chuối rừng  Thiên nhiên không lạnh lẽo mà căng tràn sức sống, ấm áp, tươi tắn. Hình ảnh
người lao động khỏe khoắn, bình dị với công việc đi nương quen thuộc.
+ Bức tranh mùa xuân: Thiên nhiên thơ mộng với bạt ngàn sắc trắng của hoa mơ như một tấm áo
choàng trắng tinh khiết khoác lên mình cả núi rừng. Con người thì khéo léo, cần mẫn với động tác đan
nón uyển chuyển nhịp nhàng như một nghệ sĩ.
+ Bức tranh mùa hè: Nổi bật với sắc vàng rực rỡ của rừng phách. Con người cần cù, chăm chỉ, chịu
thương chịu khó với dáng điệu “hái măng một mình” của các cô gái Việt Bắc.
+ Bức tranh mùa thu: Huyền ảo lung linh với ánh trăng hòa bình. Con người ân nghĩa, thủy chung.

Trang 5


- Thi trung hữu nhạc (1,0 điểm):
CHÚ Ý
Để làm sáng tỏ chất nhạc trong đoạn thơ cần chú ý khai thác những yếu tố tạo nên tính nhạc như thể thơ
Không chỉ có màu sắc, bức tranh tứ bình về bốn mùa Việt Bắc còn được dệt nên bằng âm điệu:
+ Thể thơ lục bát: Nhịp nhàng, tha thiết, ngọt ngào, sâu lắng như ru vỗ con người vào nhịp nhớ đều
đặn của những kỉ niệm.
+ Sử dụng cặp đại từ mình - ta kết hợp với nghệ thuật đối tạo ra sự cân xứng về cấu trúc và sự nhịp
nhàng của ngôn từ  Tất cả tạo nên nhạc điệu đầy quyến luyến, trầm bổng, ngân nga.
+ Biện pháp điệp: điệp từ “nhớ” được nhắc lại 5 lần tạo nên nhịp ru cho bài thơ, nhấn mạnh, khắc sâu
nỗi nhớ trong lòng người đi.
 Đoạn thơ có giọng điệu tâm tình, đằm thắm, là tiếng nói của tình thương mến ngọt ngào... Thơ Tố Hữu
phong phú nhạc điệu, một thứ nhạc giàu có tự bên trong của tâm hồn hoà với nhạc điệu lôi cuốn của đời
sống.
d. Đánh giá (0,5 điểm)
- Khẳng định câu nói của cổ nhân là hoàn toàn đúng với thơ ca và được minh chứng rõ qua đoạn thơ
trong “Việt Bắc” của Tố Hữu.
- Đoạn thơ giàu chất nhạc, chất họa, thể hiện tài năng của nhà thơ trong việc sử dụng ngôn từ nghệ
thuật.

4. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm)
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
5. Sáng tạo (0,5 điểm)
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận

Trang 6


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phần II - Câu 1:
- Đoạn văn tham khảo:
Ai sống trong đời cũng có những ước mơ, những khát vọng. Khát vọng là mong muốn làm nên những
điều lớn lao, tốt đẹp cho bản thân, cho cuộc sống với một sự thôi thúc mạnh mẽ. Hướng tới khát vọng là
hướng tới những điều tốt đẹp cho bản thân và cho cộng đồng. Tuy nhiên, từ khát vọng đến thực tế là một
hành trình dài, để đạt được điều đó, mỗi người cần đặt ra những mục tiêu phù hợp với điều kiện của bản
thân, bởi khát vọng khác với ảo tưởng và tham vọng. Nếu bạn quá tham vọng, đặt ra mục tiêu quá cao
siêu bạn sẽ chẳng bao giờ chạm tay vào được ước mơ, khát vọng của mình. Chúng ta cũng phải kiên trì và
kiên định thực hiện những mục tiêu, khát vọng của mình dù gặp phải khó khăn, thử thách thậm chí những
thất bại tạm thời. Bên cạnh đó, có những khát vọng lớn lao mà một cá nhân không thể thực hiện được, khi
ấy cần biết huy động sự chung tay giúp sức của những người xung quanh, của cả cộng đồng. Những
người thiếu ý chí, nghị lực, dễ dao động, dễ bỏ cuộc giữa chừng hoặc chỉ biết ao ước suông mà không có
những hành động thiết thực thì mãi mãi không biến ước mơ, khát vọng thành hiện thực.

Trang 7



×